Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu tại một hoặc
một số ít các quốc gia mà chi phí nộp đơn,
bao gồm cả chi phí cho luật sư đại diện,
không cao, đăng ký quốc gia có thể được cân
nhắc lựa chọn. Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu
tại tất cả các quốc gia chủ yếu của Liên minh
châu Âu hoặc các quốc gia nói tiếng Pháp của
châu Phi thì đăng ký khu vực có thể là một
lựa chọn hay. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu muốn
được bảo hộ nhiều quốc gia khác nhau, có thể
bao gồm các thành viên của EU hoặc OAPI,
đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid là lựa
chọn hàng đầu.
Có thể khái quát rằng, đăng ký quốc tế là
đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, do
WIPO cấp trên cơ sở một đơn quốc tế đã
được Văn phòng quốc tế thẩm định và đáp
ứng các yêu cầu về hình thức của đơn theo hệ
thống Madrid. Đăng ký quốc tế bao gồm
quyền đăng ký nhãn hiệu tại các Thành viên
được chỉ định và tương đương với đăng ký
quốc gia nếu nhãn hiệu theo Đăng ký quốc tế
không bị Thành viên được chỉ định từ chối,
trong thời hạn quy định. Đăng ký quốc tế
theo hệ thống Madrid là lựa chọn ưu tiên để
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
bởi những ưu điểm vượt trội về thủ tục đơn
giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
85
NHÌN RA THEÁ GIÔÙI
1. Đăng ký quốc gia và đăng ký khu vực
theo Công ước Paris
Xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ của quyền
sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu chỉ có
hiệu lực tại quốc gia xác lập quyền và quyền
này là độc lập với các quyền nhãn hiệu đồng
tồn tại tại các quốc gia khác. Nghĩa là, đăng ký
nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ chỉ có hiệu lực tại
Việt nam mà không có hiệu lực tại Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Liên Bang Nga, Liên minh châu
Âu hay bất kỳ quốc gia/vùng lãnh thổ nào
khác. Việc đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia
được thực hiện theo các trình tự và thủ tục do
pháp luật quốc gia quy định, tại cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia. Nội dung và phạm vi
quyền nhãn hiệu theo Đăng ký quốc gia được
điều chỉnh bởi luật pháp của quốc gia đó.
Theo nguyên tắc đối xử quốc gia và quyền
ưu tiên quy định tại Công ước Paris2, chủ sở
hữu nhãn hiệu có thể tiến hành nộp đơn đăng
ký quốc gia tại các thành viên của Công ước
và được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu của
mình như công dân của quốc gia sở tại mà
không có sự phân biệt đối xử3 . Trong vòng 6
tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu được
nộp tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia,
nơi họ là công dân hoặc có cơ sở kinh doanh,
chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu
bảo hộ nhãn hiệu của mình tại bất kỳ thành
viên nào của Công ước và các đơn nộp sau sẽ
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ THEO HỆ THỐNG MADRID
Nguyễn Thị Ngọc Bích1
1 Luật sư, Thạc sỹ, Văn phòng luật sư ADVACAS
2 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883
3 Điều 2, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Tóm tắt: Để đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, bên cạnh phương thức nộp đơn trực tiếp tại
từng quốc gia, còn có một phương thức khác – hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn,
thủ tục đơn giản hơn, đó là phương thức nộp đơn quốc tế đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống
Madrid. Tuy nhiên, quyền đối với nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế có tương đương với quyền đối
với nhãn hiệu theo đăng ký quốc gia, đăng ký khu vực hay không? Bài viết sẽ làm rõ khái niệm
và đặc điểm của đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid, sự khác biệt giữa đăng ký quốc tế và
đăng ký quốc gia, đăng ký khu vực.
Từ khóa: Đăng ký quốc tế, Đăng ký quốc gia, Đăng ký khu vực, Đăng ký nhãn hiệu
Nhận bài: 06/10/2016; Hoàn thành biên tập: 25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
International registration by the MADRID system
Abstract: To register trademarks abroad, apart from directly applying in each country, the
more efficiently, time and cost saving, simpler procedures is to apply for the international
trademark registration under the Madrid system. However, whether are the rights reserved by
the trademark registered internationally equivalent to rights reserved by nationally, regionally
registered trademarks? The study will clarify the concept and characteristics of the international
registration under the Madrid system, the difference between the international registration and
national and regional registration.
Keywords: International Registration, National Register, Register Area, Trademark
Received: Oct 06th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
86
được xem là nộp cùng ngày tại cơ quan đăng
ký quốc gia4. Tính đến ngày 15/1/2016, số
lượng thành viên của Công ước Paris là 1765 .
Khi đăng ký nhãn hiệu quốc gia, chủ nhãn
hiệu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan đăng ký
nhãn hiệu của nước sở tại, ví dụ: tại Việt Nam
là Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường, công việc
này được tiến hành thông qua luật sư/đại diện
sở hữu trí tuệ của quốc gia sở tại hoặc văn
phòng đại diện của chủ sở hữu nhãn hiệu tại
quốc gia đó. Sự khác biệt trong các quy định
pháp luật của các quốc gia về thủ tục đăng ký
nhãn hiệu, ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng
ký, thời hạn và tiêu chí, thủ tục thẩm định đơn;
yêu cầu về việc phải có người đại diện hợp
pháp tại quốc gia đăng ký nhãn hiệu, v.v. làm
phát sinh chi phí và các công việc về hành
chính giấy tờ cũng như tiêu tốn thời gian của
chủ nhãn hiệu. Các đăng ký quốc gia riêng rẽ
được cấp bởi các quốc gia khác nhau có phạm
vi và thời hạn bảo hộ khác nhau làm cho việc
quản lý, khai thác quyền sở hữu và gia hạn hiệu
lực đối với nhãn hiệu trở nên phức tạp, tốn
kém, và chịu nhiều rủi ro.
Một số quốc gia tại châu Âu, châu Phi đã
thiết lập một hệ thống đăng ký khu vực, có giá
trị tương đương hoặc thay thế đăng ký quốc
gia, tuân theo các nguyên tắc cơ bản của Công
ước Paris, trong đó có nguyên tắc về “quyền
ưu tiên” nhằm tạo điều kiện cho các chủ sở hữu
nhãn hiệu tiến hành đăng ký nhãn hiệu của
mình vào các quốc gia thuộc khu vực một cách
thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Ví
dụ: hệ thống Nhãn hiệu cộng đồng châu Âu
(EUTM), có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ 28
quốc gia thành viên6 của Liên minh châu Âu;
hệ thống nhãn hiệu Benelux, có hiệu lực trên
lãnh thổ 3 quốc gia thành viên là Bỉ, Hà Lan
và Luxembourg; hệ thống nhãn hiệu khu vực,
có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của 17 quốc
gia thành viên7 của Tổ chức sở hữu trí tuệ châu
Phi (OAPI).
Ưu điểm của hệ thống đăng ký nhãn hiệu
khu vực là chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp
một đơn duy nhất cho cơ quan đăng ký,
chẳng hạn tại châu Âu là Cơ quan sở hữu trí
tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO), khi được
chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ
trên toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thành
viên. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc tính không
phân chia của nhãn hiệu khu vực, nếu nhãn
hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của
một thành viên, đăng ký khu vực sẽ không
được cấp. Một ĐKKV chỉ có thể được
chuyển giao trong toàn bộ lãnh thổ của tất cả
thành viên. Nếu nhãn hiệu bị hủy bỏ hoặc
4 Điều 4, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
5 Các thành viên của Công ước Paris,
6 Thành viên Liên minh châu Âu,
7 Quốc gia thành viên OAPI,
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
87
mất hiệu lực ở một quốc gia thành viên trong
khu vực thì đăng ký khu vực đương nhiên bị
mất hiệu lực trong cả cộng đồng8, 9,. Bên cạnh
đó, để có thể sở hữu ĐKKV, nếu không phải
là công dân của quốc gia thành viên hoặc
không có cơ sở kinh doanh tại quốc gia thành
viên, chủ sở hữu nhãn hiệu phải tiến hành
nộp đơn thông qua đại diện pháp lý địa
phương10,11. Dưới đây là sơ đồ mô tả quy
trình đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài theo
đăng ký quốc gia và đăng ký khu vực.
2. Đăng ký quốc tế
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu (được
gọi là hệ thống Madrid) được điều chỉnh bởi hai
điều ước quốc tế - Thỏa ước Madrid12 và Nghị
định thư13, do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) quản lý. Hệ thống Madrid cung cấp cho
các tổ chức, cá nhân ở Thành viên14 một quy trình
đơn giản và hiệu quả để đăng ký nhãn hiệu của
mình tại một số hoặc toàn bộ Thành viên của hệ
thống Madrid. Cụ thể là, trên cơ sở một đơn quốc
gia hoặc một đăng ký quốc gia (ĐKQG) hoặc
đăng ký khu vực (ĐKKV), với một đơn quốc tế
được nộp cho Văn phòng quốc tế (VPQT), thông
qua Văn phòng xuất xứ (VPXX), với một khoản
lệ phí, người nộp đơn có thể sở hữu một đăng ký
quốc tế (ĐKQT) với các chỉ định Thành viên,
theo lựa chọn, tới 133 quốc gia của hệ thống.
Dưới đây là quy trình đăng ký quốc tế theo hệ
thống Madrid
Tuy nhiên, hệ thống Madrid không tạo nên
một Đăng ký quốc tế có hiệu lực, ngay tại thời
điểm đăng ký quốc tế, đối với tất cả các thành
viên được chỉ định mà chỉ là cho phép chủ sở hữu
nhãn hiệu sử dụng đăng ký quốc tế này để thực
hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại các Thành viên.
Sau khi nộp tại VPXX, đơn quốc tế được
chuyển tới Văn phòng quốc tế (VPQT) thông
qua Văn phòng xuất xứ (VPXX) để tiến hành
thẩm định và cấp Đăng ký quốc tế (ĐKQT),
sau đó được thông báo tới các Thành viên được
chỉ định. Việc thẩm định tại VPQT chỉ bao
gồm thẩm định hình thức đơn, liên quan tới các
quy định về người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu,
danh mục sản phẩm/dịch vụ. Việc thẩm định
nội dung, đánh giá các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn
hiệu được thực hiện tại Văn phòng đăng ký
(VPĐK) của Thành viên theo quy định pháp
luật của Thành viên được chỉ định.
8 Điều 1, Điều 52, Quy định của Hội đồng (EC) No. 207/2009 ngày 26/2/2009 về Nhãn hiệu cộng đồng (CTMR),
được sửa đổi bằng Quy định của Hội đồng No. 2015/2424 ngày 16/12/2015
9 Điều 18, Thỏa ước Bangui ngày 02/03/1977 về ciệc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi
10 Điều 92, Điều 93, Quy định của Hội đồng (EC) No. 207/2009 ngày 26/2/2009 về Nhãn hiệu cộng đồng (CTMR),
được sửa đổi bằng Quy định của Hội đồng No. 2015/2424 ngày 16/12/2015
11 Điều 6, Thỏa ước Bangui ngày 02/03/1977 về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi
12 Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891 (Việt Nam trở thành thành viên ngày 8/3/1949)
13 Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid 19891 (Việt Nam trở thành thành viên ngày 11/7/2006))
14 Hiện nay, hệ thống Madrid có 97 Thành viên, trong đó có 2 Thành viên là Tổ chức liên Chính phủ là Liên minh
châu Âu (EU) bao gồm 28 quốc gia và Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI) bao gồm 17 quốc gia
88
Như vậy, ĐKQT chỉ bao gồm các quyền
đăng ký nhãn hiệu tại Thành viên, tức là tương
đương với các đơn quốc gia, nộp trực tiếp tại
VPĐK của Thành viên. Tại thời điểm cấp
ĐKQT, quyền đối với nhãn hiệu theo ĐKQT
tại các Thành viên được chỉ định chưa được
phát sinh, nhãn hiệu theo ĐKQT chưa được
chấp nhận đăng ký tại Thành viên, do đó
ĐKQT chưa có hiệu lực như ĐKQT tại Thành
viên được chỉ định.
Quyền đăng ký này vẫn tồn tại ngay cả khi
một hoặc một số Thành viên được chỉ định, sau
quá trình thẩm định nội dung theo pháp luật
quốc gia, từ chối đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ,
trong trường hợp ĐKQT có chỉ định Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được Trung
Quốc và Nhật Bản chấp nhận, còn Hàn Quốc
từ chối, ĐKQT vẫn tiếp tục có hiệu lực15.
Quyền đăng ký này chỉ trở thành quyền sở
hữu nhãn hiệu tại lãnh thổ của Thành viên
được chỉ định khi nhãn hiệu theo ĐKQT đáp
ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo luật pháp của
Thành viên được chỉ định. Nếu không bị từ
chối trong thời hạn quy định, cụ thể là 12
tháng hoặc 18 tháng, hoặc việc từ chối bị rút
lại sau đó, nhãn hiệu theo ĐKQT được bảo hộ
như thể nhãn hiệu được đăng ký tại VPĐK
của Thành viên được chỉ định16. Có nghĩa là,
ĐKQT có hiệu lực tương đương với ĐKQG
nếu VPĐK của Thành viên không có thông
báo từ chối trong thời hạn “cứng”, cụ thể là
12 tháng hoặc 18 tháng, hoặc thông báo từ
chối bị rút lại sau đó.
Thông báo từ chối của Thành viên được
gửi cho VPQT. Các thông tin về việc từ chối
ĐKQT của các Thành viên được chỉ định và
việc rút lại thông báo từ chối (nếu có) được
cập nhật vào đăng bạ quốc tế và có thể truy
cập tại cơ sở dữ liệu về ĐKQT, gọi tắt là
ROMARIN17.
3. Điểm khác biệt cơ bản giữa đăng ký
quốc tế và đăng ký quốc gia/đăng ký khu vực
Về mặt thủ tục, nếu nộp đơn đăng ký quốc
gia/khu vực, người nộp đơn phải chuẩn bị
nhiều bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, tương ứng
với số quốc gia/khu vực mong muốn được bảo
hộ nhãn hiệu. Các bộ hồ sơ này là riêng biệt,
bằng các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm các tài
liệu khác nhau, theo quy định pháp luật của
từng quốc gia/khu vực. Mỗi hồ sơ đơn đăng ký
nộp tại từng quốc gia có số biên nhận đơn và
ngày nộp đơn khác nhau. Tại Việt Nam, ngôn
ngữ của đơn đăng ký nhãn hiệu là tiếng Việt18.
Tại Liên minh châu Âu, đơn đăng ký nhãn hiệu
nộp tại EUIPO phải được làm bằng một trong
các thứ tiếng sau: Anh, Pháp, Đức, Italia hoặc
Tây Ban Nha và phải chỉ định một ngôn ngữ
thứ hai có thể sử dụng cho các thủ tục phản đối,
hủy bỏ sau này19.
Trong khi đó, nếu nộp đơn quốc tế theo hệ
thống Madrid, người nộp đơn chỉ phải chuẩn
bị một hồ sơ duy nhất, bằng một ngôn ngữ là
tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, nộp cho Văn phòng
quốc tế thông qua Cơ quan đăng ký nhãn hiệu
nước xuất xứ. Trên cơ sở này, người nộp đơn
có thể sở hữu một đăng ký quốc tế (một biên
nhận đơn, một ngày nộp đơn) với các chỉ định
quốc gia, theo lựa chọn, tới 97 Thành viên của
hệ thống, gồm 133 quốc gia.
Về mặt lệ phí, đối với đăng ký từng quốc
gia/khu vực, người nộp đơn phải nộp các
khoản lệ phí rất khác nhau, bằng đơn vị tiền tệ
của quốc gia sở tại. Mức phí có thể được tính
theo nhóm sản phẩm/dịch vụ20 hoặc theo nhóm
và số lượng sản phẩm/dịch vụ trong nhóm21.
Ngoài ra, mức lệ phí luật sư/đại diện sở hữu trí
tuệ tại từng quốc gia/khu vực cũng rất khác
nhau và thông thường tương đương hoặc cao
hơn mức lệ phí quốc gia người nộp đơn phải nộp
vào cơ quan đăng ký quốc gia/khu vực. Trong
khi đó, đối với đăng ký quốc tế, mức phí quy
định là thống nhất, bao gồm: phí nộp đơn cơ bản,
phí bổ sung cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ từ
nhóm thứ ba trở đi và phí bổ sung tượng trưng
cho mỗi quốc gia được chỉ định hoặc phí quốc
gia riêng của mỗi quốc gia được chỉ định tính
bằng tiền Frăn-xơ Thụy Sỹ23.
15 Jerome Gilson & Anne Gilson Lalonde, The Madrit Protocol: A slumbering giant awakens at last, Matthew
Bender, 2006
16 Điều 4(1), Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Nghị định thư Madrid liên quan tới Thỏa ước Madrid
17 ROMARIN,
18 Điều 100, Luật SHTT 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009
19 Điều 119, Quy định của Hội đồng (EC) No. 207/2009 ngày 26/2/2009 về Nhãn hiệu cộng đồng (CTMR), được
sửa đổi bằng Quy định của Hội đồng No. 2015/2424 ngày 16/12/2015.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
89
Liên quan tới việc chỉ định đại diện pháp
lý, đối với đăng ký quốc gia/đăng ký khu vực,
yêu cầu về việc chỉ định người đại diện hợp
pháp tại nước sở tại là phổ biến và bắt buộc tại
hầu hết các quốc gia/vùng lãnh thổ, trong khi
đó đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu,
không nhất thiết phải có đại diện hợp pháp tại
nước sở tại khi nộp đơn24, và yêu cầu này chỉ
đặt ra khi đăng ký quốc tế bị Thành viên được
chỉ định từ chối đăng ký25.
Về thời gian thẩm định đơn, đối với đăng
ký quốc gia/đăng ký khu vực, là khác nhau, tùy
theo luật pháp nước sở tại và không cố định:
ngay cả khi thời hạn này được quy định tại
pháp luật quốc gia/khu vực, khi chưa nhận
được ý kiến thẩm định của cơ quan đăng ký,
đơn nhãn hiệu vẫn ở tình trạng chờ đợi. Trong
khi đó, đối với đăng ký quốc tế, nếu trong thời
hạn 12 tháng hoặc 18 tháng (tùy theo sự lựa
chọn của thành viên), VPĐK được chỉ định
không có ý kiến về việc từ chối nhãn hiệu,
đăng ký quốc tế nhãn hiệu được bảo hộ26.
Các thủ tục sau đăng ký như gia hạn, sửa
đổi, chuyển nhượng, đối với đăng ký quốc
gia/khu vực, được tiến hành tại từng VPĐK
quốc gia/khu vực có liên quan với các yêu cầu
khác nhau về giấy tờ và lệ phí. Trong khí đó,
việc gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng đối với
đăng ký quốc tế chỉ được tiến hành duy nhất
tại Văn phòng quốc tế với một bộ hồ sơ duy
nhất, có hiệu lực với tất cả các Thành viên có
liên quan.
Dưới đây là bảng tóm tắt những điểm khác
biệt cơ bản giữa đăng ký quốc gia/khu vực và
đăng ký quốc tế, trong trường hợp chủ sở hữu
mong muốn bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia:
Tiêu chí Đăng ký quốc gia/khu vực Đăng
ký quốc tế Số lượng đơn đăng ký Nhiều đơn
riêng biệt, không giống nhau Một đơn duy nhất
theo mẫu Nơi nộp đơn Cơ quan đăng ký tại
từng quốc gia/khu vực Văn phòng quốc tế
Tiêu chí Ĉăng ký quӕc gia/khu vӵc Ĉăng ký quӕc tӃ
Sӕ lѭӧng ÿѫn
ÿăng ký
NhiӅu ÿѫn riêng biӋt,
không giӕng nhau Mӝt ÿѫn duy nhҩt theo mүu
Nѫi nӝp ÿѫn Cѫ quan ÿăng ký tҥi tӯng quӕc gia/khu vӵc
Văn phòng quӕc tӃ (thông qua
Văn phòng xuҩt xӭ)
Ngôn ngӳ Ngôn ngӳ làm viӋc cӫa nѭӟc sӣ tҥi Mӝt ngôn ngӳ duy nhҩt (tiӃng Anh, Pháp hoһc Tây Ban Nha)
Xin hѭӣng quyӅn
ѭu tiên
Xác nhұn/công chӭng/hӧp pháp hóa
lãnh sӵ, bҧn dӏch
Không cҫn xác nhұn,
không cҫn bҧn dӏch
LӋ phí NhiӅu loҥi tiӅn tӋ, mӭc phí khác nhau Mӝt loҥi tiӅn tӋ (France Thөy Sӻ), mӝt mӭc phí nhҩt ÿӏnh
Sӕ lѭӧng ÿăng ký
ÿѭӧc cҩp NhiӅu ÿăng ký Mӝt ÿăng ký duy nhҩt
Gia hҥn NhiӅu ngày khác nhau Mӝt ngày duy nhҩt
Yêu cҫu vӅ ÿҥi diӋn
hӧp pháp Bҳt buӝc ChӍ yêu cҫu khi nhãn hiӋu bӏ tӯ chӕi
Thӡi hҥn thҭm ÿӏnh
nhãn hiӋu Không cӕ ÿӏnh
Cӕ ÿӏnh
(12 hoһc 18 tháng)
Sӱa ÿәi,
chuyӇn nhѭӧng
NhiӅu hӗ sѫ nӝp tҥi
tӯng văn phòng ÿăng ký
Mӝt hӗ sѫ nӝp tҥi
Văn phòng quӕc tӃ
Nhãn hiӋu xin
ÿăng ký Tùy ý
Phҧi y hӋt nhѭ nhãn hiӋu trong ÿѫn/ÿăng
ký cѫ sӣ
Danh mөc sҧn
phҭm/dӏch vө Tùy ý
Nҵm trong phҥm vi danh mөc cӫa
ÿѫn/ÿăng ký cѫ sӣ
Phҥm vi ÿӏa lý Tùy ý Trong lãnh thә Thành viên
Sӵ phө thuӝc
cӫa quyӅn
Ĉӝc lұp khi ÿѭӧc
ÿăng ký
Phө thuӝc vào ÿѫn/ÿăng ký cѫ sӣ trong 5
năm ÿҫu tiên
Khҧ năng
chuyӇn nhѭӧng
Có thӇ chuyӇn nhѭӧng cho cá nhân/
pháp nhân bҩt kǤ
ChӍ ÿѭӧc chuyӇn nhѭӧng cho ngѭӡi ÿáp
ӭng yêu cҫu vӅ nӝp ÿѫn
ÿăng ký quӕc tӃ
90
(thông qua Văn phòng xuất xứ) Ngôn ngữ
Ngôn ngữ làm việc của nước sở tại Một ngôn
ngữ duy nhất (tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban
Nha) Xin hưởng quyền ưu tiên Xác nhận/công
chứng/hợp pháp hóa lãnh sự, bản dịch Không
cần xác nhận, không cần bản dịch Lệ phí
Nhiều loại tiền tệ, mức phí khác nhau Một loại
tiền tệ (France Thụy Sỹ), một mức phí nhất
định Số lượng đăng ký được cấp Nhiều đăng
ký Một đăng ký duy nhất Gia hạn Nhiều ngày
khác nhau Một ngày duy nhất Yêu cầu về đại
diện hợp pháp Bắt buộc Chỉ yêu cầu khi nhãn
hiệu bị từ chối Thời hạn thẩm định nhãn hiệu
Không cố định Cố định (12 hoặc 18 tháng)
Sửa đổi, chuyển nhượng Nhiều hồ sơ nộp tại
từng văn phòng đăng ký Một hồ sơ nộp tại Văn
phòng quốc tế Nhãn hiệu xin đăng ký Tùy ý
Phải y hệt như nhãn hiệu trong đơn/đăng ký cơ
sở Danh mục sản phẩm/dịch vụ Tùy ý Nằm
trong phạm vi danh mục của đơn/đăng ký cơ
sở Phạm vi địa lý Tùy ý Trong lãnh thổ Thành
viên Sự phụ thuộc của quyền Độc lập khi được
đăng ký Phụ thuộc vào đơn/đăng ký cơ sở
trong 5 năm đầu tiên Khả năng chuyển
nhượng Có thể chuyển nhượng cho cá
nhân/pháp nhân bất kỳ Chỉ được chuyển
nhượng cho người đáp ứng yêu cầu về nộp đơn
đăng ký quốc tế
Vậy lựa chọn nào là tối ưu cho doanh
nghiệp khi muốn bảo hộ nhãn hiệu tại nước
ngoài?
Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu tại một hoặc
một số ít các quốc gia mà chi phí nộp đơn,
bao gồm cả chi phí cho luật sư đại diện,
không cao, đăng ký quốc gia có thể được cân
nhắc lựa chọn. Nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu
tại tất cả các quốc gia chủ yếu của Liên minh
châu Âu hoặc các quốc gia nói tiếng Pháp của
châu Phi thì đăng ký khu vực có thể là một
lựa chọn hay. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu muốn
được bảo hộ nhiều quốc gia khác nhau, có thể
bao gồm các thành viên của EU hoặc OAPI,
đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid là lựa
chọn hàng đầu.
Có thể khái quát rằng, đăng ký quốc tế là
đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, do
WIPO cấp trên cơ sở một đơn quốc tế đã
được Văn phòng quốc tế thẩm định và đáp
ứng các yêu cầu về hình thức của đơn theo hệ
thống Madrid. Đăng ký quốc tế bao gồm
quyền đăng ký nhãn hiệu tại các Thành viên
được chỉ định và tương đương với đăng ký
quốc gia nếu nhãn hiệu theo Đăng ký quốc tế
không bị Thành viên được chỉ định từ chối,
trong thời hạn quy định. Đăng ký quốc tế
theo hệ thống Madrid là lựa chọn ưu tiên để
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
bởi những ưu điểm vượt trội về thủ tục đơn
giản, tiết kiệm thời gian và chi phí./.
Danh mục tài liệu tham khảo
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp 1883.
Quy định của Hội đồng (EC) No. 207/2009
ngày 26/2/2009 về Nhãn hiệu cộng đồng
(CTMR), được sửa đổi bằng Quy định của Hội
đồng No. 2015/2424 ngày 16/12/2015.
Thỏa ước Bangui ngày 02/03/1977 về việc
thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi
Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn
hiệu năm 1891.
Jerome Gilson & Anne Gilson Lalonde,
The Madrit Protocol: A slumbering giant
awakens at last, Matthew Bender, 2006.
Chỉ thị về Nhãn hiệu Liên minh châu Âu -
2015/2436 có hiệu lực 01/01/2016.
Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày
04/02/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công
nghiệp.
Hướng dẫn về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư
Madrid, WIPO.
20 Điều 37, 42, Chỉ thị về Nhãn hiệu Liên minh châu Âu - 2015/2436 có hiệu lực 01/01/2016
21 Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu
công nghiệp.
22 Điều 8(2) Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; Điều 8(2), 8(7) Nghị định thư Madrid liên quan tới Thỏa
ước Madrid
23 Nguyên tắc 35 Quy chế thi hành Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực 1/4/1996
24 Đoạn B.I.09.01 Hướng dẫn về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid, WIPO
25 How to manage your Registration: Appointment of a representative,
26 Điều 5 Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; Điều 4, Điều 5 Nghị định thư Madrid liên quan tới Thỏa ước Madrid
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_ky_quoc_te_theo_he_thong_madrid.pdf