Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi 6 tháng đầu năm 2010 tại phòng bvsktw-2b

Do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu hạn chế trong những đối tượng đặc biệt được chăm sóc theo dõi tốt cho nên chúng tôi chỉ đưa ra một số nhận xét. Bệnh nhân ĐTĐ trong các đối tượng quản lý từ 60 tuổi trở lên chiếm 23,5 %, Tỷ lệ ĐTĐ thể mập chiếm 60% mặc dù đã được điều trị tích cực. Các bệnh nhân đều có thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm trở lên. Có nhiều bệnh phối hợp ít nhất từ 3 bệnh trở lên. Các biến chứng ĐTĐ gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là: tăng huyết áp chiếm cao nhất (90%), TMCT chiếm 51%, đục T3 chiếm 75 %. Số bệnh nhân tuân thủ tốt theo điều trị đạt 70%. Mục tiêu phấn đấu để đạt mục đích phòng bệnh tốt đạt 52%, do đó những biến chứng nặng không xảy ra trong thời gian qua. ĐTĐ ở người cao tuổi là bệnh phổ biến. Bệnh nhân ĐTĐ cao tuối thường mắc nhiều bệnh phối hợp. Để ngăn ngừa các biến chứng, nâng cao chất lượng sống của những bệnh nhân này cần sự phối hợp đồng bộ các biện pháp: Chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ dung thuốc.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi 6 tháng đầu năm 2010 tại phòng bvsktw-2b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 203 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 TẠI PHÒNG BVSKTW-2B Trần Quốc Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tỷ lệ ĐTĐ và những biến chứng của bệnh trong đối tượng cán bộ cao cấp cao tuối đang được phòng quản lý. Sự tuân thủ điều trị và hiệu quả trong dự phòng biến chứng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Tất cả cán bộ cao cấp có tuối từ 60 trở lên đánh giá qua kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng đầu năm 2010 và sổ theo dõi bệnh nhân do phòng quản lý. Kết quả: Có 20 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trong 85 người được quản lý, chiếm 23,5%. Trong đó ĐTĐ thể mập chiếm 60%, tất cả bệnh nhân này đều có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên và có nhiều bệnh phối hợp. Biền chứng thường gặp cao nhất là tim mạch, đục thuỷ tinh thể. Sự tuân thủ tốt các chế độ điều trị đạt 70%, mục đích dự phòng tốt đạt 52%. Kết luận: ĐTĐ ở người cao tuối là bệnh phổ biến. Bệnh nhân ĐTĐ cao tuối thường mắc nhiều bệnh phối hợp. Để ngăn ngừa các biến chứng, nâng cao chất lượng sống của những bệnh nhân này cần sự phối hợp đồng bộ các biện pháp: Chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ dung thuốc. Trong đó phòng BVSKTW-2B cần tập trung hơn vào quản lý chế độ ăn, chế độ vận động hơn nữa. Từ khóa: Đái tháo đường. ABSTRACT THE MANAGEMENT OF DIABETES IN ELDERLY 6 MONTHS EARLY OF 2010 AT CENTRAL HEALTH CARE UNIT – 2B Tran Quoc Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 203 - 209 Objectives: Research the proportion and complications of diabetes in observed patients. The management and effectiveness of the treatment in preventing complications . Material and method: CT-scan for all the senior executives aged 60 and above will be assessed through the result from the periodical health check in the first 6 month of 2010 and the data from the Management Unit's Patient check log. Result: 20 out of 85 patients show case of diabetes, or 23.5% of the observed patients. Diabetes type 2 make up 60%. All of these patients have history of diabetes for at least 5 years and the high risks of other diseases, complications include high blood pressure, ischemia and retinal damage. Treatment management rate is 70% and highest prognosis rate is 52% . Conclusion: Diabetes is common in the elderly. In preventing the complications and improve the lifestyle for the observed senior patients, there have to be a good correlation in dietetic support, exercise and medication. The Central Care Unit - 2B's main focus will be to manage better dietetic and exercise support. Key words: Diabetes. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối tượng phòng BVSKTW-2B quản lý chủ yếu là người cao tuổi, đặc điểm đặc biệt của người cao tuổi là diễn biến bệnh không điển hình, đa bệnh tật, tỷ lệ bệnh tật tăng tỷ lệ thuận * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Quốc Hùng ĐT: 0903074008 Email: quochung405@yahoo.com, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 204 với tích tuổi, ĐTĐ một trong bảy bệnh thường gặp ở người cao tuổi. ngày xưa y học phương đông xếp chúng là một trong tứ chứng nan y. Là một bệnh tương đối phổ biến, hiện nay bệnh có xu hường ngày càng tăng. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia châu Á có số người ĐTĐ cao nhất, năm 2010 có khoảng 3,5% tương đương 3 triệu người mắc bệnh. Dự báo năm 2030 có 4,4 triệu người mắc bệnh(8). Theo khảo sát gần đây của hội ĐTĐ Việt Nam tỷ lệ người được chẩn đoán ĐTĐ quá thấp chỉ chiếm khoảng 30% và chỉ có gần ½ trong số này được điều trị, biến chứng của bệnh gây ra rất nhiều, tác động đến rất nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là những bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết, những hậu quả để lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống người cao tuổi. Các đối tượng của phòng mắc bệnh ĐTĐ là những người trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều người bị tra tấn tù đày, có thời gian bị bệnh kéo dài nhiều năm, bị ĐTĐ túp II, và được chăm sóc theo dõi tốt. Để đánh giá tình hình công tác quản lý, theo dõi, điều trị ĐTĐ ở nhóm đối tượng này chúng tôi làm nghiên cứu này với mục tiêu: - Tìm hiểu tỷ lệ bệnh ĐTĐ trong đối tượng CBCC đang quản lý, những biến chứng xảy ra. - Sự tuân thủ điều trị, và hiệu quả của điều trị trong dự phòng biến chứng. Tổng quan tài liệu Lâm sàng của bệnh ĐTĐ hiện tại thay đổi ở người cao tuổi nhất là vấn dề trong chẩn đoán và điều trị, ít nhất hơn ½ bệnh nhân ĐTĐ ở người cao tuổi không biết mình bị bệnh, đa số do tình cờ sau đợt kiểm tra sức khoẻ, hay khi có một nhiễm trùng, hay mắc một bệnh gì đó phát hiện ra. Do sinh lý học bình thường thay đổi liên quan đến tích tuổi. ĐTĐ ở người cao tuổi hiếm khi thấy những triệu chứng điển hình của tăng đường huyết, do ngưỡng đường của thận tăng với sự thuận lợi của tích tuổi, đường niệu không xuất hiện ở mức bình thường, đa niệu thường vắng mặt do người cao tuổi ít khát nước, ít uống nước. những thay đổi như nhầm lẫn, sự không kiềm chế, hoặc những biến chứng liên quan dến bệnh ĐTĐ thường là những triệu chứng hiện tại(3). Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là do sự kết hợp cuả các yếu tố môi trường và di truyền học trên nền những thay đổi bình thường của những biến đổi theo tuổi tác trong chuyển hóa carbohydrate. Trao đổi chất thay đổi ở người cao tuổi ĐTĐ khác với người trẻ(3). Một số lý do tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên theo tuổi. Di truyền mặc dù các gen cụ thể chưa được xác định nhưng rõ ràng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên theo tích tuổi ở những người gia đình có bệnh ĐTĐ. Ngoài ra còn có một số thay đổi liên quan đến tuổi trong chuyển hóa carbohydrate cho phép một bẩm chất di truyền cho bệnh tiểu đường để trở thành biểu hiện ở tuổi già. Chúng bao gồm những biến đổi trong việc mức đường máu gây tiết insulin (có thể do một phần tế bào beta phản ứng giảm xuống các hormone incretin GIP và GLP-1) và kháng trung gian xử lý glucose-insulin. Môi trường, lối sống: có sự gia tăng bệnh giữa chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và các loại đường đơn và ít hoạt động thể chất. Người cao tuổi đa bệnh tật. Vì vậy sử dụng nhiều loại thuốc và những tác động xấu có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose. Uống rượu vừa phải ở phụ nữ có thể bảo vệ chống lại bệnh ĐTĐ. Trong khi đó một lượng lớn chất sắt trong ăn uống có thể liên kết với tăng nguy cơ ĐTĐ ở người cao tuổi. Một số dự kiện như sự thiếu hụt một số chất vi lượng như kẽm, crom và các vi tamin như C, E góp phần vào sự phát triển của ĐTĐ những dự liệu này chưa rõ ràng. Thay đổi lối sống với chế độ ăn, vận động thích hợp ở người cao tuổi trong chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ hiệu quả hơn so với người trẻ. Sự hiện điện của viêm được chứng minh bằng sự tăng cytokine như phản ứng của protein C và yếu tố hoại tử khối u-anpha được liên kết với một tỷ lệ tăng bệnh ĐTĐ ở người cao tuối. Mặt khác mức cao của adiponectin (một adipocytokine làm tăng độ nhạy cảm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 205 insulin) liên quan với bằng chứng giảm bệnh ĐTĐ. Mức thấp testosterone ở nam và mức cao testosterone ở nữ liên quan với sự tăng ĐTĐ. Sự thay đổi trao đổi chất: Các bất thường chuyển hóa ở bệnh nhân trung niên với ĐTĐ túp 2 đã được nghiên cứu. Trong cả hai đối tượng béo phì và nạc có sự gia tăng sản xuất Glucose ở gan lúc đói, giảm glucose gây ra giải phóng insulin, đánh dấu một khiếm khuyết trong xử lý glucose insulin qua trung gian. Tự miễn dịch đóng vai trò chính trong bệnh nhân ĐTĐ túp 1. Có một số người lớn có tế bào islet kháng thể và những người này được xem là có ĐTĐ tiềm ẩn tự miễn ở người lớn. Trong tương lai các thông số tự miễn dịch có thể được khuyến cáo nên làm khi chẩn đoán ĐTĐ týp 2 kể từ khi vấn đề điều trị sớm Insulin được đưa ra. Có rất ít thông tin về sự bất thường sinh học phân tử bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi, không có bằng chứng về sự đột biến trong gen glucokinase, gen này kiểm soát sự nhạy cảm gluco của tế bào beta là sự khiếm khuyết ở bệnh nhân. Trong cơ xương, Insulin liên kết với các thụ thể của nó dẫn đến kích hoạt của insulin receptor tyrosinkinase. Mặc dù số lượng thụ thể insulin và ái lực là bình thường, một số bằng chứng cho thấy insulin receptor tyrosinekinase hoạt động có thể là khiếm khuyết bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi góp phần tạo nên kháng insulin. Quá trình tích tuổi là nét đặc trưng của sự rối loạn chức năng của ty thể nó góp phần làm giảm tiết insulin và sự nhạy cảm insulin. Cần những nghiên cứu sâu hơn trong sinh học phân tử để xác định lỗi rối loạn chuyển hoá glucose ở người cao tuối bị ĐTĐ. Hậu quả của tăng đường huyết kéo dài làm biến đổi hầu hết các cơ quan trong cơ thể nguy hiểm nhất là sự biến đổi này diễn ra từ từ bệnh nhân hầu như không cảm nhận được và khi nhận ra thì đã muộn. ĐTĐ gây ra vữa xơ động mạch ở mạch máu lớn, gây viêm động mạch ở mạch máu ngoại biên chi dưới, tạo các tổn thương Kimmelstiel-wilson đặc trưng bởi dày màng đáy mao mạch cầu thận, lắng đọng glycoprotein ở trung mạc. Tổn thương sớm nhất của bệnh thận ĐTĐ là microalbumin niệu nó không đặc trưng cho bệnh thận ĐTĐ mà còn có thể của nhiều bệnh lý khác. Không giống như các bệnh thận khác Protein niệu không giảm và ý có một sự gia tăng hấp thu glucoz ở ống thận (nên không có đường niệu) khi suy thận tiến triển trong bệnh thận ĐTĐ. Cơ chế gây biến chứng thần kinh còn nhiều điểm chưa rõ một số trường hợp gây liệt dây thần kinh sọ não được cho là do nhồi máu. Các bệnh lý thần kinh ngoại biên cảm giác và vận động hay thần kinh tự chủ được coi là do nhiễm độc chuyển hoá hay do thẩm thấu bởi đường huyết cao. Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc ĐTĐ do đường máu cao gây tổn thương phá huỷ mao mạch ở đáy mắt, thay đổi tính thấm thành mạch gây xuất huyết phù nề hậu quả gây phù hoàng điểm, đục dịch kính, bong võng mạc, tuỳ vào mức độ tổn thương mạch máu võng mạc người ta chia hai thể bệnh võng mạc ĐTĐ là không tăng sinh (là giai đoạn sớm nhất) và tăng sinh. Bệnh gia tăng khoảng 8% một năm, sau 8 năm có khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ mắc và sau 20 năm có thể tới 100%. Đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân do đường huyết cao. Đường huyết cao tạo Glycosyl-hoá protein của thuỷ tinh thể và sự dư thừa sorbitol tạo ra bởi sự gia tăng glucoz ở thuỷ tinh thể. Sự tích tụ sorbitol làm thay đổi độ thẩm thấu trong thuỷ tinh thể gây nên xơ hoá và tạo đục thuỷ tinh thể. Theo dự án quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ- BV Nội tiết TW thì người bị ĐTĐ có nguy cơ đục thuỷ tinh thể cao hơn 1,6 lần, nguy cơ tăng nhãn áp gấp 1,4 lần nguy cơ này tăng lên ở bệnh nhân lớn tuổi và ĐTĐ nhiều năm. Những kinh nghiệm thực tiễn từ nghiên cứu DCCT và UKPDS chỉ ra rằng: nếu kiểm soát tốt đường huyết có thể làm biến chứng ít xảy ra hơn, Điều trị tích cực ĐTĐ có cao HA Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 206 làm giảm đáng kể hầu hết các biến chứng, theo dõi lâu dài ĐTĐ bằng HbA1C có ưu thế hơn đường huyết, người có HbA1c 7% có ít tổn thương hơn người có HbA1C 7,9% chỉ cần giảm 0,9% HbA1C đã giảm được hầu hết các biến chứng liên quan đến ĐTĐ(1). Điều trị ĐTĐ là một sự tổng hợp đòi hỏi sự kết hợp hài hoà nhiều yếu tố, sự nhận thức đúng đắn khoa học về chính căn bệnh, sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, điều kiện tài chính để điều trị lâu dài. Phối hợp giữa không dùng thuốc (chế độ ăn ĐTĐ, chế độ vận động thích hợp) với thuốc điều trị ĐTĐ thích hợp. điều trị tích cực các bệnh khác đi kèm v.v.v. Với người cao tuổi mục tiêu là: Nâng cao chất lượng sống, làm chậm các biến chứng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân phòng BVSKTW-2B đang quản lý có tuổi từ 60 trở lên, đánh giá qua kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ sáu tháng đầu năm 2010 và sổ theo dõi bệnh nhân do phòng quản lý. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường: theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới năm 1999. Tăng huyết áp theo JNC VII. Rối loạn lipid máu theo ATP III. BMI theo TCYTTG dành cho người châu Á. Thận: dựa trên tổng phân tích nước tiểu (Microalbumin niệu, protein niệu) suy thận dựa trên độ thanh thải creatinin. Mắt: do BS chuyên khoa mắt khám và kết luận. Bảng các mục tiêu phấn đấu để đạt được mục đích phòng bệnh với người đã bị ĐTĐ. Theo sổ tay hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ, nhà xuất bản y học 1/2010. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong tổng số 85 đối tượng bệnh nhân hiện phòng đang quản lý có 20 bệnh nhân ĐTĐ chiếm 23,5%, trong đó nam 13, nữ 07. Bảng 1: Lớp tuổi và thời gian mắc bệnh ĐTĐ Thời gian mắc TuổiĐTĐ bệnh nhân Mới phát hiện 1-<5 năm 5-<10 năm ≥ 10 năm Tỷ lệ % 60-69 (n= 6 ) 0 0 5 1 30% 70 -79 (n= 6) 0 0 3 3 30% ≥ 80 (n= 8) 0 0 1 7 40% % 0% 0% 45% 55% 100% Nhận xét: Tất cả bệnh nhân ĐTĐ đều có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên trong đó lớp tuổi từ 80 trở chiếm tỷ lệ cao nhất và có thời gian mắc bệnh lâu nhất. Bảng 2: Các bệnh kết hợp kèm theo Số bệnh kèm theo Tuổi bệnh nhân 1 bệnh 2 bệnh 3 bệnh 4 bệnh ≥ 5 bệnh 60 - 69 0 0 3 2 1 70 – 79 0 0 3 1 2 ≥ 80 0 0 0 0 8 % 0% 0% 30% 15% 55% Nhận xét: Các bệnh nhân ĐTĐ đều có ít nhất 3 bệnh khác kèm theo trở lên, nhóm từ 80 tuổi trở lên có từ 5 bệnh kèm theo trở lên. Những biến chứng do ĐTĐ Bảng 3: Bệnh mạch máu lớn Dạng tổn thương THA TMCT NMCT TBMN mạch máu lớn ngoại vi n=20 18 16 1 1 2 Số người ĐTĐ % 90% 80% 5% 5% 10% n=85 56 43 4 6 4 Tổng số bệnh nhân quản lý % 66% 51% 5% 7 % 5% Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân cao tuổi bị ĐTĐ đều có tăng huyết áp. THA, TMCT ở nhóm người ĐTĐ cao hơn hẳn Bệnh mạch máu nhỏ Bảng 4: Biến chứng thận Dạng tổn thương Microalbumin niệu Protein niệu Suy thận mãn Số người n=20 10 5 1 % 50% 25% 5% Nhận xét: có 75% bệnh nhân có đạm niệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 207 Bảng 5: Biến chứng mắt Dạng tổn thương Tăng nhãn áp Đục T3 BC võng mạc Số người n=20 1 15 1 % 5% 75% 5% Nhận xét: Đục thuỷ tinh thể có trong 75% bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ Bảng 6: Mục tiêu phấn đấu để đạt được mục đích phòng bệnh với người đã bị ĐTĐ Chỉ số Đơn vị Tốt Vừa Xấu Đường máu khi đói mmol/l 4,4-6,1 ≤ 7,8 > 7,8 Số bệnh nhân N = 20 8 5 7 HbA1C % 7,5 Số bệnh nhân N=20 16 2 2 Đường niệu % 0 ≤ 0,5 > 0,5 Số bệnh nhân N = 20 18 2 0 Cholesterol.TP mmol/l < 5,2 < 6,5 ≥ 6,5 Số bệnh nhân N =20 13 7 0 LDL-C mol/L 2,5 2,6-4,4 ≥ 4,5 Số bệnh nhân N = 20 7 13 0 HDL-C mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Số bệnh nhân N = 20 10 7 3 TG- Khi đói Mmol/l 2,2 Số bệnh nhân N = 20 8 2 10 BMI Nam, nữ 18,5-22,9 >23 Số bênh nhân N = 20 8 12 Huyết áp mmHg ≤ 120/80 ≤ 140/95 > 160/95 Số bệnh nhân N = 20 6 12 2 Trung bình% các chỉ số 52,2% 27,8% 20% Nhận xét: kết quả điều trị trong thời gian qua các chỉ số: đạt tốt nhất là chỉ số HbA1C 80% (< 6,5), cholesterol 65% (<5,2) đạt trung bình: LDL-C 65% (2,4-4,4) và huyết áp 60% (≤120/80), không đạt cao nhất là chỉ số BMI 60% (>23) Bảng 7: Sự tuân thủ điều trị Các chế độ Mức độ Chế độ ăn Chế độ vân động Chế độ dùng thuốc Tỷ lệ % Thực hiện tốt 8 16 18 70% Thực hiên TB 10 4 2 26,6 Thực hiện kém 2 0 0 3,3% Nhận xét: tuân thủ điều trị tốt đạt 70%. BÀN LUẬN Trong tổng số 85 bệnh nhân phòng BVSKTW-2B quản lý hiện tại tuổi từ 60 trở lên có 20 bệnh nhân ĐTĐ chiếm 23,5% trong đó có 7 nữ, 13 nam. Do số liệu còn hạn chế trong một diện quản lý hẹp nên trong nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo hướng dẫn cho những nghiên cứu sau với cỡ mẫu lớn hơn. Theo tài liệu cập nhật của hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ năm 2009 có 23,1% người từ 60 tuổi trở lên mắc ĐTĐ ở Mỹ. Tỷ lệ này cũng tương đương nghiên cứu của chúng tôi, do đặc điểm bệnh nhân phòng đang quản lý có số lượng nam/nữ > 3 lần nhưng tỷ lệ ĐTĐ của chúng tôi Nữ /nam = 7/13, tỷ lệ này khác biệt với những nghiên cứu trong và ngoài nước tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi nữ/nam #3 lần. Trong tất cả bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu đều ở túp 2 diều này tương tự các nghiên cứu của BS Trần thị Thơ (1990), BS Nguyễn Thị Mây Hồng (2002) tại BV Thống Nhất(6). Thời gian mắc bệnh ĐTĐ dài hơn, số bệnh kèm theo nhiều hơn (bảng 1, bảng 2) so với các nghiên cứu khác của BS Nguyễn Thị Mây Hồng tại BVTN 2002 ĐTĐ trên 5 năm 29%, trên 10 năm 18,2% sự khác biệt này có lẽ là do các đối tượng của nghiên cứu đa số trải qua nhiều cuộc kháng chiến, nhiều người trải qua tra tấn tù đày. Những tổn thương mạch máu lớn không chỉ riêng trong bệnh ĐTĐ mà nó có trong nhiều loại bệnh tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 1 so sánh với kết quả nhóm người cao tuổi đang quản lý thấy tỷ lệ THA, TMCT ở nhóm ĐTĐ cao hơn hẳn, tuy nhiên tỷ lệ NMCT, TBMN, bệnh mạch máu lớn ngoại vi không có sự khác biệt. So sánh với tỷ lệ chung của người từ 60 tuổi trở lên ở Mỹ khoảng 75% người lớn ĐTĐ có huyết áp cao và nguy cơ đột quỵ ở người ĐTĐ cao hơn 2-4 lần người khác và NC của BS Nguyễn Thị Mây Hồng 2002 với 93 người ĐTĐ có tỷ lệ THA=73,6%, TMCT=56%, NMCM (8,6%) và TBMN (31%) Tỷ lệ THA, TMCT tương đương với tỷ lệ bệnh của nhóm nghiên cứu người từ 60 trở lên của chúng tôi. Tuy nhiên tỷ lệ NMCT, TBMN của chúng tôi thấp hơn có lẽ do nhóm của chúng tôi được theo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 208 dõi chặt chẽ kỹ hơn nên những biến chứng nặng nề ít xảy ra hơn. Bệnh mạch máu nhỏ trong đó biến chứng thận do chúng tôi có ít thông tin nghiên cứu về microalbumin niệu ở người cao tuối ĐTĐ và do đặc điểm của bệnh thận ĐTĐ là protein niệu không giảm khi suy thận tiến triển, trong nghiên cứu của chúng tôi có 75% bệnh nhân có đạm niệu. Trong các biến chứng mắt thì đục T3 chiếm cao nhất chiếm 75%. Đục T3 do nhiều nguyên nhân trong đó do tuổi, do ĐTĐ là chủ yếu. Do không kiểm tra chung cho tất cả bệnh nhân để có số liệu so sánh nên hạn chế chưa có nhận xét bệnh mắt ở người ĐTĐ có cao hơn hay không. Các bệnh về thần kinh ngoại biên do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây đoạn chi không do chấn thương. Theo Adam R khoảng 15% bệnh nhân ĐTĐ có triệu chứng thần kinh ngoại biên. Theo NC của BS Ngô Thị Giang trong NCKH 2005 BVTN thì biến chứng thần kinh tăng theo thời gian ĐTĐ và sự điều trị, người điều trị đều thì biến chứng chậm xảy ra, biến chứng xảy ra nhẹ hơn, người điều trị không đều biến chứng xảy ra cao gấp 3 lần so với người điều trị đều. Với người ĐTĐ < 5 năm có khoảng 20% có biến chứng thần kinh ngoại vi, 5-10 năm có khoảng 35%, > 10 năm có khoảng 45%(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi do số lượng bệnh nhân ĐTĐ nhỏ ghi nhận của chúng tôi có 01 bệnh nhân mất cảm giác, đau 01, ngứa 03, nóng ran 03 như vậy có 8/20 =40% bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên. Không có bệnh nhân nào bị bàn chân tiểu đường. Trong sổ tay hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ của ban BVCSSKCBTW do TS Nguyễn Quốc Triệu chủ biên(8). Phát hành tháng 1/2010 hướng dẫn bảng các chỉ số mục tiêu phấn đấu để đạt được mục đích phòng bệnh với người đã bị ĐTĐ (bảng 4) đây là bảng tổng hợp những chỉ số liên quan đến biến chứng của ĐTĐ. HbA1C tốt nhất trong theo dõi điều trị phải đạt < 6,5%, nó đánh giá khoảng thời gian trong 3 tháng qua mức đường huyết bình thường và không dao động, đây là mức lý tưởng với bệnh nhân ĐTĐ. Trong NC của BS Nguyễn Thị Mây Hồng(6) theo dõi bệnh nhân ĐTĐ nhập viện khoa THB3 năm 2002 thấy tỷ lệ HbA1c mức trung bình chỉ đạt 8,8%, trong khi đó của chúng tôi là 16/20 = 80%. Mặt khác các rối loạn chuyển hoá lipid cũng rất quan trọng. Theo NC của BS Nguyễn Bá Lương và CS năm 2006 trong KYCTNCKH.BVTN năm 2006 thấy ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ tăng cholesterol là 52%, tăng triglyceride 76,6%, giảm HDL-C 23,4%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm ĐTĐ có THA cao hơn ở nhóm ĐTĐ không THA(5). Trong NC của chúng tôi tỷ lệ tăng triglyceride là 50%, tỷ lệ giảm HDL-C là 15%, tỷ lệ tăng cholesterol là 35%, sự khác biệt này là do các đối tượng của chúng tôi được quản lý, điều trị, theo dõi tốt. Trong NC của chúng tôi bệnh nhân ĐTĐ thể mập chiếm 60% (có BMI > 23) điều này khác biệt với một số nghiên cứu trong cộng đồng và BV.Thống Nhất những năm 2001 ĐTĐ ở người cao tuổi đa số thể gày. Tại các nước phát triển bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thể mập chiếm 80-90%. Có lẽ do mức sống hiện tại được nâng lên và CBCC được chăm lo tốt hơn. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ khoảng 2/3 tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ ở người ĐTĐ. Trong suốt thời gian 5 năm gần đây chúng tôi không có bệnh nhân đột quỵ, có 01 bệnh nhân NMCT cấp/ ĐTĐ còn lại các bệnh nhân NMCT, TBMN đều là cũ của những năm trước kia. Có 90% bệnh nhân THA ở bệnh nhân ĐTĐ nhưng do điều trị tích cực mức huyết áp đều đạt tốt chỉ có 02 trường hợp huyết áp > 160/95 mmHg trong nghiên cứu của chúng tôi. Qua các chỉ số ở bảng 4 của chúng tôi thấy mục tiêu đạt được Tốt > 50%, không đạt chỉ 20%. Do được quản lý theo dõi chăm sóc tại nhà hoặc tại cơ quan thường xuyên liên tục nhất là từ sau khi ban BVCSSKCBTW được củng cố lại, việc chăm lo sức khoẻ cho cán bộ cao cấp đi vào nề nếp, quy củ hơn, do đó việc tuân thủ điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 209 tốt hơn (Bảng 5) việc phối hợp trị liệu để đạt được mục tiêu tốt hơn. KẾT LUẬN Do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu hạn chế trong những đối tượng đặc biệt được chăm sóc theo dõi tốt cho nên chúng tôi chỉ đưa ra một số nhận xét. Bệnh nhân ĐTĐ trong các đối tượng quản lý từ 60 tuổi trở lên chiếm 23,5 %, Tỷ lệ ĐTĐ thể mập chiếm 60% mặc dù đã được điều trị tích cực. Các bệnh nhân đều có thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm trở lên. Có nhiều bệnh phối hợp ít nhất từ 3 bệnh trở lên. Các biến chứng ĐTĐ gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là: tăng huyết áp chiếm cao nhất (90%), TMCT chiếm 51%, đục T3 chiếm 75 %. Số bệnh nhân tuân thủ tốt theo điều trị đạt 70%. Mục tiêu phấn đấu để đạt mục đích phòng bệnh tốt đạt 52%, do đó những biến chứng nặng không xảy ra trong thời gian qua. ĐTĐ ở người cao tuổi là bệnh phổ biến. Bệnh nhân ĐTĐ cao tuối thường mắc nhiều bệnh phối hợp. Để ngăn ngừa các biến chứng, nâng cao chất lượng sống của những bệnh nhân này cần sự phối hợp đồng bộ các biện pháp: Chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ dung thuốc. Trong đó phòng BVSKTW-2B cần tập trung vào quản lý chế độ ăn, chế độ vận động hơn nữa. TỪ VIẾT TẮT BVCSSKCBTW: bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương; BV: bệnh viện; CS: cộng sự; ĐTĐ: Đái tháo đường; NC: nghiên cứu; TB: trung bình; THA: tăng huyết áp; TMCT: thiếu máu cơ tim; T3: thuỷ tinh thể; KYCTNCKH.BVTN: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Thống Nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê. (2007): Bệnh ĐTĐ, nội tiết học đại cương, nhà xuất bản y học 2007.tr 373-456 2. Meneilly GS, Tessier D (2001): Diabetes in elderly adults. J Gerontol Med Sci 56A:M5–M13. 3. Meneilly GS. (2009): Pathophysiology of diabetes in the elderly. In: Sinclair AJ, ed. Diabetes in Old Age. West Sussex,UK: Wiley- Blackwell: 3-13. 4. Ngô Thị Giang và CS (2005): Đặc điểm bệnh lý thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ĐTĐ túp II tại BVTN, Kỷ yếu công trình khoa học BV Thống Nhất năm 2005, Tr 357-361 5. Nguyễn Bá Lương và CS (2006): Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp bằng siêu âm DOPPLE tim. Kỷ yếu công trình khoa học BV Thống Nhất năm 2006, tr 75 6. Nguyễn Thị Mây Hồng và CS (2002): Một số nhạn xét về các trường hợp ĐTĐ nhập khoa nội THB3. Kỷ yếu công trình khoa học BV Thống Nhất năm 2002, tr 279-295 7. Nguyễn Thi Nhạn. (2005): Đái tháo đường có tăng huyết áp. Kỷ yếu toàn văn đại hội Hội nội tiết đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, tr 861-865 8. Tạ Văn Bình (2010): Phát hiện sớm và dự phòng bệnh ĐTĐ. Sổ tay hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ. Nhà xuất bản y học 1/2010, tr 238-247

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_quan_ly_benh_dai_thao_duong_o_nguoi_cao_tuoi_6_tha.pdf
Tài liệu liên quan