Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Một số vấn đề chung của bộ luật hình sự

Tha tù trước hạn có điều kiện Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau: - Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật hình sự. Theo điều kiện này, người đó phải không thuộc trường hợp bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. - Phạm tội lần đầu; - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; - Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù; - Có nơi cư trú rõ ràng. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định chung tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật hình sự về thẩm quyền, thủ tục, thời gian thử thách, nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, hậu quả pháp lý của việc người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách và rút ngắn thời gian thử thách. Xóa án tích Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích trong các trường hợp sau: a) Người bị kết án thuộc độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; c) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Như vậy, người dưới 18 tuổi bị kết án thuộc các trường hợp nêu trên thì không coi là có án tích, việc kết án này không được sử dụng để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu sau lần phạm tội này người đó lại phạm tội khác. Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạtchính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới. Quy định này xác định thời hạn để người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và bị áp dụng hình phạt là 3 năm kể từ khi người đó chấp hành xong hình phạt chính được áp dụng hoặc 3 năm tính từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đó mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

docx93 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Một số vấn đề chung của bộ luật hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c pháp luật. Cấm huy động vốn (Điều 81 BLHS năm 2015): Đây là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các pháp nhân thương mại phạm tội khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm: cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hang nước ngoài hoặc quỹ đầu tư; cấm phát hành, chào bán chứng khoán; cấn huy động vốn khách hang; cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản. Việc áp dụng một hay một số hình thức cấm huy động vốn nêu trên đối với pháp nhân thương mại bị kết án do tòa án quyết định. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. 9.3. Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội có tác dụng hỗ trợ hình phạt. Theo quy định tại Điều 82 BLHS năm 2015, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗiđược áp dụng tương tự như quy định đối với cá nhân phạm tội. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu: Đây là biện pháp tư pháp do tòa án quyết định áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của mình gây ra. Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra: Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, tòa án có thể quyết địnhbuộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp nhất định nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm như: - Buộc tháo dỡ công tình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; - Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hang hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hang hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; - Buộc thu hồi sản phẩm, hang hóa vi phạmđang lưu thông trên thị trường. 9.4. Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội Quyết định hình phạt là một công việc trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án. Tương tự như quyết định hình phạt đối với cá nhân người phạm tội, việc quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội cũng phải dựa vào những căn cứ chung nhất định ảnh hưởng đến loại và mức hình phạt cần được áp dụng. a. Căn cứ quyết định hình phạt Theo quy định tại Điều 83 BLHS năm 2015, các căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Quy định của BLHS; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tương tự như quyết định hình phạt đối với cá nhân người phạm tội, khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trước hết tòa án phải dựa vào các quy định của BLHS. Các quy định của BLHS được nói ở đây được hiểu là tất cả những quy định phần chung và phần các tội phạm của BLHS có liên quan đến việc quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm: các quy định về nguyên tắc xử lý (Điều 3); các quy định liên quan đến hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 30, Điều 31, Điều 33, từ Điều 77 đến Điều 81); các quy định về các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 47, Điều 48, Điều 82); các quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 83); các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 84, Điều 85); các khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung cho từng loại tội cụ thể được liệt kê tại Điều 76 BLHS. Căn cứ thứ hai là dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tương tự như quyết định hình phạt đối với cá nhân người phạm tội, tòa án có thể lựa chọn hình phạt cụ thể tuyên cho pháp nhân phạm tội sao cho tương xứng với hành vi phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Đây là căn cứ có ảnh hưởng quyết định đến loại và mức hình phạt cần được áp dụng đối với chủ thể. Để đánh giá được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tòa cần phải dựa vào nhiều tình tiết khác nhau của vụ án như: Tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra; tính chất của hành vi phạm tội Căn cứ thứ ba để quyết định hình phạt là dựa vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Dựa vào căn cứ này cho thấy ý thưc tuân thủ pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, qua đó xác định khả năng đạt được mục đích của hình phạt cũng như của các biện pháp xử lý khác đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Căn cứ cuối cùng là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 84 và Điều 85 BLHS năm 2015. BLHS cho phép xác định một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu tình tiết đó được quy định tại khoản 1 Điều 84 BLHS hoặc có thể là tình tiết khác được tòa án xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để cân nhắc khi quyết định hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; phạm tội nhưng chưa gậy thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội. Khác với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, BLHS quy định chỉ những tình tiết đã được nêu trong khoản 1 Điều 85 mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết đó là: Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội; cố ý thực hiện tội phạm đến cùng; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm. b. Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể Đối với các trường hợp phạm tội thông thường, khi quyết định hình phạt, tòa án phải dwuaj vào các căn cứu nêu trên. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, tòa án còn phải dựa vào những quy định riêng biệt khác. Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội (Điều 86 BLHS năm 2015): Khi xét xử cùng một lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau: - Đối với hình phạt chính: + Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác. + Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ vĩnh viễn trong lĩnh vực đó. + Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 4 năm. + Nếu trong số các hình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn toàn bộ hoạt động thì hình hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. + Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp. - Đối với hình phạt bổ sung: Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do BLHS quy định đối với loại hình phạt đó, riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các loại hình phạt đã tuyên. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 87 BLHS năm 2015): Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án bao gồm các trường hợp sau: - Trường hợp thứ nhất: Pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. - Trường hợp thứ hai: Pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định. 10. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 10.1. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 90 BLHS) Quy định tại chương XII Bộ luật hình sự được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội. Vì vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định trong chương này là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi Bộ luật hình sự quy định là tội phạm và người ở độ tuổi đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Với đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội ở độ tuổi này, nhiều quy định được xây dựng riêng để xử lý người chưa thành niên phạm tội. Những quy định riêng đó được sắp xếp tại chương XII của Bộ luật hình sự. Đây là những quy định được ưu tiên áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp quy định đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội trái với quy định này. Bên cạnh đó, nhiều quy định khác liên quan đến trách nhiệm hình sự được quy định đối với tất cả những người phạm tội ở bất kỳ độ tuổi nào nên cũng được áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định riêng tại chương này và theo cả những quy định tại các chương khác thuộc phần thứ nhất của Bộ luật hình sự không trái với quy định tại chương này. 10.2. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 91 BLHS) 1. Phù hợp với tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tộiphải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Theo tinh thần của nguyên tắc này, lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi được đặt lên hàng đầu khi người áp dụng pháp luật cân nhắc và quyết định biện pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này có nghĩa là khi xử lý xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, người áp dụng pháp luật không được vì các mục tiêu khác (kể cả mục tiêu bảo vệ trật tự, an toàn xã hội) mà lựa chọn hướng xử lý không bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Điều luật này cũng tiếp tục quy định việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tộichủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là nguyên tắc được thể hiện trong cả Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta. Với nguyên tắc này, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải đặt trọng tâm vào việc giáo dục để người dưới 18 tuổi nhận ra được sai lầm của mình, giúp đỡ để họ sửa chữa sai lầm đó và tạo cho học những cơ hội cần thiết để họ có thể phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội. Các nguyên tắc xử lý này được thể hiện xuyên suốt quá trình xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, từ việc lựa chọn hình thức, biện pháp xử lý đến cách thức áp dụng hình thức, biện pháp xử lý đó. Điều luật này cũng quy định rõ việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Chỉ khi xem xét tất cả những yếu tố về khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của người dưới 18 tuổi và nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm, người áp dụng pháp luật mới đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp đối với trường hợp cụ thể đó. 2. Điều luật này quy định cụ thể các trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp này trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Để có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều này, điều kiện bắt buộc thứ nhất là tội mà người dưới 18 tuổi thực hiện phải thuộc một trong các trường hợp được liệt kê sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án. Cùng với điều kiện về tội đã thực hiện hoặc vai trò trong vụ án đồng phạm nêu trên, điều kiện thứ hai để người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều này làngười đó có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, có thể là tình tiết thuộc khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự) và tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả của tội phạm mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự nói chung. Người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều này được áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục là khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 3. Điều luật này khẳng định nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Quy định này nhằm hạn chế việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp không thực sự cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ cần áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với họ. 4. Khoản 4 Điều luật này tiếp tục khẳng định yêu cầu cân nhắc khả năng miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục nêu trên hoặc biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội và chỉ áp dụng hình phạt đối với họ khi việc áp dụng các biện pháp trên không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Quy định này cũng nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt khi không cần thiết ngay cả khi người dưới 18 tuổi phạm tội bị đưa ra xét xử. 5. Với những đặc điểm đặc thù về tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi và chính sách hình sự của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Điều luật này khẳng định rõ nguyên tắc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định này phù hợp với nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. 6. Trong số các biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, hình phạt tù có thời hạn là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất. Loại hình phạt này được quy định áp dụng với tính cách là lựa chọn cuối cùng của Tòa án khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi, Tòa án áp dụng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Nói cách khác, trong trường hợp cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức án tù được Tòa án áp dụng không chỉ thấp hơn so với mức án tù áp dụng đối với người đủ 18 tuổi phạm tội tương ứng mà còn phải là mứcngắn nhất thích hợp đối với trường hợp phạm tội đó. Điều luật này cũng tiếp tục khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 7. Chính sách hình sự của Nhà nước đối với người dưới 16 tuổi phạm tội được thể hiện trong quy định không sử dụng việc kết án đối với người dưới 16 tuổi phạm tội để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. 10.3. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, các biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự gồm có: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Mặc dù việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục này là có lợi cho người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng để bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này, Điều luật này quy định rõ một trong các điều kiện để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này. Trong trường hợp thiếu điều kiện về sự đồng ý của người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi. Biện pháp khiển trách (Điều 93 BLHS) Biện pháp khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây: * Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng Đây là trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu tiên thực hiện tội phạm và tội phạm được thực hiện là loại tội ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự tức là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. * Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. Đây là trường hợp người dưới 18 tuổi tham gia thực hiện tội phạm trong vụ án đồng phạm nhưng mức độ đóng góp của người đó vào vụ án chỉ mang tính chất thứ yếu. Thông thường họ tham gia đồng phạm với vai trò là người giúp sức và mức độ giúp của họ không đáng kể trong vụ đồng phạm đó. Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của bản thân và hậu quả mà tội phạm đó gây ra đối với cộng đồng, đối với xã hội và nghĩa vụ của họ trong việc tự giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Biện pháp khiển trách có thể được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và được thực hiện bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Theo quy định tại Điều luật này, người bị khiển phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Người bị khiển trách phải tuân thủ quy định của pháp luật đồng thời tuân thủ nội quy, quy chế nơi người đó cư trú, học tập hoặc làm việc như quy chế của tổ dân phố, nội quy trường học b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Điều luật không quy định người bị khiển trách phải trình diện trước cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ mà bất kỳ khi nào cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết phải kiểm tra về mức độ chấp hành nghĩa vụ của người bị khiển trách thì đều có thể yêu cầu người đó trình diện và đây là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của người bị khiển trách. c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp. Người bị khiển trách cần chứng tỏ khả năng trở thành người có ích cho xã hội của bản thân thông qua việc tham gia lao động với hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân đồng thời tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức cho họ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã được thực hiện và các đặc điểm nhân thân của người bị khiển trách, cơ quan áp dụng biện pháp này ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này đối với người bị khiển trách từ 03 tháng đến 01 năm. Biện pháp hòa giải tại cộng đồng (Điều 94 BLHS) Hòa giải tại cộng đồng là biện pháp giám sát, giáo dục có tính nghiêm khắc cao hơn so với biện pháp khiển trách. Biện pháp này chỉ được áp dụng với điều kiện về loại tội phạm được thực hiện cụ thể như sau: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọnghoặc phạm tội nghiêm trọng; Đây là trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội mà tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm hoặc tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù. b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4,5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự. Như vậy, tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng do cố ý trong số các tội sau đây: tội cưỡng dâm (khoản 2 Điều 143); tội mua bán người (khoản 1, khoản 2 Điều 150);tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 169);tội cưỡng đoạt tài sản (khoản 2, khoản 3 Điều 170); tội trộm cắp tài sản (khoản 3 Điều 173); tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (khoản 3 Điều 178); tội tổ chức đua xe trái phép (khoản 3 Điều 265);tội đua xe trái phép (khoản 3, khoản 4 Điều 266); tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (khoản 3 Điều 286);tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (khoản 3 Điều 287);tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (khoản 3 Điều 289);tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 290); tội khủng bố (khoản 2 Điều 299); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 1 Điều 303); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (khoản 2, khoản 3 Điều 304). Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp này cũng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án tùy thuộc vào việc vụ án được giải quyết đến giai đoạn tố tụng nào thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Khi có điều kiện này từ phía người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại, cơ quan có thẩm quyềnphối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng. Nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội thì không áp dụng biện pháp này và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi vẫn được thực hiện theo quy định chung. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải xin lỗi người bị hại, bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95 BLHS) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này; Đây là trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sựnhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự. b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này. Đây là trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự. Như vậy, tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng do cố ý trong số các tội sau đây: tội cưỡng dâm (khoản 2 Điều 143); tội mua bán người (khoản 1, khoản 2 Điều 150);tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (khoản 2, khoản 3 Điều 170); tội trộm cắp tài sản (khoản 3 Điều 173); tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (khoản 3 Điều 178); tội tổ chức đua xe trái phép (khoản 3 Điều 265);tội đua xe trái phép (khoản 3, khoản 4 Điều 266); tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (khoản 3 Điều 286);tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (khoản 3 Điều 287);tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (khoản 3 Điều 289);tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 290); tội khủng bố (khoản 2 Điều 299); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 1 Điều 303); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (khoản 2, khoản 3 Điều 304). Biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thỏa mãn điều kiện nêu trên với thời hạn từ 01 năm đến 02 năm. Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động; b) Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn; Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn theo quy định cụ thể của Luật thi hành án hình sự. c) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép; Khác với người bị áp dụng biện pháp khiển trách và hòa giải tại cộng đồng, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn cần tuân thủ chặt chẽ sự quản lý, giáo dục của giai đình và xã, phường, thị trấn. Vì vậy, người bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục này chỉ được phép đi khỏi nơi cư trú khi được người trực tiếp giám sát, giáo dục cho phép. d) Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này. Đây cũng là các nghĩa vụ được quy định đối với người bị khiển trách. Mặc dù thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định từ khi áp dụng biện pháp này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng Điều luật này cũng quy định việc cơ quan có thẩm quyền có thể chấm dứt thời hạn này sớm hơn so với thời hạn đã tuyên khi người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hànhmột phần hai thời hạn được tuyên và có nhiều tiến bộ đồng thời được Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Quy định này có giá trị khuyến khích người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn tích cực chấp hành các nghĩa vụ theo quy định. 10.4. Biện pháp tư pháp giáp dục tại trường giáo dưỡng Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp giáo dục có tính chất nghiêm khắc hơn so với các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội ngay tại cộng đồng. Vì vậy, biện pháp này được áp dụng trong những trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hay giáo dục tại xã, phường, thị trấn không đủ nghiêm khắc để giáo dục, răn đe mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường theo quy định cụ thể của Luật thi hành án hình sự. Học sinh tại trường giáo dưỡng có thể được chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục này nếu đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ. Điều kiện về sự tiến bộ của học sinh ở trường giáo dưỡng thể hiện qua việc học sinh tích cực học tập, rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và nội quy của trường giáo dưỡng, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ người khác. Tòa án xem xét cụ thể về trường hợp được đề nghị và khi thấy phù hợp, có thể ra quyết định chấm dứt thời hạn tại trường giáo dưỡng của học sinh được trường giáo dưỡng đề nghị. 10.5. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (từ Điều 98 đến Điều 101 BLHS) Người dưới 18 tuổi phạm tội khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ có thể bị áp dụng các hình phạt: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Ngoài bốn hình phạt này, người dưới 18 tuổi không bị áp dụng bất kỳ hình phạt chính hay hình phạt bổ sung nà khác. Cũng giống như nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người đủ 18 tuổi, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt nêu trên đối với mỗi tội phạm. Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì với mỗi tội chỉ bị áp dụng một hình phạt sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự. Phạt tiền: Bộ luật hình sự quy định chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội với điều kiện người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Quy định này cần được hiểu là giới hạn một phần hai được tính đối với cả mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền mà điều luật quy định. Như vậy, nếu điều luật cụ thể chỉ quy định mức phạt tiền tối đa thì mức tiền phạt tối thiểu được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội là mức tối thiểu của hình phạt tiền (hiện nay là một triệu đồng) và mức tối đa là một phần hai mức tối đa được điều luật cụ thể quy định. Nếu điều luật quy định cả mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa thì mức tối thiểu và tối đa tiền phạt có thể được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội đều là một phần hai mức tương ứng đó (nhưng mức tối thiểu vẫn không thấp hơn một triệu đồng). Cải tạo không giam giữ Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.Những trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì không áp dụng hình phạt này mà xem xét áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hay tội rất nghiêm trọng do vô ý thì không áp dụng hình phạt này mà áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục hoặc các hình phạt khác nhẹ hơn. Người dưới 18 tuổi thường chưa có thu nhập hoặc có thu nhập chưa cao, thông thường chỉ đủ để bảo đảm mức sống bình thường của họ. Vì vậy, khác với áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người đủ 18 tuổi phạm tội, Điều luật này quy định khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Như vậy, nếu điều luật quy định cả mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ thì mức tối thiểu và tối đa được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một phần hai các mức tương ứng đó (nhưng mức tối thiểu không thấp hơn 6 tháng). Nếu điều luật chỉ quy định mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ thì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mức tối thiểu là 6 tháng và mức tối đa là một phần hai mức tối đa điều luật đó quy định. Tù có thời hạn Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định khác nhau theo hai nhóm tuổi là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Quy định này cần được hiểu là nếu khung hình phạt được áp dụng để xử lý người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt tối đa được áp dụng đối với bị cáo trong trường hợp này là 18 năm tù, mức phạt tù tối thiểu được áp dụng trong trường hợp này là ba phần tư mức phạt tù đối thiểu của khung hình phạt được quy định. Điều luật này cũng quy định nếuđiều luật được áp dụng quy định hình phạt là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Quy định này cần được hiểu là nếu khung hình phạt được áp dụng để xử lý người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội quy định hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn thì mức hình phạt tối đa được áp dụng là ba phần tư mức hình phạt tối đa mà điều luật quy định và mức tối thiểu được áp dụng là ba phần tư mức tối thiểu mà điều luật quy định (nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được quy định đối với hình phạt tương ứng). Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu khung hình phạt được áp dụng có hình phạt nặng nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, mức hình phạt tối thiểu được áp dụng là một phần hai mức phạt tù mà khung hình phạt quy đinh; nếu khung hình phạt được áp dụngcó hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định, mức hình phạt tối thiểu được áp dụng cũng là một phần hai mức tối thiểu của khung hình phạt (nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của loại hình phạt tương ứng). 10.6. Quyết định hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 102 BLHS) Khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, Tòa án cũng dựa trên nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật hình sự là: đối với hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn hình phạt được áp dụng đối với người đủ 18 tuổi phạm tội trong trường hợp tương ứng và được chia thành hai mức đối với hai nhóm tuổi. Theo đó, mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng. Mức một phần ba này được hiểu là cả mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt được áp dụng (nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được quy định đối với loại hình phạt tương ứng). Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.Mức một phần hai này cũng được hiểu là cả mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt được áp dụng (nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được quy định đối với loại hình phạt tương ứng). Hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt nhẹ hơn hình phạt được áp dụng đối với người đủ 18 tuổi phạm tội trong trường hợp tương ứng và được chia thành hai mức đối với hai nhóm tuổi. Theo đó, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật hình sự. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá một phần hai mức phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật hình sự. 10.7. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án (Điều 103 và Điều 104 BLHS) Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, với quy định về các loại hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì chỉ những quy định liên quan đến tổng hợp hình phạt đối với hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn được áp dụng để tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Mặt khác, phù hợp với quy định về mức hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Điều luật này cũng quy định giới hạn tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội như sau: nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm; nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, trong đó có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi: a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này. b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt đối với người phạm nhiều tội trong đó có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi: a) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này. b) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này trong đó có bản án về tội người đó thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật hình sự. Khi tiến hành tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với trường hợp tương ứng gắn với mức hình phạt được áp dụng đối với tội người đó thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật hình sự. 10.8. Giảm mức hình phạt đã tuyên, tha tù trước thời hạn có điều kiện và xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (từ Điều 105 đến Điều 107 BLHS) Giảm mức hình phạt đã tuyên Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù để được xét giảm cần đáp ứng hai điều kiện bắt buộc là có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn hình phạt được Tòa án tuyên. Điều kiện thứ nhất (có nhiều tiến bộ) được thể hiện qua mức độ chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy, quy chế của trại giam (đối với người bị phạt tù), nội quy tại nơi học tập, lao động, sinh sống (đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ), tinh thần đoàn kết, giúp đỡ người khác của người bị kết án. Mức giảm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ không được quy định cụ thể mà do Tòa án quyết định tùy vào trường hợp cụ thể. Đối với hình phạt tù, mỗi lần Tòa án có thể giảm mức hình phạt đến 04 năm nhưng phải bảo đảm tổng thời gian người bị kết án chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. Quy định này vừa tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giảm mức hình phạt tù khá nhiều cho người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng cũng tránh tình trạng áp dụng thái quá dẫn đến thời gian chấp hành án của người dưới 18 tuổi không bảo đảm tính răn đe, giáo dục cần thiết. Trường hợp người bị kết án lập công trong cuộc sống, học tập, lao động như cứu người bị nạn, bảo vệ tài sản, bắt giữ tội phạm hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị như suy thận độ 4, ung thư thì được xét giảm ngay mà không cần điều kiện về thời hạn họ đã chấp hành được hình phạt hay có nhiều tiến bộ như trường hợp quy định tại khoản 1 và thậm chí Tòa án có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại đối với người đó. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn (ví dụ: có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận) có thể được giảm mức tiền phạt mà người đó phải chấp hành (không giới hạn mức giảm) và thậm chí có thể miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Tha tù trước hạn có điều kiện Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau: - Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật hình sự. Theo điều kiện này, người đó phải không thuộc trường hợp bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. - Phạm tội lần đầu; - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; - Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù; - Có nơi cư trú rõ ràng. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định chung tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật hình sự về thẩm quyền, thủ tục, thời gian thử thách, nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, hậu quả pháp lý của việc người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách và rút ngắn thời gian thử thách. Xóa án tích Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích trong các trường hợp sau: a) Người bị kết án thuộc độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; c) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Như vậy, người dưới 18 tuổi bị kết án thuộc các trường hợp nêu trên thì không coi là có án tích, việc kết án này không được sử dụng để tính tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu sau lần phạm tội này người đó lại phạm tội khác. Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạtchính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới. Quy định này xác định thời hạn để người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và bị áp dụng hình phạt là 3 năm kể từ khi người đó chấp hành xong hình phạt chính được áp dụng hoặc 3 năm tính từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đó mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu_de_mot_so_van_de_chung_cua_bo_luat_hinh_su.docx
Tài liệu liên quan