KẾT LUẬN
Qua đánh giá 3 mô hình quản lý, đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam hiện nay có mô hình Trung tâm do doanh nghiệp quản lý độc lập được đánh giá hiệu quả nhất với nhiều ưu điểm nổi bật: Kế hoạch tuyển chọn được mở rộng cả về quy mô và chất lượng; Các bước tuyển chọn được tiến hành bài bản, công phu thông qua nhiều bước kiểm tra, đánh giá.
Công tác đào tạo BĐ trẻ hiện nay đã mang lại hiệu quả nhất định, đóng góp nhiều VĐV có trình độ cho đội tuyển quốc gia, cũng như góp phần vào các thành tích chung của BĐ Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay định hướng cho công tác đào tạo trẻ chưa thực sự rõ ràng cụ thể, chưa có chương trình đào tạo dài hạn từ cấp Trung ương tới địa phương. Mà nguồn lực đào tạo, huấn luyện BĐ trẻ hiện nay vẫn chỉ trông chờ vào một số trung tâm đào tạo điển hình.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công tác đào tạo vận động viên tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN
TẠI CÁC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ TRẺ HIỆN NAY
TS. Trần Hiếu
Viện Khoa học Thể dục thể thao
Tóm tắt: Sử dựng các phương pháp thường quy đánh giá thực trạng công tác đào tạo vận động viên (VĐV) tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Theo đó, xác định được 03 mô hình quản lý đào tạo bóng đá trẻ tại các Trung tâm đào tạo bóng đá với những ưu điểm và hạn ché đan xen.
Từ khóa'. đào tạo, VĐV, bóng đá trẻ, Trung tâm Bóng đá trẻ...
Abstract: Using regular methods to assess the athlete training status at football training center for young athletes. Accordingly, three management models for training at Football Training centers have been identified with both advantages and limitations.
Keywords', training, athletes, football, Football Center for Young Athletes...
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng đá Việt Nam sau nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, những năm trở lại đây đã xác định vị trí top đầu trong khu vực Đông Nam Á và vươn tầm châu lục. Những thành tựu kể trên, phải kể đến sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước và huy động nguồn lực lớn từ xã hội hóa. Các mức đầu tư cho môn bóng đá (BĐ) đều được tăng cường từ hệ thống tổ chức thi đấu, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách chế độ đặc thù... Đặc biệt, đây là thành quả của công tác đào tạo VĐV trẻ mang lại.
Đến nay, công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ chưa được hoạch định rõ ràng, mà chức năng đào tạo trẻ được trao cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương thấy có khả năng thì đào tạo. Nhận thấy, đào tạo bóng đá trẻ có nhiều bất cập, gần đây Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã xác định trong quy chế thi đấu bóng đá chuyên nghiệp, các CLB muốn tham gia duy trì giải V. League phải đảm bảo điều kiện có ít nhất 4 tuyến đào tạo VĐV trẻ. Đây là ràng buộc cũng mang lại hiệu quả tích cực trong đào tạo lực lượng VĐV trẻ. Tuy nhiên, các mô hình đào tạo VĐV bóng đá trẻ chưa có sự thống nhất cụ thể, dẫn đến kết quả đào tạo chưa đạt hiệu quả như mong đợi, mặc dù lực lượng VĐV bóng đá trẻ tại các địa phương rất dồi dào và tiềm năng. Với tính cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá công tác đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo VĐVbóng đá trẻ hiện nay.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy sau: Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán học thống kê;...
KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
Mô hình quăn lý VĐV tại các Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ
Công tác tổ chức quản lý VĐV là một vấn đề rất quan trọng trong quy trình đào tạo VĐV. Nhất là các em đang ở giai đoạn tuổi mới lớn, mới xa gia đình nên ham chơi, nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ các nhà quản lý, các HLV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tập luyện và thi đấu. Để đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo VĐV BĐ trẻ, bài viết tiến hành khảo sát tại một số đơn vị đào tạo BĐ trên cả nước. Đen nay, công tác quản lý VĐV BĐ trẻ đều có sự giám sát chặt chẽ từ Liên đoàn BĐ Việt Nam. Để dễ dàng hình dung công tác quản lý VĐV BĐ trẻ hiện nay, chúng tôi mô tả theo sơ đồ 1.
Liên đoàn BĐ Việt Nam
Các tổ chức của càu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cơ quan tỗ chức giãi đấu quốc gia
19 Liên đoàn BĐ các tình thành
Có 45 Câu lạc bộ BĐ chuyên nghiệp, Câu lạc bộ BĐ hạng Nhất, Câu lạc bộ BĐ hạng Nhì, Câu lạc bộ BĐ Nữ và Câu lạc bộ BĐ Futsal, Công ty cổ phần BĐ chuyên nghiệp VN (VPF), Cong ty CP BĐViệt
Ã
Nhà nước quàn lý
Các công ty cổ phần, doanh nghiệp quàn lý
> VPF
Protaíional r*'''
Sơ đồ 1. Các đơn vị thành viên của Liên đoàn BĐ Việt Nam
thành viên Liên đoàn BĐ Việt Nam; > quản lý; <—^phối hợp quản lý
nước quản lý hoàn toàn) như: Vĩnh Long, Hưng
Ghi chú:
Qua sơ đồ 1 cho thấy, các Học viện, Trung tâm đào tạo BĐ trẻ, câu lạc bộ, đội BĐ là do cả Nhà nước và doanh nghiệp quản lý, có những đơn vị nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp. Đối với các đơn vị Nhà nước và doanh nghiệp quản lý hoặc cả hai phối hợp quản lý thì vẫn phải theo sự định hướng chung của quản lý nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp là đơn vị thực hiện theo định hướng chung của Nhà nước.
Theo kết quả khảo sát về công tác quản lý VĐV BĐ tại Việt Nam hiện nay có thể phân loại theo 3 hình thức quản lý và mỗi hình thức có đặc điểm quản lý hoàn toàn khác nhau:
- Một là: Các Trung tâm, CLB BĐ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý (Do Nhà
Yên...
Hai là: Các Trung tâm, CLB Bóng đá do Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp quản lý (Nhà nước quản lý chính): Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh...
Ba là: Các Trung tâm, CLB Bóng đá doanh nghiệp (Do doanh nghiệp độc lập quản lý): Hoàng Anh Gia Lai, PVF, SHB Đà Nằng...
Đánh giá công tác đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ
Đánh giá về công tác quản lý đào tạo VĐVBóng đá trẻ
Từ các hình thức quản lý này mà công tác quản lý hoạt động của mỗi Trung tâm, CLB có những thuận lợi và hạn chế nhất định. Thể hiện điều này tại Bảng 1.
Bảng 1. Thực trạng công tác quản lý VĐVtại các Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ
TT
Mô hình quản lý
Tên trung tâm, CLB điển hình
Đánh giá
Ưu điểm, thuận lợi
Hạn chế, khó khăn
1
Các Trung tâm, CLB BĐ do Nhà nước quản lý hoàn toàn
Vĩnh Long, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam... (Chỉ đào tạo lứa tuổi
Tận dụng được hệ thống sân tập sẵn có của địa phương.
- Nhà nước đầu tư kinh phí.
Hoạt động quản lý độc lập.
Nguồn kinh phí thấp đào tạo thấp về: chế độ dinh dưỡng, tiền công, phụ cấp.
nhi đồng, thiếu niên).
Cơ sở vật chất xuống cấp, lạc hậu...
Bị giới hạn về số lượng và lứa tuổi đào tạo VĐV.
2
Các Trung tâm, CLB BĐ do Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp quản lý (Nhà nước quản lý chính)
Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Than Quảng Ninh, Hải Phòng, Long An, Cần Thơ
Giống như hình thức quản lý do Nhà nước quản lý hoàn toàn.
Có sự hỗ trợ 1 phần kinh phí của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được hường một số ưa đãi về thuế hoặc thuê đất.
Giống như hình thức quản lý do Nhà nước quản lý hoàn toàn.
Hạn chế về các quy định pháp lý.
Các doanh nghiệp có thể từ bỏ không tham gia tài trợ bất cứ lúc nào.
3
Các Trung tâm, CLB BĐ doanh nghiệp (Do doanh nghiệp độc lập quản lý)
CLB Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai, Becamex
Bình Dương, FLC Thanh Hóa, SHB Đà Nang...
Mô hình tổ chức quản lý hiện đại, bộ máy vận hành chuyên nghiệp.
Nguồn lực lớn về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện.
Dễ thu hút nhân tài do các chế độ, phụ cấp cho VĐV, HLV lớn.
- Mức độ sinh tồn của CLB, trung tâm đào tạo BĐ phụ thuộc trực tiếp vào mức độ ưa thích của các ông chủ đội bóng.
Như vậy, qua Bảng 1 thấy rõ những ưu điểm, thuận lợi và hạn chế, khó khăn của mỗi hình thức tổ chức quản lý của các trung tâm, CLB BĐ hiện nay, như:
Ưu điểm thể hiện ở sự năng động trong hoạt động quản lý, điều hành CLB; đầu tư, kinh doanh chuyển nhượng cũng như mức lương cho cầu thủ nên đã tác động tích cực đến tâm lý cầu thủ. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các CLB chuyên nghiệp vẫn mang những hạn chế “tự thân” là thiếu sự định hướng lâu dài trong việc phát triển CLB (thiếu hệ thống đào tạo lực lượng VĐV trẻ kế cận hoặc chưa đồng bộ) và tính tự phát trong hoạt động quản lý. Hơn nữa, cốt lõi của một CLB bóng đá chuyên nghiệp là tồn tại, phát triển như một “thực thể độc lập” có hạch toán kinh tế thì các CLB bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hoạt động kinh doanh ra tiền mà vẫn phải trong chờ vào “bầu sữa mẹ” của các ông chủ doanh nghiệp hoặc nguồn ngân sách địa phương.
Đến nay, trên con đường thực hiện hóa BĐ chuyên nghiệp, tất cả các CLB Ngoại hạng đã trở thành Công ty cổ phần bóng đá, hoạt động độc lập và tự chủ về mặt kinh tế ở một chừng mực nhất định và chịu sự ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế, ví dụ như: CLB Hà Nội, Than Quảng Ninh, Hoàng Anh Gia Lai, Becamex Bình Dương, FLC Thanh Hóa, SHB Đà Nắng... Số các CLB còn lại như: Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Long An, cần Thơ... vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách địa phương. Nhìn chung, các CLB - doanh nghiệp ở một chừng mực nào đó đã thành công bởi họ thực sự hòa mình vào môi trường Bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN).
Từ mùa giải 2013 - 2014 đến nay, các CLB BĐCN ở Việt Nam có một bước tiến dài trên con đường chuyên nghiệp hóa bóng đá thông qua các yêu cầu cấp phép CLB của Liên đoàn Bóng đá châu A (Asian Football Confederation - AFC) thông qua 5 tiêu chí: thể thao (cơ cấu phát triển cầu thủ, chương trình đào tạo trẻ, xây dựng học viện bóng đá...); csvc (SVĐ đạt chuấn, trang thiết bị tập luyện, an ninh, an toàn, các phòng chức năng...); nhân lực, hành chính (giám đốc điều hành, các cán bộ tài chính, y tế, an ninh, truyền thông, đào tạo trẻ có bằng cấp của HLV các tuyến...); pháp lý (quyền sở hữu và kiểm soát CLB, hợp đồng cầu thủ, HLV, quy định đạo đức nghề nghiệp của các CLB...); tài chính (báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán...).
Theo số liệu thống kê, từ khi thực hiện việc cấp phép các CLB từ năm 2014 cho đến nay mới chỉ có duy nhất CLB Hà Nội là đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí chính thức của Liên đoàn BĐ châu Á (AFC) trong 5 năm. CLB SHB Đà Nằng 3 năm (2016, 2017, 2018); Becamex Bình Dương 3 năm 2014, 2015, 2018) và 2 năm không đạt do thiếu các đội bóng tham dự giải trẻ Quốc gia (2016, 2017).
Số lượng các CLB không đạt tiêu chuẩn cấp phép tham dự Giải VĐQG V.League 1 có sự biến động hằng năm: năm 2014 là 11 CLB; năm 2015 là 5 CLB; năm 2016 và 2017 là 6 CLB; năm 2018 là 8 CLB. Đặc biệt có những CLB liên tục không đạt các tiêu chuẩn cấp phép trong một thời gian giải (5 năm liên tục) như Hải Phòng, QNK Quảng Nam và FLC Thanh Hóa (4 năm).
Đánh giá về công tác đào tạo VĐVtại các Trung tâm đào tạo VĐVBĐ trẻ
Tiến hành đánh giá thực trạng huấn luyện đào tạo tại các Trung tâm đào tạo BĐ trẻ, bài viết xác định đánh giá ở những nội dung sau: Đánh giá về kế hoạch đào tạo VĐV BĐ trẻ; Đánh giá về chương trình huấn luyện đào tạo VĐV BĐ trẻ; Đánh giá về hiệu quả huấn luyện.
* Đánh giá về kế hoạch đào tạo VĐV BĐ trẻ:
Đánh giá kế hoạch đào tạo VĐV BĐ trẻ, bài viết tiến hành khảo sát và phỏng vấn cán bộ quản lý và HLV theo 3 mô hình quản lý đào tạo VĐV bài viết đã xác định. Kết quả trình bày tại Bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng kế hoạch đào tạo tại Trung tâm đào tạo VĐVBĐ trẻ
TT
Nội dung
Các Trung tâm, CLB BĐ - Do Nhà nước quản lý hoàn toàn
Các Trung tâm, CLB BĐ do Nhà nước và doanh nghiệp phối họp quản lý
Các Trung tâm, CLB BĐ - Do doanh nghiệp độc lập quản lý
1
Xây dựng kế hoạch đào tạo VĐV
Có
X
X
X
Không
2
Phân loại kế hoạch đào tạo
Ngắn hạn (1-3 năm)
X
X
X
Trung hạn (3-5 năm)
X
X
X
Dài hạn (10 năm trở lên)
-
-
X
Qua Bảng 2 cho thấy, các trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo VĐV. Tuy nhiên, phân loại kế hoạch đào tạo theo từng giai đoạn của mỗi đơn vị có sự khác nhau. Cả 3 mô hình quản lý đều có xây dựng ké hoạch ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, kế hoạch dài hạn thìchỉ có mô hình doanh nghiệp độc lập quản lý xây dựng.
Đưa vấn đề thực trạng phân loại kế hoạch đào tạo của các Trung tâm đào tạo BĐ trẻ ra bàn luận, các chuyên gia có nhận định chung như sau:
- Các trung tâm chưa thực sự coi trọng việc xây dựng kế hoạch đào tạo VĐV dài hạn, hay nói cách khác chưa nhận định được vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch đối với phát triển đào tạo VĐV BĐ.
Ke hoạch ngắn hạn và trung hạn có tầm nhìn ngắn, mang tính chất “thời vụ”, không phù hợp phát triển BĐ chuyên nghiệp.
Xây dựng kế hoạch dài hạn giúp mỗi đơn vị xây dựng lộ trình phát triển, xác định mục tiêu, nguồn lực theo từng giai đoạn, mới có thể phát triển bền vững và lâu dài.
* Đánh giá về chương trình đào tạo VĐV BĐ trẻ:
Để đánh giá về chương trình đào tạo VĐV BĐ trẻ của các Trung tâm, bài viết tiến hành khảo sát và phỏng vấn. Két quả trình bày tại Bảng 3.
Bảng 3. Thực trạng chương trình đào tạo tại Trung tâm đào tạo VĐVBĐ trẻ
TT
Nội dung
Các Trung tâm, CLB BĐ - Do Nhà nước quản lý hoàn toàn
Các Trung tâm, CLB BĐ do Nhà nước và doanh nghiệp phối họp quản Ịý
Các Trung tâm, CLB BĐ - Do doanh nghiệp độc lập quản lý
1
Xây dựng chương trình đào tạo VĐV
Có
X
X
X
Không
2
Nội dung chương trình
Xác định mục tiêu
X
X
X
Xác định đối tượng đào tạo
X
X
X
Xác định nội dung chương trình huấn luyện đào tạo
-
X
X
Xác định thời gian huấn luyện
X
X
X
Xác định nhân lực phục vụ huấn luyện đào tạo
-
X
X
Xác định các phương tiện hỗ trợ phục vụ huấn luyện đào tạo
-
-
X
Kết quả Bảng 3 cho thấy, cả mô hình quản lý VĐV BĐ trẻ đều có xây dựng chương trình đào tạo. Nhưng nội dung chương trình của mỗi mô hình quản lý là khác nhau. Trong đó, mô hình do Nhà nước quản lý hoàn toàn không xác định nội dung chương trình huấn luyện đào tạo, không xác định nhân lực phục vụ huấn luyện đào tạo và không xác định các phương tiện hỗ trợ phục vụ huấn luyện đào tạo. Ngược lại, mô hình do doanh nghiệp độc lập quản lý xác định cụ thể từng nội dung.
* Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo BĐ trẻ.
về ưu điểm, tích cực:
+ Các Trung tâm chủ yéu là do Nhà nước quản lý và doanh nghiệp phối hợp với Nhà nước quản lý đóng góp nhiều VĐV có chất lượng cho đội tuyển Việt Nam.
+ Lực lượng VĐV này cũng góp phần vào thành tích của BĐ Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
+ Các kế hoạch, chương trình huấn luyện đã dần hoàn thiện và mang lại hiệu quả nhất định như: Dành được nhiều thành tích tại hệ thống giải quốc gia cho các Trung tâm.
về hạn chế, tồn tại:
+ Ke hoạch huấn luyện chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn, chưa có những định hướng dài hạn cho phát triển BĐ.
+ Chương trình huấn luyện mới chỉ ở mức đảm bảo cho huấn luyện, còn nhiều nội dung chưa chi tiết, cụ thể như: chưa xác định rõ nhân lực, các phương tiện hỗ trợ phục vụ cho huấn luyện; Chương trình huấn luyện mới chỉ chú tâm đến giai đoạn ban đầu, giai đoạn chuyên môn và thi đấu, còn giai đoạn sau thi đấu các Trung tâm đều chưa chú trọng.
+ Hạn chế được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại trên là Liên đoàn BĐ Việt Nam đến nay còn chưa có 1 chương trình đào tạo BĐ dài hạn (ngoài Chiến lược phát triển BĐ).
KẾT LUẬN
Qua đánh giá 3 mô hình quản lý, đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam hiện nay có mô hình Trung tâm do doanh nghiệp quản lý độc lập được đánh giá hiệu quả nhất với nhiều ưu điểm nổi bật: Kế hoạch tuyển chọn được mở rộng cả về quy mô và chất lượng; Các bước tuyển chọn được tiến hành bài bản, công phu thông qua nhiều bước kiểm tra, đánh giá.
Công tác đào tạo BĐ trẻ hiện nay đã mang lại hiệu quả nhất định, đóng góp nhiều VĐV có trình độ cho đội tuyển quốc gia, cũng như góp phần vào các thành tích chung của BĐ Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay định hướng cho công tác đào tạo trẻ chưa thực sự rõ ràng cụ thể, chưa có chương trình đào tạo dài hạn từ cấp Trung ương tới địa phương. Mà nguồn lực đào tạo, huấn luyện BĐ trẻ hiện nay vẫn chỉ trông chờ vào một số trung tâm đào tạo điển hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Chỉ thị sổ 97/CT-BVHTTDL ngày 13/5/2013 về vệc
tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
. Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Viện Khoa học TDTT (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá
trẻ 11-18 tuổi, Nxb TDTT.
. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 về việc phê duyệt
“Chiến lược phát ưỉển bỏng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Bài nộp ngày 07/4/2020, phản biện ngày 05/5/2020, duyệt in ngày 10/5/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cong_tac_dao_tao_van_dong_vien_tai_cac_trung_tam_da.docx
- 50263_article_text_154015_1_10_20200825_0142 (1)_2317021.pdf