So sánh kết quả phân loại SBTĐ của 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm
kết thúc thực nghiệm sư phạm
Để khẳng định rõ hiệu quả nội dung huấn
luyện, hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng
dụng trong huấn luyện phát triển SBTĐ cho nữ
VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-
17, sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành so sánh kết quả xếp loại tổng hợp đánh giá
trình độ SBTĐ đã xây dựng giữa nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm bằng kiểm định
Chi-Square Tests trình bày ở bảng 4.
Từ bảng 4 cho thấy, trong khi giá trị Sig của
nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm =
0,018 < 0,05 cho thấy không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê còn nhóm thực nghiệm với giá
trị Sig trước và sau thực nghiệm = 0,346 > 0,05
thể hiện giá trị khác biệt vượt trội của kiểm định,
khẳng định nội dung huấn luyện và hệ thống các
bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển
SBTĐ cho nữ VĐV đua thuyền Kayak cự ly
500m lứa tuổi 15-17 đã được chúng tôi lựa chọn
và ứng dụng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên đua thuyền kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-17 câu lạc bộ đua thuyền Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
BµI B¸O KHOA HäC
ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ BAØI TAÄP PHAÙT TRIEÅN SÖÙC BEÀN TOÁC ÑOÄ
CHO NÖÕ VAÄN ÑOÄNG VIEÂN ÑUA THUYEÀN KAYAK CÖÏ LY 500M
LÖÙA TUOÅI 15-17 CAÂU LAÏC BOÄ ÑUA THUYEÀN HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy và các kiểm định thống kê, đề
tài đã chứng minh được tính hiệu quả của các bài tập, tỷ lệ nội dung huấn luyện mà đề tài đã xây
dựng và ứng dụng trên đối tượng thực nghiệm là có hiệu quả, đảm bảo giá trị khoa học.
Từ khóa: Bài tập, sức bền tốc độ, nữ VĐV, thuyền Kayak, Câu lạc bộ đua thuyền Hà Nội.
Evaluate the effectiveness of speed strength development exercises for 500m Kayak
boat female racers, who aged 15-17, in Hanoi Boat Racing Club
Summary:
Through regular scientific research methods and statistical tests, the topic has proven the
effectiveness of the exercises and the rate of training content that the topic has built and applied on
the subject. The experiment is effective, ensuring scientific value.
Keywords: Exercises, speed endurance, female athletes, Kayaks, Hanoi Boat Racing Club.
*ThS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Email: buithisang@hpu2.edu.vn
Bùi Thị Sáng*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Huấn luyện thể lực còn gọi là quá trình tác
động, kích thích phát triển các tố chất thể lực theo
chủ đích. Mục đích của quá trình huấn luyện là
nhằm phát triển toàn diện tất cả các tố chất, chú
trọng ưu tiên tố chất mang tính đặc thù từng môn
thể thao và từng giai đoạn huấn luyện nhằm nâng
cao trạng thái thể chất của cơ thể, tăng cường
năng lực chức năng của các cơ quan, hệ thống cơ
quan trong cơ thể đáp ứng yêu cầu của quá trình
đào tạo. Ở từng môn thể thao lại có sự đòi hỏi
thiên về các tố chất thể lực khác nhau. Tuy nhiên
sức bền tốc độ (SBTĐ) là tố chất thể lực nền tảng
quan trọng giúp vận động viên (VĐV) thực hiện
tốt kỹ chiến thuật thi đấu, đặc biệt giúp VĐV
hoàn thành tốt phần thi của mình ngay cả ở những
thời gian cuối của cuộc thi.
Trong những năm trở lại đây hiệu quả của
các bài tập đang áp dụng cho các nữ VĐV trẻ ở
môn Kayak của Câu lạc bộ đua thuyền Hà Nội
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
nhiệm vụ huấn luyện, các bài tập đưa ra không
còn phù hợp với chương trình huấn luyện hiện
đại theo xu hướng mới, chính vì vậy, không có
cơ hội tạo ra những khâu đột phá, dẫn đến thành
tích của các VĐV Câu lạc bộ nhanh chóng bị
các địa phương khác đuổi kịp và vượt qua. Do
vậy, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng
những bài tập phù hợp hơn để phát triển những
năng lực, tố chất còn hạn chế là hết sức cần thiết.
Thông qua tham khảo các tài liệu chuyên
môn chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên
cứu về môn đua thuyền Kayak còn hạn chế,
chưa tương xứng với nhu cầu đổi mới về huấn
luyện hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào về việc lựa chọn bài tập phát triển SBTĐ
cho nữ VĐV lứa tuổi 15-17. Xuất phát từ thực
tế nhu cầu đổi mới về nội dung tập luyện, từ
những bất cập trên, chúng tôi nhận thấy việc
phát triển SBTĐ cho VĐV đua thuyền Kayak là
một yêu cầu bức thiết. Vì vậy chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu và hệ thống hóa các bài tập
phát triển SBTĐ cho VĐV là góp phần phát
triển, nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và
nâng cao thành tích thi đấu của VĐV.
63
- Sè 4/2020
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các
phương pháp sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa
đàm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương
pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄ
1. Lựa chọn bài tập phát triển SBTĐ cho
nữ VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa
tuổi 15-17
Sau các bước nghiên cứu: Xác định căn cứ lựa
chọn, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn ý kiến lựa
chọn của các đáp viên, kết quả khảo sát theo thang
đo Likert 5 mức với quy định là chỉ sử dụng bài
tập trong khoảng từ 4-5 điểm tương ứng mức độ
từ "đồng ý" đến "rất đồng ý". Kết quả thu được
29 bài tập thuộc 2 phần và được chia theo 5 nhóm
bài tập. Cụ thể: V = vận tốc, r = thời gian nghỉ
giữa các lần và R = thời gian nghỉ giữa các tổ.
A. Bài tập trên cạn
a. Bài tập chạy
1. Chạy 12’, V = 70-75% Vmax.
2. Chạy 60’, V = 70% Vmax.
3. Chạy việt dã 6km, V = 80% Vmax.
4. Chạy phản xạ theo tín hiệu còi 5 x 5’, R =
4’, V = 85% Vmax.
5. Chạy bậc thang 6 x (300 – 200 - 100), r =
3’, R = 7 - 10’, V = 90% Vmax.
b. Bài tập vòng tròn
1. Bài tập vòng tròn 6 trạm 2 tổ x 20’ (Chống
đẩy - cơ lưng - cơ bụng - bật đổi chân - đạp xoay
- xà đơn) mỗi động tác thực hiện 30”, di chuyển
đổi động tác 30”, R = 10'.
2. Bài tập vòng tròn 8 trạm x 6 tổ (kéo tạ 30
lần - đẩy tạ 30 lần - ke bụng thang gióng 15 lần
- nằm sấp chống đẩy 10 lần - bật nhảy 20 lần -
co tay xà đơn 10 lần -chống đẩy xà kép 10 lần -
chạy 30m), R = 5'.
3. Bài tập vòng tròn 8 trạm x 10 lần ( chống
đẩy - bật đổi chân - đẩy tạ 25%, giật tạ 25% - cơ
lưng - cơ bụng - kéo tạ đạp xoay - tạ vante) x
(4’x 4 tổ), R = 2'.
c. Bài tập mô hình
1. Kéo máy 2 x 20’, R = 5’ trở kháng mức 2,
V = 80% Vmax.
2. Chèo mô hình 2x30’, R=3', tần số chèo =
70-76.
3. Chèo mô hình 8 x 30", R = 4’, tần số chèo
= 84 – 90.
4. Kéo chèo buộc dây chun mô hình 5 x 2’,
R = 2’, tần số chèo = 76 – 80.
B. Bài tập dưới nước
a. Bài tập ưa khí
1. Chèo marathon 10km, V = 70 - 75% Vmax.
2. Chèo lặp lại 4 x 20', V = 75% Vmax, R = 5'.
3. Chèo lặp lại 10 x 6,' R = 2', V = 75% Vmax.
4. Chèo 3 - 5 x 2000m, R = 1'30", V = 85%
Vmax.
5. Chèo biến tốc 3 x 1100m (100m nhanh -
200m chậm - 200m nhanh - 200m chậm - 100m
nhanh - 300m chậm), nhanh 85%, chậm 75%
Vmax, R = 2'.
6. Chèo biến tốc 8 km: 1500m chậm - 500m
nhanh (nhanh 85%, chậm 70% Vmax).
7. Chèo lặp lại 8 lần x (1000m + 20"), R = 4',
V = 90% Vmax.
8. Chèo lặp lại 3 lần x 2000m, R = 5', V =
85% Vmax.
b. Bài tập ưa yếm khí hỗn hợp
1. Chèo 12 x 500m + 10", R= 3', V = 95%
Vmax.
2. Chèo 8 x 200m, V= 100% Vmax, R= 3’- 4’,
tần số = 120 - 126.
3. Chèo 8 x 500m (100m - 300m - 100m), V
= 100% - 80% - 100% Vmax, R = 3'.
4. Chèo 10 x 550m, V = 90% Vmax, tần số =
90 - 96, R = 4’.
5. Chèo bậc thang 3 x ( 5' - 4' - 3' ), r = 90",
R = 5' V = 75% - 80% - 85% Vmax.
6. Chèo bậc thang 3 x (4' - 3' - 2' - 1'), r = 3' -
2' - 1', R = 5', V = 75% - 80% - 85% - 90% Vmax.
7. Chèo bậc thang 2 x (8’- 6’- 4’- 3’- 4’- 6’-
8’), r = (2’- 2’- 1,5’ - 1’- 2’- 3’), R = 10’, V =
80% - 90% Vmax.
8. Chèo lặp lại 5 x 9' ( 3' dẫn - 3' bám - 3'
Vmax), R= 3'.
9. Chèo biến tốc 2 x (5’ nhanh - 4’ chậm - 4’
nhanh - 3’ chậm - 3’ nhanh - 2’ chậm - 2’ nhanh
- 1’ chậm), nhanh: V = 90 - 95% Vmax, Chậm: V
= 60 - 65% Vmax, R = 4’.
Các bài tập trên được đề tài được ứng dụng
vào thực tiễn huấn luyện nhằm phát triển SBTĐ
cho nữ VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa
tuổi 15 - 17.
64
BµI B¸O KHOA HäC
2. Xây dựng nội dung huấn luyện SBTĐ
cho nữ VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m
lứa tuổi 15-17
Sau khi xác định căn cứ khoa học cho việc
xây dựng nội dung huấn luyện SBTĐ cho nữ
VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-
17 đề tài tiến hành xác định tỷ lệ sắp xếp nội
dung huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đua
thuyền Kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-17 bằng
cách phỏng vấn các đáp viên để lấy căn cứ khoa
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn nhóm bài tập cho mỗi thời kỳ huấn luyện (n=28)
Nhóm bài tập
Thời kỳ huấn luyện
Chuẩn bị chung Chuẩn bị chuyên môn Thi đấu Chuyển tiếp
mi % mi % mi % mi %
BT Trên
cạn
BT chạy 25 89.29 10 35.71 12 42.86 18 64.28
BT vòng
tròn 27 96.44 5 17.86 8 28.57 15 53.57
Mô hình 28 100.00 23 82.14 0 0 23 82.14
BT dưới
nước
Ưa khí 13 46.44 26 92.86 28 100.00 16 57.14
Ưa yếm
khí hỗn
hợp
11 39.28 26 92.86 28 100.00 16 57.14
học cho việc sắp xếp nội dung huấn luyện cho
các giai đoạn huấn luyện.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, ở thời kỳ huấn
luyện chuẩn bị chung các ý kiến tập trung lựa
chọn nhóm bài tập chạy, bài tập vòng tròn, bài
tập mô hình và có một số ít ý kiến (dưới 50%)
cho rằng cần sử dụng nhóm bài tập phát ưa khí
và ưa yếm khí hỗn hợp. Ở thời kỳ huấn luyện
chuyên môn đa số ý kiến cho rằng cần sử dụng
nhóm bài tập mô hình, nhóm bài tập ưa khí và
ưa yếm khí hỗn hợp và có số ít ý kiến cho rằng
cần sử dụng nhóm bài tập chạy và bài tập vòng
tròn. Ở thời kỳ thi đấu các VĐV tập trung cho
các cự ly chính và chiến thuật riêng nên thời
gian phân bổ chủ yếu ưu tiên cho các nhóm bài
tập ưa và ưa yếm khí hỗn hợp. Các nhóm bài tập
mô hình dùng để hỗ trợ sửa chữa những thiếu
sót, nhược điểm của VĐV chủ yếu được sử dụng
vào giai đoạn chuyển tiếp kết hợp với nhóm bài
tập chạy giúp VĐV thả lỏng tích cực. Kết quả
trên là cơ sở để sử dụng các nhóm bài tập phù
hợp cho mỗi thời kỳ huấn luyện trong quá trình
tổ chức thực nghiệm.
Như vậy, để phát triển sức bền cho nữ VĐV
đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-17
cần phải sử dụng xen kẽ các nhóm bài tập một
các hợp lý căn cứ theo mức độ lựa chọn của các
chuyên gia và HLV để có căn cứ khoa học xây
dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể cho mỗi giai
đoạn thực nghiệm trong chu kỳ huấn luyện năm.
3. Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn
3.1. Đánh giá SBTĐ của nữ VĐV đua
thuyền Kayak lứa tuổi 15-17 trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi
tiến hành kiểm tra năng lực của VĐV bằng các
test đã kiểm định về giá trị để đánh giá mức độ
đồng đều giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
được kiểm định bằng phương pháp Paired Sam-
ples T-Test so sánh từng cặp giá trị trung bình
của hai nhóm nghiên cứu nhằm đánh giá sự khác
biệt nếu có về trình độ thể lực của hai nhóm với:
- Giả thuyết Ho: “Không có sự khác nhau về
giá trị hai trung bình tổng thể”, tức là khác biệt
giữa 2 trung bình là bằng 0.
- Giả thuyết Ha: "Có sự khác biệt về giá trị
trung bình trên hai tổng thể".
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 2.
65
- Sè 4/2020
Bảng 2. Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 8)
So sánh theo cặp
Giá trị khác biệt theo cặp
t Sig. (2-tailed)Mean Std. Deviation
Std.
Error
Mean
Khoảng tin cậy 95%
của sự khác biệt
Lower Upper
VO2max
(ml/kg/ph)
NTN-
NĐC -109.375 561,685 140,421 -408,676 189,926 -0.779 0.448
Rufier (HW) NTN-NĐC 0.06188 0.25561 0.0639 -0.07433 0.19808 0.968 0.348
Đánh giá
tính chất chú
ý (P)
NTN-
NĐC 0.0775 0.23976 0.05994 -0.05026 0.20526 1.293 0.216
Chạy 12
phút(m)
NTN-
NĐC -3.437.500 9.077.215 2.269.304 -8.274.406 1.399.406 -1.515 0.151
Giật tạ 2
phút (l)
NTN-
NĐC -137.500 558.420 139.605 -435.061 160.061 -0.985 0.34
Đẩy tạ 2
phút (l)
NTN-
NĐC -187.500 734.734 183.683 -579.012 204,012 -1.021 0.324
Kéo máy 2
phút (m)
NTN-
NĐC -437.500 1.824.600 456.150 -1.409.761 534.761 -0.959 0.353
Chênh lệch
thành tích
2x200m(s)
NTN-
NĐC 0.1875 0.40311 0.10078 -0.0273 0.4023 1.861 0.083
Chèo thuyền
2000m(s)
NTN-
NĐC -0.00187 0.07943 0.01986 -0.0442 0.04045 -0.094 0.926
Kết quả bảng 2 cho thấy: Thành tích của cả
8 test đều có sự chênh lệch giá trị trung bình
không đáng kể. Hệ số tương quan r cho thấy
thành tích hai nhóm ở tất cả các test đều có sự
tương quan rất cao (P > 0,05). Điều đó cho phép
chấp nhận giả thuyết Ha, nghĩa là thành tích
giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không
có sự khác biệt có ý nghĩa, hay nói cách khác
trình độ SBTĐ của 2 nhóm ở thời điểm trước
thực nghiệm về cơ bản là tương đương nhau.
3.2. Đánh giá trình độ SBTĐ của hai nhóm
nghiên cứu sau thực nghiệm
Sau 12 tháng thực nghiệm chúng tôi tiến
hành kiểm tra trình độ SBTĐ của cả hai nhóm
để đánh giá mức độ tác động của bài tập đã thực
hiện tới việc phát triển SBTĐ cho hai nhóm
nghiên cứu. Kết quả trình bày tại bảng 3.
Kết quả bảng 3 cho thấy ở các kiểm định so
sánh cặp giữa hai nhóm nghiên cứu so với thời
điểm trước thực nghiệm phần lớn đều có giá trị
Sig đều < 0,05, thể hiện giá trị khác biệt lớn giữa
giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của
hai nhóm nghiên cứu. Với giá trị trung bình và
Sig so sánh cặp giữa nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chiếu sau thực nghiệm < 0,05 ở tất cả
các test, chứng tỏ việc ứng dụng nội dung huấn
luyện SBTĐ cũng như hệ thống bài tập đã lựa
chọn đã có hiệu quả trong việc phát triển SBTĐ
cho nhóm thực nghiệm.
So sánh kết quả phân loại SBTĐ của 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm
kết thúc thực nghiệm sư phạm
Để khẳng định rõ hiệu quả nội dung huấn
luyện, hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng
66
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 3. Kết quả kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm (nA = nB = 8)
So sánh cặp Mean Std. Deviation
Sig Sig Sig
(1↔2) (1↔3) (2↔3)
VO2max
(ml/kg/ph)
1 Trước TN 41.67 5.22
0 0 02 NTN sau TN 48.21 4.21
3 NĐC sau TN 45.62 4.24
Rufier (HW)
1 Trước TN 11.5 2.44
0.001 0 02 NTN sau TN 7.5 2.45
3 NĐC sau TN 9.5 4.44
Đánh giá sự chú
ý (P)
1 Trước TN 13.37 2.67
0 0 02 NTN sau TN 8 2.6
3 NĐC sau TN 9.5 2.45
Chạy 12 phút
(m)
1 Trước TN 38.5 8.09
0 0 02 NTN sau TN 75.75 10.18
3 NĐC sau TN 64.62 8.05
Giật tạ 2 phút
(l)
1 Trước TN 116 5.54
0 0 02 NTN sau TN 121 6.25
3 NĐC sau TN 118 5.9
Đẩy tạ 2 phút (l)
1 Trước TN 108.8 7.69
0 0.085 02 NTN sau TN 114.4 6.94
3 NĐC sau TN 112 7.08
Kéo máy 2 phút
(m)
1 Trước TN 440 18.98
0.001 0.002 0.0062 NTN sau TN 465 8.63
3 NĐC sau TN 459 10.5
Chênh lệch
thành tích
2x200m (s)
3 Trước TN 14.62 2.67
0 0 0.0021 NTN sau TN 9.87 3.91
2 NĐC sau TN 12.6 2.44
Chèo thuyền
2000m (s)
1 Trước TN 13.03 0.4
0 0 0.0322 NTN sau TN 12.24 0.51
3 NĐC sau TN 12.38 0.64
dụng trong huấn luyện phát triển SBTĐ cho nữ
VĐV đua thuyền Kayak cự ly 500m lứa tuổi 15-
17, sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành so sánh kết quả xếp loại tổng hợp đánh giá
trình độ SBTĐ đã xây dựng giữa nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm bằng kiểm định
Chi-Square Tests trình bày ở bảng 4.
Từ bảng 4 cho thấy, trong khi giá trị Sig của
nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm =
0,018 < 0,05 cho thấy không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê còn nhóm thực nghiệm với giá
trị Sig trước và sau thực nghiệm = 0,346 > 0,05
thể hiện giá trị khác biệt vượt trội của kiểm định,
khẳng định nội dung huấn luyện và hệ thống các
bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển
SBTĐ cho nữ VĐV đua thuyền Kayak cự ly
500m lứa tuổi 15-17 đã được chúng tôi lựa chọn
và ứng dụng.
67
- Sè 4/2020
Bảng 4. So sánh kết quả phân loại sức bền tốc độ của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng theo tiêu chuẩn đã xây dựng (nA = nB = 8)
Loại
Nhóm nghiên cứu
Nhóm TN Nhóm ĐC
Trước TN (A) % Sau TN (B) % Trước TN (a) % Sau TN (b) %
Tốt 0 0 6 75 0 0 2 25
Khá 2 20 2 25 2 25 5 63
Trung
bình 6 75 0 0 6 75 1 12
Yếu 0 0 0 0 0 0 0
Kém 0 0 0 0 0 0 0 0
Asymp. Sig. (2-sided)A↔B 0.346
Asymp. Sig. (2-sided)a↔b 0.018
Asymp. Sig. (2-sided)B↔b 0.155
P = 0.05
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đề tài, đặc biệt là kết quả
thực nghiệm đã chứng minh các bài tập được
lựa chọn để phát triển SBTĐ cho nữ VĐV đua
thuyền Kayak lứa tuổi 15-17 của Câu lạc bộ đua
thuyền Hà Nội là phù hợp và hiệu quả.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Đặng Hoài An (2015), “Nghiên cứu phát
triển SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100
- 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”,
Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học
TDTT Hà Nội.
2. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đo
lường thể thao, Nxb TDTT Hà Nội.
3. Đàm Trung Kiên (2009), "Nghiên cứu nội
dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện đối
với VĐV chạy 100m cấp cao", Luận án tiến sĩ
giáo dục học, Viện khoa học TDTT Hà Nội.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu khoa học
với SPSS, Nxb Hồng Đức.
5. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp
thống kê trong TDTT, Nxb TDTT Hà Nội.
(Bài nộp ngày 2/7/2020, Phản biện ngày
16/7/2020, duyệt in ngày 21/8/2020)
Để đạt được thành
tích cao trong đua
thuyền Kayak, phát
triển sức bền tốc độ
cho VĐV là vấn đề cần
thiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_bai_tap_phat_trien_suc_ben_toc_do_cho_nu_v.pdf