Mối liên hệ giữa RLCNTrTT với tiểu đạm
Tiểu đạm là yếu tố tiên lượng nguy cơ tim
mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, độc lập với các
yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu. Tuy vậy, cơ chế của mối liên hệ này
chưa được giải thích rõ, có thể do thay đổi cấu
trúc mạch máu gây suy giảm chức năng thận và
tim. Nghiên cứu Diabhycar kết luận tiểu đạm là
một trong những yếu tố làm tiến triển tình trạng
suy tim ứ huyết ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2(6). Có
mối liên hệ chặt giữa tỉ lệ RLCNTTrTT và tiểu
đạm. Trong nhiều nghiên cứu, sự xuất hiện vi
đạm niệu phản ánh khả năng BCT ĐTĐ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, 69,6% bệnh nhân tiểu
đạm, trong đó tiểu đạm vi thể là 52,17%. 39/48
bệnh nhân tiểu đạm vi thể có RLCNTTrTT. Theo
Strong Heart Study có mối liên hệ giữa đạm
niệu với bất thường chức năng tim độc lập với
tuổi, phái, huyết áp, bệnh mạch vành(6).
Mối liên hệ giữa RLCNTTrTT và các yếu tố
nguy cơ khác
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có
sự tương quan giữa phì đại thất trái với tình
trạng RLCNTTrTT và 74% bệnh nhân
RLCNTTrTT có phì đại thất trái trên siêu âm
tim cao hơn nhiều so với nhóm ĐTĐ không
RLCNTTrTT. RLCNTTrTT được giải thích do
hậu quả của sự tái cấu trúc thất (phì đại thất
trái đồng tâm), tăng khối cơ thất và bề dày
thành thất(12). Như vậy, RLCNTTrTT chủ yếu
là do tăng khối cơ thất trái. Điều này cần
được quan tâm vì tăng khối cơ thất trái đồng
nghĩa với tăng bệnh tật và tử vong do tim
mạch. Chúng tôi cũng ghi nhận, có mối liên
hệ giữa RLCNTTrTT và tình trạng rối loạn
lipid máu, cụ thể là tăng triglyceride mặc dù
sự thay đổi này chưa phản ánh đặc hiệu cho
bệnh lý ĐTĐ (tăng triglyceride và giảm HDL‐
C). ĐTĐ liên quan đến rối loạn chuyển hóa,
hậu quả là gia tăng xơ vữa động mạch và
huyết khối động mạch.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân bệnh cơ tim do đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 629
KHẢO SÁT RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Nguyễn Thị Tuyết Hằng*, Nguyễn Thị Hậu**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó có tổn
thương cơ tim do ĐTĐ gọi là bệnh cơ tim đái tháo đường (BCTĐTĐ). RLCNTTrTT là dấu hiệu sớm của BCT
ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ rối loạn chức năng tâm trương
thất trái trên bệnh nhân bệnh cơ tim do ĐTĐ týp 2 bằng siêu âm tim thường qui và siêu âm tim Doppler mô và
tìm hiểu mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tâm trương thất trái với một số yếu tố nguy cơ .
Đối tượng và phương pháp: Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang điều trị hoặc những
bệnh nhân mới được xác định ĐTĐ týp 2 tại phòng khám Nội tiết BV Chợ Rẫy từ 9/2010 ‐ 03/2011. Phương
pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: 92 bệnh nhân BCTĐTĐ týp 2 được nghiên cứu với đặc điểm: tuổi trung bình là 57, nữ > nam
(2,4: 1), 86,5% bệnh nhân ĐTĐ ≥ 5 năm. Tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái là 75% gồm độ 1 (giảm
thư giãn) 56,58%, độ 2 (giả bình thường) 15,2%; độ 3(kiểu hạn chế) 3,3%. Có 68,5% bệnh nhân rối loạn lipid
đơn thuần hay phối hợp, 52,2% bệnh nhân glucose máu không đạt. Tỉ lệ phì đại thất trái 57,6%. và 52,17% tiểu
đạm vi thể. Tỉ lệ RLCNTTrTT tăng cao theo tuổi (94% ở nhóm > 60 tuổi), rối loạn lipid máu (78,3%), phì đại
thất trái (74%), thời gian ĐTĐ ≥ 5 năm (80,7%) và có tiểu đạm vi thể (81,3%) .
Kết luận: Tỉ lệ BCTĐTĐ thật sự cao nếu phát hiện sớm siêu âm doppler mô. Có mối liên hệ giữa tình trạng
RLCNTTrTT với tuổi, rối loạn lipid máu, dầy thất trái. Tỉ lệ RLCNTTrTT tăng cao ở bệnh nhân có thời gian
ĐTĐ ≥ 5 năm và tiểu đạm vi thể
Từ khóa: Đái tháo đường, bệnh cơ tim do đái tháo đường, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim doppler
mô. EVALUATION OF LEFT
ABSTRACT
VENTRICULARDIASTOLIC DYSFUNCTION IN TYPE 2 DIABETIC CARDIOMYOPATHY PATIENTS
Nguyen Thi Tuyet Hang, Nguyen Thi Hau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 629 ‐ 635
Background: Diabetes mellitus is a chronic disease with many severe complications including myocardial
injury (due to hyperglycemic condition) which is named diabetic cardiomyopathy. Diastolic dysfunction of left
ventricle is the early sign of diabetic cardiomyopathy. Our purpose in this study is to evaluate the ratio and the
type of diastolic dysfunction in diabetic cardiomyopathy by the combination of conventional echocardiography
and pulsed tissue Doppler ,moreover, the relationship between LV diastolic dysfunction with some risk factors.
Objectives And Methods: a cross‐sectional prospective study
Total 92 type 2 diabetic patients who have been examined in out‐patient room of Endocrinology department
in Cho Ray hospital from November 2010 to March 2011.
Results: In total 92 patients (mean age is 57, men: women=1:2.4), 86.5% patients diagnosed type 2 diabetes
over 5 years. The presence of LV diastolic dysfunction is in 62 patients (75%) including grade 1 (abnormal
∗ Khoa Siêu âm‐ TDCN, BVCR; ** Khoa Nội tim mạch, BVCR
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Thị Tuyết Hằng; ĐT: 0908469669; Email: hangchoray@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 630
relaxation) 56.58%, grade 2 (pseudo‐normalization) 15.2% and grade 3 (restriction) 3.3%. In our study:
dyslipidemia in 68.5% patients, uncontrolled hyperglycemia in 52.2%, left ventricular hypertrophy 57.6% and
52.17% microalbuminuria. The ratio of LV diastolic dysfunction increases with age (94% in group > 60),
dyslipidemia (78.3%), LV hypertrophy (74%), diabetes > 5years (80.7%) and microalbiminuria.
Conclusion: The ratio of diabetic cardiomyopathy is really high (75%) with early detection by using pulsed
tissue Doppler. The relationship among LV diastolic dysfunction with age, dyslipidemia, LV hypertrophy is clear.
The ratio of LV diastolic dysfunction is higher in group of patients diagnosed type 2 diabetes over 5 years and
microalbuminuria.
Keywords: Diabetes, Diabetes cardiomyopathy, Transthoracic (conventional) echocardiography, Tissue
Doppler Echocardiography
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý mạn tính
thường gặp, gây nhiều biến chứng nặng nề.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận có mối liên hệ rất
rõ giữa bệnh ĐTĐ và tổn thương cơ tim gọi là
bệnh cơ tim đái tháo đường (BCTĐTĐ). Đây là
một loại bệnh cơ tim dãn gần như độc lập với
tổn thương động mạch vành và tăng huyết áp
(THA). Bệnh lý cơ tim này thường xảy ra
nhiều năm trước khi có triệu chứng lâm sàng.
RLCNTTrTT là dấu hiệu sớm của bệnh cơ tim
do ĐTĐ(12,8).
Trong thực hành lâm sàng, siêu âm tim
thường quy khảo sát dòng chảy qua van 2 lá là
phương tiện thăm dò cận lâm sàng không xâm
lấn, tương đối đơn giản, nền tảng trong việc
đánh giá chức năng tâm trương. Tuy nhiên dòng
chảy qua van 2 lá không luôn luôn phản ánh
đúng chức năng tâm trương do chịu tác động
của nhiều yếu tố như: tuổi, nhịp thở, nhịp tim,
tiền tải, hậu tải, chức năng tâm thu, tính chất
màng ngoài tim
Siêu âm Doppler mô cơ tim, có mối tương
quan tốt với các thông số áp lực trong thông tim
và ít lệ thuộc tiền tải nên ngày càng có vai trò rất
lớn và được sử dụng rộng rãi trong đánh giá rối
loạn chức năng tâm trương thất trái, dùng để
phân biệt mẫu giả bình thường và bình thường
thật trên Doppler xung dòng chảy van hai lá.
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
này nhằm phát hiện sớm RLCNTTrTT để có
biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp
nhằm làm giảm các biến chứng tim mạch và tỉ lệ
tử vong cho người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ và mức độ rối loạn chức năng
tâm trương thất trái trên bệnh nhân bệnh cơ tim
do ĐTĐ týp 2 bằng siêu âm tim thường qui và
siêu âm tim Doppler mô.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa rối loạn chức năng
tâm trương thất trái với thời gian đái tháo
đường và một số yếu tố nguy cơ .
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2
đang điều trị hoặc những bệnh nhân mới được
xác định ĐTĐ týp 2 dựa theo tiêu chuẩn của
WHO năm 1999(12).
Không có một trong các tiêu chuẩn loại trừ .
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2
nhưng có bệnh lý đi kèm.
‐ Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính.
‐ Tăng huyết áp.
‐ Rối loạn nhịp tim.
‐ Phân suất tống máu thất trái EF<50%
‐ Tiền căn và hiện tại ghi nhận bệnh BMV.
‐ ECG gắng sức dương tính or MSCT động
mạch vành dương tính.
‐ Bệnh lý tim bẩm sinh, Bệnh lý van tim.
Tiêu chuẩn chẩn đoán sớm BCT do ĐTĐ
‐ RLCNTTrTT trên bệnh nhân ĐTĐ không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 631
do bệnh tim cấu trúc khác (như tăng huyết áp,
bệnh mạch vành đã được loại trừ bằng chụp
MSCT động mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim
bẩm sinh) xác định chủ yếu qua siêu âm tim.
‐ Điện tâm đồ, X quang tim và peptide lợi
niệu (brain natriuretic peptide) bình thường
trước khi khởi phát suy tim hay phì đại thất
trái(1)
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương
pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành:
‐ Khám lâm sàng, hỏi tiền căn, đo chiều cao,
cân nặng, đo huyết áp, làm bệnh án theo mẫu
nghiên cứu riêng
‐ Làm điện tâm đồ gắng sức hoặc MSCT
động mạch vành, các xét nghiệm cơ bản.
‐ Siêu âm tim qua thành ngực:
+ Siêu âm M ‐ mode mặt cắt dọc cạnh ức
(ngang mức dây chằng van 2 lá) đo đường kính
thất trái tâm trương (LVDd), chiều dày vách liên
thất, thành sau thất trái tâm trương (IVSd,
PWSd), chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI).
Phân suất tống máu thất trái EF% (theo công
thức Teicholz)
+ Doppler dòng chảy qua van 2 lá: mặt cắt
4 buồng từ mỏm, cửa sổ doppler xung đặt giữa
hai mép van. Đo vận tốc đỉnh E, A, tỉ lệ E/A,
thời gian giảm tốc sóng E (EDT). Thời gian thư
giãn đồng thể tích được đo ở mặt cắt năm
buồng từ mỏm tim với cửa sổ Doppler đặt ở
giữa đường ra của động mạch chủ và lá trước
van 2 lá (IVRT).
+ Siêu âm Doppler mô vòng van 2 lá: Trên cơ
sở siêu âm 2D ở mặt cắt bốn buồng tim từ mỏm,
chúng tôi bật chế độ doppler mô cơ tim và thực
hiện doppler xung với cửa sổ doppler được đặt
tại vòng bên van 2 lá. Đo các thông số vận tốc
Em, Am, cũng như các tỉ lệ Em/Am, E/Em.
* Tiêu chuẩn phân loại rối loạn chức năng
tâm trương thất trái:
+ Độ I (suy thư giãn): E/A ≤ 0.75, DT>220 ms,
IVRT >100 ms. Em 10
+ Độ II (“giả bình thường”): 0.75 < E/A < 1.5,
140 < DT < 220 ms, IVRT 60‐100ms. Em < 8 cm/s,
E/ Em ≥ 10
+ Độ III (đổ đầy hạn chế): E/A> 1.5, EDT< 140
ms, IVRT< 60 ms. Em < 8 cm/s, E/ Em ≥ 10
Dụng cụ, phương tiện
Máy siêu âm Doppler màu SSD 4000 của
hăng Aloka có đầy đủ các kiểu thăm dò siêu âm:
Kiểu TM, 2D, Doppler xung, Doppler liên tục,
Doppler màu và siêu âm doppler mô.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 13.0.
Biến số liên tục được trình bày dưới dạng
trung bình độ lệch chuẩn hoặc dưới dạng
trung vị. Biến số rời được trình bày dưới dạng
phần trăm. So sánh hai tỉ lệ bằng phép kiểm
chi bình phương. So sánh hai giá trị bằng phép
kiểm t. Student.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố theo tuổi và giới (n=92)
Tuổi Nam Nữ
57 (34-81) 27 (29,3%) 65 (70,7%)
Bảng 2. Thời gian phát hiện đái tháo đường
Thời gian Số BN Tỷ lệ %
< 1 năm 14 15,2
1 – < 5 năm 26 28,3
≥ 5 năm 52 56,5
Bảng 3. Rối loạn lipid máu
Lipid máu Số BN Tỷ lệ %
Triglycerid: Tăng 32 34,8
Không tăng 60 65,2
Cholesterol:Tăng 45 48,9
Không tăng 47 51,1
Rối loạn lipid máu: Có 63 68,5
Không 29 31,5
Bảng 4. Glucose máu
Glucose máu Số BN Tỷ lệ %
Đạt (≤ 126mg/dl) 44 47,8
Không đạt (> 126mg/dl) 48 52,2
Bảng 5. Tiểu đạm
Số BN Tỉ lệ (%)
Tiểu đạm vi thể 48 52,17
Tiểu đạm đại thể 16 17,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 632
Bảng 6. Tỷ lệ RLCNTTrTT chung
RLCNTTrTT Siêu âm thường qui
Siêu âm
Doppler mô P
Bình thường 27 (29,3) 23 (25,0) 0,507
Độ 1 59 (64,1) 52 (56,5) 0,291
Độ 2 3 (3,3) 14 (15,2) 0,005
Độ 3 3 (3,3) 3 (3,3) 1
Bảng 7. Mối liên quan giữa RLCNTTrTT với hai
nhóm tuối
Tuổi
RLCNTTrTT
Tổng
(n = 92) Bình thường
(n = 23)
Bất thường
(n = 69)
≤ 60 tuổi 21 (91,3) 35 (50,7) 56 (60,9)
> 60 tuổi 2 (8,7) 34 (49,3) 36 (39,1)
χ2 = 11,93, p = 0,001, OR= 10,20, KTC 95%:2,22-46,88
Bảng 8. Mối liên quan giữa RLCNTTrTT với thời
gian ĐTĐ
Thời gian
ĐTĐ (năm)
RLCNTTrTT
Tổng
(n = 92) Bình thường
(n = 23)
Bất thường
(n = 69)
< 1 5 (21,7) 9 (13,0) 14 (15,2)
1 – < 5 11 (47,8) 15 (21,7) 26 (28,3)
≥ 5 7 (30, 4) 45 (65,2) 52 (26,5)
χ2 = 8,70, p = 0,013, OR = 0,76, KTC 95%: 0,21 – 2,90
Trung bình 4,72 ± 4,68 7,78 ± 6,31 7,01±6,07
F = 4,54, p = 0,036
Bảng 9. Mối liên quan giữa RLCNTTrTT với tiểu
đạm
Có 28 trường hợp không tiểu đạm chiếm
30.4% và 64 trường hợp tiểu đạm (69.6%) được
so sánh như sau:
Tiểu đạm
RLCNTTrTT
Tổng
(n = 64) Bình thường
(n = 16)
Bất thường
(n = 48)
Vi thể 9 (56,3) 39 (81,3) 48 (75,0)
Đại thể 7 (43,7) 9 (18,8) 16 (25,0)
χ2 = 4,01, p = 0,045, OR = 3,37, KTC 95%: 0,99 –11,48
Bảng 10. Mối liên quan giữa RLCNTTrTT với phì
đại thất trái
RLCNTTrTT
Tổng
(n = 92) Bình thường
(n = 23)
Bất thường
(n = 69)
Có 8 (34,8) 51 (73,9) 59 (64,1)
Không 15 (65,2) 18 (26,1) 33 (35,9)
χ2 = 11,48, p = 0,001, OR = 1,59, KTC 95%: 1,14 –2,19
Bảng 11. Khảo sát hồi quy đa biến
Yếu tố p OR 95%CI
Giới 0,164 0,17 0,02 – 2,09
Tuổi 0,009 13,87 1,95 – 98,82
Thời gian ĐTĐ 0,068 2,71 1,93 – 7,92
Rối loạn lipid máu 0.034 5.43 2.14 – 16.89
Glucose máu 0,047 2,03 1,25 – 6,48
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Phần lớn bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tỉ lệ nữ
nhiều hơn nam (nam / nữ = 1 / 2,4, chiếm 71,4%),
chủ yếu được chẩn đoán sau 45 tuổi và tỉ lệ ĐTĐ
gia tăng theo tuổi. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, đa số bệnh nhân ở lứa tuổi 50‐59, tuổi trung
bình là 57 tuổi. Kết quả này tương tự như các
nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuổi là yếu tố
nguy cơ tim mạch và có liên quan mạnh đến
RLCNTTrTT ở những bệnh nhân BCTĐTĐ.
Đặc điểm cận lâm sàng
Đường huyết
Trong nghiên cứu, chỉ có 47,8% bệnh nhân
đạt mức đường huyết <126mg/dl theo tiêu
chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ. Điều này cho thấy sự
kiểm soát đường huyết của bệnh nhân chưa tốt
ở thời điểm nghiên cứu. Chúng tôi chưa thực
hiện được xét nghiệm HbA1c đồng bộ trên tất cả
các bệnh nhân vì HbA1c phản ánh mức đường
huyết trung bình của bệnh nhân trong vòng 2‐3
tháng trước đó.
Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
đặc trưng bởi nồng độ HDL‐C thấp, nồng độ
triglycerid và VLDL tăng cao, và đặc biệt các
phần tử LDL nhỏ, đậm đặc tăng cao. Nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận 68,5% bệnh nhân có
rối loạn lipid máu nói chung, đơn thuần hay
phối hợp. Tỉ lệ này tương đối cao so với các
nghiên cứu trong nước, nhưng sự thay đổi của
các thành phần lipid thì chưa phản ánh đặc hiệu
cho bệnh lý ĐTĐ (tăng triglyceride và giảm
HDL‐C).
Tiểu đạm
Microalbumin niệu là một chất đánh dấu
của bệnh thận ĐTĐ cũng như bệnh tim mạch ở
bệnh nhân ĐTĐ. Sự hiện diện của microalbumin
niệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể phản ánh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 633
tình trạng bệnh lý mạch máu nói chung hơn là
chỉ bệnh thận ĐTĐ(5). Tỉ lệ vi đạm niệu ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 thay đổi theo nhiều yếu tố: thời
gian mắc bệnh, tăng huyết áp, chủng tộc,
phương pháp chẩn đoánParving và CS. (2006)
nghiên cứu trên 24.151 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở
33 quốc gia, tỉ lệ vi đạm niệu là 39%, đạm niệu
đại thể là 10%. Trong một nghiên cứu ở Thượng
Hải, tỉ lệ vi đạm niệu là 41,4% và tiểu đạm đại
thể 8,2%(7). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
bệnh nhân có vi đạm niệu chiếm tỉ lệ 52,1%,
trong đó 17,4% tiểu đạm đại thể. Kết quả này
tương đối cao hơn các nghiên cứu khác trong
nước như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khoa
Diệu Vân(9) cho thấy tỉ lệ vi đạm niệu là 31,6%,
của tác giả Mai Thế Trạch(8) tỉ lệ tiểu đạm là
13,3%. Điều này có thể giải thích do các nghiên
cứu trước sử dụng phương pháp xác định đạm
niệu khác và do đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi biết ĐTĐ đã lâu.
Kết quả này cho thấy tần suất tiểu đạm vi
thể ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có khuynh hướng
gia tăng, do đó cần tầm soát vi đạm niệu sớm để
có biện pháp điều trị thích hợp, ngăn ngừa diễn
tiến sang giai đoạn tiểu đạm đại thể.
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái
BCTĐTĐ thường không có triệu chứng và
khi có biểu hiện lâm sàng thì bệnh đã tiến triển
và kết hợp vói các bệnh tim mạch khác như tăng
huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Khảo sát dòng máu qua van 2 lá, chúng tôi
nhận thấy những thay đổi về vận tốc đỉnh sóng
E, sóng A cũng như thời gian giảm tốc của sóng
E và thời gian thư giãn đồng thể tích là biểu hiện
của chậm thư giãn thất trái. Các nghiên cứu
trong và ngoài nước cũng chứng tỏ rằng chậm
thư giãn thất trái là biểu hiện thường gặp nhất
của RLCNTTr.
75% số bệnh nhân trong nghiên cúu của
chúng tôi được đánh giá có RLCNTTrTT qua
siêu âm tim thường qui và siêu âm tim
doppler mô. Tỉ lệ này tương đối cao hơn các
nghiên cứu ngoài nước đã được báo cáo. Tần
suất RLCNTTrTT ở bệnh nhân BCTĐTĐ thay
đổi theo từng nghiên cứu. Trong một số
nghiên cứu của những năm thập niên 90 trên
những bệnh nhân ĐTĐ được điều trị tích cực,
khoảng 30% bệnh nhân có RLCN TTrTT(3). Tuy
nhiên tần suất này còn tùy thuộc vào khả năng
đánh giá qua siêu âm tim, mà gần một phần ba
các trường hợp RLCNTTr nhẹ giai đoạn sớm
không được ghi nhận(2). Những năm gần đây,
chất lượng kỹ thuật của các máy siêu âm được
nâng cao cùng với phương pháp siêu âm
Doppler mô được áp dụng chặt chẽ, có khả
năng phát hiện RLCNTTr giai đoạn sớm và
nhẹ nên đã nâng tỉ lệ RLCNTr ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 lên 52% trong nghiên cứu của
Redfield(11) và 60% theo Poirier. Do đó Bertoni
và cộng sự cho rằng chẩn đoán bệnh cơ tim vô
căn trên bệnh nhân ĐTĐ ngày càng phổ biến.
Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
nhiều giữa siêu âm tim thường qui và doppler
mô về đánh giá phân suất tống máu và
RLCNTTrTT độ 1 (rối loạn thư giãn). Tuy nhiên,
để phân loại chính xác mức độ RLCNTTrTT thì
doppler mô có ưu thế hơn. Doppler mô nâng tỉ
lệ rối loạn độ 2 (giả bình thường) lên 15,2% so
với 3,3% với siêu âm tim thường qui. Đóng góp
lớn của phổ siêu âm Doppler mô có lẽ là trong
việc phân loại nhóm giả bình thường vì giữa
bình thường và giả bình thường chỉ khác nhau
theo tiêu chí doppler mô. Poirier và cộng sự
nghiên cứu trên 46 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được
kiểm soát tốt và đánh giá siêu âm tim phát hiện
RLCNTTrTT trên 60% bệnh nhân, trong đó 32%
là rối loạn thư giãn (độ 1) và 28% rối loạn kiểu
giả bình thường (độ 2).
Mặc dù lựa chọn các đối tượng có cửa sổ 2D
tốt, việc đo đạc và tính toán các chỉ số nhất là
liên quan M‐mode và 2D, có thể có sai sót chủ
quan và bản thân phổ Doppler mô cơ tim cũng
có những hạn chế nhất định của nó .
Mối liên hệ giữa RLCNTTRTT với thời
gian ĐTĐ và một số yếu tố nguy cơ
Mối liên hệ giữa RLCNTTrTT và thời gian
ĐTĐ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 634
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời
gian phát hiện ĐTĐ càng lâu thì tần suất
RLCNTrTT càng cao và mức độ nặng hơn.
Trong nhóm bệnh nhân có thời gian ĐTĐ <1
năm, 9/14 bệnh nhân (64%) có RLCNTTrTT mức
độ nhẹ; còn ở nhóm có thời gian ĐTĐ ≥ 5 năm, tỉ
lệ bệnh nhân RLCNTTr rất cao và mức độ nặng
(45/52 bệnh nhân = 80,7%).với sự khác biệt rất có
ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân ĐTĐ < 5 năm.
Các nghiên cứu về RLCNTTr ở những bệnh
nhân ĐTĐ mới chẩn đoán hoặc mới phát hiện
trong thời gian ngắn cho thấy rằng sự thay đổi
chức năng tâm trương của tim có thể xuất hiện
rất sớm trong quá trình bệnh sử của bệnh nhân
ĐTĐ týp 2(3)
Mối liên hệ giữa RLCNTTrTT và mức đường
huyết
Holzmann và cộng sự nghiên cứu tìm sự liên
hệ giữa đường huyết lúc đói, HbA1c và khảo sát
chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở
một nhóm bệnh nhân trung niên; kết luận có
mối liên hệ với mức đường huyết và HbA1c(4).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
mối liên hệ giữa tình trạng RLCNTrTT và mức
đường huyết. 87,5% bệnh nhân RLCNTTrTT
không đạt mức đường huyết theo Hiệp hội ĐTĐ
(> 126mg/dl). Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng
đường huyết là yếu tố nguy cơ tim mạch và điều
trị tích cực đường huyết sẽ làm giảm xơ vữa
động mạch, giảm thần kinh tự động tim và bệnh
cơ tim(11).
Mối liên hệ giữa RLCNTTr và giới, tuổi
Không ghi nhận sự khác biệt về tỉ lệ
RLCNTTrTT giữa hai phái nam ‐ nữ. Ngược lại,
có liên hệ giữa tần suất RLCNTTrTT và tuổi.
Tuổi là yếu tố nguy cơ tim mạch và hầu hết các
nghiên cứu đều cho thấy tuổi liên quan đến các
bệnh lý tim mạch. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, nhóm bệnh nhân ĐTĐ tuổi > 60 có tỉ lệ
RLCNTTrTT rất cao (94%) và có tương quan
chặt với BCT ĐTĐ. Tuy nhiên, siêu âm tim đánh
giá chức năng tâm trương ở người lớn tuổi cần
phải hiệu chỉnh để loại trừ thay đổi sinh lý và
siêu âm doppler mô đã gỉải quyết được vấn đề
này.
Mối liên hệ giữa RLCNTrTT với tiểu đạm
Tiểu đạm là yếu tố tiên lượng nguy cơ tim
mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, độc lập với các
yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu. Tuy vậy, cơ chế của mối liên hệ này
chưa được giải thích rõ, có thể do thay đổi cấu
trúc mạch máu gây suy giảm chức năng thận và
tim. Nghiên cứu Diabhycar kết luận tiểu đạm là
một trong những yếu tố làm tiến triển tình trạng
suy tim ứ huyết ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2(6). Có
mối liên hệ chặt giữa tỉ lệ RLCNTTrTT và tiểu
đạm. Trong nhiều nghiên cứu, sự xuất hiện vi
đạm niệu phản ánh khả năng BCT ĐTĐ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, 69,6% bệnh nhân tiểu
đạm, trong đó tiểu đạm vi thể là 52,17%. 39/48
bệnh nhân tiểu đạm vi thể có RLCNTTrTT. Theo
Strong Heart Study có mối liên hệ giữa đạm
niệu với bất thường chức năng tim độc lập với
tuổi, phái, huyết áp, bệnh mạch vành(6).
Mối liên hệ giữa RLCNTTrTT và các yếu tố
nguy cơ khác
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có
sự tương quan giữa phì đại thất trái với tình
trạng RLCNTTrTT và 74% bệnh nhân
RLCNTTrTT có phì đại thất trái trên siêu âm
tim cao hơn nhiều so với nhóm ĐTĐ không
RLCNTTrTT. RLCNTTrTT được giải thích do
hậu quả của sự tái cấu trúc thất (phì đại thất
trái đồng tâm), tăng khối cơ thất và bề dày
thành thất(12). Như vậy, RLCNTTrTT chủ yếu
là do tăng khối cơ thất trái. Điều này cần
được quan tâm vì tăng khối cơ thất trái đồng
nghĩa với tăng bệnh tật và tử vong do tim
mạch. Chúng tôi cũng ghi nhận, có mối liên
hệ giữa RLCNTTrTT và tình trạng rối loạn
lipid máu, cụ thể là tăng triglyceride mặc dù
sự thay đổi này chưa phản ánh đặc hiệu cho
bệnh lý ĐTĐ (tăng triglyceride và giảm HDL‐
C). ĐTĐ liên quan đến rối loạn chuyển hóa,
hậu quả là gia tăng xơ vữa động mạch và
huyết khối động mạch.
KẾT LUẬN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 635
Qua nghiên cứu 92 bệnh nhân ĐTĐ týp 2
thoả tiêu chuẩn chọn bệnh tại phòng khám Nội
tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận như
sau:
1. Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có RLCNTTrTT
là 75% với bất thường chủ yếu là độ 1 (giảm thư
giãn) 56,58%, độ 2 (giả bình thường) 15,2%; độ 3
(kiểu hạn chế) rất ít. Siêu âm tim doppler mô rất
hữu ích để xác định nhóm giả bình thường và
bình thường thật qua Doppler xung dòng chảy
van 2 lá.
2. Có mối liên hệ chặt giữa tình trạng
RLCNTTrTT với tuổi, rối loạn lipid máu và phì
đại thất trái. Chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ
RLCNTTrTT tăng cao ở những bệnh nhân có
thời gian ĐTĐ ≥ 5 năm và có tiểu đạm vi thể .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abhayaratna WP, Marvik TH, Smit et al (2006), ‘’Charateristics
of left ventricular diastolic WT dysfuntion in the community:
an echocardiography survey’’. Heart; 92: pp. 1259‐ 64.
2. David S.H. Bell (2003), ‘’Diabetic Cardiomyopathy. Diabetes
Care’’. Volume 26, number 10, pp. 2949‐ 2951.
3. Di Bonito P, Cuosmo S, Moio N, Sibilio G, et al (1996),
‘’Diastolic dysfunction in patients with non‐insulin‐dependent
diabetes melitus of short duration’’. Diabet Med, 13, pp. 321‐
324.
4. Holzmann M, Olsson A, Johansson J (2002), ‘’LV diastolic
function is related to glucose in a midlled‐aged population’’. J
Intern Med, 251, pp. 415‐ 20.
5. Lane, J.T. (2004). ‘’Microalbuminuria as a marker of
cardiovascular and renal risk in type 2 diabetes mellitus: a
temporal perspective’’. Am J Physiol Renal Physiol, 286(3), pp.
442‐ 450.
6. Laurent V, Pascal G, Michel L (2001), ‘’Development of
Congestive Heart Failure in Type 2 Diabetic Patients
microalbuminuria or Proteinuria’’. Observation from the
diabhycar.
7. Lu,B., Wen,J., Song, X.Y. et al. (2007). ‘’High prevalence of
albuminuria in population‐based patients diagnosed with type
2 diabetes in Shanghai downtown. Diabetes Researche and
Clinical Practice’’, 75(2), pp. 184‐ 102.
8. Mai Thế Trạch (2007), “Biến chứng mạn tính của Đái Tháo
Đường”, Nội tiết học Đại cương ‐ Nhà Xuất bản Y học, tr. 411‐
420.
9. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Lê Huy Liệu, Nguyễn Chí Phi. (2001),
‘’Nghiên cứu giá trị của Microalbumin niệu trong chẩn đoán
sớm bệnh cầu thận do ĐTĐ’’. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa
học. Đại hội Nội tiết‐Đái tháo đường Viện Nam lần thứ nhất‐
Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 336‐340.
10. Poirier P, Bogaty P, Garneau C, et al (2001), ‘’Diastolic
dysfunction in normotensive men with well‐controlled type 2
diabetes: importance of maneuvers in echocardio‐ graphic
screening for preclinical diabetic cardiomyopathy’’. Diabetes
Care, 24, pp. 5‐ l0.
11. Redfied MM, Jacobsen SJ, Burnett JC et al (2003), ‘’Burden of
systolic and diastolic ventricular dysfuntion in the
community’’. JAMA, 289, pp.194‐ 202.
12. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh Đái Tháo Đường‐ Tăng glucose
máu”‐ Nhà Xuất bản Y học, tr. 14‐ 525.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_roi_loan_chuc_nang_tam_truong_that_trai_tren_benh_n.pdf