Như vậy, vô hình trung, quy định
khoản 2 Điều 325 và khoản 2 Điều 326
của BLDS năm 2015 đã tước bỏ quyền và
đã xâm phạm đến lợi ích của chủ thể trong
một hợp đồng đã được thiết lập và tồn tại
trước đó. Giải pháp phải có sự đồng ý của
chủ thể còn lại cũng đã được thiết kế tại
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường5. Theo đó, sự đồng
ý cho chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn
liền với đất phải được thể hiện bằng văn bản
có công chứng hoặc có chứng thực. Đối với
trường hợp ngược lại, chủ thể của QSDĐ
chuyển nhượng cho người khác thì có cần
sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất hay không thì lại chưa được quy định
trong Thông tư này cũng như trong quy định
của pháp luật hiện hành. Theo chúng tôi,
về nguyên tắc thì khi định đoạt (xử lý tài
sản thế chấp) trong cả hai trường hợp trên
đều cần có sự đồng ý của chủ thể còn lại và
đều cần có sự đồng ý bằng văn bản có công
chứng. Văn bản chuyển giao hợp đồng thuê,
góp vốn, hợp tác kinh doanh của ba bên (bên
thế chấp, bên mua tài sản thế chấp và chủ thể
đang thực hiện hợp đồng thuê, góp vốn, hợp
tác kinh doanh với bên thế chấp) là lựa chọn
an toàn và phù hợp cho bối cảnh này.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai - Những vấn đề cần hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀI SẢN HÌNH THÀNH
TRONG TƯƠNG LAI - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN
Tóm tắt:
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và Bộ luật
Dân sự hiện hành còn có những quy định chưa thống nhất về bất
động sản hình thành trong tương lai; điều này đã khiến cho hoạt
động thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là hoạt động đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất hình thành trong tương lai.
Vũ Thị Hồng Yến*
* PGS. TS. Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Abstract
The Law on Housing, the Law on Real Estate Business, the Law
on Land and the Civil Code contain inconsistent provisions on real
estate formed in the future, which has been providing inconveniences
for enforcement and application of the applicable laws, especially
the registration of mortgage of land use rights and assets associated
with land to be formed in the future.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền sử dụng đất, tài sản
hình thành trong tương lai
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 14/09/2018
Biên tập : 02/10/2018
Duyệt bài : 05/10/2018
Article Infomation:
Keywords: land use rights; properties in
the future
Article History:
Received : 14 Sep. 2018
Edited : 02 Oct. 2018
Approved : 05 Oct. 2018
1. Một số khái niệm cần được thống nhất
giữa các văn bản pháp luật hiện hành
Khái niệm bất động sản hình thành
trong tương lai (HTTTL) được hiểu trên cơ
sở quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS
năm 2015) về tài sản hình thành trong tương
lai. Phạm vi các loại tài sản thuộc bất động
sản bao gồm: quyền sử dụng đất (QSDĐ),
nhà ở, các công trình xây dựng khác và các
tài sản khác gắn liền với các tài sản này1.
1 Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015
quy định: “Tài sản hình thành trong tương
lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b)
Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập
giao dịch”.
Từ quy định trên, chúng ta có thể rút
ra nhận xét: có hai yếu tố xác định tài sản
HTTTL, gồm: 1) Yếu tố vật chất: đó là tài
sản chưa hình thành theo đúng tính chất,
tính năng, công dụng của loại tài sản đó; 2)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 7(383) T4/2019
Yếu tố pháp lý: ngay cả khi tài sản đã hình
thành nhưng chưa xác lập quyền sở hữu cho
chủ thể vào thời điểm xác lập giao dịch. Có
thể nói đây là 2 yếu tố cần và đủ để xác định
đó là tài sản hiện có hay tài sản HTTTL.
Tuy nhiên, nếu so sánh khái niệm này với
quy định của Luật Kinh doanh bất động sản
(KDBĐS) năm 2014 và Luật Nhà ở năm
2014 thì có sự khác biệt sau: (2)
- Khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở năm
2014 quy định: “Nhà ở hình thành trong
tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu
tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa
vào sử dụng”.
- Khoản 4 Điều 3 Luật KDBĐS năm
2014 quy định: “Nhà, công trình xây dựng
hình thành trong tương lai là nhà, công trình
xây dựng đang trong quá trình xây dựng và
chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”.
Như vậy, tài sản HTTTL quy định của
theo Luật Nhà ở năm 2014 và Luật KDBĐS
năm 2014 chỉ tương ứng với loại tài sản
HTTTL được quy định tại điểm a khoản 2
mà bỏ sót loại tài sản HTTTL được quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 108 BLDS năm
2015. Nói cách khác, Luật Nhà ở và Luật
KDBĐS định nghĩa loại nhà ở và bất động
sản HTTTL dựa trên yếu tố vật chất, vật lý
của tài sản, mà bỏ qua yếu tố pháp lý của tài
sản. Vì vậy, theo quy định của Luật Nhà ở
năm 2014, Luật KDBĐS năm 2014, các loại
bất động sản sau đây không được quy định
là tài sản HTTTL:
Thứ nhất, nhà ở đã xây dựng xong,
đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, hồ sơ
đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét.
Chúng tôi cho rằng, sự minh bạch về
nguồn gốc quyền sở hữu là một trong các
tiêu chí của tài sản bảo đảm: đó là sự rõ ràng
về căn cứ xác lập quyền sở hữu của tài sản
2 Khoản 18 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 và khoản 3, 4 Điều 3 Luật KDBĐS năm 2014.
(có chứng cứ để chứng minh sự hình thành
quyền sở hữu hoặc sẽ được sở hữu của bên
thế chấp đối với tài sản thế chấp) và tính khả
thi trong xử lý tài sản (đã hiện hữu và có thể
xử lý được). Như vậy, đối với nhà ở chưa
xây, đang xây vẫn được pháp luật ghi nhận
là tài sản thế chấp (theo cơ chế của tài sản
HTTTL) thì tại sao nhà ở đã xây dựng xong,
đã bàn giao cho bên mua (độ an toàn đã cao
hơn) lại không được thế chấp (chỉ vì lý do
chưa có giấy chứng nhận sở hữu)? Hồ sơ
pháp lý đối với nhà ở HTTTL được thế chấp
là: hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư,
với các hoá đơn chứng minh hoàn thành các
đợt đóng tiền thì tại sao khi hồ sơ căn hộ đã
hoàn tất để xin cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu đã được nộp cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (sự an toàn về pháp lý cho bên
mua đã được bảo đảm) thì lại không được coi
là tài sản HTTTL để thế chấp theo các điều
kiện mà Luật Nhà ở năm 2014 quy định?
Luật Nhà ở năm 2014 quy định nhà ở
HTTTL được thế chấp để trả tiền mua chính
nhà ở đó nên vào thời điểm bên mua đã nộp
hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu thì tiền nhà đã thanh toán xong (hoặc
chỉ còn 5% theo quy định), do đó, việc tiếp
tục cho phép loại nhà ở này dùng để thế chấp
là không cần thiết. Chúng tôi cho rằng, loại
nhà ở HTTTL không được dùng để thế chấp
bảo đảm cho khoản vay để thanh toán tiền
mua chính ngôi nhà đó nữa (vì tiền nhà đã
thanh toán xong), nhưng có thể dùng để thế
chấp bảo đảm cho các khoản vay với các
mục đích khác của bên thế chấp mà vẫn đáp
ứng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều
108 BLDS năm 2015.
Thứ hai, QSDĐ chưa được cấp giấy
chứng nhận nhưng đã có quyết định giao
đất, cho thuê đất.
Đất đai là tài sản đã hình thành, đã
tồn tại nên yếu tố “hình thành trong tương
lai” chỉ được xét ở khía cạnh pháp lý. Theo
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 7(383) T4/2019
quy định của điểm a khoản 1 Điều 188 Luật
Đất đai năm 2013, QSDĐ phải được cấp
giấy chứng nhận thì mới trở thành đối tượng
của các giao dịch. Do đó, đối với các dự án
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà
chưa có giấy chứng nhận (do thủ tục cấp
giấy chứng nhận mất nhiều thời gian), các
tổ chức tín dụng cũng không thể nhận làm
tài sản bảo đảm vì hợp đồng thế chấp không
công chứng và đăng ký được3. Khoản 2 Điều
1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 22/2/2012 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao
dịch bảo đảm khẳng định: “Tài sản HTTTL
không bao gồm QSDĐ”. Như vậy, theo quy
định của pháp luật hiện hành, có tài sản gắn
liền với đất (trong đó có nhà ở) HTTTL,
không có QSDĐ HTTTL. Khi mua biệt thự,
căn hộ liền kề, bên mua sẽ được sở hữu biệt
thự, căn hộ và được cấp giấy chứng nhận
QSDĐ riêng; còn khi mua căn hộ chung
cư, bên mua chỉ được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu căn hộ và QSDĐ chung. Cách
hiểu không có QSDĐ HTTTL đã làm phát
sinh những vấn đề sau khi chủ đầu tư bán
biệt thự, căn hộ liền kề:
Một là, khi mô tả đối tượng của hợp
đồng: các hợp đồng này chỉ ghi là nhà ở
HTTTL mà không ghi QSDĐ (vì lúc này chủ
đầu tư vẫn đang đứng tên trên giấy chứng
nhận QSDĐ và giấy đó chưa được tách sổ
cho từng biệt thự, căn hộ liền kề), trong
khi giá mua bao gồm cả giá trị của QSDĐ
và giá trị xây dựng nhà. Trên thực tế, các
bên thường mô tả đối tượng mua bán là căn
hộ, nhà ở liền kề mà không mô tả bao gồm
QSDĐ; nhưng thực chất người mua phải trả
cả giá trị QSDĐ. Nếu việc mua bán suôn sẻ,
chủ đầu tư giữ chữ tín thì sau khi thanh toán
đủ tiền, người mua sẽ được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà liền kề,
3 Đỗ Văn Đại (chủ biên), “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về QSDĐ”, (sách chuyên khảo), Nxb. Lao động,
2012, tr. 262.
biệt thự. Nếu sau này có tranh chấp về hợp
đồng mua bán, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào điều
khoản về đối tượng: chỉ có nhà chứ không
có QSDĐ để chối bỏ trách nhiệm của mình;
Hai là, có khả năng sau khi bán cho
khách hàng thì chủ đầu tư lại thế chấp QSDĐ
của toàn bộ dự án cho ngân hàng để vay tiền.
Xét dưới khía cạnh pháp lý thì QSDĐ vẫn
thuộc quyền của chủ đầu tư nên vẫn đáp ứng
được các điều kiện của một tài sản thế chấp.
Khi định giá biệt thự, căn hộ liền kề thì giá
thành bao gồm không chỉ giá xây dựng mà
còn cả giá của QSDĐ của biệt thự, căn hộ
đó. Do đó, nếu chủ đầu tư thế chấp QSDĐ
của các biệt thự, căn hộ đã bán thì xâm phạm
đến quyền lợi của người mua. Điều này là
một sự cảnh báo cho các ngân hàng khi nhận
thế chấp cần kiểm tra dự án thế chấp đã được
bán cho khách hàng chưa và ngay cả các cơ
quan quản lý, đăng ký đất đai cũng cần phải
từ chối đăng ký cho những quan hệ thế chấp
này. Do đó, việc Nghị định số 11/2012/NĐ-
CP khẳng định không có QSDĐ HTTTL đã
làm phát sinh những khó khăn, vướng mắc
cho các chủ thể khi xác lập thực hiện các
giao dịch có đối tượng là biệt thự, căn hộ
HTTTL từ các dự án.
Như vậy, để khắc phục những bất
cập nêu trên, Luật Nhà ở năm 2014, Luật
KDBĐS năm 2014, Luật Đất đai năm 2013
cần có những quy định bổ sung về bất động
sản HTTTL (tương ứng với lĩnh vực và thẩm
quyền quản lý) trên cơ sở quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015.
2. Thủ tục chuyển tiếp đăng ký đối với thế
chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Trường hợp thế chấp quyền tài sản phát
sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL thì
các bên có thể thực hiện việc đăng ký chuyển
tiếp nếu trước đó đã đăng ký thế chấp quyền
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 7(383) T4/2019
tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
HTTTL và nay có yêu cầu chuyển tiếp sang
đăng ký thế chấp nhà ở HTTTL hoặc sang
đăng ký thế chấp nhà ở mà đến thời điểm
chuyển tiếp các bên chưa xoá đăng ký thế
chấp quyền tài sản đó. Chuyển tiếp đăng ký
thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
mua bán nhà ở HTTTL là việc cơ quan có
thẩm quyền xác nhận chuyển tiếp đăng ký
thế chấp vào sổ địa chính, giấy chứng nhận
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất và đơn yêu cầu chuyển tiếp
đăng ký thế chấp.
Có hai trường hợp chuyển tiếp đăng
ký: khi tài sản thế chấp là quyền tài sản phát
sinh trong hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL
có sự thay đổi thành nhà ở HTTTL hoặc khi
tài sản thế chấp có sự thay đổi từ quyền tài
sản HTTTL sang nhà ở hiện có.
- Đối với trường hợp chuyển tiếp đăng
ký thứ nhất: Đối tượng của hợp đồng thế chấp
được thay đổi từ quyền tài sản sang nhà ở
HTTTL. Khi ký kết hợp đồng thế chấp quyền
tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
HTTTL thì các bên lập hợp đồng bằng văn bản
(thủ tục công chứng hợp đồng là tự nguyện
chứ không bắt buộc; đăng ký thế chấp cũng
tự nguyện tại trung tâm đăng ký giao dịch, tài
sản theo phương thức đăng ký công bố). Hồ
sơ yêu cầu khi công chứng và đăng ký chỉ cần
hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Trường
hợp ký kết hợp đồng thế chấp có đối tượng là
nhà ở HTTTL thì hợp đồng được công chứng
và được đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng
ký đất đai theo phương thức xác minh. Hồ sơ
đăng ký thế chấp theo quy định tại khoản 2
Điều 23 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-
BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài
nguyên - Môi trường như sau:
+ Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng
thế chấp có công chứng, chứng thực trong
trường hợp pháp luật có quy định;
+ Hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL
được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù
hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp bên thế chấp là bên nhận
chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
HTTTL thì phải nộp thêm văn bản chuyển
nhượng hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL
phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.
+ Có giấy tờ chứng minh đã đóng
tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến
độ thoả thuận trong hợp đồng mua bán và
không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu
kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà
ở HTTTL hoặc về việc chuyển nhượng hợp
đồng mua bán nhà ở HTTTL này.
Thông thường, khi công chứng hợp
đồng thế chấp nhà ở HTTTL, cơ quan công
chứng yêu cầu các bên cung cấp các giấy tờ
sau để chứng minh cho tính hợp pháp của
hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL: hồ sơ
dự án; thiết kế kỹ thuật của dự án được phê
duyệt và đã có giấy chứng nhận hoặc quyết
định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; nhà ở thế chấp phải
thuộc diện đã xây dựng xong phần móng
theo quy định của pháp luật về xây dựng và
không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ
dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp; hợp đồng
bảo lãnh của ngân hàng thương mại về nghĩa
vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách
hàng mua nhà ở.
Rõ ràng là hồ sơ của hai hợp đồng thế
chấp trên là khác nhau vì xác định đối tượng
của hợp đồng thế chấp là khác nhau nên quy
định của khoản 3 Điều 12 của Thông tư liên
tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT về việc
các bên không phải ký lại hợp đồng thế chấp
khi yêu cầu chuyển tiếp là không hợp lý.
Bên cạnh đó, trong quy định về đăng ký các
biện pháp bảo đảm của Nghị định 102/2017
của Chính phủ không yêu cầu hồ sơ đăng ký
chuyển tiếp cho trường hợp này cần phải bổ
sung hợp đồng thế chấp có mô tả đối tượng
là nhà ở HTTTL. Chúng tôi cho rằng, trong
trường hợp này, pháp luật cần yêu cầu các
bên phải ký lại hợp đồng thế chấp mới và là
tài liệu cần có trong hồ sơ chuyển tiếp đăng
ký mới phù hợp với bản chất của quan hệ này.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 7(383) T4/2019
- Đối với trường hợp chuyển tiếp đăng
ký thứ hai: Ở đây có sự thay đổi không chỉ là
trạng thái vật chất mà cả là trạng thái pháp lý
của tài sản. Nếu là tài sản thế chấp là quyền
tài sản thì quyền này chỉ giới hạn trong hợp
đồng và là một loại tài sản vô hình; nếu tài
sản thế chấp là nhà ở hiện có thì tài sản này
tồn tại độc lập và đã xác lập quyền sở hữu
cho bên thế chấp thông qua thủ tục cấp giấy
chứng nhận đăng ký sở hữu nhà. Khi thế
chấp quyền tài sản thì hợp đồng không cần
tuân thủ quy định về công chứng hay đăng
ký mà do các chủ thể tự lựa chọn, quyết
định; trường hợp muốn tài sản thế chấp là
nhà ở hiện có (có căn cứ để bên nhận thế
chấp có quyền xử lý nhà ở đó) thì các bên
phải ký kết hợp đồng bằng văn bản có công
chứng và phải đăng ký tại văn phòng đăng
ký đất đai. Hồ sơ pháp lý của từng hợp đồng
và cơ quan đăng ký có thẩm quyền thực hiện
việc đăng ký là khác nhau. Trong Nghị định
102/2017 có quy định về việc bổ sung hợp
đồng này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng,
việc ghi nhận chuyển tiếp thời điểm đăng
ký để hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán là giải
pháp chưa phù hợp. Hệ quả này tương tự
như trường hợp đăng ký thay đổi từ thế chấp
nhà ở HTTTL sang nhà ở đã hình thành vì
thứ tự đăng ký cũng được bảo lưu. Nếu so
sánh, chúng ta thấy rằng, xuất phát điểm các
chủ thể lựa chọn hai loại tài sản thế chấp
với hai tên gọi khác nhau (quyền tài sản phát
sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL, và
nhà ở HTTTL) với hai yêu cầu khác nhau về
hình thức hợp đồng và thủ tục công chứng
nhưng cuối cùng thì hệ quả pháp lý lại giống
nhau khi nhà ở đã hình thành (bên nhận thế
chấp đều có quyền xử lý và đều có thứ tự
ưu tiên ban đầu). Đây là điều không hợp
lý bởi quy định của pháp luật đã đồng nhất
giải pháp cho các dữ kiện khác nhau của các
tình huống khác nhau với các điều kiện cũng
khác nhau.
3. Về các trường hợp từ chối đăng ký
Các thông tin trong hợp đồng thế
chấp, trong đơn yêu cầu không trùng khớp
với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng
ký do thay đổi theo văn bản của cơ quan có
thẩm quyền thì người yêu cầu đăng ký thực
hiện đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký
biện pháp bảo đảm và thủ tục đăng ký biến
động đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác
nhận sự thay đổi theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, thực tế là
thông tin trong hợp đồng thế chấp và thông
tin trên giấy chứng nhận hoặc thông tin được
lưu trữ tại cơ quan đăng ký lại không trùng
khớp do quy định của pháp luật có sự thay
đổi. Cụ thể:
- BLDS năm 2015 quy định mới về
chủ thể của quan hệ dân sự chỉ có cá nhân và
pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân, hộ
gia đình đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ
trước đây thì thông tin trên giấy chứng nhận
chỉ ghi tên chủ hộ (với QSDĐ cấp cho hộ gia
đình) và ghi tên doanh nghiệp tư nhân (với
QSDĐ cấp cho hộ gia đình) sẽ không trùng
khớp với thông tin ghi trong hợp đồng thế
chấp. Vì trong hợp đồng thế chấp sẽ là các
cá nhân (chủ thể thế chấp là các thành viên
của hộ gia đình có QSDĐ) hoặc là cá nhân
(chủ doanh nghiệp tư nhân).
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định những tài sản đăng ký quyền sở
hữu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng nhưng là
tài sản chung của vợ chồng thì cả vợ và
chồng đều đồng sở hữu. Do đó, khi thế chấp
QSDĐ, chủ thể trong hợp đồng ghi tên cả
hai vợ chồng nhưng thông tin trên giấy chỉ
ghi tên có một người. Đây cũng là lý do để
Văn phòng đăng ký cho rằng các thông tin
trong hợp đồng thế chấp không trùng khớp
với thông tin trên giấy chứng nhận.
Giải pháp cho các trường hợp trên
cần được bổ sung trong nội dung của các
văn bản pháp luật hiện hành theo hướng: cơ
quan đăng ký hướng dẫn chủ thể thế chấp
làm phiếu yêu cầu đính chính thông tin về
chủ thể đồng thời với thủ tục đăng ký biện
pháp thế chấp. Điều này còn tạo sự thuận lợi
cho các chủ thể nếu phải xử lý tài sản thế
chấp sau này.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 7(383) T4/2019
4. Về đăng ký đồng thời (đăng ký cấp giấy
chứng nhận và đăng ký thế chấp đối với
tài sản gắn liền với đất - không phải là
nhà ở - đã hình thành nhưng chưa được
cấp giấy chứng nhận)
Loại tài sản gắn liền với đất - không
phải là nhà ở - đã hình thành nhưng chưa
được cấp giấy chứng nhận như nhà xưởng,
khách sạn, nhà tiền chế, nhà kho đông lạnh,
trạm biến áp, bể bơi, nhà kính trồng hoa
Đây là những loại tài sản không bắt buộc phải
có giấy chứng nhận đăng ký sở hữu mới có
thể là đối tượng trong giao dịch (trong đó có
giao dịch thế chấp). Do đó, việc ký kết hợp
đồng những loại tài sản này không đòi hỏi
phải có giấy chứng nhận sở hữu; khi đăng
ký thế chấp cũng như dịch chuyển quyền sở
hữu sau này cũng không cần phải có giấy
chứng nhận sở hữu. Việc đòi hỏi thiết kế,
bản vẽ thi công của các công trình xây dựng
mà không phải là nhà ở cũng chỉ giúp cho
việc xác định chất lượng công trình, giá cả
của công trình. Do đó, chúng tôi cho rằng,
quy định tại Điều 41 NĐ số 102/2017/NĐ-
CP của Chính phủ là không cần thiết đối với
loại tài sản này.
Bất cập đang cần được tháo gỡ hiện
nay là: thế chấp nhà ở đã hình thành nhưng
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu (theo quy định của Luật Nhà ở năm
2015, loại tài sản này phải có giấy chứng
nhận mới được thế chấp, chuyển nhượng).
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều
nhà đã được xây dựng, đã hình thành nhiều
năm nhưng chưa được cấp giấy (vì có thể
khi xây dựng nhà đó chủ nhà không được
cấp phép nên không đủ điều kiện về hồ sơ
để cấp giấy chứng nhận sở hữu) trên nền đất
đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Do đó,
khi thế chấp cả nhà và đất thì hợp đồng chỉ
ghi tài sản thế chấp là QSDĐ mà không ghi
nhà ở trên đất. Điều này khiến cho Nhà nước
bị thất thu một khoản thuế (vì giá cả ghi
trong hợp đồng không phản ánh đúng giá trị
của tài sản chuyển nhượng). Mặt khác, điều
này còn tiềm ẩn tranh chấp giữa các bên bởi
có khả năng bên bán kiện ngược lại đòi nhà
vì nhà không được mô tả trong hợp đồng
chuyển nhượng giữa các bên.
Những bất cập này xuất phát từ Luật
Nhà ở - quy định cho nhà ở một chế độ pháp
lý riêng biệt so với các công trình xây dựng
khác. Về nguyên lý, nhà ở không bắt buộc
phải đăng ký sở hữu nhưng khi giao dịch đến
nhà ở thì phải có giấy chứng nhận sở hữu.
Do đó, quy định bắt buộc phải có giấy chứng
nhận sở hữu đối với nhà ở cần được huỷ bỏ
để thống nhất với quy định của pháp luật đất
đai và phù hợp với bản chất của quan hệ.
Việc yêu cầu cấp giấy chứng nhận đối với
nhà ở chỉ tạo ra các thủ tục hành chính rườm
rà, cản trở sự lưu thông của các giao dịch
liên quan đến nhà ở.
Khoản 2 của Điều 325, khoản 2 của
Điều 326 BLDS năm 2015 thiết kế giải pháp
cho trường hợp này là: bên mua tài sản thế
chấp được quyền tiếp tục kế thừa quyền và
nghĩa vụ của bên thế chấp trong quan hệ với
chủ thể còn lại của hợp đồng thuê, mượn,
góp vốn, hợp tác kinh doanh; chỉ trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác. Chúng tôi
cho rằng, giải pháp được thiết kế nên đi theo
hướng ngược lại, đó là: chỉ khi nào có sự
đồng ý của chủ thể còn lại thì bên mua tài
sản thế chấp mới được thế vị trí của bên thế
chấp trong hợp đồng đang tồn tại giữa họ vì
đây chính là một hình thức của chuyển giao
hợp đồng. Hợp đồng mượn, thuê, góp vốn,
hợp tác kinh doanh đang tồn tại giữa A và
B; nay bên mua tài sản thế chấp sẽ thế vị trí
của A để tiếp tục thực hiện hợp đồng với B
(nếu tài sản thế chấp là quyền sử dụng của
A) thì phải có sự đồng ý của B hoặc sẽ thế vị
trí của B để tiếp tục thực hiện hợp đồng với
A (nếu tài sản thế chấp là tài sản gắn liền với
đất thuộc quyền sở hữu của B) thì phải có
sự đồng ý của A. Bản chất của quan hệ hợp
đồng là quan hệ có tính đối nhân - có nghĩa
sự thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ tất
yếu ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền:
tính cách, khả năng tài chính, trình độ, sự
thiện cảm là những yếu tố mà chủ thể có
quyền cân nhắc khi đồng ý về sự thay thế
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 7(383) T4/2019
người có nghĩa vụ mới. Do đó, nếu không có
sự đồng ý của chủ thể còn lại trong hợp đồng
thuê, mượn, góp vốn, hợp tác kinh doanh về
việc chuyển giao hợp đồng cho chủ thể mới
(người mua tài sản thế chấp) thì không thể
xử lý được tài sản thế chấp.
Có thể nói rằng, giải pháp được thiết
kế trong khoản 2 Điều 325 và khoản 2 Điều
326 BLDS năm 2015 chỉ phù hợp duy nhất
với trường hợp: chủ thể có QSDĐ là Nhà
nước, còn chủ thể của tài sản gắn liền với
đất là người thuê đất có thời hạn của Nhà
nước và là người thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm. Theo đó, khi phải xử lý tài sản
gắn liền với đất thì chủ thể mua tài sản này
được tiếp tục thuê đất của Nhà nước cho đến
hết thời hạn nhưng phải đáp ứng các quy
trình: (i) sau khi hợp đồng mua bán tài sản
gắn liền với đất có hiệu lực thì chủ thể có
QSDĐ (tức bên thế chấp, tức người thuê đất
của Nhà nước) phải làm văn bản tự nguyện
trả lại đất thuê; (ii) Nhà nước ra quyết định
thu hồi đất thuê và sau đó ra quyết định cho
thuê đối với chủ thể mua tài sản gắn liền với
đất đối với thời hạn thuê còn lại4. Đối với
các trường hợp khác như: người có QSDĐ
là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác có
QSDĐ và cho thuê, góp vốn, hợp tác kinh
doanh bằng QSDĐ với chủ thể khác và cho
phép họ được xây dựng nhà ở, công trình
xây dựng trên đất thì giải pháp này hoàn
toàn không phù hợp.
Như vậy, vô hình trung, quy định
khoản 2 Điều 325 và khoản 2 Điều 326
4 Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đất đai năm 2013: Trường hợp diện tích đất thực
hiện dự án sản xuất, kinh doanh có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho
thuê, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai thì chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn
liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho chủ đầu
tư thuê đất để thực hiện dự án. Nội dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản
tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và cho người mua tài sản thuê đất.
5 Khoản c Điều 1 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT (hiện nay thông tư này đã hết hiệu lực) hướng dẫn Nghị định
88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất quy địn-
h:"Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn
bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn
liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định
của pháp luật".
của BLDS năm 2015 đã tước bỏ quyền và
đã xâm phạm đến lợi ích của chủ thể trong
một hợp đồng đã được thiết lập và tồn tại
trước đó. Giải pháp phải có sự đồng ý của
chủ thể còn lại cũng đã được thiết kế tại
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường5. Theo đó, sự đồng
ý cho chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn
liền với đất phải được thể hiện bằng văn bản
có công chứng hoặc có chứng thực. Đối với
trường hợp ngược lại, chủ thể của QSDĐ
chuyển nhượng cho người khác thì có cần
sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất hay không thì lại chưa được quy định
trong Thông tư này cũng như trong quy định
của pháp luật hiện hành. Theo chúng tôi,
về nguyên tắc thì khi định đoạt (xử lý tài
sản thế chấp) trong cả hai trường hợp trên
đều cần có sự đồng ý của chủ thể còn lại và
đều cần có sự đồng ý bằng văn bản có công
chứng. Văn bản chuyển giao hợp đồng thuê,
góp vốn, hợp tác kinh doanh của ba bên (bên
thế chấp, bên mua tài sản thế chấp và chủ thể
đang thực hiện hợp đồng thuê, góp vốn, hợp
tác kinh doanh với bên thế chấp) là lựa chọn
an toàn và phù hợp cho bối cảnh này.
Do đó, quy định của Nghị định số
102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký
các biện pháp bảo đảm về hồ sơ đăng ký thế
chấp nên bổ sung thêm văn bản đồng ý xử lý
tài sản thế chấp khi chỉ thế chấp QSDĐ mà
không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc
ngược lại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 7(383) T4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_ky_the_chap_tai_san_hinh_thanh_trong_tuong_lai_nhung_va.pdf