BÀN LUẬN
Có thể nói tỉ lệ nhiễm H. pylori của nghiên cứu này đại diện phần nào tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng đồng
ở khu vực phía nam Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Malaty và cộng sự thì đa số trường hợp
nhiễm H. pylori xảy ra trước 10 tuổi(10); Như vậy với lứa tuổi 19-28 (tuổi trung bình là 21) của nghiên cứu
này cũng phản ánh được tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng đồng người trưởng thành. Phân tích nơi cư ngụ
của những người trong mẫu, đại đa số mẫu cư ngụ ở miền Nam (88,2%; bảng 3).
Tần suất nhiễm H. pylori ở miền nam và TP. HCM của cuộc nghiên cứu này cho thấy thấp hơn hẳn so với
miền Bắc (Hà Nội và Hà Tây) và miền Trung (Nha Trang)(4, 19). Điều này cũng phù hợp với những nghiên
cứu khác là tần suất nhiễm H. pylori có thay đổi ở các địa phương khác nhau.
Với những yêu cầu về học phí cao và trình độ anh văn cao, đa số sinh viên của trường Đại Học Quốc Tế
xuất thân từ gia đình có điều kiện kinh tế tương đối khá trong xã hội. Điều kiện kinh tế và trình độ học vấn
có thể giải thích phần nào việc tỉ lệ nhiễm H. pylori của mẫu thấp so với những nghiên cứu khác ở Việt
Nam.Theo một nghiên cứu thực hiện ở Trung Quốc, so với nhóm người có trình độ học vấn cao, nhóm
người có trình độ học vấn thấp có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao gấp 2,4 lần(1). Một nghiên cứu khác ở Brazil cho
thấy so với người trong gia đình có thu nhập dưới 1.200 đô Mỹ, những người trong gia đình có thu nhập
trên 6000 đô có tỉ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn 10 lần(18). Trình độ học vấn và điều kiện kinh tế tương đối
khá trong xã hội liên quan đến điều kiện sinh họạt và vệ sinh cá nhân tốt hơn; điều này giải thích tỉ lệ nhiễm
H. pylori thấp hơn.
KẾT LUẬN
Đây là một nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng đồng với bộ kít đã được chuẩn hóa trên người
Việt. Tỉ lệ nhiễm 42,2% của mẫu là tương đối thấp so với các nghiên cứu khác ở Việt Nam do những đặc
điểm đặc thù riêng của mẫu.
Đây là nghiên cứu khởi đầu về tỉ lệ nhiễm của H. pylori trong cộng đồng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên
để có thể đánh giá thật sự tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng đồng ở miền Nam là bao nhiêu, có thể một
nghiên cứu sâu rộng hơn với số lượng mẫu lớn hơn và đối tượng rộng rãi hơn nên được thực hiện.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng in house elisa kít để điều tra tần suất nhiễm helicobacter pylori ở sinh viên trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
215
SỬ DỤNG IN HOUSE ELISA KÍT ĐỂ ĐIỀU TRA TẦN SUẤT NHIỄM
HELICOBACTER PYLORI Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐH
QUỐC GIA TP. HCM
Hà Mai Dung*
* Trường Đại Học Quốc tế - Đại Học Quốc Gia TP. HCM
Địa chỉ liên hệ: TS. BS. Hà Mai Dung. Điện thoại: 0937957058
Email: hmdung@hcmiu.edu.vn, mdungha@yahoo.com.au
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Khoảng phân nửa dân số thế giới nhiễm Helicobacter pylori. Tỉ lệ nhiễm thay ñổi tùy theo
vùng ñịa lý, dân số và ñiều kiện kinh tế. Những yếu tố liên quan ñến tỉ lệ nhiễm H. pylori bao gồm ñiều
kiện sống và thói quen vệ sinh của người dân. Hiện tại có rất ít nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong
cộng ñồng ở Việt Nam, ñặc biệt là nghiên cứu trên dân cư bình thường ở miền nam Việt Nam và với bộ kít
sử dụng kháng nguyên là các chủng H. pylori phân lập tại chỗ trên người Việt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 161 sinh viên trường Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc gia TP.
HCM ñược kiểm tra tình trạng nhiễm H. pylori với in house ELISA kít do Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung
ương Hà Nội chế tạo và bộ kít này ñã ñược chuẩn hóa trên người Việt ñể có ñược ñộ nhạy cảm (94,1%) và
ñộ chuyên biệt (97,8%) tốt nhất.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm H. pylori của mẫu là 42,2%, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ hay
giữa những vùng thường trú khác nhau trong miền Nam. So với những số liệu của các nghiên cứu khác ở
Việt Nam, tỉ lệ này tương ñối thấp.
Kết luận: Đây là một nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng ñồng với bộ kít ñã ñược chuẩn hóa
trên người Việt. Tỉ lệ nhiễm 42,2% của mẫu là tương ñối thấp so với các nghiên cứu khác do những ñặc
ñiểm riêng biệt của mẫu.
Từ khóa: Helicobacter pylori, in house ELISA, sinh viên trường Đại học Quốc Tế.
ABSTRACT
USING AN IN HOUSE ELISA TEST KIT TO EXAMINE THE PREVALENCE OF
HELICOBACTER PYLORI INFECTION AMONG INTERNATIONAL
UNIVERSITY - HCMC NATIONAL UNIVERSITY’S STUDENTS
Ha Mai Dung
Background: Helicobacter pylori has infected about a haft of the world population and this infection
prevalence has been affected by many factors including economic status, geographical locations and
populations. Those factors are supposed to affect the H. pylori prevalence by relating to hygienic conditions
and habits. So far there were only few studies investigating the H. pylori prevalence in normal Vietnamese
population especially in the South of Vietnam and with the kit developed with the local strains from
Vietnamese.
Subjects and methods: The in house ELISA test kit developed by National Institute of Hygiene and
Epidemiology in Ha Noi was used to examine the H. pylori infection prevalence among 161 International
University - HCMC National University’s students. The kit has been already validated in Vietnamese to get
the highest values of sensitivity (94.1%) and specificity (97.8%).
Results: The results showed that the overall rate of the infection was 42.2%; no significant differences were
found between male and female subjects or between different resident locations in the South. Compare to
other studies conducted in Vietnam, the low rate from this study may reflect the special features of the study
subjects: Young, high economic and educational status.
Conclusion: This study examined the rate of H. pylori infection in healthy population with the in house
ELISA kit validated in Vietnamese. The rate of 42.2% was relatively low compare to other studies because
of the special characteristics of the study subjects.
Keywords: Helicobacter pylori, in house ELISA, International University students.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lúc ñược phát hiện bởi Marshall and Warren vào năm 1982(11), H. pylori ñã ñược nghiên cứu sâu rộng
trên thế giới. Ngày nay H. pylori có thể ñược xem như là một tác nhân gây bệnh quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và cả ung thư dạ dày(6).
Tỉ lệ nhiễm H. pylori trên thế giới trung bình khoảng 50%(13). Có thể nói việc nhiễm H. pylori thường xảy ra
ở giai ñoạn niên thiếu và tình trạng nhiễm khuẩn này sẽ kéo dài suốt ñời trừ khi có liệu pháp ñiều trị diệt
216
khuẩn tận gốc. Tỉ lệ nhiễm H. pylori gia tăng theo tuổi và cao hơn ở các nước ñang phát triển so với các
nước ñã phát triển(12, 2, 8).
Enzyme-Linked Immunosorbent Assay for Immunoglobulin G (ELISA IgG) là một kỹ thuật thích hợp trong
việc ñiều tra dịch tễ học nhiễm H. pylori trong cộng ñồng vì ñộ nhạy cảm cao, dễ thực hiện với số lượng lớn
bệnh phẩm và rẻ tiền hơn so với kỹ thuật Immunoblot. Tuy nhiên, kit ELISA ñược chuẩn bị với kháng
nguyên từ chủng H. pylori tại chỗ và ñã qua chuẩn hóa với dân số tại chỗ sẽ cho kết quả chuẩn ñoán cao
nhất về cả ñộ nhạy cảm và ñộ ñặc hiệu(3).
Ở Việt Nam, có một số ñiều tra về tỉ lệ nhiễm H. pylori bằng kỹ thuật ELISA nhưng với những bộ kit
thương mại từ những nước khác nhau và chưa ñược chuẩn hóa trên ñối tượng người Việt. Tác giả Hoàng
Thị Thu Hà và cộng sự với sự giúp ñỡ của Viện Karolinska Thụy Điển ñã phát triển một ELISA in house
test kit với chủng H. pylori phân lập từ bệnh nhân Việt Nam và ñược chuẩn hóa trên người Việt từ hai vùng
dân cư ở phía bắc là Hà Nội và Hà Tây(4).
Hiện tại hầu như tất cả các nghiên cứu về tần suất nhiễm H. pylori ở phía Nam ñều thực hiện trên ñối tượng
có bệnh lý về dạ dày tá tràng và hầu như không có những nghiên cứu về nhiễm H. pylori trong cộng ñồng;
ñặc biệt với với kít sử dụng kháng nguyên là chủng H. pylori từ người Việt Nam. Đó là những lý do chúng
tôi muốn thực hiện nghiên cứu này: Sử dụng bộ kít với kháng nguyên từ bệnh nhân Việt Nam trên một mẫu
dân số miền nam bình thường ñó là các sinh viên ñang theo học tại trường Đại Học Quốc Tế - Đại Học
Quốc Gia TP. HCM ñể xem có sự khác biệt so với những nghiên cứu khác trong nước.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
161 sinh viên ñang theo học tại trường Đại Học Quốc Tế-Đại Học Quốc Gia TP. HCM ñược thông báo về
ñề tài nghiên cứu, tự nguyện ký giấy tham gia nghiên cứu, ñiền thông tin cá nhân và cho máu. Tất cả mẫu
ñược thu thập trong tháng 9/2009. Các mẫu máu ñược ly trích lấy huyết thanh và giữ ở -200C cho ñến lúc
thử nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể IgG kháng H. pylori ñược thực hiện theo một tiến trình như sau:
ELISA immunoassay ñược chuẩn bị với kháng nguyên toàn thân vi khuẩn bất hoạt bằng sóng siêu âm
(sonicated) từ 5 loại chủng H. pylori phân lập ñược trên bệnh nhân viêm hoặc loét dạ dày tá tràng người
Việt Nam và 01 chủng NCTC 11638. Kháng nguyên H. pylori ñược pha loãng trong dd PBS pH 7,4 theo
nồng ñộ 80µg/ml. Dung dịch kháng nguyên ñã pha loãng ñược cho vào trong từng giếng của bản nhựa
ELISA, phủ kín bản nhựa bằng giấy bạc và giữ ở nhiệt ñộ phòng qua ñêm. Huyết thanh bệnh nhân ñược pha
loãng 1:100 trong dung dịch ñệm Phosphate buffered saline (PBS) with Bovine serum albumin (BSA) và
tween-20, sau ñó tiếp tục pha loãng 1:10 trong PBS có chứa 90µg/ml của kháng nguyên Campylobacter
jejuni (từ 4 chủng phân lập ñược trên lâm sàng) ñể loại bỏ phản ứng chéo giữa các kháng thể. Huyết thanh
bệnh nhân ñã pha loãng ñược cho vào trong từng lỗ của bản nhựa ñã gắn kháng nguyên H. pylori. Có hai
chứng dương và hai chứng âm (chuẩn quốc tế) ñược sử dụng và mỗi mẫu huyết thanh ñược làm hai lần trên
cùng một bản nhựa. Cộng hợp men kháng thể dê kháng IgG người ñược sử dụng ñể phát hiện kháng thể IgG
kháng H. pylori. Kết quả ñược ñọc bằng máy ñọc ELISA, sử dụng bước sóng 405nm. Giá trị cut-off value
với OD (Optical Density) = 0,22 ñã ñược chuẩn hóa trước ñó trên ñối tượng người Việt trong một nghiên
cứu trước ñó với ñộ nhạy cảm là 94,1% và ñộ chuyên biệt là 97,8%(4).
Các kết quả ñược phân tích bằng phần mềm SPSS 17.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm mẫu nghiên cứu
Tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu là 161 với số lượng nam là 66 (41,0%) thấp hơn so với số lượng nữ
là 95 (59,0%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,5; χ2 test). Tuổi của mẫu phân bố
từ 19 ñến 28, tuy nhiên ña số nằm trong lứa tuổi từ 20 ñến 23 (86,3%) (bảng 1). Tuổi trung bình là 20,6.
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu (n=161)
Tuổi Nam Nữ Tổng số Tỉ lệ %
19 1 4 5 3,1
20 26 48 74 46,0
21 10 14 24 14,9
22 8 12 20 12,4
23 11 9 20 12,4
24 5 5 10 6,2
217
25 3 2 5 3,1
26 1 0 1 0,6
27 0 1 1 0,6
28 1 0 1 0,6
Tổng số 66 95 161
(%) 41,0 59,0 100 100
Tỉ lệ nhiễm H. pylori
Tỉ lệ dương tính ở nam 43,9% không khác biệt mấy so với nữ 41,1%. Tỉ lệ dương tính chung là 42,2%.
Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm H. pylori
Âm tính Dương tính
n % n %
Tổng cộng
Nam 37 56,1 29 43,9 66
Nữ 56 58,9 39 41,1 95
Tổng cộng 93 57,8 67 42,2 161
Mối liên hệ giữa tỉ lệ nhiễm H. pylori và nơi cư ngụ của sinh viên trong mẫu trước khi vào trường ñại
học
Trong tổng số 161 sinh viên của mẫu, số lượng cư ngụ tại TP Hồ Chí Minh là 89 chiếm 55,3%. Nếu gọi
miền Nam nói chung bao gồm cả TPHCM, miền ñông và miền tây nam bộ, số lượng mẫu là 142 chiếm
88,2%. Miền Trung và miền Bắc chỉ chiếm một số lượng nhỏ 15 (9,3%) và 4 (2,5%). Tỉ lệ nhiễm H. pylori
của miền nam nói chung là 41,6% không khác biệt so với tỉ lệ nhiễm chung của mẫu là 42,2% (bảng 2 và
3). Tỉ lệ nhiễm ở miền Đông Nam Bộ có hơi thấp 32,4% và miền Bắc có hơi cao 50% tuy nhiên do số lượng
ñối tượng nghiên cứu ở khu vực này nhỏ nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nói chung sự khác
biệt giữa tỉ lệ nhiễm H. pylori giữa các vùng khác nhau trong mẫu là không có ý nghĩa thống kê (p=0,7; χ2
test) (bảng 3).
Bảng 3: Mối liên hệ giữa tỉ lệ nhiễm H. pylori và nơi cư ngụ của sinh viên trong mẫu
Nơi cư ngụ Số lượng Tỉ lệ nhiễm H.
pylori
TP. Hồ Chí Minh 89 (55,3%) 40 (44,9%)
Miền Đông Nam
bộ
37 (23,0%) 12 (32,4%)
Miền Tây nam bộ 16 (9,9%) 7 (43,8%)
Miền Trung 15 (9,3%) 7 (46,7%)
Miền Bắc 4 (2,5%) 2 (50%)
Miền Nam nói
chung
142 (88,2%) 59 (41,6%)
So sánh với một số các nghiên cứu khác trong và ngoài nước
Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở người bình thường ở các nước ñã phát triển thường nhỏ hơn 50% và các nước ñang
phát triển thường lớn hơn 50%. So với các nghiên cứu khác thực hiện ở miền bắc và miền trung Việt Nam,
kết quả của cuộc nghiên cứu này thấp hơn (42,2% so với 78,8%, 69,2%, 78%, 54,7%) (Bảng 4).
Bảng 4: Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở một số nghiên cứu trong và ngoài nước
Địa ñiểm Số mẩu
XN
Khoảng
tuổi
Tỉ lệ dương
(%)
Các nước khác
Mỹ (5) 1000 17-50 25
Anh (20) 471 18-65 37
Đức (17) 6748 18-79 40
Úc (16) 500 39 32
Ý (14) 930 35-74 45
Brazil (18) 139 20-90 84,7
Algeria (12) 277 5-65 43-92
Nhật (7) 4361 19-69 30
Đài Loan (9) 823 <10-70 54,4
Thái Lan (15) 1788 1-60 74
218
Trung Quốc (21) 1853 36-65 80
Việt Nam
Hà Nội (4) 546 42* 78,8
Hà Tây (4) 425 37* 69,2
Thanh Hóa (19) 159 27* 78
Nha Trang (19) 172 27* 54,7
TP. HCM
(Nghiên cứu này)
161 21* 42,2
*: Tuổi trung bình
BÀN LUẬN
Có thể nói tỉ lệ nhiễm H. pylori của nghiên cứu này ñại diện phần nào tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng ñồng
ở khu vực phía nam Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Malaty và cộng sự thì ña số trường hợp
nhiễm H. pylori xảy ra trước 10 tuổi(10); Như vậy với lứa tuổi 19-28 (tuổi trung bình là 21) của nghiên cứu
này cũng phản ánh ñược tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng ñồng người trưởng thành. Phân tích nơi cư ngụ
của những người trong mẫu, ñại ña số mẫu cư ngụ ở miền Nam (88,2%; bảng 3).
Tần suất nhiễm H. pylori ở miền nam và TP. HCM của cuộc nghiên cứu này cho thấy thấp hơn hẳn so với
miền Bắc (Hà Nội và Hà Tây) và miền Trung (Nha Trang)(4, 19). Điều này cũng phù hợp với những nghiên
cứu khác là tần suất nhiễm H. pylori có thay ñổi ở các ñịa phương khác nhau.
Với những yêu cầu về học phí cao và trình ñộ anh văn cao, ña số sinh viên của trường Đại Học Quốc Tế
xuất thân từ gia ñình có ñiều kiện kinh tế tương ñối khá trong xã hội. Điều kiện kinh tế và trình ñộ học vấn
có thể giải thích phần nào việc tỉ lệ nhiễm H. pylori của mẫu thấp so với những nghiên cứu khác ở Việt
Nam.Theo một nghiên cứu thực hiện ở Trung Quốc, so với nhóm người có trình ñộ học vấn cao, nhóm
người có trình ñộ học vấn thấp có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao gấp 2,4 lần(1). Một nghiên cứu khác ở Brazil cho
thấy so với người trong gia ñình có thu nhập dưới 1.200 ñô Mỹ, những người trong gia ñình có thu nhập
trên 6000 ñô có tỉ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn 10 lần(18). Trình ñộ học vấn và ñiều kiện kinh tế tương ñối
khá trong xã hội liên quan ñến ñiều kiện sinh họạt và vệ sinh cá nhân tốt hơn; ñiều này giải thích tỉ lệ nhiễm
H. pylori thấp hơn.
KẾT LUẬN
Đây là một nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng ñồng với bộ kít ñã ñược chuẩn hóa trên người
Việt. Tỉ lệ nhiễm 42,2% của mẫu là tương ñối thấp so với các nghiên cứu khác ở Việt Nam do những ñặc
ñiểm ñặc thù riêng của mẫu.
Đây là nghiên cứu khởi ñầu về tỉ lệ nhiễm của H. pylori trong cộng ñồng ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên
ñể có thể ñánh giá thật sự tỉ lệ nhiễm H. pylori trong cộng ñồng ở miền Nam là bao nhiêu, có thể một
nghiên cứu sâu rộng hơn với số lượng mẫu lớn hơn và ñối tượng rộng rãi hơn nên ñược thực hiện.
Cám ơn: TS. BS. Hoàng Thị Thu Hà, GS. TS. BS. Phùng Đắc Cam của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Hà Nội ñã hỗ trợ một phần về kít chẩn ñoán ELISA H. pylori trong việc thực hiện nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
1. Brown LM, Thomas TL, Ma JL, et al. (2002). Helicobacter pylori infection in rural China:
demographic, lifestyle and environmental factors. International Journal of Epidemiology, 31(3): 638-45.
2. Cullen DJ, Collins BJ, Christiansen KJ, et al. (1993). When is Helicobacter pylori infection
acquired? Gut, 34(12):1681-1682.
3. Hoang TTH, Bengtsson C, Phung DC, Sorberg M, Granstrom M. (2004). Enzyme-Linked
Immunosorbent Assay for Helicobacter pylori Needs Adjustment for the Population Investigated. Journal of
Clinical Microbiology, 42(2): 627–630.
4. Hoang TTH, Bengtsson C, Phung DC, Sorberg M, Granstrom M. (2005). Seroprevalence of
Helicobacter pylori infection in urban and rural Vietnam. Clinical & Diagnostic Laboratory Immunology,
12(1): 81-5.
5. Hyams KC, Taylor DN, Gray GC, et al. (1995). The risk of Helicobacter pylori infection among
U.S. military personnel deployed outside the United States. Am J Trop Med Hyg, 52: 109-112.
6. IARC. (1994) Schistosomes, Liver Flukes and Helicobacter pylori. In: IARC Monographs on the
Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans: Lyon, IARCPress, 177-179.
7. Kikuchi S, Kurosawa M, Sakiyama T. (1999). Helicobacter pylori risk associated with sibship size
and family history of gastric diseases in Japanese adults. Jpn J Cancer Res, 89:1109-1112.
219
8. Kuipers EJ, Pena AS, van Kamp G, et al. (1993) Seroconversion for Helicobacter pylori. Lancet,
342(8867):328-31.
9. Lin JT, Wang JT, Wang TH, Wu MS, Lee TK, Chen CJ. (1993). Helicobacter pylori infection in a
randomly selected population, healthy volunteers and patients with gastric ulcer and gastric
adenocarcinoma. Scandinavian Journal of Gastroenterology, 28:1067-1072.
10. Malaty HM, El-Kasabany A, Graham DY, et al. (2002). Age at acquisition of Helicobacter pylori
infection: a follow-up study from infancy to adulthood. Lancet, 359(9310):931-5.
11. Marshall BJ, Warren JR. (1984) Unidentified curved bacilli in the stomach of patients with gastritis
and peptic ulceration. Lancet, 1(8390):1311-1315.
12. Megraud F, Brassens-Rabble MP, Denis F, Belbouri A, Hoa DQ. (1989). Seroepidemiology of
Campylobacter pylori infection in various populations. Journal of Clinical Microbiology, 27:1870-1873.
13. Mitchell HM. (2001). Epidemiology of Infection. In: Helicobacter pylori: Physiology and genetics.
Washington, D.C.: ASM Press.
14. Palli D, Decarli A, Cipriani F, et al. (1993). Helicobacter pylori antibodies in areas of Italy at
varying gastric cancer risk. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, 2(1):37-40.
15. Perez-Perez GI, Taylor DN, Bodhidatta L, et al. (1990). Seroprevalence of Helicobacter pylori
infections in Thailand. Journal of Infectious Diseases, 161:1237-1241.
16. Robertson MS, Cade JF, Savoia HF, Clancy RL. (2003). Helicobacter pylori infection in the
Australian community: current prevalence and lack of association with ABO blood groups. Internal
Medicine Journal, 33(4):163-167.
17. Seher C, Thierfelder W, Dortschy R. (2000). Helicobacter pylori prevalence in the German
population. Gesundheitswesen, 62(11):598-603.
18. Souto FJ, Fontes CJ, Rocha GA, de Oliveira AM, Mendes EN, Queiroz DM. (1998) Prevalence of
Helicobacter pylori infection in a rural area of the state of Mato Grosso, Brazil. Memorias do Instituto
Oswaldo Cruz, 93(2):171-4.
19. Vuong TM, Nguyen KT, Phung DC. (2001). Kết quả nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở
528 người khỏe mạnh. Nội khoa, 4:22-26.
20. Webb PM, Knight T, Greaves S, et al. (1994). Relation between infection with Helicobacter pylori
and living conditions in childhood: evidence for person to person transmission in early life. Bmj,
308(6931):750-3.
21. Wong BC, Lam SK, Ching CK, et al. (1999). Differential Helicobacter pylori infection rates in two
contrasting gastric cancer risk regions of South China. J Gastroenterol Hepatol, 14:120-125.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_in_house_elisa_kit_de_dieu_tra_tan_suat_nhiem_helico.pdf