Bàn về một số yếu tố chưa tìm thấy mối liên
quan với tái phát sớm
Số lượng u trước mổ, L.Y. Yang(29) và các tác
giả khác(1,25) cho kết luận rằng, nhiều u là yếu tố
quan trọng liên quan đến tái phát sau mổ. Nhiều
u trước mổ có thể do nguyên nhân di căn trong
gan hoặc do phát triển từ nhiều sang thương
mới, trong đó tái phát sớm sau mổ chủ yếu do di
căn trong gan(18). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, không thấy có sự liên quan giữa yếu tố nhiều
u với tái phát sớm sau mổ, có thể giải thích vì
dân số nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là một
u, chỉ có 6 trường hợp hai u, một trường hợp ba
u và một trường hợp bốn u.
Về cắt gan theo giải phẫu hay không theo
giải phẫu, nhiều tác giả(5,8,30) cho thấy cắt gan
theo giải phẫu làm giảm tỷ lệ tái phát sớm,
cũng như tái phát sau mổ nói chung. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều nghiên cứu kết luận
không có sự liên quan có ý nghĩa giữa cắt gan
theo giải phẫu hay không theo giải phẫu với
tái phát sau mổ(3,14,23). Nghiên cứu của chúng
tôi, không thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa
cắt gan theo giải phẫu hay không theo giải
phẫu với tái phát sớm (p = 0,64) (Bảng 5).
Về khoảng cách từ u đến diện, hầu hết tái
phát sớm trong vòng một năm sau phẫu thuật là
do di căn trong gan, hiệu quả duy nhất của
khoảng cách từ u đến diện cắt là để giảm tỷ lệ tái
phát tại chỗ(17). Tuy nhiên tỷ lệ tái phát tại diện
cắt không cao, nghiên cứu của R.T.P. Poon(16) là
4%, của chúng tôi là 8,5% (5/59 TH) (Bảng 2). Do
vậy, vai trò của khoảng cách diện cắt trong tái
phát UTTBG là không cao. Trong nghiên cứu
này, không thấy có sự liên quan giữa khoảng
cách diện cắt với tái phát sớm (p = 0,9). Tương tự
nghiên cứu của R.T.P. Poon(16), khoảng cách diện
cắt dưới 10mm không liên quan đến tái phát
sớm trong vòng một năm.
Về mức độ xơ gan, nhiều nghiên cứu không
tìm thấy sự liên quan giữa xơ gan và tái phát sau
mổ(15,22); các nghiên cứu khác tìm thấy xơ gan có
mối liên quan đến tái phát muộn (chứ không
phải là tái phát sớm) và được giải thích rằng,
những nốt loạn sản trên nền gan xơ còn lại sau
phẫu thuật cắt gan có thể phát triển thành
UTTBG (nguồn gốc từ những sang thương mới),
thường xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật(13,19).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm ung thư tế bào gan tái phát sau phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 241
ĐẶC ĐIỂM UNG THƯ TẾ BÀO GAN TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT
Phan Văn Thái*, Nguyễn Hoàng Bắc**, Trần Công Duy Long**, Nguyễn Đức Thuận***,
Lê Tiến Đạt, Phạm Hồng Phú**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm của ung thư tế bào gan tái phát sau phẫu thuật, đánh giá các yếu tố nguy cơ
liên quan đến tái phát sớm sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 59 bệnh nhân, được chẩn đoán ung
thư tế bào gan (UTTBG) tái phát sau phẫu thuật mở tại bệnh viện Ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (BV
ĐHYD), phát hiện tái phát từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 4 năm 2014.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 51 (19 - 71 tuổi); tỷ lệ nam/ nữ là 8,8/ 1. Nhiễm vi rút viêm gan là
98,3%. Vị trí tái phát: 8,5% tái phát tại diện cắt; 22% tại hạ phân thùy (HPT) cạnh diện cắt; 11,9% tại HPT xa diện
cắt; 57,6% đa ổ ở nhiều HPT. Có 11,9% ngoài tái phát tại gan còn kèm di căn ngoài gan. Số u tái phát: 33,9% 1 u;
66,1% trên 1 u. Kích thước u tái phát trung bình 2.3 ± 0.8 cm (1 – 4,5cm). Huyết khối tĩnh mạch cửa lúc tái phát là
20,3%. Thời gian tái phát: 57,6% tái phát sớm trong vòng 12 tháng; 42,4% tái phát muộn sau 12 tháng; tái phát
sớm có số lượng u nhiều hơn tái phát muộn (χ2 , p = 0,005). U trước mổ ≥ 5cm, u không có vỏ bao, huyết khối tĩnh
mạch cửa, u biệt hóa kém, cắt gan lớn, AFP trước mổ ≥ 200 ng/mL, giai đoạn BCLC B hay C, AFP 2 tháng sau mổ ≥
20 ng/mL là các yếu tố nguy cơ liên quan đến tái phát sớm trong vòng 12 tháng sau phẫu thuật.
Kết luận: UTTBG tái phát có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên phần gan còn lại sau phẫu thuật. Tái phát
nhiều u khá phổ biến, nhất là những trường hợp tái phát sớm. Có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là các yếu tố về
khối u (kích thước, mức độ xâm lấncủa u) có liên quan đến tái phát sớm sau mổ.
Từ khóa: Ung thư tế bào gan tái phát, phẫu thuật cắt gan.
ABSTRACT
THE TITLE OF RESEARCH: CHARACTERISTICS OF RECURRENT HEPATOCELLULAR
CARCINOMA AFTER HEPATECTOMY
Phan Van Thai, Nguyen Hoang Bac, Tran Cong Duy Long, Nguyen Duc Thuan, Le Tien Dat,
Pham Hong Phu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 241 - 248
Objectives: To survey the characteristics of recurrence hepatocellular carcinoma after surgery, assessment of
risk factors related to early recurrence after surgery.
Method: A retrospective study describes 59 patients diagnosed recurrence hepatocellular carcinoma after
open surgery at the University Hospital of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City, detection of recurrence
from March 2011 to April 2014.
Results: The average age 51 (19 - 71 years old); male/ female is 8.8/1. Hepatitis virus infection is 98.3%.
Recurrent location: 8.5% marginal recurrence; 22% at an adjacent segment; 11.9% at a distal segment; 57.6%
multisegmental recurrence. Besides intrahepatic recurrence, 11.9% associated extrahepatic metastases. Number of
recurrent tumor: 33.9% with 1 tumor; 66.1% more than 1 tumor. Average recurrent tumor size 2.3 ± 0.8cm (1 –
4.5cm). Portal vein thrombosis when recurrence was 20.3%. Time of recurrence: 57.6% early recurrence within
* Bệnh viện Pháp Việt **Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM
*** Khoa Ngoại Tiêu hóa Gan Mật, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Văn Thái ĐT: 0903 883 686 E-mail: bsphanvanthai@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 242
12 months; 42.4% late recurrence after 12 months; Patient with early recurrence has more tumor number than
late recurrence (χ2, p = 0.005). Preoperative tumor size ≥ 5 cm, tumor without capsule, portal vein thrombosis,
poorly differentiated tumors, major hepatectomy, preoperative AFP ≥ 200 ng/mL, BCLC stage B or C, AFP 2
months after surgery ≥ 20 ng/mL as the risk factors related to early recurrence within 12 months after surgery.
Conclusion: Recurrent hepatocellular carcinoma can occur any position in the remaining liver after surgery.
Recurrence with multiple tumors are common, especially in the case of early recurrence. There are many risk
factors, especially the elements of the tumor (size, invasion of tumor) related to early recurrence.
Key words: Recurrent hepatocellular carcinoma, liver surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt gan điều trị UTTBG ngày
càng an toàn, với tỷ lệ tai biến, biến chứng và tử
vong thấp. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát khá cao, từ
38% đến 84% sau 5 năm điều trị phẫu thuật(24,26).
UTTBG tái phát sau phẫu thuật cắt gan xuất
phát từ hai nguyên nhân: di căn trong gan từ
khối u đã phẫu thuật (gọi tắt là di căn trong gan)
hoặc từ các sang thương khác nhau phát triển
trên nền gan bệnh lý (gọi tắt là sang thương
mới)(21,27). Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tái
phát như vậy, nên đặc điểm của UTTBG tái phát
sau phẫu thuật rất đa dạng.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát
đặc điểm của UTTBG tái phát sau phẫu thuật,
đồng thời đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan
đến tái phát sớm sau phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng
59 bệnh nhân được chẩn đoán UTTBG tái
phát sau phẫu thuật mở tại BV ĐHYD, phát hiện
tái phát trong thời gian từ tháng 3 năm 2011 đến
tháng 4 năm 2014
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được phẫu thuật mở lần đầu điều
trị UTTBG từ tháng 3 năm 2009, kết quả giải
phẫu bệnh mẫu bệnh phẩm phẫu thuật là
UTTBG, được chẩn đoán UTTBG tái phát theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh lý
Gan của Mỹ (AASLD) năm 2010.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân từng được can thiệp các phương
pháp điều trị khác trước phẫu thuật như: hủy u
bằng sóng cao tần (RFA) hoặc tắc mạch hóa chất
(TACE); khối UTTBG vỡ trước khi phẫu thuật
cắt gan; bệnh nhân không tái khám trước ngày
phát hiện tái phát hơn 6 tháng.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả loạt trường hợp.
BN sau cắt gan điều trị UTTBG được theo
dõi mỗi 2 tháng (quy trình của BV ĐHYD, áp
dụng chặt chẽ từ tháng 3 năm 2009). Thu thập
các trường hợp xuất hiện khối u mới, được chẩn
đoán là tái phát trong thời gian từ 3/2011 –
4/2014. Hồi cứu lại hồ sơ, loại bỏ những trường
hợp không đủ tiêu chuẩn chọn bệnh hoặc phạm
vào tiêu chuẩn loại trừ, số còn lại được ghi nhận
vào phiếu thu thập số liệu nghiên cứu gồm
những thông tin trước, trong phẫu thuật và quá
trình theo dõi sau phẫu thuật.
Quy trình theo dõi sau phẫu thuật cắt gan
điều trị UTTBG của BV ĐHYD: mỗi hai tháng,
nội dung theo dõi gồm: khám lâm sàng, các xét
nghiệm máu (luôn có AFP), siêu âm bụng, X-
quang phổi (nếu có gợi ý di căn phổi); trường
hợp nghi ngờ tái phát, có thể tái khám sau một
tháng, đồng thời chỉ định chụp cắt lớp điện toán
(CCLĐT) hoặc cộng hưởng từ (CHT).
Chẩn đoán UTTBG tái phát theo tiêu chuẩn
chẩn đoán UTTBG của AASLD – 2010(2): Khi u
gan có tính chất điển hình (tăng bắt thuốc thì động
mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch hay thì muộn) trên
hình cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ; hoặc
sinh thiết u cho kết quả UTTBG.
Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 16.0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 243
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu 59 trường hợp UTTBG
tái phát sau phẫu thuật mở lần đầu cắt gan điều
trị UTTBG. Trong đó 56 (94,9%) trường hợp
được chẩn đoán dựa vào hình ảnh điển hình trên
CCLĐT hoặc CHT; 3 (5,1%) trường hợp được
chẩn đoán dựa vào sinh thiết u gan.
Đặc điểm dân số mẫu trước và trong phẫu
thuật
Tuổi trung bình: 51 ± 11 tuổi; tuổi nhỏ nhất là
19; tuổi lớn nhất là 71. Tỷ lệ nam/ nữ là 8,8/ 1.
Bảng 1. Đặc điểm dân số mẫu
Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nhiễm vi rút viêm gan
B/ C/ B và C/ không nhiễm vi rút viêm gan
44/ 13/ 1/ 1
74,6/ 22,0/ 1,7/ 1,7
Child Pugh: 5 điểm/ 6 điểm/ 7 điểm 49 / 8/ 2 83,0/ 13,6/ 3,4
Xơ gan đại thể: không xơ /nhẹ/ trung bình/ nặng 10/ 26/ 17/ 6 16,7/ 44,1/ 28,8/ 10,2
AFP (ng/ml): < 20/ 20-199/ 200-999/ ≥ 1000 17/ 19/ 4/ 19 28,8/ 32,2/ 6,8/ 32,2
Đặc điểm u trước mổ:
- Số lượng u: 1u/ ≥ 2u
- Kích thước u: Trung bình 6,1 ± 2,5cm (3 - 15cm)
- Vỏ bao u (đại thể): u không vỏ bao/ u có vỏ bao
- U xâm lấn tĩnh mạch cửa (đại thể): không/ có
- Độ biệt hóa của u: tốt/ vừa/ kém
51/ 8
-
11/ 48
52/ 7
2/ 36/ 21
86,4/ 13,6
-
18,6/ 81,4
88,1/ 11,9
3,4/ 61,0/ 35,6
Đặc điểm về phẫu thuật:
- Cắt gan: theo giải phẫu/ không theo giải phẫu
- Số HPT gan cắt bỏ: 1HPT/ 2HPT/ 3HPT/ 4HPT
- Khoảng cách từ u đến diện cắt (mm):
20
- Máu mất trong mổ: Trung vị 150ml (20 - 1200ml)
- Thời gian phẫu thuật:
Trung bình: 150 ± 44 phút (60 - 280 phút)
42/ 17
13/ 21/ 21/ 4
11/ 17/ 18/ 13
-
-
71,2/ 28,8
22,0/ 35,6/ 35,6/ 6,8
18,6/ 28,8/ 30,5/ 22,1
-
-
Giai đoạn UTTBG theo BCLC (*) : A/B/C 18/ 32/ 9 30,5/ 54,2/ 15,3
(*) BCLC: Trung tâm Ung thư Gan Barcelona (Barcelona Clinic Liver Cancer)
Đặc điểm UTTBG tái phát sau phẫu thuật
Bảng 2. Đặc điểm UTTBG tái phát sau phẫu thuật
Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ %
AFP (ng/ml): < 20/ 20 – 199/ 200 – 999/ ≥ 1000 19/ 15/ 5/ 20 32,2/ 25,4/ 8,5/ 33,9
Vị trí u tái phát trong gan:
- Tại diện cắt/ HPT cạnh diện cắt
- HPT xa diện cắt/ Đa ổ nhiều HPT
5/13
7/34
8,5/22,0
11,9/57,6
Di căn ngoài gan (hạch cuống gan, hạch bụng; phổi; cột sống; xương
sườn; thượng thận phải)
7 11,9
Kích thước u tái phát (cm):
< 2cm/ ≥ 2cm
-Trung bình: 2,3 ± 0,8cm (1 - 4,5cm)
20/ 39
-
33,9/ 66,1
Số lượng u tái phát: 1u/ 2u/ 3u/ ≥ 4u 20/ 7/ 8/ 24 33,9/ 11,9/ 13,6/ 40,7
Huyết khối TMC lúc tái phát: Không/ có 47/ 12 79,7/ 20,3
Thời gian tái phát (tháng):
≤ 6/ 7 – 12/ 13 – 24/ > 24 tháng
- Trung bình: 12,4 ± 6,1 tháng (2 - 37 tháng)
24/ 10/ 17/ 8
-
40,7/ 16,9/ 28,8/ 13,6
Bảng 3. AFP lúc tái phát theo nhóm AFP tăng hay
không tăng trước mổ
AFP trước mổ
AFP lúc tái phát (%)
Không tăng (n =19) Tăng (n =40)
Không tăng (n = 17) 14 (82,4) 3 (17,6)
Tăng (n = 42) 5 (11,9) 37 (88,1)
AFP < 20 ng/ml: không tăng; AFP ≥ 20 ng/ml: tăng
Khi AFP trước mổ không tăng, thì lúc tái
phát có 82,4% trường hợp AFP không tăng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 244
Khi AFP trước mổ tăng, thì lúc tái phát có
88,1% trường hợp AFP tăng.
Bảng 4. Số lượng u tái phát theo nhóm tái phát sớm
hay tái phát muộn
Ðặc điểm u tái phát
Thời gian tái phát (%)
Phép
kiểm χ
2
≤ 1 năm
(n=34)
> 1 năm
(n=25)
Số lượng u tái phát
Ðặc điểm u tái phát
Thời gian tái phát (%)
Phép
kiểm χ
2
≤ 1 năm
(n=34)
> 1 năm
(n=25)
≤ 3 u (n=35) 15 (42,9%) 20 (57,1%) p = 0,005
> 3 u (n=24) 19 (79,2%) 5 (20,8%)
Tái phát sớm có số lượng u tái phát nhiều
hơn tái phát muộn (χ2, p = 0,005).
Yếu tố nguy cơ liên quan đến tái phát sớm
Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến tái phát sớm qua phân tích đơn biến
Các yếu tố
Thời gian tái phát (%)
Phép kiểm
χ
2
/ Fisher ≤ 1 năm (n = 34)
>1 năm
(n = 25)
Kích thước u
< 5 cm (n = 23) 7 (30,4) 16 (69,6) p = 0,001
≥ 5 cm (n = 36) 27 (75,0) 9 (25,0)
Số lượng u
1 u (n = 51) 29 (56,9) 22 (43,1) p= 0,76
≥ 2 u (n = 8) 5 (62,5) 3 (37,5) (*)
Vỏ bao u
Có (n = 48) 23(47,9) 25(52,1) p = 0,001
Không (n = 11) 11(100) 0(0) (*)
Huyết khối TMC
Không (n = 52) 27 (51,9) 25 (48,1) p = 0,03
Có (n = 7) 7 (100) 0 (0) (*)
Độ biệt hóa
Vừa và tốt (n = 38) 18 (47,4) 20 (52,6)
p = 0,03
Kém (n = 21) 16 (76,2) 5 (23,8)
Kỹ thuật cắt gan
Không theo giải phẫu (n = 17) 9 (52,9) 8 (47,1)
p = 0,64
Theo giải phẫu (n = 42) 25 (59,5) 17 (40,5)
Mức độ cắt gan
Cắt gan nhỏ (n = 34) 15 (44,1) 19 (55,9)
p = 0,014
Cắt gan lớn (n = 25) (**) 19 (76,0) 6 (24,0)
Khoảng cách từ u đến
diện cắt
< 1cm (n = 17) 10 (58,8) 7 (41,2)
p = 0,9
≥ 1cm (n = 42) 24 (57,1) 18 (52,9)
AFP trước mổ (ng/mL)
< 200 (n = 36) 16 (44,4) 20 (55,6)
p = 0,01
≥ 200 (n = 23) 18 (78,3) 5 (21,7)
Mức độ xơ gan
Không và ít (n = 36) 21 (58,3) 15 (41,7)
p = 0,9
Vừa và nặng (n = 23) 13 (56,5) 10 (43,5)
AFP 2 tháng sau mổ
(ng/mL)
< 20 (n = 32) 12 (37,5) 20 (62,5)
p = 0,001
≥ 20 (n = 27) 22 (80,8) 5 (19,2)
(*): phép kiểm Fisher; (**): Cắt gan lớn: khi cắt từ 3 HPT trở lên.
Bảng 6. Tỷ số chênh (OR) của các yếu tố liên quan
đến tái phát sớm
Yếu tố nguy cơ Giá trị p Giá trị
OR
Khoảng tin
cậy 95%
U trước mổ ≥ 5cm p = 0,001 6,9 2,1 – 22
U không có vỏ bao p = 0,001 2,0 1,6 – 2,8
Huyết khối TMC p = 0,03 5,2 1,5 – 21
U biệt hóa kém p = 0,03 3,6 1,1 – 11,7
Cắt gan lớn p = 0,014 4,0 1,3 – 12,5
AFP trước mổ ≥ 200
ng/mL
p = 0,01 4,5 1,4 – 14,8
Giai đoạn BCLC C/B/A p < 0,0001 8,8 2,7 – 29
AFP hai tháng sau mổ ≥
20 ng/mL
P = 0,001 7,0 2,1 – 23,5
BÀN LUẬN
Vị trí tái phát trong gan.
Nghiên cứu của chúng tôi có 8,5% tái phát tại
diện cắt; 22% tại HPT cạnh diện cắt; 11,9% tại
HPT xa diện cắt; 57,6% đa ổ tại nhiều HPT (Bảng
2). Nghiên cứu của R.T.P. Poon(16), có 5,3% tái
phát tại diện cắt; 26% tại HPT cạnh diện cắt;
26,7% tại HPT xa diện cắt; 42% đa ổ tại nhiều
HPT. Nói chung, không có sự khác biệt đáng kể
giữa hai nghiên cứu, tái phát tại diện cắt có tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 245
thấp nhất (5,3 – 8,5%) và tái phát đa ổ tại nhiều
HPT có tỷ lệ cao nhất (42 - 57,6%).
Di căn ngoài gan.
Theo R.T.P. Poon(16), N. Portolani(19),
Kaibori(4) di căn ngoài gan trong UTTBG có thể
gặp từ 8 – 16 %. Nghiên cứu của chúng tôi, có
11,9% ngoài tái phát tại gan còn kèm di căn
ngoài gan (bảng 2), tương đương với kết quả
của các tác giả. Di căn ngoài gan trong nghiên
cứu của chúng tôi gồm hạch cuống gan, hạch
bụng, phổi, cột sống, xương sườn, thượng
thận phải. Nghiên cứu của Kaibori(4), có 34 TH
di căn ngoài gan, trong đó di căn phổi 15
(44%), xương 7 (21%), hạch 5 (15%), thượng
thận 3 (9%), da 2 (6%), não 2 (6%).
Số lượng u tái phát.
Nghiên cứu của chúng tôi có 33,9% tái phát 1
u; 66,1% tái phát trên 1 u. Nghiên cứu của R.T.P.
Poon(17), có 51,6% tái phát 1 u; 48,4 % tái phát trên
1 u. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
tái phát nhiều u cao hơn tác giả R.T.P. Poon (χ2 ,
p = 0,024).
Kích thước u tái phát.
U lớn nhất là 4,5cm. Ba trường hợp có u tái
phát trên 4cm đều thuộc nhóm có thời điểm tái
khám trước tái phát từ 5 - 6 tháng. Điều này nhắc
nhở rằng, bệnh nhân bỏ tái khám theo lịch trình
mỗi 2 tháng sẽ có nguy cơ phát hiện u kích thước
lớn, giảm khả năng điều trị lại triệt để. Kích
thước u tái phát trung bình là 2,3 ± 0,8cm. So với
nghiên cứu của R.T.P. Poon(17), kích thước u tái
phát trung bình là 2,4 ±1,1cm. Tác giả này theo
dõi bệnh nhân sau phẫu thuật bằng xét nghiệm
AFP mỗi tháng và siêu âm, CCLĐT hoặc CHT
mỗi 2 – 4 tháng.
Tái phát sớm sau phẫu thuật.
Nghiên cứu của chúng tôi, có 57,6% tái phát
sớm. Tái phát sớm (trong vòng một năm) theo
nghiên cứu của R.T.P Poon(17) là 63,5%; của M.
Kaibori(4) là 40,7%. Tỷ lệ tái phát sớm phụ thuộc
nhiều yếu tố, trong đó kích thước u trước mổ có
liên quan rõ ràng theo nhiều nghiên cứu. Tái
phát sớm của Poon (63,5%), chúng tôi (57,6%) và
của Kaibori (40,7%) tương ứng với tỷ lệ kích
thước u trước mổ ≥ 5cm lần lượt là 58%; 61% và
31,4%(4,17). Tỷ lệ tái phát sớm của Kaibori thấp
hơn của Poon và chúng tôi, có thể giải thích vì lô
nghiên cứu của Kaibori có kích thước u trước mổ
nhỏ hơn. Nhìn chung, tỷ lệ tái phát sớm (57,6%)
của chúng tôi không khác với các tác giả.
Ðặc điểm của tái phát sớm và tái phát
muộn.
Tái phát sớm có số u tái phát nhiều hơn tái
phát muộn (χ2, p = 0,005) (Bảng 4). Nghiên cứu
của R.T.P. Poon(17) cũng kết luận tương tự. Tái
phát sớm chủ yếu do di căn trong gan (89%
trường hợp) và thường có nhiều u, tiên lượng
xấu. Ngược lại, tái phát muộn chủ yếu từ sang
thương mới, thường là u đơn độc, tiên lượng tốt
hơn(10,17).
Các yếu tố liên quan đến tái phát sớm
Nghiên cứu 59 trường hợp UTTBG tái phát,
chúng tôi tìm ra 8 yếu tố nguy cơ liên quan đến
tái phát sớm, đồng thời cũng tính được tỷ số
chênh (OR) giúp dự đoán khả năng tái phát của
nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ gấp bao
nhiêu lần so với nhóm còn lại. Các yếu tố nguy
cơ liên quan đến tái phát sớm và tỷ số chênh
(OR) tương ứng, như sau (bảng 5 và bảng 6):
kích thước u ≥ 5cm (p = 0,001; OR = 6,9), u không
có vỏ bao (p = 0,001; OR = 2,0), huyết khối TMC
đại thể (p = 0,03; OR = 5,2), u biệt hóa kém (p =
0,03; OR = 3,6), mức độ cắt gan lớn (p = 0,014; OR
= 4,0), AFP trước mổ ≥ 200 ng/mL (p = 0,001; OR
= 4,5), giai đoạn BLCL trước mổ B hay C (p <
0,0001; OR = 8,8), AFP hai tháng sau mổ ≥ 20
ng/mL (p = 0,001; OR = 7,0).
Bàn về các yếu tố nguy cơ liên quan tái phát
sớm
Di căn trong gan theo đường TMC là cơ chế
quan trọng nhất cho tái phát sớm sau phẫu thuật
cắt gan điều trị UTTBG. Tác giả R.T.P. Poon(17) và
nhiều nghiên cứu khác(11,12,28) đã kết luận xâm lấn
TMC là yếu tố quan trọng dự báo tái phát sớm
sau phẫu thuật. Chúng tôi không có số liệu về
xâm lấn TMC vi thể, tuy nhiên cả 7 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 246
có xâm lấn TMC đại thể trước mổ đều tái phát
sớm, bằng phép kiểm Fisher, cho thấy xâm lấn
TMC đại thể có liên quan đến tái phát sớm (p =
0,03) (bảng 5).
Tác giả R.T.P. Poon(17), T. Kamiyama(5) và J.M.
Regimbeau(20) cũng cho kết quả u ≥ 5cm là yếu tố
nguy cơ liên quan đến tái phát sớm. Khối u càng
lớn, khả năng xâm lấn TMC càng cao, nên tăng
tỷ lệ di căn trong gan(9).
Về vỏ bao u, một số tác giả kết luận u không
có vỏ bao liên quan đến tăng tỷ lệ tái phát sau
mổ(12,13); ngược lại một số tác giả khác lại kết luận
không thấy sự liên quan có ý nghĩa của vỏ bao
với tỷ lệ tái phát sau mổ(6,28). Chúng tôi nghiên
cứu vỏ bao u về mặt đại thể, kết quả cho thấy u
không có vỏ bao là yếu tố nguy cơ liên quan đến
tái phát sớm (p = 0,001) (Bảng 5).
Về mức độ biệt hóa của u, nghiên cứu của
chúng tôi, u có độ biệt hóa kém là yếu tố nguy
cơ liên quan đến tái phát sớm (p = 0,03) (Bảng
5). Tổng kết nhiều nghiên cứu, tác giả R.T.P.
Poon(18) đưa ra kết luận: còn nhiều bàn cãi về
ảnh hưởng của mức độ biệt hóa của u đến tái
phát sau phẫu thuật.
Tác giả Z.G. Du(3) cho kết luận mức độ cắt
gan không liên quan đến tái phát sớm sau mổ (p
= 0,187). Ngược lại, theo S. Ko(7), cắt gan lớn có
nguy cơ tái phát sớm sau mổ hơn cắt gan nhỏ (p
= 0,0004). Tác giả này giải thích, có lẽ sự tăng sinh
tế bào gan nhiều trong trường hợp cắt gan lớn
làm tăng quá trình tạo UTTBG mới. Trong khi đó
nghiên cứu của chúng tôi, phần nhiều trường
hợp (19/25) cắt gan lớn dành cho u ≥ 5cm. Do đó,
kết luận cắt gan lớn là yếu tố nguy cơ liên quan
đến tái phát sớm trong nghiên cứu của chúng
tôi, chủ yếu vì cắt gan lớn phụ thuộc vào kích
thước u, hơn là do nguy cơ tăng sinh tế bào gan
sau mổ như giả thuyết của tác giả S. Ko.
Về AFP trước mổ, theo tác giả T.
Kamiyama(5), có sự liên quan giữa yếu tố AFP
trước mổ ≥ 200 ng/mL với tái phát sớm sau mổ
(p < 0,0001). Ngược lại, tác giả R.T.P. Poon(17),
Z.G. Du(3) kết luận không có sự liên quan có ý
nghĩa giữa nhóm có AFP trước mổ với tái phát
sớm sau mổ (khi xét mốc AFP ≥ 100 ng/mL hay ≥
400 ng/mL).
Phân loại giai đoạn BCLC dựa vào đặc điểm
u, chức năng gan và tổng trạng bệnh nhân. Số
liệu trong nghiên cứu của chúng tôi chức năng
gan Child-Pugh từ 5-7 điểm và 100% bệnh nhân
có PS = 0, như vậy phân loại BCLC trong dân số
nghiên cứu của chúng tôi tạo nên do đặc điểm u
gồm kích thước u, số lượng u, xâm lấn TMC hay
di căn hạch cuống gan (9 trường hợp BCLC giai
đoạn C, trong đó có 7 trường hợp xâm lấn TMC,
2 trường hợp di căn hạch cuống gan). Như vậy,
xét sự liên quan giữa giai đoạn BCLC với tái phát
sau mổ thực sự là xem xét phức hợp các yếu tố
về khối u, đây là các yếu tố chủ yếu liên quan
đến tái phát sớm sau mổ, do u phát triển và di
căn trong gan theo đường TMC.
Về AFP hai tháng sau phẫu thuật, nghiên
cứu của chúng tôi, AFP hai tháng sau mổ ≥ 20
ng/mL là yếu tố liên quan với tái phát sớm (p =
0,001) (Bảng 5). Như vậy, ngoài những yếu tố
trước và trong mổ giúp tiên đoán tái phát sớm
sau mổ, thì lần tái khám 2 tháng sau mổ, dựa vào
trị số AFP cũng giúp ta ước đoán khả năng tái
phát sớm.
Bàn về một số yếu tố chưa tìm thấy mối liên
quan với tái phát sớm
Số lượng u trước mổ, L.Y. Yang(29) và các tác
giả khác(1,25) cho kết luận rằng, nhiều u là yếu tố
quan trọng liên quan đến tái phát sau mổ. Nhiều
u trước mổ có thể do nguyên nhân di căn trong
gan hoặc do phát triển từ nhiều sang thương
mới, trong đó tái phát sớm sau mổ chủ yếu do di
căn trong gan(18). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, không thấy có sự liên quan giữa yếu tố nhiều
u với tái phát sớm sau mổ, có thể giải thích vì
dân số nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là một
u, chỉ có 6 trường hợp hai u, một trường hợp ba
u và một trường hợp bốn u.
Về cắt gan theo giải phẫu hay không theo
giải phẫu, nhiều tác giả(5,8,30) cho thấy cắt gan
theo giải phẫu làm giảm tỷ lệ tái phát sớm,
cũng như tái phát sau mổ nói chung. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều nghiên cứu kết luận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 247
không có sự liên quan có ý nghĩa giữa cắt gan
theo giải phẫu hay không theo giải phẫu với
tái phát sau mổ(3,14,23). Nghiên cứu của chúng
tôi, không thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa
cắt gan theo giải phẫu hay không theo giải
phẫu với tái phát sớm (p = 0,64) (Bảng 5).
Về khoảng cách từ u đến diện, hầu hết tái
phát sớm trong vòng một năm sau phẫu thuật là
do di căn trong gan, hiệu quả duy nhất của
khoảng cách từ u đến diện cắt là để giảm tỷ lệ tái
phát tại chỗ(17). Tuy nhiên tỷ lệ tái phát tại diện
cắt không cao, nghiên cứu của R.T.P. Poon(16) là
4%, của chúng tôi là 8,5% (5/59 TH) (Bảng 2). Do
vậy, vai trò của khoảng cách diện cắt trong tái
phát UTTBG là không cao. Trong nghiên cứu
này, không thấy có sự liên quan giữa khoảng
cách diện cắt với tái phát sớm (p = 0,9). Tương tự
nghiên cứu của R.T.P. Poon(16), khoảng cách diện
cắt dưới 10mm không liên quan đến tái phát
sớm trong vòng một năm.
Về mức độ xơ gan, nhiều nghiên cứu không
tìm thấy sự liên quan giữa xơ gan và tái phát sau
mổ(15,22); các nghiên cứu khác tìm thấy xơ gan có
mối liên quan đến tái phát muộn (chứ không
phải là tái phát sớm) và được giải thích rằng,
những nốt loạn sản trên nền gan xơ còn lại sau
phẫu thuật cắt gan có thể phát triển thành
UTTBG (nguồn gốc từ những sang thương mới),
thường xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật(13,19).
KẾT LUẬN
Ung thư tế bào gan tái phát có thể xuất hiện
bất kỳ vị trí nào trên phần gan còn lại sau phẫu
thuật. Tái phát nhiều u khá phổ biến, nhất là
những trường hợp tái phát sớm. Kích thước u
trước mổ lớn (≥ 5 cm); u không có vỏ bao; huyết
khối tĩnh mạch cửa đại thể; u biệt hóa kém; mức
độ cắt gan lớn; AFP trước mổ tăng cao (≥ 200
ng/mL); giai đoạn BLCL trước mổ B hay C; AFP
hai tháng sau mổ tăng (≥ 20 ng/mL) là các yếu tố
nguy cơ liên quan đến tái phát sớm trong vòng
12 tháng sau mổ. Ngược lại, khoảng cách từ u
đến diện cắt, phương pháp cắt gan theo giải
phẫu hay không theo giải phẫu, mức độ xơ gan
không liên quan đến tái phát sớm trong vòng 12
tháng sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arii S, Tanaka J, Yamozoe Y, et al (1992), “Predictive factors
for intrahepatic recurrence of hepatocellular carcinoma after
partial hepatectomy”, Cancer, 69, pp. 913 – 919.
2. Bruix J, Sherman M (2011), “Management of hepatocellular
carcinoma: an update”, Hepatology, 53(3), pp. 1020 – 1022.
3. Du ZG, Wei YG, Chen KF, et al (2014), “Risk factors associated
with early and late recurrence after curative resection of
hepatocellular carcinoma: a single institution's experience
with 398 consecutive patients”, Hepatobiliary Pancreat Dis Int,
13(2), pp.153 – 161.
4. Kaibori M, Matsui Y, Saito T, et al (2007), “Risk Factors for
Different Patterns of Recurrence after Resection of
Hepatocellular Carcinoma”, Anticancer Res, 27, pp. 2809 –
2816.
5. Kamiyama T, et al (2012), “Analysis of the risk factors for early
death due to disease recurrence or progression within 1 year
after hepatectomy in patients with hepatocellular carcinoma”,
World J Surg Oncol, 10: 107.
6. Kawasaki S, Makuuchi M, Miyagawa S, et al (1995), “Results
of hepatic resection for hepatocellular carcinoma”, World J
Surg, 19, pp. 31 – 34.
7. Ko S, et al (1996), “Significant influence of accompanying
chronic hepatitis status on recurrence of hepatocellular
carcinoma after hepatectomy”, Ann Surg, 224, pp. 591 – 595.
8. Kobayashi A, Miyagawa S, Miwa S, Nakata T (2008),
“Prognostic impact of anatomical resection on early and late
intrahepatic recurrence in patients with hepatocellular
carcinoma”, J Hepatobiliary Pancreat Surg, 15(5), pp. 515 – 521.
9. Kosuge T, Makuuchi M, Takayama T, et al (1993), “Long-term
results after resection of hepatocellular carcinoma: experience
of 480 cases”, Hepatogastroenterology, 40, pp. 328 – 332.
10. Kumada T, Nakano S, Takeda I, et al. (1997), “Patterns of
recurrence after initial treatment in patients with
hepatocellular carcinoma”, Hepatology, 25(1), pp. 87 – 92.
11. Matsumata T, et al (1989), “Patterns of intrahepatic recurrence
after curative resection of hepatocellular carcinoma”,
Hepatology, 9, pp. 457 – 460.
12. Nagao T, Inoue S, Yoshimi F, et al (1990), “Postoperative
recurrence of hepatocellular carcinoma”, Ann Surg, 211(1), pp.
28 – 33.
13. Nagasue N, Uchida M, Makino Y, et al (1993), “Incidence and
factors associated with intrahepatic recurrence following
resection of hepatocellular carcinoma”, Gastroenterology, 105,
pp. 488 – 494.
14. Nanashima A, Sumida Y, Abo T, et al (2008), “Comparison of
survival between anatomic and non-anatomic liver resection
in patients with hepatocellular carcinoma: significance of
surgical margin in non-anatomic resection”, Acta Chir Belg,
108(5), pp. 532 – 537.
15. Okada S, et al (1994), “Predictive factors for postoperative
recurrence of hepatocellular carcinoma”, Gastroenterology, 106,
pp. 1618 – 1624.
16. Poon RT, Fan ST, Ng IO, et al (2000), “Significance of
Resection Margin in Hepatectomy for Hepatocellular
Carcinoma”, Ann surg, 231(4), pp. 544 –551.
17. Poon RTP, Fan ST, Ng IO, et al. (2000), “Different risk factors
and prognosis for early and late intrahepatic recurrence after
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 248
resection of hepatocellular carcinoma”, Cancer, 89(3), pp. 500 –
507.
18. Poon RTP, Fan ST, Wong J (1999), “Risk Factors, Prevention,
and Management of Postoperative recurrence After Resection
of Hepatocellular Carcinoma”, Ann Surg, 232(1), pp.10 – 24.
19. Portolani N, Coniglio A, Ghidoni S (2006), “Early and Late
Recurrence After Liver Resection for Hepatocellular
Carcinoma - Prognostic and Therapeutic Implications”, Ann
Surg, 243(2), pp. 229 – 235.
20. Regimbeau JM, et al (2004), “Risk factors for early death due to
recurrence after liver resection for hepatocellular carcinoma:
results of a multicenter study”, J Surg Oncol, 85, pp.36 – 41.
21. Sakon M, Nagano H, Nakamori S, et al (2002), “Intrahepatic
recurrences of hepatocellular carcinoma after hepatectomy:
analysis based on tumor hemodynamics”, Arch Surg, 137(1),
pp. 94 – 99.
22. Shirabe K, Kanematsu T, Matsumata T, et al (1991), “Factors
linked to early recurrence of small hepatocellular carcinoma
after hepatectomy: univariate and multivariate analyses”,
Hepatology, 14, pp. 802 – 805.
23. Suh KS (2005), “Systematic hepatectomy for small
hepatocellular carcinoma in Korea”, J Hepatobiliary Pancreat
Surg, 12(5), pp. 365 – 370.
24. Takayama T, Sekine T, Makuuchi M, et al (2000), “Adoptive
immunotherapy to lower post surgical recurrence rates of
hepatocellular carcinoma: a randomised trial”, Lancet, 356, pp.
802 – 807.
25. Takenaka K, Kawahara N, Yamamoto K, et al (1996), “Results
of 280 liver resections for hepatocellular carcinoma”, Arch
Surg, 131, pp. 71 – 76.
26. Tang ZY, Ye SL, Liu YK, et al (2004), “A decade's studies on
metastasis of hepatocellular carcinoma”, J Cancer Res Clin
Oncol, 130, pp. 187–196.
27. Ueno S, Tanabe G, Yoshida A, et al (1999), “Postoperative
Prediction of and Strategy for Metastatic Recurrent
Hepatocellular Carcinoma According to Histologic Activity of
Hepatitis”, Cancer, 86, pp. 248 – 254.
28. Yamamoto J, Kosuge T, Takayama T, et al (1996), “Recurrence
of hepatocellular carcinoma after surgery”, Br J Surg, 83 (9),
pp.1219 – 1222.
29. Yang LY, et al (2004), “Differentially expressed genes between
solitary large hepatocellular carcinoma and nodular
hepatocellular carcinoma”, World J Gastroenterol, 10, pp. 3569 –
3573.
30. Ye JZ, Miao ZG, Wu FX, et al (2012), “Recurrence after
anatomic resection versus nonanatomic resection for
hepatocellular carcinoma: a meta-analysis”, Asian Pac J Cancer
Prev, 13(5), pp.1771 – 1777.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/120/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_ung_thu_te_bao_gan_tai_phat_sau_phau_thuat.pdf