Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước của huyện Trảng Bom

MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết cho đề tài Trong những năm qua và gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kep theo nó các vấn đề môi trường diễn ra càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như : Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn, Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện “về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững. Nước – nguốn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trẩm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người. Trong đó tài nguyên nước của Huyện Trảng Bom cũng có một phần nhỏ nào đó, chúng ta muôn biết nó như thế nào, ra sao phải đì tìm hiểu, đánh giá và đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý. Đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom”. Từ đó ta có thể biết được hiện trạng tài nguyên nước của huyện như thế nào? Sau đó tìm hiểu và đưa ra biện pháp sử dụng nước một cách hợp lý. 2. Mục tiêu của đề tài - Góp phần cải thiện tình hình sử dụng nước của huyện. - Điều tra hiện trạng về tình hình sử dụng nước tại một số địa phương thuộc địa bàn huyện. - Đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thiếu nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp cung cấp nước, hướng sử dụng nước cho người dân ở các địa phương . 3. Nội dung đề tài - Giới thiệu về tình hình tài nguyên môi trường nước trên địa bàn huyện. - Thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá tình hình sử dụng nước của các xã. Khảo sát, điều tra về tình hình sử dụng nước tại các xã trong huyện, thông qua việc phát phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng nước tại các khu vực, người dân đang sử dụng nguồn nước như thế nào, chất lượng nguồn nước có đảm bảo cho sức khỏe của người dân không. Trao đổi trực tiếp với người dân về tình hình chất lương nguồn nước để rút ra những nhận định cụ thể về tình hình sử dụng nước của các khu vực đã điều tra. - Đề xuất hướng sử dụng nước một cách hợp lý. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận : Dựa vào hiện trạng diễn biến của môi trường nước, các dữ liệu mội trường nước trên cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thự hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. 4.2 Phương pháp khảo sát thực địa : Đây là giải pháp đánh giá được thực tế và có tầm quan trọng. Phương pháp này có thể đánh giá hiện trạng cung cấp và chất lượng nước một cách rõ rệt. Căn cứ theo thông tin, số liệu và bản đồ huyện để xác định cụ thể vùng nghiên cứu. Đề tài hiện trạng sử dụng nước tại huyện trảng bom gồm các điểm khảo sát là : - Thị trấn Trảng Bom - Xã Thanh Bình - Xã Cây Gáo - Xã Bàu Hàm - Xã Sông Thao - Xã Sông Trầu - Xã Hối Nai 3 - Xã Bắc Sơn - Xã Bình Minh - Xã Quảng Tiến - Xã Tây Hòa - Xã Đồi 61 - Xã Hưng Thịnh - Xã Trung Hòa - Xã An Viễn - Xã Đồng Hòa - Xã Giang Điền 4.3 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu : Phương pháp này đánh giá tình hình chung của hiện trạng sử dụng nước của huyện. Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan là hết sức cần thiết : - Tài liệu của Phòng tài nguyên Môi trường của huyện. - Tài liệu của Sở Tài Nguyên Môi Trường của tỉnh Đồng Nai. - Tài liệu của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường của Tỉnh Đồng Nai. - Hiện trạng sử dụng nước của các khu vực điều tra. - Tiến hành khảo sát : đi đến từng hộ dân. 4.4 Phương pháp điều tra xã hội học : Đây là phương pháp điều tra thông tin dưới dạng phiếu điều tra. - Xây dựng phiếu điều tra : phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp đối với người dân bao gồm các phần : nguồn cấp, chất lượng nguồn cấp, lưu lượng - Tiến hành điều tra : việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. 5. Giới hạn đề tài Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cho tình hình sử dụng nước tại huyện Trảng Bom.

docx92 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước của huyện Trảng Bom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16.7% số phiếu điều tra của xã. Hình 3.65 : Biểu đồ thể hiện Nước giếng nhiễm phèn của Xã Quảng Tiến. Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Giang Điền : Bảng 3.27 : Bảng thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra xã Giang Điền Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Giang Điền 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 5 16.7 Nước giếng 10 33.3 Nước mặt 5 16.7 Nhiều 10 33.3 Lưu lượng Đủ 14 46.7 Không đủ 16 53.3 Thiếu 0 0 Thời gian không có nước Có nước 23 76.7 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 7 23.3 Chất lượng nguồn nước Tốt 10 33.3 Trung bình 20 66.7 Chưa tốt 0 0 Khác 0 0 Các ý kiến khác Nước giếng nhiễm phèn 10 33.3 Kết quả : Nguồn nước : Qua biểu đồ (hình 3.66) cho ta thấy, nguồn nước các hộ dân sử dụng ở đây là : nước giếng chiếm 33.3%, nước máy chiế 16.7%, nước mặt chiếm 16.7%. Còn lại 33.3% các hộ dân vừa sử dụn nước máy - nước giếng, nước giếng – nước mặt, nước mặt – nước máy dùng cho ăn uống, sinh hoạt, cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Hình 3.66: Biểu đồ thể hiện Nguồn nước của Xã Giang Điền. Lưu lượng sử dụng nước : Hình 3.67 : Biểu đồ thể hiện Lưu Lượng nước của Xã Giang Điền. Qua biểu đồ ta thấy, lưu lượng nước người dân sử dụng đã đủ chiếm 46.7%, không đủ chiếm 53.7% vì không đủ chi phí chi trả, thời tiết,… Thời gian không có nước : Dựa vào biểu đồ (hình 368) ta thấy, thời gian có nước chiếm nhiều ưu thế tới 76.7%, còn thời gian thỉnh thoảng không có nước là do thời tiết, cúp điện,… Hình 3.68 : Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của Xã Giang Điền. Chất lượng nguồn nước : Hình 3.69 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của Xã Giang Điền. Qua biểu ta thấy, Chất lượng nguốn nước ở đây đa số chỉ đạt mức trung bình chiếm 66.7%. Còn lại 33.3% là chất lượng tốt. Cho nên các hộ dân vẫn chưa an tâm cho lấm về chất lượng nước đang sử dụng. Ý kiến khác : Hình 3.70 : Biểu đồ thể hiện Nước giếng nhiễm phèn của Xã Giang Điền. Qua biểu đồ ta thấy, một số hộ dân vẫn chưa an tâm về nước đang sử dụng và có nhiều hộ cho rằng nước giếng nhiễm phèn chiếm tới 33.3%. Bảng kết quả điểu tra của phiế khảo sát xã Tây Hòa : Bảng 3.28 : Bảng thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra xã Tây Hòa. Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Tây Hòa 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 10 33.3 Nước giếng 15 50 Nước mặt 0 0 Nhiều 5 16.7 Lưu lượng Đủ 25 83.3 Không đủ 5 16.7 Thiếu 0 0 Thời gian không có nước Có nước 27 90 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 3 10 Chất lượng nguồn nước Tốt 20 66.7 Trung bình 10 33.3 Chưa tốt 0 0 Khác 0 0 Các ý kiến khác Kết quả : Nguồn nước : Hình 3.71 : Biểu đồ thể hiện Nguồn nước sử dụng của Xã Tây Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, nguồn nước sử dụng ở đây chủ yếu là nước giếng chiếm 50%, nước máy chiếm 33.3% còn lại 16.7% là các hộ dân vừa sử dụng nước máy và nước giếng để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng sử dụng nước : Hình 3.72 : Biểu đồ thể hiện Lưu lượng sử dụng nước của Xã Tây Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, lưu lượng sử dụng nước mà hộ dân cho là đã đủ chiếm 83.3%, còn lại 16.7% là không đủ vì thời tiết, không đủ chi phí chi trả,… Thời gian không có nước : Hình 3.73 : Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của Xã Tây Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, thời gian có nước sử dụng thường xuyên chiếm 90%. Còn lại 10% thì thỉnh thoảng mới không có nước là do thời tiết, cúp điện ,… Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Trung Hòa : Bảng 3.29 : Bảng thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra xã Trung Hòa. Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Trung Hòa 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 13 43.3 Nước giếng 15 50 Nước mặt 0 0 Nhiều 2 6.7 Lưu lượng Đủ 26 86.7 Không đủ 4 13.3 Thiếu 0 0 Thời gian không có nước Có nước 28 93.3 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 2 6.7 Chất lượng nguồn nước Tốt 10 33.3 Trung bình 15 50 Chưa tốt 0 0 Khác 5 16.7 Các ý kiến khác Nước giếng nhiễm phèn 8 26.7 Kết quả : Nguồn nước cấp : Hình 3.74: Biểu đồ thể hiện Nguồn nước cấp của Xã Trung Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, nguồn nước cấp đây chủ yếu là nước giếng chiếm 50%, nước máy chiếm 43.3%. Còn lại 6.7% hộ dân sử dụng nước giếng – nước máy cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng : Hình 3.75 : Biểu đồ thê hiện Lưu lượng nước của Xã Trung Hòa. Qua biểu đồ dưới đây ta thấy, lưu lượng sử dụng nước đủ cung cấp cho hằng ngày chiếm 86.7%. Còn lại 13.3% lưu lượng không đủ dùng vì có một số hộ dân không đủ chi phí chi trả, thời tiết, … Thời gian không có nước : Hình 3.76 : Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của Xã Trung Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, thời gian có nước cho người dân sử dụng hằng ngày là 93.3%. Còn lại 6.7% thì thỉnh thoảng không có nước do thời tiết, sửa chửa đường ống nước cấp, … Chất lượng nguồn nước : Hình 3.77 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của Xã Trung Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, chất lượng nguồn nước mà người dân đánh giá ở đây chỉ đạt loại trung bình chiếm 50%, tốt 33.3%. Còn lãi 16.7% thì người dân chưa nắm rõ tình hình và hiểu biết về chất lượng nguồn nước mà mình đang sử dụng. Ý kiến khác : Hình 3.78 : Biểu đồ thể hiện lượng nước giếng nhiễm phèn của Xã Trung Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, người dân đây vẫn chưa an tâm nước đang sự dụng. Nhiều người cho là nước giếng bị nhiễm phèn chiếm 26.7% tổng số phiếu điều tra. Bảng kết quả điều tra phiếu khảo sát xã Đồng Hòa : Bảng 3.30 : Bảng thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra xã Đồng Hòa. Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Đồng Hòa 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 12 40 Nước giếng 16 53.3 Nước mặt 0 0 Nhiều 2 6.7 Lưu lượng Đủ 29 96.7 Không đủ 1 3.3 Thiếu 0 0 Thời gian không có nước Có nước 27 90 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 3 10 Chất lượng nguồn nước Tốt 16 53.3 Trung bình 12 40 Chưa tốt 0 0 Khác 2 6.7 Các ý kiến khác Nước giếng nhiễm phèn 9 30 Kết quả : Nguồn nước cấp : Hình 3.79 : Biểu đồ thể hiện Nguồn nước cấp của Xã Đồng Hòa. Qua biểu đồ ta thấy, nguồn nước cấp chủ yếu ở đây là nước giếng chiếm 53.3%, nước máy chiếm 40%. Còn lại 6.7% là các hộ dân sử dụng cùng một lúc cả nước máy lẩn nước giếng cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và cho sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng sử dụng : Hình 3.80: Biểu đồ thể hiện Lưu lượng sử dụng nước của Xã Đồng Hòa. Qua biểu đồ cho thấy, các hộ dân ở đây cho rằng lượng nước sử dụng đã đủ cho tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày chiếm 96.7%. Còn lại 3.3% là hộ dân cho là không đủ vì thời tiết, không đủ chi phí chi trả,… Thời gian không có nước : Hình 3.81: Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của Xã Đồng Hòa. Qua biểu đồ cho thấy do theo mùa, cúp điện, … nên một số hộ dân cho là thỉnh thoảng sẽ không có nước sử dụng hằng ngày. Còn đa số cho là lượng đã đủ và có đủ nước sử dụng thường xuyên. Chất lượng nguồn nước : Hình 3.82 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của Xã Đồng Hòa. Qua biểu đồ cho thấy chất lượng nguồn nước sử dụng ở đây khá tốt chiếm 53.3%, trung bình chiếm 40%. Còn lại 6.7% các hộ dân chưa có ý thức và hiểu biết về chất lượng nguồn nước của họ. Kết quả khác : Hình 3.83 : Biểu đồ thể hiện Nước giếng nhiễm phèn của Xã Đồng Hòa. Qua biểu đồ cho thấy, một số hộ dân cho là nguồn nước giếng bị nhiễm phèn chiếm tới 30% số phiếu khảo sát. Bảng kết quả điều tra của phiếu khảo sát xã Hưng Thịnh. Bảng 3.31 : Bảng thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra xã Hưng Thịnh. Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Xã Hưng Thịnh 30 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 14 46.7 Nước giếng 16 53.3 Nước mặt 0 0 Nhiều 0 0 Lưu lượng Đủ 28 93.3 Không đủ 2 6.7 Thiếu 0 0 Thời gian không có nước Có nước 29 96.7 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 1 3.3 Chất lượng nguồn nước Tốt 10 33.3 Trung bình 15 50 Chưa tốt 0 0 Khác 5 16.7 Các ý kiến khác Kết quả : Nguồn nước cấp : Hình 3.84 : Biểu đồ thể hiện Nguồn nước cấp của Xã Hưng Thịnh. Qua biểu đồ ta thấy nguồn nước sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng 53.3%. Còn lại 46.7% là nước máy cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt và cho sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng sử dụng : Hình 3.85 : Biểu đồ thể hiện Lưu lượng nước sử dụng của Xã Hưng Thịnh. Qua biểu đồ cho thấy Lưu lượng nước sử dụng đây hằng ngày là đủ chiếm 93.3%, còn lại 6.7% không đủ dùng do mùa khô thiếu nước, … Thời gian không có nước : Hình 3.86 : Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của Xã Hưng Thịnh. Qua biểu đồ cho thấy thời gian không có nước hầu như không có, chỉ thỉnh thoảng mới không có nước chiếm 3.3% do cúp điện, mùa khô, … Chất lượng nguồn nước : Hình 3.87 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của Xã Hưng Thịnh. Qua biểu đồ ta thấy chất lượng nước mà người dân ở đây đa số cho rằng đạt được mức trung bình chiếm tới 50%, tốt chiếm 33.3%, còn lại 16.7% là một số hộ dân chưa có ý thức kinh nghiệm về nguồn nước sử dụng. Bảng tổng kết quả điều tra phiếu khảo sát toàn Huyện Trảng Bom : Bảng 3.32 : Tổng hợp khối lượng điều tra hiện trạng sử dụng nước. Số lượng Diện tích tự nhiên (km2) 326,14 Diện tích điều tra (km2) 323,68 Số xã phường, thị trấn 17 Số người 197.510 Số hộ 38.892 Số phiếu điều tra 510 Bảng 3.33 : Tổng hợp kết quả điều tra phiếu khảo sát của toàn huyên Trảng Bom Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn Toàn HTB với 510 phiếu Số lượng % Nguồn nước Nước máy 120 23.5 Nước giếng 330 64.7 Nước mặt 17 3.3 Nhiều 43 8.5 Lưu lượng Đủ 403 79 Không đủ 80 15.7 Thiếu 27 5.3 Thời gian không có nước Có nước 441 86.5 Thường xuyên 5 1 Thỉnh thoảng 64 12.5 Chất lượng nguồn nước Tốt 238 46.7 Trung bình 215 42.1 Chưa tốt 3 0.6 Khác 54 10.6 Các ý kiến khác Nước giếng nhiễm phèn 119 23.3 Nước giếng có hiện tượng vôi đục 15 3 Nhận xét : Nguồn nước cấp : Hình 3.88 : Biểu đồ thể hiện Nguồn nước cấp của toàn huyện Trảng Bom. Qua biểu đô cho ta thấy, đa số nguồn nước cấp của địa bàn huyện vẫn là sài nước giếng chiếm 64.7%, nước máy 23.5%, nước mặt chiếm 3.3%. Còn lại 8.5% là các hộ dân sử dụng nước máy – nước ngiếng, nước giếng nước mặt,… cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất Công – Nông nghiệp. Lưu lượng nước sử dụng : Hình 3.89 : Biểu đồ thể hiện Lưu lượng nước của toàn huyện Trảng Bom. Qua biểu đồ toàn huyện ta thấy, đa số lưu lượng nước ở toàn địa bàn huyện mà người dân cho là đã đủ chiếm tới 79%, lưu lượng không đủ chiếm 15.7%. Còn lại 5.3% là một số hộ dân cho là thiếu nước sử dụng vào mùa khô, vì mùa khô nước giếng sẽ cạn có lúc chỉ đủ cho sinh hoạt hằng ngày chứ không đủ cho sản xuất Công – Nông nghiệp. Thời gian không có nước : Hình 3.90 : Biểu đồ thể hiện Thời gian không có nước của toàn huyện Trảng Bom. Qua biểu đồ ta thấy đa số người dân cho là không có nước là không có, thường xuyên thì ít chỉ chiếm 1%, thỉnh thoảng thì chiếm 12.5% vì sửa chửa đường ống nước, mùa khô nước giếng cạn,… Còn lại 86.5% là có nước sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt, cung cấp cho sản xuất Công – Nông nghiệp. Chất lượng nguồn nước : Hình 3.91 : Biểu đồ thể hiện Chất lượng nguồn nước của toàn huyện Trảng Bom Qua biểu đồ cho thấy, chất lượng nguồn nước mà người dân sử dụng tương đối tốt chiếm 46.7%, trung bình chiếm 42.1%, chưa tốt chiếm 0.6%. Còn lại 10.6% nhiều hộ dân chưa có hiệu biết, chưa nhận thức được chất lượng nguồn nước mình đang sử dụng. Ý kiến khác : Hình 3.92 : Biểu đồ thể hiện nước giếng nhiễm phèn của toàn huyện Trảng Bom Qua biểu đồ thể hiện lượng nước giếng nhiễm phèn mà các hộ dân cho là nhiễm phèn chiếm 23.3% là số lượng chưa phải lo sợ nhưng cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Hình 3.93 : Biểu đồ thể hiện nước giếng có hiện tượng vôi đục của toàn huyện Trảng Bom. Qua biểu đồ ta thấy lượng nước giếng có hiện tượng vôi đục chỉ chiếm 3% là một số lượng không đáng kể. Nhưng cần phải chú ý của người dân và các cơ quan chức năng. Chương 4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC CỦA HUYỆN TRẢNG BOM Đánh giá công tác quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường. Hệ thống quản lý môi trường HTB Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường tại HTB được thể hiện dưới đây Hình 4.1 : Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường HTB Theo thống tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTN&MT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 về việc “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, chức năng của phòng Tài Nguyên và Môi trường như sau : Vị trí và chức năng Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về : đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, biển và hải đảo (đối với những huyện có biển). Phòng Tài Nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài Nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ và quyền hạn Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các văn bản hướn dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiễm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chính lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kế, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ đại chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện. Phối hợp với sở tài nguyên và môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về báo bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu có). Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đồ án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất tiêu thụ công nghiệp, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu nhập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp, kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tai nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và STN&MT. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật. Tổ chức biên chế PTN&MT có trưởng phòng và không quá 03 phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng. Các phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng và phó Trưởng phòng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách thức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng và phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật. PTN&MT cấp huyện có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ PTN&MT làm công tác quản lý trên địa bàn huyện được bố trí phù hợp với nhiệm vụ được giao; số lượng biến chế của phòng so Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Tổ chức nhân sự Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom Hiện nay, PTN&MT có 07 cán bộ thuộc tổ môi trường gồm 02 kỹ sư, 05 cử nhân ( một cán bộ phó phòng phụ trách và một tổ trưởng). Trong đó có một biến chế kiêm phó phòng, còn lại là các chuyên viên hợp đồng. Mỗi cán bộ phòng được phân công phụ trách theo mảng công việc và phụ trách theo địa bàn. Đối với các xã, chỉ có 03 xã : Hối Nai 3, Bắc Sơn và Sông Trầu có cán bộ phụ trách môi trường. Các xã còn lại, cán bộ địa chính kiêm luôn mảng môi trường. Cơ chế tổ chức như trên cho thấy vấn đề môi trường bước đầu đã được quan tâm ở các cấp cơ sở nhưng chưa thật sự quan tâm đúng mức. Mặc dù tại cấp huyện các cán bộ tổ môi trường đều tốt nghiệp chuyên ngành môi trường nhưng biên chế còn ít, tại cấp xã, đều có cán bộ phụ trách môi trường nhưng, hầu hết là cán bộ địa chính kiêm luôn công việc môi trường. Chính vì không có chuyên môn về môi trường và công việc giải quyết thủ tục đất đai chiếm phần lớn thời gian của cán bộ địa chính xã. Đây chính là một trong những yếu tố hạn chế đối với quản lý môi trường địa phương. Do đó, UBND Huyện Trảng Bom cần từng bước khắc phục tình trạng này. Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm Những tồn tại, yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường nước do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do các cấp, các ngành nhận thức chưa hoàn toàn đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển bền vững; ý thức tự giác bảo vệ môi trường nước trong cộng đồng còn thấp, nên các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước còn khá phổ biến; sử phối hợp giữa các ngành, địa phương chư đồng bộ và có hiệu quả; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu; các công cụ kinh tế chưa được áp dụng mạnh mẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường. Từ kết quả thực tiễn trong thực hiện chương trình bảo vệ môi trường rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau : Sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự quán triệt sâu sắc các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ môi trường nước nhằm bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn huyện. Nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực bảo vệ môi trường nước, ban hành kịp thời và thực thí nghiệm chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đi đôi với việc không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân và toàn xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước phải được lồng ghép đồng bộ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đồ thị, quản lý tổng hợp lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học. Quan tâm đúng mức đầu tư phòng ngừa ô nhiễm, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường nước, đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ để thực sự là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường nước. Đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng nước. Đánh giá chung Qua tình hình điều tra cho thấy nguồn nước cấp ở huyện chủ yếu là nước giếng chiếm 70%, nước máy chỉ có 20% còn 10% là hộ dân vừa sử dụng nước giếng – nước mặt, nước máy – nước giếng,…dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Có các xã cung cấp cho sản xuất Công – Nông nghiệp. Do trên địa bàn huyện có con đường Quốc lộ 1A đi ngang qua, mà ở đây chỉ có một nhà máy cấp nước. Do không có đủ chi phí nên nhà máy nước chỉ có một đường ống cấp nước ở một bênh đường (phí bênh tay phải hướng từ thành phố đi về), các hộ dân nằm phí bênh đường thì được sử dụng nước máy một cách tiện ích với giá tiền ở 4m3 đầu là 2500đ 1m3, sau 4m3 với giá 5000đ 1m3. Còn những hộ dân bênh kia đường thì phải sài nước giếng vì không có đường cấp nước đi qua, vào mùa mưa thì có đủ nước để sài nhưng vào mùa khô thì nước giếng cạn không có nước để sử dụng, các hộ dân phải đi mua nước ở các công ty cấp nước nhỏ để sử dụng hay mua nước ở các nhà bênh kia đường có nước máy sử dụng để sài với giá cao (và theo đi điều tra thực tế cho biết rằng vài hộ dân phải mua nước với giá 35000đ 1m3 nước. Các hộ dân sử dụng nước giếng để sinh hoạt,… có một vài khu vực thì sử dụng giếng đào với chiều sâu cở từ 5m đến 10m đã có nước sử dụng, nhưng vào mùa khô sẽ không có nước để sử dụng. Còn một số nới các hộ dân sử dụng giếng khoang bình quân là từ 50m thì có nước sử dụng,từ 70m đến 90m mới có nước sử dụng đủ vào các mùa, vào mùa khô nước vẫn còn có đủ để sử dụng sinh hoạt hằng ngày không đủ cho sản xuất nông nghiệp, có mùa nào khô hạn lắm thì không có nước mà điều này thì ít thấy xảy ra. Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn huyện chưa ổn định cho lắm, người dân vân phải lo lắng cho việt sử dụng nước của mình. Chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn huyện. Nên có một số người dân mong là cơ quan chức năng chủ ý hơn và nếu có chi phí thì hảy tạo cho người dân được sử dụng nước máy ở các xã dọc theo đường Quốc lộ 1A và các xã có lượng nước giếng nhiễm phèn cao. Để người dân an tâm hơn về nguồn nước mình đang sử dụng. Đề Xuất Giải Pháp 4.2.2.1 Biện pháp quản lý Để bảo đảm sức khỏe của người dân, bảo vệ nguồn nước ngầm tránh bị ô nhiễm và can kiệt thì công việc đầu tiên là chúng ta phải cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân. Chúng ta khắc phục tình trạng thiếu nước bằng cách : Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ tầng nước ngầm. Tiết kiệm nguồn nước máy, không sử dụng nước lãng phí tránh thất thoát nước. Súc rửa đường ống dẫn nước để nâng cao chất lượng nguồn nước. Quản lý nguồn nước xả thải ra để bảo nguồn nước cấp. Đồng thời nâng cao ý thức của những hô dân sống gần các nhánh sống. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước cấp. Công tác quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm cần được các cấp các ngành quan tâm. Phải có một cơ chế tài chính (giá cước) phù hợp với chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước độ thị. Hiện nay giá nước sinh hoạt của nhiều địa phương còn thiếu bất cấp, thiếu hợp lý. Cần phải đảm bảo về công tác khảo sát nguồn nước sát với thực tế, dự báo về các biến động về nguồn nước để kịp thời phòng chống. Cần kiểm tra chất lượng nguồn nước theo định kỳ. Quy hoạch và phát triển mạng lưới cấp nước trên toàn huyện. Cần đạo tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước. 4.2.2.2 Biện pháp kỹ thuật Đa số nước giếng ở huyện đều nhiễm phèn, chỉ có một số sử dụng nước máy. Nên nếu có chi phí ta nên thiết lập các hệ thống xử lý nước nhỏ ở từng hộ dân, khu dân cư, cụm dân cư,…lập các đường ống cấp thoát nước để cung cấp nước cho người dân và thu hồi xử lý nước thải. Còn những đường ống nước cấp củ phải tu sửa lại để tránh tình trạng thất thoát nước. Thiết kế các hệ thống xử lý nhỏ cho từng khu dân cư, cụm dân cư : Để loại bỏ sắt trong nước ta có thể sử dụng các phương pháp làm thoáng, loại bỏ sắt bằng hóa chất, sử dụng các phương pháp làm thoáng như giàn mưa. Phương pháp này cần kết hợp với làm thoáng qua hạt lọc xúc tác và chất oxy hóa cao để hiệu quả cao. Ngoài ra còn có các hệ thống làm thoáng khác : làm thoáng bằng máng tràn, máy nén khí,… Ta có thể sử dụng một số công nghệ sau : Giàn mưa Lắng Lọc Bể chứa Khử trùng bằng Clo Giếng Cấp nước Hóa chất Hình 4.2 : Hệ thống xử lý nước trong nước giếng ngầm CHƯƠNG 5 DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG NƯỚC & KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Dự báo xu thế biến đổi môi trường nước Tổng hợp từ báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội HTB – tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu chủ yếu là 98% hộ dân dùng nước sạch. Nước thải đô thị chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Dự báo đến năm 2020, nước cấp cho người dân thị Trấn Trảng Bom là mỗi người một ngày trung bình tiêu thụ khoảng 100 lít (theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, ngành cấp thoát nước). Lượng nước thải lấy bình quân bằng 80% lượng nước cấp. Như vây lượng nước sinh hoạt năm 2020 trên toàn thị trấn dự tính là : Bảng 5.1: Dự kiến tổng lượng nước sinh hoạt của thị Trấn Trảng Bom đến năm 2020 Thị Trấn Trảng Bom Dân số (người) 57.500 Định mức sử dụng nước (lít/người.ngày) 100 Lượng sử dụng dự kiến (m3/ngày) 5.750 Lượng nước thải dự kiến (m3/ngày) 4.600 Do nước thải từ các khu công nghiệp chiếm đa số trong tổng lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như tiêu thụ công nghiệp do đó ở phần này chỉ dự tính tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ các khu công nghiệp. Định mức cấp nước theo quy hoạch cho 1 ha đất công nghiệp là 40 m3/ngày. Dự báo đến năm 2020, nước cấp cho người dân tại khu vực nông thôn Huyện Trảng Bom là mỗi người một ngày trung bình tiêu thụ khoảng 50 lít. Lượng nước thải bình quần bằng 80% lương nước cấp. Như vây lượng nước thải sinh hoạt năm 2020 trên toàn thị trấn dự tính là : Bảng 5.2 Dự kiến tổng lượng nước sinh hoạt khu vực nông thôn đến năm 2020 Thị Trấn Trảng Bom Dân số (người) 178.000 Định mức sử dụng nước (lít/người.ngày) 50 Lượng sử dụng dự kiến (m3/ngày) 8.900 Lượng nước thải dự kiến (m3/ngày) 7.120 Dự kiến tổng số lượng du khách đến các khu du lịch trên địa bàn HTB vào năm 2020 là 620.000 người. Với chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với cấp trại. Theo tiêu chuẩn, mỗi khách du lịch sẽ sử dụng 45 lít/ngày, thì lượng nước thải thu lại khoảng 76 m3/ngày. Kết Luận Qua điều tra, nguồn nước sạch cho huyện Trảng Bom còn rất hạn chế đa số hộ dân phải sử dụng nguồn nước giếng có nhiễm lượng phèn. Tình trạng thiếu nước máy còn ở một số nơi cần thiết, phải mua nước máy với một giá cao đối với người dân lao động ở địa bàn huyện. Dù nhà máy cấp nước nằm trên địa bàn huyện nhưng nhiều người dân vẫn phải sử dụng nước giếng thiếu nguồn nước máy như Xã Bình Minh, Xã Hối Nai 3,… Khi đi điều tra và phỏng vấn có một số hộ dân rất khó chịu về tình hình cấp nước của địa bàn huyện, bênh kia đường thì có nước bênh nay không có phải mua nước vào mùa khô giá cao. Cho thấy chưa có sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Trên địa bàn huyện vẫn chưa kiểm xoát kỹ về lượng nước thải, nên lượng nước thải còn đổ ra các ao, hồ, sông, suối,… làm ô nhiễm tới nguồn nước mặt và nước ngầm lân cân. Trước tình hình này cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho người dân ở các khu vực và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân. Kiến Nghị Về phía nhà nước Cần tích cực tăng cường biện pháp quản lý và xử lí các nguồn thải từ các nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra kênh rach, sông… Hạn chế hoặc nên khắc phục tình trạng đưa nước thải và chất thải sinh hoạt xuống kênh rạch. Quản lý nghiêm ngặt các công trình khải thác nước dưới đất qui mô gia đình đến khai thác công nghiệp. Cần sử phạt nghiêm minh với các đơn vị khai thác nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nên xây dựng mạng lưới cấp nước tập trung. Xây dựng các hệ thống xử lý nước với quy mô nhỏ cho từng khu vực. Thiết kế lại mạng lưới cấp nước cho các khu vực ở cuối đường ống. Đặt bơm tăng áp ở cuối đường ống. Về phía người dân Cần nâng cấp giáo dục cho người dân về việc bảo vệ môi trường nước dưới đất, những hạn chế thải các chất thải xuống kênh, rạch, khai thác nước một cách bừa bãi. Tăng cường hơn nữa việc giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung trong đó có môi trường nước nói riêng của người dân lúc còn trẻ, như đưa vào sách vở đào tạo ở cấp phổ thông hoặc có nhiều các công trình thanh niên. Người dân cần được học tập về luật bảo vệ môi trường, và qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên nước và một số văn bản luật có liên quan. Về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng : Trước hết, chúng ta thấy rằng do dân số nước ta ngày càng tăng mà chỉ số lượng nước trên đầu người ngày càng tăng mà chỉ số lượng nước trên đầu người ngày càng giảm. Năm 1945, chỉ số này là 14.520 m3/người, thì nay chỉ còn 4.080 m3/người và nếu dân số lên đến 150 triệu thì chỉ còn 2070 m3/người (chỉ tính lượng nước nội địa). Một điều rõ ràng ở đây là lượng nước bình quân đầu người giảm khi dân số ngày càng gia tăng. Tỉnh Đồng Nai cũng không ngoại lệ. Hiện tại lượng nước trung bình mỗi người dân khoảng 12.000 m3/năm thì đến năm 2025 chỉ số này còn khoảng 8.900 m3/năm. Kể đến, sự biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng đã khiến mưa và dòng chảy năm có xu thế ngày càng giảm. Các tài liệu mưa từ 1960 đến nay cho thấy số nơi có mưa nhiều hơn số nơi có mưa tăng, và ngay cả độ tăng giảm thì mức tăng lên cũng nhỏ hơn mức giảm xuống. Bên cạnh đó, do nhiệt độ có xu hướng tăng lên nên lượng bốc hơi tăng theo. Tất cả những yếu tố trên khiến tài nguyên nước ngày càng giảm, trong khi yêu cầu nước lại ngày càng tăng, dẫn đến cán cân nước thiếu hụt ngày một gay gắt. Thêm vào đó, do nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, du lịch – dịch vụ, bảo vệ môi trường… tăng nhanh, nên nếu không có những giải pháp kíp thời, thì việc sử dụng quá khả năng nguồn gây cạn kiệt và ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Gia tăng các hiểm họa về nước Trong những năm gần đây, do hậu quả của hiệu ứng nhà kính, do các hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nhiều vùng rộng lớn trên toàn cầu, mà thiên tai xảy ra có phần ngày càng khốc liệt, tăng cả về tần số cũng như cường độ. Trung bình, cứ 1 thập kỷ bão tăng 0,6 trận. Bão lớn cấp 10-12 xuất hiện ngày một nhiều, gây số lần dâng mực nước biển trên 2m chiếm hơn 11% trong tổng số cơn bảo xảy ra. Bão cũng đã xuất hiện ở những nơi hiếm thấy trước đây. Các nghiên cứu cho thấy mực nước biển tăng trung bình 0,2 cm/năm. Hiện tượng xói lở bờ, di động và bồi lấp cửa sông ngày một nhiều, xảy ra ngày càng mạnh mẽ với tần số ngày càng cao. Bên cạnh đó, dòng chảy kiệt trên đất cả các hệ thống sông suối cũng hầu như bị giảm dần mà nguyên nhân chủ yếu là do biển động mưa ngày càng gay gắt và lượng mưa mùa kiệt có xu thế giảm nhỏ; tác dụng điều tiết của thảm phủ thực vật (chủ yếu là rừng đầu nguồn) kém dần do diện tích và chất lượng rừng giảm, đất đai canh tác luôn thay đổi theo cơ chế thị trường…; và yêu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt ở thượng lưu ngày càng tăng, hệ thống đập dâng dọc sông suối ngày càng nhiều, nên dòng chảy về hạ lưu ít dần. Hậu quả là mùa kiệt xảy ra sớm và kéo dài, dòng chảy kiệt khắc nghiệt hơn. Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa lớn ở phía thượng lưu các dòng sông lớn cũng như trên địa bàn tỉnh luôn tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập. Sự cố vỡ đập là một trong những vấn đề cần phải được xem xét, nghiên cứu kỹ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm tránh được những thảm họa đối với con người và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng : Trong khoảng 10 năm trở lại đây, do phát triển kinh tế nhanh, các khu công nghiệp và đô thị xuất hiện ngày càng nhiều, chất thải nhiễm bẩn dân sinh và công nghiệp chưa qua xử lý hay sơ xử lý được trực tiếp vào hệ thống sông ngòi, hồ ao, khiến chất lượng nước giảm sút nhanh chóng. Chất lượng nước ở các khu công nghiệp … cho thấy các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng nề. Trong các đô thị, thị trấn, thị tứ lượng chất rắn và nước nhiễm bẩn thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạnh ngày càng tăng, vượt quá khả năng tải và tự làm sạch của chúng đã làm chất lượng nước ở các hệ thống này bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng ngày càng nhiều hơn phân bón và thuốc trừ sâu khiến đất giảm cấp nhanh, nước trong đồng, trong kênh mương, sống ngòi, kể cả nước dưới đất, bị ô nhiễm. Nếu lấy tiêu chuẩn thông thường trong phát triển nông nghiệp với lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở mức 2 kg/ha/vụ thì hàng năm tổng lượng thuốc trừ sâu thải ra từ địa bàn khoảng 150 tấn. Chưa có những đánh giá đầy đủ của tác hại từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên lưu vực cũng như tổng dư lượng tồn đọng ở đây. Tuy nhiên những cảnh báo một số vùng cho thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là một số loài thuốc độc hại cũng như việc sử dụng quá mức các loại thuốc bảo vệ thực vật cho thấy nguy cơ tiềm ẩn cao gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm giảm cấp môi trường lưu vực (đất và nước) vẫn còn là mối lo ngại lớn nhất, không chỉ riêng huyện, tỉnh mà rộng ra cả nước và nhiều nơi khác trên thế giới. Bên cạnh đó, phân bón nông nghiệp và chất thải từ các hoạt động khác từ chăn nuôi, từ du lịch, dịch vụ … cũng là nguồn gây ô nhiễm không kém. Trong công nghiệp, chất thải chưa qua xử lý và sơ xử lý, chất thải từ các dây chuyền công nghệ và nhà máy mới … không những không giảm mà có nguy cơ tăng lên, lan rông ra nhiểu vùng. Do vậy, việc hoạch định chiến lược cũng như các kế hoạch định chiến lược cũng như các kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông là những việc làm cần thiết trước khi xảy ra những biến đổi tiêu cực khó có thể phục hồi. Tham khảo thêm các bảng kết quả xét nghiệm trên các địa bàn huyện (xem phụ lục B ) TÀI LIỆU THAM KHẢO Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Đồng Nai. Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Đồng Nai. Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Trảng Bom. www.dongnai.gov,vn www.tnmtdongnai.gov.vn PHỤ LỤC Phụ Lục A : PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA HUYỆN TRẢNG BOM Trong khuôn khổ Đề Tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng tài nguyên nước của Huyện Trảng Bom”, với sự chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dận Huyện Trảng Bom và Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ (Khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường) nên tôi đã làm phiếu điều tra này để nghiên cứu về đề tại. Xin Ông (Bà), Anh (Chị) vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây để cung cấp thông tin cho Đề Tài. Tôi chân thành cảm ơn Ông(Bà), Anh(Chị) đã giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàng thành tốt đề tài. Họ và tên : …………………………………………………………............. Địa chỉ :…………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… Nghề Nghiệp : ……………………………………………………………... Gia đình Ông(Bà), Anh(Chị) lấy nước sạch từ đâu ? Dùng cho ăn uống : Nước thủy cục d. Nước kênh rạch/sông suối Nước mưa e. Khác………………… Nước giếng Dùng cho tắm giặt và những mục đích khác : Nước thủy cục d. Nước kênh rạch/sông suối Nước mưa e. khác …………………….. Nước giếng Dùng cho sinh hoạt khác (chăn nuôi, trồng trọt, … ) Sông d. Ao/Hồ Giêng khoan e. Giếng đào Nước máy f. Nước mưa Quy mô sử dụng nước ? Số người :………………. Số hộ :………………….. Số cơ sở : ……………… Gia đình Ông(Bà), Anh(Chị) có thường hay thiếu nước sử dụng : Có Không Theo Ông(Bà), Anh(Chị) chất lượng nước mà gia đình Ông(Bà), Anh(Chị) đang sử dụng : Tốt Tạm ổn Kém Lượng nước sử dụng trong một ngày là bao nhiêu? Trả lời :……………… Có ổn định hay không Có Không Khác ……………………….(có dùng thêm loại nước nào khác không). Nguồn nước máy (nếu có) mà gia đình Ông(Bà), Anh(Chị) đang sử dụng : Công ty cấp nước Thiện Tân Công ty dịch vụ công ích Trung tâm NS&VSMT Khác ……………………. Chi phí mà Ông(Bà), Anh(Chị) phải trả cho 1 đơn vị m3 nước là : ……… Ông(Bà), Anh(Chị) nghĩ đó là mức giá : Quá cao c. Vừa phải Cao d. Thấp Chiều số của công trình ? Chiều sâu :……………… Đường kính :…………….. Loại máy bơm :……………. Công suất :………………… Đánh giá cảm quan của Ông(Bà), Anh(Chị) về chất lượng nguồn nước : Hoàn toàn yên tâm Tạm yên tâm Không yên tâm Chất lượng nước ? Nhạt Lợ Mặn Các biện pháp cải thiện Thực hiện chỉ tiêu lấy mẫu nước xét nghiệp, để kiểm tra tình trạng nước. Được Không được Giữ gìn vệ sinh chung, để không làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm đang sử dụng. Được Không được. Có nên xử dụng biện pháp cấp nước tập chung ở các cụm dân cư không . Có Không Y kiến khác ……………………………………………………………… Những khó khăn của Ông(Bà), Anh(Chị) về vấn đề nước sinh hoạt : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Những mong muốn của Ông(Bà), Anh(Chị) đối với vấn đề (cấp) nước ở địa phương ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Những ý kiến, đề xuất của Ông(Bà), Anh(Chị) để cải thiện vận đề cấp nước hiện tại…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Huyện Trảng Bom, ngày…..tháng……năm… Người cung cấp thông tin Người điều tra Phụ Lục B : BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quản Lý Môi Trường – Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tên mẫu gửi :Mẫu nước giếng khoan (32m) hộ Nguyễn Duy Thuật (số 54, đường 2, tổ 2, KP5, Thị Trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom). Ngày lấy mẫu : 03.01.2008 Phiếu yêu cầu số : 080105 Số mã hóa mẫu : N01.03 – 1/6 Ngày gởi mẫu : 04.01.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 4,29 6,5 – 8,5 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu pH không đạt tiêu chuẩn nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn : Các chỉ tiêu trong TCVN 5944-1995 không có giá trị so sánh. 2 Độ cứng mgCaCO3/l 4 300 – 500 2340 (C) APHA 2005 (*) 3 Chất rắn lơ lững SS mg/l 0 - 2540 (D)-Solids APHA 2005 (*) 4 Sắt tổng cộng Fetc mg/l 0,03 1 – 5 3500-Fe (B) APHA 2005 (*) 5 Nitrate NO3 mg/l 24,4 45 4500-NO3 (E) APHA 2005 6 Colifroms KL/100ml 0 3 9222 (B) APHA 2005 (*) BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quảng Lý Môi Trường – Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tên mẫu gửi : Mẫu nước giếng khoan (70m) hộ Phạm Quang Tuyến (số 385B/17 Ấp TT) Ngày lấy mẫu : 03.01.2008 Phiếu yêu cầu số : 080105 Số mã hóa mẫu : N01.03 -6/6 Ngày gởi mẫu : 04.01.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 7,08 6,5 – 8,5 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu Coliforms không đạt tiêu chuẩn nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn : Các chỉ tiêu trong TCVN 5944-1995 không có giá trị so sánh. 2 Độ cứng mgCaCO3/l 156 300 – 500 2340 (C) APHA 2005 (*) 3 Chất rắn lơ lững SS mg/l 8 - 2540 (D)-Solids APHA 2005 (*) 4 Sắt tổng cộng Fetc mg/l 0,17 1 – 5 3500-Fe (B) APHA 2005 (*) 5 Nitrate NO3 mg/l 2,44 45 4500-NO3 (E) APHA 2005 6 Colifroms KL/100ml 4 3 9222 (B) APHA 2005 (*) BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quản Lý Môi Trường – Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tên mẫu gửi : Mẫu nước giếng đào (9m) hộ Vũ Đình Huỳnh (đường 4, tổ 4, KP5) Ngầy lấy mẫu : 03.01.2008 Phiếu yêu cầu số : 080105 Số mã hóa mẫu : N01.03 – 3/6 Ngày gởi mẫu : 04.01.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 4,03 6,5 – 8,5 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu pH, Nitrate và Coliforms không đạt tiêu chuẩn nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn : Các chỉ tiêu trong TCVN 5944-1995 không có giá trị so sánh. 2 Độ cứng mgCaCO3/l 50 300 – 500 2340 (C) APHA 2005 (*) 3 Chất rắn lơ lững SS mg/l 0 - 2540 (D)-Solids APHA 2005 (*) 4 Sắt tổng cộng Fetc mg/l 0,2 1 – 5 3500-Fe (B) APHA 2005 (*) 5 Nitrate NO3 mg/l 225 45 4500-NO3 (E) APHA 2005 6 Colifroms KL/100ml 1,2x10 3 9222 (B) APHA 2005 (*) BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quản Lý Môi Trường Phiếu yêu cầu số : 080448 Tên mẫu gửi : Mẫu nước mặt tại suối khu du lịch Thác Giang Điền Số mã hóa mẫu : N04.18 – ½ Ngày lấy mẫu : 21.04.2008 ngày gởi mẫu : 22.04.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 7,68 5,5 - 9 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu Coliforms không đạt tiêu chuẩn nước mặt theo cột B TCVN 5942 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. KPH : không phát hiện. Chỉ tiêu TDS trong TCVN 5942-1995 không có giá trị so sánh. 2 Nhu cầu oxy hóa học COD mgO2/l 9 <35 5220 (C) APHA 2005 (*) 3 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 mgO2/l 1 <25 5210 (D)-Solids APHA 2005 (*) 4 Tổng chất rắn hòa tan TDS mg/l 57 - TDS kế WTW 197 (*) 5 Amoniac N-NH3 mg/l KPH(<0,04) <1 4500-NH3 (B&C) APHA 2005 (*) 6 Nitrate N-NO3 mg/l 2,44 <15 TCVN 6180:1996 (*) 7 Colifroms MPN/100ml 2,9x104 <10.000 9221 (B) APHA 2005 (*) BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quản Lý Môi Trường Phiếu yêu cầu số : 080448 Tên mẫu gửi : Mẫu nước mặt hồ Sông Mây Số mã hóa mẫu : N04.18 – 2/2 Ngày lấy mẫu : 21.04.2008 ngày gởi mẫu : 22.04.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 7,83 5,5 - 9 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu COD, BOD5 và amoniac không đạt tiêu chuẩn nước mặt theo cột B TCVN 5942 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. Chỉ tiêu TDS trong TCVN 5942-1995 không có giá trị so sánh. 2 Nhu cầu oxy hóa học COD mgO2/l 128 <35 5220 (C) APHA 2005 (*) 3 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 mgO2/l 31 <25 5210 (D)-Solids APHA 2005 (*) 4 Tổng chất rắn hòa tan TDS mg/l 144 - TDS kế WTW 197 (*) 5 Amoniac N-NH3 mg/l 2,2 <1 4500-NH3 (B&C) APHA 2005 (*) 6 Nitrate N-NO3 mg/l 0,1 <15 TCVN 6180:1996 (*) 7 Colifroms MPN/100ml 4x103 <10.000 9221 (B) APHA 2005 (*) BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM Tên khách hàng : Phòng Quản Lý Môi Trường Phiếu yêu cầu số : 080449 Tên mẫu gửi : Mẫu nước ngầm lấy tại khu nghĩa trang liệt sĩ HTB Số mã hóa mẫu : N04.19 – 1/1 Ngày lấy mẫu : 21.04.2008 ngày gởi mẫu : 22.04.2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995 Phương pháp thử Nhận xét & Đánh giá 1 pH - 5,77 6,5 – 8,5 4500-H+ APHA 2005 (*) Mẫu nước có chỉ tiêu pH thấp, các chỉ tiêu yêu cầu phân tích khác đạt tiêu chuẩn nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995. Ghi chú : (*) Phương pháp được VILAS công nhận. KPH : không phát hiện Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn : Các chỉ tiêu trong TCVN 5944-1995 không có giá trị so sánh. 2 Tổng chất rắn hòa tan TDS mg/l 19 - TDS kế WTW 197 (*) 3 Sắt tổng cộng Fetc mg/l KPH (<0,03) 1 – 5 3500-Fe (B) APHA 2005 (*) 4 Nitrate NO3 mg/l 2,74 45 TCVN 6180 : 1996 (*) 5 Amoniac NH3 mg/l KPH (<0,05) - 4500-NH3 (B&C) APHA 2005 (*)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmục lục.doc
  • doclời cam đoan.doc
  • docmục lục.doc
  • doctrang bìa.doc
Tài liệu liên quan