BÀN LUẬN
Với kết quả MIC này, cao lỏng Tô Mộc cho
thấy khả năng kháng vi sinh vật tương đối cao so
với các loại chiết xuất dược liệu có tính kháng vi
sinh vật khác như chiết xuất lá Petiveria alliacea L.
(>50 mg/mL)(8) và chiết xuất keo ong (0,5 - 16
mg/mL)(10). Chế phẩm có nồng độ cao lỏng là
15% được chọn. Ngoài tác dụng kháng viêm ra,
với nồng độ này dung dịch tạo bọt chứa cao lỏng
còn có thể cho tác dụng kháng các vi sinh vật
E.coli, S.aureus, P.aeruginosa và C. albicans.
KẾT LUẬN
Công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa chứa
15% cao lỏng Tô Mộc đã được đánh giá các chỉ
tiêu chất lượng như cảm quan, pH, tỉ trọng dung
dịch, mật độ bọt tạo ra, định tính, định lượng.
Các thử nghiệm bước đầu cho thấy chế phẩm có
khả năng kháng lại các vi sinh vật S. aureus, E.
coli, P. aeruginosa, C. albicans và có tác động
kháng vi m tương đương với thuốc đối chiếu.
Chế phẩm không gây kích ứng da khi thử
nghiệm trên thỏ.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa từ tô mộc (Caesalpinia Sappan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 535
ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC DUNG DỊCH TẠO BỌT PHỤ KHOA
TỪ TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN)
Bùi Thị Ánh Mai*, Đỗ Thị Hồng Tươi*, Phạm Đ nh Du *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đ{nh gi{ tính kh{ng viêm, kh{ng khuẩn, kháng nấm và thử tính kích ứng của công thức dung
dịch tạo bọt phụ khoa từ cao lỏng Tô Mộc.
Phương pháp Công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa được xây dựng với nồng độ cao lỏng Tô Mộc được
chọn thông qua việc đ{nh gi{ hoạt tính kháng viêm. Từ đó, dung dịch được đ{nh gi{ hoạt tính kháng vi sinh vật
và thử tính kích ứng da.
Kết quả: Nồng độ cao lỏng Tô Mộc được chọn cho công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa là 15%. Dung dịch
tạo bọt phụ khoa chứa cao lỏng Tô Mộc có m|u n}u đỏ trong suốt, mùi thơm mùi thơm đặc trưng của cao dược
liệu, pH 4,03, tỉ trọng dung dịch tạo bọt 1,06 và mật độ bọt tạo ra 0,117 g/ml. Kết quả định tính v| định lượng
x{c định đúng dung dịch tạo bọt có chứa cao lỏng Tô Mộc với lượng polyphenol toàn phần tương đương 23,79
mg acid gallic/ml . Dung dịch có khả năng kh{ng một số chủng vi khuẩn và vi nấm. Bên cạnh đó, dung dịch có
khả năng kh{ng viêm tương đương với thuốc đối chiếu Hydrocortison 1% đang lưu h|nh trên thị trường. Thử
tính kích ứng cho thấy dung dịch không gây kích ứng trên thỏ.
Kết luận: Dung dịch tạo bọt phụ khoa chứa cao lỏng Tô Mộc có thể được ứng dụng trong phòng ngừa và hỗ
trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ.
Từ khóa: Dung dịch tạo bọt phụ khoa, Tô Mộc, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và kích ứng
ABSTRACT
EVALUATION 0F ANTI-INFLAMMATORY, ANTIBACTERIAL ANDANTIFUNGAL ACTIVITIES OF
FEMININE FOAMABLE SOLUTION COINTAINING CAESALPINIA SAPPAN EXTRACT
Bui Thi Anh Mai, Do Thi Hong Tuoi, Pham Dinh Duy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 535 - 543
Objective: Evaluating anti-inflammatory, antibacterial, antifungal and skin irritation activities of feminine
foaming solution Caesalpinia sappan extract.
Method: Formulation of feminine foaming solution was established by choosing the concentration of
Caesalpinia sappan extract through evaluating anti-inflammatory activity. Then the solution’s antimicrobial and
irritation activities were evaluated.
Results: The concentration of Caesalpinia sappan extract chosen for feminine foaming solution was 15%.
The foaming solution containing Caesalpinia sappan extract has transparent red brown color, flavor of herbal
extract, pH 4. 03, emulsion density of 1.06 and foam density of 0.117 g/ml. The results of identification and assay
indicated that the foaming solution contains correctly Caesalpinia sappan extract with 23.79 mg/ ml of Gallic acid
equivalents. The foaming solution could be resistant to some micro-organisms. Besides, the anti-inflammatory of
the foaming solution was similar to that of Hydrocortisone 1% on the market. Irritation test proved that the
foamable solution did not irritate in rabbit skin.
Conclusion: The feminine foaming solution containing Caesalpinia sappan extract can be applied for
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Đình Duy ĐT: 0908832827 Email: phamdinhduy1981@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 536
prevention and adjuvant therapy of diseases related to lower genital tract infections among women.
Key Words: Feminine foaming solution, Caesalpinia sappan, anti-inflammatory, antibacterial antifungal
and irritation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một
trong những bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh
sản, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rối loạn
về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống v| đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nếu không
được điều trị kịp thời có thể gây vô sinh, thai
ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung v| tăng nguy
cơ l}y truyền HPV, HIV(5). Trong việc điều trị,
ngoài các thuốc chuyên trị như dùng kh{ng sinh,
kháng nấm, kh{ng kí sinh trùng,<thì c{c chế
phẩm phụ khoa dùng tại chỗ cũng hỗ trợ điều trị
bệnh. Bên cạnh đó, c{c chế phẩm phụ khoa còn
giúp phòng ngừa bệnh bằng cách làm sạch, cân
bằng pH, ngăn nguy cơ tăng sinh qu{ mức hệ vi
sinh vật tại }m đạo(1). Với ưu thế tác dụng tại chỗ,
trực tiếp, ít tác dụng không mong muốn, chế
phẩm phụ khoa dùng tại chỗ hứa hẹn sẽ được sử
dụng rộng rãi ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Cùng với sự phát triển của các dạng bào
chế dùng ngoài như: gel, lotion, dung dịch
lỏng, kem, thuốc đặt thì dạng bọt cũng đang
được chú ý phát triển nhờ v|o phương ph{p
sử dụng tiện lợi, bọt dễ dàng len lõi vào các
ngóc ngách và phát huy tác dụng. Tuy nhiên,
để tạo ra bọt thì dung dịch cần được đóng
trong bao bì chuyên dụng, có khả năng tạo
bọt, vì thế chi phí sẽ cao hơn.
Ng|y nay, cùng xu hướng quay về với thiên
nhiên thì các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
đang ng|y c|ng được quan tâm. Với đặc tính
kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh, Tô Mộc từ l}u đã
được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Kinh
nghiệm sử dụng trong dân gian cùng với các
nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như t{c
dụng của Tô Mộc khiến loại dược liệu này hứa
hẹn khả năng trị liệu cao(2,6,7). Tuy nhiên, tại Việt
Nam, việc nghiên cứu ứng dụng Tô Mộc vào
việc chữa bệnh vẫn còn ít được quan tâm mặc dù
khí hậu Việt Nam rất thuận lợi để phát triển loại
dược liệu này. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu
n|y l| đ{nh gi{ tính kh{ng vi m, kh{ng khuẩn
và kháng nấm của công thức dung dịch tạo bọt
phụ khoa từ cao lỏng Tô Mộc nhằm phòng ngừa
và hỗ trợ điều trị các bệnh li n quan đến viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ.
NGUYÊN LIỆU – PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cao lỏng Tô Mộc đã được tiêu chuẩn hóa, Bộ
môn Bào chế - Khoa Dược, Đại học Y Dược
TP.HCM; glycerin, natri lauryl sulfat,
cocamidopropyl betain, acid lactic, dinatri
EDTA, kali sorbat, glucose, cloroform, acid
formic, natri carbonat đạt tiêu chuẩn cơ sở
(Trung Quốc); Kolliphor RH40 đạt tiêu chuẩn
P2010 (Đức); chất chuẩn acid gallic - GAE
(Trung Quốc) và các dung môi ethanol, aceton
(Việt Nam) đạt tiêu chuẩn ph}n tích. Nước sử
dụng l| nước cất 1 lần.
Phƣơng pháp
Đánh giá tính kháng khuẩn, kháng nấm của
cao lỏng Tô Mộc
Việc đ{nh gi{ tính kh{ng khuẩn, kháng nấm
của cao lỏng Tô Mộc được tiến hành dựa trên
việc x{c định MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) trên
một số chủng vi sinh vật có khả năng g}y bệnh
đường sinh dục dưới bao gồm Staphylococcus
aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Candida albicans bằng phương ph{p pha loãng
trong thạch. Môi trường được chuẩn bị bằng
cách hòa tan mẫu thử nghiệm vào dung môi
DMSO, sau đó pha loãng trong c{c môi trường
Muller Hinton Agar (MH ) đối với vi khuẩn và
hỗn hợp MH v| glucose 2% đối với nấm để
được giai nồng độ cuối cùng là 5; 2,5; 1,25; 0,625;
0,3125; 0,1563; 0,0781; 0,0391 (mg/ml). Môi
trường được đổ ra c{c đĩa petri, sau đó vi sinh
vật thử nghiệm được ph}n t{n đều trong nước
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 537
muối sinh lý sao cho mật độ vi sinh vật thu được
tương đương FcFarland 0,5. Sau đó, huyền trọc
vi khuẩn tiếp tục được pha loãng 10 lần bằng
nước muối sinh lý, còn huyền trọc nấm thì
không cần pha loãng.
Lần lượt cho 1-2 l huyền trọc vi sinh vật lên
mặt đĩa thạch. Ủ c{c đĩa thạch trong tủ ấm 35-37
oC trong 24 giờ đối với vi khuẩn và 48 giờ đối với
nấm. MIC được x{c định bằng nồng độ thấp
nhất của mẫu thử ở đĩa thạch mà không có sự
phát triển của khóm vi sinh vật v| đĩa chứng
phải không ức chế sự phát triển của vi sinh vật
(có khóm vi sinh vật mọc).
Định lượng polyphenol toàn phần trong cao
Tô Mộc
Thực hiện theo phụ lục 12.6 Dược Điển Việt
Nam IV(3) trong điều kiện tránh ánh sáng.
- Xây dựng đường chuẩn: đường chuẩn
được xây dựng bằng cách hút chính xác lần lượt
1,0 ml; 2,0 ml; 3,0 ml; 4,0 ml; 5,0 ml dung dịch
chuẩn chứa acid gallic 0,05 mg/ml vào các bình
định mức 25 ml riêng biệt màu nâu, thêm vào
mỗi bình 1 ml thuốc thử Folin-Ciocalteu, sau đó
thêm lần lượt 11 ml; 10 ml; 9 ml; 8 ml; 7 ml nước
v|o c{c bình tương ứng, thêm dung dịch natri
carbonat 29% đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thu
của các dung dịch thu được ở 760 nm. Chuẩn bị
song song một mẫu trắng. Xây dựng đường
chuẩn với độ hấp thu là trục tung và nồng độ
dung dịch là trục hoành.
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 100
mg cao dược liệu cho v|o bình định mức 100 ml
màu nâu, thêm khoảng 80 ml nước cất, siêu âm
30 phút, để nguội, th m nước cất vừa đủ, lắc
đều, để lắng. Lọc bằng giấy lọc, bỏ 20 ml dịch lọc
đầu. Hút chính xác 10 ml dịch lọc v|o bình định
mức 100 ml màu nâu, bổ sung nước cất vừa đủ.
- Tiến hành: Hút chính xác 2 ml dung dịch
thử v|o bình định mức 25 ml màu nâu, thêm
vào mỗi bình 1 ml thuốc thử Folin-Ciocalteu,
sau đó th m 10 ml nước vào các bình tương
ứng, thêm dung dịch natri carbonat 29% đến
vạch, lắc đều. Đo độ hấp thu của các dung
dịch thu được ở 760 nm.
- Dựa tr n đường chuẩn acid gallic đã x}y
dựng, tính h|m lượng phenolic trong dung dịch
phản ứng. Từ đó, tính h|m lượng phenolic theo
đơn vị tương đương acid gallic (mg G E/ml).
Điều chế bọt phụ khoa từ Tô Mộc
Chế phẩm dung dịch tạo bọt phụ khoa chứa
cao lỏng Tô Mộc có công thức gồm các thành
phần sau.
Bảng 1: Thành phần cao lỏng Tô Mộc
Thành phần Khối lượng (g)
Chiết xuất tô mộc 10-20 g
Kolliphor RH40 10 g
Natri lauryl sulfat 0,25 g
Cocamidopropyl betain 0,25 g
Acid lactic ến pH 4,0
Dinatri EDTA 0,1 g
Kali sorbat 0,2 g
Chất t o ương v
Nư c cất 100 m
Quy trình điều chế công thức 100 ml chế
phẩm: hòa tan natri lauryl sulfat với khoảng 40
ml nước trong 1 cốc có mỏ 250 ml (1). Hòa
cocamidopropyl betain trong khoảng 20 ml nước
trong cốc có mỏ 100 ml (2). Cho từ từ (2) vào (1),
vừa cho vừa khuấy đều. Tiếp tục cho dinatri
EDTA, kali sorbat vào, khuấy đều đến tan hoàn
toàn. Cho tiếp Kolliphor RH40 vào và kết hợp
với đun nóng nhẹ, khuấy đều đến đồng nhất.
Cho tiếp cao lỏng Tô Mộc vào khuấy đều đến tan
hoàn toàn. Cho chất tạo hương v|o. ổ sung
nước cất gần đến 95 ml. Khuấy nhẹ. Điều chỉnh
pH dung dịch bằng acid lactic đến pH khoảng
4,0. Bổ sung nước cất vừa đủ 100 ml. Đóng chai,
dán nhãn.
Đánh giá tác dụng kháng viêm của chế phẩm
Nồng độ cao lỏng Tô Mộc được lựa chọn
dựa tr n đ{nh gi{ t{c dụng kháng viêm. Tiến
h|nh đ{nh gi{ hoạt tính kháng viêm của chế
phẩm ở ba mức nồng độ cao lỏng Tô Mộc là 10%;
15%; 20% (kl/tt). Thử nghiệm được tiến hành
theo mô hình gây viêm bằng carrageenan do
Winter và cộng sự đề nghị năm 1962(11).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 538
Động vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng trưởng thành, chủng Swiss
albino, trọng lượng trung bình 25-30 g, được
cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Nha Trang. Chuột được giữ trong 4 ng|y để
quen với môi trường thử nghiệm. Trong suốt
quá trình thử nghiệm, chúng được cung cấp đầy
đủ thức ăn v| nước uống.
Hóa chất và nguyên liệu thử nghiệm
Dung dịch carrageenan 1% được pha
bằng c{ch ng}m carrageenan cho trương nở
ho|n to|n trong nước muối sinh lý natri
clorid 0,9%, tiến h|nh trước khi gây viêm
khoảng 2 giờ. Thuốc đối chiếu là kem
Hydrocortison 1% mua từ Kotra Pharma
(Melaka, Malaysia). Thuốc thử là các chế
phẩm đang khảo sát.
Tiến hành
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 1 lô
chứng bệnh, 3 lô thử, 1 lô t{ dược nền v| 1 lô đối
chứng, mỗi lô có 12 chuột. Thử nghiệm được tiến
hành trong 2 ngày. Ngày 1: thử nghiệm trên lô
chứng bệnh, 3 lô thử cần khảo s{t, lô đối chứng.
Ngày 2: thử nghiệm trên lô chứng bệnh và lô tá
dược nền. Cách tiến hành của hai ng|y tương tự
nhau. Đầu tiên, bôi mẫu thử nghiệm lên chân
chuột bằng cách nhẹ nhàng cọ xát, bôi 2 lần cách
nhau 5 giờ trước khi tiêm carageenan 1 giờ. Các
chuột thuộc nhóm chứng bệnh chỉ được thoa
nước muối sinh lý, còn những chuột thuộc nhóm
đối chứng được thoa kem Hydrocortison 1%.
Chuột được tiêm vào gan bàn chân 0,03 ml
carrageenan 1%. Thể tích chân chuột được đo
bằng dụng cụ đo thể tích chân chuột
Plethymometer (Model 7140, Ugo Basile, Milan,
Ý) trước và 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 8 giờ, 16 giờ sau
khi ti m. Độ sưng phù ch}n chuột được tính
theo công thức:
V(%)=(Vt-Vo)/Vo× 100
V(%): độ sưng phù ch}n chuột (%).
Vo: thể tích chân chuột trước khi gây viêm (ml).
Vt: thể tích chân chuột sau khi gây viêm (ml).
Đ{nh gi{ kết quả
Hoạt tính kh{ng vi m được đ{nh gi{ dựa
vào hiệu quả giảm phù giữa lô thử so với lô tá
dược nền hoặc lô đối chứng so với lô chứng
bệnh.
Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm
Dung dịch tạo bọt chứa 15% cao lỏng Tô Mộc
được đóng v|o chai có khả năng tạo bọt và thực
hiện đ{nh gi{ c{c chỉ tiêu:
Cảm quan
Quan sát bằng mắt thường về độ trong, màu
sắc, mùi của chế phẩm. Đồng thời, quan sát hình
dạng, màu sắc, độ đồng đều của bọt tạo thành
sau khi bóp khỏi đầu phun tạo bọt.
pH
pH của chế phẩm được đ{nh gi{ bằng máy
đo pH theo Phụ lục 6.2, DĐVN IV(3). C{c phép đo
phải được tiến h|nh trong cùng điều kiện nhiệt
độ khoảng từ 20-25 oC. M{y được hiệu chuẩn với
các mẫu pH 4, 7 v| 9 trước khi sử dụng. Mẫu đo
được nhúng ngập điện cực và ghi nhận kết quả.
Tỉ trọng dung dịch
Được x{c định bằng picnomet theo Phụ lục
6.5, DĐVN IV(3). Cân chính xác picnomet rỗng,
khô và sạch. Đổ vào picnomet mẫu thử đã điều
chỉnh nhiệt độ thấp hơn 20 oC, chú ý không để có
bọt khí. Giữ picnomet ở nhiệt độ 20 oC trong
khoảng 30 phút. Dùng một băng giấy lọc để
thấm hết chất lỏng thừa trên vạch mức, làm khô
mặt ngoài của picnomet, cân rồi tính khối lượng
chất lỏng chứa trong picnomet. Đổ mẫu thử đi,
rửa sạch picnomet, làm khô bằng cách tráng
ethanol rồi tráng aceton, thổi không khí nén hoặc
không khí nóng đuổi hết hơi aceton. X{c định
khối lượng nước cất chứa trong picnomet ở nhiệt
độ 20 oC như l|m với mẫu thử. Tỷ số giữa khối
lượng mẫu thử và khối lượng nước cất thu được
là tỷ trọng cần x{c định.
Mật độ bọt
Cho dung dịch v|o bao bì có đầu phun tạo
bọt, để ở nhiệt độ 25 oC trong ít nhất 24 giờ.
Trước khi phun thì lắc đều và bấm nút để bỏ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 539
lượng dung dịch tho{t ra ban đầu khoảng
5-10 g. Cân bì 1 cốc hình trụ có dung tích nhất
định (100 mL) được mo. Bấm nút để chuyển
dung dịch vào cốc sao cho bọt phủ đầy và cao
hơn mặt cốc. Dùng một phiến mỏng gạt cho
bọt bằng phẳng và vừa đúng thể tích của cốc.
Cân khối lượng thu đc mt. Tiến h|nh đo 3 lần,
lấy kết quả trung bình(9).
Định tính
- Phản ứng hóa học: pha loãng 1 ml thành
phẩm với nước cất theo tỉ lệ 1:10 trong ống
nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5% hoặc
NaOH 1% vào. Quan sát màu của dung dịch so
với ống chứng.
- Sắc kí lớp mỏng: dung dịch thử được chuẩn
bị bằng c{ch hòa tan 1 lượng chế phẩm trong
ethanol 95%, chấm lên bản mỏng silica gel G,
thực hiện song song với dung dịch đối chiếu
chứa cao Tô Mộc hòa trong ethanol 95%. Dung
môi khai triển gồm cloroform-aceton-acid formic
(8 : 4 : 1)(3). Sau khi khai triển, để khô bản mỏng,
phun dung dịch kali hydroxyd 3% trong
methanol rồi quan s{t dưới ánh sáng tử ngoại ở
bước sóng 365 nm.
Định lương: thực hiện định lượng polyphenol
toàn phần trong chế phẩm tương tự như định
lượng trong Cao lỏng Tô Mộc. Dung dịch thử là
dung dịch tạo bọt được pha loãng 500 lần.
Đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng nấm
của chế phẩm
Chế phẩm được đ{nh gi{ khả năng kh{ng
khuẩn, kháng nấm bằng phương ph{p giếng
thạch(4). Tiến h|nh đổ c{c đĩa thạch chứa môi
trường MH để thử nghiệm vi khuẩn và hỗn
hợp MHA và glucose 2% để thử nghiệm nấm.
Sau đó vi sinh vật thử nghiệm được phân tán
đều trong nước muối sinh lý sao cho mật độ vi
sinh vật thu được tương đương FcFarland 0,5.
Huyền trọc S. aureus ATCC 29213, E. coli
ATCC 29252, P. aeruginosa ATCC 27853 hoặc C.
albicans ATCC 10231 được trải l n đĩa thạch
rồi đặt lên mặt thạch 1 đĩa giấy có tẩm 165 l
chế phẩm (tương đương lượng chế phẩm
trong một nhát bóp). Tiến hành song song
với 1 đĩa giấy có tẩm 165 l dung dịch t{ dược
nền. Để yên khoảng 15 phút cho các mẫu thử
nghiệm khuếch tán vào lớp thạch. Ủ hộp thạch
trong tủ ấm 35-37 oC trong 24 giờ đối với vi
khuẩn và 48 giờ đối với nấm.
Chế phẩm có khả năng kh{ng khuẩn, kháng
nấm khi xung quanh giấy tẩm có vòng kháng
khuẩn, kháng nấm. Đồng thời, mẫu chứng chứa
dung dịch t{ dược nền không ức chế sự phát
triển của vi khuẩn, nấm hoặc có đường kính
vòng kháng khuẩn, kháng nấm nhỏ hơn mẫu
thử chứa chế phẩm khảo sát.
Thử tính kích ứng của chế phẩm
Động vật thử nghiệm
Thỏ trắng được cung cấp bởi Viện Kiểm
Nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, có
trọng lượng 2,5-3,0 kg. Thỏ được cung cấp đầy
đủ thức ăn v| nước uống trong suốt quá trình
thử nghiệm.
Hóa chất và nguyên liệu thử nghiệm
Dung dịch phẩm xanh lam Evans 0,25%
được pha bằng cách hòa tan phẩm xanh lam
Evans (Đức) trong dung dịch nước muối sinh lí.
Chứng dương l| cloroform đạt TCCS (Trung
Quốc). Chất thử là chế phẩm khảo sát.
Tiến hành
Thỏ được cạo sạch lông vùng bụng trước khi
làm thử nghiệm 12-24 giờ rồi vẽ các ô vuông A,
B, C, D (2,5 cm x 2,5 cm) cách nhau ít nhất 6 cm.
Ở các ô lần lượt thoa dung dịch nước muối sinh
lý (chứng âm), chế phẩm khảo sát. Ô chứng
dương đặt một miếng bông gòn thấm đều 0,1 ml
cloroform, để yên trong 10 giây, lau sạch da bằng
nước cất. Sau 10 phút, ti m v|o tĩnh mạch tai thỏ
1ml/kg dung dịch phẩm xanh lam Evans 0,25%
pha trong natri clorid 0,9%. Bỏ gạc và làm sạch
mẫu thử bằng dung môi thích hợp không gây
kích ứng. Quan sát sự xuất hiện của phẩm màu
xanh lam trong các khoảng thời gian từ 15 phút
đến 120 phút sau khi thoa/đắp thuốc. Mỗi mẫu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 540
thử nghiệm tiến hành trên 5 thỏ khác nhau, vị trí
c{c ô , , C, D được thay đổi luân phiên.
Ghi điểm phản ứng trên da ở các ô tiêm mẫu
thử so với phần da không tiêm mẫu thử. Mức độ
kích ứng được sắp xếp theo bậc thang điểm như
sau: không màu (0), có màu xanh lam rất nhạt
(2), có màu xanh lam nhạt (4), có màu xanh lam
sậm (8) v| có điểm tụ m{u (m|u đỏ) bao quanh
bởi 1 vòng xanh lam sậm (16).
KẾT QUẢ
Kết quả đánh giá tính háng huẩn, kháng
nấm của cao lỏng Tô Mộc
Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy cao lỏng
Tô Mộc có khả năng ức chế sự phát triển của các
vi sinh vật thử nghiệm ở nồng độ cao lỏng 0,61 –
10 mg/ml. Sau khi định lượng cao lỏng, thì nồng
độ polyphenol toàn phần được x{c định trong
cao lỏng Tô Mộc là 16,05% (kl/kl). Từ kết quả
định lượng suy ra, nồng độ polyphenol có thể ức
chế sự phát triển của các vi sinh vật thử nghiệm
là 0,098 – 1,161 mg/ml.
Bảng 2: Kết quả MIC của cao lỏng Tô Mộc (mg/ml)
Chủng Vi
sinh
MIC mẫu cao
(mg/ml)
MIC polyphenol
(mg/ml)
E.coli 1,25 0,201
S.aureus 0,61 0,098
P.aeruginosa 2,5 0,401
C. albicans 10 1,161
Kết quả đánh giá tác dụng kháng viêm của chế
phẩm
Kết quả độ phù bàn chân chuột ở Bảng 3 và
Hình 1 cho thấy hiệu quả giảm phù của các chế
phẩm đang khảo sát là nhiều và khác biệt đ{ng
kể so với lô chứng bệnh, tuy có thấp hơn lô đối
chứng Hydrocortison 1% nhưng thấp hơn không
nhiều. Bên cạnh đó, kết quả độ phù bàn chân
chuột của lô đối chứng so với lô chứng bệnh cho
thấy mô hình tr n có đ{p ứng với chế phẩm đã
có trên thị trường. Vì thế, có thể sử dụng kết quả
mô hình tr n để đ{nh gi{ hoạt tính kháng viêm
cho các chế phẩm cần khảo sát. Khi so sánh giữa
các chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau,
hiệu quả giảm phù tăng theo nồng độ của cao
lỏng. Lô chuột được bôi chế phẩm 15% và 20%
cao lỏng có xu hướng giảm phù tương tự với lô
đối chứng. Mặc khác, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa hai lô trên (|t| = 1,13 < t0,05(4)
= 2,78).
Bảng 3: Kết quả độ phù bàn chân chuột trung bình
ngày 1
Lô
Độ phù bàn chân chuột (%)
1 gi 3 gi 5 gi 8 gi 16 gi
Ch ng bệnh 63,6 59,8 54,6 44,4 38,3
Bọt phụ khoa 10 % 41,8 50,7 35,2 23,5 17,6
Bọt phụ khoa 15 % 50,4 43,6 29,4 16,5 21,4
Bọt phụ khoa 20 % 50,2 37,4 25,5 19,9 19,0
Hydrocortison 1 % 37,8 32,0 22,9 16,0 18,0
Hình 1: Độ phù bàn chân chuột (%) của lô chứng bệnh (CB), lô chế phẩm10% cao lỏng (T10), lô chế phẩm 15%
cao lỏng (T15), lô chế phẩm 20% cao lỏng (T20) v| lô đối chứng Hydrocortison 1% (HC).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 541
Hình 2: Độ phù bàn chân chuột (%) của lô chứng bệnh (CB) v| lô t{ dược nền (TDN).
Bảng 4: Kết quả độ phù bàn chân chuột trung bình
ngày 2
Lô
Độ phù bàn chân chuột (%)
1 gi 3 gi 5 gi 8 gi 16 gi
Ch ng bệnh 54,5 70,9 67,7 62,5 65,8
á dược nền 54,9 69,6 65,4 60,2 58,1
Kết quả ở Bảng 4 v| đồ thị ở hình 2 cho thấy
độ phù bàn chân chuột giữa lô t{ dược nền và lô
chứng bệnh kh{c nhau không có ý nghĩa thống
kê ( = 1,97 < t0,05(4)) = 2,78). T{ dược nền hầu
như không có t{c dụng kh{ng vi m, điều đó
chứng tỏ tác dụng kh{ng vi m có được là do cao
lỏng Tô Mộc mang lại.
Kết quả đánh giá chất lƣợng của chế phẩm
Công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa chứa
15% cao lỏng Tô Mộc được điều chế ở quy mô
500 ml v| được đ{nh gi{ c{c chỉ tiêu cảm quan,
pH, tỉ trọng tương đối, mật độ bọt, định tính,
định lượng. Kết quả được trình bày ở Bảng 5.
Kết quả đánh giá hả năng háng huẩn,
kháng nấm của chế phẩm
Khả năng kh{ng khuẩn, kháng nấm của chế
phẩm được đ{nh gi{ thông qua đường kính
vòng kháng khuẩn được trình bày trong Bảng 5.
Kết quả ở Hình 3 cho thấy xung quanh giấy tẩm
chế phẩm đều có vòng kháng khuẩn chứng tỏ
chế phẩm có hoạt tính trên cả bốn chủng vi sinh
vật khảo sát. Kết quả này cho thấy nồng độ sử
dụng của cao lỏng Tô Mộc là 15% (cao gấp 15 lần
giá trị MIC cao nhất thu được) đảm bảo được
hoạt tính kháng vi sinh vật cho chế phẩm.
Kết quả thử tính kích ứng của chế phẩm
Trong thử nghiệm trên thỏ, mẫu chứng
âm là dung dịch nước muối sinh lý không
thể hiện tính kích ứng, mẫu chứng dương
cloroform gây kích ứng ở mức độ trung bình
ở 30 phút đầu và gây kích ứng mạnh từ sau
45 phút đến 120 phút sau khi đắp. Mẫu chế
phẩm khảo sát không gây kích ứng da tương
tự mẫu chứng âm.
Bảng 5: Kết quả xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dung dịch tạo bọt phụ khoa từ Tô Mộc.
Chỉ tiêu Kết quả
Cảm quan
Dung dịch trong suốt, m u nâu ỏ, ó mùi t ơm. i xịt bọt cho bọt ều, mịn, màu sắ ồng
nhất.
pH
4,0 4,09 4,05 3,99 4,02 3,99
4,03 ± 0,04
Tỉ trọng dung dịch t o bọt
1,06 1,08 1,05 1,06 1,06 1,05
1,06± 0,01
Mật ộ bọt (g/ml)
0,120 0,116 0,116 0,117 0,115 0,118
0,117 ± 0,002
Định tính Hình phản ng và hình sắc ký
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 542
- Phản ng hóa học v i NaOH,
FeCl3.
- Sắc kí l p mỏng
- Chế phẩm có phản ng dương tín v i các thuốc th ặ trưng ủa hợp chất phenolic.
- Sắ í ồ của mẫu cao và mẫu chế phẩm cho các vết có cùng Rf và màu sắc.
Ghi chú: Vết 1: cao lỏng Tô Mộc Vết 2: dung dịch tạo bọt phụ khoa
Địn ượng (mg GAE/ml)
23,44 23,93 24,02
23,79 ± 0,31
Bảng 6: Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn của chế phẩm
Đư ng kính vòng kháng khuẩn (mm)
E.coli S.aureus P.aeruginosa C.albicans
18 29 18 13
Hình 3: Kết quả định tính kháng vi sinh vật của chế phẩm. TP: chế phẩm đang khảo sát TD: T{ dược nềnSta: S. Aureus
E: E. Coli Pseu: P. Aeruginosa Can: C. albicans
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 543
Bảng 7: Kết quả thử tính kích ứng của chế phẩm
trên thỏ
Th i điểm Dung dịch
NaCl 0,9%
Thành phẩm
khảo sát
Cloroform
15 phút 0 0 7,43
45 phút 0 0 9,14
75 phút 0 0 9,43
105 phút 0 0 9,71
BÀN LUẬN
Với kết quả MIC này, cao lỏng Tô Mộc cho
thấy khả năng kh{ng vi sinh vật tương đối cao so
với các loại chiết xuất dược liệu có tính kháng vi
sinh vật kh{c như chiết xuất lá Petiveria alliacea L.
(>50 mg/mL)(8) và chiết xuất keo ong (0,5 - 16
mg/mL)(10). Chế phẩm có nồng độ cao lỏng là
15% được chọn. Ngoài tác dụng kháng viêm ra,
với nồng độ này dung dịch tạo bọt chứa cao lỏng
còn có thể cho tác dụng kháng các vi sinh vật
E.coli, S.aureus, P.aeruginosa và C. albicans.
KẾT LUẬN
Công thức dung dịch tạo bọt phụ khoa chứa
15% cao lỏng Tô Mộc đã được đ{nh gi{ c{c chỉ
tiêu chất lượng như cảm quan, pH, tỉ trọng dung
dịch, mật độ bọt tạo ra, định tính, định lượng.
Các thử nghiệm bước đầu cho thấy chế phẩm có
khả năng kh{ng lại các vi sinh vật S. aureus, E.
coli, P. aeruginosa, C. albicans v| có t{c động
kh{ng vi m tương đương với thuốc đối chiếu.
Chế phẩm không gây kích ứng da khi thử
nghiệm trên thỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baki G and Alexander KS (2015). Introduction to cosmetic
formulation and technology. John Wiley & Sons.
2. Đỗ Huy Bích. (2004). Cây thuốc v| động vật làm thuốc ở Việt
Nam tập II. NXB Khoa học và kỹ thuật p. 972 - 975.
3. Bộ Y tế. (2009). Dược điển Việt Nam IV. NXB Y học: Hà Nội p.
919-920, PL 12.6, PL 6.2, PL 6.5, PL 6.3.
4. Trần C{t Đông and Nguyễn Văn Thanh. (2002). X}y dựng mô
hình đ{nh gi{ chất có tiềm năng kh{ng khuẩn. Y học TP. Hồ
Chí Minh. 6(1): p. 309-313.
5. Galask R and Larsen B (1986). Infectious Diseases in the
Female Patient. Springer-Verlag New York.
6. Mueller M, Weinmann D, Toegel S, Holzer W, Unger F, and
Viernstein H (2016). Compounds from Caesalpinia sappan
with anti-inflammatory properties in macrophages and
chondrocytes. Food Funct. 7(3): p. 1671-9.
7. Nirmal NP, Rajput MS, Prasad RGSV, and Ahmad M. (2015).
Brazilin from Caesalpinia sappan heartwood and its
pharmacological activities: A review. Asian Pacific Journal of
Tropical Medicine. 8(6): p. 421-430.
8. Ochoa Pacheco A, Marín Morán J, González Giro Z, Hidalgo
Rodríguez A, Mujawimana RJ, Tamayo González K, and
Sariego Frómeta S (2013). In vitro antimicrobial activity of total
extracts of the leaves of Petiveria alliacea L. (Anamu). Brazilian
Journal of Pharmaceutical Sciences. 49: p. 241-250.
9. Phillips LG, Haque Z, and Kinsella JE (1987). A method for the
Measurement of Foam Formation and Stability. Journal of
Food Science. 52(4): p. 1075-1077.
10. Turhan Togan EE, Özgür Çİftcİ, Hüseyin Narci, Mehmet
Musa Özcan, And Hande Arslan. (2014). The Antibacterial
Effect of Propolis against Clinical Isolates. Sci-Afric Journal of
Scientific Issues, Research and Essays 2(12): p. 551-553.
11. Vogel HG (2008). Drug discovery and Evaluation:
Pharmacological Assays. New York: Springer Berlin Heidelberg
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cong_thuc_dung_dich_tao_bot_phu_khoa_tu_to_moc_caes.pdf