Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có hội chứng chuyển hóa

Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân có HCCH Qua phân tích các dữ kiện trong nghiên cứu chưa thấy có sự khác biệt về hình thái tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong hai nhóm có và không có HCCH. Cũng như chưa thấy có sự khác biệt về độ nặng của tổn thương động mạch vành được đánh giá thông qua số nhánh tổn thương và thông qua thang điểm Gensini. Kết quả này chưa thống nhất với kết quả của rất nhiều nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Tú Quỳnh ghi nhận nguy cơ tổn thương đa nhánh và nguy cơ hẹp nặng động mạch vành ở bệnh nhân có HCCH cao hơn là ở bệnh nhân không có hội chứng này. Tác giả Đỗ Thị Thu Hà(1) cũng ghi nhận bệnh nhân có HCCH có tổn thương đa nhánh và tổn thương hẹp nặng động mạch vành cao hơn ở bệnh nhân không có HCCH. Nhiều tác giả nước ngoài như Mehmet Birhan Yilmaz, Bela C. Solymoss, Jobien K. Olijhoek cũng đưa ra các kết quả tương tự(3,5,6). Nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là cỡ mẫu còn nhỏ, nên có khả năng nghiên cứu chưa đủ mạnh để phát hiện ra mối liên hệ giữa HCCH và bệnh lý mạch vành. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tương đồng với kết quả của hai nghiên cứu “PROSPER” và “BRHS” đã được tác giả Naveed Sattar công bố trên tạp chí The Lancet gần đây vào tháng 05/2008(2). Trong kết quả nghiên cứu “PROSPER” thực hiện trên 23770 người theo dõi trong thời gian gần 2 năm từ tháng 12/1997 đến 5/1999 tại Anh cho thấy HCCH không kết hợp với tăng nguy cơ bệnh tim mạch (HR 1,07, 95%, CI 0,86 - 1,32), và trong nghiên cứu “BRHS” thực hiện trên 2.737 đối tượng nam giới theo dõi trong 7 năm từ 1999 đến 2006 tại Anh ghi nhận HCCH có “kết hợp khiêm tốn” với nguy cơ tim mạch (HR 1,27, 95%, CI 1,04 - 1,56). Một điểm tương đồng khác nữa là mẫu nghiên cứu của chúng tôi và hai nghiên cứu trên đều chủ yếu là người lớn tuổi. Nên khả năng không có sự liên quan giữa HCCH và bệnh mạch vành ở người cao tuổi là có thể xảy ra, tuy nhiên cần phải có thêm nghiên cứu với cỡ mẫu đủ lớn để khẳng định điều này.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có hội chứng chuyển hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 110 ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Nguyễn Đức Công*, Hồ Thượng Dũng*, Lê Đức Sỹ*, Nguyễn Công Vân* TÓM TẮT Hội chứng chuyển hóa (HCCH) được xem là nguy cơ của xơ vữa động mạch (XVĐM) nói chung và XVĐM vành nói riêng Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất và đặc điểm HCCH theo NCEP ATP III áp dụng ở người Châu Âu và khảo sát sự liên quan giữa HCCH với tình trạng tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân có nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 45 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp và có chụp mạch vành vào viện điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả: Tần suất HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp là 33%. Tỉ lệ bệnh nhân có HCCH không khác biệt giữa hai giới (nam: 31,6%, nữ: 42,9%, p=0,670). Chưa thấy có sự khác biệt về hình thái tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân NMCT cấp giữa hai nhóm có và không có HCCH (p = 0,831). Tương tự, chưa thấy sự khác biệt về độ nặng của tổn thương động mạch vành theo thang điểm Gensini ở bệnh nhân NMCT cấp giữa hai nhóm có và không có HCCH (p=0,364). Kết luận: Tần suất HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp là 33%. Chưa ghi nhận sự liên quan giữa HCCH và hình thái, độ nặng của tổn thương mạch vành ở bệnh nhân có NMCT cấp. Từ khóa: Tổn thương mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng chuyển hóa. ABSTRACT ANGIOGRAPHIC CORONARY ARTERY LESIONS OF THE ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION PATIENTS WITH METABOLIC SYNDROME Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung, Le Duc Sy, Nguyen Cong Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 110 - 114 Objectives: To estimate the prevalence and characteristics of metabolic syndrome (MS) according to NCEP ATP III applied for Asian population and to find out the relationship between this syndrome and severity of coronary artery on angiographic in acute myocardial infarction (AMI) patients. Methods: A cross – sectional descriptive study was conducted in 45 patients undergoing a coronary artery angiography in the Department of Cardiovascular Intervention, Thong Nhat Hospital. Results: The AMI patients were divided into two groups with or without MS. The prevalence of MS in AMI patients is 33%. There was no gender differences in prevalence of MS (female 42.9% vs. male 31.6%, p = 0.670). No statistically significant differences was observed in morphologic characteristics of coronary lesions between the two groups (p = 0.831). Our study also showed no significant differences in severity of coronary assessed with the Gensini scale between the groups (p = 0.364) Conclusions: The MS affects about 33% of patients with AMI. There was no correlation noted between MS and morphologic characteristics and severity of coronary lesions in the AMI patients. * Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM Liên hệ PGS.TS. Nguyễn Đức Công, E-mail: nguyenduccong1680@yahoo.com.vn, ĐT: 0982160860 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 111 Key words: Coronary artery lesions, acute myocardial infarction, metabolic syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ HCCH có rất sớm từ đầu thập niên những năm 1950, sau đó nó được chấp nhận và sử dụng một cách rộng rãi. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến HCCH đã được tiến hành và qua đó nổi lên một vấn đề rất được y giới quan tâm đó là sự liên quan giữa HCCH và bệnh lý động mạch vành. Có một số ý kiến cho rằng HCCH là một yếu tố nguy cơ mới của bệnh lý mạch vành. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện một số ý kiến theo chiều hướng ngược lại. Trong bài báo công bố kết quả của hai nghiên cứu lớn là “Prospective Study of Pravastatin in the Elderly at Risk” (PROSPER) và “The British Regional Heart Study” (BRHS) đăng trên tạp chí The Lancet vào ngày 23/5/2008(2), các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng HCCH kết hợp cao với nguy cơ đái tháo đường, nhưng lại không kết hợp với nguy cơ bệnh tim mạch. Thậm chí trong một bình luận đi kèm, Tiến sĩ Richard Kahn - Hiệp Hội Đái Tháo Đường Mỹ (American Diabetes Association) cho rằng những kết quả của nghiên cứu này "đã đóng thêm một chiếc đinh vào quan tài của hội chứng chuyển hoá". Tuy nhiên, hai nghiên cứu này có hạn chế: mẫu bao gồm những người lớn tuổi (70 - 82 ở nghiên cứu “PROSPER” và 60-79 ở “BRHS”). Cho đến hiện nay, vấn đề này vẫn chưa có được sự đồng thuận chung. Để góp phần vào các số liệu nhằm xác định mối liên quan của HCCH và bệnh lý động mạch vành chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có HCCH. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến tháng 08/2009 chúng tôi thu thập được 45 trường hợp vào mẫu nghiên cứu thỏa điều kiện: tất cả các bệnh nhân vào điều trị tại khoa Tim mạch Can thiệp, bệnh viện Thống Nhất (Bộ Y tế) được chẩn đoán là NMCT cấp và có chụp động mạch vành. Tiêu chuẩn loại trừ Chúng tôi đã không chọn vào mẫu nghiên nghiên cứu những trường hợp bệnh nhân tử vong hoặc chuyển viện trong 24 giờ đầu, có bệnh lý viêm nhiễm nặng cấp tính. Thu thập số liệu Tất cả bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, được đo huyết áp, vòng eo, cân nặng, chiều cao. Thực hiện các xét nghiệm lúc đói (nhịn ăn tối thiểu 8 giờ): đường huyết, mỡ máu, Bệnh nhân được đo điện tim đồ, được chụp mạch vành bằng máy DSA tại phòng thông tim bệnh viện Thống Nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp dụng cho người Châu Á khi có ≥ 3/5 tiêu chuẩn sau đây: 1) vòng eo ≥ 90cm ở nam và ≥ 80cm ở nữ; 2) Triglycerid ≥ 150mg/dl; 3) HDL-C < 40mg/dl ở nam và < 50mg/dl ở nữ; 4) huyết áp ≥ 130/85 hoặc đang dùng thuốc hạ áp; 5) đường huyết đói ≥ 110 mg/dl hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết. Đánh giá hình thái tổn thương mạch vành quả kết quả chụp mạch vành: được xem là dạng S (stenosis: hẹp) khi tổn thương có vai trò của mảng xơ vữa gây hẹp trên 50% khẩu kính lòng mạch. Ngược lại, tổn thương chủ yếu do huyết khối và không có vai trò của xơ vữa loøng mạch hoặc xơ vữa gây hẹp dưới 50% lồng mạch được xem là dạng NS (non stenosis). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 112 Kiểu S Kiểu NS Hình 1: Định nghĩa kiểu tổn thương mạch vành. Đánh giá độ nặng của tổn thương mạch vành dựa theo thang điểm Gensini. Bảng 1: Thang điểmGensini Tính điểm: theo mức độ hẹp Hệ số: theo vị trí tổn thương 25% - 49%: 1 điểm LM: X 5 50% - 74%: 2 điểm LAD1: X 2.5 75% - 89%: 4 điểm LAD2: X 1.5 90% - 98%: 8 điểm LCx1: X 2.5 Bán tắc (99%): 16 điểm RCA, LAD3, PLA, OM: X 1 Tắc hoàn toàn: 32 điểm Các phân đoạn còn lại: x 0.5 Chỉ số Gensini được tính bằng tổng điểm số của toàn bộ các tổn thương sau khi nhân với hệ số. Xử lý số liệu Xử lý các dữ kiện bằng phần mềm SPSS for Window 12.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2: Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu Tổng số (n = 45) Trung bình ± Độ lệch chuẩn 61,58 ± 13,9 < 60 tuổi n (%) 17 (37,8) Tuổi (năm) ≥ 60 tuoåi n (%) 28 (62,2) Nam, n (%) 38 (84,4) Giới Nữ, n (%) 7 (15,6) Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu nam nhiều hơn nữ, độ tuổi trên 60 chiếm chủ yếu. Bảng 3: Tần suất HCCH ở bệnh nhân nhồi máu cớ tim cấp Tần suất Tỷ lệ % HCCH (+) 15 33,3% HCCH (-) 30 66,7% Cộng 45 100% Nhận xét: Tần suất HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp là 33%. Bảng 4: Tần suất HCCH ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp theo giới tính Nam (n=38) Nữ (n=7) X2 p HCCH (+), n (%) 12 (31,6) 3 (42,9) HCCH (-), n (%) 26 (68,4) 4 (57,1) 0,338 0,670 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có HCCH giữa hai giới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có HCCH: HCCH (-) HCCH (+) X2 p Kiểu NS, n (%) 13 (43,3) 6 (40,0) Kiểu S, n (%) 17 (56,7) 9 (60,0) 0,046 0,831 b a a b a Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 113 Nhận xét: Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tổn thương mạch vành dạng “S” giữa hai nhóm. Bảng 6: Tỷ lệ tổn thương đa nhánh mạch vành trong bệnh nhân có HCCH: HCCH (-) HCCH (+) X2 P Đơn nhánh, n (%) 16 (53,3%) 5 (33,3%) Đa nhánh, n (%) 14 (46,7%) 24 (66,7%) 1,607 0,205 Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương đa nhánh động mạch vành trong hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 7. Độ nặng của tổn thương mạch vành trên bệnh nhân có HCCH đánh giá theo thang điểm Gensini: Điểm trung bình t p HCCH (-) 50,22 ± 30 HCCH (+) 40,87 ± 15 0,918 0,364 Nhận xét: Độ nặng của tổn thương mạch vành đánh giá theo thang điểm Gensini không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bệnh viện Thống Nhất có tính đặc thù bệnh nhân chủ yếu là đối tượng cán bộ, cho nên trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi, độ tuổi trung bình 61, và nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (84,4% so với 15,6%), điều này cũng có thể do tiêu chuẩn chọn mẫu của chúng tôi là người có bệnh mạch vành, trong khi đó giới nam lại là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Tần suất và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tần suất của HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp là 33%. Con số này có hơi thấp so với một số nghiên cứu trước đây, như trong nghiên cứu của tác giả Bela C. Solymoss được tiến hành trên 1180 bệnh nhân có bệnh mạch vành trong thời gian từ 4/1991 đến 3/1992 tại Canada ghi nhận tần suất HCCH là 51%(5), trong nghiên cứu của Mehmet Birhan Yilmaz thực hiện trên 306 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên trong thời gian từ 1/2000 đến 1/2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận tần suất HCCH là 49%(6). Ở Việt Nam, tần suất HCCH trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thu Hà thực hiện trên 146 bệnh nhân có bệnh mạch vành tại khoa Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ 8/2005 đến 5/2006 là 57,5%(1) và tương tự tần suất HCCH trong nghiên cứu của tác giả Phạm Tú Quỳnh là 48,98%(4). Khảo sát HCCH theo giới trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ HCCH ở hai giới, điều này có khác với kết quả của những nghiên cứu trước đây hầu hết đều ghi nhận tỷ lệ HCCH ở nữ cao hơn nam, như trong nghiên cứu của tác giả Phạm Tú Quỳnh(4) tỷ lệ HCCH ở nữ là 70,3% cao hơn ở nam 36,44% (p < 0,001), kết quả cũng tương tự ở nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thu Hà(1) (nữ 72,2%, nam 52,7%, p < 0,04). Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân có HCCH Qua phân tích các dữ kiện trong nghiên cứu chưa thấy có sự khác biệt về hình thái tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong hai nhóm có và không có HCCH. Cũng như chưa thấy có sự khác biệt về độ nặng của tổn thương động mạch vành được đánh giá thông qua số nhánh tổn thương và thông qua thang điểm Gensini. Kết quả này chưa thống nhất với kết quả của rất nhiều nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Tú Quỳnh ghi nhận nguy cơ tổn thương đa nhánh và nguy cơ hẹp nặng động mạch vành ở bệnh nhân có HCCH cao hơn là ở bệnh nhân không có hội chứng này. Tác giả Đỗ Thị Thu Hà(1) cũng ghi nhận bệnh nhân có HCCH có tổn thương đa nhánh và tổn thương hẹp nặng động mạch vành cao hơn ở bệnh nhân không có HCCH. Nhiều tác giả nước ngoài như Mehmet Birhan Yilmaz, Bela C. Solymoss, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 114 Jobien K. Olijhoek cũng đưa ra các kết quả tương tự(3,5,6). Nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế là cỡ mẫu còn nhỏ, nên có khả năng nghiên cứu chưa đủ mạnh để phát hiện ra mối liên hệ giữa HCCH và bệnh lý mạch vành. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tương đồng với kết quả của hai nghiên cứu “PROSPER” và “BRHS” đã được tác giả Naveed Sattar công bố trên tạp chí The Lancet gần đây vào tháng 05/2008(2). Trong kết quả nghiên cứu “PROSPER” thực hiện trên 23770 người theo dõi trong thời gian gần 2 năm từ tháng 12/1997 đến 5/1999 tại Anh cho thấy HCCH không kết hợp với tăng nguy cơ bệnh tim mạch (HR 1,07, 95%, CI 0,86 - 1,32), và trong nghiên cứu “BRHS” thực hiện trên 2.737 đối tượng nam giới theo dõi trong 7 năm từ 1999 đến 2006 tại Anh ghi nhận HCCH có “kết hợp khiêm tốn” với nguy cơ tim mạch (HR 1,27, 95%, CI 1,04 - 1,56). Một điểm tương đồng khác nữa là mẫu nghiên cứu của chúng tôi và hai nghiên cứu trên đều chủ yếu là người lớn tuổi. Nên khả năng không có sự liên quan giữa HCCH và bệnh mạch vành ở người cao tuổi là có thể xảy ra, tuy nhiên cần phải có thêm nghiên cứu với cỡ mẫu đủ lớn để khẳng định điều này. KẾT LUẬN Tần suất HCCH trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp là 33%. Chưa ghi nhận có sự liên quan giữa HCCH và hình thái, độ nặng của tổn thương mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Thu Hà (2008). “Tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh động mạch vành”, Luận văn thạc sỹ y học. 2. Naveed Sattar (2008). “Can metabolic syndrome usefully predict cardiovascular disease and diabetes? Outcome data from two prospective studies” Lancet. 2008 Jun 7;371(9628):1927-35. Epub 2008 May 22. 3. Olijhoek JK (2005). “Presence of metabolic syndrome does not impair coronary collateral vessel formation in patients with documented coronary artery disease”, Diabetes Care (28), pp.683-689 4. Phạm Tú Quỳnh (2006). “Sự liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và mức độ tổn thương động mạch vành” Luận văn thạc sỹ y học. 5. Solymoss BC, Bourassa MG, Lesperance J et al (2003). “Incidence and clinical characteristics of the metabolic syndrome in patients with coronary artery disease”, Coron Arter Dis (14), pp. 207-212. 6. Yilmaz MB, Guray U et al (2005). “Metabolic syndrome is associated with extension of coronary artery diseasein patients with non-st segment elevation acute coronary syndrome”, Coron Arter Dis (16), pp. 287-292.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_ton_thuong_dong_mach_vanh_o_benh_nhan_nhoi_mau_co_t.pdf