Năm 2010 có tất cả 397 trẻ bị tai nạn nhập
Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Trong
đó, ngộ độc, tai nạn giao thông, té ngã là 3
nguyên nhân tai nạn nhiều nhất. Các trẻ bị tai
nạn nhập viện thường ở lứa tuổi 1-5 tuổi, trẻ
nam nhiều hơn trẻ nữ. Trẻ có thể bị tai nạn ngay
tại nhà do sự tinh nghịch của trẻ hoặc do người
lớn bất cẩn trong việc cất giữ các loại thuốc, hóa
chất hoặc các đồ vật nguy hiểm trong tầm tay
của trẻ. Các tai nạn xảy ra cho trẻ có thể để lại
những hậu quả nặng nề như tử vong hay tàn tật.
Chính vì vậy, cần phải giáo dục các bậc phụ
huynh, các cô bảo mẫu về các nguy cơ tai nạn
trẻ em và cách phòng tránh các nguy cơ đó.
Ngoài ra, việc tập huấn về cách sơ cứu trẻ bị tai
nạn tại hiện trường cũng góp phần giảm thiểu
những hậu quả nặng nề mà tai nạn để lại.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tai nạn trẻ em nhập khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 8
ĐẶC ĐIỂM TAI NẠN TRẺ EM NHẬP KHOA CẤP CỨU
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2010
Phạm Lê Duy*, Đoàn Thị Ngọc Diệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị của các trẻ em bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong thời gian từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010 có tất cả 397 trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Tai nạn thường gặp nhất là ngộ độc (131; 32,9%), sau đó là tai nạn giao thông
(117; 29,5%), té ngã (74; 18,6%), động vật cắn (46; 11,6%), ngạt nước (15; 3,8%), bỏng (3; 0,8%), tai nạn khác
(11;2,8%). Đa số các trẻ bị tai nạn nhập viện cư ngụ tại TP.Hồ Chí Minh (73%). Trẻ dưới 5 tuổi (239; 60,2%)
chiếm đa số và tỉ lệ nam:nữ là 1,4:1. Các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị khác nhau ở từng loại
tai nạn.
Kết luận: Tai nạn trẻ em có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của trẻ. Tai nạn trẻ em có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và bất kỳ nơi nào trẻ lui tới. Để phòng tránh tai nạn cho
trẻ, cần phải giáo dục người dân biết cách đề phòng các nguy cơ gây tai nạn và cách sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn
để hạn chế hậu quả nặng nề.
Từ khóa: Tai nạn trẻ em, ngộ độc, tai nạn giao thông, té ngã, động vật cắn, ngạt nước, bỏng.
ABSTRACT
FEATURES OF CHILDREN ACCIDEN AT EMERGENCY
DEPARTMENT OF HOSPITAL 2 IN 2010
Pham Le Duy, Doan Thi Ngoc Diep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 8 - 17
Objectives: To describe the epidemic, clinical features and the treatment results of children accident at
Emergency Department of Hospital 2 in 2010.
Method: Case series report.
Results: There were 397 cases of children accident hospitalized in Emergency Department of the Children’s
Hospital No2 from 1st January to 31st December in 2010. The most common cause is poisoning (131; 32.9%),
follows by traffic accident (117; 29.5%), fall (74; 18.6%), animal bite (46; 11.6%), drowning (15; 3.8%), burn (3;
0.8%), others (11; 2.8%). Most of cases came from Ho Chi Minh city (73%). Children under 5 years old (239;
60.2%) were over-represented among the cases and gender ratio boy:girl is 1.4:1. The epidemic, clinical features
and treatment results is various among those kinds of accident.
Conclusion: Children accident can cause severe injuries affecting badly to health and even death. Accident
can occur in any year of old and any place where children frequent. To prevent accident, people need to be
educated the methods to reduce accidental risk and the first aid steps to limit worse consequences.
Key words: Children accident, poisoning, traffic accident, fall, animal bite, drowning, burn.
* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS Phạm Lê Duy ĐT: 01226915595 Email: drduypham@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn trẻ em từ lâu đã trở thành một vấn
đề y tế công cộng nghiêm trọng của cả thế giới.
Ước tính mỗi năm trên thế giới có 830.000 trẻ tử
vong do tai nạn không chủ ý, nghĩa là có
khoảng 2.000 trẻ tử vong trong một ngày(10).
Quan trọng hơn, 89% các trường hợp tai nạn trẻ
em xảy ra ở những nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam(1). Theo một nghiên cứu của
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) năm
2004 tại 6 nước Châu Á, thấy rằng, tai nạn là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em 1
tuổi trở lên. Ở các nước phát triển, tỉ lệ tử vong
do tai nạn ở trẻ em là 135/100.000 trẻ, còn ở các
nước đang phát triển, tỉ lệ này là 1000/100.000
trẻ(4). Tại Việt Nam, tai nạn cũng là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Tai nạn trẻ em
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý và có thể
gây tử vong cho trẻ. Tuy nhiên, tại nạn có thể
phòng tránh được. Để phòng tránh tai nạn cho
trẻ, chúng ta cần phải biết các đặc điểm của từng
loại tai nạn để đưa ra các biện pháp phòng tránh
thích hợp.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại
Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 với mục
tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết
quả điều trị các trẻ em bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 từ ngày 01/01/2010
đến ngày 31/12/2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ các loại tai nạn trẻ em nhập
Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 trong
năm 2010.
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, kết quả điều trị của từng loại tai nạn trẻ
em nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng
2 trong năm 2010.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Trẻ em bị tai nạn điều trị tại Khoa Cấp Cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Dân số chọn mẫu
Trẻ em bị tai nạn điều trị tại Khoa Cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ ngày 01/01/2010 đến
ngày 31/12/2010.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Phương pháp chọn mẫu
Lấy trọn không xác suất.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp trẻ em bị tai nạn không
chủ ý điều trị tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện
Nhi Đồng 2.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp tai nạn trẻ em mà hồ sơ có
<80% tổng các biến số cần thu thập.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 17.0 và Excell.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Tỉ lệ các loại tai nạn
Bảng 1. Các loại tai nạn trẻ em nhập Khoa Cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 (n=397)
Loại tai nạn Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Ngộ độc 131 32,9
Tai nạn giao thông 117 29,5
Té ngã 74 18,6
Động vật cắn 46 11,6
Ngạt nước 15 3,8
Bỏng 3 0,8
Tai nạn khác 11 2,8
Tổng cộng 397 100
Các nguyên nhân gây tai nạn nhập viện
nhiều nhất là ngộ độc (131; 32,9%) , tai nạn giao
thông (117; 29,5%) và té ngã (74; 18,6%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 10
Nơi cư ngụ
Trong 397 trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp Cứu
Bệnh Viện Nhi Đồng 2, có 290 trẻ (73%) cư ngụ
ở TP.Hồ Chí Minh. Trong đó có 259 trẻ (65,2%) ở
các quận nội thành và 31 trẻ (7,8%) ở các huyện
ngoại thành.
Có 107 trẻ (27%) chuyển đến từ các tỉnh.
Trong đó có 92 trẻ ở các tỉnh Miền Đông Nam
Bộ (23,2%), 12 trẻ ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ
(3,0%) và 3 trẻ ở các tỉnh khác.
Tuổi
Trong số 397 trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
Có 239 trẻ (60,2%) dưới 5 tuổi. Trong đó có
218 trẻ (55%) nằm trong độ tuổi từ 1- 5 tuổi và 21
trẻ dưới 1 tuổi (5,2%).
Có 158 trẻ (39,8%) trong độ tuổi từ 5-15 tuổi.
Giới tính
Trong tổng số 397 trẻ bị tai nạn nhập viện,
có 233 trẻ nam (58,7%) và 164 trẻ nữ (41,3%). Tỉ
số nam:nữ = 1,4:1.
Đặc điểm các loại tai nạn
Ngộ độc
Giới tính
Trong số 131 trẻ bị ngộ độc nhập viện, có 71
trẻ nam (54,2%) và 60 trẻ nữ (45,8%), tỉ số
nam:nữ = 1,2:1.
Sự phân bố giới tính không có sự khác biệt
(2, p > 0,05).
Tuổi
Trong 131 trẻ bị ngộ độc nhập viện, có 3 trẻ
dưới 1 tuổi (2,3%), 109 trẻ từ 1 đến 5 tuổi (83,2%)
và 19 trẻ từ 5-15 tuổi (14,5%). Các trường hợp trẻ
dưới 1 tuổi bị ngộ độc đều do người thân cho
uống thuốc quá liều hay uống nhầm thuốc.
Tác nhân gây ngộ độc
Bảng 2. Các tác nhân gây ngộ độc ở trẻ nhập Khoa
Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Tác nhân Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Thuốc 51 38,9
Hóa chất bay hơi 39 29,8
Tác nhân Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Hóa chất tẩy rửa 18 13,7
Chất chống ẩm 7 5,4
Thủy ngân nhiệt kế 6 4,6
Khác (long não, mực, keo
dán giấy)
6 4,6
Thuốc diệt động vật 4 3,0
Tổng cộng 131 100
Tất cả các trường hợp ngộ độc đều xảy ra
qua đường tiêu hóa.
Tình huống ngộ độc
Trong 131 trẻ ngộ độc nhập viện, có: 109
(83,2%) trẻ tự uống, trong đó có 103 (78,6%) trẻ
nghịch thuốc hóa chất đặt trong tầm tay và 6
(4,6%) trẻ uống nhầm hóa chất đặt trong chai
nước uống; 22 (16,8%) trẻ ngộ độc do người nhà
cho uống nhầm thuốc hay hóa chất.
Thương tổn và biến chứng
Trong 131 trẻ ngộ độc nhập viện có 15 trẻ
(11,5%) viêm phổi hít do hóa chất bay hơi và 1
trẻ (0,8%) loét họng.do uống nhầm Javel.
Kết quả điều trị
Tất cả các trẻ bị ngộ độc nhập viện đều được
điều trị bình phục.
Tai nạn giao thông
Trong năm 2010 có 117 trẻ bị tai nạn giao
thông (TNGT) nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện
Nhi Đồng 2.
Giới tính
Trong tổng số 117 trẻ nhập viện vì tai nạn
giao thông, có 61 trẻ nam (52,1%) và 56 trẻ nữ
(47,9%). Tỉ số nam: nữ = 1:1.
Tuổi
Có 112 trẻ (95,7%) từ 2 - 14 tuổi và số ca tai
nạn giao thông rải đều giữa các tuổi.
Có 4 trẻ (3,4%) dưới 2 tuổi và 1 (0,9%) trẻ 15
tuổi.
Tình huống xảy ra tai nạn giao thông
Bảng 3. Các tình huống TNGT ở trẻ em nhập Khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Tình huống tai nạn giao thông Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Được chở bằng xe hai bánh 46 39,3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 11
Tình huống tai nạn giao thông Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Đi bộ 45 38,5
Tự điều khiển xe đạp 19 16,2
Tự điều khiển xe máy 7 6,0
Tổng cộng 117 100
Các tổn thương và biến chứng trong TNGT
Bảng 4. Các tổn thương và biến chứng do TNGT ở
trẻ em nhập Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2
năm 2010
Loại tổn thương và biến chứng
Số ca
(n=117)
Tỉ lệ
(%)
Tổn thương phần mềm 114 97.4
Chấn thương sọ não 48 41,0
Gãy xương chi 29 24,8
Xương sườn + xương đòn 9 7,7
Sốc chấn thương 7 6,0
Chấn thương hàm mặt 6 5,1
Vỡ tạng bụng 4 3,4
Gãy xương chậu 1 0,9
Đứt lìa chi 1 0,9
Kết quả điều trị
Bảng 5. Kết quả điều trị của trẻ bị TNGT nhập Khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Kết quả Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Bình phục 106 90,6
Tử vong 4 3,4
Di chứng 4 3,4
Chuyển viện 3 2,6
Tổng cộng 117 100
Trong đó, 4/4 ca di chứng và 2/4 ca tử vong
chấn thương sọ não.
Té ngã
Có tất cả 74 trẻ bị té ngã nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 trong năm 2010.
Giới tính
Trong số các trẻ té ngã nhập viện, có 46 trẻ
nam (62,2%) và 28 trẻ nữ (37,8%). Tỉ số nam: nữ
= 1,6:1.
Tuổi
Trong 74 trẻ bị té ngã chúng tôi ghi nhận,
có 43 trẻ dưới 5 tuổi (58,1%) và 31 trẻ từ 5-15
tuổi (41,9%).
Tình huống té ngã
Bảng 6. Các tình huống té ngã ở trẻ em nhập Khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Tình huống té ngã Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Té lầu, gác, cầu thang 40 54,1
Té do leo trèo các đồ vật khác 20 27,0
Chơi đùa với bạn 6 8,1
Bồng ẵm không cẩn thận 6 8,1
Té do sàn nhà trơn trượt 2 2,7
Tổng cộng 74 100
Các loại thương tổn và biến chứng
Bảng 7. Các tổn thương và biến chứng của trẻ bị té
ngã nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm
2010
Loại tổn thương và biến chứng Số ca (N=74) Tỉ lệ %
Tổn thương phần mềm 53 71,6
Chấn thương sọ não 21 28,4
Gãy xương chi 7 9,5
Chấn thương hàm mặt 2 2,7
Đứt lìa chi 1 1,4
Vỡ 1 thận 1 1,4
Sốc chấn thương 1 1,4
Kết quả điều trị
Bảng 8. Kết quả điều trị của trẻ bị té ngã nhập Khoa
Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Kết quả Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Bình phục 68 91,9
Di chứng 5 6,8
Tử vong 1 1,4
Tổng cộng 74 100
Động vật cắn
Trong năm 2010, có 46 trẻ bị động vật cắn,
chiếm 11,6% trong tổng số trường hợp bị tai nạn
nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
Các loại động vật gây tổn thương
Bảng 9. Các loại động vật gây tổn thương ở trẻ nhập
Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Các loại động vật Số ca(n) Tỉ lệ (%)
Ong 21 45,7
Côn trùng khác 14 30,4
Rết 6 13,0
Rắn 3 6,5
Bò cạp 1 2,2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 12
Các loại động vật Số ca(n) Tỉ lệ (%)
Chó 1 2,2
Tổng cộng 46 100
Giới tính
Bảng 10. Sự phân bố giới tính ở các trẻ bị động vật
cắn nhập Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Loại động vật Nam Nữ
Số ca (n) Số ca (n)
Ong 19 2
Côn trùng khác 10 4
Rết 2 4
Rắn 2 1
Bò cạp 1 0
Chó 1 0
Tổng cộng 35 11
Tuổi
Trong 46 trường hợp trẻ bị động vật cắn
nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2,
chúng tôi ghi nhận:
Nhóm trẻ bị ong đốt có tuổi trung bình là 5,7
tuổi ( 5,7± 0,9 tuổi), tuổi trung vị là 5 tuổi, tuổi
nhỏ nhất là 11 tháng tuổi, tuổi lớn nhất là 15
tuổi.
Nhóm trẻ bị côn trùng khác cắn có tuổi
trung bình là 3,8 tuổi (3,8± 0.8 tuổi), tuổi trung
vị là 3,5 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 8 tháng, tuổi
lớn nhất là 11 tuổi.
Nhóm trẻ bị rết cắn có tuổi trung bình là 4
tuổi (4,0± 2,2 tuổi), tuổi trung vị là 2,5 tuổi, tuổi
nhỏ nhất là 5 tháng, tuổi lớn nhất là 14 tuổi.
Nhóm trẻ bị rắn cắn có 2 trẻ dưới 5 tuổi (12
tháng tuổi và 5 tuổi) và 1 trẻ 11 tuổi.
Có 1 trẻ 17 tháng tuổi bị bò cạp cắn và 1 trẻ
21 tháng tuổi bị chó cắn.
Tình huống động vật cắn
Trong số 21 trẻ bị ong đốt, có 15/21 trường
hợp trẻ tình cờ bị ong bay vào người đốt khi
đang đi chơi ở công viên hoặc đang chơi ở vườn
quanh nhà, 4/21 trường hợp trẻ chọc phá tổ ong
và 2/21 trường hợp trẻ bắt ong để chơi.
14 trường hợp côn trùng cắn đều do trẻ tình
cờ bị côn trùng bay vào người cắn.
Tất cả 6 trường hợp rết cắn đều xảy ra khi
trẻ đang ngủ và nằm dưới đất. Trong đó có
5/6 trẻ bị cắn vào buổi khuya và 1/6 trẻ bị cắn
vào lúc 13 giờ.
Trong 3 trường hợp bị rắn cắn, có 2 trường
hợp xảy ra do trẻ tình cờ dẫm phải con rắn khi
chơi ở quanh nhà và 1 trường hợp trẻ thò tay
vào hang rắn do tò mò.
Trường hợp bò cạp cắn xảy ra khi trẻ đang
ngủ dưới đất vào ban đêm.
Trường hợp chó cắn xảy ra khi trẻ đùa giỡn
với con chó.
Các tổn thương và biến chứng
Trong 46 trường hợp trẻ em bị động vật cắn
phải nhập viện, chúng tôi ghi nhận:
Trong 21 trường hợp bị ong đốt, có 21 trẻ bị
tổn thương phần mềm (100%), 3 trẻ bị phản ứng
phản vệ (14,3%), 2 trẻ bị sốc phản vệ (9,5%) và 1
trẻ suy thận cấp (4,8%).
Trong 14 trẻ bị côn trùng khác cắn, có 14 trẻ
bị tổn thương phần mềm (100%) và 1 trẻ bị phản
ứng phản vệ (7,1%).
6 trẻ bị rết cắn, 3 trẻ bị rắn cắn, 1 trẻ bị bò cạp
cắn và 1 trẻ bị chó cắn đều chỉ có tổn thương
phần mềm. Riêng trường hợp chó cắn có tổn
thương rách phần mềm nặng nề ở mặt của trẻ.
Kết quả điều trị
Bảng 11. Kết quả điều trị của trẻ bị động vật cắn
nhập Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Kết quả Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Bình phục 44 95.6
Tử vong 1 2.2
Di chứng 1 2.2
Tổng cộng 46 100.0
Ngạt nước
Có 15 trẻ bị ngạt nước, chiếm 3,8% tổng số
trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện
Nhi Đồng 2 năm 2010.
Giới tính
Trong 15 trẻ bị ngạt nước nhập viện, có 12
trẻ nam (80%) và 3 trẻ nữ (20%), tỉ số nam: nữ =
4:1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 13
Tuổi
Trong nghiên Cứu của chúng tôi, có 1 trẻ
dưới 1 tuổi (6,7%), 12 trẻ từ 1-5 tuổi (79,9%), 2 trẻ
từ 5 - 15 tuổi (13,4%) bị ngạt nước.
Nơi xảy ra ngạt nước
Bảng 12. Nơi xảy ra ngạt nước ở trẻ nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Nơi xảy ra tai nạn Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Trong nhà 7 46,7
Sông, ao hồ quanh nhà 5 33,3
Hồ bơi 2 13,3
Nhà trẻ 1 6,7
Tổng cộng 15 100
Tình huống xảy ra ngạt nước
Trong 15 trường hợp ngạt nước nhập viện,
có 8/15 trẻ bị ngạt nước do té vào vật chứa nước
như xô, chậu đựng nước không được che đậy.
Trong đó, có 7 trẻ bị tai nạn ở nhà và 1 trẻ bị tai
nạn ở nhà giữ trẻ.
Có 5/15 trẻ bị té ao, hồ, sông quanh nhà và
2/15 trẻ bị ngạt ở hồ bơi công cộng.
Các tổn thương và biến chứng
Bảng 13. Các tổn thương và biến chứng ở trẻ ngạt
nước nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2
năm 2010
Loại tổn thương và biến chứng Số ca (n=15) Tỉ lệ %
Suy hô hấp 12 80,0
Viêm phổi 10 66,7
Phù phổi 3 20,0
Sốc 3 20,0
Kết quả điều trị
Bảng 14. Kết quả điều trị của trẻ bị ngạt nước nhập
Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Kết quả Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Bình phục 11 73,3
Tử vong 3 20,0
Di chứng 1 6,7
Tổng cộng 15 100
Bỏng
Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp bỏng,
chiếm 0,8% tổng số trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Trong đó:
Có 1 trẻ nam, 6 ngày tuổi bị bỏng lúc 19 giờ
do nổ bình ga mini khi được mẹ bế và ngồi
chung bàn ăn của gia đình. Diện tích bỏng
18%, bỏng độ 2.
Có 1 trẻ nam, 4 tháng tuổi bị bỏng lúc 11 giờ
do té vào nồi nước sôi được mẹ đặt dưới đất chưa
kịp đậy nắp. Bỏng độ 2, diện tích bỏng 9%.
Có 1 trẻ nữ, 10 tháng tuổi bị điện giật lúc 21
giờ khi đút ngón tay vào ổ điện di động đặt
dưới đất. Bỏng độ 1, diện tích bỏng 1%.
Tất cả các trẻ bị bỏng này đều chỉ có tổn
thương phần mềm và đều được điều trị
bình phục.
Các tai nạn khác
Có 11 trường hợp trẻ bị một số tai nạn khác,
chiếm 2,8% tổng số trẻ bị tai nạn nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2010.
Bảng 15. Các loại tai nạn khác ở trẻ nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010
Tình huống Số ca (n) Tỉ lệ (%)
Vật rơi trúng đầu 8 72,7
Vật đè lên người 2 18,2
Máy mài dao cắt chi 1 9,1
Tổng cộng 11 100
Giới tính
Trong 11 trẻ bị các loại tai nạn khác nhập
viện, có 6 trẻ nam và 5 trẻ nữ.
Loại tai nạn Nam (n) Nữ (n)
Vật rơi trúng đầu 4 4
Vật đè lên người 1 1
Máy mài dao cắt đứt chi 1 0
Tình huống xảy ra tai nạn
Trong 8 trường hợp trẻ bị vật rơi trúng đầu
nhập viện, chúng tôi ghi nhận:
Có 5/8 trường hợp trẻ bị vật dụng trong nhà
rơi trúng đầu do trẻ lôi kéo các vật này từ trên
cao xuống, gồm các vật dụng như tivi, máy đĩa,
máy dệt.
Có 3/8 trường hợp trẻ bị vật rơi trúng đầu
một cách tình cờ. Trong đó có 1 trường hợp
cánh quạt máy đang quay bị rơi ra chém trúng
đầu trẻ, 1 trường hợp trẻ bị cành cây rơi trúng
và 1 trường hợp trẻ bị trái dừa rơi trúng.
Trong 2 trường hợp trẻ bị vật đè lên người,
có 1 trẻ 10 tháng tuổi bị tủ gỗ đè lên người do
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 14
người thân lấy đồ trong tủ không cẩn thận làm
tủ ngã xuống. Có 1 trẻ 11 tuổi kéo cửa sắt làm
cửa sắt rơi ra đè lên người.
Có 1 trường hợp trẻ nghịch máy mài dao và
bị máy cắt đứt các ngón tay.
Các loại tổn thương và biến chứng
Trong những trường hợp nhập Khoa Cấp
Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2 vì các loại tai nạn
khác, chúng tôi ghi nhận:
Trong 8 trẻ bị vật rơi trúng đầu, có 8/8 trẻ bị
tổn thương phần mềm, 5/8 trẻ bị chấn thương sọ
não và 1/8 trẻ bị chấn thương hàm mặt.
Tất cả 2 trẻ bị vật đè lên người đều chỉ bị tổn
thương phần mềm.
Có 1 trẻ bị máy mài dao cắt đứt lìa các ngón
tay 2,3,4 của bàn tay phải.
Kết quả điều trị
Trong các trường hợp bị tai nạn khác được
điều trị tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2, có 8 trẻ được
điều trị bình phục (72,7%) và 3 trẻ bị di chứng
(27,3%). Trong số trẻ bị di chứng, có 2/3 trẻ bị liệt
thần kinh sọ VII sau khi bị trái dừa và ti vi rớt
trúng đầu, 1/3 trẻ bị cụt các ngón tay do máy
mài dao cắt đứt.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nguyên nhân tai nạn trẻ em
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ba nguyên
nhân gây tai nạn nhiều nhất ở trẻ nhập Bệnh
Viện Nhi Đồng 2 là ngộ độc (131 ca; 32,9%),
tai nạn giao thông (117 ca; 29,5%) và té ngã
(74 ca; 18,6%).
Trong nghiên cứu của Linnan và cộng sự về
tai nạn trên 52.923 trẻ em dưới 18 tuổi tại 8 vùng
sinh thái của Việt Nam, cũng như nghiên cứu
của Lê Vũ Anh và cộng sự trên 17.893 trẻ tại 6
tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp, ba nguyên
nhân tai nạn trẻ em thường gặp nhất là té ngã,
tai nạn giao thông và động vật cắn với thứ tự có
thể khác nhau. Ngộ độc là nguyên nhân tai nạn
đứng thứ 4 hoặc thứ 5 trong các nghiên cứu và
điều tra trên(3,6).
Như vậy, có sự khác nhau về nguyên nhân
tai nạn trẻ em ở những nơi nghiên cứu khác
nhau. Có thể nguyên nhân tai nạn trẻ em phân
bố khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau
trong nước.
Sự khác biệt về giới tính
Trẻ em bị tai nạn nhập viện nhiều hơn trẻ nữ
với tỉ số nam: nữ là 1,4: 1. Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy tỉ lệ trẻ nam bị tai nạn nhiều hơn
trẻ nữ và tỉ số nam:nữ thay đổi từ 1,7:1 đến
3:1(2,4,5,8).
Trẻ nam thường dễ bị tai nạn hơn trẻ nữ do
chúng tinh nghịch, hiếu động và có những hoạt
động thể lực ở mức độ cao hơn trẻ nữ.
Tuổi
Trong các trẻ bị tai nạn nhập viện, thường
gặp nhất là nhóm trẻ 1 đến 5 tuổi (218 trẻ,
chiếm 55%). Sự phân bố ưu thế của nhóm tuổi
này cũng tương tự với các nghiên cứu(1,4,7). Trẻ
1-5 tuổi bắt đầu phát triển các hoạt động thể
chất và tư duy. Trẻ có thể di chuyển, leo trèo
và có thể cầm nắm, lôi kéo các đồ vật trong
tầm tay của chúng. Trẻ ở lứa tuổi này hay tò
mò và thích khám phá môi trường xung
quanh, nhưng chưa nhận thức đến các mối
nguy hiểm nên dễ bị tai nạn.
Đặc điểm các loại tai nạn
Ngộ độc
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không
có sự khác biệt trong phân bố giới tính ở các
trường hợp ngộ độc. Kết quả này cũng tương tự
với nghiên cứu của Bùi Quốc Thắng, Lam(3) và
Linnan(5). Như vậy, ngộ độc có thể xảy ra cho cả
trẻ nam và trẻ nữ.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, ngộ độc gặp
nhiều nhất là ở trẻ 1 đến dưới 5 tuổi (109 ca;
83,2%). Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu(8,9). Điều này giải thích do sự phát
triển khả năng vận động của trẻ trong lứa tuổi
này nhanh hơn sự nhận thức của trẻ.
Ba loại tác nhân gây ngộ độc nhiều nhất
trong nghiên cứu này là thuốc (51 ca; 38,9%), sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 15
đó là các loại hóa chất bay hơi như xăng, dầu (39
ca; 29,8%) và hóa chất tấy rửa trong nhà (18 ca;
13,7%). Thứ tự của các nguyên nhân này tương
tự như các nghiên cứu(3)
Có đến 109 trẻ (83,2%) bị ngộ độc do trẻ tự
uống nhầm các loại thuốc và hóa chất. Trong
đó, có 6 trường hợp (4,6%) trẻ uống nhầm xăng
dầu được chứa trong chai nước suối và trà xanh
vì chúng lầm tưởng đó là nước có thể uống
được. Các trường hợp ngộ độc còn lại đều xảy
ra do trẻ nghịch phá các chai lọ đựng hóa chất
hoặc bốc các loại thuốc nằm trong tầm tay của
chúng. Việc cất giữ, quản lý thuốc sơ sài của gia
đình cũng như đặt các chai lọ đựng hóa chất
trong tầm tay của trẻ hay bảo quản trong các vật
chứa không đúng quy định đã tạo ra nguy cơ
ngộ độc.
Có 22 trẻ (16,8%) bị người thân cho uống
thuốc quá liều hay nhầm thuốc. Sự không cẩn
thận của cha mẹ và người thân khi cho trẻ uống
thuốc cũng gây ngộ độc cho trẻ.
Tai nạn giao thông
Tỉ lệ trẻ em ở hai giới bị TNGT trong nghiên
cứu này là như nhau. Các nghiên cứu và báo cáo
khác lại cho thấy tỉ lệ trẻ nam bị tai nạn giao
thông nhiều hơn trẻ nữ(2,5). Như vậy, sự phân bố
giới tính trong tai nạn giao thông khác nhau ở
nhiều nghiên cứu. Nhiều tác giả cho rằng, trẻ
nam dễ bị tai nạn giao thông hơn do tính cách
của chúng hiếu động hơn và có nhiều hành vi
nguy hiểm khi tham gia giao thông hơn trẻ
nữ(2,5).Tuy nhiên trong số trẻ bị TNGT mà chúng
tôi ghi nhận, tỉ lệ trẻ nam và trẻ nữ là như nhau.
Trẻ bị tai nạn giao thông nhập viện chủ yếu
khi trẻ được chở bằng xe hai bánh (46 ca; 39,3%)
và khi trẻ đi bộ ( 45 ca; 38,5%). Theo chúng tôi,
trẻ nhỏ thường di chuyển bằng hai hình thức: đi
bộ hoặc được người thân chở. Cho nên, tai nạn
giao thông xảy ra trong hai tình huống trên
thường gặp hơn các tình huống khác.
Trong các trường hợp tai nạn giao thông
nhập viện, chúng tôi nhận thấy ba tổn thương
gặp nhiều nhất là tổn thương phần mềm (114 ca;
97,4%), chấn thương sọ não (48 ca; 41%) và gãy
xương chi (29 ca; 24,8%). Tỉ lệ bình phục sau khi
điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 90,6%, tỉ lệ
tử vong là 3,4% và di chứng là 3,4%. Trong đó,
có 2/4 trẻ tử vong và 4/4 trẻ di chứng có liên
quan đến chấn thương sọ não. Như vậy, chấn
thương sọ não thường gặp trong TNGT và có
thể gây ra những hậu quả nặng nề như tử vong
và di chứng thần kinh về sau.
Té ngã
Chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ trẻ nam bị té ngã
cao hơn trẻ nữ, tỉ số nam:nữ = 1,6:1. Như vậy trẻ
em nam có xu hướng bị té ngã nhiều hơn trẻ nữ.
Điều này được lý giải bằng sự khác biệt về tính
cách giữa hai giới tính.
Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi bị té ngã
nhiều nhất là dưới 5 tuổi (43 trẻ, chiếm 58,1%).
Trẻ dưới 5 tuổi phát triển khả năng di chuyển và
tính tò mò nhưng nhận thức về sự nguy hiểm
chưa hoàn thiện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ bị té cầu
thang, lầu gác chiếm tỉ lệ cao nhất (40 ca; 54,1%).
Trong báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình, trẻ em
thường bị té ngã từ cầu thang hay những tầng
nhà cao, những ban công không có rào chắn(8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hơn một
phần tư trẻ bị té ngã có chấn thương sọ não (21
ca; 28,4%) và có 7 trẻ (9,5%) bị gãy xương chi. Đa
số các trường hợp té ngã được điều trị bình
phục (68 ca; 91,9%), có 5 trường hợp di chứng
(6,8%) gồm đứt lìa chi và di chứng thần kinh. Tử
vong có 1 trường hợp (1,4%). Như vậy, té ngã có
thể để lại những tàn tật cho trẻ, ảnh hưởng đến
tâm lý và sức khỏe lâu dài.
Động vật cắn
Côn trùng là loài gây tai nạn đáng được
quan tâm trong nghiên cứu này (35 ca; 76,1%).
Theo chúng tôi, có lẽ do môi trường đô thị
không thuận lợi cho các động vật khác sinh
sống và phát triển, còn côn trùng có khả năng
thích nghi cao với các môi trường khác nhau.
Trong các trường hợp động vật cắn nhập
viện, số trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ ở hầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 16
hết các tai nạn do các loài động vật khác nhau
gây ra. Điều này giải thích do trẻ nam tinh
nghịch hơn trẻ nữ.
Các trẻ bị động vật cắn nhập viện có thể ở
mọi lứa tuổi từ 5 tháng đến 14 tuổi. Trong đó,
hơn 50% số trẻ bị các loài động vật khác nhau
tấn công đều nhỏ hơn 6 tuổi. Điều này thể hiện
ở số tuổi trung bình và trung vị của từng trường
hợp động vật cắn. Tuổi trung bình thay đổi từ
3,8 đến 5,7 tuổi. Tuổi trung vị thay đổi từ 2,5 đến
5 tuổi. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ thường tinh nghịch và
không nhận thức được các mối nguy hiểm gây
ra từ động vật.
Các tình huống động vật cắn có thể do trẻ
nghịch phá tổ ong, hang rắn và các loài động vật
khác hoặc do trẻ tình cờ bị tấn công. Trong đó
có 5/6 trường hợp trẻ bị rết cắn và 1 trường hợp
bò cạp cắn xảy ra khi trẻ đang ngủ dưới đất và
vào ban đêm. Việc cho trẻ ngủ dưới đất đã tạo
điều kiện cho các loài động vật sống dưới đất và
ẩn nấp trong nhà tấn công trẻ.
Ngạt nước
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 12/15 trẻ
bị ngạt nước thuộc lứa tuổi 1-5 tuổi. Sự ưu thế
của trẻ bị ngạt nước ở lứa tuổi này cũng giống
với nhiều nghiên cứu khác(5,8). Trẻ từ 1-5 tuổi có
khả năng di chuyển nhiều và có tính tò mò, hiếu
động nhưng lại chưa đủ nhận thức về sự nguy
hiểm xung quanh. Ngạt nước có thể xảy ra rất
sớm ngay từ khi trẻ bắt đầu có thể tự mình di
chuyển và khám phá môi trường xung quanh
trẻ. Chúng tôi ghi nhận có 1 trẻ 11 tháng bị ngạt
nước do té vào xô nước trong nhà.
Chúng tôi ghi nhận có đến 8/15 trường hợp
ngạt nước (53.4%) do trẻ té vào các vật chứa
nước. Trong đó có 7/8 trường hợp ngạt nước xảy
ra ở nhà và 1/8 trường hợp xảy ra ở nhà giữ trẻ.
Khi chơi trong nhà, trẻ có thể tìm đến các vật
chứa nước không được đậy nắp để trong tầm
tay của trẻ và bị té vào đó. Nhiều trường hợp
cha mẹ hay cô bảo mẫu chuẩn bị tắm cho trẻ
nhưng vì lơ là nên trẻ bị té vào chậu nước mà
không được phát hiện sớm nên bị ngạt. Khả
năng trẻ bị ngạt nước ngay trong nhà vẫn chưa
được người dân chú ý đề phòng. Gần đây,
nhiều trường hợp trẻ bị té vào xô, chậu nước rồi
bị ngạt ngay trong nhà đã xảy ra và đã được báo
chí ghi nhận. Vì thế, phải chú ý phòng tránh các
nguy cơ tai nạn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, đặc
biệt là đối với các trẻ mới chập chững biết đi,
biết bò.
Một số loại tai nạn khác
Có 8 trường hợp trẻ bị vật rời trúng đầu do
lôi kéo các đồ vật trong tầm tay và 1 trường hợp
máy mài dao cắt chi do trẻ nghịch phá máy. Việc
đặt để các đồ vật nguy hiểm trong tầm tay của
trẻ đã tạo ra nguy cơ tai nạn.
KẾT LUẬN
Năm 2010 có tất cả 397 trẻ bị tai nạn nhập
Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Trong
đó, ngộ độc, tai nạn giao thông, té ngã là 3
nguyên nhân tai nạn nhiều nhất. Các trẻ bị tai
nạn nhập viện thường ở lứa tuổi 1-5 tuổi, trẻ
nam nhiều hơn trẻ nữ. Trẻ có thể bị tai nạn ngay
tại nhà do sự tinh nghịch của trẻ hoặc do người
lớn bất cẩn trong việc cất giữ các loại thuốc, hóa
chất hoặc các đồ vật nguy hiểm trong tầm tay
của trẻ. Các tai nạn xảy ra cho trẻ có thể để lại
những hậu quả nặng nề như tử vong hay tàn tật.
Chính vì vậy, cần phải giáo dục các bậc phụ
huynh, các cô bảo mẫu về các nguy cơ tai nạn
trẻ em và cách phòng tránh các nguy cơ đó.
Ngoài ra, việc tập huấn về cách sơ cứu trẻ bị tai
nạn tại hiện trường cũng góp phần giảm thiểu
những hậu quả nặng nề mà tai nạn để lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bener A, El-Rufaie OEF & Al-Suweidi NEK (1996). “Pediatric
injuries in an Arabian Gulf country”. Injury Prevention, 3, pp.
224-226.
2. Boufous S. và cộng sự (2010). "Báo cáo tổng hợp về phòng chống
tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam". UNICEF và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
3. Lam LT (2003). “Childhood and adolescene poisoning in NSW,
Australia: an analysis of age, sex, geographic, and poison types”.
Injury Prevention, 9(4), pp. 338-342.
4. Lê Vũ Anh và cộng sự (2004). "Chấn thương trẻ em và các yếu tố
ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp, 2003". Bộ Y
Tế, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, Hà Nội.
5. Linnan M, et al. (2003). Report to UNICEF on the Vietnam
Multi-center Injury Survey. Ha Noi School of Public Health, Ha
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 17
Noi.
6. Linnan M, Giersing M, Linnan H, et al. (2004). ”Child mortality
and injury in Asia: policy and programme implications”.
Innocenti working papers 2007-07, UNICEF Innocent Research
Center, Florence, Italy.
7. McGeehan J, Shields BJ, III JRW & Smith AKF (2006).
“Escalator-Related Injuries Among Children in the United
States, 1990-2002”. Pediatrics, 118 (2),pp. 279-285.
8. Peden M, Oyegbite K, Ozanne-Smith J, et al. (2008). World
report on child injury prevention. WHO and UNICEF, Geneva,
Switzerland.
9. Schmertmann M, Williamson A & Black D (2008). “Stable age
pattern supports role of development in unintentional childhood
poisoning”. Injury Prevention, 14, pp. 30-33.
10. World Health Organization (2008). The global burden of disease:
2004 update. World Health Organization: Geneva, Switzerland.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tai_nan_tre_em_nhap_khoa_cap_cuu_benh_vien_nhi_dong.pdf