This study aims to evaluate the efficiency of agricultural land use at Xuan Loc district, Dong
Nai province. This study used survey methodology, data collection interviews related to indicators of
land use effectiveness at local. The results show that the study area has 2 main land use types as
perennial and annual crops. In particular, the land use type perennial at Suoi Cao commune accounts
for more than 89 percent of the whole area and mainly planted production perennial as mango and
pepper. There are more than 63 percent of the annual crops area in Xuan Phu commune is vegetables.
Besides, the rice cultivation area still occupies an important advantage in ensuring food security of the
people. The economic efficiency of the different land use types, land for pepper and vegetables have
the high value over the year with production value reached relatively 155,863 thousand VND/ha and
40,243 thousand VND/ha with a rate of return higher than the other land use types; creating jobs for
workers relatively 219 labor/ha/year and 85 labor/ha/year. In general, the land use types in the study
area are not affecting the environment. Based on the analysis, this study also suggests some types of
promising agricultural land use to improve the efficiency of land use types agricultural in Xuan Loc
district, Dong Nai province in the coming time.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018
857
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
Huỳnh Văn Chương1, Nguyễn Bích Ngọc1, Nguyễn Thị Mỹ Xuân2
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế;
2Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai
Liên hệ email: huynhvanchuong@hueuni.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng
vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở khu vực nghiên cứu có 2 loại hình sử dụng đất chính là loại hình trồng
cây lâu năm và cây hàng năm. Trong đó, các loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm ở xã Suối Cao
chiếm hơn 89% diện tích toàn khu vực và được sử dụng chủ yếu để trồng tiêu và xoài. Ở xã Xuân Phú
có hơn 63% diện tích đất trồng cây hàng năm chủ yếu là rau màu. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng lúa
vẫn chiếm một ưu thế quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của người dân. Loại hình sử dụng
đất trồng tiêu và trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao trong vùng với giá trị gia tăng lần lượt đạt tới
155.863 nghìn đồng/ha, 40.243 nghìn đồng/ha, đồng thời hai loại hình này cũng đã giải quyết việc làm
cho người dân trong vùng với số ngày công lần lượt là 219 ngày công/ha và 85 ngày công/ha. Nhìn
chung, các loại hình sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu chưa gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu cũng đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp
triển vọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Từ khóa: Đồng Nai, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp.
Nhận bài: 16/08/2018 Hoàn thành phản biện: 15/09/2018 Chấp nhận đăng: 30/09/2018
1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đang tạo ra những bước
đi và sức tăng trưởng xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ. Vì vậy
các mối quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin về
đất đai để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những biện pháp quản lý, sử dụng tối ưu, đem lại
quyền lợi cho người sử dụng đất và lợi ích của quốc gia. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất đai không chỉ đem lại ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa bảo vệ và cải tạo môi trường
(Đường Hồng Dật và cs., 1994). Việt Nam đã nhanh chóng đổi mới nền nông nghiệp để đáp
ứng được nhu cầu của thị trường, đảm bảo chất lượng. Khoảng 20 năm nay, hàng nông sản
Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhiều mặt hàng nằm trong tốp đứng đầu thế giới
như gạo mỗi năm xuất khẩu 4,5 - 5 triệu tấn, cà phê 6.000 tấn, hồ tiêu 10.000 ngàn tấn, hạt
điều chế biến 50.000 tấn.... Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã chiếm tới 30 -
40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một số mặt hàng tăng trưởng cả về số lượng và kim
ngạch xuất khẩu như cà phê 7% về lượng và 56% về kim ngạch xuất khẩu, cao su tăng 45%,
rau tăng 29,5%... (Nguyễn Đình Bồng, 2008). Tuy vậy, để đưa nông nghiệp phát triển sang
sản xuất hàng hóa là quá trình lâu dài và đầy những khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với
việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh và thâm canh ngày càng cao, phải
gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và được thực hiện thông
qua việc phân công lại lao động, xã hội hóa sản xuất và ứng dụng các công nghệ tiến bộ mới
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018
858
vào sản xuất. Do vậy, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về đất, về hiệu quả
sử dụng đất, để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc định hướng sử dụng và bảo vệ đất,
cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng đất, quản lý đất đai bền vững trong điều
kiện thực tiễn của Việt Nam.
Xuân Lộc là một huyện thuần nông, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều
khó khăn do hạn chế trong quá trình phát triển cơ cở hạ tầng, phương thức canh tác chưa
được chuyên môn hóa, trình độ thâm canh sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tài nguyên
đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây, việc dân số tăng
nhanh, tách hộ gia đình ngày càng phổ biến, nhu cầu lương thực, thực phẩm lại tăng nhanh
tạo ra sức ép lớn đến đất canh tác (UBND huyện Xuân Lộc, 2014). Vì vậy, đã đặt ra những
vấn đề cho các nhà quản lý ở địa phương trong việc nâng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
trên một đơn vị diện tích đất, việc điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất
lượng đất, đồng thời nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc đưa ra các quyết định
về sử dụng đất hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục
đích đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu bài báo đã tập trung vào thực hiện các nội dung
chính sau:
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của
khu vực nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu tiến hành điều tra, thu
thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về tình
hình quản lý, sử dụng đất từ các cơ quan nhà nước như phòng Nông nghiệp, phòng Thống
kê, phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo
sát thực địa, phỏng vấn các hộ nông dân có sản xuất nông nghiệp ở 2 xã có diện tích đất sản
xuất nông nghiệp lớn nhất huyện Xuân Lộc là xã Xuân Phú và xã Suối Cao. Trong đó, xã
Xuân Phú là xã vùng đồng bằng và xã Suối Cao là xã thuộc khu vực đồi núi của huyện. Tổng
số hộ được điều tra, phỏng vấn là 100 hộ (50 hộ/ xã). Các hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên
từ danh sách hộ của xã. Nội dung điều tra tập trung vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu và kết quả điều tra đã thu thập được, nghiên cứu tiến
hành lựa chọn, phân tích, thống kê và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu. Việc
xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018
859
2.2.3. Phương pháp sử dụng một số công thức tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất
* Để tính hiệu quả kinh tế trên một ha đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp, bài báo sử dụng hệ thống các chỉ tiêu bao gồm:
- Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng
đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay
hệ thống sử dụng đất).
- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp
cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu,
nguyên liệu)
- Giá trị gia tăng (GTGT): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất được xác định
bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian:
- Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động (GTNC) thực chất là đánh giá kết
quả lao động cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội
của từng người lao động. Chỉ tiêu này được xác định bằng giá trị gia tăng chia cho tổng số
công lao động
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện
hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong
phạm vi nghiên cứu này chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu gồm mức thu hút lao động giải quyết
việc làm, giá trị ngày công lao động của từng kiểu sử dụng đất.
* Hiệu quả môi trường: được xác định dựa vào việc tính mức sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật bình quân và nhận xét khả năng ảnh hưởng của nó đến môi trường.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của
xã Xuân Phú và xã Suối Cao chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó các loại đất
như đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp của hai xã được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu
TT Loại đất
Xã Xuân Phú Xã Suối Cao
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 3.526,1 100 4.487,8 100
1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.382,5 95,9 4.324,1 96,4
1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.248,1 63,8 316,9 7,1
1.1.1 Đất trồng lúa 1.441,5 40,9 60,5 1,3
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 806,6 22,9 256,4 5,7
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.134,3 32,2 4.007,3 89,3
2 Đất lâm nghiệp 13,2 0,4 0 0
2.1 Đất rừng sản xuất 13,2 0,4 0 0
2.2 Đất rừng phòng hộ 0 0 0 0
2.3 Đất rừng đặc dụng 0 0 0 0
3 Đất nuôi trồng thủy sản 76,3 2,2 32,0 0,7
4 Đất nông nghiệp khác 54,2 1,5 131,7 2,9
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuân Lộc, 2014)
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018
860
Bảng 1 cho thấy, do là xã thuộc vùng đồng bằng nên trong cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp của xã Xuân Phú chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích là 2.248,1 ha,
chiếm 63,8% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm có diện tích là 1.134,3 ha
chiếm 32,2% diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đó, do thuộc vùng đồi núi nên xã Suối
Cao có diện tích đất trồng cây lâu năm lên đến 4.007,3 ha, chiếm 89,3% diện tích đất nông
nghiệp và đất trồng cây hàng năm có diện tích là 316,9 ha, chiếm 7,1% diện tích đất nông
nghiệp của xã.
3.2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của vùng nghiên cứu
Kết quả điều tra thực tế cho thấy xã Xuân Phú có 4 loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp chính là chuyên lúa, lúa - màu, chuyên màu và cây lâu năm. Ở xã Suối Cao có 3
loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính là chuyên lúa, chuyên màu và cây lâu năm.
Tổng hợp các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của hai xã được thể hiện ở
Bảng 2.
Bảng 2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu
Loại hình
sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Xã Xuân Phú Xã Suối Cao
1. Chuyên lúa Lúa đông xuân - lúa hè thu – lúa mùa Lúa đông xuân - lúa hè thu - lúa mùa
2. Lúa – màu
Lúa hè thu - lúa mùa - bắp đông xuân -
Bắp đông xuân - lúa mùa - bắp hè thu -
3. Chuyên màu
Bắp -
Rau các loại Rau các loại
4. Cây lâu năm Chôm chôm
Xoài
Tiêu
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và kết quả điều tra, 2018)
* Loại hình sử dụng chuyên lúa: Loại hình sử dụng đất này phân bố ở cả hai xã
Xuân Phú và Suối Cao, tuy nhiên được trồng chủ yếu ở địa hình đồng bằng và địa hình thấp
có khả năng tưới tiêu tốt. Giống lúa chủ yếu được người dân áp dụng là giống OM 4900, OM
5451, OM 6162, OM 7327 Đây là các giống lúa phù hợp với khí hậu của địa phương.
Trong đó, Lúa Đông xuân là vụ chính trong năm và được gieo trồng từ tháng 12 (dương lịch)
đến tháng 4 năm sau; Lúa Hè thu được gieo trồng từ tháng 5 (dương lịch) đến hết tháng 8;
Lúa Vụ mùa được gieo trồng từ tháng 9 (dương lịch) đến hết tháng 11.
* Loại hình sử dụng đất trồng lúa - màu: Loại hình này được người dân thực hiện
theo hướng kết hợp gieo trồng 2 vụ lúa kết hợp với 1 vụ bắp hoặc 1 vụ lúa kết hợp với 2 vụ
bắp. Loại hình sử dụng đất này chỉ phân bố ở xã Xuân Phú.
* Loại hình sử dụng đất chuyên màu: là loại cây chủ lực của huyện được trồng
quanh năm, trong đó chủ yếu là rau. Rau được trồng tập trung ở xã Xuân Phú chủ yếu một số
loại rau như rau ngót, rau cải xanh, rau khổ qua. Chuyên rau có thể trồng 8 vụ rau ăn lá hoặc
3 đến 4 vụ rau ăn trái.
* Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm (chôm chôm, xoài, tiêu): Chôm chôm là
một trong những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện sinh thái ở huyện Xuân Lộc, hàng
năm cho năng suất cao và chất lượng ngon. Có 3 loại giống chủ yếu, đó là: Chôm chôm Java,
chôm chôm nhãn được trồng chủ yếu ở xã Xuân Phú. Cây xoài được coi là một trong những
cây ăn quả chính của huyện, tập trung chủ yếu ở Suối Cao, là loại cây mang lại giá trị kinh tế
cao cho người sản xuất. Các giống xoài được trồng phổ biến trên địa bàn huyện hiện nay là
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018
861
xoài 3 mùa, xoài Đài Loan, xoài cát các loại, xoài Thái Lan. Tiêu đang được phát triển mạnh
ở xã Suối Cao, các giống được trồng chủ yếu là: tiêu sẻ và tiêu lá lớn (các giống sẻ mỡ, trâu
đất đỏ).
3.3. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai
3.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của vùng
nghiên cứu được xác định thông qua việc tổng hợp 100 phiếu điều tra nông hộ ở xã Xuân
Phú và xã Suối Cao. Kết quả được thể hiện tại Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại xã Xuân Phú (ĐVT: 1.000 đồng)
Cây trồng
Tính trên 1 ha
GTSX CPTG GTGT
Lúa Đông xuân 42.000 22.777 19.223
Lúa Hè thu 35.000 22.647 12.353
Lúa Mùa 35.000 22.907 12.093
Bắp Đông Xuân 54.000 25.000 29.000
Bắp Hè Thu 42.000 15.000 27.000
Rau (1 vụ) 114.000 72.355 41.645
Chôm chôm 116.000 75.757 40.243
Ghi chú: GTSX: giá trị sản xuất, CPTG: chi phí trung gian, GTGT: giá trị gia tăng
(Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra, 2018)
Bảng 3 cho thấy, ở xã Xuân Phú là vùng đồng bằng thì cây rau cho giá trị gia tăng
trên mỗi ha cao nhất với 41.645 nghìn đồng/ha, tiếp đó là cây chôm chôm với 40.243 nghìn
đồng/ha. Trong các loại cây trồng thì cây lúa cho giá trị gia tăng trên mỗi ha thấp nhất chỉ từ
12.093 đến 19.223 nghìn đồng/ha, tiếp theo là cây bắp (dao động từ 27.000 đến 29.000 nghìn
đồng/ha). Như vậy, rau và cây chôm chôm là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả, chi
phí trung gian ở mức khá và hiện tại là những cây trồng thế mạnh của vùng này.
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại xã Suối Cao (ĐVT: 1.000 đồng)
Cây trồng
Tính trên 1ha
GTSX CPTG GTGT
Lúa Đông xuân 38.500 23.000 15.500
Lúa Hè thu 31.500 23.000 8.500
Lúa mùa 31.500 23.000 8.500
Rau (1vụ) 90.000 62.500 27.500
Xoài 216.000 99.825 116.175
Tiêu 246.500 90.637 155.863
Ghi chú: GTSX: giá trị sản xuất, CPTG: chi phí trung gian, GTGT: giá trị gia tăng
(Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra, 2018)
Bảng 4 cho thấy, xã Suối Cao là vùng đồi núi thì cây trồng cho giá trị gia tăng trên
mỗi ha cao nhất là cây tiêu với 155.863 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cây xoài với 116.175
nghìn đồng/ha. Cây trồng cho giá trị gia tăng trên mỗi ha thấp nhất là cây lúa (dao động từ
8.500 đến 15.500 nghìn đồng/ ha) và cây rau với 27.500 nghìn đồng/ha. Như vậy ở xã Suối
Cao, tiêu và xoài là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả và hiện tại là những cây trồng
thế mạnh của vùng này. Tuy nhiên những cây này đòi hỏi đầu tư công lao động cao nhất.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018
862
3.3.2. Hiệu quả xã hội
3.3.2.1. Về mức độ đầu tư công
Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn càng ít, nhiều việc
làm cho nông dân. Qua bảng 5 cho thấy, đối với xã Xuân Phú thì trồng chôm chôm, bắp là
những kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất, lần lượt là 135 công/ha và 90 công/ha.
Kế đến là rau với 85 công/ha. Kiểu sử dụng đất lúa Đông Xuân – Hè Thu và lúa mùa là 61
công/ha đối với mỗi loại (đây cũng là kiểu sử dụng đất chiếm ít công nhất). Đối với xã Suối
Cao thì trồng tiêu và xoài là những kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất lần lượt là
219 công/ha và 135 công/ha, kế đến là rau với 85 công/ha, cây lúa chiếm ít công nhất với 64
công/ha (bao gồm lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu, lúa mùa). Điều này chứng tỏ, việc trồng các
cây trồng và áp dụng các kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng nên nông dân tại
địa phương đã khai thác và sử dụng khá tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm và hạn
chế thời gian nông nhàn của các thành viên trong gia đình.
3.3.2.2. Về giá trị ngày công
Bảng 5. Mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất
Cây trồng Lao động (công)
Giá trị ngày công lao động
(1.000 đồng)
Xã Xuân Phú
Lúa Đông Xuân 61 313,131
Lúa Hè Thu 61 202,508
Lúa mùa 61 198,246
Bắp Đông Xuân 90 322,222
Bắp Hè Thu 90 300,000
Rau 85 489,941
Chôm chôm 135 298,096
Xã Suối Cao
Lúa Đông Xuân 64 242,187
Lúa Hè Thu 64 132,812
Lúa mùa 64 132,812
Rau 85 323,529
Xoài 135 860,556
Tiêu 219 711,703
(Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra, 2018)
Bảng 5 cho thấy, đặc biệt ở cả hai xã thì kiểu sử dụng đất trồng rau các loại tốn ít
công lao động nhưng lại cho thu nhập cao nhất với giá trị ngày công lao động cao nhất là
489,941 nghìn đồng, xã Xuân Phú và 323,529 nghìn đồng ở xã Suối Cao. Tuy nhiên, hiện
nay diện tích đất của kiểu sử dụng đất này còn thấp, tập trung chủ yếu ở chân đất trũng và
mới bước đầu được người dân chú trọng. Đối với loại hình trồng cây lâu năm gồm chôm
chôm, xoài và tiêu đều là những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai xã thì giá trị
ngày công cũng ở mức cao hơn nhiều so với loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm như
rau, bắp và lúa. Bên cạnh đó, ở xã Suối Cao thì giá trị ngày công lao động của xoài là cao
nhất với 860,556 nghìn đồng, tiếp đến là tiêu với 711,703 nghìn đồng, tuy nhiên những cây
trồng này cũng đòi hỏi công lao động cao hơn hẳn so với các kiểu sử dụng đất còn lại.
3.3.3. Hiệu quả môi trường
Trong thực tế tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018
863
khác nhau, cây trồng phát triển trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá
trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo
nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Bảng 6. Mức bón phân cho các cây trồng ở xã Xuân Phú
Cây trồng Mức bón phân theo quy định Mức bón phân của người dân
Đạm Lân Kali Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Phân hữu cơ
Lúa Đông Xuân 100 - 120 60 - 70 50 - 60 800 - 1000 217 375 100 800
Lúa Hè Thu 90 - 100 50 - 60 40 - 50 800 - 1000 217 375 100 800
Lúa mùa 200 - 300 100 - 150 80 - 100 800 - 1000 217 375 100 800
Bắp Đông Xuân 300 - 480 300 - 400 150 - 250 5.000 - 10.000 450 500 170 10.000
Bắp Hè Thu 300 - 480 300 - 400 150 - 250 5.000 - 10.000 450 500 170 10.000
Rau 60 - 100 150 - 200 100 - 120 10.000 -15.000 150 170 60 20.000
Chôm chôm 100 - 150 60 - 100 60 - 70 5000 - 10000 120 120 96 10.000
(Nguồn: Định mức kinh tế-kỹ thuật cây trồng, UBND tỉnh Đồng Nai và kết quả điều tra, 2018)
Bảng 7. Mức bón phân cho các loại cây trồng ở xã Suối Cao
Cây trồng Mức bón phân theo quy định Mức bón phân của người dân
Đạm Lân Kali Phân hữu cơ Đạm Lân Kali Phân hữu cơ
Lúa Đông Xuân 100 - 150 60 - 70 50 - 100 500 - 1000 190 275 75 580
Lúa Hè Thu 100 - 200 50 - 60 50 - 100 500 - 1000 190 275 75 400
Lúa mùa 200 - 250 100 - 150 80 - 100 500 - 1000 190 275 75 400
Rau 60 - 100 150 - 200 100 - 120 5.000 – 10.000 150 170 60 7000
Xoài 400 - 600 650 - 800 350 - 500 10.000 – 15.000 600 1000 500 20.000
Tiêu 100 - 200 100 - 150 100 - 120 5.000 – 10.000 150 120 96 10.000
(Nguồn: Định mức kinh tế-kỹ thuật cây trồng, UBND tỉnh Đồng Nai và kết quả điều tra, 2018)
Bảng 6 và 7 cho thấy, tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng là khác nhau. Tỷ
lệ bón phân cho một số cây trồng còn mất cân đối nghiêm trọng. So sánh lượng phân bón
người dân sử dụng với mức bón phân theo quy định thì hầu hết ở các loại hình sử dụng đất
đều có sự chênh lệch, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn và một số loại hình cây trồng
người dân đã bón phân nằm trong mức quy định. Mặc dù vậy, nông dân trong vùng bắt đầu
có thói quen sử dụng kali cho cây trồng, nhưng tỷ lệ bón không cân đối, đặc biệt trồng rau tỷ
lệ kali thấp. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó
dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Nhìn chung, xét tổng
lượng phân bón tỉ lệ N:P:K đạt yêu cầu ở mức trung bình. Nhưng xét trên từng cây trồng cụ
thể, tỷ lệ này chưa cân đối. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản
xuất lâu bền phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối cho từng cây trồng.
Ngoài ra, từng vùng có mức độ đầu tư và sử dụng phân bón cho các loại cây trồng khác nhau
theo từng thế mạnh của vùng.
3.4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc
3.4.1. Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm
* Cây Tiêu
Là cây trồng rất thích hợp trên các loại đất bazan, chi phí tăng cao nên mức đầu tư
cho 1 ha tiêu khá lớn, hiện nay đã áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất mới (ứng dụng công
nghệ tưới tiết kiệm kết hợp phân bón). Chính vì vậy, cây tiêu cho hiệu quả kinh tế cao và có
đầu ra khá ổn định, đã có những mô hình đạt năng suất và hiệu quả rất cao. Mặc dù bị ảnh
hưởng khá nghiêm trọng của bệnh “chết nhanh, chết chậm” nhưng cây tiêu vẫn được mở
rộng diện tích khá lớn. Cần mở rộng sự liên kết với các doanh nghiệp có xuất khẩu trực tiếp
để có thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu ổn định.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018
864
* Cây Xoài
Thích hợp trồng ở các loại đất có độ phì nhiêu không cao, cần mở rộng thêm diện
tích do có thể ứng dụng thành tựu tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống và có thị
trường tiêu thụ tương đối đảm bảo, hiệu quả khá cao.Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật
tiên tiến trong ngành sản xuất, khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu bảo quản sản phẩm sau
thu hoạch, nhất là thời điểm chính vụ. Về lâu dài cây xoài là cây chủ lực của huyện.
* Cây Chôm Chôm
Chôm chôm thích nghi với địa hình bằng phẳng, ít dốc và yêu cầu tưới cao. Hiện nay
do nhiều vườn cây chôm chôm đang trong tình trạng già cỗi, thoái hóa, không được phục
tráng hay trồng giống mới (như chôm chôm Thái Lan...), giá cả thị trường biến động thất
thường làm cho sản xuất kinh doanh không hiệu quả so với cây ăn trái khác, nên một số
nông dân chuyển sang trồng cây khác. Vì vậy sản lượng tăng giảm không ổn định. Trong
thời gian tới cần thay đổi giống chôm chôm để tăng hiệu quả kinh tế, phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.
3.4.2. Loại hình sử dụng đất trồng cây trồng cây hàng năm
* Chuyên Lúa - Màu
Loại hình “2 vụ lúa + 1 vụ bắp” hoặc “1 vụ lúa + 2 vụ bắp” cho hiệu quả kinh tế cao,
giữa các loại hình tuy không chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế nhưng các mô hình lúa - màu
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Cùng một lượng nước
tưới vào mùa khô, có thể nhân đôi diện tích trồng bắp so với trồng lúa, tăng hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhiên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi,
giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu thức ăn hoặc nguyên liệu thức ăn. Loại hình sử dụng đất này
cần được duy trì. Kiểu sử dụng đất “1 vụ lúa + 2 vụ bắp” cho hiệu quả kinh tế cao hơn nên
cần được duy trì.
* Chuyên Bắp
Cần phải tập trung xây dựng cánh đồng lớn và lâu dài định hướng đối với những
vùng chủ động nguồn nước, bố trí tăng vụ. Tuy nhiên với việc tăng vụ là biện pháp phải thực
hiện bón phân hữu cơ để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Áp dụng quy trình sản xuất thâm
canh (giống mới, có nâng suất cao, kháng sâu bệnh mạnh...). Mở rộng mối liên kết hợp tác
với các doanh nghiệp để giải quyết thị trường đầu ra cho ổn định và bền vững.
* Chuyên Rau
Vùng chuyên rau có thể trồng 8 vụ rau ăn lá và 3 đến 4 vụ rau ăn trái. Sản phẩm ra
thị trường tiêu thụ khá ổn định, hiệu quả kinh tế cao, đang phát triển theo hướng sản xuất rau
an toàn. Tuy nhiên các hộ gia đình chỉ trồng trên ít diện tích. Năng suất trung bình của các
loại rau khá cao, tưới phun 100%. Tuy nhiên, do thời gian sinh trưởng của từng loại rau rất
khác nhau nên khó thống kê năng suất trung bình và trong thực tế năng suất thường cao hơn
đáng kể so với năng suất trung bình trong thống kê. Loại hình này cần được quy trì và mở
rộng diện tích, trồng tập trung cánh đồng lớn, hiện nay đây là cây trồng chủ lực của huyện.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018
865
4. KẾT LUẬN
Huyện Xuân Lộc là một huyện nằm ở phía Đông Nam thuộc tỉnh Đồng Nai, có tổng
diện tích tự nhiên là 72.486,4 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 64,06% diện tích
tự nhiên của toàn huyện. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở huyện Xuân Lộc được thể hiện
trên ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường. Ở vùng đồng bằng đại diện là xã Xuân Phú, xét về
hiệu quả kinh tế thì loại hình trồng chôm chôm và rau cho hiệu quả cao hơn các loại hình
khác trong cùng một vùng, có giá trị gia tăng lần lượt là 41.645 nghìn đồng/ha và 40.243
nghìn đồng/ha. Trong khi đó, ở vùng đồi núi đại diện là xã Suối Cao thì loại hình trồng tiêu,
xoài lại cho hiệu quả kinh tế cao nhất vùng, với giá trị gia tăng lần lượt là 155.863 nghìn
đồng và 116.175 nghìn đồng. Xét về hiệu quả xã hội cho thấy, ở cả hai xã thì kiểu sử dụng
đất trồng rau các loại tốn ít công lao động nhưng lại cho thu nhập cao nhất với giá trị ngày
công lao động là 489,941 nghìn đồng ở xã Xuân Phú và 323,529 nghìn đồng ở xã Suối Cao.
Đối với kiểu sử dụng đất trồng xoài lại cho giá trị ngày công lao động cao nhất với 860,556
nghìn đồng, tiếp đến là tiêu với 711,703 nghìn đồng ở xã Suối Cao. Tuy nhiên những cây
trồng này cũng đòi hỏi công lao động cao hơn hẳn so với các kiểu sử dụng đất còn lại. Còn
đối với hiệu quả môi trường, tất cả các loại hình sử dụng đất đều chưa có ảnh hưởng nhiều
đến môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón của nông dân chưa cân đối so với tiêu
chuẩn cho phép. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Đây là
những yếu tố tác động đến môi trường mà chính quyền cũng như nông dân cần quan tâm giải
quyết. Việc sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đưa nông nghiệp phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đình Bồng. (2008). Sử dụng đất trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hội thảo
sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Hội Khoa học Đất Việt Nam.
Đường Hồng Dật và cộng sự. (1994). Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. (2018). Kết quả Thống kê đất đai tỉnh Đồng Nai năm 2017.
Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc. (2014). Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Xuân
Lộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân xã Xuân Phú. (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Ủy ban nhân dân xã Suối Cao. (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. (2016). Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cây trồng,
Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018
866
ASSESSING THE EFFICIENCY OF AGRICULTURAL LAND USE
IN XUAN LOC DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
Huynh Van Chuong1, Nguyen Bich Ngoc1, Nguyen Thi My Xuan2
1Hue University – University of Agriculture and Forestry;
2Resources and Environment Department of Dong Nai province.
Contact email: huynhvanchuong@hueuni.edu.vn
ABSTRACT
This study aims to evaluate the efficiency of agricultural land use at Xuan Loc district, Dong
Nai province. This study used survey methodology, data collection interviews related to indicators of
land use effectiveness at local. The results show that the study area has 2 main land use types as
perennial and annual crops. In particular, the land use type perennial at Suoi Cao commune accounts
for more than 89 percent of the whole area and mainly planted production perennial as mango and
pepper. There are more than 63 percent of the annual crops area in Xuan Phu commune is vegetables.
Besides, the rice cultivation area still occupies an important advantage in ensuring food security of the
people. The economic efficiency of the different land use types, land for pepper and vegetables have
the high value over the year with production value reached relatively 155,863 thousand VND/ha and
40,243 thousand VND/ha with a rate of return higher than the other land use types; creating jobs for
workers relatively 219 labor/ha/year and 85 labor/ha/year. In general, the land use types in the study
area are not affecting the environment. Based on the analysis, this study also suggests some types of
promising agricultural land use to improve the efficiency of land use types agricultural in Xuan Loc
district, Dong Nai province in the coming time.
Key words: Dong Nai, land use types, effective land use, agricultural production.
Received: 16th August 2018 Reviewed: 15th September 2018 Accepted: 30th September 2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 185_article_text_333_1_10_20181031_1992_2094335.pdf