Đánh giá chất lượng vệ sinh một số loại rượu trắng tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang năm 2008
KẾT LUẬN
Kết quả phân tích các chỉ tiêu Aldehyt,
Furfurol, Metanol trong 100 mẫu rượu trắng tại
hai tỉnh Long An và Tiền Giang cho thấy:
Tỷ lệ mẫu có hàm lượng Aldehyt nằm ngoài
giới hạn qui định là 95% (95/100 mẫu.). Có 5/100
mẫu (chiếm tỷ lệ 5%) nằm trong giới hạn qui
định.
Tỷ lệ mẫu có Hàm lượng Furfurol nằm trong
giới hạn qui định là 10% (10/100 mẫu). 90% mẫu
(90/100) khảo sát có hàm lượng Furfurol nằm
ngòai qui định
Không có mẫu nào có hàm lương Metanol
vượt quá giới hạn cho phép trong 100 mẫu giám
sát.
Tỷ lệ mẫu có 3 chỉ tiêu Aldehyt, Furfurol và
Metanol đạt theo qui định của TCVN 7043:0002
là 5% (5/100 mẫu) và tỷ lệ mẫu không đạt chiếm
95% (95/100)
KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ mẫu rượu có chỉ tiêu vệ sinh không đạt
còn cao trong các lọai rượu đang được lưu thông
trên thị trường. Do đó cần có sự phối hợp của
các cơ quan quản lý cùng với nhà sản xuất trong
việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh
kịp thời qui trình công nghệ để sản xuất ra sản
phẩm rượu đạt yêu cầu về VSATTP
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám
sát về vệ sinh nhà xưởng, nguồn gốc nguyên
liệu, thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn về
VSTP. Đặc biệt đối với các cơ sở chế biến rượu từ
các lọai cồn, hoặc ngâm thêm các lọai cây, con.
Khuyến cáo người dân không nên sử dụng
các lọai rượu khi không biết nguồn gốc, xuất xứ
hoặc không có nhãn mác rõ ràng
Tuyên truyền cho người dân nhận thức được
tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe bản thân,
giống nòi và gây ra những hành vi, hậu quả
không tốt cho xã hội.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng vệ sinh một số loại rượu trắng tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH MỘT SỐ LOẠI RƯỢU TRẮNG
TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ TIỀN GIANG NĂM 2008
Nguyễn Thu Ngọc Diệp*, Nguyễn Thị Thoan*, Trịnh Khánh Hưng* và cộng sự
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chất lượng rượu đang trở nên ngày càng báo động do sư thiếu ý thức trong sản xuất, điều
kiện vệ sinh kém cùng với sự buông lỏng trong quản lý đối với các sản phẩm rượu. Hậu quả là số vụ ngộ độc
rượu ngày càng gia tăng, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2008. Khảo sát nhằm đánh giá chất lượng vệ sinh
một số lọai rượu trắng tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang năm 2008.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ ô nhiễm các chất Aldehyt, Furfurol và Metanol trong các lọai rượu
trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 mẫu rượu trắng lựa chọn
ngẫu nhiên trong tháng 6 năm 2008 tại Long An và Tiền Giang. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên TCVN 7043:
2002
Kết quả: có 5% mẫu đạt theo qui định của TCVN 7043: 2002 ở cả 3 chỉ tiêu, trong đó tỷ lệ đạt đối với 1 chỉ
tiêu: Metanol 100%, Aldehyt 5% và Furfurol 10%
Kết luận: Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và khuyến cáo người dân chỉ sử dụng rượu có
nguồn gốc rõ ràng, hạn chế sử dụng rượu để bảo vệ sức khỏe bản thân và giống nòi
ABSTRACT
ASSESSMENT ON QUALITY IN SOME KIND OF DISTILLED ALCOHOLIC BERERAGES
IN LONG AN AND TIEN GIANG PROVINCES IN 2008
Nguyen Thu Ngoc Diep, Nguyen Thi Thoan, Trinh Khanh Hung et al.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 316 - 319
Background: Quality of distilled alcoholic bererages have been alarmed because of the unwareness of people
in manufacture, the closing control of government agencies. In consequences, there was an increase more and
more case of wine poisoning, especially the earliest months in 2008. Survey assesses the quality of hygiene of
distilled alcoholic bererages in Long An and Tien Giang provinces in 2008.
Objectives: Assessment on polluting with Aldehyde, Furfurol, Methanol in some kind of distilled alcoholic
bererages.
Meterials and Method: 100 samples of distilled alcoholic bererages in Long An, Tien Giang provines had
been collected on a cross sectional study in June 2008. The assessment based on Vietnamese standard 7043: 2002.
Results: 5% of distilled alcoholic bererages met TCVN - 7043: 2002 about Aldehyde, Furfurol, Methanol. In
there, 100% of distilled alcoholic bererages met requirement forMethanol, 5% of distilled alcoholic bererages met
requirement for Aldehyde, 10% of distilled alcoholic bererages met requirement for Furfurol.
Conclusion: We need to intensify management, inspectional, supervision and recommendation for people
about using wines have obviously source, reduce using wines in order to protect themselft and their race.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rượu là một đồ uống phổ biến và lâu đời
của người dân Việt Nam. Lượng rượu hiện nay
tiêu thụ mỗi năm là rất lớn, đa dạng về chủng
loại và chất lượng, bên cạnh những lọai rượu đạt
* Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
chất lượng, vẫn còn rất nhiều loại rượu giả, rượu
lậu, rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn sản
phẩm đang được lưu hành tự do trên thị trường.
Đại đa số các sản phẩm rượu được sản xuất
chủ yếu từ các cơ sở có qui mô nhỏ hoặc từ hộ
gia đình bằng phương pháp lên men truyền
thống hoặc pha trộn từ cồn thực phẩm và nước
để tạo ra sản phẩm rượu có độ cồn mong muốn..
Vì vậy Bên cạnh quy trình sản xuất chưa đạt
chuẩn, việc kiểm soát vấn đề vệ sinh Thực phẩm
trong sản xuất và lưu thông phân phối các sản
phẩm rượu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cùng
với việc người dân vẫn chưa có ý thức trong việc
sử dụng và sản xuất dẫn đến chất lượng về vệ
sinh của một số loại rượu còn kém, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hậu quả là trong 10 tháng đầu năm 2008 đã xảy
ra 11 vụ ngộ độc rượu tại một số tỉnh phía Nam
với số người mắc là 54 người và số người tử
vong là 20 người(5).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mức độ ô nhiễm của các sản phẩm
rượu thông qua việc xác định tỷ lệ mẫu có hàm
lượng Aldehyt, Furfurol và Metanol vượt quá
giới hạn qui định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các lọai rượu trắng
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Các lò nấu rượu, quán bán rượu ven Quốc lộ
1A và các quán ăn trên địa bàn tỉnh Long An và
Tiền Giang trong tháng 6 năm 2008
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên 50 mẫu trên địa bàn
tỉnh Long An và 50 mẫu trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang
Phương pháp phân tích
- Định lượng Methanol: Dựa trên phương
pháp của FAO – 14/8 trang 301(4)
Nguyên tắc: Metanol được oxi hóa thành
Formaldehyt, Formaldehyt sau đó được cho
phán ứng với axit chromotropic tạo thành phức
màu tím được xác định tại bước sóng 570nm
trên máy so màu quang phổ
- Định lượng furfurol: Áp dụng tiêu chuẩn
ngành 53 TCV121 – 86(2)
Nguyên tắc: Dựa trên sự kết hợp của
furfurol với anilin trong môi trường axit tạo
thành hợp chất có màu hồng. Màu của dung
dịch được xác định trên máy so màu quang phổ
tại bước song 490nm.
- Định lượng Aldehyt:Dựa trên phương
pháp của AOAC 1996 (972.08)(3)
Nguyên tắc: Dựa vào sự kết hợp của
acetaldehyt (tạo ra trong quá trình thủy giải
aldehyt) với nhóm bisulfit, định lương sản phẩm
tạo thành bằng Iot, từ đó tính ra hàm lượng
Aldehyt.
Phương pháp đánh giá
Dựa trên Qui định kỹ thuât của Rượu trắng
TCVN 7043: 2002(1) qui định:
Chỉ tiêu Mức
1. Hàm lượng Aldehyt (mg acetaldehyt /1lít rượu
100o), không lớn hơn 50
2. Hàm lượng Metanol (% V/V rượu 100o), không
lớn hơn 0,1
3. Hàm lượng furfurol (mg/l), không lớn hơn Vết
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Hàm lượng Aldehyt trong các lọai rượu
trắng tại Long An và Tiền Giang
Long An
(50 mẫu)
Tiền Giang
(50 mẫu)
Tổng cộng
(100 mẫu)
Hàm lượng
Aldehyt (mg/l
Rượu 1000) (tính
theo acetaldehyt) Số mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Không lớn hơn 50 0 0 % 5 10 % 5 5 %
Từ 51 – 100 10 20 % 8 16 % 18 18 %
Từ 101 – 200 15 30 % 17 34 % 32 32 %
Từ 201 – 300 13 26 % 13 26 % 26 26 %
Từ 301 - 400 6 12 % 7 14 % 13 13 %
Từ 401 - 500 1 2 % - - 1 1 %
Từ 500 - 600 4 8 % - - 4 4 %
Lớn hơn 700 1 2 % - - 1 1 %
Qua bảng 1 nhận thấy trong 100 mẫu rượu
trắng khảo sát tại hai tỉnh Long An và Tiền
Giang, tỷ lệ mẫu có hàm lượng Andehyt nằm
trong giới hạn qui định (không lớn hơn 50
Aldehyt (mg/l Rượu 1000) (tính theo acetaldehyt)
theo TCVN 7043: 2002 là 5% (5 mẫu)
Tỷ lệ mẫu có hàm lượng Andehyt nằm ngoài
giới hạn qui định theo TCVN 7043: 2002 là 95%
(95 mẫu) trong đó hàm lượng Andehyt nằm
trong khỏang từ 51 - 400 (mg/l Rượu 1000) (tính
theo acetaldehyt) chiếm đa số (89%). Đáng chú ý
có mẫu hàm lượng Andehyt lên đến 787 (mg/l
Rượu 1000) (tính theo acetaldehyt), vượt quá giới
hạn qui định 15 lần
Bảng 2: Hàm lượng Furfurol trong các lọai rượu
trắng tại Long An và Tiền Giang.
Long An
(50 mẫu)
Tiền Giang
(50 mẫu)
Tổng cộng
(100 mẫu) Hàm lượng Furfurol
(mg/l) Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Dạng vết 3 6 % 7 14 % 10 10 %
Nhỏ hơn 1 30 60 % 35 70 % 65 65 %
Từ 1 - 2 11 22 % 7 14 % 18 18 %
Lớn hơn 2 6 12 % 1 2 % 7 7 %
Bảng kết quả cho thấy có 10 mẫu rươu khảo
sát (tỷ lệ 10%) tại hai tỉnh có hàm lượng Furfurol
nằm trong giới hạn qui định theo TCVN 7043:
2002 (Dạng vết)
Số lượng mẫu không nằm trong giới hạn qui
định là 90 mẫu (chiếm tỷ lệ 90%). Tuy nhiên hàm
lương vượt giới hạn qui định không nhiều, chủ
yếu nằm trong khoảng 2(mg/l) trở xuống (chiếm
83%)
Bảng 3: Hàm lượng Metanol trong các lọai rượu
trắng tại Long An và Tiền Giang
Long An
(50 mẫu)
Tiền Giang
(50 mẫu)
Tổng cộng
(100 mẫu)
Hàm lượng
Metanol
(%V/V Rượu
1000)
Số
mẫu
Tỷ lệ % Số
mẫu
Tỷ lệ % Số
mẫu
Tỷ lệ %
Không lớn
hơn 0,1 50 100% 50 100% 100 100%
Trong 100 mẫu rượu trắng các lọai được lấy
tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang nhân thấy
không có mẫu nào vượt quá giới hạn qui định
(không lớn hơn 0,1%V/V Rượu 1000) theo TCVN
7043: 2002
Bảng 4: Tỷ lệ mẫu đạt cả 3 chỉ tiêu Aldehyt, Furfurol
và Metanol
Số mẫu Tỷ lệ đạt Tỷ lệ không đạt
Long An 50 0 % (0/50) 100 % (50/50)
Tiền Giang 50 10 % (5/50) 90 % (45/50)
Tổng cộng 100 5 % (5/100) 95 % (5/100)
Qua bảng 4 nhận thấy số lượng mẫu có 3 chỉ
tiêu nằm trong giới hạn qui định của TCVN
7043: 2002 là 5 mẫu, chiếm tỷ lệ 5%
Tỷ lễ mẫu có một trong 3 chỉ tiêu không đạt
chiếm 95% (95/100 mẫu)
KẾT LUẬN
Kết quả phân tích các chỉ tiêu Aldehyt,
Furfurol, Metanol trong 100 mẫu rượu trắng tại
hai tỉnh Long An và Tiền Giang cho thấy:
Tỷ lệ mẫu có hàm lượng Aldehyt nằm ngoài
giới hạn qui định là 95% (95/100 mẫu.). Có 5/100
mẫu (chiếm tỷ lệ 5%) nằm trong giới hạn qui
định.
Tỷ lệ mẫu có Hàm lượng Furfurol nằm trong
giới hạn qui định là 10% (10/100 mẫu). 90% mẫu
(90/100) khảo sát có hàm lượng Furfurol nằm
ngòai qui định
Không có mẫu nào có hàm lương Metanol
vượt quá giới hạn cho phép trong 100 mẫu giám
sát.
Tỷ lệ mẫu có 3 chỉ tiêu Aldehyt, Furfurol và
Metanol đạt theo qui định của TCVN 7043:0002
là 5% (5/100 mẫu) và tỷ lệ mẫu không đạt chiếm
95% (95/100)
KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ mẫu rượu có chỉ tiêu vệ sinh không đạt
còn cao trong các lọai rượu đang được lưu thông
trên thị trường. Do đó cần có sự phối hợp của
các cơ quan quản lý cùng với nhà sản xuất trong
việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh
kịp thời qui trình công nghệ để sản xuất ra sản
phẩm rượu đạt yêu cầu về VSATTP
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám
sát về vệ sinh nhà xưởng, nguồn gốc nguyên
liệu, thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn về
VSTP. Đặc biệt đối với các cơ sở chế biến rượu từ
các lọai cồn, hoặc ngâm thêm các lọai cây, con.
Khuyến cáo người dân không nên sử dụng
các lọai rượu khi không biết nguồn gốc, xuất xứ
hoặc không có nhãn mác rõ ràng.
Tuyên truyền cho người dân nhận thức được
tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe bản thân,
giống nòi và gây ra những hành vi, hậu quả
không tốt cho xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 7043: 2002: “Rượu trắng -
Qui định kỹ thuật”, Hà Nội, 2002.
2. Tiêu chuẩn ngành, 52 – TQTP 007: 2004 Thường qui xác
định Furfurol trong rượu, cồn.
3. AOAC Ofificial Method 2000 (972.08) Aldehydes in
Distilled Liquors.
4. FAO 1986 – 14/8 trang 301 Xác định Metanol
5. Báo cáo ngộ độc các tỉnh phía Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_ve_sinh_mot_so_loai_ruou_trang_tai_hai_t.pdf