Đặc điểm tiểu dầm đơn thuần nguyên phát ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi tại Quận 5-TP. Hồ Chí Minh

Tiểu dầm là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bệnh lý rối loạn đi tiểu, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ tiểu dầm ở trẻ 6-10 tuổi là 5,7%, nam nhiều hơn nữ, giảm dần theo tuổi, có yếu tố gia đình. Tiểu dầm được ghi nhận nhiều hơn ở trẻ thừa cân và béo phì, trẻ có tiền căn viêm amiđan, viêm họng, ngáy, táo bón và thói quen uống nước trước ngủ. Tiểu dầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ và phần lớn phụ huynh quan tâm đến vấn đề này nhưng chưa thấy được mức độ ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ chỉ khi trẻ có những biểu hiện của tiểu dầm nặng thì mới đưa đi khám

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tiểu dầm đơn thuần nguyên phát ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi tại Quận 5-TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 435 ĐẶC ĐIỂM TIỂU DẦM ĐƠN THUẦN NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 10 TUỔI TẠI QUẬN 5 - TP. HỒ CHÍ MINH Dương Lệ Nguyệt*, Hoàng Thị Diễm Thúy**, Huỳnh Thoại Loan***, Trần Thị Mộng Hiệp**** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tiểu dầm đơn thuần nguyên phát và các yếu tố liên quan đến tiểu dầm ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi tại Quận 5 - Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp và đối tượng: Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm ở trẻ đang học tại các trường tiểu học ở Quận 5– Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tổ chức Quốc tế về Tiểu không tự chủ ở Trẻ em, tiểu dầm đơn thuần nguyên phát là tình trạng thoát nước tiểu không tự chủ khi trẻ ngủ vào ban đêm, liên tục từ nhỏ không có khoảng thời gian ngưng, không có bất kỳ triệu chứng nào khác của đường tiết niệu dưới và không có tiền sử rối loạn chức năng bàng quang. Tất cả các yếu tố liên quan được kiểm định bằng phương pháp chi bình phương, đánh giá sự khác biệt bằng OR với khoảng tin cậy 95%. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 167 trẻ tiểu dầm, từ 6 đến 10 tuổi, chiếm tỉ lệ 5,7%, nam/nữ = 1,3, giảm rõ ở trẻ ≥ 8 tuổi. Trẻ có anh chị em bị tiểu dầm mắc chứng tiểu dầm nhiều hơn so với những trẻ bình thường. Tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng cao ở nhóm có tiểu dầm (42,0%). Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có tiền căn viêm amiđan, viêm họng, nhiễm trùng tiểu và suyễn lần lượt là 19,2; 23,9; 4,2 và 4,8%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có ngáy, táo bón và thói quen uống nước trước ngủ lần lượt là 28,1; 19,8; và 67,1%. Hơn 50% phụ huynh cho rằng “tiểu dầm là một vấn đề quan trọng cần phải điều trị”. Tiểu dầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ và tỉ lệ trẻ cảm thấy xấu hổ vì bị tiểu dầm chiếm tỉ lệ cao (59,3%). Kết luận: Tỉ lệ tiểu dầm ở trẻ 6-10 tuổi là 5,7%, nam nhiều hơn nữ, giảm dần theo tuổi, có yếu tố gia đình. Tiểu dầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ và phần lớn phụ huynh quan tâm đến vấn đề này. Từ khóa: béo phì, tâm lý, thói quen, tiểu dầm ABSTRACT CHARACTERISTICS OF PRIMARY NOCTURNAL ENURESIS AMONG CHILDREN AGED 6 TO 10 AT DISTRICT 5 – HO CHI MINH CITY Duong Le Nguyet, Hoang Thi Diem Thuy, Huynh Thoai Loan, Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 435 - 440 Objectives: The research to identify the rate of primary nocturnal enuresis and its related factors in children aged 6 to 10 at district 5 Ho Chi Minh City Sample and designs: descriptive and analysis cross-sectional, random cluster sampling among elementary pupils in district 5 – Ho Chi Minh City. The International Children’s Continence Society (ICCS): primary nocturnal enuresis is discrete episodes of urinary incontinence during sleep in children ≥5 years of age, who have never achieved a satisfactory period of nighttime dryness, without any other lower urinary tract symptoms and without a history of bladder dysfunction. All confounds were tested by chi-square test, evaluate differences by OR with 95% CI. * Trung tâm Y tế Quận 5 ** Khoa Thận-Nội Tiết Bệnh Viện Nhi Đồng 2 *** Khoa Thận-Nội Tiết Bệnh Viện Nhi Đồng 1 **** Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: Bs. Dương Lệ Nguyệt ĐT: 0903355016 Email: lenguyet114@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 436 Results: the research included 167 bedwetting children, aged 6 to 10, and occupied the proportion of 5.7%, boys/girls = 1.3, strongly declined among those older than 8 years old. Children who had enuresis siblings had a higher rate of bedwetting. Rate of obesity and overweight was augmented (42.0%). Rate of enuresis children whom had clinical history with tonsillitis, sore throat, UTI and asthma are 19.2; 23.9; 4.2 and 4.8%, respectively. This rate among children with snore, constipation and those who drank before bedtime are 28.1; 19.8 and 67.1%, respectively. More than 50% of parents indicated that enuresis was a severe problem that had to be treated. Bedwetting strongly affected children psychology and the rate of children who felt ashamed for having child bedwetting was high (59.3%) Conclusion: Rate of primary nocturnal enuresis in children aged 6 to 10 is 5.7%, boys were more than girls, decreased with age, related to genetic factors. Enuresis had a strong effect on children psychology, also on parents who cared about the issue. Keywords: obesity, psychology, habit, nocturnal enuresis MỞ ĐẦU: Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát là vấn đề thường gặp ở trẻ em, tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm sinh lý của trẻ và gia đình. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngoài cho thấy tần suất của bệnh tiểu dầm thay đổi từ 7- 14% theo các báo cáo ở Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh(3,4,14,19) và Đài Loan(4) (2001) là 8%. Tại Việt Nam theo tác giả Chu Văn Điểu (5) điều tra tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín - Hà Tây năm 2000 thì tần suất trẻ bị tiểu dầm ở lứa tuổi 5 - 14 là 5,01%. Cùng với tỉ lệ tiểu dầm này là các hậu quả về tâm lý đối với trẻ cũng không nhỏ, theo Sanborn, Kimberly M (7) cho thấy gần ½ số trẻ (44,1%) cảm thấy nhút nhát, xấu hổ và do dự để qua đêm xa nhà, trẻ xấu hổ vì bị tiểu dầm chiếm đến 80%(2) hay khoảng 2/3 số trẻ tiểu dầm (16). Tại Việt Nam sự quan tâm đối với vấn đề này vẫn còn hạn chế, phụ huynh đưa trẻ đến khám khi đã ở mức độ tiểu dầm nặng (trên 3 đêm/ tuần) chiếm tỉ lệ 83,7%(8), điều này cho thấy mặc dù phụ huynh có quan tâm nhưng chưa thấy được mức độ ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa có một nghiên cứu tổng quan nào về tỉ lệ tiểu dầm và những yếu tố liên quan đến tiểu dầm ở trẻ em, do đó đây là lĩnh vực cần được nghiên cứu. Chính vì những lý do đó nên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu này. PHƯƠNG PHÁP -ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chúng tôi thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, trẻ đang học tại các trường tiểu học ở Quận 5– Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014 (4 trường). Các số liệu thu thập dựa trên bảng câu hỏi khảo sát cha, mẹ hoặc người thân của trẻ bao gồm: tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, học lực, tiền căn gia đình có anh chị em bị tiểu dầm, tiền căn các bệnh lý: viêm amiđan, viêm họng, nhiễm trùng tiểu và suyễn; thói quen của trẻ: ngáy, táo bón và thói quen uống nước trước ngủ, sự quan tâm của gia đình và sự hòa nhập xã hội của trẻ. Theo tổ chức Quốc tế về Tiểu không tự chủ ở Trẻ em (International Children’s Continence Society), tiểu dầm đơn thuần nguyên phát là tình trạng thoát nước tiểu không tự chủ khi trẻ ngủ vào ban đêm, liên tục từ nhỏ không có khoảng thời gian ngưng, không có bất kỳ triệu chứng nào khác của đường tiết niệu dưới và không có tiền sử rối loạn chức năng bàng quang. Các giá trị về cân nặng và chiều cao dựa trên số liệu khám sức khỏe đầu năm (11/2013). Học lực chia làm 4 nhóm giỏi, khá, trung bình và kém, dựa vào kết quả xếp loại học lực của năm học 2012-2013, riêng học sinh lớp 1 dựa vào xếp loại học lực học kỳ 1 của năm học 2013-2014. Các bệnh lý được dựa trên tiền sử có khám và điều trị trước đó. Tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 437 số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI), được xếp loại theo phần trăm, gồm 3 giá trị: suy dinh dưỡng, bình thường và thừa cân béo phì. Sự quan tâm của phụ huynh đối với tình trạng tiểu dầm gồm 3 giá trị: không quan trọng vì là chuyện không ai biết, lớn sẽ tự hết và quan trọng cần phải điều trị. Sự hòa nhập cộng đồng của trẻ gồm 4 giá trị khảo sát các biến số: trẻ từ chối ngủ chung với bạn, từ chối tham dự lớp học dã ngoại trại hè, từ chối đi chơi với gia đình và trẻ xấu hổ vì bị tiểu dầm. Tất cả các biến số được thống kê bằng phần mềm Stata 10.0, trình bày dưới dạng bảng, thống kê mô tả bằng tần số và tỉ lệ %, yếu tố liên quan được kiểm định bằng phương pháp chi bình phương, đánh giá sự khác biệt bằng OR với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỉ lệ tiểu dầm Trong nghiên cứu chúng tôi gồm 2922 trẻ, tiểu dầm là 167 trẻ, chiếm tỉ lệ 5,7%, nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam: nữ là 1,3:1, tiểu dầm giảm dần theo tuổi, rõ nhất khi trẻ 8 tuổi (7 tuổi: 7,4% → 8 tuổi: 4,2%). Các yếu tố liên quan đến tiểu dầm Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có anh chị em bị tiểu dầm chiếm tỉ lệ 22,8%, thừa cân, béo phì là 42%, học lực giỏi là 56,9%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có tiền căn viêm amiđan, viêm họng, nhiễm trùng tiểu và suyễn lần lượt là 19,2; 23,9; 4,2 và 4,8%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có ngáy, táo bón và thói quen uống nước trước ngủ lần lượt là 28,1; 19,8 và 67,1%. Mức độ quan tâm của phụ huynh về tình trạng tiểu dầm của trẻ Đa số phụ huynh cho rằng: tiểu dầm là vấn đề quan trọng cần điều trị, chiếm tỉ lệ 51,5%. Sự hoà nhập xã hội của trẻ tiểu dầm Tỉ lệ trẻ xấu hổ vì bị tiểu dầm là 59,3%. Bảng 1: Tỉ lệ trẻ tiểu dầm Đặc điểm n (%) Giá trị p Giới Nam 88 (6,6) 0,054 Nữ 79 (5,0) Đặc điểm n (%) Giá trị p Nhóm tuổi ≤ 7 92 (7,5) 0,003 ≥ 8 75 (4,4) Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến tiểu dầm Đặc điểm n (%) Giá trị p Tiền căn gia đình có anh chị em bị tiểu dầm 38 (22,8) <0,001 Học lực . Giỏi 95 (56,9) Khá 51 (30,5) 0,09 Trung bình 21 (12,6) 0,37 Kém 0 (0) Dinh dưỡng Thừa cân, béo phì 70 (42,0) Bình thường 78 (46,7) <0,001 Suy dinh dưỡng 19 (11,3) 0,09 Bảng 3: Các bệnh lý và thói quen đi kèm ở trẻ tiểu dầm Đặc điểm n (%) Giá trị p Bệnh lý Nhiễm trùng tiểu 7 (4,2) 0,409 Suyễn 8 (4,8) 0,12 Viêm amidan 32 (19,2) <0,001 Viêm họng 40 (23,9) <0,001 Thói quen Táo bón 33 (19,8) <0,001 Ngáy 47 (28,1) <0,001 Thói quen uống nước trước ngủ 112 (67,1) <0,001 Bảng 4: Mức độ quan tâm của phụ huynh Đặc điểm n (%) Không quan trọng vì là chuyện không ai biết 4 (2,4) Lớn sẽ tự hết 77 (46,1) Quan trọng, cần phải điều trị 86 (51,5) Bảng 5: Sự hòa nhập xã hội của trẻ tiểu dầm BÀN LUẬN Tần suất trẻ bị tiểu dầm rất thay đổi từ 8% - 17,6% tùy theo khu vực. Tại châu Á, theo tác giả Chang P (4) năm 2001 là 8%, Sousa AD và cộng sự (15) năm 2007 tại Ấn Độ là 7,61%. Tại Việt nam theo tác giả Chu Văn Điểu (5) năm 2000 tần suất ở lứa tuổi 5-14 là 5,01%. Nghiên cứu của chúng tôi là 5,7%, tương đương với nghiên cứu của các tác giả châu Á. Có một vài tác giả cho kết quả tỉ lệ tiểu dầm khác với nghiên cứu có thể do khí hậu ở mỗi vùng miền khác nhau, mỗi nghiên cứu Đặc điểm n (%) Từ chối ngủ chung với bạn bè 25 (15,0) Từ chối tham dự dã ngoại, trại hè 10 (6,0) Từ chối đi chơi với gia đình 6 (3,6) Xấu hổ vì bị tiểu dầm 99 (59,3) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 438 chọn dân số mẫu, phương pháp thu thập số liệu khác nhau hoặc thời điểm thực hiện đề tài. Tỉ lệ tiểu dầm trẻ nam (6,6%) cao hơn ở trẻ nữ (5,0%) (tỉ lệ nam/nữ = 1,3), phù hợp với các nghiên cứu của Ozden C và cộng sự(12) (2007) nam là 20,1%, nữ là 15%, tác giả Chang P và cộng sự (4) 2/3 trẻ tiểu dầm là nam, Merhi BA và cộng sự (10) (2014) tỉ lệ nam trên nữ là 1,4/1 và theo Unalacak M và cộng sự(17) thì không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ tiểu dầm và giới tính của trẻ (p>0,05), phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi (p=0,054). Về tỉ lệ tiểu dầm theo tuổi ở 2 nhóm trẻ ≤ 7 tuổi và ≥ 8 tuổi cho thấy tỉ lệ lần lượt là 7,6% và 4,2%, so sánh với Chang P(4) (2001) là 14% và 9% có sự phù hợp. Theo nghiên cứu của Merhi BA và cộng sự(10) (2014) thì tỉ lệ tiểu dầm cao nhất là 7 tuổi 10,6%, giảm còn 7,5% lúc 8 tuổi, sau đó tiếp tục giảm dần và gần như bằng không lúc 16 tuổi, so với kết quả nghiên cứu của Chu Văn Điểu(5) (2000): 5 tuổi là 14,28% và 14 tuổi là 3,9%. Qua nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng tiểu dầm giữa nhóm ≤ 7 tuổi khi so với nhóm ≥ 8 tuổi, phù hợp với nghiên cứu của Unalacak M và cộng sự(17). Về các yếu tố liên quan đến tình trạng tiểu dầm cho thấy tỉ lệ số trẻ có anh chị em tiểu dầm là 22,8%, phù hợp với các nghiên cứu khác, theo Sousa AD(15) tỉ lệ này là 28,57%, Mahmoodzadeh H và cộng sự(9) tại Iran là 31,4%, tỉ lệ này là 36,9% và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,00(17). Tại Việt Nam theo phòng Khám Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011 là 19,8%(8). Tỉ lệ trẻ thừa cân và béo phì tăng cao ở nhóm có tiểu dầm (42,0%) và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05), so với tác giả Mourad S và cộng sự(11) (2011) là 21,9%, của Attia Z và cộng sự(1) (2011) là 26,5%, mới nhất là nghiên cứu của Merhi BA và cộng sự(10) (2014) thì tỉ lệ béo phì ở trẻ tiểu dầm là 10,2%, kết quả đưa ra tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ tiểu dầm cao hơn các nghiên cứu trước có thể do đây là nghiên cứu ở một quận trung tâm Thành phố kinh tế phát triển. Đánh giá về học lực cho thấy không có học sinh nào xếp loại kém và không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05), so với kết quả của Ozden C(12) (2007) xếp loại kém là 22,2% và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, sự khác nhau này có thể do cách đánh giá, phân loại học lực của mỗi nước khác nhau. Về một số bệnh lý liên quan với trẻ tiểu dầm cho thấy chỉ có 8/167 trẻ tiểu dầm bị suyễn, chiếm tỉ lệ 4,8% và không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05), theo nghiên cứu của tác giả Zaleski A và cộng sự(18) (1972) cho kết quả 13,7% nam và 6,3% nữ ở trẻ tiểu dầm có suyễn kèm theo, cao hơn nghiên cứu có thể do suyễn là bệnh liên quan nhiều đến khí hậu, môi trường của mỗi vùng miền, nhất là các vùng có khí hậu lạnh, ẩm. Theo nghiên cứu của Bs Lê Khánh Diệu, Bs Huỳnh Thoại Loan(8) (2011) thì tỉ lệ trẻ tiểu dầm có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên là 26,2%, so sánh với kết quả nghiên cứu là 19,2%, điều này là phù hợp và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tiền căn viêm họng chiếm tỉ lệ 23,9%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ozden C và cộng sự(12) (2007) là 23,1% và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có nhiễm trùng tiểu là 4,2%, so với các kết quả của tác giả Sousa AD và cộng sự (15) là 27,68%, Gunes A và cộng sự(6) là 29,8% với p=0,021 và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, kết quả là 20,9% theo nghiên cứu của tác giả Mahmoodzadeh H và cộng sự(9) (2013) với p<0,001, tại Iran là của Ozden C và cộng sự(12) là 18,4% thì kết quả nghiên cứu có tỉ lệ thấp hơn nhiều, có thể do đây là khảo sát qua bảng phỏng vấn phụ huynh về tiền sử của trẻ, chưa khám lâm sàng, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và siêu âm hệ niệu như nghiên cứu của các tác giả trước. Về một số thói quen liên quan với trẻ tiểu dầm cho thấy tỉ lệ trẻ tiểu dầm có ngáy là 28,1%, so với tác giả Unalacak M và cộng sự(17) là 37,8% với p<0,001 và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, phù hợp với nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ có táo bón là 19,8% với p<0,001, so với nghiên cứu của Kim JM(7) là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học 439 12,9 %, theo Gunes A và cộng sự(6) là 17,9% với p=0,029 và theo Chang P và cộng sự (4) (2001) là 16,7%, nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng I thì tỉ lệ táo bón là 14% tuy nhiên không liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng tiểu dầm (p=0,62) do vào khám chủ yếu là tiểu dầm nặng (> 3 lần/ tuần) với tỉ lệ 83,7% (8), do đó nguyên nhân tiểu dầm do bệnh lý nhiều hơn là do yếu tố kèm theo như táo bón. Trẻ có thói quen uống nước trước ngủ chiếm khoảng 2/3 số trẻ tiểu dầm (67,1%), cho thấy mức độ ảnh hưởng của thói quen này với tiểu dầm là rất lớn và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Vấn đề quan tâm của phụ huynh đối với tiểu dầm của trẻ, theo Sanborn, Kimberly M(13) 67,9% phụ huynh cho rằng họ cần phải hiểu và giúp đỡ cho trẻ tiểu dầm, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá ở 3 mức độ: không quan trọng vì là chuyện không ai biết, lớn sẽ tự hết, quan trọng cần điều trị với kết quả lần lượt là 2,4; 46,1 và 51,5% so với kết quả nghiên cứu của tác giả Bourquia A, Chihabeddine K(2) (2002) có sự phù hợp (13,31 và 56%) vì đều cho rằng tiểu dầm là vấn đề quan trọng cần điều trị. Tuy nhiên phụ huynh đưa trẻ đến khám khi đã ở mức độ tiểu dầm nặng, theo nghiên cứu của Gunes A và cộng sự(6) mức độ quan tâm đáng kể của phụ huynh chiếm tỉ lệ 45,4% nhưng chỉ 10,9% phụ huynh đưa trẻ đi khám, tiểu dầm nặng đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng I chiếm tỉ lệ 83,7%(8), cho thấy mặc dù phụ huynh có quan tâm nhưng chưa thấy được mức độ ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ, chỉ khi trẻ có những biểu hiện của tiểu dầm nặng thì mới đưa đi khám. Về sự hoà nhập xã hội của trẻ tiểu dầm cho thấy mặc dù tiểu dầm không ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ nhưng liên quan đến sự phát triển tâm lý sau này cũng như vấn đề học tập, sinh hoạt và làm việc của trẻ khi lớn lên. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ về xấu hổ vì bị tiểu dầm là 59,3% so sánh với tác giả Bourquia A và Chihabeddine K(2) (2002) là 80%, một cuộc điều tra tại Pháp (1997)(16) cho thấy 2/3 số trẻ xấu hổ vì bệnh, cho thấy tỉ lệ trẻ cảm thấy xấu hổ vì bị tiểu dầm chiếm tỉ lệ cao. KẾT LUẬN Tiểu dầm là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bệnh lý rối loạn đi tiểu, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ tiểu dầm ở trẻ 6-10 tuổi là 5,7%, nam nhiều hơn nữ, giảm dần theo tuổi, có yếu tố gia đình. Tiểu dầm được ghi nhận nhiều hơn ở trẻ thừa cân và béo phì, trẻ có tiền căn viêm amiđan, viêm họng, ngáy, táo bón và thói quen uống nước trước ngủ. Tiểu dầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ và phần lớn phụ huynh quan tâm đến vấn đề này nhưng chưa thấy được mức độ ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ chỉ khi trẻ có những biểu hiện của tiểu dầm nặng thì mới đưa đi khám. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Attia Z, Amr S (2011), "Nocturnal enuresis at a primary health care setting: Analysis of 117 Cases ". Bahrain Medical Bulletin, 33(2) (Acceptance date: 13 April 2011). 2. Bourquia A, Chihabeddine K (2002), "Enuresis: Epidemiological Study in Moroccan Children". Pediatric Nephrology, Al-Amal Center, Casablanca, Morocco, Pediatric Psychiatry, Ibn Rochd Hospital, Casablanca, Morocco, 13(2), pp.151-154. 3. Byrd RS, Weitzman M, Lanphear NE, Auinger P (1996), "Bed- wetting in US children: epidemiology and related behavior problems". Pediatrics, 98, pp.414-419. 4. Chang P, Chen WJ, Tsai WY, Chiu YN (2001), "An epidemiological study of nocturnal enuresis in Taiwanese children". BJU International, 87(7), pp.678–681. 5. Chu Văn Điểu (2000), "Những nhận xét một số chỉ số dịch tể học về chứng đái dầm không thực tổn ở trẻ em". Tạp chí Y học thực hành, 384(7), tr.48-50. 6. Gunes A, Gunes G, Acik Y, Akilli A (2009), "The epidemiology and factors associated with nocturnal enuresis among boarding and daytime school children in southeast of Turkey: a cross sectional study". BMC Public Health, 22(9), pp.357-358. 7. Kim JM (2012), "Diagnostic Value of Functional Bladder Capacit, Urine Osmolality, and Daytime Storage Symptomps 8. Lê Khánh Diệu, Huỳnh Thoại Loan (2012), "Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát ở trẻ em điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng 1". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(3), tr.342-348. 9. Mahmoodzadeh H, Amestejani M, Karamyar M, Nikibakhsh A.A (2013), "Prevalence of Nocturnal Enuresis in School Aged Children. The Role of Personal and Parents Related Socio- Economic and Educational Factors". Iran J Pediatr, 23(1), pp.59- 64. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 440 10. Merhi BA, Hammoud A, Ziade F, et al (2014), "Mono- Symptomatic Nocturnal Enuresis in Lebanese Children: Prevalence, Relation with Obesity, and Psychological Effect". Clinical Medicine Insights: Pediatrics, 8, pp.5-9. 11. Mourad S, Farahat Y, El-enen MA, et al (2011), "Relationship between body mass index and nocturnal enuresis in Egyptian children. A Multicentre retrospective study". Egyptian Urological Association, pp.505 12. Ozden C, Ozdal OL, Altinova S, et al (2007), "Prevalence and associated factors of enuresis in turkish children". Int. braz j urol., 33(2), pp.216-222. 13. Sanborn, Kimberly M (2002), "Nocturnal enuresis in children". American Psychological Association Publication Manual, Fourth Edition 14. Serel TA, Akhan G, Koyuncuogˇlu R, et al (1997), "Epidemiology of enuresis in Turkish children". Scand J Urol Nephrol, 31(6), pp.537-539. 15. Sousa AD, Kapoor H, Jagtap J (2007), "Prevalence and factors affecting enuresis amongst primary school children". Indian J Urol, 23(4), pp.354-357. 16. Trần Thị Mộng Hiệp (2013), "Bệnh lý thận học ở trẻ em". Nhà xuất bản y học, Tp. Hồ Chí Minh, tr.224-231. 17. Unalacak M, Söğüt A, Aktunç E, et al (2004), "Enuresis nocturna prevalence and risk factors among school age children in northwest Turkey". Eur J Gen Med 1(3), pp.21-25. 18. Zaleski A, Shokeir MK, Gerrard JW (1972), "Enuresis: familial incidence and relationship to allergic disorders". Canadian Medical Association journal, 106(1), pp.30-31. 19. Watanabe H, Kawauchi A (1994), "Nocturnal enuresis: social aspects and treatment perspectives in Japan". Scand J Urol Nephrol, Suppl 163, pp.29–38. Ngày nhận bài báo: 19/06/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_tieu_dam_don_thuan_nguyen_phat_o_tre_em_tu_6_den_10.pdf
Tài liệu liên quan