Để khắc phục những bất cập nêu trên,
chúng tôi cho rằng:
(i) Việc cấp đổi, cấp lại và cấp mới
quyền SDĐ không nên chỉ giao một chủ thể
là Sở TN&MT như hiện nay; cần xây dựng
hệ thống dữ liệu thống nhất cập nhật thông
tin đăng ký đất đai cho cả tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và phân cấp cho Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mà Sở
TN&MT đang được phân cấp nhưng chỉ đối
với Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
và có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin
vào hệ thống chung đã thiết lập. Các trường
hợp đăng ký còn lại vẫn thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở hoặc địa phương đủ điều
kiện thì ủy quyền cho Văn phòng đăng ký
thực hiện.
(ii) Cần phân cấp thẩm quyền thu hồi
Giấy chứng nhận quyền SDĐ cho chính chủ
thể đã cấp Giấy và không có sự can thiệp của
bên thứ ba;
(iii) Cần nghiên cứu sửa đổi các quy
định đảm bảo sự thống nhất giữa Luật và
Nghị định.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm, yêu cầu và thực trạng phân cấp quản lý đất đai hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HIỆN NAY
Châu Hoàng Thân*
* ThS. Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt:
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về
phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh đã xác định rõ quản lý đất đai là một trong 05 lĩnh
vực cần tập trung phân cấp trong giai đoạn 2016 - 2020. Bài
viết phân tích những đặc điểm, yêu cầu đặt ra đối với phân cấp
quản lý đất đai hiện nay và phân tích quy định pháp luật hiện
hành về một số nội dung quản lý cơ bản trong lĩnh vực đất đai.
Abstract:
The Resolution No.21/NQ-CP dated March 21, 2016 on
decentralization of governmental management between the
Government and People’s Provincial Committees defines
that land administration is one of five fields of focused
decentralization in the 2016 – 2020 period. This Aricle
provides analysis of the features, requirements for the
decentralization of land administration in Vietnam and of
applicable regulations on land administration.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: phân cấp, phân cấp trong quản lý đất
đai, quản lý đất đai.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 26/08/2017
Biên tập: 02/10/2017
Duyệt bài: 05/10/2017
Article Infomation:
Keywords: decentralization, decentralization
of land administration, land administration.
Article History:
Received: 26 Aug. 2017
Edited: 02 Oct. 2017
Approved: 05 Oct. 2017
ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ THỰC TRẠNG
1. Khái niệm và yêu cầu trong phân cấp
quản lý đất đai
1.1 Khái niệm phân cấp quản lý
đất đai
Phân cấp quản lý là cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước để thực hiện hiệu quả
chức năng quản lý. Theo PGS., TS. Nguyễn
Cửu Việt, “phân cấp quản lý” là khái niệm
Việt Nam, “là sự phân chia các đơn vị hành
chính - lãnh thổ và phân định thẩm quyền
hợp lý giữa các cấp chính quyền bằng luật
hoặc văn bản dưới luật cho phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để
nhằm thực thi hiệu quả hơn quyền lực nhà
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 5(357) T3/2018
nước”1. Tản quyền, phân quyền chỉ là các
hình thức của phân cấp quản lý. Phân cấp
quản lý dùng để chỉ sự phi tập trung hóa trong
quản lý nhằm phát huy dân chủ, tự chủ, sáng
tạo của địa phương, cơ sở, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ở Việt Nam,
phân cấp quản lý nhà nước được đề cập trên
ba khía cạnh sau: (i) là sự xác định phân chia
các đơn vị hành chính, các cấp hành chính,
lãnh thổ và xác định, phân định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi
cấp hành chính lãnh thổ, mỗi cơ quan, đơn
vị trong bộ máy hành pháp; (ii) là sự điều
chỉnh, chuyển giao thẩm quyền giữa các cấp
hành chính và giữa các cơ quan, đơn vị hành
chính các cấp cho phù hợp với yêu cầu thực
tiễn; (iii) là sự chuyển giao một phần thẩm
quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành
chính nhà nước cho các tổ chức, đơn vị, cá
nhân ngoài nhà nước. Đây là quá trình xã
hội hóa hoạt động hành chính2. Theo Dự án
Đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện của hệ
thống pháp luật Việt Nam được Chính phủ
chuẩn y ngày 08/01/2001 với sự giúp đỡ
của các chuyên gia Canada, UNDP, JICA,
phân cấp quản lý là “sự phân công hợp lý
giữa các cấp chính quyền nhà nước thẩm
quyền quản lý cho phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và đặc điểm của nó để cho việc
thực thi quyền lực nhà nước được tốt hơn”3.
Ở Pháp, phân cấp có nghĩa là chuyển giao
thẩm quyền từ nhà nước trung ương xuống
cho các cơ quan của nhà nước trung ương
tại địa phương, còn phân quyền có nghĩa
là giao một số thẩm quyền của Trung ương
cho Hội đồng dân cử địa phương; ở Việt
Nam, phân cấp quản lý là một sự pha trộn
giữa việc chuyển một số quyền hạn cho địa
1 Xem thêm Nguyễn Cửu Việt, “Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 7/2005.
2 Phạm Thanh Huyền (2015), “Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước”,
News/125/0/1010070/0/21525/Mot_so_van_de_ve_phan_cap_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc [Truy cập 22/6/2017].
3 Nguyễn Cửu Việt, Chuyên đề Phân cấp quản lý - Lý luận và thực tiễn, Tài liệu giảng dạy nghiên cứu sinh chuyên ngành
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính năm 2017, tr.25.
4 Serge DEGALLAIX, Phát biểu của ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp, Tài liệu Hội thảo “Phân cấp, phân quyền
giữa trung ương và địa phương và quy chế đặc thù của các thành phố lớn”, Hà Nội, 2001.
5 Nguyễn Cửu Việt, Chuyên đề Phân cấp quản lý - Lý luận và thực tiễn, tlđd, tr.29.
phương với việc thực hiện thẩm quyền của
nhà nước trung ương tại địa phương thông
qua cơ quan nhà nước tại địa phương4. Bên
cạnh đó, có quan điểm cho rằng, phân cấp
quản lý được hiểu theo hai chiều: chiều dọc
(tức phân cấp theo đơn vị hành chính lãnh
thổ, hay nói cách khác là phân cấp từ trung
ương về địa phương); chiều ngang (là phân
cấp theo chức năng, theo chiều này thường
dùng thuật ngữ phân công, phân nhiệm)5. Ở
nước ta, phân cấp thường được nghiên cứu
sâu theo chiều dọc; tuy nhiên việc phân cấp
theo chiều ngang cũng là vấn đề cần được
đánh giá chi tiết bởi nguyên tắc phân công,
phối hợp và kiểm soát được thể hiện rất rõ
theo chiều ngang này.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong các ngành, lĩnh vực nên việc quản lý
và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Hơn nữa, ở nước ta đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, thị trường đất đai
(hay gọi là thị trường quyền sử dụng đất -
SDĐ) chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hoạt
động quản lý nhà nước về đất đai. Nội dung
quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: quyết
định quy hoạch, kế hoạch SDĐ, thu hồi đất
và phân phối đất đai; quyết định giá đất
Nội dung này có ảnh hưởng đến việc thiết
lập mô hình phân cấp quản lý.
Phân cấp trong quản lý đất đai có nội
dung: một là, xác định chủ thể, phân giao
quyền quyết định cụ thể về SDĐ đai; hai
là, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý đất
đai. Thực tiễn cho thấy, đất đai luôn gắn với
địa phương nên cần phân cấp triệt để cho
địa phương, không nên giữ lại bất kỳ thẩm
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 5(357) T3/2018
quyền quyết định cụ thể nào cho trung ương.
Mặt khác, tài nguyên đất đai là một thể thống
nhất, liên tục nên chỉ phân cấp cho một cấp
của địa phương mới đảm bảo tính thống nhất
và nhất quán trong thực hiện quyền lực này6.
Từ những phân tích nêu trên, có thể
đưa ra khái niệm sau: Phân cấp quản lý đất
đai là việc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý
đất đai và phân định thẩm quyền cho từng
cấp từ trung ương đến địa phương, từng
cơ quan cụ thể cho phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp, từng cơ
quan nhằm đảm bảo tính khoa học, nhanh
chóng, hiệu quả, chặt chẽ và tiết kiệm trong
quản lý đất đai.
1.2 Những yêu cầu trong phân cấp
quản lý đất đai ở Việt Nam
Việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực
đất đai cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
trong quản lý nhà nước, đồng thời, để bảo
đảm phù hợp với đặc thù của nền kinh tế và
chế độ sở hữu đất đai của nước ta, công tác
phân cấp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đảm bảo phù hợp với chế
độ sở hữu toàn dân, nguyên tắc Chính phủ
thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi
cả nước. Sự thống nhất quản lý của Chính
phủ không có nghĩa là tất cả các quyền quyết
định đối với đất đai đều phải do Chính phủ
trực tiếp quyết định. Vì vậy, quá trình phân
cấp phải vừa đảm bảo được sự phân chia
hợp lý các quyền cho địa phương vừa giữ
được sự thống nhất quản lý của Chính phủ.
Thứ hai, tinh gọn bộ máy và đảm bảo
hiệu quả quản lý. Phân cấp quản lý đất đai
trên cơ sở tinh gọn bộ máy nhà nước, không
vì phân cấp mà hình thành thêm hay làm
cồng kềnh, phình to bộ máy cơ quan nhà
nước. Bên cạnh đó, phân cấp phải đảm bảo
sự hiệu quả, chặt chẽ của công tác quản lý;
6 Đặng Hùng Võ, “Phân cấp quyền của Nhà nước đối với đất đai, quản lý đất đai và việc giám sát - đánh giá cần thiết
ở Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa Thu năm 2012,
cap%20quyen%20cua%20NN%20doi%20voi%20dat%20dai_Dang%20Hung%20Vo.pdf
7 Đặng Hùng Võ, “Phân cấp quyền của Nhà nước đối với đất đai, quản lý đất đai và việc giám sát - đánh giá cần thiết ở
Việt Nam”, tlđd.
sự kiểm soát, giám sát giữa các cấp, các cơ
quan với nhau trong quá trình thực hiện chức
năng quản lý. Việc phân cấp không chỉ giữa
các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước
mà cần xem xét vai trò các tổ chức dịch vụ
công trong quản lý đất đai.
Thứ ba, đảm bảo tối ưu hiệu quả SDĐ.
Việc phân cấp quản lý không chỉ hướng đến
hiệu quả trong công tác quản lý mà mục đích
cuối cùng cần đạt đó là hiệu quả của việc
SDĐ. Phải đảm bảo vừa phát huy hiệu quả
trong quản lý vừa tạo thuận lợi cho quá trình
SDĐ của người sử dụng.
Thứ tư, sự thống nhất và thông suốt
của hệ thống thông tin đất đai. Phân cấp
quản lý nhưng phải đảm bảo cơ sở dữ liệu
đất đai được thống nhất và thông suốt giữa
các cấp, không xé nhỏ và tách rời cơ sở dữ
liệu. Các cấp được phân quyền quản lý phải
có trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu. Hiện
nay, vấn đề cơ sở dữ liệu, bản đồ chính quy
chưa hoàn thiện là những hạn chế cản trở
quá trình phân cấp quản lý đất đai ở nước ta.
Thứ năm, quyền hạn được phân cấp
gắn liền với trách nhiệm cụ thể. Phân cấp
cần xác định rõ, cụ thể trách nhiệm gắn liền;
tránh tình trạng quyết với danh nghĩa tập
thể rồi núp bóng tập thể khi phải chịu trách
nhiệm. Phân cấp cần mạnh dạn cá thể hóa
trách nhiệm. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra và giám sát trong quá trình thực
hiện quyền nhưng không vì vậy mà quyền
quyết định nào của địa phương cũng phải
được cấp trên đồng ý. Nói chung phân cấp
quản lý đất đai phải đảm bảo quyền tự quyết,
tự chịu trách nhiệm.
Thứ sáu, bảo đảm hiệu lực và tính
chính xác của quá trình giám sát việc thực
hiện phân cấp ở địa phương7. Thực hiện
phân cấp cho địa phương cần quy định và
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 5(357) T3/2018
trang bị điều kiện cụ thể để đảm bảo hiệu
lực và quá trình giám sát thực thi quyền hạn
ở địa phương. Sự giám sát cần thiết lập chặt
chẽ nhưng không là rào cản, làm chậm đi
quá trình thực hiện các quyền được phân
cấp. Mô hình giám sát trực tiếp của nhân
dân về quản trị đất đai cần được nghiên cứu
thiết lập8.
Tóm lại, việc phân cấp trong quản lý
đất đai cần dựa vào những nội dung quản lý
cụ thể, tính chất đặc thù để thiết lập cho phù
hợp bởi những khác biệt trong từng nội dung
quản lý.
2. Thực trạng phân cấp quản lý
đất đai
2.1 Về phân cấp trong quy hoạch, kế
hoạch SDĐ
Quy hoạch, kế hoạch SDĐ là nội dung
rất quan trọng trong quản lý đất đai, quyết
định trực tiếp hiệu quả SDĐ. Quy hoạch,
kế hoạch SDĐ giữ vai trò là căn cứ chính
yếu trong quản lý đất đai của Nhà nước và
ảnh hưởng lớn đến quá trình SDĐ của người
sử dụng.
Theo quy định của Điều 36 Luật Đất
đai năm 2013 (Luật Đất đai), việc lập quy
hoạch, kế hoạch SDĐ được phân cấp cả
theo cấp hành chính và ngành, lĩnh vực.
Việc phân cấp theo nguyên tắc quy hoạch,
kế hoạch SDĐ cấp nào thì do cơ quan hành
chính cấp đó tổ chức lập với sự chủ trì của
cơ quan chuyên môn. So với Luật Đất đai
năm 2003, Luật Đất đai không phân cấp cho
cấp xã lập quy hoạch SDĐ; bổ sung quyền
8 Xem thêm tại
dai-411923.html [Truy cập ngày 17/7/2017].
9 Cụ thể như Nghị quyết số Nghị quyết số 134/2016/QH13 điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ
kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua ngày 09/4/2016. Kế hoạch SDĐ kỳ cuối bắt đầu từ năm
2016 mà đến tháng 4 năm 2016 chúng ta mới quyết định điều chỉnh như thế nào. Hơn thế nữa, quy hoạch, kế hoạch
SDĐ của cấp tỉnh, cấp huyện đều phải dựa theo Nghị quyết này nên còn trễ hơn nữa.
10 Lê Văn Bình, “Hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch SDĐ”,
Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=236 [truy cập ngày 15/6/2017].
11 Nguyễn Tuyền, “Việt Nam lạm phát quy hoạch, mỗi tháng 358 quy hoạch ra đời”,
viet-nam-lam-phat-quy-hoach-moi-thang-358-quy-hoach-ra-doi-20161009084926413.htm [truy cập 23/6/2017].
12 Việt Hoa, “Nỗi khổ quy hoạch “treo” bao giờ chấm dứt”,
gio-cham-dut-642647.html [truy cập ngày 23/6/2017].
lập quy hoạch cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ các công
trình quốc phòng, an ninh và đảm bảo bí
mật, chiến lược quốc phòng, an ninh.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tiến
độ quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn rất chậm9,
chất lượng quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn
rất thấp. Quy hoạch của một số địa phương
có nơi chưa phù hợp thực tiễn, tính khả thi
thấp, độ dự báo còn chênh lệch rất lớn10.
Trong quá trình tổng kết các quy hoạch để
ban hành Luật Quy hoạch, các số liệu cho
thấy, trong 03 năm từ năm 2011 - 2014, mỗi
tháng cả nước có trên 358 quy hoạch được
lập và phê duyệt11, mà trong đó có một số
lượng đáng kể là các quy hoạch, kế hoạch
SDĐ. Bên cạnh đó, việc chậm triển khai các
quy hoạch, kế hoạch SDĐ dẫn đến tình trạng
quy hoạch “treo” cũng khá phổ biến, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người
dân và tác động tiêu cực đến việc SDĐ, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội12.
Thực trạng trên về công tác quy hoạch,
kế hoạch SDĐ cho thấy cần có những giải
pháp mang tính căn cơ để giải quyết vấn đề
lạm phát và thiếu khả thi, thiếu đồng bộ của
các quy hoạch. Về mặt kỹ thuật, cần nghiên
cứu tích hợp quy hoạch SDĐ và quy hoạch
không gian, xây dựng các công trình bên
trên đất. Không tách rời, phát sinh thêm
nhiều quy hoạch mà trong quy hoạch không
gian sẽ bao gồm cả đất và không gian bên
trên đất. Kinh nghiệm của các quốc gia tiến
bộ trên thế giới cho thấy, quy hoạch SDĐ là
việc phân vùng SDĐ, gắn với khái niệm quy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 5(357) T3/2018
hoạch không gian và sử dụng công cụ hệ
thống thông tin địa lý để phân tích hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường và có các giải
pháp phù hợp để ứng phó biến đổi khí hậu13.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thống nhất và
ổn định của quy hoạch, ở địa phương, việc
lập quy hoạch chỉ phân về đến cấp tỉnh; cấp
huyện chỉ căn cứ vào quy hoạch để triển
khai lập kế hoạch SDĐ hàng năm.
2.2 Phân cấp trong hoạt động giao,
cho thuê, cho phép chuyển mục đích SDĐ
Hoạt động phân phối đất đai giữ vai
trò quan trọng trong quá trình quản lý, SDĐ,
đặc biệt dưới chế độ sở hữu toàn dân với đất
đai thì hoạt động phân phối này có những
nét rất đặc thù cần được phân cấp. Việc phân
cấp quyền phân phối đất đai nhằm đảm sự
nhanh chóng, hiệu quả trong quá trình phân
phối đất đai; thúc đẩy sự phát triển của thị
trường bất động sản.
Phân cấp quyền phân phối đất đai được
quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Đất đai:
(i) UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ
đối với tổ chức, giao đất đối với cơ sở tôn
giáo; giao đất đối với người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài; cho thuê đất đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; cho thuê đất đối với
tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
(ii) giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích SDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân;
giao đất đối với cộng đồng dân cư; (iii) Ủy
ban nhân dân (UBND) cấp xã cho thuê đất
thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục
đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điểm nổi bật của Luật Đất đai là quy
định cơ chế kiểm soát trong quá trình phân
cấp, cụ thể như sau:
13 Jane Silberstein, Chris Maser, 2000, Quy hoạch SDĐ cho phát triển bền vững, Nxb. Lewis (trích theo Đặng Hùng Võ,
“Phân cấp quyền của Nhà nước đối với đất đai, quản lý đất đai và việc giám sát – đánh giá cần thiết ở Việt Nam”, tlđd.
14 Vũ Dũng Minh, “Quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích SDĐ”,
html [truy cập ngày 01/7/2017].
Một là, Điều 59 Luật Đất đai quy định:
“Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê
đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ nông
nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại,
dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì
phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp
tỉnh trước khi quyết định”. Trong trường hợp
này, thẩm quyền vẫn thuộc về UBND cấp
huyện nhưng phải có văn bản chấp thuận,
sự kiểm soát của UBND cấp tỉnh do mức
diện tích khá lớn và mục đích bảo vệ quỹ đất
nông nghiệp.
Hai là, Điều 58 Luật Đất đai quy định
về điều kiện thực hiện dự án: “Đối với dự
án có SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác
mà không thuộc trường hợp được Quốc hội
quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
SDĐ khi có một trong các văn bản sau đây:
- Văn bản chấp thuận của Thủ tướng
Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục
đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở
lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng trở lên;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
(HĐND) cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển
mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng
lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng.”
Mục đích của quy định nêu trên nhằm
hạn chế tình trạng chuyển mục đích SDĐ
tràn lan, sử dụng không hiệu quả diện tích
được chuyển mục đích14 dẫn đến nguy cơ
không đảm bảo được quy hoạch SDĐ trồng
lúa là 3,81 triệu ha đến năm 2020. Tuy nhiên,
quy định trên cũng đặt ra một số vướng mắc
sau: (i) việc phải có văn bản chấp thuận của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 5(357) T3/2018
các chủ thể nêu trên trước khi UBND có
thẩm quyền quyết định làm phát sinh thêm
thủ tục, tạo cơ chế xin – cho; (ii) mỗi năm
HĐND chỉ họp hai lần, nên việc chờ Nghị
quyết thông qua của HĐND sẽ ảnh hưởng
ít nhiều đến thời gian thực hiện dự án, khả
năng thu hút đầu tư; (iii) việc cho phép của
cơ quan cấp trên là dựa vào căn cứ nào, nếu
dựa vào quy hoạch, kế hoạch SDĐ thì cấp có
thẩm quyền tự rà soát và quyết định được;
còn nếu không dựa vào quy hoạch, kế hoạch
SDĐ sẽ đặt ra vấn đề là căn cứ nào để cấp
trên chấp thuận?
Để khắc phục những bất cập trên,
chúng tôi cho rằng:
Một là, căn cứ tiến hành giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích SDĐ là dựa vào
quy hoạch, kế hoạch SDĐ nên việc hoàn
thiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ là căn
nguyên vấn đề. Bên cạnh đó, công tác kiểm
soát cần tăng cường kiểm tra và thanh tra
công tác thực hiện, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch SDĐ. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ cần
xác định rõ, chi tiết diện tích, vị trí đất trồng
lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
cần khoanh vùng bảo vệ trong quy hoạch
SDĐ cấp tỉnh làm căn cứ cho việc phân phối
đất đai.
Hai là, việc quy định thẩm quyền
quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích SDĐ trong một số trường hợp
phải có văn bản chấp thuận quy định tại
Điều 58, 59 Luật Đất đai sẽ tồn tại những
hạn chế nhất định, thay vào đó, cần mạnh
dạn phân cấp thẩm quyền tự quyết dựa vào
quy hoạch, kế hoạch SDĐ và không cần có
văn bản chấp thuận mà chủ thể được phân
cấp quyền quyết định phải có văn bản báo
cáo ngay cho cấp trên trực tiếp về các trường
hợp đặc biệt tại Điều 58, 59 Luật Đất đai.
Nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan cấp trên
can thiệp ngay bằng công tác thanh tra dự
15 Tính đến tháng 8/2016, còn 12 tỉnh chưa kiện toàn việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai,
gov.vn/Plus.aspx/vi/News/109/0/104012/0/5338/12_tinh_chua_kien_toan_viec_thanh_lap_Van_phong_dang_ky_
dat_dai [truy cập 10/7/2017].
án, nếu không cần can thiệp thì cũng nắm
bắt được tình hình mà không ảnh hưởng đến
thời gian thực hiện nhiệm vụ phân cấp.
Ba là, phân phối đất đai là hoạt động
nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, chính vì
vậy rất cần sự công khai, minh bạch trong
quá trình phân phối và quy định cụ thể trách
nhiệm trong hoạt động phân phối đất đai.
Hiện nay, Luật Đất đai phân cấp quyền phân
phối đất đai cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện
nên việc xác định trách nhiệm cá nhân cụ thể
gặp khó khăn nhất định. Để giải quyết vấn
đề này cần đẩy mạnh công tác đấu giá trong
phân phối đất đai; đảm bảo sự công khai,
minh bạch và công bằng trong quá trình
đấu giá, xã hội hóa công tác tổ chức đấu giá
nhằm chuyên nghiệp hóa các tổ chức đấu giá
và xác định rõ trách nhiệm trong quá trình
đấu giá. Tổ chức cuộc họp công khai, có sự
giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc
cùng cấp trong buổi họp quyết định giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ.
2.3 Phân cấp trong đăng ký đất đai
Trong quản lý đất đai, công tác đăng
ký đất đai đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ
đây là căn cứ xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai, là căn cứ để xác định người SDĐ, giải
quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải
quyết đăng ký đất đai được chia thành hai
trường hợp cụ thể: trường hợp thứ nhất -
đăng ký lần đầu, thẩm quyền này được quy
định tại Điều 105 Luật Đất đai do UBND
cấp tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Tài nguyên
và Môi trường (TN&MT) cấp Giấy chứng
nhận. Trường hợp thứ hai - đăng ký biến
động, được quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị
định 43/2014/NĐ-CP gồm hai trường hợp,
đối với địa phương đã thành lập Văn phòng
đăng ký đất đai một cấp thì do Sở TN&MT
thực hiện (hiện nay, đa số địa phương đã
hoàn tất việc thành lập Văn phòng đăng ký
đất đai)15, địa phương chưa thành lập Văn
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 5(357) T3/2018
phòng đăng ký thì các đối tượng do UBND
cấp tỉnh cấp lần đầu thì Sở TN&MT đăng
ký biến động, do UBND cấp huyện cấp
lần đầu thì UBND cấp huyện đăng ký biến
động. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của
Văn phòng đăng ký đất đai thời gian qua
phát sinh nhiều hạn chế, bất cập liên quan
đến thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ đăng
ký biến động16. Để khắc phục những bất cập
này, ngày 6/1/2017, Chính phủ ban hành
Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai. Nghị định 01/2017/NĐ-CP
giao Sở TN&MT được phép ủy quyền cho
Văn phòng Đăng ký đất đai xác nhận đăng
ký biến động nhưng lại sử dụng con dấu của
Sở TN&MT. Điều này tạo nên bất cập về
xác định trách nhiệm giữa Văn phòng Đăng
ký đất đai và Sở TN&MT.
Bên cạnh đó, quy định của Nghị
định 01/2017/NĐ-CP về quyền thu hồi
giấy chứng nhận đã cấp không thống nhất
với quy định của Điều 106 Luật Đất đai.
Cụ thể, theo quy định của Điều 106 Luật
Đất đai, chỉ được tiến hành thu hồi Giấy
chứng nhận khi có một trong hai điều kiện
sau: (i) có kết luận của cơ quan thanh tra
cùng cấp về sai phạm đối với Giấy chứng
nhận đã cấp, (ii) có văn bản của cơ quan có
thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai
liên quan đến phần đất đã được cấp Giấy
chứng nhận. Trong khi đó, khoản 56 Điều
2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung điểm b, điểm c khoản 4 Điều 87 Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “Trường
hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát
hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng
quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm
tra lại, thông báo cho người SDĐ biết rõ lý
do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận
16 Nguyễn Cúc, “Nhiều khó khăn trong hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp”,
gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=4338 [truy
cập 10/7/2017].
đã cấp không đúng quy định; Trường hợp
người SDĐ phát hiện Giấy chứng nhận đã
cấp không đúng quy định của pháp luật về
đất đai thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất có trách nhiệm kiểm
tra, xem xét quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận đã cấp không đúng quy định của pháp
luật về đất đai”. Như vậy, theo quy định này
thì không cần sự can thiệp của cơ quan thanh
tra mà cơ quan cấp giấy có quyền tự kiểm
tra và quyết định thu hồi giấy chứng nhận
đã cấp. Điều này mâu thuẫn với quy định tại
Điều 106 Luật Đất đai.
Để khắc phục những bất cập nêu trên,
chúng tôi cho rằng:
(i) Việc cấp đổi, cấp lại và cấp mới
quyền SDĐ không nên chỉ giao một chủ thể
là Sở TN&MT như hiện nay; cần xây dựng
hệ thống dữ liệu thống nhất cập nhật thông
tin đăng ký đất đai cho cả tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và phân cấp cho Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mà Sở
TN&MT đang được phân cấp nhưng chỉ đối
với Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
và có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin
vào hệ thống chung đã thiết lập. Các trường
hợp đăng ký còn lại vẫn thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở hoặc địa phương đủ điều
kiện thì ủy quyền cho Văn phòng đăng ký
thực hiện.
(ii) Cần phân cấp thẩm quyền thu hồi
Giấy chứng nhận quyền SDĐ cho chính chủ
thể đã cấp Giấy và không có sự can thiệp của
bên thứ ba;
(iii) Cần nghiên cứu sửa đổi các quy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 5(357) T3/2018
định đảm bảo sự thống nhất giữa Luật và
Nghị định.
Kết luận
Phân cấp quản lý trong lĩnh vực đất
đai là nội dung lớn trong phân cấp quản lý
nhà nước bởi tầm quan trọng đất đai trong
đời sống xã hội. Phân cấp quản lý khoa học,
chặt chẽ sẽ thúc đẩy hiệu quả SDĐ, thu hút
đầu tư, góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Việc xây dựng nguyên tắc và phương pháp
phân cấp ngay trong Luật Đất đai là tiền đề
tạo nên thành công trong phân cấp quản lý
đất đai. Bên cạnh đó, nghiên cứu phát huy vai
trò các tổ chức sự nghiệp công lập, các Hiệp
hội trong lĩnh vực đất đai nhằm giảm bớt áp
lực cho cơ quan nhà nước, đảm bảo sự khách
quan, minh bạch trong quản lý đất đai■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hùng Võ, “Phân cấp quyền của Nhà nước đối với đất đai, quản lý đất đai và việc giám sát - đánh giá cần
thiết ở Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa Thu năm 2012,
Phan%20cap%20quyen%20cua%20NN%20doi%20voi%20dat%20dai_Dang%20Hung%20Vo.pdf
2. Nguyễn Cửu Việt, “Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 7/2005.
3. Nguyễn Cửu Việt, Chuyên đề Phân cấp quản lý – Lý luận và thực tiễn, Tài liệu giảng dạy nghiên cứu sinh
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính năm 2017.
4. Serge DEGALLAIX, Phát biểu của ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp, Tài liệu Hội thảo “Phân cấp,
phân quyền giữa trung ương và địa phương và quy chế đặc thù của các thành phố lớn”, Hà Nội, 2001.
5. Jane Silberstein, Chris Maser, 2000, Quy hoạch SDĐ cho phát triển bền vững, Nxb Lewis (trích theo
Đặng Hùng Võ, “Phân cấp quyền của Nhà nước đối với đất đai, quản lý đất đai và việc giám sát - đánh giá cần
thiết ở Việt Nam” tlđd).
6. Dương Hà, “Quy hoạch sân golf: hiểm họa đằng sau những con số”, https://laodong.vn/bat-dong-san/quy-
hoach-san-golf-hiem-hoa-dang-sau-nhung-con-so-24691.bld [truy cập ngày 17/7/2017];
7. Lê Văn Bình, “Hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch SDĐ” ,
cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=236 [truy cập ngày 15/6/2017].
8. Nguyễn Cúc, “Nhiều khó khăn trong hoạt động của Văn phòng Đăng ký
đất đai một cấp”,
aspx?List=f73cebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=4338 [truy cập 10/7/2017].
9. Nguyễn Tuyền, “Việt Nam lạm phát quy hoạch, mỗi tháng 358 quy hoạch ra đời”,
kinh-doanh/viet-nam-lam-phat-quy-hoach-moi-thang-358-quy-hoach-ra-doi-20161009084926413.htm [truy
cập 23/6/2017].
10. Vũ Dũng Minh, “Quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích SDĐ”,
chinhtri/item/662002-.html [truy cập ngày 01/7/2017].
11. Phạm Thanh Huyền (2015), “Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước”,
Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/21525/Mot_so_van_de_ve_phan_cap_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc
[truy cập 22/6/2017].
12. Trường Giang, “Xây dựng Trung tâm phát triển quỹ đất: chậm và vướng!”,
vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201608/xay-dung-trung-tam-phat-trien-quy-dat-cham-va-vuong-2720920/ [truy
cập ngày 13/5/2017].
13. Uông Chu Lưu, “Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước”,
cacchuyenmuc/70TuPhapVietNam/Pages/tu-lieu-nganh.aspx?ItemID=19 [truy cập 01/7/2017];
14. Việt Hoa, “Nỗi khổ quy hoạch “treo” bao giờ chấm dứt”,
hoach-treo-bao-gio-cham-dut-642647.html [truy cập ngày 23/6/2017].
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 5(357) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_yeu_cau_va_thuc_trang_phan_cap_quan_ly_dat_dai_hien.pdf