. Kết luận và đề xuất
Kết quả nghiên cứu sử dụng bộ 16 câu hỏi
theo thang đo ESSA, kết hợp phương pháp EFA
để kiểm định giá trị và độ tin cậy của các câu
trả lời từ bảng hỏi cho thấy sinh viên Trường
Đại học Kinh tế có mức độ căng thẳng nhẹ.
Mức độ căng thẳng này không ảnh hưởng tới
hoạt động học tập của sinh viên, thuộc loại căng
thẳng bình thường, không phải là căng thẳng
bệnh lý.
Sau khi phân tích bảng khảo sát thứ hai, các
yếu tố gây căng thẳng liên quan đến sinh viên
Trường Đại học Kinh tế đã được xác định. Kết
quả cho thấy rằng sinh viên phải chịu những tác
nhân gây căng thẳng trong học tập có thể ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý.
Nhìn chung, sinh viên đa phần cảm thấy khó
khăn trong việc tập trung để tiếp thu bài học và
cảm thấy áp lực khi không sống đúng theo
những tiêu chuẩn mà mình mong đợi. Có 5 yếu
tố chính tác động tới căng thẳng của sinh viên
theo thứ tự như sau: Nỗi sợ thất bại là yếu tố có
mức độ tác động cao nhất tới căng thẳng của
sinh viên, tiếp theo là Thiếu thời gian giải trí,
Tài chính và Mối quan hệ với các Khoa/Viện
của trường đại học. Yếu tố Cạnh tranh giữa
các sinh viên không ảnh hưởng đến căng thẳng
trong học tập của sinh viên. Để vượt qua áp lực
từ căng thẳng học tập, sinh viên phải sử dụng
các chiến lược đối phó phù hợp như sử dụng
thời gian hợp lý, tham gia các hoạt động giải trí,
tập thể dục, sự đánh giá và hỗ trợ lạc quan từ
bạn bè và gia đình,
Từ kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu đưa
ra một số đề xuất đối với xã hội, trường học và
chính bản thân sinh viên nhằm khắc phục các
nguyên nhân gây căng thẳng học tập như sau:
- Sinh viên cần có ý thức tìm hiểu về căng
thẳng học tập và các loại hình giảm thiểu căng
thẳng như thiền định, Yoga, thể dục hoặc các
khóa học kỹ năng, để giúp họ tự tin vào bản
thân hơn, xóa bỏ nỗi sợ thất bại, cân bằng thời
gian học tập - giải trí và giải tỏa kịp thời những
căng thẳng phát sinh.
- Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa các
hoạt động định hướng/hỗ trợ cho sinh viên, các
buổi hội thảo/giảng dạy về quản trị cảm xúc,
tâm lý, để đáp ứng nhu cầu thông tin của sinh
viên nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong
học tập.
- Gia đình và xã hội cũng cần quan tâm
nhiều hơn về mặt tinh thần đến sinh viên để
tránh những hệ quả đáng tiếc.
Nghiên cứu này có một số hạn chế như việc
phát triển các mục trong ESSA chủ yếu dựa
trên đánh giá các tài liệu tiếng Việt và tiếng
Anh, nên mô hình có thể chưa toàn diện. Ngoài
ra, các nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng
số lượng mẫu lớn hơn và tỷ lệ cân bằng mẫu đại
diện để tăng độ chính xác của nghiên cứu.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
102
Original Article
Factors Influencing Academic Stress on the Students
of the VNU University of Economics and Business
Nham Phong Tuan*, Nguyen Ngoc Quy,
Nguyen Thi Thanh Huyen, Hong Tra My, Tran Nhu Phu
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 25 May 2020
Revised 10 September 2020; Accepted 10 September 2020
Abstract: Based on a survey of 185 students attending the VNU University of Economics and
Business, the study assesses the impact of seven factors causing stress in the students. This study
includes two cross-sectional questionnaire surveys. The first survey uses a set of 16 questions to
assess students’ perceptions and attitudes based on an instrument to measure academic stress - the
Educational Stress Scale for Adolescents (ESSA). The second survey aims to test internal
consistency and the robustness of the previously established 7-factor structure. Henceforth, a
model was built and used qualitatively, combined with Cronbach’s Alpha measurement test and
EFA discovery factor analysis. From these practical analyses, several proposals were made for
society, the school and the students themselves to deal with academic stress.
Keywords: Stress of students, academic stress, responsive strategies.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: tuannp@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4380
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
103
Đánh giá các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập
của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhâm Phong Tuân*, Nguyễn Ngọc Quý,
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hồng Trà My, Trần Như Phú
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 25 tháng 5 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2020
Tóm tắt: Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tiễn 185 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố gây ra
căng thẳng đến sinh viên. Nghiên cứu bao gồm hai bảng khảo sát điều tra câu hỏi cắt ngang. Khảo
sát đầu tiên sử dụng bộ 16 câu hỏi đánh giá cảm nhận và thái độ của sinh viên dựa vào thang đo áp
lực học tập ở trường học cho thanh thiếu niên (ESSA), khảo sát thứ hai kiểm tra tính nhất quán nội
bộ của cấu trúc 7 yếu tố được thiết lập trước đó, từ đó xây dựng mô hình thông qua sử dụng
phương pháp định tính và định lượng. Đồng thời, từ những phân tích thực tiễn, nghiên cứu đưa ra
một số đề xuất đối với xã hội, trường học và bản thân sinh viên nhằm khắc phục các nguyên nhân
gây ra căng thẳng trong học tập.
Từ khóa: Căng thẳng của sinh viên, căng thẳng trong học tập, chiến lược ứng phó.
1. Đặt vấn đề *
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam,
gánh nặng học tập và tác động của nó đến
người học đã và đang được xã hội quan tâm
nhiều hơn khi ngày càng xuất hiện nhiều bệnh
nhân trầm cảm và những vụ tự tử do căng thẳng
gây ra. Căng thẳng học tập là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến hàng loạt các vấn đề tinh
thần và rối loạn cách hành xử, chẳng hạn như
trầm cảm, lo lắng và hành vi tự tử [1]. Căng
thẳng học tập ở sinh viên đại học là một chủ đề
được quan tâm trong nhiều năm và gần đây đã
thu hút sự quan tâm của một loạt các nghiên
cứu tập trung vào mối liên hệ giữa căng thẳng
và hiệu suất học tập [2]. Một số nghiên cứu
thừa nhận rằng căng thẳng quá mức ảnh hưởng
tiêu cực tới kết quả học tập và có thể dẫn đến
bỏ học. Áp lực học tập, thiếu thời gian dành cho
cá nhân và hạn chế tài chính có thể làm tăng
thêm căng thẳng trong cuộc sống của sinh viên.
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: tuannp@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4380
Ngoài ra, việc phần lớn xã hội tin rằng tốt
nghiệp một trường đại học tốt với điểm số cao
là tấm vé quan trọng để có một công việc tốt,
lương cao và địa vị mong muốn [3] đã dẫn đến
kết quả là sinh viên phải gián tiếp chịu nhiều
yếu tố gây căng thẳng chủ yếu liên quan đến
thành công trong học tập.
Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị
thế của mình so với các trường đại học đào tạo
về lĩnh vực kinh tế. Cũng giống như sinh viên
các trường đại học khác, sinh viên Trường Đại
học Kinh tế thường bị căng thẳng vì những
nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện, hậu quả và
cách thức ứng phó của sinh viên khi bị căng
thẳng cũng khá đa dạng. Căng thẳng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập
của sinh viên. Sự căng thẳng trong học tập mà
hầu hết sinh viên phải đối mặt là do thói quen
học tập chưa tốt, chẳng hạn như quản lý thời
gian kém. Bên cạnh đó, các vấn đề về mối quan
hệ ở nhà và ở trường đại học cũng góp phần gây
ra căng thẳng [4]. Do đó, mục tiêu của nghiên
cứu này là xác định mức độ căng thẳng và đánh
giá các yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
104
căng thẳng cho sinh viên Trường Đại học Kinh
tế, ĐHQGHN, từ đó đưa ra các khuyến nghị
hữu ích đối với các bên liên quan.
2. Một số vấn đề lý luận
2.1. Các khái niệm cơ bản
Sự căng thẳng
Hans Selye (1956) định nghĩa sự căng thẳng
theo quan điểm sinh học, cho rằng đó là một
trạng thái được thể hiện trong một hội chứng
bao gồm tất cả các biến đổi không đặc hiệu
trong một hệ thống sinh học [5]. Ở góc độ tâm
lý học, Tô Như Khuê (1974) xác định căng
thẳng là “những phản ứng không đặc hiệu xảy
ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về
tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con
người chủ quản thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây
vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân
kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác
nhân đó” [6]. Như vậy, có thể hiểu căng thẳng
là một phản ứng mạnh mẽ của cơ thể trước
những tác nhân gây căng thẳng. Phản ứng này
đe dọa hoặc gây hại, tạo ra những ảnh hưởng
tiêu cực tới đời sống tinh thần của con người.
Căng thẳng trong học tập của sinh viên
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng học tập
tại môi trường đại học có thể tạo ra các mức độ
căng thẳng trong học tập khác nhau cho rất
nhiều sinh viên [7].
Căng thẳng trong học tập được hiểu là phản
ứng tâm lý - sinh học của sinh viên trước những
tác động từ phía môi trường học tập (gia đình,
nhà trường,) đang đe dọa, gây hại tới sự cân
bằng cảm xúc, ảnh hưởng xấu tới thể chất của
sinh viên. Căng thẳng trong học tập thể hiện rõ
nhất qua sự mệt mỏi, chán nản, thất vọng, khó tập
trung học tập, buồn phiền, lo lắng, đặc biệt là
trong các giai đoạn thi và làm bài kiểm tra [8].
Chương trình học tập nặng nề làm cho sinh
viên luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và
tính chất nghiêm túc của kỳ thi đòi hỏi sự chuẩn
bị chu đáo để có thể vượt qua, thêm nữa là sức
ép về thành tích, sự kỳ vọng của gia đình là
những tác nhân gây nên căng thẳng trong học
tập của sinh viên.
Ngoài ra, cách thức tổ chức và phương pháp
học tập ở trường đại học cũng làm cho sinh viên
cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Với lịch học
dày đặc trong ngày, sinh viên dễ cảm thấy chán
nản, không tập trung vào bài học. Một nguyên
nhân nữa là số lượng sinh viên trong một lớp
học quá đông khiến giảng viên không thể tập
trung sát sao từng sinh viên, dẫn đến tình trạng
sinh viên ỷ lại, không theo dõi được toàn bộ nội
dung buổi học, từ đó tiếp thu kiến thức chưa tốt.
Áp lực đến từ bản thân sinh viên cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng
trong học tập. Sinh viên cảm thấy mình chưa đạt
được sự kỳ vọng của gia đình, chưa thỏa mãn mục
đích của bản thân, chưa có mục tiêu, định hướng
cụ thể cho tương lai, Đây là những lý do khiến
sinh viên cảm thấy thất vọng với chính mình, từ
đó nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, làm giảm
động lực cố gắng của bản thân.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng
trong học tập của sinh viên
Thiếu thời gian giải trí
Việc thiếu thời gian giải trí và thời gian gấp
để hoàn thành công việc đúng thời hạn là
nguyên nhân gây ra sự căng thẳng trong học
tập. Phát hiện này phù hợp với một số nghiên
cứu khác như tài liệu của Sgan-Cohen và
Lowental xuất bản năm 1988 [9]. Ngoài ra, sinh
viên dường như cố gắng hết sức để cân bằng
thời gian giải trí và đáp ứng thời hạn của trường
đại học, từ đó gây ra sự căng thẳng trong học
tập [10]. Việc thiếu thời gian thư giãn liên quan
tới việc bị quá tải do sinh viên không có những
khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động
căng thẳng, mà thay vào đó họ phải dành thời
gian liên tục cho các chương trình học. Tuy
nhiên, Nonis và Hudson (2006) cho rằng việc
quản lý thời gian không gây ra căng thẳng, mà
nhận thức cá nhân về kiểm soát thời gian mới là
nguồn gốc gây ra căng thẳng của sinh viên [11].
H1: Thiếu thời gian giải trí tác động cùng
chiều đến sự căng thẳng trong học tập của sinh
viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Kết quả học tập
Đối với nhiều sinh viên, áp lực phải thực
hiện tốt trong các kỳ thi hoặc bài kiểm tra là
yếu tố gây căng thẳng đáng kể nhất [12]. Yếu tố
gây căng thẳng này làm cho môi trường học tập
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
105
trở nên rất áp lực. Sinh viên lo lắng về việc đạt
điểm thấp hơn so với điểm số mà họ mong đợi.
Một số người liên kết giá trị bản thân với điểm
số trên lớp. Sinh viên có thể bắt đầu nghi ngờ
khả năng [13] hoặc năng lực trong sự nghiệp
tương lai của mình [14].
H2: Ảnh hưởng từ kết quả học tập tác động
cùng chiều đến sự căng thẳng trong học tập của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Tài chính
Ngày nay, sinh viên cũng gặp rất nhiều vấn
đề liên quan đến tài chính và bắt đầu quan tâm
đến trách nhiệm tài chính. Căng thẳng tài chính
là một trong những yếu tố gây căng thẳng phổ
biến nhất ở sinh viên đại học [15]. Một sinh
viên dù không phải đóng học phí nhưng họ vẫn
phải trang trải chi phí sinh hoạt; vấn đề tài
chính, không có gì đáng ngạc nhiên, là một
trong những yếu tố gây căng thẳng mà bất cứ
sinh viên nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là với
những sinh viên sống xa nhà. Các nghiên cứu
trước đây cũng chỉ ra rằng căng thẳng liên quan
đến tài chính cá nhân được coi là một trong
những nguồn gây căng thẳng tâm lý có ảnh
hưởng nhất, bởi vì các hoạt động cơ bản trong
cuộc sống có liên quan đến nguồn tài chính cá
nhân và cách quản lý tài chính của họ [16].
H3: Khó khăn trong tài chính tác động
cùng chiều đến sự căng thẳng trong học tập của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Nỗi sợ thất bại
Yếu tố nỗi sợ thất bại cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình
trạng căng thẳng trong học tập của sinh viên
[17]. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra nỗi sợ thất
bại ảnh hưởng quan trọng đến hành vi thành
tích [18]. Đây là một hình thức đa dạng của
động lực tránh né [19] và có ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, sự phòng
thủ một cách bi quan, dẫn tới tự cản trở nỗ lực
của bản thân [20].
H4: Nỗi sợ thất bại tác động cùng chiều
đến sự căng thẳng trong học tập của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Cạnh tranh giữa các sinh viên
Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong việc
giành được điểm số tốt nhất ở các kỳ thi khó
khăn có thể gây ra áp lực cho những sinh viên
khác [21]. Nếu một sinh viên phải chịu áp lực
từ việc đạt được điểm số mà mình mong muốn,
đồng thời phải ganh đua, cạnh tranh với người
khác sẽ dẫn tới sự sợ hãi khi thất bại [22].
H5: Cạnh tranh giữa các sinh viên tác động
cùng chiều đến sự căng thẳng trong học tập của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Quá tải học tập
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên thường
cảm thấy quá tải bởi khối lượng công việc [23].
Với mục tiêu giành học bổng hay đạt kết quả
học tập xuất sắc, sinh viên sẽ phải đối mặt với
áp lực học tập, cần phải cố gắng rất nhiều trong
quá trình học trên lớp. Điều này gây ra sự quá
tải đối với sinh viên, khi mà mỗi sinh viên phải
hoàn thành nhiều môn học trong một kỳ thì việc
giữ điểm số cao đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc.
H6: Quá tải học tập tác động cùng chiều
đến sự căng thẳng trong học tập của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Mối quan hệ với các Khoa/Viện của trường
đại học
Mối quan hệ giữa sinh viên với các
Khoa/Viện của trường đại học cũng là một
trong những nguyên nhân gây nên căng thẳng ở
sinh viên [24, 25]. Các đầu công việc và các
hoạt động của Khoa/Viện gồm khá nhiều thủ
tục cần hoàn thành, vì vậy khiến sinh viên cảm
thấy khó khăn. Mặt khác, những yêu cầu, thắc
mắc hay đóng góp ý kiến của sinh viên không
được cán bộ Khoa/Viện chú ý hoặc phản hồi
chậm khiến sinh viên cảm thấy các nhu cầu cần
thiết trong việc học tập cũng như việc hỗ trợ
các chính sách ưu tiên đối với họ không được
đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, những hướng dẫn
hành động được truyền tải từ các Khoa/Viện
đôi khi không đầy đủ, khiến sinh viên không
nắm rõ được thông tin, dẫn đến mất nhiều thời
gian để giải quyết các vấn đề xảy ra.
H7: Khó khăn trong việc tương tác với các
cán bộ trực thuộc Khoa/Viện tác động cùng
chiều đến sự căng thẳng trong học tập của sinh
viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra,
mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
106
j
Thiếu thời gian giải trí H1
Kết quả học tập H2
Tài chính H3
Nỗi sợ thất bại
H4 Sự căng thẳng
của sinh viên
Cạnh tranh giữa các sinh viên H5
Quá tải học tập H6
Mối quan hệ với các Khoa/Viện của
trường đại học
H7
Hình 1. Mô hình nghiên cứu.
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả.
Mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc là
Mối căng thẳng của sinh viên (ST). Các biến
độc lập là: Thiếu thời gian giải trí (TG), Kết
quả học tập (KQ), Tài chính (TC), Nỗi sợ thất
bại (TB), Cạnh tranh giữa các sinh viên (CT),
Quá tải học tập (QT) và Mối quan hệ với các
Khoa/Viện của trường đại học (QH).
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập
dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, dựa trên các đặc điểm và
tính chất của mẫu khảo sát để có thể suy ra các
đặc điểm và tính chất của cả tổng thể. Dữ liệu
được thu thập bằng hình thức khảo sát online và
phát phiếu điền trực tiếp. Bảng khảo sát được
thiết kế với mục đích thu thập thông tin về thực
trạng hiện tượng căng thẳng trong học tập của
sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQGHN cũng như những cảm nhận của họ về
mối lo lắng, căng thẳng trong học tập. Nội dung
bảng hỏi được chia thành 2 phần chính: Phần 1
giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần 2 bao
gồm các câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự căng thẳng trong học tập. Các câu hỏi này
được xây dựng dựa trên kết quả cuộc khảo sát
đầu tiên sử dụng bộ 16 câu hỏi đánh giá cảm
nhận và thái độ của sinh viên về áp lực học tập
trong học kỳ vừa qua dựa vào thang đo áp lực
học tập ở trường học cho thanh thiếu niên
(Educational Stress Scale for Adolescents -
ESSA) của Sun, Dume, Hou và Xu (2011) [26].
Các câu hỏi (các biến quan sát) được đo lường
bằng thang đo Likert 5 điểm: i) Không căng
thẳng; ii) Ít căng thẳng; iii) Tương đối căng
thẳng; iv) Khá nhiều căng thẳng; và v) Rất
căng thẳng.
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
107
Số lượng mẫu bao gồm 185 sinh viên đang
theo học tại Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQGHN, trong đó về giới tính: nữ chiếm
79%, nam chiếm 18,5%; sinh viên năm nhất
chiếm 12%, sinh viên năm hai chiếm 32,75%,
sinh viên năm ba chiếm 32,75%, sinh viên năm
tư chiếm 6,1%; sinh viên theo học Khoa Kinh tế
- Kinh doanh Quốc tế chiếm 23%, kế đến là
sinh viên Viện Quản trị Kinh doanh chiếm
25,2%, sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị chiếm
7,8%, sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển chiếm
11,3%, sinh viên Khoa Tài chính Ngân hàng
chiếm 20,9%, nhóm Bằng kép/Thạc sĩ/Khác
chiếm 5%. Như vậy, mẫu khảo sát có tính đại
diện cho quần thể tương đối cao.
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát, nhóm
nghiên cứu mã hóa các phiếu khảo sát hợp lệ,
nhập liệu và làm sạch thông qua SPSS 20.
Hệ số Cronbach’s Alpha: Nhằm đánh giá độ
tin cậy của các thang đo, đặt cơ sở cho việc hiệu
chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Kiểm định, phân tích nhân tố khám phá
EFA: Sau khi loại các biến không đảm bảo độ
tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính
phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá
để trả lời câu hỏi liệu các biến (chỉ số) dùng để
đánh giá các câu hỏi đo lường căng thẳng trong
học tập của sinh viên có độ kết dính cao không
và chúng có thể gom lại thành một số nhân tố ít
hơn để xem xét không.
Phân tích hồi quy: Nhằm tìm ra phương
trình phù hợp nhất với các tập kết quả quan sát
biến phụ thuộc và biến độc lập, từ đó xác định
mối quan hệ giữa các biến.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các
thang đo có liên kết với nhau hay không. Theo
Nunnally (1978), các mức giá trị của Alpha lớn
hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là
sử dụng được [27]. Bảng 1 trình bày phân tích
về tính nhất quán nội bộ, cho thấy thang đo của
các nhóm đạt được độ tin cậy (Bảng 1).
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm
tra độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục
kiểm định giá trị của các thang đo bằng phương
pháp EFA.
Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha
Nhân tố Số lượng biến quan sát Cronbach’s Alpha
Thiếu thời gian giải trí 4 0.803
Kết quả học tập 3 0,700
Nỗi sợ thất bại 4 0,839
Quá tải học tập 3 0,855
Tài chính 4 0,840
Cạnh tranh giữa các sinh viên 3 0,725
Mối quan hệ với các Khoa/Viện
của trường đại học
4 0,859
Mối lo căng thẳng của sinh viên 5 0,893
Tổng 30
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả.
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
108
Phân tích EFA với biến độc lập:
Lần 1: Kết quả cho thấy hệ số
KMO = 0,849 với mức ý nghĩa Sig = 0,000, do
vậy các biến quan sát có tương quan với nhau
xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai được giải
thích là 68,23% biến thiên của dữ liệu, kết quả
phân tích nhân tố cho thấy là phù hợp. Các biến
quan sát hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu lớn hơn
0,5. Tuy nhiên, một số biến quan sát là QT1,
QT2, QT3 có hệ số tải nhỏ hơn 0,3 và KQ2,
KQ3 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Vì vậy, nghiên
cứu tiến hành loại các biến quá tải trong học tập
(QT1, QT2, QT3) và kết quả học tập (KQ2,
KQ3), đồng thời tiến hành phân tích EFA lần 2.
Lần 2: Kết quả cho thấy hệ số
KMO = 0,826 với mức ý nghĩa Sig = 0,000, do
vậy các biến quan sát có tương quan với nhau
xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai được giải
thích là 67,33% biến thiên của dữ liệu. Các biến
quan sát hệ số chuyển tải đều đạt yêu cầu lớn
hơn 0,5.
Sau khi hoàn thành phân tích EFA, nghiên
cứu rút gọn 7 yếu tố ban đầu thành 5 yếu
tố gồm: Thiếu thời gian giải trí (TG), Nỗi sợ
thất bại (TB), Tài chính (TC), Cạnh tranh giữa
các sinh viên (CT), Mối quan hệ với các
Khoa/Viện của trường đại học (QH),
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính
Mô hình hồi quy được thiết lập với biến phụ
thuộc (Y): Áp lực căng thẳng trong học tập của
sinh viên (ST) và 5 biến độc lập (X).
Bảng 2. Bảng kết quả hồi quy
Mô hình
Các hệ số phi tiêu
chuẩn hóa
Các hệ số
tiêu chuẩn hóa Giá trị
t
Mức độ
quan
trọng
Thống kê đa cộng tuyến
B
Sai số
chuẩn
Beta
Dung sai
(Tolerance)
Hệ số phóng đại
phương sai (VIF)
(Hằng số) -0,004 0,312 -0,012 0,991 0,666
TG 0,195 0,092 0,157 2,123 0,035 0,659 1,502
TB 0,391 0,09 0,323 4,345 0,000 0,718 1,516
TC 0,165 0,069 0,17 2,381 0,018 0,718 1,394
CT 0,027 0,07 0,027 0,380 0,704 0,715 1,398
QH 0,175 0,082 0,15 2,141 0,034 0,74 1,351
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả.
Kết quả chạy hồi quy R2 hiệu chỉnh bằng
0,355 cho thấy các biến độc lập trong mô hình
trên giải thích được 35,5% biến thiên của biến
phụ thuộc. Ngoài ra, kết quả hệ số sig < 0,05
chỉ ra có 4 nhân tố tác động đến tâm lý căng
thẳng trong học tập của sinh viên với độ lớn β
giảm dần là TB > TG > QH > TC. Bên cạnh đó,
nhân tử phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2
nên có thể kết luận vấn đề đa cộng tuyến không
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
Nỗi sợ thất bại (β = 0,391, t = 4,435,
p = 0,000) được tìm thấy có ảnh hưởng lớn nhất
đến căng thẳng trong học tập của sinh viên, tiếp
theo là Thiếu thời gian giải trí (β = 0,195,
t = 2,123, p = 0,035), Tài chính (β = 0,165,
t = 2,381, p = 0,18) và Mối quan hệ với các
Khoa/Viện của trường đại học (β = 0,175,
t = 2,141, p = 0,034).
Mặt khác, cạnh tranh giữa các sinh viên
(β = 0,027, t = 0,38, p = 0,704) không được tìm
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
109
thấy có ảnh hưởng đến căng thẳng trong học tập
của sinh viên.
Do đó, chỉ có 4 giả thuyết (H1, H3, H4 và
H7) ảnh hưởng đến căng thẳng trong học tập
của sinh viên, gồm các yếu tố có ảnh hưởng
theo thứ tự: Trong đó, Nỗi sợ thất bại là yếu tố
có mức độ tác động cao nhất tới căng thẳng của
sinh viên, tiếp theo là Thiếu thời gian giải trí,
Tài chính và Mối quan hệ với các Khoa/Viện
của trường đại học.
5. Kết luận và đề xuất
Kết quả nghiên cứu sử dụng bộ 16 câu hỏi
theo thang đo ESSA, kết hợp phương pháp EFA
để kiểm định giá trị và độ tin cậy của các câu
trả lời từ bảng hỏi cho thấy sinh viên Trường
Đại học Kinh tế có mức độ căng thẳng nhẹ.
Mức độ căng thẳng này không ảnh hưởng tới
hoạt động học tập của sinh viên, thuộc loại căng
thẳng bình thường, không phải là căng thẳng
bệnh lý.
Sau khi phân tích bảng khảo sát thứ hai, các
yếu tố gây căng thẳng liên quan đến sinh viên
Trường Đại học Kinh tế đã được xác định. Kết
quả cho thấy rằng sinh viên phải chịu những tác
nhân gây căng thẳng trong học tập có thể ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý.
Nhìn chung, sinh viên đa phần cảm thấy khó
khăn trong việc tập trung để tiếp thu bài học và
cảm thấy áp lực khi không sống đúng theo
những tiêu chuẩn mà mình mong đợi. Có 5 yếu
tố chính tác động tới căng thẳng của sinh viên
theo thứ tự như sau: Nỗi sợ thất bại là yếu tố có
mức độ tác động cao nhất tới căng thẳng của
sinh viên, tiếp theo là Thiếu thời gian giải trí,
Tài chính và Mối quan hệ với các Khoa/Viện
của trường đại học. Yếu tố Cạnh tranh giữa
các sinh viên không ảnh hưởng đến căng thẳng
trong học tập của sinh viên. Để vượt qua áp lực
từ căng thẳng học tập, sinh viên phải sử dụng
các chiến lược đối phó phù hợp như sử dụng
thời gian hợp lý, tham gia các hoạt động giải trí,
tập thể dục, sự đánh giá và hỗ trợ lạc quan từ
bạn bè và gia đình,
Từ kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu đưa
ra một số đề xuất đối với xã hội, trường học và
chính bản thân sinh viên nhằm khắc phục các
nguyên nhân gây căng thẳng học tập như sau:
- Sinh viên cần có ý thức tìm hiểu về căng
thẳng học tập và các loại hình giảm thiểu căng
thẳng như thiền định, Yoga, thể dục hoặc các
khóa học kỹ năng, để giúp họ tự tin vào bản
thân hơn, xóa bỏ nỗi sợ thất bại, cân bằng thời
gian học tập - giải trí và giải tỏa kịp thời những
căng thẳng phát sinh.
- Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa các
hoạt động định hướng/hỗ trợ cho sinh viên, các
buổi hội thảo/giảng dạy về quản trị cảm xúc,
tâm lý, để đáp ứng nhu cầu thông tin của sinh
viên nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong
học tập.
- Gia đình và xã hội cũng cần quan tâm
nhiều hơn về mặt tinh thần đến sinh viên để
tránh những hệ quả đáng tiếc.
Nghiên cứu này có một số hạn chế như việc
phát triển các mục trong ESSA chủ yếu dựa
trên đánh giá các tài liệu tiếng Việt và tiếng
Anh, nên mô hình có thể chưa toàn diện. Ngoài
ra, các nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng
số lượng mẫu lớn hơn và tỷ lệ cân bằng mẫu đại
diện để tăng độ chính xác của nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
[1] A. Huan, “Validation of the Educational Stress Scale
for Adolescents (ESSA) in Vietnam”, Asia-Pacific
Journal of Public Health 27(2) (2006) 1-23 .
[2] A. Heikkila, K. Lanka, J. Niemine, M. Niemivitra,
“Relationships between teacher students’ approaches
to learning, cognitive and attributional strategies,
well-being and study success”, Higher Education 64
(2012) 455-471.
[3] F.A. Akinola, E.O. Oladunmoye, “Psycho-Social
Explanations of Academic Stress among ODL
Undergraduates: A Regression Analysis Chaudhry”,
A.S. Research Journal of Economics, 2018, pp. 1-2.
[4] Shaikh et al., Arsalan Kahloon, Muhammad Kazmi,
Hamza Khalid, Kiran Nawaz, Nadia A. Khan and
Saadiya Khan (2004), “Students, Stress and Coping
Strategies: A Case of Pakistani Medical School”,
Education for Health 17(3) (2004) 346 - 353.
[5] H. Selye, The stress of life, New York, Mcgran - Hill
Book co Inc, 1956.
[6] T.N. Khue, “Preliminary review of emotional stress
issues in military labor”, Journal of Internal
Biophysics 1 (1974) 92-101 (in Vietnamese).
N.P. Tuan et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 102-110
110
[7] W. Larcombe, S. Finch, R. Sore et al., “Prevalence
and socio-demographic correlates of psychological
distress among students at an Australian university”,
Studies in Higher Education 41(6) (2016) 1074-1091.
[8] D. Bedewy, A. Gabriel, “Examining perceptions of
academic stress and its sources among university
students: The perception of academic stress scale”,
Journal of Health Psychology, SAGE and Open
Acess pages, 2015, pp. 1-9.
[9] H.D. Sgan-Cohen, U. Lowental, “Sources of stress
among Israel dental students”, The Journal of
American College Health Association 36 (1988)
317-321.
[10] R. Misra, M. McKean, S. West, T. Russo,
“Academic stress of college students: Comparison of
student and faculty perceptions”, College Student
Journal, 34(2) (2000) 236-245.
[11] S. Nonis, G. Hubson, “Academic performance of
college students: Influence of time spent studying
and working”, Journal of Education for Business 6
(2006) 151-159.
[12] S. Sansgiry, K. Sail, “Effect of students’ perceptions
of course load on test anxiety”, American Journal of
Pharmaceutical Education 70(2) (2006) 1-6.
[13] K.G. Gomathi, S. Ahmed, J. Seedharan,
“Psychological health of first-year health
professional students in a medical university in the
United Arab Emirates”, Sultan Qaboos University
Medical Journal,h
articles/PMC3327568/, 2012 (access 27 July 2020).
[14] D. Bedewy, A. Gabriel, “Examining perceptions of
academic stress and its sources among university
students: The perception of academic stress scale”,
Journal of Health Psychology, SAGE and Open
Acess pages, 2015, pp. 1-9.
[15] R.S. Pierce, M.R. Frane, M. Rusell, M.L. Cooper,
“Financial stress, social support and alcohol
involvement: A longitudinal test of the buffering
hypothesis in a general population survey”, Health
Psychology 15 (1996) 38-47.
[16] R.S. Pierce, M.R. Frane, M. Rusell, M.L. Cooper,
“Financial stress, social support and alcohol
involvement: A longitudinal test of the buffering
hypothesis in a general population survey”, Health
Psychology 15 (1996) 38-47.
[17] Z.H. Al-Sowygh, A.A. Alfadley, M.I. Al-Saif et al.,
“Perceived causes of stress among Saudi dental
students”, King Saud University Journal of Dental
Sciences 4(1) (2013) 7-15.
[18] D. Corney, A. Elliot, “Fear of failure and
achievement goals in sport: Addressing the issue of
the chicken and the egg”, Anxiety, Stress and
Coping 17(3) (2004) 271-285.
[19] H.A. McGregor, A. Elliot, “The shame of failure:
Examining the link of fear of failure and shame”,
Personality and Social Psychology Bulletin 31
(2005) 218-231.
[20] J. Sun, M.P. Dunne, X.Y. Hou, A.Q. Xu,
“Educational stress scale for adolescent
Development, validity, and reliability with Chinese
students”, Journal of Psycho Educational
Assessment 29(6) (2011) 534-546.
[21] K. Fairbrother, J. Warn, “Workplace dimensions,
stress and job satisfaction”, Journal of Managerial
Psychology 18(1) (2003) 8-21.
[22] A. Wright, A. Pincus, D. Conroy, A. Elliot, “The
pathoplastic relationship between interpersonal
problems and fear of failure”, Journal of Personality,
77(4) (2006) 997-1024.
[23] L. Reisberg, “Student stress is rising, especially
among young women”, Chronicle of Higher
Education 46(21) (2000) 49-50.
[24] H. Christie, L. Tett, V.E. Cree et al., “A real
rollercoaster of confidence and emotions: Learning
to be a university student”, Studies in Higher
Education 33(5) (2008) 567-581.
[25] A.B. Frymier, M.L. Houser, “The teacher-student
relationship as an interpersonal relationship”,
Communication Education 49(3) (2000) 207-219.
[26] J. Sun, M.P. Dunne, X.Y. Hou, A.Q. Xu,
“Educational stress scale for adolescent:
Development, validity, and reliability with Chinese
students”, Journal of Psycho Educational
Assessment 29(6) (2011) 534-546.
[27] J.C. Nunnally, Psychometric Theory (2nd ed.), New
York: McGraw-Hillelye, 1978.
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cac_yeu_to_gay_ra_cang_thang_trong_hoc_tap_cua_sinh.pdf