BÀN LUẬN
Lựa chọn loại KSDP
82,9% BN được chỉ định đúng loại KSDP
trong toàn bộ mẫu. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Malavaud(5) với tỉ lệ sử dụng
đúng loại KSDP là 82,8% và cao hơn đáng kể
so với nghiên cứu của Napolitano(6) khi chỉ có
25,5% BN dùng đúng loại KSDP. Khác biệt này
có thể là do các nghiên cứu sử dụng tài liệu
đánh giá tính hợp lý trong sử dụng KSDP
khác nhau. Vì vậy, những so sánh trên chỉ
mang tính tương đối. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chương trình giám sát sử dụng KSDP tại
BV Bình Dân cải thiện đáng kể việc lựa chọn
loại KSDP hợp lý, từ 65,4% (trước can thiệp)
lên 91,8% (sau can thiệp). Trong đó, các
cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidim,
cefoperazon) có tỉ lệ sử dụng giảm đáng kể
sau can thiệp và thay bằng các KS mà phác đồ
bệnh viện khuyến cáo dùng làm dự phòng
gồm cefuroxim, amoxicillin-acid clavulanic,
ampicillin-sulbactam. Nghiên cứu của Hai Xia
Zhang và cộng sự (2014) nhằm đánh giá vai
trò của dược sĩ trong sử dụng KSDP hợp lý
cũng cho kết quả tương tự, với tỉ lệ sử dụng
KSDP cephalosporin thế hệ 3 giảm và tỉ lệ sử
dụng KSDP cephalosporin thế hệ 2 tăng có ý
nghĩa thống kê ở nhóm sau can thiệp
(p<0,001)(8).
Thời gian sử dụng KSDP
Chương trình giám sát sử dụng KSDP đã
mang đến tác động tích cực làm giảm tỉ lệ sử
dụng KS kéo dài sau phẫu thuật. Hiện nay,
vẫn còn nhiều bàn cãi về thời gian sử dụng
KSDP sau phẫu thuật trong bối cảnh đa số các
phòng mổ ở Việt Nam chưa đảm bảo hoàn
toàn vô trùng cũng như công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn trong chăm sóc hậu phẫu chưa
được thỏa đáng. Tuy nhiên, theo kết quả
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Thư tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010, việc sử dụng
KSDP và không kéo dài KS sau phẫu thuật là
có thể thực hiện được mà không làm tăng tỉ lệ
NKVM, và hơn nữa là tiết kiệm chi phí điều
trị(4).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại - bệnh viện bình dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 148
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
KHÁNG SINH TRONG SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
TẠI CÁC KHOA NGOẠI - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Bùi Hồng Ngọc*, Nguyễn Tuấn Dũng*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đứng trước thực trạng tỉ lệ vi khuẩn đề kh{ng kh{ng sinh (KS) ng|y c|ng gia tăng do sử
dụng không hợp lý KS nói chung và kháng sinh dự phòng (KSDP) nói riêng, tháng 06/2016 BV Bình Dân
đã triển khai chương trình quản lý kh{ng sinh (QLKS) trên đối tượng KSDP, tuy nhiên hiệu quả của
chương trình chưa được đ{nh gi{ một c{ch đầy đủ.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng KSDP v| đ{nh gi{ hiệu quả chương trình QLKS trong sử dụng
KSDP tại BV Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so s{nh trước - sau được
tiến hành trên hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân (BN) phẫu thuật loại sạch và sạch nhiễm tại khoa niệu
và tổng quát-BV Bình Dân trong 2 khoảng thời gian: trước can thiệp (01-05/2016) và sau can thiệp
(08/2016-03/2017). BN được sử dụng kh{ng sinh trong vòng 7 ng|y trước phẫu thuật hoặc có dấu hiệu
nhiễm trùng trước hoặc sau phẫu thuật bị loại khỏi nghiên cứu. Các tiêu chí chính của nghiên cứu là: tỉ lệ
chỉ định “sử dụng hoặc không sử dụng KSDP” hợp lý, tỉ lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý, tỉ lệ chỉ định KSDP
với liều hợp lý, tỉ lệ chỉ định KSDP với đường dùng hợp lý, tỉ lệ chỉ định KSDP với thời điểm dùng hợp lý
và tỉ lệ có khoảng thời gian sử dụng KSDP hợp lý được so sánh giữa 2 giai đoạn trước – sau can thiệp. Tài
liệu đ{nh gi{ l| Ph{c đồ sử dụng KSDP BV Bình D}n (2015), Hướng dẫn sử dụng KSDP Hội Dược sĩ Hoa
Kì (2013).
Kết quả: 334 HSBA được đưa v|o nghiên cứu (160 HSBA trước can thiệp và 174 HSBA sau can
thiệp). Tỉ lệ sử dụng KSDP hợp lý chung tăng có ý nghĩa thống kê từ 27,5% lên 63,8% sau can thiệp
(p<0,001). Trong đó, tỉ lệ chỉ định “sử dụng hoặc không sử dụng KSDP” hợp lý và tỉ lệ chỉ định loại KSDP
hợp lý tăng nhiều nhất (p<0,001). Sau can thiệp, tỉ lệ chỉ định KSDP với liều hợp lý, thời điểm dùng hợp lý,
khoảng thời gian sử dụng KSDP hợp lý có tăng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa thống kê. 100% BN
được chỉ định KSDP với đường dùng hợp lý ở cả 2 giai đoạn.
Kết luận: Công tác giám sát sử dụng KSDP tại các khoa ngoại BV Bình D}n đã l|m tăng tỉ lệ sử dụng
KSDP hợp lý chung, đặc biệt là trong chỉ định “sử dụng hay không sử dụng KSDP” v| chỉ định loại
KSDP.
Từ khóa: kháng sinh dự phòng, chương trình quản lý kháng sinh, can thiệp, đ{nh gi{
ABSTRACT
EFFICACY OF ANTIBIOTIC STEWARSHIP IN PROPHYLATIC ANTIBIOTIC UTILIZATION
IN SOME SURGICAL WARDS AT BINH DAN HOSPITAL
Bui Hong Ngoc, Nguyen Tuan Dung, Nguyen Phuc Cam Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018:148 - 154
*Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
**Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Bùi Hồng Ngọc ĐT: 01693728609 Email: ngoc.buihong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 149
Background-Objectives: As the result of increasing antimicrobial resistance rate due to inappropriate
use of antimicrobial agents, Binh Dan Hospital complemented the antibiotic strategy program (ASP) in
terms of prophylatic antibiotic in June, 2016. However, there has not been any study carried out to assess
the impact of this intervention. Therefore, this study was aimed to determine the appropriateness of surgical
antibiotic prophylaxis (SAP) and to evaluate the effects of the ASP in surgical antibiotic prophylaxis use in
some surgery wards – Binh Dan Hospital.
Methods: We conducted a before and after cross-sectional study of patients undergoing clean or clean-
contaminated procedures in urological and general surgery wards in two periods of time: before the
intervention (from 01/2016 to 05/2016) and after the intervention (from 08/2016 to 03/2017). The efficacy
of the intervention was evaluated by comparison of these criteria: “justified use or non-use of antibiotic
prophylaxis”, “correct antibiotic choice”, “correct antibiotic dosage’, “correct route of antibiotic
administration”, “administration of the antibiotic at the right time” and “discontinuation of the antibiotic
at the right time” between two periods. The appropriateness of antibiotic prophylaxis use was analyzed
according to Surgical Antibiotic Guidelines of Binh Dan Hospital (2015) and American Society of Health-
system Pharmacists (2013)
Results: 334 patients were selected in the study, including 160 patients before the intervention
compared to 174 patients after the intervention. Total compliance rate increased significantly from 27.5% to
63.8% after the intervention (p<0.001). This intervention had the most positive impacts on increasing the
rate of “justified use or non-use of SAP” and increasing the rate of “correct SAP choice” (p<0.001). All of
the “correct SAP dosage”, the “correct timing of SAP” and the “appropriateness of SAP duration use” rate
increased significantly (p<0.05). The rates of correct route of antibiotic administration were both 100% in
two periods.
Conclusion: The antibiotic prophylaxis utilization supervision program in some surgery wards at
Binh Dan Hospital achieved improvements in total compliance rate of prophylactic antibiotic
administration, especially in adherence to SAP indication and SAP choice guideline.
Key words: surgical antibiotic prophylaxis, antibiotic strategy program, intervention, evaluation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh dự phòng (KSDP) từ l}u đã
chứng minh đƣợc hiệu quả làm giảm tỉ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) trong nhiều loại
phẫu thuật, thủ thuật(1,2). Tuy nhiên, việc sử
dụng KSDP không hợp lý, bao gồm lựa chọn
KS có phổ kháng khuẩn rộng và thời gian sử
dụng kéo dài có thể gây chọn lọc vi khuẩn đề
kh{ng cũng nhƣ gia tăng thời gian nằm viện(3).
Tại Việt Nam, việc tiếp tục sử dụng KS dài
ngày sau phẫu thuật gần nhƣ l| một thực
h|nh thƣờng gặp. Nhằm khắc phục vấn đề
này, nhiều chƣơng trình can thiệp đã đƣợc
thực hiện, điển hình l| chƣơng trình quản lý
kháng sinh (QLKS).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy hiệu quả của chƣơng trình QLKS giúp
tăng tỉ lệ sử dụng hợp lý KSDP, giảm tỉ lệ vi
khuẩn đề kháng gây NKVM, giảm lƣợng KS
sử dụng(7). Tại Việt Nam, chƣơng trình QLKS
đã bắt đầu đƣợc triển khai tại một số bệnh
viện lớn, cụ thể là tại bệnh viện Bình Dân, với
công tác giám sát sử dụng KSDP vào tháng
06/2016. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong
nƣớc đ{nh gi{ hiệu quả của chƣơng trình
QLKS trong sử dụng kháng sinh nói chung,
rất ít nghiên cứu đ{nh gi{ hiệu quả của
chƣơng trình n|y trên riêng đối tƣợng KSDP.
Vì vậy, chúng tôi tiến h|nh đề tài “Đánh giá
hiệu quả chƣơng trình quản lý kháng sinh
trong sử dụng kháng sinh dự phòng ở các
khoa ngoại-bệnh viện Bình Dân” nhằm khảo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 150
s{t đặc điểm sử dụng KSDP trên BN phẫu
thuật tiết niệu và phẫu thuật tổng quát-bệnh
viện Bình D}n, đ{nh gi{ tính hợp lý trong sử
dụng KSDP ở giai đoạn trƣớc và sau can thiệp,
đ{nh gi{ hiệu quả của chƣơng trình QLKS
trong sử dụng KSDP- bệnh viện Bình Dân.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án (HSBA) bệnh nhân phẫu
thuật sạch hoặc sạch nhiễm tại các khoa Niệu
A, Niệu B, Tổng quát 1, Tổng quát 2, bệnh
viện Bình Dân TP.HCM, nhập viện trong 2
khoảng thời gian:
- Giai đoạn 1: 01/2016 – 05/2016 (trƣớc khi
triển khai công tác giám sát sử dụng
KSDP)
- Giai đoạn 2: 08/2016 – 03/2017 (sau khi
triển khai công tác giám sát sử dụng
KSDP)
Các khoa ngoại đƣa v|o nghiên cứu
chuyên thực hiện các loại phẫu thuật/thủ thuật
tiết niệu, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật trĩ,
phẫu thuật phục hồi thành bẹn.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN đã đƣợc sử dụng kh{ng sinh điều trị
trong vòng 7 ng|y trƣớc phẫu thuật.
BN có triệu chứng lâm sàng/cận lâm sàng
của nhiễm trùng hoặc có bằng chứng chẩn
đo{n/nghi ngờ nhiễm trùng trƣớc hoặc sau
phẫu thuật, khi đ{p ứng ít nhất một trong
những tiêu chuẩn sau: thân nhiệt > 38,5 0C,
bạch cầu/máu > 10000/mm3 (trừ PT cắt ruột
thừa nội soi), LEU/nƣớc tiểu (+), ghi nhận
trong tờ tƣờng trình phẫu thuật: nƣớc tiểu
đục, túi mật vách dày, viêm dính mô xung
quanh, tình trạng vết mổ hậu phẫu: chảy dịch,
rỉ mủ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có so sánh
trƣớc sau đƣợc thực hiện để đ{nh gi{ việc sử
dụng KSDP hợp lý trên BN phẫu thuật
sạch/sạch nhiễm tại các khoa nghiên cứu ở 2
giai đoạn, từ đó đ{nh gi{ hiệu quả của chƣơng
trình giám sát sử dụng KSDP tại BV Bình Dân.
C{c tiêu chí đ{nh gi{ việc sử dụng hợp lý
KSDP đƣợc trình bày ở bảng 1, c{c bƣớc tiến
h|nh đ{nh gi{ đƣợc trình bày ở hình 1.
Bảng 1: Tiêu chí đ{nh gi{ tính hợp lý trong sử
dụng KSDP
Tiêu chí Hợp lý
Phác đồ hướng dẫn
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2
Chỉ định
KSDP
“Được khuyến cáo
và được dùng”
hoặc “Không được
khuyến cáo và
không được dùng”
Phác đồ
KSDP BV
Bình Dân
(2015)
Phác đồ KSDP
ASHP (2013)
Loại KSDP Giống với khuyến
cáo
Phác đồ sử dụng KSDP BV
Bình Dân (2015)
Phác đồ điều trị nội trú BV Bình
Dân (2014)
Liều KSDP Giống với khuyến
cáo
Phác đồ
KSDP BV
Bình Dân
(2015)
Phác đồ điều
trị nội trú BV
Bình Dân
(2014)
- Phác đồ KSDP
ASHP (2013)
- Martidale 36
th
Đường
dùng
IV
Ngoại lệ: PO trong
PT đại trực tràng
Phác đồ sử dụng KSDP BV
Bình Dân (2015)
Thời điểm
dùng
KSDP PO (PT đại
trực tràng): 48-24
giờ trước PT.
Phác đồ sử dụng KSDP BV
Bình Dân (2015)
KSDP IV: trong
vòng 60 phút trước
rạch da. Ngoại lệ,
FQ, vancomycin:
bắt đầu truyền 120
phút trước rạch da
Hướng dẫn sử dụng KSDP của
ASHP (2013)
Thời gian
dùng
KSDP
<48 giờ với PT niệu
<72 giờ với PT tổng
quát
Phác đồ sử dụng KSDP BV
Bình Dân (2015)
Sử dụng KSDP hợp lý khi “đạt tất cả các
tiêu chí: cần sử dụng KSDP theo khuyến cáo
v| đƣợc chỉ định KSDP với loại, liều dùng,
đƣờng dùng, thời điểm dùng và thời gian
dùng hợp lý” hoặc “không cần dùng KSDP
theo khuyến c{o v| BN không đƣợc dùng
KSDP”.
Sử dụng KSDP không hợp lý khi có ít nhất
1 trong các tiêu chí nêu trên không hợp lý.
Trong trƣờng hợp dùng phối hợp KSDP, nếu
có ít nhất 1 KS không hợp lý thì xem nhƣ
không hợp lý.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 151
Phương pháp chọn mẫu
Lấy mẫu thuận tiện các HSBA thỏa mãn
tiêu chí đặt ra
Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu đƣợc xử lý thống kê mô tả bằng
phần mềm SPSS 20.0. Phép kiểm chi bình
phƣơng đƣợc sử dụng để so sánh 2 tỉ lệ ở 2
giai đoạn. Để so sánh 2 giá trị trung bình, đối
với biến liên tục có phân phối chuẩn dùng
phép kiểm Mann-Whitney, đối với biến liên
tục có phân phối không chuẩn dùng phép
kiểm independent sample t-test. P<0,05 đƣợc
coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Hình 1: Sơ đồ đ{nh gi{ sử dụng KSDP hợp lý
KẾT QUẢ
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Tổng số BN đƣa v|o nghiên cứu là 334,
bao gồm 160 BN trƣớc can thiệp và 174 BN sau
can thiệp, với tuổi trung bình là 49,6 (± 15,1) và
thời gian nằm viện trung bình là 5,1 (± 3,5)
ngày. Phẫu thuật sạch nhiễm chiếm 95,5%. Trừ
đặc điểm về giới tính, c{c đặc điểm còn lại của
hai nhóm nghiên cứu trƣớc và sau can thiệp
đều không có khác biệt có ý nghĩa thống kê
(bảng 2).
Bảng 2: Đặc tính mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
Trước
can thiệp
(N=160)
Sau can
thiệp
(N=174)
Chung
(N=334)
Giá trị
P
Tuổi TB (±SD) 48,0± 5,5 51,2±14,6 49,6±15,1 0,053
Nhóm
tuổi
(%)
Dưới 40 tuổi 31,3 22,4 26,6
0,184 40-60 tuổi 46,2 53,5 50,0
Trên 60 tuổi 22,5 24,1 23,4
Giới
tính
(%)
Nam 58,8 46,6 52,4
0,026
Nữ 41,2 53,4 47,6
Bệnh
kèm
(%)
Tăng huyết áp 14,4 12,1 13,2 0,534
Đái tháo đường 1,9 2,9 2,4 0,553
Viêm dạ dày 4,4 4,0 4,2 0,543
Bệnh tiết niệu 7,5 3,5 5,4 0,104
Bệnh khác 5,0 1,7 3,3 0,094
Không có 68,8 78,7 74,0
Loại
PT
theo vị
trí PT
(%)
PT tiết niệu
53,8 53,4 53,6
0,808
PT cắt ruột
thừa NS
13,8 13,2 13,5
PT dạ dày
5,6 7,5 6,6
PT đại trực
tràng
5,0 2,3 3,6
PT phục hồi
thành bẹn
0,6 1,7 1,2
PT cắt trĩ 1,9 1,7 1,8
PT cắt túi mật
NS
18,8 20,1 19,5
PT cắt mô xơ
đường rò hậu
môn
0,6 0,0 0,3
Điểm
ASA
(%)
I 20,0 1,5 15,6
0,077 II 76,9 83,3 80,2
III 3,1 5,2 4,2
Phân
loại
PT (%)
Sạch 5,0 4,0 4,5
0,667
Sạch nhiễm 95,0 96,0 95,5
Thời gian nằm viện
(ngày) TB (±SD)
5,2 ± 3,3 5,0 ± 3,6 5,1 ± 3,5 0,570
Thời gian PT (phút)
TB
(±SD)
46,6±41,6 53,2±48,8 50,0±45,5 0,063
Đặc điểm sử dụng KSDP
Có 245 HSBA (73,4%) đƣợc chỉ định KSDP,
gồm 240 trƣờng hợp dùng KSDP đơn lẻ và 5
trƣờng hợp dùng KSDP phối hợp. Kết quả
thống kê về tỉ lệ số lƣợt sử dụng theo từng loại
KSDP ở 2 giai đoạn đƣợc trình bày ở bảng 3.
Nhận xét: KSDP nhóm β-lactam đƣợc sử
dụng nhiều nhất (tỉ lệ trƣớc và sau can thiệp
lần lƣợt là 86,2% và 96,4%). Loại KSDP đƣợc
chỉ định phổ biến nhất ở cả 2 giai đoạn là
cefuroxim, với tỉ lệ tăng gần gấp đôi từ 33,3%
trƣớc can thiệp lên đến 61,1% sau can thiệp.
Ampicillin-sulbactam cũng có tỉ lệ sử dụng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 152
tăng mạnh (7,2% sau can thiệp so với 1,1%
trƣớc can thiệp). Amoxicillin-acid clavulanic là
KS đƣợc dùng phổ biến thứ hai (tỉ lệ trƣớc và
sau can thiệp lần lƣợt l| 24,1% v| 22,2%). Đ}y
l| 3 kh{ng sinh đƣợc khuyến cáo sử dụng ở đa
số các PT tiết niệu và PT tổng quát theo Phác
đồ sử dụng KSDP BV Bình Dân (2015).
Bảng 3: Tỉ lệ sử dụng các loại KSDP khác nhau ở
2 giai đoạn
Loại KSDP
Trước
can thiệp
(N=160)
Sau can
thiệp
(N=174)
Chung
(N=334)
n % n % n %
Cefuroxim 29 33,3 102 61,1 131 51,8
Amoxicillin-acid
clavulanic
21 24,1 37 22,2 58 22,9
Ampicillin-
sulbactam
1 1,1 12 7,2 13 5,1
Ceftazidim 17 19,5 8 4,8 25 9,9
Cefoperazon 7 8,0 1 0,6 8 3,2
Erythromycin 3 3,4 1 0,6 4 1,6
Metronidazol 3 3,4 1 0,6 4 1,6
Fosfomicin 3 3,4 3 1,8 6 2,4
Netilmicin 1 1,1 2 1,2 3 1,2
Levofloxacin 1 1,1 0 0 1 0,4
Ngƣợc lại, ceftazidim và cefoperazon, hai
KS nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tỉ lệ sử
dụng giảm đ{ng kể sau khi triển khai chƣơng
trình giám sát sử dụng KSDP. Trƣớc can thiệp,
ceftazidim đƣợc chỉ định làm KSDP nhiều thứ
3 (19,5%) và tỉ lệ này giảm mạnh xuống còn
4,8% sau can thiệp.
KSDP thuộc nhóm fluoroquinolon có tỉ lệ
sử dụng thấp nhất (0,78%). Ngoài ra, nghiên
cứu ghi nhận erythromycin và metronidazol là
2 KSDP PO duy nhất đƣợc phối hợp với nhau
trong PT đại trực tràng, với tỉ lệ sử dụng của
mỗi KS l| 3,4% trƣớc can thiệp và 0,6% sau can
thiệp.
Đánh giá hiệu quả chƣơng trình can thiệp
trong sử dụng KSDP
Trong toàn mẫu nghiên cứu, có 245 HSBA
(73,4%) đƣợc chỉ định KSDP và 89 HSBA
(26,6%) không có chỉ định KSDP. Trong khi
đó, khi đ{nh gi{ theo ph{c đồ hƣớng dẫn sử
dụng KSDP, có đến 317 BN (94,9%) cần dùng
KSDP. Kết quả đ{nh gi{ tính hợp lý trong sử
dụng KSDP ở mỗi giai đoạn trƣớc và sau can
thiệp theo c{c tiêu chí đã đƣa ra đƣợc trình
bày trong bảng 4.
Bảng 4: So sánh các tiêu chí sử dụng KSDP hợp lý trước và sau can thiệp
Tiêu chí
Trước can thiệp (N=160) Sau can thiệp (N=174)
Giá trị P
n % n %
Không
hợp lý
Được khuyến cáo nhưng không được dùng 69 43,1 8 4,6 <0,001
Không được khuyến cáo nhưng được dùng 0 0 5 2,9 0,062
Hợp lý
Được khuyến cáo và được dùng 81 50,6 159 91,4 <0,001
Loại KSDP hợp lý 53 65,4 146 91,8 <0,001
Liều KSDP hợp lý 77 95,1 158 99,4 0,046
Đường dùng KSDP hợp lý 81 100,0 159 100,0
Thời điểm dùng KSDP hợp lý 64 81,0 150 94,9 0,001
Khoảng thời gian dùng KSDP hợp lý 50 61,7 121 76,1 0,002
Tỉ lệ sử dụng KSDP hợp lý
34 42,0 109 68,6 <0,001
Không được khuyến cáo và không dùng 10 6,2 2 1,1 0,012
Tỉ lệ sử dụng KSDP (đánh giá chung theo tất cả các tiêu chí)
Hợp lý
44 27,5 111 63,8 <0,001
Tỉ lệ chỉ định “sử dụng hoặc không sử dụng
KSDP” hợp lý
Tỉ lệ BN “cần dùng KSDP theo khuyến cáo
nhƣng không đƣợc chỉ định” giảm mạnh, có ý
nghĩa thống kê ở giai đoạn sau can thiệp
(4,6%) so với giai đoạn trƣớc can thiệp (43,1%)
(p<0,001). Đa số c{c trƣờng hợp này thuộc PT
niệu và PT phục hồi thành bẹn bằng mesh.
Bên cạnh đó, tỉ lệ BN đƣợc khuyến cáo và
đƣợc dùng KSDP tăng có ý nghĩa thống kê từ
50,6% (trƣớc can thiệp) lên đến 91,4% (sau can
thiệp) (p<0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 153
Tỉ lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý
Tỉ lệ n|y tăng đ{ng kể từ 65,4% (trƣớc can
thiệp) lên 91,8% (sau can thiệp). Trong tổng số
41 HSBA chỉ định loại KSDP không hợp lý, có
5 HSBA phối hợp KSDP không hợp lý và 36
HSBA dùng KSDP phổ rộng hơn so với
khuyến c{o. Ceftazidim l| KSDP đƣợc dùng
nhiều nhất (20 trƣờng hợp, chiếm 48,8%), tiếp
đến là cefoperazon (bảng 5). Đ}y l| những KS
m| Ph{c đồ sử dụng KSDP BV Bình Dân
khuyến cáo cần hạn chế sử dụng, dành cho KS
điều trị.
Bảng 5: C{c trường hợp lựa chọn loại KSDP
không hợp lý
Kháng sinh dự phòng Số BN %
Ceftazidim 20 48,8
Cefoperazon 8 19,5
Fosfomycin 5 12,2
Erythromycin+metronidazol+ceftazidim 3 7,3
Netilmicin 2 4,8
Levofloxacin 1 2,4
Erythromycin+metronidazol+ cefuroxim 1 2,4
Fosfomycin+netilmicin 1 2,4
Tổng 41 100,0
Tỉ lệ sử dụng KSDP với liều hợp lý
Trong tổng số 240 BN đƣợc khuyến cáo và
đƣợc dùng KSDP, có 97,9% BN dùng KSDP
với liều hợp lý (tỉ lệ ở giai đoạn trƣớc và sau
can thiệp lần lƣợt là 95,1% và 99,4%, p<0,05). 5
(2,1%) BN dùng liều KSDP không hợp lý đều
thuộc trƣờng hợp dƣới liều, bao gồm 4 trƣờng
hợp dùng erythromycin PO (PT đại trực tràng)
v| 1 trƣờng hợp dùng ciprofloxacin IV.
Tỉ lệ chỉ định KSDP với đƣờng dùng hợp lý
100% BN dùng KSDP với đƣờng dùng hợp
lý ở cả 2 giai đoạn trƣớc và sau can thiệp.
Tỉ lệ thời điểm dùng KSDP hợp lý
Thời điểm sử dụng KSDP đƣợc ghi nhận
theo thứ tự ƣu tiên của các nguồn thông tin
sau: 1.Y lệnh chỉ định loại KSDP và thời điểm
sử dụng cụ thể; 2. Thời điểm ghi y lệnh chỉ
định KSDP; 3. Thời điểm sử dụng KSDP trong
phiếu theo dõi của điều dƣỡng.
Tỉ lệ có thời điểm dùng KSDP hợp lý ở cả 2
giai đoạn là 90,3%. Nhiều nghiên cứu quan sát
chỉ ra rằng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giảm trên
50% ở BN đƣợc dùng KSDP đúng thời điểm.
Một điểm đ{ng chú ý l| phần lớn BN đƣợc chỉ
định KSDP không đúng thời điểm (>60 phút
trƣớc thời điểm rạch da) thuộc PT cắt ruột
thừa nội soi, một trong những PT cấp cứu.
Tuy nhiên, nguồn thông tin ghi nhận thời
điểm dùng KSDP ở đ}y l| từ thời điểm ghi y
lệnh chỉ định KSDP hoặc trong phiếu theo dõi
của điều dƣỡng. Vì vậy, có thể thời điểm sử
dụng KSDP thực tế khác với thông tin ghi
nhận đƣợc, tuy nhiên, vẫn cần tăng cƣờng
công tác giám sát dùng KSDP ở c{c trƣờng
hợp n|y để đảm bảo thời điểm dùng hợp lý,
nâng cao hiệu quả dự phòng của KS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có thời
điểm dùng KSDP hợp lý tăng lên có ý nghĩa
thống kê ở giai đoạn sau can thiệp (90,3% vs.
81,0%, p=0,001)
Tỉ lệ khoảng thời gian dùng KSDP hợp lý
Tỉ lệ số trƣờng hợp dùng KSDP kéo dài
sau phẫu thuật giảm có ý nghĩa thống kê ở giai
đoạn sau can thiệp (23,9% so với 38,3%;
p=0,02).
Tỉ lệ tuân thủ hƣớng dẫn sử dụng KSDP
chung
Công tác giám sát sử dụng KSDP tại các
khoa ngoại - bệnh viện Bình D}n l|m tăng tỉ lệ
tuân thủ chung từ 27,5% ở giai đoạn trƣớc
can thiệp lên 63,8% ở giai đoạn sau can thiệp,
có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
BÀN LUẬN
Lựa chọn loại KSDP
82,9% BN đƣợc chỉ định đúng loại KSDP
trong toàn bộ mẫu. Kết quả n|y tƣơng tự với
nghiên cứu của Malavaud(5) với tỉ lệ sử dụng
đúng loại KSDP l| 82,8% v| cao hơn đ{ng kể
so với nghiên cứu của Napolitano(6) khi chỉ có
25,5% BN dùng đúng loại KSDP. Khác biệt này
có thể là do các nghiên cứu sử dụng tài liệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 154
đ{nh gi{ tính hợp lý trong sử dụng KSDP
khác nhau. Vì vậy, những so sánh trên chỉ
mang tính tƣơng đối. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chƣơng trình gi{m s{t sử dụng KSDP tại
BV Bình Dân cải thiện đ{ng kể việc lựa chọn
loại KSDP hợp lý, từ 65,4% (trƣớc can thiệp)
lên 91,8% (sau can thiệp). Trong đó, c{c
cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidim,
cefoperazon) có tỉ lệ sử dụng giảm đ{ng kể
sau can thiệp và thay bằng c{c KS m| ph{c đồ
bệnh viện khuyến cáo dùng làm dự phòng
gồm cefuroxim, amoxicillin-acid clavulanic,
ampicillin-sulbactam. Nghiên cứu của Hai Xia
Zhang và cộng sự (2014) nhằm đ{nh gi{ vai
trò của dƣợc sĩ trong sử dụng KSDP hợp lý
cũng cho kết quả tƣơng tự, với tỉ lệ sử dụng
KSDP cephalosporin thế hệ 3 giảm và tỉ lệ sử
dụng KSDP cephalosporin thế hệ 2 tăng có ý
nghĩa thống kê ở nhóm sau can thiệp
(p<0,001)(8).
Thời gian sử dụng KSDP
Chƣơng trình gi{m s{t sử dụng KSDP đã
mang đến t{c động tích cực làm giảm tỉ lệ sử
dụng KS kéo dài sau phẫu thuật. Hiện nay,
vẫn còn nhiều bàn cãi về thời gian sử dụng
KSDP sau phẫu thuật trong bối cảnh đa số các
phòng mổ ở Việt Nam chƣa đảm bảo hoàn
to|n vô trùng cũng nhƣ công t{c kiểm soát
nhiễm khuẩn trong chăm sóc hậu phẫu chƣa
đƣợc thỏa đ{ng. Tuy nhiên, theo kết quả
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Thƣ tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010, việc sử dụng
KSDP và không kéo dài KS sau phẫu thuật là
có thể thực hiện đƣợc m| không l|m tăng tỉ lệ
NKVM, v| hơn nữa là tiết kiệm chi phí điều
trị(4).
KẾT LUẬN
Công tác giám sát sử dụng KSDP tại một
số khoa ngoại BV Bình D}n đã có t{c động
mạnh mẽ trong việc nâng cao tỉ lệ quyết định
cần hay không cần sử dụng KSDP hợp lý và tỉ
lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý. Bên cạnh đó,
chƣơng trình cũng giúp tăng tỉ lệ sử dụng
KSDP với thời điểm hợp lý và giảm thiểu việc
kéo dài thời gian sử dụng KSDP. Tỉ lệ sử dụng
KSDP với đƣờng dùng và liều dùng hợp lý
đều rất cao ở cả 2 giai đoạn trƣớc và sau can
thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aiken A (2012). Interventional studies for preventing
surgical site infections in sub-Saharan Africa–A systematic
review. International Journal of Surgery, 10 (5): 242-249
2. Bowater R (2009). Is antibiotic prophylaxis in surgery a
generally effective intervention?: testing a generic
hypothesis over a set of meta-analyses. Annals of surgery, 249
(4): 551-556
3. Harbath S (2000). Prolonged antibiotic prophylaxis after
cardiovascular surgery and its effect on surgical site
infections and antimicrobial resistance.Circulation,101
(25):2916-2921
4. Lê Thị Anh Thƣ (2010). Đ{nh gi{ hiệu quả của việc sử dụng
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch và sạch nhiễm
tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành, 723 (6):4-7
5. Malavaud S (2007). Prophylactic antibiotic use in gastro-
intestinal surgery: an audit of current practice. Journal de
chirurgie, 145 (6): 579-584
6. Napolitano F (2013). Evaluation of the appropriate
perioperative antibiotic prophylaxis in Italy. PloS one, 8 (11),
e79532
7. Takahashi Y (2010). Implementation of a hospital-wide
project for appropriate antimicrobial prophylaxis. Journal of
infection and chemotherapy, 16 (6): 418-423
8. Zhang HX (2014). Pharmacist interventions for prophylactic
antibiotic use in urological inpatients undergoing clean or
clean-contaminated operations in a Chinese hospital, PloS
one, 9 (2), e88971.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_chuong_trinh_quan_ly_khang_sinh_trong_su_d.pdf