Tổn thương trong phẫu thuật và xử trí:
Trường hợp không nhìn thấy tổn thương
thì chỉ cần chà nhám màng phổi thành kích
thích tạo dính để tránh tái phát.
Nếu thấy dây dính phải cắt dây dính để
phổi nở tốt đồng thời chà nhám màng phổi với
mục đích như trên
Một số tác giả đề nghị nếu không thấy
bóng khí hay chỉ có những dây dính đỉnh phổi
vẫn cắt hình chêm vùng đỉnh phổi nơi thường
có tổn thương để ngăn ngừa tái phát, kèm theo
vẫn chà nhám màng phổi tạo dính để giảm tỉ
lệ tái phát.
Nếu có những bóng khí nhỏ (<2cm) có thể
cắt bóng khí bằng thòng lọng kết hợp khâu
tăng cường hay stapler cắt bóng khí. Ngày nay
chúng tôi thực hiện cắt bóng khí bằng stapler
thay cho khâu vì nhanh, hiệu quả và chi phí
chấp nhận được.
Đối với bóng khí lớn hơn 2cm hay nhiều
bóng khí như vậy, chỉ định dùng stapler cắt
bóng khí là tốt nhất, bảo đảm cắt hết bóng khí,
đóng kín lỗ dò và an toàn. Thường chỉ dùng 1
stapler 60mm là đủ. Một số ít ca dùng 2 stapler
trở lên.
Có nhiều cách làm dính màng phổi: cắt
màng phổi thành, chà nhám màng phổi, làm
dính bằng keo, làm dính bằng hóa chất (tetra,
doxycyclin, bột talc ), làm dính bằng đốt
điện, laser chúng tôi chọn làm dính bằng chà
nhám cơ học dễ thực hiện, rẻ tiền, an toàn, đạt
hiệu quả cao và ít biến chứng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát lần đầu bằng dẫn lưu và nội soi lồng ngực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 189
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT
NGUYÊN PHÁT LẦN ĐẦU BẰNG DẪN LƯU VÀ NỘI SOI LỒNG NGỰC
Lê Quốc Việt*, Nguyễn Công Minh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngày nay những nguyên lý cơ bản dùng phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ video
(VATS) trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát (TKMPTP) được biết đến rộng rãi. Nghiên cứu này nhằm
đánh giá VATS cắt bóng khí và chà nhám màng phổi thành thích hợp trong bước đầu điều trị TKMPTP lần
đầu qua phân tích những thông số trong hai nhóm bệnh nhân điều trị bằng dẫn lưu và VATS.
Phương pháp: Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 9 năm 2011, 104 bệnh nhân TKMPTP lần đầu chia
thành 2 nhóm mỗi nhóm 52 bệnh nhân điều trị bằng hai phương pháp trên. Nhóm một dẫn lưu màng phổi
trong khi đó nhóm hai VATS. Phân tích các thông số sau: (1) tỉ lệ thành công; (2) thời gian dẫn lưu; (3) thời
gian nằm viện; (4) tỉ lệ tái phát (theo dõi đến 36 tháng).
Kết quả: Tỉ lệ thành công nhóm một 73,1% và nhóm 2 là 100%; tái phát mười bốn bệnh nhân ở nhóm
một (26,9%), và chỉ có một bệnh nhân ở nhóm hai (1,9%). Thời gian dẫn lưu trung bình và thời gian nằm
viện theo thứ tự là 5 và 9,5 ngày ở nhóm dẫn lưu màng phổi so với 4,8 và 6,86 ngày ở nhóm dùng VATS.
Kết luận: Sau khi phân tích các yếu tố trên, chúng tôi nhận thấy rằng VATS cắt bóng khí và chà nhám
màng phổi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị TKMPTP nguyên phát lần đầu.
Từ khoá: Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát; Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt bóng khí.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTIVE TREATMENT OF THE FIRST PRIMARY SPONTANEOUS
PNEUMOTHORAX BY PLEURAL DRAINAGE AND VIDEO-ASSISTED THORACIC SURGERY
(VATS)
Le Quoc Viet, Nguyen Cong Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 189 - 194
Background: The fundamental role of video-assisted thoracic surgery (VATS) in the treatment of
spontaneous pneumothorax is generally acknowledged today. This study intends to evaluate whether VATS
stapler resection with pleural abrasion is justified at the onset of a first spontaneous pneumothorax through
analysis of parameters tested on two group of patients treated respectively with pleural drainage and VATS.
Methods: Between September 2008 and September 2011, 104 patients with their first episode of
primary spontaneous pneumothorax divided into two groups of 52 patients each for the purpose of
therapeutic treatment. The first group underwent pleural drainage while the second underwent VATS.
Parameters analyzed were as follows: (1) rate of success; (2) time required for pleural drainage; (3) time of
hospital stay; (4) recurrences (follow-up at 36 months).
Results: The rate of success in the first group 73.1% and 100% in the second; recurrences occurred in
fourteen patients in the first group (26.9%), and only one in the second group (1.9%). Mean time for
* Khoa Ngoại Lồng Ngực – Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Lê Quốc Việt ĐT: 0903075821 Email: leviet5@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 190
drainage and hospitalization was, respectively, 5 and 9.5 days in patients with pleural drainage against 4.8
and 6.86 days of those using VATS.
Conclusions: After consideration of all the above factors, we consider VATS stapler resection with
pleural abrasion as the gold standard in the management of the first primary spontaneous pneumothorax.
Key words: Primary spontaneous pneumothorax. Video-assisted thoracoscopic blebs resection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn khí màng phổi (TKMP) là sự tích tụ
khí trong khoang màng phổi giữa phổi và
thành ngực. Tràn khí màng phổi tự phát
nguyên phát (TKMPTPNP) xảy ra ở những cá
thể khoẻ mạnh, trong khi đó TKMPTP thứ
phát xảy ra trên những bệnh nhân có bệnh lý
phổi trước đó(9).Vấn đề điều trị TKMP tự phát
nguyên phát còn nhiều bàn cãi trên toàn thế
giới. Ngày nay nhiều chuyên gia đồng ý rằng
kỹ thuật VATS (cắt phổi hình chêm và chà
nhám màng phổi) với kết quả rất tốt kèm theo
tỉ lệ tái phát thấp. Ngược lại chọn lựa ngay
phương pháp phẫu thuật hiệu quả mà không
chờ đến lúc tái phát cũng gây nhiều bàn cãi.
Một số tác giả ủng hộ phương pháp điều trị
này cho bệnh lý lành tính như TKMPTP
nguyên phát và mong muốn trở thành phương
pháp điều trị chuẩn. Một số tác giả khác phản
đối phương pháp này và cho rằng phương
pháp điều trị tối thiểu (dẫn lưu ngực) thích
hợp cho hầu hết các trường hợp. Mục tiêu
nguyên cứu này góp phần chứng minh dùng
VATS thích hợp trong điều trị TKMP tự phát
nguyên phát lần đầu qua phân tích những
thông số điều trị của hai nhóm bệnh nhân
được dẫn lưu và VATS(11).
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội
soi và đặt dẫn lưu.
So sánh thời gian đặt dẫn lưu sau mổ cũng
như thời gian nằm viện.
Tỉ lệ tái phát sau mổ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân được chẩn đoán TKMP tự phát
nguyên phát lần đầu.
- Những chỉ định kèm theo: tràn khí hai
bên, tràn máu màng phổi đi kèm, TKMP áp
lực, nghề nghiệp nguy hiểm, những nơi xa
không có trung tâm y tế, có bóng khí lớn đơn
độc, yếu tố tâm lý.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không có bệnh lý phổi hay nội khoa nặng
đi kèm.
- Dưới 15 tuổi.
- Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
Phân nhóm
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ
phân thành 2 nhóm, nhóm được đặt dẫn lưu
và nhóm được phẫu thuật nội soi được chọn
lựa ngẫu nhiên theo thứ tự ngày chẵn, lẻ.
Cỡ mẫu
Để so sánh tỉ lệ tái phát giữ 2 nhóm chúng
tôi dùng công thức tính cỡ mẫu sau đây:
{Z(1-α/2)√ 2P*(1-1P*) + Z(1-β)√ [P1(1- P1)+ P2(1- P2)] }2
n = -------------------------------------------------------------------------- = 50
(P1- P2)2
Với α: sai lầm lọai 1 =0,05 Z(1-(α/2): trị số
từ phân phối chuẩn =2,24
β: sai lầm loại 2 =0,10 Z(1-(β) : trị số phân phối
chuẩn = 1,28
P1: tỉ lệ tái phát của đặt dẫn lưu =0,3, theo tác giả
(2,4,5,6,7,8,9,10)
P2 : tỉ lệ tái phát của phẫu thuật nội soi =0,04,
theo tác giả Gilles Beauchamp (3) là 4%, Sean C.
Grondin and Willar A Fry (9) từ 2-5%, Stephen R.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 191
Hazelrigg and Paul Gordon (10) là 4,3%
P*: trung bình của 2 tỉ lệ = (P1 + P2)/ 2 = 0,175
Vậy cỡ mẫu chọn là 50.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp, được thiết kế theo
thể loại thử nghiệm lâm sàng có phân nhóm so
sánh ngẫu nhiên không mù đôi. Tiền cứu và
đoàn hệ.
Phương tiện kỹ thuật
Bộ phẫu thuật nội soi tổng quát.
Trocar xoắn lồng ngực, nội khí quản 2 nòng
(Carlens), stapler cắt phổi.
Kỹ thuật
Bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát
nguyên phát lần thứ nhất, nếu lâm sàng ổn
định, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật.
Đối với trường hợp đặt dẫn lưu, bệnh nhân
làm các xét nghiệm thông thường và dẫn lưu.
Đối với bệnh nhân VATS nếu không khó
thở nhiều chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị
mổ cấp cứu cũng như trì hoãn trong vòng 4-6
giờ. Nếu tình trạng bệnh nhân không ổn định
có thể đặt dẫn lưu màng phổi khoang liên
sườn 5,6 đường nách trước. Dẫn lưu này
không cần hút và đó là ngõ vào của camera khi
can thiệp bằng phẫu thuật nội soi trong thời
gian ngắn nhất.
Chuẩn bị bệnh nhân như phẫu thuật nội
soi lồng ngực thông thường:
-Nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ...
-Kháng sinh dự phòng trước mổ.
-Vô cảm toàn thể: mê với nội khí quản 2
nòng.
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng bên không
tổn thương (có thể nằn ngửa). Gối độn dưới
vai tránh tổn thương đám rối cánh tay và để
khoảng gian sườn được mở rộng. Camera
10mm được đưa vào ở khoang gian sườn 6
nách trước, hai trocar còn lại nếu phẫu thuật
bên (T) trocar 10mm đặt 1cm dưới mõm xương
bả vai và trocar 5mm đặt ở quần vú dưới đối
với nam hay nếp vú dưới đối với nữ, nếu phẫu
thuật bên (P) thì ngược lại. Mục đích để luôn
giữ trocar 10mm ở phía tay (P) phẫu thuật viên
tiện thao tác cột chỉ, khâu, cắt...
Tất cả các thùy phổi phải được xem xét cẩn
thận nhất là đỉnh của thùy trên. Số lượng và
kích thước của những bóng khí phải ghi nhận.
Tìm chỗ xì khí do vỡ bóng khí nếu rõ. Trường
hợp không rõ có thể dùng dung dịch nước
muối 0,9% tưới lên vùng khảo sát để tìm chỗ
dò khí hay cho vùng phổi ngập trong dung
dịch nước như trên để phát hiện bọt khí xì ra.
Chúng tôi thực hiện cắt bóng khí bằng cột 2 nơ
thòng lọng (Rhoder) đối với bóng khí < 2cm,
khâu và cắt bóng khí hay dùng stapler đối với
bóng khí > 2cm. Stapler phải đặt 1cm cách
bóng khí và nằm trên mô phổi lành(1).
Sau khi đã cắt bóng khí sẽ làm dính màng
phổi bằng phương pháp chà nhám cơ học.
Dùng một miếng gạc nội soi chà màng phổi
thành ở vùng đỉnh phổi từ gian sườn 4,5 đến
đỉnh phổi đến lúc vừa rướm máu. Động tác
này tạo điều kiện để phổi dính và thành ngực
giảm tỉ lệ tái phát.
Cho phổi nở kiểm tra xì khí cũng bằng
những cách thức trên, đặt dẫn lưu qua trocar
ống kính nội soi, kết thúc cuộc phẫu thuật.
Thu thập và xử lý số liệu
Các số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh
án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý
bằng chương trình SPSS 16.0 for window.
Sử dụng phép kiểm T để so sánmh hai số
trung bình, χ2 để so sánh hai tỉ lệ giữa các
phân nhóm trong lô nghiên cứu.
Đánh giá kết quả
Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở hai nhóm
theo cách thống nhất để so sánh:
- Tai biến, biến chứng liên quan đến phẫu
thuật.
- Hiệu quả cũng như tỉ lệ thành công của
mỗi phương pháp.
- Thời gian nằm viện hậu phẫu.
- Theo dõi hậu phẫu gần và lâu dài 24
đến 36 tháng để ghi nhận tỉ lệ tái phát của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 192
mỗi phương pháp. Bệnh nhân được gọi tái
khám sau 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 36
tháng. Mỗi lần tái khám sẽ được chụp X
quang phổi thẳng để đánh giá kết quả, hay
phỏng vấn qua điện thoại.
KẾT QUẢ
Từ tháng 9/2008 đến tháng 9/2011, tại BV
Cấp Cứu Trưng Vương chúng tôi đã phẫu
thuật cho 104 trường hợp tràn khí màng phổi
tự phát nguyên phát lần đầu theo hai phương
pháp trên.
Đặc điểm lâm sàng
Tỉ lệ nam nữ của 2 nhóm
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ
Nữ 4 7,7 5 9,6
Nam 48 92,3 47 90,4
Trong đó đa số là nam 95/104 trường hợp,
tỉ lệ 91,3%.
Tuổi bệnh nhân
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
Thấp
nhất
Cao
nhất
Trung
bình
17 47 26,92 ±
8,26
16 51 24,69 ±
8,61
Tuổi xảy ra bệnh lý này đa số ở người trẻ,
trong tuổi lao động.
Triệu chứng lâm sàng: khó thở, ho, đau
ngực:
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Khó
thở
Ho Đau
ngực
Khó
thở
Ho Đau
ngực
Số
ca
48 24 48 50 25 46
Tỉ lệ 92,3% 46,25 92,3% 96,2% 48,1% 88,5%
Đây là 3 triệu chứng lâm sàng chủ yếu
chiếm tỉ lệ lớn trong lô nghiên cứu.
Tỉ lệ hút thuốc lá
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Hút
thuốc
Không hút
thuốc
Hút
thuốc
Không hút
thuốc
Số ca 22 30 25 27
Tỉ lệ 42,3 57,7 48,1% 51,9%
Vị trí bị TKMP (bên trái hay phải)
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Bên (P) Bên (T) Bên (P) Bên (T) Hai bên
Số ca 28 24 25 26 1
Tỉ lệ 53,8% 46,2% 48,1% 50% 1,9%
Lượng tràn khí có nhiều mức độ khác
nhau
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
<20% 20-
40%
>40% Toàn
bộ
<20% 20-
40%
>40% Toàn
bộ
Số
ca
0 10 20 22 1 13 16 22
Tỉ
lệ
0 19,2% 38,5% 42,3% 1,9% 25,0% 30,8% 42,3%
Tổn thương nhìn thấy trong phẫu thuật
và xử trí cho nhóm bệnh nhân VATS
Phân
loại
Tổn thương Số
ca
Xử trí Ghi chú
1 Phổi bình
thường
4 Làm dính (chà
nhám)
2 Dây dính đỉnh
phổi
7 Cắt dây dính +
Làm dính
3 Bóng khí <
2cm
26 Khâu bóng khí
(hoặc stapler) +
làm dính
5 khâu,
21 stapler
4 Bóng khí >
2cm
15 Stapler + làm
dính
Thời gian phẫu thuật trong nhóm dẫn lưu
chỉ từ 10-20 phút ngắn hơn so với VATS (ngắn
nhất 30 phút, dài nhất 90 phút. Trung bình
47,88 ± 2,09 phút).
Thời gian hậu phẫu
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Trung
bình
Số ca 4 8 5±1,37 2 20 4,8 ±
0,39
Thời gian nằm viện
Nhóm 1 (dẫn lưu) Nhóm 2 (VATS)
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Trung
bình
Số ca 5 19 9,52±3,2 2 22 6,86 ±
2,98
Tỉ lệ thành công của dẫn lưu là 38/52 ca
73,1% trong khi của VATS là 100%
Tai biến: không có tai biến trong nhóm dẫn
lưu, nhóm VATS có 1 trường hợp dò khí sau mổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 193
20 ngày. Ngoài ra không có trường hợp chảy
máu, nhiễm trùng hay biến chứng nặng khác.
Tái phát:
Theo dõi từ sau phẫu thuật đến 36 tháng
(tính đến 9/2011) có 14 (26,9%) trường hợp tái
phát khi dẫn lưu so với 1 trường hợp tái phát
khi dùng VATS chiếm 1,9%.
BÀN LUẬN
Các đặc điểm lâm sàng
+ Giới tính: đa số là nam chiếm 91,3%
(95/104 ca) phù hợp với y văn, bệnh lý này
thường xảy ra ở nam trẻ tuổi, ốm, cao, giống
như trong y văn.
+ Tuổi: trung bình nhóm 1 là 26,92 ± 8,26 và
nhóm 2 là 24,69 ± 8,61 tuổi cho thấy bệnh xảy
ra phổ biến ở người trẻ tuổi. Vì vậy ít có bệnh
lý phổi sẵn có cũng như những bệnh lý khác đi
kèm. Thường là những cá thể khỏe mạnh
trước đó.
+ Khó thở nhóm 1 = 92,3% và nhóm 2 =
96,2% trường hợp. Đây là triệu chứng lâm
sàng chính làm bệnh nhân đi khám bệnh và
chụp X quang phát hiện ra tràn khí màng phổi.
Tuy nhiên triệu chứng khó thở không nhiều
lắm, bệnh nhân có thể chịu đựng được và
không ảnh hưởng đến hô hấp tuần hoàn, cũng
như tính mạng bệnh nhân.
+ Đau ngực: cũng xảy ra trong hầu hết
trường hợp tràn khí (96/104) triệu chứng đau
ngực này có thể do màng phổi thành bị kích
thích khi dịch trong kén khí vỡ xì ra, hơn là sự
hiện diện khí trong khoang màng phổi (1).
+ Hút thuốc lá: chiếm gần phân nửa trường
hợp. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân
gây viêm phế quản, phá hủy tiểu phế quản và
hình thành nên bóng khí, là tiền đề để xảy ra vỡ
bóng khí và tràn khí màng phổi sau này.
+ Lượng tràn khí: trong lô nghiên cứu chúng
tôi chỉ có 01 trường hợp tràn khí lượng ít, đa số
tràn khí từ trung bình đến nhiều và toàn bộ.
Dù lượng TKMP có nhiều mức độ khác nhau
nhưng không có trường hợp nào ảnh hưởng
tính mạng cũng như TKMP áp lực.
+ Vị trí tràn khí: tỉ lệ TKMP chúng tôi hai
bên gần như nhau, có tác giả có số liệu bên (P)
nhiều hơn bên (T) (7). Trong lô chúng tôi chỉ có
một trường hợp duy nhất TKMP hai bên,
chúng tôi đặt dẫn lưu một bên và VATS bên
còn lại.
+ Tổn thương trong phẫu thuật và xử trí:
Trường hợp không nhìn thấy tổn thương
thì chỉ cần chà nhám màng phổi thành kích
thích tạo dính để tránh tái phát.
Nếu thấy dây dính phải cắt dây dính để
phổi nở tốt đồng thời chà nhám màng phổi với
mục đích như trên
Một số tác giả đề nghị nếu không thấy
bóng khí hay chỉ có những dây dính đỉnh phổi
vẫn cắt hình chêm vùng đỉnh phổi nơi thường
có tổn thương để ngăn ngừa tái phát, kèm theo
vẫn chà nhám màng phổi tạo dính để giảm tỉ
lệ tái phát.
Nếu có những bóng khí nhỏ (<2cm) có thể
cắt bóng khí bằng thòng lọng kết hợp khâu
tăng cường hay stapler cắt bóng khí. Ngày nay
chúng tôi thực hiện cắt bóng khí bằng stapler
thay cho khâu vì nhanh, hiệu quả và chi phí
chấp nhận được.
Đối với bóng khí lớn hơn 2cm hay nhiều
bóng khí như vậy, chỉ định dùng stapler cắt
bóng khí là tốt nhất, bảo đảm cắt hết bóng khí,
đóng kín lỗ dò và an toàn. Thường chỉ dùng 1
stapler 60mm là đủ. Một số ít ca dùng 2 stapler
trở lên.
Có nhiều cách làm dính màng phổi: cắt
màng phổi thành, chà nhám màng phổi, làm
dính bằng keo, làm dính bằng hóa chất (tetra,
doxycyclin, bột talc), làm dính bằng đốt
điện, laserchúng tôi chọn làm dính bằng chà
nhám cơ học dễ thực hiện, rẻ tiền, an toàn, đạt
hiệu quả cao và ít biến chứng.
Thời gian phẫu thuật: của nhóm dẫn lưu
hiển nhiên ngắn hơn phẫu thuật, đối với nhóm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 194
phẫu thuật từ 30 phút đến 90 phút, trung bình
47,88 ± 2,09 phút.
Tỉ lệ thành công: của VATS là 100% trong
khi của dẫn lưu chỉ 70,1%
Ngày hậu phẫu
Ngày hậu phẫu p
Dẫn lưu 5±1,37 0,56
VATS 4,8 ± 0,39
P>0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê nên số ngày hậu phẫu hai nhóm tương
đương nhau.
Thời gian nằm viện
Ngày năm viện p
Dẫn lưu 9,52±3,2 <0,0001
VATS 6,86 ± 2,98
Thời gian nằm viện 6,86 ± 2,98 của phương
pháp VATS ngắn hơn so với dẫn lưu 9,25 ngày
(P=0,000<0,05).
Tai biến: có 1 trường hợp dò khí kéo dài ở
bệnh nhân VATS, bệnh nhân này có rất nhiều
bóng khí chiếm gần toàn bộ nhu mô phổi bên
trái nên cắt hết phần lớn những bóng khí lớn,
do vậy những bóng khí nhỏ có thể vỡ gây dò
khí kéo dài (20 ngày), ngoài ra chưa có biến
chứng nặng nào khác.
Tái phát
Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 09 năm
2011 qua 104 trường hợp phẫu thuật và theo
dõi bằng hai phương pháp trên: dẫn lưu tỉ lệ
tái phát cao 26,9% ngược lại VATS chỉ có 1
trường hợp tái phát chiếm tỉ lệ 1,9%. Trường
hợp tái phát này xảy ra ở bệnh nhân không
nhìn thấy tổn thương, chúng tôi chỉ chà nhám
làm dính màng phổi. Vì vậy những bệnh nhân
sau này dù không thấy bóng khí đỉnh phổi
chúng tôi cũng cắt phổi hình chêm vùng đỉnh
phổi để giảm tỉ lệ tái phát. Kết quả này rất
đáng khích lệ, cho thấy ưu điểm của phương
pháp điều trị này trong điều trị tràn khí màng
phổi tự phát nguyên phát lần đầu
KẾT LUẬN
Nội soi lồng ngực cắt bóng khí và chà
nhám màng phổi thành là phương pháp an
toàn, hiệu quả trong điều trị tràn khí màng
phổi tự phát nguyên phát lần đầu. Với kỹ
thuật đơn giản dễ thực hiện trong giờ hành
chánh cũng như trong cấp cứu, kỹ thuật này
có thể dễ dàng thực hiện tại những bệnh viện
cũng như trung tân y tế trong cả nước. Với
những kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả điều
trị cao và tỉ lệ tái phát thấp so với chỉ đặt dẫn
lưu đơn thuần, quan điểm điều trị này chứng
minh phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt bóng
khí là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho
bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát nguyên
phát lần đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Douglas J. (1995). Thoracoscopic Surgery. Surgery of the
Chest, 523-534.
2. Freixinet J. L. (2004). "Axillary thoracotomy versus
videothoracoscopy for the treatment of primary
spontaneous pneumothorax.". The Annals of Thoracic
Surgery (78(2)), 417-420.
3. Gilles B. (2002). "Spontaneous Pneumothorax and
Pneumomediastinum". Thoracic Surgery(Second Edition):
1195-1213.
4. Hatz, R., Kaps M. (2000), "Long-term results after video-
assisted thoracoscopic surgery for first-time and recurrent
spontaneous pneumothorax". The Annals of Thoracic
Surgery(70): 253-257.
5. Kim J. (1998) "Video-assisted thoracic surgery as a primary
therapy for primary spontaneous pneumothorax". Surg
Endos(12): 1293-1299.
6. Larry R., Sunil S. (2004). "Pleural". Essential of Thoracic
Surgery: 303-309.
7. Nguyễn Công Minh (2008). " Tạp chí hội ngoại khoa lồng
ngực tim mạch": 170-183.
8. Robin G., Sabiston D. (1995). "The Pleural". Surgery of The
Chest, 1: 523-534.
9. Sean C., Willar A. F. (2005). "Spontaneous Pneumothorax".
Sabiston & Spencer Surgery of The Chest, 1(7): 427-430.
10. Stephen R., Paul G. (1996). " Thoracoscopy". Glenn's
Thoracic and Cadiovascular Surgery, 1(6th).
11. Torresini G. (2001). "Is video-assisted thoracic surgery
justified at first spontaneous pneumothorax?". European
Journal of Cardio-thoracic Surgery(20): 42-45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_tran_khi_mang_phoi_tu_phat_nguyen.pdf