Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:
‐ Dù được tiêm đầy đủ 4 mũi vắcxin VGB
theo lịch, có 6,9% trẻ HbsAg (+) lúc 12 tháng
tuổi, 5,7% trẻ đáp có ứng miễn dịch dưới
ngưỡng bảo vệ (<10 IU/L), 49,6% có đáp ứng
miễn dịch yếu với kháng thể 10 ‐ 100 IU/L, chỉ có
37,8% có đáp ứng miễn dịch tốt với kháng thể
>100 UI/L.
‐ Khi được tiêm chủng mũi đầu trong vòng
24 giờ sau sinh, không có sự khác biệt về hiệu
quả tiêm phòng vắcxin viêm gan B mũi đầu
trước và sau 12 giờ.
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ
có HBeAg(+) trong máu mẹ gấp 12 lần nhóm có
mẹ HbeAg (‐).
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ
có HBsAg(+) trong máu cuống rốn cao gấp 14,5
lần nhóm trẻ có HBsAg(‐) trong máu cuống rốn.
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi
gấp 7,9 lần ở nhóm có HbeAg (+) trong máu
cuống rốn so với nhóm HbeAg (‐) trong máu
cuống rốn.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang HBSAG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 571
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM PHÒNG VẮCXIN
VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBSAG
Phí Đức Long*, Nguyễn Thị Vinh Hà**, Nguyễn Văn Bàng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắcxin viêm gan B theo lịch 0 – 1 – 2 ‐ 11
tháng ở trẻ có mẹ mang kháng nguyên HBsAg và bước đầu tìm hiểu mối liên quan mức độ đáp ứng miễn dịch
của trẻ với một số dấu ấn virút viêm gan B.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 246 bà mẹ mang kháng nguyên HbsAg (+) sinh con
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, nhà hộ sinh quận Hai Bà Trưng Hà Nội và tại
bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ 12‐2006 đến 12‐2009. Máu mẹ và máu cuống rốn con được xét nghiệm các dấu
ấn của virút viêm gan B. Trẻ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: 107 trẻ sơ sinh được tiêm mũi vắcxin
Engerix B mũi đầu tiên trước 12 giờ, 139 trẻ sơ sinh được tiêm mũi vắcxin đầu tiên cho trẻ sau 12 giờ nhưng
trước 24giờ. Các mũi vắcxin còn lại được tiêm lúc 1‐2‐11 tháng với liều 10μg/0,5ml. Đánh giá hiệu quả tiêm
phòng bằng cách xác định hiệu giá kháng thể (anti HBs) và các maker viêm gan B khi trẻ 12 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu: 6,9% trẻ vẫn có HBsAg(+) lúc 12 tháng tuổi, 5,7% trẻ đáp có ứng miễn dịch dưới
ngưỡng bảo vệ (<10 IU/L), 87,4 % có đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Khi được tiêm chủng mũi đầu trong vòng 24
giờ sau sinh, không có sự khác biệt về hiệu quả tiêm phòng vắcxin viêm gan B mũi đầu trước và sau 12 giờ.
Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ con các bà mẹ HbeAg (+) cao gấp 12 lần con các bà mẹ HbeAg (‐).
Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ HbsAg (+) trong máu cuống rốn cao gấp 14,5 lần nhóm trẻ HbsAg
(‐) trong máu cuống rốn. Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở nhóm trẻ có HbeAg (+) trong máu cuống rốn
gấp 7,9 lần so với nhóm trẻ HbeAg (‐) trong máu cuống rốn.
Kết luận: Tỷ lệ HbsAg (+) sau tiêm phòng là 6,9%, tỷ lệ trẻ có miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng là 87,4%.
Không có sự khác biệt về sự đáp ứng miễn dịch ở trẻ được tiêm vắcxin trước 12 giờ và từ 12 ‐ 24 giờ đầu. Các
yếu tố liên quan đến nhiễm HBV sau tiêm phòng là sự có mặt của HBeAg trong máu mẹ và sự có mặt của
HBsAg, HBeAg trong máu cuống rốn
Từ khóa: Viêm gan virút B, lây truyền, vắcxin viêm gan B, đáp ứng miễn dịch.
ABSTRACT
IMMUNOLOGICAL RESPONSE TO HEPATITIS B IMMUNISATION IN CHILDREN BORN TO
MOTHERS WITH HEPATITIS B SURFACE ANTIGEN
Phi Duc Long, Nguyen Thi Vinh Ha, Nguyen Van Bang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 571 ‐ 577
Objects: To evaluate the immunological response to hepatitis B immunization with 0 – 1 – 2 ‐ 11 month
schedule in children born from mothers positive hepatitis B surface antigen and analyses the relationship between
the immunological response to hepatitis B immunization and HBV markers.
Methods: The study was carried out on 246 mothers who were HBsAg Subjects positive with their children
* Bộ môn Nhi Đại học Y Thái Bình ** Bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh Đại học Y Hà Nội
** Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: ThS BS Phí Đức Long ĐT: 0912617274 Email: longp1974@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 572
delivered at Obstetrics and Gynecology hospital, hospital E, Bach Mai hospital, Hai Ba Trung maternity in Ha
Noi and at Obstetrics and Gynecology hospital in Thai Binh from 12‐2006 to 12‐2009. HBV markers were
documented in maternal bloods and cord bloods were tested goof HBV markers. All newborns received the first
dose of single‐antigen hepatitis B vaccine (Engerix‐B 10μg/0,5ml) within 24 hours of birth and completed the
hepatitis B vaccination with according to the 0‐1‐2‐11 month schedule. They were randomly divided into 2
groups: 139 newborns receiving the first dose of vaccine within 12 hours and 107 receiving the first dose of
vaccine between 12 and 24 hours. Immunological response of children to vaccine was evaluated at 12 month of
age by measurement of anti‐HBs titer and detection of HBV markers.
Results: At 12 month of age, HBsAg was detected in 17/246 (6.9%), 5.7% of infants had level of serum
anti‐HBs titers lower than 10 IU/L. The protective level of serum anti‐HBs antibodies considered (>10 IU/L) was
detected in 215/246 (87.4%). There was no significant difference of HBsAg positivity between children who
received the first dose of vaccine within 12 hours and those who received it between 12 and 24 hours. Risk for
hepatitis B infection at 12 month of age among infants whose mother was HBeAg positive is 12 times higher than
those whose mother was HBeAg negative. Risk for hepatitis B infection at 12 month of age among infants with
HBsAg positivity in cord blood sample is 14,5 times higher than those whose cord blood HBsAg was negative.
Risk for hepatitis B infection at 12 month of age among infants with HBeAg positivity in cord blood is 7.9 times
higher than those with HBeAg negativity in cord blood.
Conclusion: The rate of HBsAg positivity in vaccinated children at 12 months was 6.9% with 87,4% of
infants having protective levels of anti‐HBs antibodies. Factors associated with hepatitis B infection in infants at
12 months were mother with HBeAg positivity, HBsAg and HBeAg positivity in cord blood.
Keywords: hepatitis B virus, transmission, HBV vaccine, immunological response to vaccination
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan B do virút (Hepatitis B virus –
HBV) là một bệnh có tính lây truyền cao và đang
là bệnh phổ biến trên toàn cầu. Hiện nay trên
toàn thế giới có khoảng hơn 350 triệu người
mang HBV mạn tính. Đa số các trường hợp này
là do lây truyền từ các bà mẹ mang HBV mạn
tính sang con, có thể trong tử cung hoặc do tiếp
xúc với dịch, máu lúc sinh. Mỗi năm có khoảng
2 triệu người tử vong do hậu quả của nhiễm
HBV. Châu Á và Tây Thái Bình Dương là vùng
lưu hành cao của bệnh, chiếm khoảng 70‐75% số
nhiễm siêu vi B mạn tính trên toàn thế giới. Việt
Nam nằm trong vùng dịch tễ của bệnh, tỷ lệ mắc
từ 15‐20% dân số, ước tính khoảng 6‐10 triệu
người nhiễm HBV. Tiêm phòng phổ cập cho trẻ
em là chiến lược kiểm soát căn bản tình trạng
nhiễm HBV trên toàn thế giới. Năm 1991 các tổ
chức cố vấn toàn cầu về chương trình tiêm
chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã kêu gọi các nước có tỷ lệ nhiễm HBV
trên 8% nên đưa vắc xin ngừa viêm gan B vào
chương trình tiêm chủng cho tất cả trẻ sơ sinh.
Đến năm 1996 đã có hơn 100 nước đã đưa chủng
ngừa viêm gan B vào chương trình tiêm chủng
mở rộng của quốc gia. Ở Việt Nam chủng ngừa
viêm gan B được đưa vào chương trình tiêm
chủng mở rộng từ năm 1997. Tiêm phòng vắcxin
viêm gan B, sử dụng huyết thanh kháng viêm
gan B (HBIg) hoặc phối hợp tiêm phòng vắcxin
và HBIg là các biện pháp hiệu quả trong việc
phòng tránh lây truyền viêm gan B từ mẹ sang
con. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về
đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắcxin viêm
gan B ở trẻ em(4,2,8,6). Tuy vậy chưa có nhiều
nghiên cứu tập trung vào đối tượng con của các
bà mẹ mang kháng nguyên HBsAg. Thực tế đòi
hỏi có những chứng cớ khoa học để nâng cao
hiệu quả phòng bệnh viêm gan B ở nước ta.
Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá
đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắcxin viêm gan B
ở trẻ có mẹ mang kháng nguyên HBsAg” với các
mục tiêu: (1) Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch
sau tiêm phòng vắcxin viêm gan B theo lịch 0 – 1 – 2
– 11 tháng ở trẻ có mẹ mang kháng nguyên HBsAg
và (2) Bước đầu tìm hiểu mối liên quan mức độ đáp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 573
ứng miễn dịch của trẻ với một số dấu ấn virút viêm
gan B ở mẹ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 246 sản phụ có HBsAg(+) trước sinh,
thường trú tại thành phố Hà Nội và thành phố
Thái Bình đến sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà
Nội, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Nhà hộ
sinh quận Hai Bà Trưng Hà Nội và bệnh viện
Phụ sản Thái Bình từ 12‐2006 đến 12‐2009 và con
của các sản phụ này. Sản phụ có bệnh gan mật,
không xét nghiệm HBsAg trước sinh và những
trẻ sơ sinh <2500g, đẻ ngạt hoặc có tình trạng
tuần hoàn hô hấp sau đẻ không ổn định, không
tiêm phòng đầy đủ 4 mũi vắcxin viêm gan B
theo lịch tiêm 0 – 1 – 2 – 11 tháng, không lấy
máu sau tiêm phòng vào lúc 12 tháng đã được
loại khỏi nghiên cứu này.
Tất cả thai phụ và con họ đều được thu thập
thông tin theo một mẫu bệnh án thống nhất. Các
sản phụ có HBsAg(+) trước chuyển dạ được lấy
3ml máu, tách huyết thanh, lưu giữ huyết thanh
ở nhiệt độ ‐ 200 C. Trẻ sau sinh được phân ngẫu
nhiên thành hai nhóm: nhóm tiêm mũi vắcxin
Engerix‐B đầu tiên trước 12 giờ gồm 139 trẻ và
nhóm tiêm sau 12 giờ nhưng trước 24 giờ gồm
106 trẻ. Tiếp tục tiêm phòng vắcxin Engerix‐B
cho trẻ vào lúc 1, 2, 11 tháng với liều 10μg/0,5
ml. Sau 4 tuần tiêm mũi 4 (lúc 12 tháng), lấy
máu trẻ định lượng kháng thể (anti‐HBs) và xác
định các dấu ấn của virút viêm gan B như
HBsAg, HBeAg, anti‐HBe, anti ‐ HBc tại Bộ môn
Miễn dịch‐Sinh lý bệnh, trường đại học Y Hà
Nội. Xác định các dấu ấn viêm gan virut B
(HBsAg, HBeAg, anti HBe) từ máu cuống rốn
con, máu mẹ và kháng thể anti‐HBs ở con sau
tiêm bằng kỹ thuật ELISA. Số liệu được xử lý
bằng các thuật toán y sinh học: sự khác biệt về tỷ
lệ được so sánh bằng thuật toán khi bình
phương; mối liên quan giữa mức độ đáp ứng
miễn dịch ở con và các dấu ấn HBV ở mẹ được
phân tích bằng thuật toán hồi qui logistic.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Kết quả tiêm phòng và nồng độ kháng thể
anti‐HBs lúc 12 tháng tuổi
Trẻ HBsAg
(+) lúc 12
tháng
Trẻ HBsAg (-) lúc 12 tháng
NĐKT< 10
IU/L
10≤ NĐKT
≤ 100 IU/ L
NĐKT >
100 IU/L
Tổng
n % n % n % n % n %
17 6,9 14 5,7 122 49,6 93 37,8 246 100
Sau tiêm phòng 6,9% trẻ vẫn có HbsAg (+),
5,7% trẻ không có đáp ứng miễn dịch bảo vệ dù
HbsAg (‐). Tỷ lệ trẻ tiêm chủng thất bại trong
nghiên cứu này [bao gồm số trẻ có HBsAg(+) và
trẻ có HBsAg(‐) nhưng nồng độ kháng thể
<10UI/L] là 12,6%. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng thành
công là 87,4%.
Bảng 2. Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HBV
lúc 12 tháng và sự hiện diện của HBeAg trong máu
mẹ
HBsAg con
12 tháng
HBeAg mẹ
HBsAg(+) HBsAg(-) OR
(95%
CI)
p
n Tỷ lệ % n
Tỷ lệ
%
HBeAg(+) 14 17,9 64 82,1 12,0
3,3-43,2
<0,001HBeAg(-) 3 1,8 165 98,2
Tổng số 17 6,9 229 93,1
Tỷ lệ HbsAg (+) lúc 12 tháng tuổi ở nhóm có
HbeAg (+) trong máu mẹ là 17,9% cao hơn rõ rệt
so với nhóm mẹ có HbeAg (‐) là 1,8% (p<0,001).
Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ có
HbeAg (+) trong máu mẹ gấp 12 lần nhóm có
mẹ HbeAg (‐).
Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HBV ở
con lúc 12 tháng và sự hiện diện của HBsAg trong
máu cuống rốn.
HBsAg
con 12
tháng
HBsAg rốn
HbsAg (+) HbsAg (-) OR p
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % (95% CI)
HbsAg (+) 16 11,8 120 88,2 14,5
HbsAg (-) 1 0,9 109 99,1 <0,01
Tổng số 17 6,9 229 93,1 1,9-111,4
Tỷ lệ HbsAg (+) lúc 12 tháng tuổi ở nhóm có
HbsAg (+) trong máu cuống rốn là 11,8% cao
hơn rõ rệt so với nhóm HbsAg (‐) trong máu
cuống rốn là 0,9% (p<0,01). Nguy cơ nhiễm HBV
lúc 12 tháng tuổi ở trẻ có HbsAg (+) trong máu
cuống rốn gấp 14,5 lần nhóm HbsAg (‐) trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 574
máu cuống rốn.
Bảng 4, Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HBV ở
con lúc 12 tháng và sự hiện diện của HBeAg trong
máu cuống rốn.
HBsAg
con 12
tháng
HBeAg
rốn
HbsAg (+) HbsAg (-) OR p
n Tỷ lệ
%
n Tỷ lệ
%
(95%
CI)
HbeAg (+) 8 25,8 23 74,2 7,9
HbeAg (-) 9 4,2 204 95,8 < 0,001
Tổng số 17 7,0 227 93,0 2,8-
22,4
Tỷ lệ HbsAg (+) lúc 12 tháng tuổi ở nhóm có
HbeAg (+) trong máu cuống rốn là 25,8% cao
hơn rõ rệt so với nhóm HbeAg (‐) trong máu
cuống rốn là 4,2% (p<0,001). Nguy cơ nhiễm
HBV lúc 12 tháng tuổi gấp 7,9 lần ở nhóm có
HbeAg (+) trong máu cuống rốn so với nhóm
HbeAg (‐) trong máu cuống rốn.
Bảng 5. So sánh tỷ lệ nhiễm HBV lúc 12 tháng ở 2
nhóm tiêm phòng mũi 1 trước và sau 12 giờ
HBsAg con
lúc 12 tháng
Thời điểm
tiêm VGB1
HbsAg (+) HbsAg (-)
OR
(95% CI)
p
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
≥ 12h 7 6,5 100 93,5 0,85
0,23-3,77
>0,05 < 12h 10 7,2 129 92,8
Tổng số 17 6,9 229 93,1
Tỷ lệ nhiễm HBV lúc 12 tháng ở nhóm tiêm
phòng sớm là 7,2% nhóm tiêm muộn là 6,5%, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Nồng độ kháng thể trung bình ở nhóm 107
trẻ được tiêm vắcxin mũi đầu trước 12 giờ là
92,20 ± 64,43 IU/L và ở nhóm 139 trẻ tiêm chủng
muộn sau 12 giờ (nhưng trước 24 giờ) là 80,50 ±
57,44 IU/L, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
BÀN LUẬN
Sau khi tiêm phòng 17 trẻ (6,9%) có HbsAg
(+), tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Đ.T.Đạt tỷ
lệ trẻ có HbsAg (+) sau tiêm phòng là là 18%
(11/61), tỷ lệ trẻ có HbsAg (‐) sau tiêm phòng là
82%(4). Nguyên nhân có thể do trong nghiên cứu
của chúng tôi trẻ được tiêm phòng mũi vắcxin
sơ sinh sớm, lịch tiêm 4 mũi và vắcxin VGB tốt
hơn (Engerix B).Nghiên cứu của N.T.H. Thu ở
31 trẻ có mẹ mang HbsAg (+), sau tiêm phòng tỷ
lệ trẻ có HbsAg (+) là 15,6% (5/31), tỷ lệ trẻ có
kháng thể dưới 10UI/L là 43,7% (14/31), tỷ lệ trẻ
có kháng thể bảo vệ là 56,2% (18/31trẻ), tỷ lệ có
kháng thể từ 10‐100 là 26% (8/31), tỷ lệ có kháng
thể từ 101‐500 là 26% (8/31), trên 500UI/L là 6%
(2/31)(6). Trong nghiên cứu này 31 bệnh nhân sau
khi sinh tại Bệnh viện Y dược Huế được tiêm
chủng theo lịch tiêm của xã phường không có
can thiệp gì khác do vậy mũi VGB1 có thể không
được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
do vậy tỷ lệ HbsAg (+) sau tiêm phòng rất cao.
Kết quả định lượng kháng thể được tiến hành 30
ngày sau mũi tiêm thứ hai do vậy hệ thống miễn
dịch trẻ chưa có đủ thời gian sinh kháng thể
anti‐HBs do vậy tỷ lệ trẻ có kháng thể <10 UI/L
cũng rất cao tới 43,7%. Trong nghiên cứu của
chúng tôi việc mũi VGB1 được tiêm phòng trong
vòng 24 giờ đầu và lịch tiêm 4 mũi vắcxin có thể
là nguyên nhân làm hạn chế tỷ lệ trẻ nhiễm HBV
sau tiêm phòng và kích thích tạo kháng thể tốt
hơn.
Trong những nghiên cứu trên trẻ có mẹ
mang HBsAg được tiêm HBIg phối hợp với
vắcxin VGB lúc sinh, tỷ lệ trẻ có HbsAg (+) sau
tiêm phòng thấp hơn nghiên cứu của chúng
tôi.Trong nghiên cứu của C.T.T. Hà trên 135 trẻ
có mẹ mang HbsAg (+) được tiêm phòng vắcxin
VGB1 và HBIg ngay trong 24 giờ đầu sau sinh
sau đó tiếp tục được tiêm đủ lịch vắcxin VGB
kiểm tra lại lúc 12 ‐ 18 tháng chỉ có 1 trẻ HBAg
(+), 81,5 % có đáp ứng miễn dịch bảo vệ, 17,8%
không có đáp ứng miễn dịch bảo vệ nhưng
HbsAg (‐)(2).Nghiên cứu của Boot trên 1743 trẻ có
mẹ mang HbsAg (+) được tiêm phòng vắcxin
VGB phối hợp vói HBIg thì tỷ lệ HbsAg (+) sau
tiêm phòng chỉ có 0,7% (12 trẻ)(1). Nghiên cứu
của T.T.Lợi không có trẻ nào nhiễm HBV sau
tiêm phòng (0/78)(8). Trong nghiên cứu của Zho
H trên 621 trẻ có mẹ HbsAg (+), sau tiêm phòng
HBIg và vắcxin VGB, HbsAg (+) ở 2,9% số trẻ,
1,4% không có kháng thể, 4,0% có kháng thể từ
10‐99 UI/L, 31,0% có kháng thể từ 100‐999UI/L,
621 trẻ có kháng thể 1000UI/L. Những yếu tố
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 575
như giới tính của trẻ, trọng lượng khi sinh, tỷ lệ
HBeAg(+) ở mẹ, HBV‐DNA(+) ở mẹ không có
ảnh hưởng tới định lượng kháng thể sau tiêm
phòng. Tỷ lệ tiêm chủng thất bại là 0% và 5,2% ở
trẻ có mẹ HbeAg (‐) và HbeAg (+). Trẻ có HBV
DNA (+) ở mẹ có tỷ lệ thất bại sau tiêm chủng
cao hơn trẻ có mẹ HBV DNA (‐)(9). Theo quan
điểm của WHO thì đối với các bà mẹ mang
HbsAg (+) việc tiêm phòng cho con bằng vắcxin
VGB đơn thuần cũng có hiệu quả tương đương
với tiêm phối hợp HBIg và vắcxin VGB. Tuy vậy
trong một nhiên cứu phân tích hệ thống của Lee
cho thấy việc phối hợp HBIg và vắcxin VGB làm
giảm nguy cơ nhiễm HBV gần một nửa so với
tiêm vắcxin đơn độc (OR= 0,52, 95% CI= 0,44‐
0,63). Trong nghiên cứu của Yang thì việc sử
dụng HBIg phối hợp với vắcxin VGB không có
hiệu quả rõ rệt trên nhóm trẻ có mẹ HbeAg (‐) so
với dùng vắcxin đơn thuần. Trong nghiên cứu
của Mille A thì trên trẻ có mẹ HbeAg (‐)/ HbsAg
(+) thì chỉ cần tiêm vắcxin VGB liều thấp theo
lịch 0 – 1 ‐ 2 tạo hiệu quả bảo vệ lên đến 100%(5).
Tỷ lệ HbsAg (+) lúc 12 tháng tuổi ở nhóm mẹ
có HBeAg(+) là 17,9% cao hơn rõ rệt so với
nhóm mẹ có HbsAg (‐) là 1,8% (p<0,001). Nguy
cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ có mẹ
mang HBeAg(+) gấp 12 lần nhóm có mẹ HbeAg
(‐). Những bà mẹ có HbeAg (+) thường có tổng
lượng virút cao do virút đang nhân lên. Một
trong yếu tố liên quan đến thất bại sau tiêm
phòng ở trẻ có mẹ mang HbsAg (+) thường thấy
trong các nghiên cứu là sự có mặt của kháng
nguyên HBeAg. Những bà mẹ có HBeAg(+)
thường có tổng lượng virút cao do virút đang
nhân lên. Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả
gây đáp ứng miễn dịch của vắcxin VGB H‐B‐
VAX đơn độc trên 2000 trẻ em của Mille A theo
lịch tiêm 0 – 1 ‐ 2 tháng tuổi, toàn bộ mũi tiêm sơ
sinh đều tiêm với liều 5μg. Với các mũi tiêm
VGB2 và VGB3 vào tháng thứ 1 và 2, trẻ sinh ra
từ các bà mẹ có HBsAg(‐) (nhóm 1: 1798 trẻ) tiêm
liều 2,5 μg, trong khi trẻ sinh ra từ các bà mẹ có
HbsAg (+) nhưng HbeAg (‐) (nhóm 2: 125 trẻ)
tiêm liều 2,5 μg và nhóm con các bà mẹ có
HbsAg (+)/HbeAg (‐) (nhóm 3:88 trẻ) tiêm liều 5
μg. Không có trẻ nào trong nhóm 1 và 2 nhiễm
virút VGB. Trong nhóm 3 có 12/82 trẻ nhiễm
virút VGB (hiệu lực ước đoán 84%)(5). Trong
nghiên cứu của Zou H tất cả trẻ có HbsAg (+)
sau tiêm phòng đều có mẹ mang HBeAg(+)(9).
Trong nghiên cứu của Singh AE tỷ lệ HbsAg (+)
sau tiêm phòng cũng cao hơn rõ rệt ở nhóm có
mẹ HbeAg (+) và có tải lượng virút cao(7).
HBsAg trong máu rốn
Tỷ lệ trẻ có HBsAg(+) sau tiêm phòng ở
nhóm trẻ có HBsAg(+) trong máu cuống rốn là
11,8 % cao hơn ở nhóm trẻ có HBsAg(‐) trong
máu cuống rốn là 0,9%. Sự khác biệt về tỷ lệ
HbsAg (+) sau tiêm phòng giữa hai nhóm là rất
lớn với OR= 14,5 (95%CI=1,9‐111,4), p<0,01.
Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ có
HbsAg (+) trong máu cuống rốn cao gấp 14,5 lần
nhóm trẻ có HbsAg (‐) trong máu cuống rốn.
Trong nghiên cứu của Zou H về hiệu quả tiêm
phòng VGB trên 869 cặp mẹ HbsAg (+) /con
bằng HBIg và vắcxin VGB cho thấy tỷ lệ
HBsAg(+) sau tiêm phòng là 3,1% (27/869).
Nguy cơ HBsAg(+) sau tiêm phòng ở nhóm trẻ
có HBV‐DNA (+) trong máu cuống rốn gấp 39,67
lần nhóm HBV‐DNA (‐) trong máu cuống rốn.
Tỷ lệ HBsAg(+) sau tiêm phòng còn tương quan
thuận với tải lượng virút của bà mẹ trước sinh.
Khi mức độ HBV‐DNA tăng lên từ <6, 6‐6, 99, 7‐
7, 99, ≥8 log10 copies /ml tương ứng với tỷ lệ thất
bại sau tiêm phòng tăng dần từ là 0%, 3,2%
(3/95), 6,7% (19/282), và 7,6% (5/56). Tất cả
những trẻ tiêm chủng thất bại đều sinh ra từ mẹ
có HbeAg (+) và có HBV‐DNA ở mẹ ≥ 6log10
copies /ml(10).
Tỷ lệ trẻ có HbsAg(+) sau tiêm phòng ở
nhóm trẻ có HbeAg(+) trong máu cuống rốn là
25,8 % cao hơn ở nhóm trẻ có HBeAg(‐) trong
máu cuống rốn là 4,2%. Sự khác biệt về tỷ lệ
HbsAg(+) là rất lớn với OR= 7,9 (95%CI=2,8‐
22,4), p<0,01. Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng
tuổi ở trẻ có HbeAg(+) trong máu cuống rốn cao
gấp 7,9 lần nhóm trẻ có HbeAg(‐) trong máu
cuống rốn. Trong nghiên cứu của Zou H tất cả
trẻ nhiễm HBV sau tiêm phòng đều sinh ta từ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 576
mẹ có HbeAg (+)(9).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
HbsAg (+) sau tiêm phòng ở nhóm tiêm phòng
sớm là 7,2%, ở nhóm tiêm phòng muộn là 6,5%.
Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê. Hiện nay mũi vắcxin VGB sơ sinh
trong chương trình TCMR ở Việt Nam đang
được tiêm trong vòng 24 giờ đầu theo khuyến
cáo của WHO. Tuy vậy theo CDC thì những trẻ
sinh ra từ các bà mẹ có HbsAg (+) cần được tiêm
phòng mũi vắcxin VGB sơ sinh càng sớm càng
tốt, tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu để tạo
kháng thể anti‐HBs sớm. Tuy vậy trong nghiên
cứu của chúng tôi chưa thấy sự khác biệt về tỷ lệ
HbsAg (+) giữa hai nhóm tiêm phòng sớm trước
12 h và tiêm phòng muộn sau 12h nhưng trước
24 h. Trong một nghiên cứu về hiệu quả của
tiêm phòng vắccin trong chương trình TCMR
trên trẻ em Trung Quốc từ 1992‐2005, tỷ lệ
HbsAg (+) sau tiêm phòng ở nhóm tiêm mũi
vắcxin đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu thấp hơn
rõ rệt so với nhóm tiêm sau 7 ngày. Như vậy
việc sử dụng mũi vắcxin viêm gan sơ sinh sớm
trong vòng 24 giờ đầu tạo hiệu quả bảo vệ cao
hơn là tiêm muộn sau 1 tuần. Tuy vậy nghiên
cứu này cũng thất bại trong việc chứng minh sự
khác biệt về tỷ lệ HBsAg (+) sau tiêm phòng giữa
nhóm tiêm mũi vắcxin sơ sinh trong 24 giờ đầu
và nhóm tiêm trong vòng 1‐7 ngày(3). Trung
Quốc là một nước có tỷ lệ lưu hành của HBV cao
với tỷ lệ phụ nữ có thai mang HBsAg là 9,8%
năm 1992, tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức
6,7% năm 2006 do vậy số bà mẹ mang HBsAg
trong nghiên cứu này là rất lớn. Hầu hết các
trường hợp thất bại sau tiêm phòng vắcxin VGB
xảy ra trên những đứa trẻ có mẹ mang HbsAg
(+). Do vậy sự khác biệt về hiệu quả tiêm phòng
sớm và muộn trong số trẻ có mẹ mang HBsAg
trong nghiên cứu này cũng chưa được chứng
minh rõ ở mốc thời điểm 24 giờ.Trong nghiên
cứu của Đ.T.Đạt cũng chưa thấy sự khác biệt về
tỷ lệ trẻ có HbsAg(+) giữa hai nhóm được tiêm
trước và sau mốc thời điểm 24 giờ hoặc 3 ngày,
nhưng nguy cơ tương đối ở các nhóm tiêm
phòng muộn sau các thời điểm này thường cao
hơn so vói trẻ được tiêm phòng sớm(4). Hiện
tượng không có sự khác biệt về hiệu lực bảo vệ
giữa nhóm tiêm sớm và muộn trong nghiên cứu
của chúng tôi có thể giải thích do một số nguyên
nhân sau. Việc sử dụng vắcxin VGB đơn độc
phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu
phòng tránh được cho những trường hợp người
mẹ có tổng lượng virút thấp, lây truyền xảy ra
trong hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh.
Những trường hợp mẹ có tổng lượng virút cao,
lây truyền xảy ra ngay trong tử cung thì các biện
pháp miễn dịch sau khi sinh không có hiệu quả
nhiều. Mặt khác thời gian ủ bệnh của virút VGB
dài 6 tháng hoặc lâu hơn do vậy việc sử dụng
vắcxin VGB sau 12 giờ nhưng trước 24 giờ vẫn
có tác dụng bảo vệ cho những trẻ sinh ra từ các
bà mẹ có HbsAg (+) do hệ thống miễn dịch của
cơ thể vẫn có đủ thời gian để sinh kháng thể.
Cần phải có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn
hơn để tìm hiểu về vấn đề này nhằm nâng cao
hiệu quả tiêm phòng ở nhóm trẻ có nguy cơ cao
sinh ra từ các bà mẹ có HbsAg (+).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:
‐ Dù được tiêm đầy đủ 4 mũi vắcxin VGB
theo lịch, có 6,9% trẻ HbsAg (+) lúc 12 tháng
tuổi, 5,7% trẻ đáp có ứng miễn dịch dưới
ngưỡng bảo vệ (<10 IU/L), 49,6% có đáp ứng
miễn dịch yếu với kháng thể 10 ‐ 100 IU/L, chỉ có
37,8% có đáp ứng miễn dịch tốt với kháng thể
>100 UI/L.
‐ Khi được tiêm chủng mũi đầu trong vòng
24 giờ sau sinh, không có sự khác biệt về hiệu
quả tiêm phòng vắcxin viêm gan B mũi đầu
trước và sau 12 giờ.
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ
có HBeAg(+) trong máu mẹ gấp 12 lần nhóm có
mẹ HbeAg (‐).
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi ở trẻ
có HBsAg(+) trong máu cuống rốn cao gấp 14,5
lần nhóm trẻ có HBsAg(‐) trong máu cuống rốn.
‐ Nguy cơ nhiễm HBV lúc 12 tháng tuổi
gấp 7,9 lần ở nhóm có HbeAg (+) trong máu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 577
cuống rốn so với nhóm HbeAg (‐) trong máu
cuống rốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boot HJ, Hahne S, Cremer J et al (2010), Persistent and
transient hepatitis B virus (HBV) infections in children born to
HBV‐ infected mothers despite active and passive vaccination;
Journal of Viral Hepatitis; 17,872‐78.
2. Chu Thị Thu Hà, Đinh Phương Hòa (2008), Hiệu quả của biện
pháp phối hợp can thiệp tiêm phòng Globulin miễn dịch và
vắcxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh
tại Hà Nội, Tạp chí Y học dự phòng, 4(96), 24‐27.
3. Cui F, Li L, Hadler SC et al (2010), Factors associated with
effectiveness of the first dose of hepatitis B vaccine in China:
1992‐2005, Vaccine; 28, 5973‐78.
4. Đỗ Tuấn Đạt (2004), Đánh giá hiệu quả triển khai tiêm phòng
vắcxin viêm gan B do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất
dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Luận án tiến sỹ
Y học, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội. Tr: 73.
5. Milne A, West DJ, Chinh DV, Moyes CD, Poerschke G (2002),
Field evaluation of the efficacy and immunogenicity of
recombinant hepatitis B vaccine without HBIG in newborn
Vietnamese infants, J.Med.Virol.,67(3),327‐333.
6. Nguyễn Thị Hoài Thu, Trần Thị Minh Diễm (2010), Nghiên
cứu sự lây truyền virút viêm gan B giữa mẹ và con tại bệnh
viện trường Đại học Y dược Huế, Nghiên cứu Y học, Suppl, Vol
68, 3, 198‐03.
7. Singh AE, Plitt SS, Osiowy C et al (2011), Factos associated
with vaccine failure and vertical transmission of hepatitis B
among a cohort of Canadian mothers and infants, Journal of
Viral hepatitis, Vol:18(7), 468‐73.
8. Trần Thị Lợi, Lê Thị Hoàng Uyên (2008), Đáp ứng miễn dịch
đối với chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ nhũ nhi có mẹ
mang HBsAg dương tính, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 12,
sup 1, 148‐151.
9. Zou H, Chen Y, Duan Z, Zhang H (2011), Protective effective
of hepatitis B vaccine combined with two‐dose hepatitis B
immunoglobuline on infants born to HBsAg‐positive mothers,
PloS One: 6 (10):e26748.
10. Zou H, Chen Y, Duan Z, Zhang H (2011),Virologic factor
associated with failure to passive‐active immunoprophylaxis
in infants born to HBsAg‐poisitive mothers, Journal of Viral
Hepatitis [Pub‐ Med].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dap_ung_mien_dich_sau_tiem_phong_vacxin_viem_gan_b.pdf