Đặc điểm viêm phổi ở trẻ em Chlamydophila Pneumoniae tại bệnh viện Nhi đồng 2

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 22 trẻ viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae có tỷ lệ thở nhanh là 9 trẻ (40,9%), co lõm ngực 4 trẻ (18,2%) với mức độ suy hô hấp độ 1, không có trẻ nào suy hô hấp độ 2, độ 3. Về cận lâm sàng, qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bạch cầu trung bình ở nhóm nhiễm Chlamydophila pneumoniae là 8,9 ± 2,6x103 Tb/mm3, trong đó có 15 trẻ (68,2%) có bạch cầu từ 5000 – 10000 Tb/mm3, có 6 trẻ (27,3%) có bạch cầu trên 10000 Tb/mm3 và 1 trẻ (4,5%) có bạch cầu dưới 5000 Tb/mm3. Theo một số nghiên cứu(1,12) có nhận xét sự thay đổi bạch cầu ở trẻ viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae cấp không có tính đặc hiệu. Đồng thời vấn đề đồng nhiễm với một số tác nhân khác như Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae và cả vi rút cũng làm cho số lượng bạch cầu, tỷ lệ neutrophil, tỷ lệ lymphocyte ở trẻ viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae trở nên khó nhận định. Ngoài ra do điều kiện thực hiện nghiên cứu này và do mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ theo dõi đáp ứng lâm sàng của trẻ, không đánh giá được tỷ lệ sạch khuẩn. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian nằm viện của nhóm viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae là 7,6 ± 5,3 ngày. Đồng thời tất cả 22 trẻ viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae đều đáp ứng tốt về mặt lâm sàng đối với kháng sinh họ macrolides.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm viêm phổi ở trẻ em Chlamydophila Pneumoniae tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 301 ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM CHLAMYDOPHILA PNEUMONIAE   TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2  Hồ Phi Long*, Phạm Thị Minh Hồng**  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị viêm phổi ở trẻ em  nhiễm Chlamydophila pneumoniae tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Đồng 2.  Phương  pháp:  cắt  ngang,  được  thực  hiện  tại Khoa Hô  hấp,  bệnh  viện Nhi  đồng  2  từ  21/5/2012  đến  20/11/2012.  Kết quả: Có 390 trường hợp viêm phổi cộng đồng được nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm Chlamydophila  pneumoniae là 5,6%, trong đó trẻ 2 tháng – 12 tháng có tỷ lệ nhiễm là 0%, 12 tháng – 5 tuổi là 6,1% và từ 5  tuổi trở lên là 14,7%. Tuổi trung bình là 43 ± 22,4 tháng. Thời gian bệnh trước nhập viện là 11,8 ± 8,3 ngày và  thời gian ho ≥ 7 ngày chiếm tỷ lệ 72,7%. Sốt nhẹ và vừa gặp trong 40,9% các trường hợp, thở nhanh 40,9%, và  co lõm ngực 18,2%. Công thức máu trong giới hạn bình thường và tất cả trẻ có hình ảnh thâm nhiễm nốt/lưới  trên X quang phổi thẳng. Thời gian nằm viện trung bình là 7,6 ± 5,3 ngày và trẻ đáp ứng tốt với kháng sinh họ  macrolides.  Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Chlamydophila pneumoniae đáng kể ở trẻ em trên 12 tháng bị viêm phổi cộng đồng.  Vì vậy, đối với trẻ trên 12 tháng bị viêm phổi có bệnh sử ho kéo dài ≥ 7 ngày, không sốt hoặc sốt nhẹ ‐ vừa nên  nghĩ đến tác nhân Chlamydophila pneumoniae và chỉ định xét nghiệm IgM kháng Chlamydophila pneumoniae  nhằm giúp chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp.  Từ khóa: Viêm phổi cộng đồng; Chlamydophila pneumoniae.  ABSTRACT  CHARACTERISTICS OF PNEUMONIA   IN CHILDREN INFECTED CHLAMYDOPHILA PNEUMONIAE AT CHILDRENʹS HOSPITAL 2  Ho Phi Long, Pham Thi Minh Hong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 301‐ 306  Objective: To determine the rate and epidemiological, clinical, laboratory and treatment characteristics  of pneumonia  in  children  infected Chlamydophila pneumoniae  at  the Respiratory Department, Childrenʹs  Hospital 2.  Method: A cross‐sectional study was conducted at the Respiratory Department, Children’s hospital 2 from  May 21st to November 20th 2012.   Results:  390  cases  of  community  acquired  pneumonia  were  recruited.  The  rate  of  Chlamydophila  pneumonia infection was 5.6%, in which the rate in children 2‐12 months was 0%, 12 months‐5 years 6.1%, and  5 years and older 14.7%. The mean age was 43 ± 22.4 months. The duration of illness before admission was 11.8  ± 8.3 days. Cough longer than 7 days was found in 72.7% of cases, mild and moderate fever 40.9%, tachypnea  40.9% and chest retractions 18.2%. The complete blood count was in normal range, and the nodular or reticular  infiltration lesions found in all of children on chest x‐ray. The average hospital length of stay was 7.6 ± 5.3 days  and all children responded dramatically to macrolides.  * Bệnh viên Đa khoa Khu vực Nam Bình Thuận   **Bộ môn Nhi, ĐHYD TPHCM  Tác giả liên lạc: BS Lê Ái Thanh   ĐT: 0918082106 Email: bshophilong@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 302 Conclusion:  The  rate  of  Chlamydophila  pneumoniae  infection  in  children  older  than  12 months with  pneumonia was  quite high. Therefore,  for  any  child  over 12 months, diagnosed pneumonia with  a history  of  cough lasting for more than 7 days, no fever or mild or moderate fever, we should always consider Chlamydophila  pneumoniae  as  a  possible  agent.  ELISA  test  for  IgM  should  be  soon  performed  for  a  precise  diagnosis  and  appropriate treatment.  Keywords: Community ‐ acquired pneumonia; Chlamydophila pneumoniae.  ĐẶT VẤN ĐỀ   Viêm phổi cộng đồng là một bệnh phổ biến  ở trẻ em, đặc biệt là các nước đang phát triển(9,11).  Trong  những  năm  gần  đây,  các  tác  nhân  vi  khuẩn  không  điển  hình  trong  đó  có  Chlamydophila  pneumoniae  gây  viêm  phổi  ở  trẻ  em chiếm tỷ lệ đáng kể (11,12). Vì vậy để góp phần  làm  rõ đặc điểm về dịch  tễ,  lâm  sàng, cận  lâm  sàng và điều trị các trường hợp viêm phổi ở trẻ  nhiễm Chlamydophila pneumoniae  chúng  tôi  tiến  hành thực hiện nghiên cứu này.  Mục tiêu nghiên cứu    Xác  định  tỷ  lệ  và  các  đặc  điểm  dịch  tễ,  lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ở  trẻ em nhiễm Chlamydophila pneumoniae tại khoa  Hô Hấp bệnh viện Nhi Đồng 2.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Cắt ngang, mô tả và phân tích.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu   Dân số nghiên cứu  Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi  cộng đồng điều  trị  tại khoa Hô Hấp bệnh viện  Nhi Đồng 2.  Dân số chọn mẫu  Bệnh nhi  từ 2  tháng đến 15  tuổi được chẩn  đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại  khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi  Đồng  2  từ  tháng  4/2012 đến tháng 3/2013.  Cỡ mẫu  Tính theo công thức:  2)2/1( 2 )1( d PPZN     Trong đó:  ‐  = 0,05 (xác suất sai lầm loại 1)  Z = 1,96  (trị số lấy từ phân phối chuẩn).  ‐ d = 0,05 (sai số cho phép)  ‐ P = 0,5 (chọn cỡ mẫu tối đa)  Vậy N = 384,16. Cỡ mẫu chọn ít nhất là 385  trường hợp.   Phương pháp chọn mẫu  Chọn mẫu thuận tiện.  Thu thập và xử lý số liệu  Số  liệu  được  thu  thập  bằng  bệnh  án mẫu,  sau đó nhập vào phần mềm Epi‐Data 3.02 và xử  lý phân tích bằng Stata 10.0   Tiêu chuẩn chọn mẫu  ‐ Trẻ em  có  tuổi  từ 2  tháng – 15  tuổi  được  nhập vào khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Đồng 2  từ 21/5/2012 đến 20/11/2013.  ‐ Trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi:    + Lâm sàng có  ít nhất 1 triệu chứng, dấu  hiệu ho, sốt, thở nhanh, co lõm ngực.  + Cận lâm sàng có 1 tiêu chí: X quang phổi có  hình  ảnh  tổn  thương nhu mô phổi  (thâm nhiễm  nốt/lưới, đông đặc thùy, phân thùy, áp xe).  Tiêu chuẩn loại mẫu  ‐ Trẻ bị viêm phổi bệnh viện.  ‐ Trẻ  có  các bệnh nền như dị  tật bẩm  sinh  đường  hô  hấp,  tim  mạch,  hội  chứng  Down,  bệnh lý hệ thần kinh trung ương.  ‐ Trẻ  đang dùng  corticoides hoặc  thuốc  ức  chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm  sinh hay mắc phải.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Có 390 trẻ bị viêm phổi cộng đồng nhập viện  điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Đồng 2  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 303 từ  21/5/2012  đến  20/11/2013  được  nhận  vào  nghiên cứu.  Trong dân số nghiên cứu có 19,5% trẻ từ 2  – 12 tháng, 71,8% trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi, 8,7%  trẻ  ≥  5  tuổi. Tuổi  trung bình  của  bệnh nhi  là  28,2 ± 22,7 tháng. Có 212  trẻ nam (54,4%), 178  trẻ nữ (45,6%).  Tỷ  lệ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  Là 5,6%, trong đó nhóm 2 – 12 tháng có tỷ lệ  nhiễm  là  0%, nhóm  12  tháng  –  5  tuổi  là  6,1%,  nhóm  ≥  5  tuổi  là  14,7%.  Tuổi  trung  bình  của  nhóm  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae là 43 ± 22,4 tháng.  Đặc điểm viêm phổi nhiễm Chlamydophila  pneumoniae  Dịch tễ  Trong 22 trẻ viêm phổi nhiễm Chlamydophila  pneumoniae có 8  trẻ  (36,4%) cư  trú  tại Tp.HCM,  14 trẻ (63,6%) cư trú ở các tỉnh. Tỷ lệ nam/nữ là  1/1.  Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng:  Về  thời gian bệnh  trước nhập viện ở nhóm  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  là  11,8 ± 8,3 ngày so với nhóm không nhiễm là 7,2 ±  4,4 ngày (p = 0,0027).   Tỷ  lệ  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae có tiền căn viêm phổi là 40,1% so với  nhóm không nhiễm là 20,6% (p = 0,025).  Bảng 1: Phân bố và so sánh tỷ lệ các triệu chứng lâm  sàng  Đặc điểm triệu chứng cơ năng Viêm phổi nhiễm CP n = 22 (%) Viêm phổi không nhiễm CP, n = 368 (%) P Thân nhiệt trung bình (oC) (TB ± ĐLC) 37,8  0,8 38,4  1,0 0,004 (T) Sốt 9 (40,9) 258 (70,1) 0,004 (2) Không sốt 13 (59,1) 110 (29,9) 0,05 (F) Sốt nhẹ 7 (31,8) 146 (39,7) Sốt vừa 2 (9,1) 84 (22,8) Sốt cao 0 (0) 28 (7,6) Ho 22 (100) 368 (100) Ho có đàm 11 (50) 190 (51,6) 0,882 (2) Sổ mũi 4 (18,2) 231 (62,8) 0,001 (F) Khò khè 6 (27,3) 102 (27,7) 0,381 (2) Khàn tiếng 1 (4,6) 13 (3,5) 0,56 (F) Bảng 2: Phân bố và so sánh tỷ lệ các dấu hiệu lâm sàng  Các dấu hiệu lâm sàng Viêm phổi nhiễm CP n = 22 (%) Viêm phổi không nhiễm CP n = 368 (%) P Thở nhanh 9 (40,9) 281 (76,8) 0,001 (2) Co lõm ngực 4 (18,2) 164 (44,6) 0,001 (F) Co kéo cơ hô hấp phụ 0 (0) 6 (1,6) 1 (F) Tím 0 (0) 5 (1,4) 1 (F) Phập phồng cánh mũi 0 (0) 2 (0,5) 1 (F) Không suy hô hấp 18 (81,82) 204 (55,43) 0,056 (F) Suy hô hấp độ 1 4 (18,18) 157 (42,66) Suy hô hấp độ 2 0 (0) 7 (1,9) Suy hô hấp độ 3 0 (0) 0 (0) Không ran 2 (9,1) 38 (10,3) 0,059 (F) Ran ẩm, nổ 11 (50) 237 (64,4) Ran ngáy 2 (9,1) 11 (3,0) Ran ẩm/nổ + ngáy 7 (31,8) 82 (22,3) Đặc điểm cận lâm sàng  Công thức máu  Bảng 3: So sánh đặc điểm công thức máu.  Chỉ số Viêm phổi nhiễm CP, n = 22 (TB ± ĐLC) Viêm phổi không nhiễm CP, n = 368 (TB ± ĐLC) P Số lượng bạch cầu (Tb/mm3) 8972  2609 12350  5675 0,021 (T) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 304 Chỉ số Viêm phổi nhiễm CP, n = 22 (TB ± ĐLC) Viêm phổi không nhiễm CP, n = 368 (TB ± ĐLC) P Trên 10000 Tb/mm3 (%) 6 (27,3) 223 (60,60) 0,004 (2) Dưới 5000 Tb/mm3 (%) 1(4,6) 23 (6,3) 5000 – 10000 Tb/mm3 (%) 15 (68,2) 122 (33,2) Số lượng Neutrophil (Tb/mm3) 4616  2402 6279  4041 0,079 (T) Tỷ lệ neutrophil (%) 49,94  18,6 49,3  16,3 0,832 (T) Số lượng lymphocyte (Tb/mm3) 3055  1448 4567  4162 0,011 (T) Tỷ lệ lymphocyte (%) 35,4  16,3 36,5  14,4 0,75 (T) Hemoglobin (g/dl) 12,2  1,3 12,1  5,7 0,98 (T) Tiểu cầu (103xTb/mm3) 369  130 359  123 0,75 (T) Hình ảnh X quang  Bảng 4: So sánh đặc điểm tổn thương trên X quang ngực thẳng  Hình ảnh X quang Viêm phổi nhiễm CP n = 22, (%) Viêm phổi không nhiễm CP n = 368, (%) P Thâm nhiễm nốt/lưới 22 (100) 360 (97,8) 1 (F) Đông đặc thùy/phân thùy 1 (4,6) 40 (10,9) 0,73 (F) Dày thành phế quản 3 (13,6) 36 (9,8) 0,47 (F) Xẹp phổi 0 (0) 2 (0,5) 1 (F) Tràn dịch màng phổi 0 (0) 2 (0,5) 1 (F) Đặc điểm điều trị  Sử dụng thuốc  Bảng 5: So sánh đặc điểm sử dụng thuốc  Thuốc Viêm phổi nhiễm CP n = 22, (%) Viêm phổi không nhiễm CP n = 368, (%) P Kháng sinh ban đầu Macrolides 10 (45,4) 68 (18,5) 0,004 (2)β-lactam 6 (27,3) 213 (57,9) Macrolides + β-lactam 6 (27,3) 87 (23,6) Thời gian sử dụng kháng sinh (ngày) (TB ± ĐLC) 7,5  5,3 8,3  3,9 0,018 (T) Dãn phế quản 6 (27,27) 51 (13,86) 0,08 (2) Thời gian nằm viện  Thời  gian  trung  bình  nằm  viện  của  nhóm  viêm phồi nhiễm và không nhiễm Chlamydophila  pneumoniae lần lượt là 7,6 ± 5,3 ngày và 8,3 ± 3,9  ngày (p = 0,013).  Kết quả điều trị  Tất cả 390 trẻ viêm phổi ở cả 2 nhóm nhiễm  và  không  nhiễm Chlamydophila pneumoniae đều  khỏi bệnh và xuất viện.  BÀN LUẬN  Viêm  phổi  mắc  phải  cộng  đồng  là  một  bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu  làm cho trẻ phải nhập viện. Tác nhân gây viêm  phổi  ở  trẻ  em  thường  khó  xác  định.  Trong  những  năm  gần  đây  theo  nhiều  nghiên  cứu  trên  khắp  thế  giới,  tác  nhân  vi  khuẩn  không  điển  hình  trong  đó  có  Chlamydophila  pneumoniae gây viêm phổi ở trẻ em chiếm tỷ lệ  từ 1 – 25%(11,12). Đặc biệt  trẻ em  ở độ  tuổi học  đường  tỷ  lệ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae lên đến 15 – 20%(3).  Trong nghiên cứu của chúng  tôi,  tỷ  lệ viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  cấp  là  5,6%.  Kết  quả  này  tương  đương  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Somer(14),  Sidal(13)  và Wubbel(3),  cao hơn kết quả nghiên  cứu  của Trần Thị Thu  Loan(15) và Liu gang(6). Tuổi trung bình của 22 trẻ  viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae là 43  ±  22,3  tháng  tương  đương  với  kết  quả  nghiên  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 305 cứu  của  Samransamruajkit(10).  Điều  đáng  quan  tâm ở đây là nhóm trẻ từ 2 – 12 tháng không có  trẻ  nào  bị  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae. Trong khi đó nhóm trẻ 12 tháng – 5  tuổi có tỷ lệ nhiễm Chlamydophila pneumoniae cấp  là 6,1%, nhóm trẻ ≥ 5 tuổi là 14,7% (p = 0,007).   Về giới  tính, nơi cư  trú và  tháng mắc bệnh  trong  năm  của  22  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila pneumoniae không có sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê.   Qua  22  trường  hợp  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  cho  thấy  thời  gian  bệnh trung bình của trẻ là 11,7 ± 8,3 ngày. Điều  này cho thấy một đặt điểm của viêm phổi nhiễm  Chlamydophila pneumoniae ở  trẻ  là  bệnh  thường  khởi phát từ từ, diễn biến bán cấp. Nhiều nghiên  cứu của các tác giả cũng cho kết quả tương tự(1,2).  Đồng thời có 9 trẻ (40,9%) có tiền căn viêm phổi.  Tỷ  lệ này  là khá  cao. Tuy nhiên  cần  có những  nghiên cứu sâu hơn để có thể đánh giá mối liên  quan giữa tiền căn viêm phổi và tình trạng viêm  phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae cấp ở trẻ.  Tương  tự  như  nghiên  cứu  của một  số  tác  giả(2,4,5), nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy  không  có  triệu  chứng  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  thường quy (công thức máu, X quang phổi) giúp  tiên đoán tác nhân Chlamydophila pneumoniae gây  viêm phổi ở  trẻ. Tuy nhiên qua kết quả nghiên  cứu,  chúng  tôi  nhận  thấy  có một  số  đặc  điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  gợi  ý  đến  tác  nhân  Chlamydophila pneumoniae gây viêm phổi cho trẻ  như  triệu  chứng ho xuất hiện phổ biến  (100%)  với  thời gian ho  ≥ 7 ngày  (73,7%). Nghiên  cứu  của Nguyễn  Thị  Kim  Thoa(8)  và  Lochindarat(7)  cho kết quả tương tự chúng tôi. Tuy nhiên theo  Esposito(2) thì triệu chứng ho chỉ xuất hiện ở 50%  trường hợp. Đồng thời theo Samransamruajkit(10)  thời gian ho trước nhập viện của  trẻ viêm phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  là  8,1  ±  2,3  ngày.  Về  triệu  chứng  sốt  ở  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila pneumoniae nghiên cứu của chúng  tôi cho thấy có 9 trẻ (40,3%) có sốt nhưng chỉ sốt  nhẹ  đến  vừa,  không  có  trẻ  nào  sốt  cao.  Thân  nhiệt trung bình của nhóm nhiễm Chlamydophila  pneumoniae  là  37  ±  0,80C.  Kết  quả  này  tương  đương với nghiên cứu của Samransamruajkit(10).  Theo  y  văn(4,5)  ghi  nhận  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  ở  trẻ  em  thường  chỉ  gây sốt nhẹ hoặc không sốt.  Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 22  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  có tỷ lệ thở nhanh là 9 trẻ (40,9%), co lõm ngực 4  trẻ (18,2%) với mức độ suy hô hấp độ 1, không  có trẻ nào suy hô hấp độ 2, độ 3.  Về cận lâm sàng, qua nghiên cứu của chúng  tôi cho thấy bạch cầu trung bình ở nhóm nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  là  8,9  ±  2,6x103  Tb/mm3, trong đó có 15 trẻ (68,2%) có bạch cầu  từ 5000 – 10000 Tb/mm3, có 6 trẻ (27,3%) có bạch  cầu  trên 10000 Tb/mm3 và 1  trẻ  (4,5%)  có bạch  cầu  dưới  5000  Tb/mm3.  Theo  một  số  nghiên  cứu(1,12)  có nhận xét  sự  thay  đổi bạch  cầu  ở  trẻ  viêm phổi nhiễm Chlamydophila pneumoniae cấp  không có tính đặc hiệu. Đồng thời vấn đề đồng  nhiễm  với  một  số  tác  nhân  khác  như  Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae  và cả vi rút cũng làm cho số lượng bạch cầu, tỷ  lệ neutrophil,  tỷ  lệ  lymphocyte ở  trẻ viêm phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  trở  nên  khó  nhận định.  Ngoài ra do điều kiện thực hiện nghiên cứu  này và do mục  tiêu nghiên  cứu,  chúng  tôi  chỉ  theo dõi đáp ứng lâm sàng của trẻ, không đánh  giá được tỷ lệ sạch khuẩn. Tuy nhiên nghiên cứu  của chúng  tôi cho  thấy  thời gian nằm viện của  nhóm  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae là 7,6 ± 5,3 ngày.   Đồng  thời  tất  cả  22  trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  đều  đáp  ứng  tốt  về  mặt lâm sàng đối với kháng sinh họ macrolides.  KẾT LUẬN  Tỷ  lệ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae ở trẻ em qua nghiên cứu của chúng  tôi là 5,6%, trong đó nhóm trẻ dưới 12 tháng  là  0%, trẻ 12 tháng – 5 tuổi là 6,1% và trẻ ≥ 5 tuổi là  14,7%. Đối với trẻ > 12 tháng bị viêm phổi cộng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 306 đồng  nên  nghĩ  đến  tác  nhân  Chlamydophila  pneumoniae khi có các biểu hiện như ho kéo dài,  không  sốt hoặc  sốt nhẹ  ‐ vừa,  ít khi bị  suy hô  hấp  độ  2,  độ  3,  bạch  cầu  <  10000Tb/mm3,  X  quang  phổi  có  hình  ảnh  thâm  nhiễm  dạng  nốt/lưới.  Trẻ  viêm  phổi  nhiễm  Chlamydophila  pneumoniae  đáp  ứng  tốt  với  kháng  sinh  họ  macrolides.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Burillo  A,  Bouza  E  (2010).  “Chlamydophila  Pneumoniae”.  Infect Dis Clin N am, 23: pp. 61‐71.  2. Esposito  S,  Blasi  F,  Bellini  F, Allegra  L,  Principi N  (2001).  “Mycoplasma  pneumoniae  and  Chlamydia  pneumoniae  infections  in  children  with  pneumonia”.  European  Respiratory Journal, 17: pp. 241‐245.  3. Hammerschlag MR  (2003).  “Pneumonia  due  to Chlamydia  pneumoniae  in  children:  epidemiology,  diagnosis,  and  treatment”. Pediatrics Pulmonology, 36: pp. 384‐390.  4. Hammerschlag MR, Kumar S (2011). “Chlamydia infections”.  In: Taussig L.M, Landau Li. Pediatric Respiratory Medicine,  2nd ed, pp. 621‐ 626. Elsevier, Philadelphia.  5. Kohlhoff  AS,  Hammerschlag  RM  (2012).  “Chlamydophila  pneumoniae”.  In:  Kliegman  R.M.  Nelson  Textbook  of  Pediatrics, 19th, pp. 1033 – 1035. Elsevier, Philadelphia.  6. Liu G, Talkington D.F, Fields B.S, Levi O.S, Yang Y, Tondella  M.L.C  (2005).  “Chlamydia  pneumoniae  and  Mycoplasma  pneumoniae in young children from China with community‐ acquired  pneumonia”.  Diagnostic  Microbiology  and  Infectious Disease, 52: pp. 7‐14.   7. Lochindarat S, Suwanjutha S, Prapphal N, Chatarojanasiri T,  Bunnag T, Deerojanawong  J, Kunakorn M,  Srisan P  (2007).  “Mycoplasma pneumoniae and Chlamydophila pneumoniae  in  children  with  community‐acquired  pneumonia  in  Thailand”. Int J. Tuberc Lung Dis, 11 (7): pp. 814‐819.  8. Nguyễn  Thị  Kim  Thoa  (2004).  “Nhiễm  khuẩn  hô  hấp  do  Chlamydia  pneumoniae  ở  trẻ  em”.  www.medinet.hochiminhcity.gov.vn.   9. Phạm  Thị Minh Hồng  (2007).  “Viêm  phổi”. Hoàng  Trọng  Kim. Nhi khoa chương trình đại học, tập 1, tr. 267‐ 268. NXB y  học, TP.HCM.  10. Samransamruajkit  R,  Jitchaiwat  S,  Wachirapaes  W,  Deerojamawong  J,  Sritippayarwan  S,  Prapphal  N  (2008).  “Prevalence  of Mycoplasma  and Chlamydia  pneumonia  in  severe community‐acquired pneumonia among hospitalized  children in Thailand”. Jpn. J. Infect. Dis, 61: pp. 36‐39.  11. Sandora  JT,  Sectish  CT  (2012).  “Community  –  acquired  pneumonia”.  In:  Kliegman  RM  Nelson  Textbook  of  Pediatrics, 19th, pp. 1474 – 1478. Elsevier, Philadelphia.  12. Seltz BL, Colvin M, Barton LL (2012). “Atypical pneumonias  in  children”.  In:  Wilmott  R.W.  Kendig  and  Chernick’s  Disorders of the Respiratony Tract in Children, 8th ed, PP. 493  – 498. Elsevier, Philadelphia.  13. Sidal M, et al (2007). “Frequency of Chlamydia pneumoniae  and Mycoplasma pneumoniae infections in children”. J Trop  Pediatr, Vol 53, No. 4: pp. 225‐231.  14. Somer  A,  Salman  N,  Yalcin  I,  et  al  (2006).  “Role  of  Mycoplasma  pneumoniae  and  Chlamydia  pneumoniae  in  children with  community‐acquired  pneumonia  in  Istanbul,  Turkey”. J Trop Pediatr, 52 (3): pp. 173‐178.  15. Trần Thị Thu Loan, Trương Mỹ Hạnh, Dương Minh Hùng  (2012). “Tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng và sự  nhạy cảm của kháng sinh”. Báo cáo tại hội nghị khoa học kỹ  thuật lần thứ 21 bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, năm 2012.   Ngày nhận bài báo:       01/11/2013   Ngày phản biện nhận xét bài báo:   05/11/2013   Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_viem_phoi_o_tre_em_chlamydophila_pneumoniae_tai_ben.pdf
Tài liệu liên quan