Đề xuất một số giải pháp
Thứ nhất, theo quy định của Nghị định 135
và Nghị định 61 thì Thừa phát lại là người có các
tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao
quyền để lập vi bằng. Vi bằng do Thừa phát lại lập
có giá trị ”chứng cứ trong xét xử và trong các
quan hệ pháp lý khác”, trường hợp có tranh chấp
về vi bằng thì “các bên có quyền khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết”. Như vậy, về bản chất, việc lập
vi bằng chính là tạo lập chứng cứ. Chỉ có Tòa án
mới có quyền ra phán quyết về vi bằng của Thừa
phát lại. Do vậy, phải nhìn nhận đúng bản chất của
hoạt động lập vi bằng, đảm bảo giá trị chứng cứ
của vi bằng, không nên tự giới hạn phạm vi lập vi
bằng trái với quy định của Nghị định 135 và Nghị
định 61 khi thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng của
Thừa phát lại tại Sở Tư pháp.
Thứ hai, thừa phát lại là người được Nhà nước
giao quyền để lập vi bằng tạo lập chứng cứ, Thừa
phát lại chịu trách nhiệm về vi bằng mình lập, Văn
phòng Thừa phát lại không mong muốn và không
yêu cầu Sở Tư pháp phải chia sẻ bất kỳ trách nhiệm
gì khi đăng ký vi bằng của Thừa phát lại theo quy
định của Nghị định 135 và Nghị định 61.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật,
để đảm bảo tính thống, cũng là tạo điều kiện thuận lợi
cho Tòa án trong quá trình xem xét, đánh giá chứng
cứ, cũng như đảm bảo quyền lợi của người yêu cầu
lập vi bằng. Tác giả kiến nghị sửa đổi nội dung quy
định tại Khoản 5 Điều 26 của Nghị định hiện nay, theo
hướng như sau: “Vi bằng được coi là hợp lệ khi được
Sở Tư pháp đăng ký và đóng dấu “Đã Đăng ký” lên
tất cả bản chính vi bằng”.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đăng ký vi bằng tại sở tư pháp - Một trong những thủ tục lập vi bằng của thừa phát lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
76
ĐĂNG KÝ VI BẰNG TẠI SỞ TƯ PHÁP - MỘT TRONG NHỮNG THỦ TỤC
LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Võ Trung Hậu1
Tóm tắt: Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định,
trật tự các hoạt động giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại. Thông qua việc lập vi bằng, các cá nhân,
tổ chức trở nên chủ động, tự tin hơn khi tham gia các giao dịch dân sự, xây dựng các chứng cứ có liên
quan cũng như làm phong phú nguồn chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình khi phải giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp thương lượng, giải pháp trọng tài hoặc thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.
Với ý nghĩa như trên, tác giả trao đổi một số vấn đề trong thủ tục lập vi bằng của Thừa phát lại và một
số giải pháp hoàn thiện, góp phần trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động xã hội.
Từ khóa: Tòa án; Thừa phát lại; lập vi bằng; Sở Tư pháp.
Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017.
Abstract: Activity of making statement of facts of bailiff plays an important role in keeping stability,
order of civil, economic, commercial transaction. Through making statement of facts, individuals,
organizations become more active, confident in taking part in civil transaction, building related evidence
as well as diversifying source of evidence to protect their rights and interests when solving disputes by
negotiation, arbitration or via hearing activities of the court. With above meaning, the author discusses
some issues of making statement of facts and recommendations for finalization contributing to the state
management and social activities.
Keywords: Court; bailiff; making statement of facts; Provincial Department of Law.
Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 10/5/2017; Date of approval: 1/6/2017
Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại cho
thấy hoạt động lập vi bằng là một trong những
hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, có vai trò
và ý nghĩa rất quan trọng, vượt qua giá trị đơn
thuần là một “bằng chứng” như nhiều người vẫn
nghĩ khi đề cập đến vai trò của Thừa phát lại. Vì
vậy, việc lập vi bằng đã khẳng định vị trí, vai trò
pháp lý và nhận được sự tin tưởng tích cực của
người dân qua thời gian thực hiện thí điểm, trong
đó có thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và được
chính thức áp dụng rộng rãi trong cả nước từ
01/01/2016 trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương từ cuối năm 2013 đến nay.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau, thậm chí là trái ngược về nội dung quy định
của pháp luật hiện hành trong hoạt động lập vi
bằng của Thừa phát lại như: Thẩm quyền, thủ tục
lập vi bằng của Thừa phát lại; vấn đề đăng ký vi
bằng tại Sở Tư pháp đã tạo nên nhiều vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật, ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động lập vi bằng của Thừa
phát lại và hoạt động đăng ký vi bằng của Sở Tư
pháp mà nguyên nhân trực tiếp chính là từ nội
dung các quy định có liên quan đến hoạt động lập
vi bằng của pháp luật còn chưa thật sự phù hợp,
chưa đồng bộ và việc sửa đổi, bổ sung các quy
định này đang là một nhu cầu cần thiết hiện nay.
1. Quy định của pháp luật về việc đăng ký
vi bằng
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi
nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ
trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác“.2
Trước khi “vi bằng” được định nghĩa như nêu
trên, đã có nhiều quan điểm về tên gọi và nội hàm
của thuật ngữ này. Có quan điểm cho rằng nên sử
dụng tên gọi là “vi bằng” vì nó đã từng được sử
1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Hành chính Luật Đại học Thủ Dầu Một
2 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
135/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
77
3 Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi
bằng Thừa phát lại.
4 Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP)
dụng trước đây, với nội hàm là biên bản được lập
bởi Thừa phát lại để mô tả, truyền tải sự thật về sự
kiện, hành vi xảy ra trong xã hội. Có quan điểm
cho rằng nên gọi là “biên bản ghi nhận sự kiện
pháp lý” hoặc “công chứng thư” nhằm thể hiện
đầy đủ ý nghĩa, mục đích của văn bản.
Với quan điểm riêng của mình, tác giả hoàn
toàn đồng tình với việc sử dụng tên gọi và nội
hàm của “vi bằng” như hiện nay do: Phù hợp với
tên gọi và nội hàm của thuật ngữ này, cũng như
theo quy định trong pháp luật của hầu hết các
quốc gia đang áp dụng mô hình Thừa phát lại.
Trong khi đó, tên gọi “Biên bản ghi nhận sự kiện
pháp lý” hay “Công chứng thư” chưa thật sư rõ
nghĩa, cũng như chưa toát lên được giá trị của nó,
đặc biệt là giá trị chứng cứ như tên gọi vi bằng.
Từ định nghĩa về vi bằng và các quy định của pháp
luật, vi bằng có những đặc điểm cơ bản, như sau:
- Vi bằng là biên bản được lập bởi Thừa phát
lại, nó chứa đựng nội dung thể hiện sự ghi nhận,
mô tả, phản ánh một cách khách quan, trung thực
các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp
chứng kiến.
- Vi bằng là biên bản theo mẫu, được lập bởi
Thừa phát lại và trực tiếp ký tên vào vi bằng mà
không được ủy quyền cho người khác ký thay.
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về hình thức và nội dung của vi bằng.
- Vi bằng có thể được xem là chứng cứ và có
giá trị chứng minh khi đáp ứng đầy đủ các quy
định về trình tự, thủ tục lập vi bằng.
- Vi bằng không làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên có liên quan trong sự kiện, hành
vi được ghi nhận, phản ánh, mô tả trong nội dung
vi bằng.
Qua các đặc điểm như nêu trên, có thể thấy
hoạt động lập vi bằng có nhiều nét tương đồng với
hoạt động công chứng, chứng thực của Công
chứng viên. Tuy nhiên, khác với hoạt động công
chứng, vi bằng không chứng nhận, không bảo
đảm tính xác thực về nội dung giao dịch, hợp
đồng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các
bên như văn bản công chứng của công chứng của
công chứng viên hay văn bản chứng thực của Ủy
ban nhân dân các cấp và không có giá trị bắt buộc
thực hiện. Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được
đăng ký tại Sở Tư pháp cấp tỉnh3.
Đăng ký vi bằng vốn là vấn đề tranh luận dai
dẳng từ những ngày đầu thí điểm chế định Thừa
phát lại. Có một số luồng quan điểm sau: (1) Bỏ
quy định đăng ký vi bằng; (2) Chỉ đăng ký vi bằng
về hình thức, Sở tư pháp không kiểm tra nội dung
và không có quyền từ chối đăng ký; (3) giữ
nguyên như hiện nay. Vấn đề tìm hiểu quy định
của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật về việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp được
quy định:
“Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải
vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp
có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc
lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc
phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của
Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời
hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều
26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được
thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng
Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong
đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký
tại Sở Tư pháp”4.
Có nghĩa là, vi bằng phải được đăng ký tại Sở
Tư pháp với được xem là hợp lệ; Sở Tư pháp có
quyền từ chối đăng ký vi bằng khi vi bằng đó có
vi phạm về thời hạn gửi vi bằng; về thẩm quyền,
phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại nhưng phải
nêu rõ lý do và thông báo bằng văn bản. Vậy khi
vi bằng có nội dung không đảm bảo theo quy
định, Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký hay
không hoặc Sở Tư pháp đã đăng ký, nhưng vi
bằng bị Tòa án từ chối sử dụng để làm chứng cứ
thì hậu quả pháp lý thế nào. Trong trường hợp vi
bằng đã giao cho đương sự, nhưng Sở Tư pháp từ
chối đăng ký và sau đó Thừa phát lại có điều
chỉnh nội dung để đăng ký tại Sở Tư pháp, thì xử
lý như thế nào khi nội dung được ghi trong các
bản chính của cùng một vi bằng lại có sự khác biệt
và đâu là cơ sở, là dấu hiệu để phân biệt vi bằng
đã được và chưa được đăng ký là một vấn đề
vướng mắc hiện nay.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
78
5 Công văn số 4003/BTP-TCTHADS ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tư pháp
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật
Vấn đề thứ nhất, có được từ chối đăng ký vi bằng
khi vi bằng có nội dung chưa phù hợp hay không.
Theo quy định hiện hành, Sở Tư pháp chỉ có
quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập
vi bằng không đúng phạm vi, thẩm quyền; không
được gửi đến Sở Tư pháp đúng thời hạn. Nhưng
đối với những trường hợp vi bằng có nội dung
không thể hiện rõ nội dung sự kiện, hành vi hoặc
có cơ sở xác định nội dung ghi nhận trong vi bằng
không đảm bảo nguyên tắc khách quan, trung thực
thì Sở Tư pháp lại không có quyền từ chối đăng ký
vi bằng, do theo hướng dẫn tại Công văn5 ghi rõ:
Sở Tư pháp kiểm tra về thẩm quyền, phạm vi và
thời hạn gửi đăng ký vi bằng. Như vậy, Sở Tư
pháp chỉ được từ chối đăng ký khi vi bằng có vi
phạm về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng và thời
hạn gửi đăng ký vi bằng.
Trong thực tiễn đăng ký vi bằng, có nhiều
trường hợp Sở Tư pháp buộc phải đăng ký, dù nội
dung vi bằng chưa đảm bảo theo quy định, cụ thể:
Với trường hợp Vi bằng số 11/BB-TPL ngày
06 tháng 5 năm 2015 của Văn phòng Thừa phát
lại Tiền Giang Về vấn đề ghi nhận xe cuốc có tại
địa chỉ ấp 1, xã Thiện Trí, Huyện Cái Bè, Tỉnh
Tiền Giang. Theo đó, Thừa phát lại N.T.T đã lập
vi bằng với nội dung: Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày
06 tháng 3 năm 2015, tại địa chỉ, xã Thiện Trí,
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang, Thừa phát lại
trực tiếp ghi nhận: Có tồn tại 01 (một) xe cuốc
hiệu KOBELCO tại địa chỉ: ấp 1, xã Thiện Trí,
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Thừa phát lại có
chụp hình và quay phim để ghi nhận. Thừa phát
lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự
kiện, hành vi nêu trên trong vi bằng này. Qua xem
hình ảnh, bằng đĩa kèm theo vi bằng, có 01 xe
cuốc hiệu KOBELCO nằm giữa sân rộng, nhưng
không biết nơi đó là nơi nào, vì chưa có cơ sở như:
Nhà ở có gắn biển số nhà của người có quyền sử
dụng bãi đất, có sự liên kết về bối cảnh để chỉ rõ
địa danh trong ảnh là địa phương nào hoặc có
người làm chứng khẳng định địa danh của địa
phương nơi lập vi bằng.
Trường hợp này, Sở Tư pháp không thể từ
chối đăng ký vi bằng này, vì theo hướng dẫn của
Bộ Tư pháp, thì Sở Tư pháp không có quyền từ
chối trong trường hợp nội dung được ghi trong vi
bằng chưa phản ánh đầy đủ sự kiện, hành vi hoặc
tính khách quan, trung thực, cụ thể của sự kiện,
hành vi được lập vi bằng chưa được đảm bảo.
Nhưng sau khi “buộc phải” đăng ký, thì việc sử
dụng vi bằng này như thế nào thì có thể đoán
trước được.
Quan điểm cá nhân của tác giả, cần phải cho
phép Sở Tư pháp từ chối đăng ký những vi bằng
có nội dung như vi bằng số 11/BB-TPL này, do:
Nội dung vi bằng chưa đảm bảo tính logic; nội
dung của sự kiện, hành vi được ghi nhận một cách
cụ thể theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27
Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP). Nội
dung vi bằng chưa thể hiện căn cứ để xác định
chiếc xe KOBELCO được ghi nhận trong vi bằng
thuộc sở hữu của ai, hiện trạng như thế nào và cơ
sở để xác định nó đang thật sự hiện hữu tại địa
điểm chỉ ấp 1, xã Thiện Trí, Huyện Cái Bè, Tỉnh
Tiền Giang vào thời điểm lập vi bằng.
Với trường hợp vi bằng số 20/BB-TPL ngày
03 tháng 6 năm 2016 của Văn phòng Thừa phát
lại Mỹ Tho Tiền Giang về việc Bà trình bày trước
Thừa phát lại và cam kết tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật những nội dung đã nêu. Theo đó,
Thừa phát lại N.T.T đã lập vi bằng với nội dung:
Bà T.T.H và những người được bà H thuê di
chuyển tài sản ra khỏi nhà tọa lạc tại địa chỉ số:
33/6 đường MT, phường 3, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang và yêu cầu Thừa phát lại ghi
nhận Bà liệt kê một số loại tài sản như: 03 máy
lạnh (không nhìn rõ ký hiệu của máy); 02 tivi
(không nhìn rõ ký hiệu của máy); 01 tủ làm mát.
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng nêu
trên được Thừa phát lại quay phim và chụp hình
để ghi nhận.
Tuy nhiên, khi xem hình ảnh đính kèm theo vi
bằng, thì các hình ảnh này không thể hiện các loại
máy như Thừa phát lại đã nêu trong vi bằng. Sau
khi Sở Tư pháp đề nghị Thừa phát lại xem xét lại
nội dung, vì Thừa phát lại ghi nhận việc đương sự
yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến đương sự liệt kê
một số tài sản được đương sự nêu tên vào vi bằng
nhưng không thể hiện việc kiểm đếm được thực
hiện tại đâu, để làm gì là chưa đảm bảo tính khách
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
79
quan và vì hình ảnh đính kèm không phù hợp với
nội dung vi bằng.
Sau khi Thừa phát lại thay đổi hình ảnh kèm
theo vi bằng, thì lại có thể nhìn thấy nhãn hiệu của
máy, nhưng không biết việc kiểm đếm tài sản
được thực hiện tại đâu. Thế nhưng, Sở Tư pháp
cũng không thể từ chối đăng ký vi bằng này, dù
Thừa phát lại không điều chỉnh nội dung, do: Phải
thực hiện đúng hướng dẫn tại Công văn số
4003/BTP-TCTHADS ngày 19 tháng 9 năm 2014
của Bộ Tư pháp.
Quan điểm của tác giả, là từ chối đăng ký
những vi bằng có nội dung tương tự nội dung đã
thể hiện trong vi bằng số 20/BB-TPL này, do có đủ
cơ sở để khẳng định: Vi bằng này không đảm bảo
tính khách quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 26
Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).
Vấn đề thứ hai, Sở Tư pháp có phải liên đới
chịu trách nhiệm với Thừa phát lại về giá trị
pháp lý của vi bằng, trong trường hợp vi bằng
đã được Sở Tư pháp đăng ký, lại bị cơ quan Tòa
án bác bỏ, do có nội dung trái quy định của pháp
luật không.
Trong giai đoạn hiện nay, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ) chỉ
quy định theo phương pháp loại trừ, tức là trừ
những trường hợp theo quy định không được hoặc
chưa được lập vi bằng, Thừa phát lại được quyền
lập vi bằng những trường hợp còn lại. Tuy nhiên,
nội dung quy định những trường hợp này còn
chung chung, chưa rõ ràng; lại được hướng dẫn bởi
hai văn bản hướng dẫn thực hiện là văn bản hành
chính của Bộ Tư pháp. Do đó, vấn đề liên đới trách
nhiệm của Sở Tư pháp với Thừa phát lại về giá trị
của vi bằng khi cơ quan Tòa án không chấp nhận sử
dụng làm chứng cứ, do có nội dung trái pháp luật
là chưa phù hợp. Tuy nhiên, khi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định hiện
nay theo hướng cụ thể hóa, rõ ràng và giao trách
nhiệm Sở Tư pháp được quyền kiểm tra nội dung
của vi bằng được lập bởi Thừa phát lại là có cơ sở
để tổ chức thực hiện.
Vấn đề thứ ba, việc giao bản chính vi bằng cho
người yêu cầu trước khi đăng ký tại Sở Tư pháp.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, có trường
hợp Thừa phát lại thực hiện việc điều chỉnh nội
dung vi bằng hoặc hình ảnh, băng đĩa kèm theo vi
bằng sau khi tiếp thu ý kiến của Sở Tư pháp. Như
vậy, sẽ có sự không trùng khớp về nội dung hoặc
hình ảnh kèm theo vi bằng giữa bản được đăng ký
tại Sở Tư pháp và bản đã giao cho bên yêu cầu lập
vi bằng. Do đó, vấn đề phân biệt bản chính vi bằng
được coi là hợp lệ do được đăng ký tại Sở Tư pháp
với bản chính ban đầu, đã được giao cho đương sự
là không dễ thực hiện và sẽ ảnh hưởng đến việc
đánh giá chứng cứ của Tòa án trong quá trình xem
xét, đánh giá chứng cứ theo quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự trước khi sử dụng làm chứng cứ.
Trong thời gian thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại tại một số tỉnh như: Vĩnh Long, Tiền
Giang, Bình Dương, việc đăng ký vi bằng được
thực hiện theo hướng: Sau khi lập vi bằng, Thừa
phát lại chuyển cả 03 bản chính đến Phòng Bổ trợ
tư pháp thuộc Sở Tư pháp để xem xét trước khi
quyết định đăng ký hay không đăng ký. Khi phát
hiện nội dung hoặc hình ảnh kèm theo vi bằng
chưa phù hợp, Sở Tư pháp đề nghị Thừa phát lại
xem xét lại để có hướng điều chỉnh. Sau khi xác
định nội dung, hình ảnh kèm theo vi bằng là phù
hợp với quy định, Sở Tư pháp mới đóng dấu “Đã
đăng ký” lên cả 03 bản chính vi bằng, vào sổ đăng
ký và giao trả cho Thừa phát lại 02 bản chính.
Quan điểm của tác giả cho rằng: Đây là
phương pháp thực hiện việc đăng ký vi bằng có
thể đảm bảo tính thống nhất giữa các bản chính
của một vi bằng và góp phần nâng cao chất lượng,
giá trị của vi bằng được lập bởi Thừa phát lại.
3. Đề xuất một số giải pháp
Thứ nhất, theo quy định của Nghị định 135
và Nghị định 61 thì Thừa phát lại là người có các
tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao
quyền để lập vi bằng. Vi bằng do Thừa phát lại lập
có giá trị ”chứng cứ trong xét xử và trong các
quan hệ pháp lý khác”, trường hợp có tranh chấp
về vi bằng thì “các bên có quyền khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết”. Như vậy, về bản chất, việc lập
vi bằng chính là tạo lập chứng cứ. Chỉ có Tòa án
mới có quyền ra phán quyết về vi bằng của Thừa
phát lại. Do vậy, phải nhìn nhận đúng bản chất của
hoạt động lập vi bằng, đảm bảo giá trị chứng cứ
của vi bằng, không nên tự giới hạn phạm vi lập vi
bằng trái với quy định của Nghị định 135 và Nghị
định 61 khi thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng của
Thừa phát lại tại Sở Tư pháp.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
80
Thứ hai, thừa phát lại là người được Nhà nước
giao quyền để lập vi bằng tạo lập chứng cứ, Thừa
phát lại chịu trách nhiệm về vi bằng mình lập, Văn
phòng Thừa phát lại không mong muốn và không
yêu cầu Sở Tư pháp phải chia sẻ bất kỳ trách nhiệm
gì khi đăng ký vi bằng của Thừa phát lại theo quy
định của Nghị định 135 và Nghị định 61.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật,
để đảm bảo tính thống, cũng là tạo điều kiện thuận lợi
cho Tòa án trong quá trình xem xét, đánh giá chứng
cứ, cũng như đảm bảo quyền lợi của người yêu cầu
lập vi bằng. Tác giả kiến nghị sửa đổi nội dung quy
định tại Khoản 5 Điều 26 của Nghị định hiện nay, theo
hướng như sau: “Vi bằng được coi là hợp lệ khi được
Sở Tư pháp đăng ký và đóng dấu “Đã Đăng ký” lên
tất cả bản chính vi bằng”.
Kết luận
Trên đây là kết quả phân tích một trong những
nội dung quy định của pháp luật hiện hành có liên
quan đến hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại đó
là việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp; kết quả đánh
giá sự phù hợp của nội dung quy định với thực tiễn
áp dụng pháp luật vào các quan hệ dân sự trong đời
sống xã hội và thực tiễn các vi bằng đã được lập bởi
Thừa phát lại trong giai đoạn áp dụng rộng rãi trong
phạm vi cả nước. Cùng với việc chủ động hội nhập
quốc tế, Việt Nam đang tiến hành cải cách mạnh mẽ
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cải cách tư pháp, hoàn
thiện thể chế và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Do đó, việc tổ chức thực hiện rộng rãi chế
định Thừa phát lại với nhiều chức năng, trong đó có
chức năng lập vi bằng là một chủ trương mang tính
đột phá của Đảng và Nhà nước ta./.
Tài liệu tham khảo
1. Vi bằng số 11/BB-TPL ngày 06 tháng 5 năm
2015 của Văn phòng Thừa phát lại Tiền Giang Về
vấn đề ghi nhận xe cuốc có tại địa chỉ ấp 1, xã
Thiện Trí, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
2. Công văn số 4003/BTP-TCTHADS ngày
19 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tư pháp
3. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).
Các quy định về tội danh tham nhũng và các chế
tài xử phạt nghiêm minh phải được quy định bằng luật.
Thứ hai, trong tiến trình thực thi pháp luật, các
biện pháp bảo đảm việc thực thi cần cụ thể hóa
nhiệm vụ xét xử, độc lập trong xét xử và loại bỏ
các can thiệp vào công tác xét xử.
Ở tầm vi mô: Nhà nước cần quyết tâm thực hiện
và kiên quyết xử lý tham nhũng. Cụ thể:
Một là: Cần quán triệt việc lựa chọn người tham
gia vào công tác quản lý của bộ máy công quyền;
Hai là: Bổ nhiệm tất cả các chức vụ không quá hai
nhiệm kỳ; Ba là: Thực hiện chế độ giám sát đặc biệt
trong quản lý nhà nước; Bốn là: Được hưởng chế độ
đãi ngộ xứng đáng; Năm là: Tinh giản bộ máy quản
lý; Sáu là: Chế tài đủ mạnh khi công chức, viên
chức vi phạm, phạm tội; Bảy là: Cơ quan xét xử tội
tham nhũng độc lập do trung ương quản lý; Tám là:
Thiết lập các cơ quan truyền thông quản lý thông
tin kịp thời về phòng chống và xử lý tham nhũng từ
trung ương đến địa phương.
Nghiên cứu pháp luật về phòng chống và xử lý
tham nhũng thời phong kiến trong tiến trình lịch sử
Việt Nam cho chúng ta những nhận định chính trị
và kế thừa trong xây dựng, ban hành và thực thi
pháp luật. Từ đó có thể đưa ra những bài học kinh
nghiệm quý giá để xây dựng nhà nước văn minh
hiện đại, xây dựng chính phủ liêm chính, bảo đảm
quyền công dân và quyền con người, từng bước hội
nhập quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa./.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc triều Hình luật (1991), bản dịch Viện
sử học, Nxb Pháp Lý Hà Nội.
2. Hoàng Việt Luật Lệ (1996) Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
3. Kinh thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin.
4. Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi (1994), Hàn Phi
Tử: Pháp trị Ngũ đố, Nxb Văn hóa TT
5. Đại Việt Sử ký Toàn thư (1992), Tập 2, Nxb
Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
6. Phan Huy Chú (1992), Tập 1,2,3 Nxb Khoa
học Xã Hội, Hà Nội.
7. Minh Mệnh chính yếu (1994), Tập 1, Nxb
Thuận Hóa.
Quốc triều Hình luật, Những giá trị lịch sử
và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam,(2008) Nxb Tư pháp.
PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG PHÁP LUẬT ...
(Tiếp theo trang 64)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_ky_vi_bang_tai_so_tu_phap_mot_trong_nhung_thu_tuc_lap_v.pdf