Kết quả điều trị sau cùng
Thời gian theo dõi dài nhất 48 tháng, ngắn nhất 6 tháng, thời gian theo dõi trung bình
26,4 tháng. Phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay loại gãy có di lệch bằng
xuyên chùm kim Kirschner nội tủy kín dưới màn tăng sáng cho kết quả theo khảo sát ban
đầu chiếm tỷ lệ cao 83,2%. Ghi nhận 1 trường hợp hoại tử chỏm sau 12 tháng theo dõi.
So sánh với một số nghiên cứu khác:
- Một nghiên cứu của Cliford 1980, báo cáo nghiên cứu trên 80 bệnh nhân gãy đầu
trên xương cánh tay sau chấn thương được điều trị bảo tồn, thời gian theo dỏi 18 tháng,
15% cho kết quả xấu. Trong đó, những bệnh nhân gãy ít di lệch đạt kết quả tốt là 94%,
nhưng những bệnh nhân gãy xương có di lệch có kết quả tốt chỉ đạt 68%.
- Năm 1992 Jaberg và cộng sự điều trị 54 trường hợp gãy không vững với thời gian theo
dõi 2 đến 7 năm (trung bình là 3 năm) 34 trường hợp cho kết quả tốt, 10 trung bình, 4 cho
kết quả xấu, và 2 trường hợp hoại tử chỏm.
- Nghiên cứu của Chun và cộng sự 1994, hồi cứu 56 bệnh nhân gãy cổ phẫu thuật, được
điều trị bảo tồn, thời gian theo dõi trung bình là 6,6 năm. Theo nghiên cứu này thì chỉ có
55% (31 bênh nhân) đạt được kết quả tốt.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiêm và cộng sự năm 2005, trong 36 trường
hợp khảo sát. Chỉ có 1 ca không lành xương, 3 ca nhiễm trùng chân đinh, 1 ca lỏng đinh
sớm, và 10 ca được theo dõi trên 12 tháng đánh giá theo Neer, kết quả trung bình là 84,2.
không có ca nào hoại tử chỏm lúc theo dõi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị chúng tôi ghi nhận là:
- Thời điểm phẫu thuật: bệnh nhân đến càng sớm, phẫu thuật càng sớm thì tỷ lệ thành
công sẽ cao hơn những bệnh nhân tới muộn. Những bệnh nhân tới sớm nắn xương dễ dàng
hơn. Theo chúng tôi ghi nhận thời gian lý tưởng là trong tuần lễ đầu sau tai nạn.
- Chất lượng xương: Ở bệnh nhân lớn tuổi chất lượng xương kém thì khả năng phục hồi
sẽ kém và lâu hơn những bệnh nhân trẻ tuổi.
- Tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: chúng tôi nhận thấy rằng tập sau mổ ngay
khi bệnh nhân bớt đau, tập kết hợp cả vận động chủ động và thụ động, tập gồng cơ, tập
các khớp kề liền, tập vận động chủ động khớp vai sau 14 ngày.
- Số lượng kim xuyên nội tủy ảnh hưởng đến độ vững của phương pháp kết hợp xương.
Các tác giả nước ngoài như Hans Ender (1941), Lie Rush (1976), Christian Krettick (2006)
cho rằng chỉ cần 2 kim uốn cong ngược chiều nhau là đủ vững. Nhưng theo tôi càng xuyên
được nhiều kim càng vững chắc.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay di lệch bằng chùm kim Kirschner nội tủy kín ngược dòng dưới màn tăng sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 201
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY
DI LỆCH BẰNG CHÙM KIM KIRSCHNER NỘI TỦY KÍN
NGƯỢC DÒNG DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG
Nguyễn Việt Trung*
TÓM TẮT
Phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay di lệch bằng nắn kín và xuyên chùm kim
Kirschner ngược dòng dưới màn tăng sáng với vị trí xuyên kim ngay dưới chỗ bám tận của cơ đen-ta. Với
vật liệu là kim Kirschner rẻ tiền, dễ tìm. Vị trí xuyên kim ngay dưới chỗ bám tận của cơ đen-ta, vị trí này
xung quanh không có những cấu trúc quan trọng, gần ổ gãy dễ thao tác khi bộc lộ và luồn kim.
Nghiên cứu: Mô tả tiền cứu, theo dõi trên 35 bệnh nhân gãy cổ phẫu thuật 2 phần theo Neer, nắn kín
và xuyên kim thành công. Thời gian theo dõi trung bình 26,4 tháng.
Kết quả: Lành xương tốt 86% (30/35 trường hợp), phục hồi chức năng tốt 83,2% (29/35 trường hợp),
can lệch 4 trường hợp (11,2%), 1 trường hợp hoại tử chỏm chiếm tỷ lệ 2,8%.
Bàn luận: Phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay di lệch bằng nắn kín và xuyên
chùm kim Kirschner ngược dòng dưới màn tăng sáng với vị trí xuyên kim ngay dưới chỗ bám tận của cơ
đen-ta, phù hợp với điều kiện nước ta với vật liệu kim Kirschner dễ tìm, vị trí xuyên kim thuận lợi, ít biến
chứng và cho kết quả tương đương với các phương pháp khác.
Từ khóa: Nội tủy ngược dòng.
ABSTRACT
THE DISPLACED HUMERAL SURGICAL NECK FRACTURES: CLOSED REDUCTION
AND FIXATION WITH RETROGRADE INTRAMEDULLARY BUNDKE –
KIRSCHNER WIRES WITH C.ARM
Nguyen Viet Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 – 2009: 201- 207
Background: There are two techniques of treatment of the displaced humeral surgical neck fractures:
closed reduction and retrograde intramedullary bundle- Kirschner wires with C. Arm. The main material is
Kirschner wires which is cheap and easy to buy. The inserted position of the wires is under the inserted Delta
muscle position. This position has no important structure nearby, and is near the breaking. Therefore, it is
easy to be exposed to insert Kirschner wires.
Study method: This study was a clinical trials. Thirty-five patients with displaced humeral surgical
neck fractures according to Neer’s classification, were followed up. The treatment with closed reduction and
inserted K-wires were successfull. The average time of following is 26,4 months. There were 86% (30 of 35
patients) of good results, 83,2% (29 of 35 patients) of good rehabilitations.
Discussion: The treatment of displaced humeral surgical neck fractures by closed reduction and
fixation with retrograde intramedullary bundke – kirschner wires with c.arm with the inserted position of
the wires under the inserted Delta muscle position are suitable for Vietnam condition. Because K-wire is easy
to find and the inserted position is advantageous. These techniques have less complication and can yield good
results as other techniques.
Keywords: retrograde intramedullary bundke,kirschner wires.
*Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: BS Nguyễn Việt Trung ĐT: 0908.357.604 Email: trungctch@yahoo.com
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 202
MỞ ĐẦU
Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay, chiếm 60% trong gãy xương đầu trên xương cánh
tay, 80% các trường hợp là gãy không di lệch, điều trị bảo tồn cho kết quả tốt, 20% còn lại là
loại gãy di lệch, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Mổ nắn và cố định xương bên trong cho phép nắn xương chính xác và cố định xương
cứng nhắc, nhưng gây tổn thương mô mềm xung quanh và có nhiều nguy cơ tổn thương
các mạch máu nuôi chỏm, dễ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, cứng khớp vai, hoại
tử chỏm
Khuynh hướng hiện nay trên thế giới, quan điểm về xâm nhập tối thiểu và cố định
xương vững chắc sinh học mềm dẻo đang rất được quan tâm. Nắn kín và cố định xương tối
thiểu hạn chế được những nguy cơ tổn thương mô mềm của phương pháp mổ hở. Có nhiều
phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng nắn kín và cố định xương
mềm dẻo đã được nghiên cứu và được chấp nhận như đinh Hakethal, đinh Ender, đinh
Ender ngược dòng, đinh Rush, xuyên đinh qua da, đinh nội tủy có chốt, đinh nội tủy mềm
dẻo, néo ép.
Tuy nhiên, các phương pháp nắn kín và cố định tối thiểu trên còn tồn tại một số những
khó khăn hạn chế khi áp dụng trên thực tế tại Việt nam, cụ thể: về vật liệu sử dụng thường
là những đinh chuyên dụng khó tìm như đinh Hakethal, đinh Endervà một số loại đinh
không có ở Việt Nam. Về kỹ thuật, vị trí xuyên kim sử dụng ở phía trên phải xuyên qua cơ
Delta, gân cơ trên gai dễ làm tổn thương những cơ quan này đưa đến đau khi vận động và
hạn chế vận động khớp vai. Ở vị trí trên hố đầu khuỷu thì bệnh nhân phải nằm sấp, khó
thao tác, đồng thời vị trí xuyên kim xa ổ gãy. Đối với vị trí trên mõm trên lồi cầu và mõm
trên ròng rọc, vị trí xa ổ gãy, sau xuyên kim thì kim nằm ngay sát dưới da dễ gây đau, lộ
đầu đinh và nhiễm trùng chân đinh.
Với phương pháp xuyên kim qua da, với kỹ thuật dễ thao tác nhưng đinh sử dụng là
đinh Schanz khó tìm, và vị trí xuyên kim đi ngang qua cơ đen-ta vào vùng cổ phẫu thuật, có
khả năng tổn thương các cấu trúc như mạch máu và thần kinh, đồng thời gây đau cho bệnh
nhân khi vận động.
Phương pháp điều trị bằng nắn kín và xuyên chùm kim Kirschner ngược dòng dưới
màn tăng sáng với vị trí xuyên kim ngay dưới chỗ bám tận của cơ đen-ta. Với mục đích
tìm giải pháp khắc phục một số nhược điểm của các phương pháp trên và dễ ứng dụng
ở điều kiện Việt Nam. Vật liệu là kim Kirschner rẻ tiền, dễ tìm. Vị trí xuyên kim ngay
dưới chỗ bám tận của cơ đen-ta, vị trí này xung quanh không có những cấu trúc quan
trọng, gần ổ gãy dễ thao tác khi bộc lộ và luồn kim.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng phương
pháp nắn kín và xuyên chùm kim Kirschner nội tủy kín ngược dòng dưới màn tăng sáng có
vị trí xuyên kim dưới chỗ bám tận cơ đen-ta.
Mục tiêu chuyên biệt
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 203
Xác định khả năng nắn và xuyên kim thành công.
Đánh giá độ vững chắc của phương pháp chùm kim: sự phục hồi giải phẫu, di lệch thứ
phát, sự liền xương.
Đánh giá sự phục hồi chức năng.
Biến chứng của phương pháp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối Tượng Nghiên Cứu
Các bệnh nhân gãy kín vùng cổ phẫu thuật xương cánh tay do chấn thương được phân
loại gãy 2 phần theo phân loại của NEER, có di lệch (di lệch >1cm hoặc gập góc > 45o), được
điều trị tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 04 năm
2004 đến tháng 04 năm 2008.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân gãy kín vùng cổ phẫu thuật xương cánh tay loại gãy 2 phần theo phân loại
của NEER do chấn thương, có di lệch (di lệch > 1 cm, gập góc > 45o) do chấn thương.
- Tuổi từ 15 trở lên.
- Thời gian đến sớm trước 2 tuần sau chấn thương.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.
- Bệnh nhân không có các chống chỉ định phẫu thuật như bệnh lý nội khoa (bệnh tim
mạch, hô hấp, suy kiệt).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không tái khám và theo dõi đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiền cứu cắt dọc, xử lý số liệu
Tổng kết và đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá của NEER.
Thống kê các số liệu theo phần mềm tin học Exel, SPSS 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tư liệu
Về tư liệu nghiên cứu, từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 4 năm 2008 tại Khoa Chấn
Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, thực hiện mổ với phương pháp nắn
kín và xuyên chùm kim Kirschner nội tủy với màn tăng sáng cho 41 trường hợp. Trong đó,
có 2 trường hợp nắn kín thất bại phải chuyển sang phương pháp mổ hở để nắn xương, 4
trường hợp bệnh nhân ở xa không tái khám và theo dõi đúng hẹn nên loại ra khỏi nghiên
cứu. Số bệnh nhân được theo dõi trong nghiên cứu là 35 trường hợp. Thời gian theo dõi dài
nhất 48 tháng, ngắn nhất 6 tháng, thời gian theo dõi trung bình 26,4 tháng.
Kết quả về mặt kỹ thuật
Số ca mổ thất bại phải chuyển phương pháp: trong các trường hợp phẫu thuật, có 2
trường hợp nắn kín thất bại, phải chuyển mổ hở để nắn xương, 1 trường hợp do gãy
xương đến muộn vào 14 ngày ổ gãy đã có mô xơ dính liền các mãnh gãy, 1 trường hợp
có mô mềm chèn giữa ổ gãy.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 204
Bảng 1: Khả năng nắn xương kín
Khả năng nắn xương kín Số lượng Tỷ lệ
Thành công 39 95,2%
Thất bại 2 4,8%
Tổng số 41
Biến chứng sau mổ: chúng tôi gặp 3 trường hợp di lệch thứ phát sau khi xuyên kim
chiếm 8,4%, và 2 trường hợp di chuyển kim chiếm 5,6%.
Kết quả về sự vững chắc của phương pháp kết hợp xương
Di lệch xương trong quá trình điều trị là 4 trường hợp chiếm 11,2%. Trong đó, di lệch
gập góc 1 trường hợp, di lệch sang bên 1 trường hợp, và chồng ngắn là 2 trường hợp.
Kết quả liền xương
Lành xương tốt 30 trường hợp (86%), can lệch 4 trường hợp (11,2%), 1 trường hợp hoại
tử chỏm chiếm tỷ lệ 2,8%. Thời gian lành xương trung bình là 5,2 tuần.
Kết quả phục hồi giải phẫu
Kết quả phục hồi giải phẫu đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 86% (30 trường hợp), khá 5,6% (2
trường hợp), trung bình 5,6% (2 trường hợp), xấu 2,8% (1 trường hợp).
- Tốt: khi lành xương tốt không can lệch.
- Khá: lành xương nhưng can lệch nhỏ hơn 1cm hay 45o.
- Trung bình: lành xương nhưng can lệch lớn hơn 1cm hay 45o.
- Xấu: không lành xương, hoại tử chỏm.
Kết quả điều trị sau cùng
Kết quả sau cùng được đánh giá theo bảng thang điểm của Neer, thang điểm này với
điểm 100 được đánh giá như sau: tốt > 89 điểm, khá 80 – 89 điểm, trung bình 70 – 79 điểm,
xấu- thất bại < 70 điểm.
- Tốt: chiếm 83,2% (29 trường hợp).
- Khá 11,2% (4 trường hợp).
- Trung bình 2,8% (1 trường hợp).
- Xấu 2,8% (1 trường hợp).
BÀN LUẬN
Khả năng nắn xương kín thành công
Khả năng nắn xương kín thành công phụ thuộc vào các yếu tố sau: kỹ thuật nắn xương
và thời điểm tiến hành nắn xương. Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận kết quả
trong 41 trường hợp nắn xương kín dưới màn tăng sáng thì có 39 trường hợp nắn thành
công (95,2%), 2 trường hợp thất bại (4,8%) phải chuyển sang phương pháp mổ hở nắn
xương. Từ kết quả này, chúng tôi có nhận xét: Ở những bệnh nhân đến sớm trước 1 tuần,
khi ổ gãy xương còn mới không có các mô xơ dính các mãnh gãy và vùng gãy xương còn ít
sưng nề thì dễ nắn thành công, những bệnh nhân đến muộn sau 10 ngày giữa ổ gãy đã hình
thành các mô xơ dính liền các phần xương gãy thì nắn khó khăn hơn và có khả năng nắn
xương thất bại. Trong trường hợp có mô mềm chèn giữa các mãnh gãy nắn xương kín thất
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 205
bại, chúng tôi chuyển phương pháp mổ hở để nắn xương, trong nghiên cứu này có 1 trường
hợp (2,4%).
Vị trí xuyên kim
Chúng tôi chọn vị trí xuyên kim là dưới lồi củ Đen-ta, dưới chỗ bám tận của cơ Đen-ta
vách gian cơ ngoài tương đương với vị trí 1/3 giữa ngoài cánh tay, với lý do:
- Ở vị trí này xương nằm ngay sát dưới lớp mô mỡ dưới da, nên dễ bộc lộ
- Vị trí ngay giữa vách gian cơ ngoài nên khi bộc lộ không gây tổn thương nhiều
các mô mềm.
- Không có nhiều cấu trúc quan trọng xung quanh.
Kết quả về sự vững chắc của phương pháp kết hợp xương
Để khảo sát về sự vững chắc của phương pháp kết hợp xương, sau khi xuyên kim kiểm
tra dưới màn tăng sáng hình ảnh tỉnh và động, kết quả X quang sau mổ và kết quả X quang
trong những lần tái khám suốt quá trình điều trị cho đến khi xương lành.
Kết quả ngay sau mổ chỉ có 3 trường hợp có di lệch thứ phát (8,4%) (1 di lệch gập góc, 1
chồng ngắn, 1 sang bên). Trong suốt quá trình điều trị, chỉ có 4 trường hợp có di lệch thứ
phát (11,2 %) (gồm cả 3 trường hợp di lệch sau mổ), đây là những kiểu di lệch chấp nhận
được.
Theo dõi biến chứng của phương pháp xuyên kim
Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi chỉ ghi nhận có 2 trường hợp là có biến chứng di
chuyển kim, chiếm tỷ lệ 5,6%. Và cả 2 trường hợp này kim đều di chuyển lên phía trên,
không ghi nhận trường nào gãy kim, các biến chứng khác như chảy máu vết mổ, tổn
thương mạch máu và thần kinh, nhiễm trùng chân kim, đau vết mổ, sẹo xấu vết mổ.
Kết quả liền xương
Kết quả liền xương, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân liền xương cao. Trong đó, liền
xương tốt là 31 trường hợp chiếm tỷ lệ 88,8%, 3 trường hợp lành xương nhưng can lệch tỷ
lệ 8,4%, 1 trường hợp có hoại tử chỏm xương cánh tay. Thời gian lành xương từ 4 – 6 tuần,
thời gian lành xương trung bình là 5,2 tuần.
Nhận xét, kết quả bước đầu cho thấy phương pháp này áp dụng cho loại gãy cổ phẫu
thuật xương cánh tay có di lệch cho kết quả cao. Thời gian lành xương nhanh chóng, điều
này có thể giải thích vì can thiệp tối thiểu, bảo tồn các mô xung quanh giúp bảo vệ nguồn
cung cấp máu nuôi.
Kết quả phục hồi chức năng
Về kết quả phục hồi chức năng, chúng tôi sử dụng đánh giá theo bảng thang điểm của
NEER. Kết quả chúng tôi ghi nhận tốt 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 83,2%, khá 3 trường hợp
chiếm tỷ lệ 8,4%, trung bình 2 trường hợp 5,6%, xấu 1 trường hợp 2,8%.
Việc tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phục hồi
chức năng của bệnh nhân. Ở nhóm nghiên cứu chúng tôi cho bệnh nhân tập ngay khi bệnh
nhân hết đau sau mổ bằng cách tập gồng cơ và tập vận động thụ động sớm, tập chủ động
các khớp liền kề như khớp khuỷu. Sau 2 tuần có thể cho bệnh nhân tháo đai vải Desault để
tập vận động thụ động và chủ động khớp vai.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 206
Koval 1997 nghiên cứu trên 104 trường hợp gãy di lệch ít của đầu trên xương cánh tay,
theo dõi trên một năm sau chấn thương. Tất cả các trường hợp đều lành xương, không có di
lệch thêm. Nhưng chỉ có 77% là có kết quả tốt, và những bệnh nhân này là nhóm được tập
vận động từ ngày thứ 14 sau chấn thương.
Kết quả điều trị sau cùng
Thời gian theo dõi dài nhất 48 tháng, ngắn nhất 6 tháng, thời gian theo dõi trung bình
26,4 tháng. Phương pháp điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay loại gãy có di lệch bằng
xuyên chùm kim Kirschner nội tủy kín dưới màn tăng sáng cho kết quả theo khảo sát ban
đầu chiếm tỷ lệ cao 83,2%. Ghi nhận 1 trường hợp hoại tử chỏm sau 12 tháng theo dõi.
So sánh với một số nghiên cứu khác:
- Một nghiên cứu của Cliford 1980, báo cáo nghiên cứu trên 80 bệnh nhân gãy đầu
trên xương cánh tay sau chấn thương được điều trị bảo tồn, thời gian theo dỏi 18 tháng,
15% cho kết quả xấu. Trong đó, những bệnh nhân gãy ít di lệch đạt kết quả tốt là 94%,
nhưng những bệnh nhân gãy xương có di lệch có kết quả tốt chỉ đạt 68%.
- Năm 1992 Jaberg và cộng sự điều trị 54 trường hợp gãy không vững với thời gian theo
dõi 2 đến 7 năm (trung bình là 3 năm) 34 trường hợp cho kết quả tốt, 10 trung bình, 4 cho
kết quả xấu, và 2 trường hợp hoại tử chỏm.
- Nghiên cứu của Chun và cộng sự 1994, hồi cứu 56 bệnh nhân gãy cổ phẫu thuật, được
điều trị bảo tồn, thời gian theo dõi trung bình là 6,6 năm. Theo nghiên cứu này thì chỉ có
55% (31 bênh nhân) đạt được kết quả tốt.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiêm và cộng sự năm 2005, trong 36 trường
hợp khảo sát. Chỉ có 1 ca không lành xương, 3 ca nhiễm trùng chân đinh, 1 ca lỏng đinh
sớm, và 10 ca được theo dõi trên 12 tháng đánh giá theo Neer, kết quả trung bình là 84,2.
không có ca nào hoại tử chỏm lúc theo dõi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị chúng tôi ghi nhận là:
- Thời điểm phẫu thuật: bệnh nhân đến càng sớm, phẫu thuật càng sớm thì tỷ lệ thành
công sẽ cao hơn những bệnh nhân tới muộn. Những bệnh nhân tới sớm nắn xương dễ dàng
hơn. Theo chúng tôi ghi nhận thời gian lý tưởng là trong tuần lễ đầu sau tai nạn.
- Chất lượng xương: Ở bệnh nhân lớn tuổi chất lượng xương kém thì khả năng phục hồi
sẽ kém và lâu hơn những bệnh nhân trẻ tuổi.
- Tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: chúng tôi nhận thấy rằng tập sau mổ ngay
khi bệnh nhân bớt đau, tập kết hợp cả vận động chủ động và thụ động, tập gồng cơ, tập
các khớp kề liền, tập vận động chủ động khớp vai sau 14 ngày.
- Số lượng kim xuyên nội tủy ảnh hưởng đến độ vững của phương pháp kết hợp xương.
Các tác giả nước ngoài như Hans Ender (1941), Lie Rush (1976), Christian Krettick (2006)
cho rằng chỉ cần 2 kim uốn cong ngược chiều nhau là đủ vững. Nhưng theo tôi càng xuyên
được nhiều kim càng vững chắc.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 207
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay tập trung ở bệnh nhân trên 60
tuổi chiếm tỷ lệ 48,8%. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, chất lượng xương kém thì chấn thương
nhẹ cũng có thể gây gãy xương, tai nạn sinh hoạt chiếm đa số 51,5%.
Khả năng nắn xương kín và xuyên kim thành công cao (95,2%) ở bệnh nhân đến sớm,
trong 2 tuần lễ đầu sau gãy xương.
Về kỹ thuật, thời gian phẫu thuật ngắn thời gian trung bình là 26 phút, lượng máu mất
không đáng kể.
Kết quả lành xương tốt chiếm tỷ lệ 88,8 %, thời gian lành xương trung bình 5,2 tuần. Kết
quả phục hồi giải phẫu tốt chiếm 86%. Kết quả phục hồi chức năng tốt chiếm 83,2%. Kết quả
điều trị sau cùng tốt chiếm tỷ lệ 83,2 %.
Biến chứng kim di chuyển chiếm 5,6%. Không ghi nhận các biến chứng khác.
Việc nghiên cứu đề tài này với mục đích có thêm chọn lựa một phương pháp điều trị
cho gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay, phù hợp với điều kiện nước ta với vật liệu kim
Kirschner dễ tìm, vị trí xuyên kim thuận lợi, ít biến chứng và cho kết quả tương đương
với các phương pháp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Đức (2004), Gãy đầu trên xương cánh tay ở người lớn, Chấn thương chỉnh hình chi trên, tr. 64-76.
2. Lương Đình Lâm (1997), Gãy xương cánh tay, Bài giảng bệnh học Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, tr. 73-74.
3. Ngô Bảo Khang (1989), Gãy đầu trên xương cánh tay, Bệnh học ngoại khoa,tập 5, tr. 90-97.
4. Nguyễn Quang Long dịch L.Boehler (1980), Các loại băng bất động dạng vai, Kỹ thuật điều trị gãy xương in lần thứ
12,13,tập 2, tr. 63-84.
5. Nguyễn Quang Long dịch L.Boehler (1980), Gãy đầu trên xương cánh tay, Thương tích chi trên, Kỹ thuật điều trị gãy xương,
tập 2, tr. 104-112.
6. Nguyễn Quang Long (1989), Đại cương gãy xương, Bệnh học ngoại khoa, tập 5, tr. 46-73
7. Nguyễn Quang Quyền (2004) dịch Atlas of Human Anatomy by Frank H. Netter, Chi trên, Atlas giải phẫu người , tr. 424-
438.
8. Nguyễn Quang Quyền (1990), Nách, Bài giảng Giải phẫu học, tập 1, tr. 42-52.
9. Nguyễn Quang Quyền (1990), Xương cánh tay, Bài giảng Giải phẫu học , tập 1, tr. 25-26.
10. Nguyễn Xuân Nghiêm và cộng sự (2005), Nắn kín và xuyên kim đầu trên xương cánh tay, Tạp chí Y Học Việt Nam (314), tr.
110-115.
11. Hồng Thị Minh Trí (2002), Điều trị bảo tồn gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay ở người lớn bằng băng thun khớp vai ngực, Luận
văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TPHCM
12. Dương Đình Triết (2007), Điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay ở người lớn bằng nắn kín và xuyên đinh Kirschner dưới màng
tăng sáng, Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Dược TPHCM.
13. Andrew H. Crenshaw, Jr (2003), Fractures about proximal humerus in adults, In Fractures of shoulder, arm, and forearm,
Campbell ’s Operative Orthopaedics, volume 3, pp.2989-3014.
14. Andrew H.Schmidt, MD (2000), Fractures of the proximal humerus and dislocation of the glenohumeral joint. Orthopeadic
Knowledge Update, trauma 2, pp.13-22.
15. Banks and Lanfman (1987), Exposure of the proximal fourth of the shaft of the humerus, An Atlas of surgical exposures of the
extremities, pp.66-69.
16. Behac (2002), Technique opératoire du clou Behac, Behac clou humeral dynamique .
17. Bernstein J, Adler LM, Blank JE, Dalsey RM, Williams GR, Lanotti JP (1996), Evaluation of classification of proximal
humeral fractures with computerized tomographic scans and plain radiographs, J Bone Joint Surg, 78A, pp.1371-1375.
18. Bigliani LU, Flatow EL, Pollock RG (1996), Fractureof the proximal humerus. In : Rocwood CA, Green DP, Bucholz RW,
Heckman JD, eds. Fracture in adults, volum 1, pp.1055.
19. Blom S, Dahlback LO (1970), Nerve injuries in dislocations of the shoulder joint and fractures of the neck of the humerus,
Acta chir scand, pp.136:461.
20. Brumback RJ, Bosse MJ, Roha A, et al (1987), Intramedullary stabilization of humerus shaft fracture in patients with
multiple trauma, J.bone Joint Surg Am, 69, pp.558-567.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 208
21. Christopher G, Finkemeiter, Robert R, Slater Jr (2001), Fracture of the proximal humerus, Chapman's orthopeadic surgery,
third edition, volum 1, p 451-463.
22. Cofield RH (1986), Comminuted fractures of the proximal humerus, Clin Orthop, 230, p 49.
23. CornellCN, Levin D, Pagnani MJ (1994), Internal fixation of the proximal humerus fracture using the Screw-tension band
technique, J orthop trauma, 8, p 23.
24. De Palma (1950), Deltoil approach, Surgery of the shoulder, pp.341-382.
25. De Palma (1973), Fracture of the upper end of the humreus, Surgery of the shoulder , p 381,386-387,391.
26. De Palma (1983), Fractures of the proximal humreus, Surgery of the shoulder , p 372-410.
27. Delaat EAT, Visser CPJ, Coene LNJEM, et al (1994), Nerve lesions in primary shoulder dislocations and humeral neck
fractures, J Bone Joint Surg, 76B, p 381.
28. Gerber C, Hersche O, Berberat C (1998), The clinical relevance of posttraumatic avascular necrosis of the humeral head, J
Shoulder Elbow Surg, 7, pp.586-590.
29. Gerber C, Schneeberger AG, Vinh T (1990), The arterial vascularization of the humeral head, J Bone Joint Surg, 72A,
pp.1486.
30. H.F.Moseley (1953), Fractures of the proximal end of the humerus and scapula, Shoulder lessions , pp.152-163.
31. Haberneck H, Othner E (1998), A locking nail for fractures of the humerus, J Bone Joint Surg Br, 80, pp.557.
32. Hakethal KH (1960), Bundle nailing: a method of marrow nailing of long bones, Langenbecks Arch Klin Chir Ver Dtsch Z
Chir, 298, pp.1001-1003.
33. Hawkins RJ, Switlyk P (1993), Acute prothetic replacement of sever fractures of the proximal humerus, Clin Orthop, 289,
pp.156.
34. Jaberg H, Warner JJ, Jacob RP (1992), Percutaneous stabilization of unstable fractures of the humerus, J Bone Joint Surg Am ,
74, pp.508-515.
35. ulins S.Neviaser, MD (1975), The diagnosis and management of the lesions visualized, Arthrography of the shoulder
36. Jupiter JB, Mullaji AB (1994), Blade plate fixation of the proximal humeral Non-unions, Injury , 25, pp.301.
37. Kocialkowki A,Wallace WA (1990), Closed percutaneous K-wire stabilization for displaced fractures of the surgical neck of
the humerus, Injury, 21, pp.209-212.
38. Koval KJ, Blair B, Takei R, Kumer FJ, Zuckerman JD (1996), Surgical neck fractures of the proximal humerus, A laboratory
evaluation of ten fixation techniques, J trauma, 40, pp.778-783.
39. Koval KJ, Gallagher MA, Marsicano JG, Cuomo F, McShinawy A, Zuckerman JD (1997), Functional outcome after
minimally displaced fractures of the proximal part of the humerus, J Bone Joint Surg, 79A, pp.203-207.
40. Kristiansen B, Christensen SW (1982), Plate fixation of the proximal humerus fractures, Acta orthop scand , 57, pp.320.
41. Kyle RF, Schmidt AH (1995), Open reduction and internal fixation of fractures and Non-unions, In : Thompson RC, ed. The
shoulder, pp.183.
42. Leslie V.Rush (1976), Atlas of Rush Pin Technics, second edition, pp.128-129.
43. Liebergall M, Jobers, Lester M, et al (1997), Ender nailing of acute fractures in multiple injuries, Injury , 28, pp.557-580.
44. Lin J, Hou S-M, Hang Y-S (1998), Locked nailing for displaced surgical neck fractures of the humerus, J Trauma, 45,
pp.1051-1057.
45. ME.Muller, Allgover, R.Schneider, H.Willengsgger (1991), Fracture of the proximal humerus, Manual of internal fixation,
third edition, pp.438-441.
46. Melvin Post, MD (1978), Fracture of the humerus, The shoulder Surgery and Nonsurgery management , pp.373.
47. Miles H.Anderson, Ed.D (1965), Basic anatomy of the arm and shoulder, Upper extremities orthotics , pp.210-216.
48. Neer CS II (1970), Displaced proximal humerus fractures. part I : Classification and evaluation, J Bone Joint Surg, 52A,
pp.1077.
49. Neer CS II (1970), Displaced proximal humerus fractures. part II : Treatment of three-part and four-part displacement, J
Bone Joint Surg, 52A, pp.1090.
50. Resh H, Povacz P, Frohlich R, Wambacher M (1997), Percutaneous fixation of three and four-part fractures of proximal
humerus, J Bone Joint Surg, 79B, pp.295-300.
51. Ronald Furlong (1966), Injuries of the shoulder girdle, fracture of the neck of the humerus, Fracture and dislocations, pp.100-
103.
52. Rowles DJ, McGrory JE (2001), Percutaneous pinning of the proximal part of the humerus, J Bone Joint Surg Am, 83,
pp.1695-1699.
53. Saillant G, Fisher W.D, Samilson R (1990), Fractures of the neck of the humerus: Closed intramedullary nailing, Multiple
percutaneous nailing, In: Atlats of Orthopaedic Surgery, volume 2: Upper extremity, pp.67-71.
54. Sailtoh S, Nakatsuchi Y, Latta L, Milne E (1994), Distrubution of bone mineral density and bone strength of the proximal
humerus, J Shoulder Elbow Surg , 3, pp.234-242.
55. Schlegel TF, Hawkins RJ (1997), Displaced proximal humerus, J Bone Joint Surg, 79B, pp.295.
56. Sidor ML, Zucker man JD, Lyon T, Koval K, Schoenberg N (1994), Classification of proximal humerus fractures : The
contribution of scapular lateral and axillary radiographs, J Shoulder Elbow Surg, 3, pp.24-27.
57. Stern Pj, Mattingly DA, Pomeroy DL, et al (1984), Intramedullary fixation of humeral shaft fractures, J Bone Joint Surg Am,
66, pp.639-646.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 209
58. Williams GR Jr, Copley LA, Lanotti JP, Lisser SP (1997), The influence of intramedullary fixation on figure-of-eight wiring
for surgical neck fractures of the proximal humerus, A biomechanical comparion, J Shouder Elbow Surg, 6, pp.423-428.
59. Zyto K, Ahrengart L, Sperber A, et al (1997), Treatment of displaced proximal humeral fracures in elderly patients, J Bone
Joint Surg, 79B, pp.412-417.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dieu_tri_gay_co_phau_thuat_xuong_canh_tay_di_lech_b.pdf