Đánh giá hiệu quả điều trị của Montelukast kết hợp Seretide ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen phế quản

KẾT LUẬN Các triệu chứng VMDƯ Bệnh nhân có giảm phù nề niêm mạc mũi chiếm tỷ lệ cao: 84,0%. Hiệu quả lâm sàng tốt và khá sau điều trị chiếm tỷ lệ cao: 74,0%. Sự thay đổi các biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân HPQ khi điều trị Montelukast phối hợp SERETIDE: Triệu chứng cơ năng và thực thể của hen phế quản có sự thay đổi: 98% bệnh nhân không còn khó thở, tần số thở trở về giới hạn bình thường, nghe phổi không còn ran sau 12 tháng điều trị. Số bệnh nhân có cơn khó thở hàng ngày giảm từ 48% trước điều trị xuống 32% sau 3 tháng, còn 10% sau 6 tháng và sau 12 tháng chỉ còn 2%. Sau 12 tháng điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân hen bậc III giảm từ 34% xuống còn 10% và có tới 62% không còn bệnh nhân có triệu chứng HPQ (trước điều trị 0%). Sự thay đổi về thông khí phổi của các bệnh nhân HPQ khi điều trị Montelukast phối hợp SERETIDE: Các chỉ tiêu thông khí phổi được hồi phục dần và trở về bình thường sau 12 tháng liên tục sử dụng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị RLTKTN giảm (từ 76% trước điều trị xuống 56% sau 3 tháng, 30% sau 6 tháng và sau 12 tháng chỉ còn 10%); Sau 12 tháng liên tiếp dùng thuốc có 78% bệnh nhân không còn rối loạn thông khí phổi; tuy nhiên tỷ lệ RLTKHH không có sự cải thiện rõ trong quá trình điều trị.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị của Montelukast kết hợp Seretide ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 33 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MONTELUKAST KẾT HỢP SERETIDE Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG CÓ HEN PHẾ QUẢN Trần Hải Yến**, Phùng Chí Thiện***, Nguyễn Thị Kim Hương***, Vũ Minh Thục*, Phạm Văn Thức*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) và hen phế quản (HPQ) là bệnh đường hô hấp thường gặp. Montelukast cho hiệu quả điều trị vượt trội đối với hai loại bệnh dị ứng này và nó sẽ có hiệu quả hơn nếu kết hợp với thuốc corticosteroid. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của Montelukast phối hợp với corticosteroid (SERETIDE) ở bệnh nhân VMDU có HPQ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 50 bệnh nhân được chẩn đoán xác định VMDU có HPQ, nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo chiều dọc, tự đối chứng tại Bệnh viện ĐHY Hải phòng. Kết quả: sau 12 tháng điều trị, các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể đều giảm; có sự tiến triển đáng kể đối với các triệu chứng về hen phế quản vào ban ngày và ban đêm. Số bệnh nhân lên cơn hen giảm từ 34% từ năm trước xuống 12% trong năm điều trị. số bệnh nhân phải thăm khám cấp cứu, nhập viện và uống thuốc corticosteroid vì HPQ giảm tương ứng từ 20% xuống 6%, 6% xuống 0% và từ 20% xuống 4%. Kết luận: Phác đồ Montelukast phối hợp corticosteroid (SERETIDE) là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với bệnh nhân VMDÝ có HPQ. Thuốc dung nạp tốt không có bệnh nhân nào xảy ra phản ứng phụ. Từ khóa: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, Montelukast, corticosteroid, SERETIDE ABSTRACT THE EFFECTS OF COMBINATION OF MONTELUKAST AND SERETIDE ON ALLERGIC RHINITIS AND ASTHMA PATIENTS Tran Hai Yen, Phung Chi Thien, Nguyen Thi Kim Huong, Vu Minh Thuc, Pham Van Thuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 33 - 38 Introduction: Allergic rhinitis (AR) and asthma is a popular respiratory disease. Montelukast is superior effective treatment for them. And it’s better combination Montelukast and corticosteroid (SERETIDE). Objective: to examine the changes in treatment of combination Montelukast and corticosteroid (SERETIDE) at patients with allergic asthma. Patients and method: fifty patients with allergic asthma were enrolled in the auto controlled descriptive follow-up study at Haiphong Medical University Hospital. Results: After 12 months of treatment, functional symptoms and physical symptoms were decreased; the clinical symptoms were markedly improved: there is significant progress for the symptoms of asthma at day and night. The proportion of patients experiencing an asthma attack declines from 34% in the year before to 12% (p<0.001) the year after addition of Montelukast therapy. Proportions of patients with an asthma-related emergency room visit, hospitalization, and oral corticosteroid use declined from 20% to 6%, from 6% to 0% and from 20% to 4% (p<0.01), respectively. Conclusion: Combination Montelukast and corticosteroid (SERETIDE) is an effective and safe treatment for allergic asthma patients. All patients had the intention to continue using its. The drugs are well tolerated. * Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ **Đại học Y Hà Nội ***Đại học Y Hải Phòng Tác giả liên lạc: Bs. Trần Hải Yến ĐT: 0913 008 717 Email: tranhaiyen33@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 34 Keywords: allergic rhinitis, asthma, Montelukast, corticosteroid, SERETIDE ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị viêm mũi dị ứng không chỉ làm giảm tắc nghẽn viêm mũi và xoang, mà còn có thể làm giảm mẫn cảm đường hô hấp dưới và triệu chứng của bệnh HPQ(1). Điều trị viêm mũi dị ứng là một điểm quan trọng trong kiểm soát HPQ. Khi có sự tham gia của Leukotrienes cystein vào sinh lý bệnh học của bệnh hen và VMDU cho thấy sự ngăn hãm thụ thể Leukotrienes cystein của Montelukast có thể mang lại lợi ích trong điều trị cho bệnh nhân VMDƯ có HPQ. Montelukast là một loại chất đối kháng thụ thể leukotriene ảnh hưởng một phần quan trọng đến đường viêm nhiễm do dị ứng. Montelukast đượ sử dụng như một phương pháp trị liệu đơn lẻ hoặc liệu pháp bổ sung (thêm vào loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp dùng dưới dạng hít (ICS) cho bệnh nhân hen và thuốc chống dị ứng antihistamine cho bệnh nhân VMDU)(2). Mục đính nghiên cứu của chúng tôi để đánh giá tác dụng cải thiện và kiểm soát triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân VMDƯ có HPQ của Montelukast kết hợp LABA (Long Acting Beta 2 Agonist) nói chung và Seretide (salmeterol + fluticason). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 50 bệnh nhân VMDU có HPQ, được điều trị Montelukast liều 10mg/ngày phối hợp với SERETIDE 25/250 g dạng hít (ngày 2 lần dùng hàng ngày trong thời gian 12 tháng. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ tháng 9/2011 đến 8/2013 tại khoa miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Được chẩn đoán là VMDƯ có HPQ, nếu có: Các triệu chứng của VMDU phải có tiền sử từ 2 năm trở lên và các triệu chứng của HPQ phải có tiền sử từ 1 năm trở lên. Tiền sử dị ứng và hen phế quản (cá nhân và gia đình). Có test lẩy da với dị nguyên (DN) cho kết quả dương tính. Lâm sàng VMDU: Có các triệu chứng của VMDU ban ngày: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi. Các triệu chứng này xuất hiện thành cơn, nhiều cơn trong một đợt. Ban đêm: Khó ngủ, thức giấc về đêm, nghẹt mũi khi thức dậy. Có thể xuất hiện triệu chứng ở mắt (mắt đỏ)(3). HPQ: Có triệu chứng lâm sàng chính của HPQ: khó thở với các đặc điểm; Khó thở xuất hiện thành từng cơn, ngoài cơn người bệnh bình thường, cơn khó thở thường xảy ra về đêm, khó thở ra là chủ yếu. Kết hợp với khám thực thể ở phổi. Đo chức năng hô hấp: FEV1 và FEV1 % giảm trên 20%. Các xét nghiệm cơ bản trong giới hạn bình thường, các xét nghiệm sinh hóa về chức năng gan và thận bình thường. Tuổi: tất cả các bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên. Bệnh nhân tự nguyện tham gia. Tiêu chuẩn loại trừ Sẽ loại khỏi nghiên cứu này các bệnh nhân: Không có đầy đủ các triệu chứng của VMDU và HPQ. HPQ bậc 4 theo phân loại của GINA. Đang bị bệnh lý nhiễm khuẩn cấp ở mũi xoang: như viêm mũi mủ, viêm xoang mủ, "cảm cúm"... Đang bị bệnh lý nhiễm khuẩn cấp ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi Bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân phối hợp: bệnh tim mạch, viêm gan, viêm thận, bệnh hệ thống Đang điều trị trong vũng 2 tuần trước đó bằng các thuốc kháng histamin, corticoid (tại chỗ và toàn thân), thuốc làm bền vững màng tế bào (cromoglycate...), thuốc kích thích beta2- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 35 adrenergic (Salbutamol...); hoặc các bài thuốc đông y chữa dị ứng nói chung. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đối chứng trước và sau điều trị Qui trình điều trị Bệnh nhân được điều trị VMDU có HPQ với Montelukast liều 10 mg/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ phối hợp với SERETIDE 25/250 g dạng hít (ngày 2 lần) dùng hàng ngày trong thời gian 12 tháng. Quy trình theo dõi bệnh nhân và đánh giá hiệu quả điều trị Sau 3, 6, 12 tháng điều trị bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng để so sánh và đánh giá hiệu quả điều trị. Đánh giá hiệu quả về lâm sàng của bệnh VMDƯ: dựa vào mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng: 4 triệu chứng cơ năng: hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, ngứa mũi. 2 triệu chứng thực thể: tình trạng niêm mạc mũi, tình trạng cuốn dưới. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng dựa vào hỏi bệnh trực tiếp, sự thay đổi triệu chứng thực thể qua thăm khám bằng nội soi. Tuỳ vào mức độ thay đổi nhiều hay ít mà chúng tôi cho điểm và đánh giá hiệu quả là tốt, khá, trung bình hay kém. Đánh giá hiệu quả về lâm sàng của bệnh Hen Phế Quản: Khó thở, ho, tức ngực và kết hợp khám thực thể phổi. Tuỳ vào mức độ thay đổi nhiều hay ít mà chúng tôi cho điểm và đánh giá hiệu quả điều trị. Quy trình theo dõi tác dụng phụ và tính an toàn của Montelukast phối hợp với SERETIDE Bệnh nhân được theo dõi trong suốt quá trình điều trị về các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Montelukast và làm các xét nghiệm về chức năng gan thận khi cần thiết trong thời gian điều trị và khi kết thúc giai đoạn điều trị để đánh giá tính an toàn của phác đồ Montelukast phối hợp với SERETIDE. Xử lý số liệu Các số liệu trên được xử lý trên máy tính với chương trình phần mềm SPSS 15.0. Test Student khi so sánh 2 tỷ lệ và so sánh trung bình. Các thông số có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thay đổi các triệu chứng VMDU sau 12 tháng điều trị. Có tới 82,0% số bệnh nhân có hiệu quả tốt và khá. Thay đổi các triệu chứng hen phế quản trước và sau điều trị Thay đổi triệu chứng cơ năng Sau 3 tháng số bệnh nhân ho về đêm, khó thở, tức ngực giảm. Sau 6 tháng tỷ lệ bệnh nhân không còn khó thở tăng đến 90% và sau 12 tháng điều trị có 98% bệnh nhân không còn khó thở và chỉ còn 6,0% bệnh nhân cảm thấy tức ngực. Thay đổi triệu chứng thực thể Trước điều trị 30,0% bệnh nhân có biểu hiện co rút cơ hô hấp phụ, 54% nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm và có ran ở phổi. Sau điều trị 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng các triệu chứng thực thể biến đổi rõ, có tới 98% bệnh nhân có tần số thở trở về bình thường, nghe phổi không còn ran, rì rào phế nang rõ. Thay đổi về nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn Trước điều trị 100% bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn. Sau điều trị số bệnh nhân cú nhu cầu dựng thuốc cắt cơn giảm dần: còn 58% sau 3 tháng, 38% sau 6 tháng và 12% sau 12 tháng. Tác dụng không mong muốn Trong 12 tháng theo dõi các bệnh nhân hen điều trị, chúng tôi chỉ gặp một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân nhạy cảm có run chân tay nhẹ, hồi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 36 hộp đánh trống ngực, đau đầu, ho ngay sau hít thuốc. Kết quả các chỉ tiêu thông khí ở phổi Sự thay đổi các thể rối loạn thông khí phổi Trước điều trị chúng tôi gặp 76% RLTKTN, 10% RLTKHH. Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân bị RLTKTN giảm hẳn (từ 56% sau 3 tháng xuống 30% sau 6 tháng và chỉ còn 10% sau 12 tháng); tuy nhiên tỉ lệ RLTKHH không có sự cải thiện. Sự thay đổi PEF sáng-chiều Nghiên cứu về độ dao động sáng chiều của lưu lượng đỉnh chúng tôi thấy rằng: tỉ lệ bệnh nhân có mức dao động <20% có xu hướng tăng dần theo thời gian điều trị (từ 14,0% lên 38,0% sau 3 tháng, đạt 60,0% sau 6 tháng và tới 86,0% sau 12 tháng). Sự thay đổi bậc hen phế quản Trên 50 bệnh nhân VMDU có HPQ bậc I, II, III kết quả sau điều trị Montelukast + seretide cho thấy: số bệnh nhân HPQ không còn triệu chứng tăng dần từ 0% lên 18,0% sau 3 tháng, đạt 34,0% sau 6 tháng và sau 12 tháng có tới 62,0%. Chỉ còn 5 bệnh nhân ở hen bậc III sau 12 tháng điều trị (10,0%). Qua phân tích số liệu nghiên cứu tiến hành trên 50 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân bị lên cơn hen cấp trong năm trước can thiệp là 34%, bệnh nhân cấp cứu do hen là 20%, có 3% bệnh nhân nhập viện, 20% bệnh nhân sử dụng corticosteroid đường uống và 52% bệnh nhân phải thăm khám bác sĩ bất chợt không theo định kỳ. Sau điều trị, các chỉ số trên đều giảm xuống, lần lượt là: 12%, 6%, 0%, 4% và 30%. BÀN LUẬN Tiến triển của các triệu chứng về VMDU sau 12 thỏng điều trị Montelukast phối hợp seretide Triệu chứng cơ năng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trước điều trị là 84,0% số BN có từ 3 triệu chứng trở lên, 20% có từ 2 triệu chứng. Đây là bước đánh giá đầu tiên trước khi khám bệnh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán của P.Demoly và J.Bousquet. Sau điều trị, Kết quả ban đầu cho thấy, các triệu chứng chủ quan ở bệnh nhân đã được cải thiện rõ rệt. Tam chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi và biểu hiện ngạt mũi đã giảm rõ rệt cả về tỷ lệ (p < 0,001) và cường độ của triệu chứng. Sự tiến triển nhanh chóng được nhận thấy ở sau đợt điều trị, sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê. Triệu chứng thực thể Về khám thực thể, nghiên cứu thăm khám nội soi để đánh giá triệu chứng thực thể cơ bản trong viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi. Sau điều trị, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân đã có thay đổi về hình thái, mầu sắc niêm mạc mũi. Sự phù nề, ứ đọng dịch nhầy đã giảm mạnh (p > 0,05). Các triệu chứng thực thể sau điều trị được thấy rằng có sự thay đổi về màu sắc niêm mạc. Sự phù nề và tăng tiết dịch đã giảm rất rõ. Các trường hợp tốt lên này đều là những trường hợp trước điều trị chỉ quá phát nhẹ. Thay đổi triệu chứng lâm sàng về HPQ ở bệnh nhân VMDU có HPQ sau điều trị Montelukast phối hợp Seretide Theo dõi sự biến đổi các triệu chứng cơ năng và thực thể của HPQ khi điều trị bằng Montelukast phối hợp Seretide trên các bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy trước điều trị 48% bệnh nhân có khó thở cò cử, 68% luôn cảm thấy tức ngực, 60% bệnh nhân có ho về đêm; 50% có tần số thở >22 lần/phút; nghe phổi ở 54% bệnh nhân có rì rào phế nang giảm và có ran trong đó chủ yếu gặp ran rít (42%). Sau điều trị 3 tháng, số bệnh nhân không còn khó thở tăng lên đến 68%; có 72% bệnh nhân có tần số thở trong giới hạn bình thường và trên 70% bệnh nhân nghe phổi không còn ran, rì rào phế nang rõ. Theo dõi sau điều trị 6 tháng, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân không còn khó thở tăng lên đến 90%; có 86% bệnh nhân có tần số thở trở về giới hạn bình thường, 92% bệnh nhân nghe phổi không còn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 37 ran. Sau 12 tháng điều trị 98% bệnh nhân không còn khó thở, đều có tần số thở trở về giới hạn bình thường, nghe phổi không còn ran và rì rào phế nang bình thường. Số bệnh nhân còn lại thỉnh thoảng xuất hiện cơn khó thở cò cử nhưng ở mức độ nhẹ. Sự thay đổi nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn Theo dõi trên các bệnh nhân nghiên cứu về thay đổi nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn, chúng tôi nhận thấy trước điều trị 100% bệnh nhân đều có nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn. Theo nghiên cứu AIRIAP 2, tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn ở Pháp là 87%, ở Mỹ 61% còn tại Việt Nam là 62%. Các thuốc bệnh nhân hay sử dụng là các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, bệnh nhân có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc giãn phế quản có kết hợp hoặc không với các thuốc chống viêm. Tác dụng không mong muốn Khi theo dõi một số tác dụng không mong muốn của thuốc trong 12 tháng điều trị, chúng tôi gặp một số nhỏ các tác dụng không mong muốn là tác dụng riêng của Salmeterol và Fluticasone propionate (tác dụng không mong muốn của Salmeterol là run tay, hồi hộp, đau đầu, nhịp tim nhanh; tác dụng không mong muốn của Fluticasone propionate là, nấm Candidas miệng họng). Nhưng những tác dụng này được giảm đi rất nhiều do liều của seretide chỉ còn ½ (2 lần/ngày mỗi lần 1 nhát). Chúng tôi không gặp bất kỳ một tác dụng phụ nào mới do sự kết hợp của Montelukast phối hợp seretide. Điều này cũng được Nicolas Debono nghiên cứu rất rõ và nhận thấy rằng trong Seretide có sự kết hợp cân đối của hai thành phần và đảm bảo không có sự tương tác gây ra tác dụng không mong muốn giữa chúng. Nghiên cứu GOAL cũng khẳng định Montelukast phối hợp seretide là sự phối hợp có độ an toàn cao, đạt được và duy trì kiểm soát bệnh VMDU có hen mà không có những tác dụng phụ từ việc dùng thuốc gây ra. Các dấu hiệu trên chỉ xuất hiện trong một vài ngày đầu điều trị rồi mất hẳn, không gây khó chịu cho bệnh nhân. Thay đổi thông khí phổi sau điều trị Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giá trị của các chỉ tiêu thông khí phổi tăng dần theo thời gian điều trị. Sự thay đổi sau điều trị so với trước điều trị là cú ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều này đã khẳng định hiệu quả của Montelukast phối hợp seretide trong cải thiện chức năng hô hấp của các bệnh nhân hen. Việc nghiên cứu sự thay đổi chức năng thông khí phổi sau sử dụng thuốc có sự phối hợp của Montelukast phối hợp seretide (ICS + LABA) đó được nhiều tác giả trong và ngoài nước đánh giá không những trên các bệnh nhân HPQ, VMDU có HPQ mà trên cả các bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), như kết quả của Harey S. nghiên cứu sau sử dụng thuốc trong thời gian 5 tuần và của Don D. Sin nghiên cứu sau 3 tháng đều khẳng định có sự cải thiện rõ rệt của các giá trị này. Thay đổi bậc hen phế quản sau điều trị Corticosteroids dạng hít được khuyến cáo như sự lựa chọn đầu tiên cho hen dai dẳng. Thuốc đã chứng minh được hiệu quả trong hen, cải thiện chức năng phổi và làm giảm những cơn hen cấp và trầm trọng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân HPQ sử dụng Corticosteroids dạng hít vẫn tiếp tục có các triệu chứng của hen, có khả năng do corticosteroids không hoàn toàn ngăn chặn được sự tổng hợp và giải phóng của các cysteinyl leukotrienes ở phổi. Các cysteinyl leukotrienes LTC4, LTD4, LTE4 gây ra nhiều thay đổi sinh lý bệnh ở phổi của bệnh nhân HPQ, bao gồm tắc nghẽn đường thở, tăng tiết dịch nhày, giảm vận chuyển và làm sạch hệ thống niêm mạc tiết nhày, tăng tập trung tế bào viêm. Các thuốc kháng leukotrienes ngăn ngừa Montelukast, chất đối kháng thụ thể leukotrien týp 1 (CysLT1) được ghi nhận làm giảm tế bào ái toan đường hô hấp ở bệnh nhân HPQ, cải thiện triệu chứng hen, cải thiện chức năng phổi, giảm sử dụng β- agonist ở bệnh nhân hen dai dẳng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 38 KẾT LUẬN Các triệu chứng VMDƯ Bệnh nhân có giảm phù nề niêm mạc mũi chiếm tỷ lệ cao: 84,0%. Hiệu quả lâm sàng tốt và khá sau điều trị chiếm tỷ lệ cao: 74,0%. Sự thay đổi các biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân HPQ khi điều trị Montelukast phối hợp SERETIDE: Triệu chứng cơ năng và thực thể của hen phế quản có sự thay đổi: 98% bệnh nhân không còn khó thở, tần số thở trở về giới hạn bình thường, nghe phổi không còn ran sau 12 tháng điều trị. Số bệnh nhân có cơn khó thở hàng ngày giảm từ 48% trước điều trị xuống 32% sau 3 tháng, còn 10% sau 6 tháng và sau 12 tháng chỉ còn 2%. Sau 12 tháng điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân hen bậc III giảm từ 34% xuống còn 10% và có tới 62% không còn bệnh nhân có triệu chứng HPQ (trước điều trị 0%). Sự thay đổi về thông khí phổi của các bệnh nhân HPQ khi điều trị Montelukast phối hợp SERETIDE: Các chỉ tiêu thông khí phổi được hồi phục dần và trở về bình thường sau 12 tháng liên tục sử dụng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị RLTKTN giảm (từ 76% trước điều trị xuống 56% sau 3 tháng, 30% sau 6 tháng và sau 12 tháng chỉ còn 10%); Sau 12 tháng liên tiếp dùng thuốc có 78% bệnh nhân không còn rối loạn thông khí phổi; tuy nhiên tỷ lệ RLTKHH không có sự cải thiện rõ trong quá trình điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allergic Rhinitis And Asthma - International Recommendations For Patients And Health Professionals In 10 Languages Main Category: Allergy Also Included In: Respiratory / Asthma; Ear, Nose and Throat Article Date: 26 Oct 2007 - 2:00 PDT. 2. Ahmed S, Atia NN. (2010). Simultaneous determination of montelukast as sparing therapy with some inhaled corticosteroids in plasma of asthmatic patients. J Pharm Biomed Anal. 2013 Feb 23;74:pp.250-6. 3. Bộ Y tế (2007): Hen phế quản và Dự phòng hen phế quản, Nhà xuất bản Y học, tr 13 - 21. Ngày nhận bài báo: 17/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_cua_montelukast_ket_hop_seretide.pdf
Tài liệu liên quan