Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới

- Tác dụng ức chế cảm giác đau: Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở nhóm nghiên cứu là 2,8 ± 0,31 phút và nhóm chứng là 3,7 ± 0,57 phút. So sánh kết quả kết quả ở nhóm nghiên cứu với Hoàng Văn Đại(2) là 3,5 ± 0,65 phút và nhóm chứng với Tạ Đức Luận(5) là 4,28 ± 1,37 phút; Cao Thị Bích Hạnh(1) là 3,78 ± 0,62 phút. Thời gian giảm đau (thời gian tê) nhóm nghiên cứu là 135,56 ± 7,84 phút; nhóm chứng là 124,20 ± 8,79 phút. Kết quả nhóm nghiên cứu cũng gần với kết quả của Lê Văn Chung(4), Hoàng Văn Đại(2) và nhóm chứng tương đương với kết quả của Cao Thị Bích Hạnh(1). Mức độ giảm đau tốt ở nhóm nghiên cứu đạt 97,6% so với Hoàng Văn Đại(2) 92,5%, Lê Văn Chung(4) 99,43%; ở nhóm chứng 82,9% so với Tạ Đức Luận(5) 88,7%. Như vậy thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở nhóm nghiên cứu sớm hơn so với nhóm chứng, và tác dụng giảm đau kéo dài hơn, mức độ giảm đau tốt hơn. - Tác dụng ức chế vận động: Thời gian xuất hiện liệt vận động ở nhóm nghiên cứu sớm hơn so với nhóm chứng và thời gian phục hồi vận động ở nhóm nghiên cứu cũng sớm hơn, kết quả này phù hợp với các tác giả Cao Thị Bích Hạnh(1), Lê Văn Chung(4), Hoàng Văn Đại(2), Tạ Đức Luận(5), Kuusniemi(3). - Ảnh hưởng trên tuần hoàn: Thay đổi mạch giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), sau gây tê HA nhóm nghiên cứu giảm ít hơn so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước khi gây tê đã truyền dịch tinh thể 10ml/kg và theo dõi sát trong mổ chủ động bù dịch, truyền dịch keo, máu cho những trường hợp cần thiết ngay cả khi chưa có biểu hiện tụt HA. Chúng tôi dùng liều bupivacaine thấp (nhóm nghiên cứu: 0,15mg/kg và nhóm chứng: 0,18mg/kg), ở nhóm nghiên cứu có 1 bệnh nhân tụt HA (2,4%) và nhóm chứng có 6 bệnh nhân tụt HA (14,6%). Kết quả trên cũng phù hợp với Hoàng Văn Đại(2), Kuusniemi(3). - Ảnh hưởng trên hô hấp: Trong suốt quá trình phẫu thuật, SpO2 của bệnh nhân cả 2 nhóm luôn đạt 99% - 100%, với oxy thở qua sonde mũi 3lít/phút, không có trường hợp nào rối loạn nhịp thở cũng như tăng tiết đờm nhớt, hay suy hô hấp phải hỗ trợ, phù hợp với Hoàng Văn Đại(2), Lê Văn Chung(4) không ghi nhận trường hợp nào suy hô hấp.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 140 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN PHỐI HỢP SUFENTANIL TRONG PHẪU THUẬT CHI DƯỚI Nguyễn Chí Dũng*, Nguyễn Hồng Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới, và tác động của phương pháp vô cảm này trên tuần hoàn, hô hấp và các biến chứng. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân, ASA I – II, tuổi trung bình 40,76 ± 17,98 tuổi, được gây tê tủy sống để phẫu thuật chỉnh hình chi dưới chia thành 2 nhóm: nhóm 1 sử dụng Bupivacain phối hợp Sufentanil và nhóm 2 dùng Bupivacain đơn thuần, từ tháng 06/2010 đến tháng 03/2011, tại Bệnh viện 175 – Bộ Quốc Phòng. Kết quả: mức độ giảm đau tốt đạt 97,6%; thời gian xuất hiện mất cảm giác đau 2,8 ± 0,31 phút; thời gian tê 135,56 ± 7,84 phút; thời gian phục hồi vận động 116,78 ± 6,34 phút; bảo đảm tốt cho phẫu thuật chỉnh hình chi dưới. Sau gây tê ít ảnh hưởng hô hấp, tuần hoàn: tỷ lệ mạch chậm 7,3%; tụt huyết áp 2,4%. Kết luận: gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil là phương pháp vô cảm có hiệu quả tốt cho phẫu thuật chi dưới, không ảnh hưởng hô hấp, và huyết động ổn định, ít xẩy ra tai biến, biến chứng trong và sau mổ. Từ khóa: gây tê tủy sống. ABSTRACT THE EFFECTIVE EVALUATION OF SPINAL ANESTHESIA WITH BUPIVACAINE COMBINED SUFENTANIL FOR LOWER EXTREMETIES SURGERY Nguyen Chi Dung, Nguyen Hong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 140 - 147 Objective: To evaluate the effect of using Bupivacaine combined with Sufentanil in spinal anesthesia for lower extremeties surgery and effects on respiration, circulation, complications. Study design: prospective, cross-sectional, and case-control study Patient and Methods: In this study, 82 patients, ASA I-II with mean age: 40.76 ± 17.98; underwent spinal anesthesia for lower extremeties surgery. They were devided into 2 groups: group 1 using Bupivacaine combined with Sufentanil, group 2 using Bupivacain lonely, from June 2010 to March 2011, at hospital 175- Ministry of Defence. Results: Good pain relief 97.6%, time of loss-pain appearance 2.8 ± 0.31minute, anesthesial time 135.56 ± 6.34 minute, time of movement recover 116.78 ± 6.34 minute, good ensuring for lower extremeties surgery. After anesthesia, there were less effects on respiration and circulation. Rate of bradycardia 7.3%, hypotention 2.4%. Conclusion: Spinal anesthesia using Bupivacaine combined with Sufentanil, having a good result for lower extremeties surgery, no effects on respiration, stable hemodynamic, with less accidents and complications in during and post-operation. * Bệnh viện 175 - Bộ Quốc Phòng Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Chí Dũng, ĐT: 0988530769, Email: ncdung175@ymail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 141 Key word: Spinal anesthesia. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây tê tủy sống (GTTS) là một phương pháp gây tê vùng đơn giản mang lại hiệu quả cao cho các phẫu thuật tầng dưới ổ bụng, đáy chậu và hai chi dưới. Ngoài ra nó còn tránh được các biến chứng của gây mê toàn thân và đặt nội khí quản. Các thuốc GTTS ngày càng được phát triển và hoàn thiện, giảm thiểu các tác dụng không mong muốn và kéo dài thời gian vô cảm đáp ứng được các phẫu thuật. Việc GTTS bằng bupivacain heavy đã được áp dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX. Nó mang lại kỳ vọng mới về độ an toàn hơn, ức chế vận động tốt và thời gian vô cảm kéo dài hơn rất nhiều so với các thuốc GTTS trước đó. Cho đến nay nó được áp dụng rộng rãi để GTTS. Tuy nhiên không có một loại thuốc tê nào hoàn hảo. Song song với những ưu điểm trên lại có những báo cáo về tác dụng phụ của thuốc này là gây ngộ độc cơ tim, gây ngừng tim. Để khắc phục tác dụng phụ này, đã có các báo cáo là giảm liều lượng thuốc tê bằng cách kết hợp bupivacain với các loại thuốc như nhóm mocphin, clonidin, prostigmin, adrenalin. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng GTTS bằng bupivacain phối hợp với sufentanil trong phẫu thuật chi dưới nhằm mục đích: - Đánh giá hiệu quả GTTS bằng bupivacain phối hợp sufentanil trong phẫu thuật chi dưới. - Đánh giá tác động của phương pháp vô cảm này trên tuần hoàn, hô hấp và các biến chứng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 82 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật chi dưới, được GTTS chia thành 2 nhóm tại khoa GMHS Bệnh viện 175 từ 06/2010 đến 03/2011: - Nhóm 1: Dùng hỗn hợp bupivacain heavy 0,5% liều thấp (0,15mg/kg) và sufentanil 5mcg. - Nhóm 2: Dùng đơn thuần bupivacain heavy 0,5% thông thường liều 0,18mg/kg. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được mổ chương trình vùng chi dưới, xếp loại ASA I-II, tinh thần bình thường, không có chống chỉ định GTTS. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân hoặc vùng gây tê, từ chối không hợp tác, có tình trạng thiếu máu hay thiếu khối lượng tuần hoàn chưa hồi phục, bệnh nhân dị ứng thuốc tê hay nhóm thuốc á phiện, có bệnh lý nội khoa kèm theo chưa được kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Các chỉ số theo dõi và phương pháp đánh giá Đánh giá tác dụng ức chế cảm giác (thời gian xuất hiện mất cảm giác đau, thời gian tê, chất lượng tê); đánh giá tác dụng ức chế vận động (mức độ ức chế vận động, thời gian xuất hiện mất vận động, thời gian phục hồi vận động); đánh giá sự thay đổi tuần hoàn (mạch, huyết áp qua các thời điểm, tụt huyết áp khi HATT<90mmHg hoặc giảm 30% so với HATT lúc trước gây tê, mạch chậm khi giảm dưới 60 lần/phút), thay đổi hô hấp (nhịp thở, SpO2), các tác dụng không mong muốn trong (buồn nôn và nôn, ngứa, lạnh run) và sau mổ (đau đầu, bí đái, đau lưng). Xử lý số liệu Các số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0, các biến định tính được mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%), biến định lượng dưới dạng giá trị trung bình (TB) và độ lệch chuẩn (ĐLC), dùng kiểm định 2 (chi-square test) với định tính giữa các nhóm, dùng kiểm định T (T-test) để so sánh các biến định lượng giữa các nhóm qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 142 Từ 06/2010 đến 03/2011 tại khoa GMHS Bệnh viện 175 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu GTTS trên 82 bệnh nhân đã thu được một số kết quả sau: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Tuổi, chiều cao và cân nặng Nhóm nghiên cứu (nhóm 1) (n = 41) Nhóm chứng (nhóm 2) (n = 41) Nhóm Chỉ số Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Tuổi (năm) 18 - 75 40,07 ±16,31 19 - 81 40,76 ±17,98 0,858 Chiều cao (cm) 152 - 172 163,7 ±5,15 150 - 171 163,1 ±5,29 0,584 Cân nặng (kg) 48 -68 54,29 ±5,36 46 - 69 58,36 ±6,04 0,954 Bảng 2: Giới tính Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm Giới tính n % n % So sánh Nam 31 75,6 27 65,9 Nữ 10 24,4 14 34,1 Tổng số 41 100 41 100 2 = 0,943 P = 0,332 Tuổi, chiều cao, cân nặng và giới tính ở hai nhóm gần như nhau, cho thấy đồng nhất trong nghiên cứu giữa hai nhóm. Bảng 3: Phân bố theo phương pháp phẫu thuật Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm Loại PT n % n % Thay khớp háng 1 2,439 2 4,88 Kết xương đùi 10 24,39 16 39,02 Thay khớp gối 0 0 1 2,439 Nội soi khớp gối 10 24,39 7 17,07 Kết xương bánh chè 1 2,439 0 0 Kết xương cẳng chân 14 34,15 11 26,83 Mổ cổ chân, bàn chân 5 12,19 4 9,75 Tổng số 41 100 41 100 Bảng 4: Phân loại theo ASA Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm ASA n % n % So sánh I 35 85,4 34 82,9 II 06 16,6 07 17,1 Tổng số 41 100 41 100 2 = 0,091 P = 0,762 Hai nhóm bệnh nhân phân bố theo loại phẫu thuật và ASA gần tương đương nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 5: Thời gian phẫu thuật Nhóm Thời gian(phút) Nhóm nghiên cứu (n =41) Nhóm chứng (n = 41) So sánh (p) Min 40 45 Max 90 90 TB ± ĐLC 60,98 ± 12,00 64,88 ± 9,39 0,105 Thời gian phẫu thuật trung bình giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ức chế cảm giác đau Bảng 6: Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau Nhóm Thời gian(phút) Nhóm nghiên cứu (n =41) Nhóm chứng (n = 41) So sánh (p) Min 2,3 2,4 Max 3,5 5,0 TB ± ĐLC 2,8 ± 0,31 3,7 ± 0,57 0,000 Bảng 7: Thời gian giảm đau (thời gian tê) Nhóm Thời gian(phút) Nhóm nghiên cứu (n =41) Nhóm chứng (n = 41) So sánh (p) Min 120 106 Max 160 140 TB ± ĐLC 135,56 ± 7,84 124,20 ± 8,79 0,000 Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở nhóm nghiên cứu sớm hơn nhóm chứng, và tác dụng giảm đau kéo dài hơn một cách có ý nghĩa thống kê. Bảng 8: Mức độ giảm đau Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm Mức độ n % n % So sánh (p) Tốt 40 97,6 34 82,9 Trung bình 01 2,4 07 17,1 Kém 0 0 0 0 Tổng số 41 100 41 100 0,026 Tất cả bệnh nhân ở hai nhóm đều đạt hiệu quả vô cảm, nhóm nghiên cứu tỷ lệ đạt chất lượng vô cảm tốt lớn hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 143 Kết quả ức chế vận động Bảng 9: Thời gian xuất hiện mất vận động ở các mức độ Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm Mức độ Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Độ 1 3,0 – 4,0 3,66 ± 0,29 3,0 – 5,0 4,04 ± 0,55 0,000 Độ 2 6,0 – 7,0 6,39 ± 0,29 5,9 – 8,1 7,14 ± 0,52 0,000 Độ 3 9,0 – 10,1 9,46 ± 0,32 9,0 – 11,0 10,30±0,52 0,000 Bảng 10: Thời gian ức chế vận động Nhóm Thời gian(phút) Nhóm nghiên cứu (n =41) Nhóm chứng (n = 41) So sánh (p) Min 102 106 Max 131 135 TB ± ĐLC 116,78 ± 6,34 124,20 ± 8,79 0,005 Thời gian xuất hiện mất vận động trung bình ở nhóm nghiên cứu nhanh hơn nhóm chứng, và sự phục hồi vận động cũng sớm hơn một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả ảnh hưởng trên tuần hoàn Bảng 11: Thay đổi mạch trước và sau gây tê Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm Mạch (Lần/phút) Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Trước gây tê 70 - 90 79,61±5,69 70 - 90 78,05±5,90 0,226 Sau gây tê 30’ 60 - 90 68,24±6,71 60 - 80 69,85±3,69 0,182 So sánh(p) 0,000 0,000 Tần số mạch trung bình trước và sau gây tê của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, mạch sau gây tê cả 2 nhóm đều giảm một cách có ý nghĩa thống kê, biểu đồ 1 cho thấy mạch nhóm nghiên cứu có xu hướng giảm hơn nhóm chứng. 75.27 72.7170.9569.8368.24 66.9867.4667.68 67.7669.2 69.9371.49 79.61 74.32 73.0272.2271.3769.8570.271.271.46 71.9372.7872.78 73.02 78.05 60 65 70 75 80 85 90 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Te thôøi gian M aïc h( la àn/ ph uùt ) Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Biểu đồ 1: So sánh sự thay đổi mạch của 2 nhóm (T0: thời điểm nhận bệnh, T1: sau gây tê 3’, T2: sau gây tê 6’, T3: sau gây tê 9’, T4: sau gây tê 12’, T5: sau gây tê 15’, T6: sau gây tê 20’, T7: sau gây tê 25’, T8: sau gây tê 30’, T9: sau gây tê 40’, T10: sau gây tê 50’, T11: sau gây tê 60’, Te: khâu da kết thúc cuộc mổ) Bảng 12: Số bệnh nhân có mạch chậm dưới 60 lần/phút Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm Dấu hiệu n % n % So sánh (p) Có mạch chậm 3 7,3 2 4,9 Không mạch chậm 38 92,7 39 95,1 Tổng số 41 100 41 100 0,649 Số bệnh nhân có mạch chậm ở nhóm nghiên cứu nhiều hơn nhóm chứng, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 13: Thay đổi HATT trước và sau gây tê Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm HATT (mmHg) Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Trước gây tê 100 - 150 120,85±10,11 110 - 150 123,17±10,65 0,316 Sau gây tê 30’ 90 - 127 106,78±6,89 90 - 120 100,12±7,11 0,000 Mức giảm 14,07±5,29 23,05±8,91 0,000 So sánh(p) 0,000 0,000 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 144 Bảng 14: Thay đổi HATTr trước và sau gây tê Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm HATTr (mmHg) Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Trước gây tê 60 - 90 75,49±7,81 70 - 90 78,05±4,45 0,072 Sau gây tê 30’ 55 - 80 64,22±5,82 45 -69 57,93±5,06 0,000 Mức giảm 11,63±5,39 20,12±4,74 0,000 So sánh(p) 0,000 0,000 110.63109.56108.17107106.78107.46 109.78111.9 115.49115 120.24 117.07 120.85 108.51108.2 103.95102.8100.12 99.71 100.46100.71100.51 101.63102.83 110.34 123.17 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130 135 140 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Te thôøi gian H A (m m H g) Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Biểu đồ 2: So sánh sự thay đổi HATT của 2 nhóm 66.6865.9865.5465.5164.2265.9 66.7868.59 70.2772.07 73.8375.24 75.46 63.8562.5661.5961.02 57.9359.56 61.7163.39 64.965.68 66.0568.37 78.05 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Te thôøi gian H A (m m H g) Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Biểu đồ 3: So sánh sự thay đổi HATTr của 2 nhóm HATT, HATTr trung bình trước gây tê của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, sau gây tê nhóm nghiên cứu giảm ít hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê. Bảng 15: Số bệnh nhân bị tụt HA trên 30% so với HA trước gây tê Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm Dấu hiệu n % n % So sánh (p) Có tụt HA 1 2,4 6 14,6 Không tụt HA 40 97,6 35 85,4 Tổng số 41 100 41 100 0,049 Số bệnh nhân tụt HA ở nhóm nghiên cứu ít hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả ảnh hưởng trên hô hấp Bảng 16: Thay đổi nhịp thở trước và sau gây tê Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm Nhịp thở (lần/phút) Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Trước gây tê 16 - 19 17,51±0,93 14 - 19 17,07±1,03 0,870 Sau gây tê 30’ 16 - 20 17,24±1,89 15 - 19 17,24±0,77 0,636 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 145 So sánh(p) 0,374 0,377 Nhịp thở trung bình ở cả 2 nhóm trước và sau gây tê không có sự khác biệt về mặt thống kê. Bảng 17: Thay đổi SpO2 trước và sau gây tê Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm SpO2 (%) Min - Max TB ± ĐLC Min - Max TB ± ĐLC So sánh (p) Trước gây tê 98 - 100 99,59±0,63 98 - 100 99,51±0,61 0,591 Sau gây tê 30’ 99 - 100 99,78±0,42 99 - 100 99,68±0,47 0,325 So sánh(p) 0,088 0,090 Độ bão hòa oxy máu trung bình trước và sau gây tê ở cả 2 nhóm không có sự khác biệt về mặt thống kê. 16.73 17 16.98 17.02 17.24 17.83 18.1718.27 17.9517.83 17.61 17.4417.51 16.76 16.9 17.05 16.83 17.24 17.6617.6117.6817.46 17.78 17.68 17.2917.07 15 16 17 18 19 20 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Te thôøi gian nh òp th ôû( la àn/ ph uùt ) Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Biểu đồ 4: So sánh sự thay đổi nhịp thở của 2 nhóm 99.5699.63 99.7199.56 99.7899.76 99.5499.5699.46 99.4699.54 99.6199.59 99.5499.59 99.68 99.54 99.6899.6199.5499.4999.46 99.5499.61 99.6199.51 98 98.5 99 99.5 100 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Te thôøi gian Sp O 2( % ) Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Biểu đồ 5: So sánh sự thay đổi SpO2 của hai nhóm Hô hấp được duy trì ổn định ở cả 2 nhóm, không có trường hợp nào suy hô hấp. Tác dụng không mong muốn trong và sau mổ Bảng 18: Tác dụng không mong muốn trong và sau mổ Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm Triệu chứng n % n % So sánh (p) Nhóm nghiên cứu (n = 41) Nhóm chứng (n = 41) Nhóm Triệu chứng n % n % So sánh (p) Buồn nôn, nôn 1 2,4 6 14,6 0,049 Lạnh run 1 2,4 5 12,2 0,098 Ngứa 3 7,3 2 4,9 0,649 Đau đầu 2 4,9 2 4,9 1,000 Bí tiểu 1 2,4 2 4,9 0,562 Đau lưng 0 0 0 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 146 Tỷ lệ bệnh nhân buồn nôn, nôn ở nhóm nghiên cứu ít hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tác dụng không mong muốn: rét run, ngứa, đau đầu, bí tiểu, đau lưng giữa 2 nhóm. BÀN LUẬN - Tuổi, chiều cao, cân nặng và giới tính của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), đặc điểm chung giữa 2 nhóm nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên, khách quan, có sự đồng nhất về tuổi, chiều cao, cân nặng và giới tính. Tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. - Phân bố theo phẫu thuật, đánh giá theo ASA, và thời gian phẫu thuật giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Tác dụng ức chế cảm giác đau: Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở nhóm nghiên cứu là 2,8 ± 0,31 phút và nhóm chứng là 3,7 ± 0,57 phút. So sánh kết quả kết quả ở nhóm nghiên cứu với Hoàng Văn Đại(2) là 3,5 ± 0,65 phút và nhóm chứng với Tạ Đức Luận(5) là 4,28 ± 1,37 phút; Cao Thị Bích Hạnh(1) là 3,78 ± 0,62 phút. Thời gian giảm đau (thời gian tê) nhóm nghiên cứu là 135,56 ± 7,84 phút; nhóm chứng là 124,20 ± 8,79 phút. Kết quả nhóm nghiên cứu cũng gần với kết quả của Lê Văn Chung(4), Hoàng Văn Đại(2) và nhóm chứng tương đương với kết quả của Cao Thị Bích Hạnh(1). Mức độ giảm đau tốt ở nhóm nghiên cứu đạt 97,6% so với Hoàng Văn Đại(2) 92,5%, Lê Văn Chung(4) 99,43%; ở nhóm chứng 82,9% so với Tạ Đức Luận(5) 88,7%. Như vậy thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở nhóm nghiên cứu sớm hơn so với nhóm chứng, và tác dụng giảm đau kéo dài hơn, mức độ giảm đau tốt hơn. - Tác dụng ức chế vận động: Thời gian xuất hiện liệt vận động ở nhóm nghiên cứu sớm hơn so với nhóm chứng và thời gian phục hồi vận động ở nhóm nghiên cứu cũng sớm hơn, kết quả này phù hợp với các tác giả Cao Thị Bích Hạnh(1), Lê Văn Chung(4), Hoàng Văn Đại(2), Tạ Đức Luận(5), Kuusniemi(3). - Ảnh hưởng trên tuần hoàn: Thay đổi mạch giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), sau gây tê HA nhóm nghiên cứu giảm ít hơn so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước khi gây tê đã truyền dịch tinh thể 10ml/kg và theo dõi sát trong mổ chủ động bù dịch, truyền dịch keo, máu cho những trường hợp cần thiết ngay cả khi chưa có biểu hiện tụt HA. Chúng tôi dùng liều bupivacaine thấp (nhóm nghiên cứu: 0,15mg/kg và nhóm chứng: 0,18mg/kg), ở nhóm nghiên cứu có 1 bệnh nhân tụt HA (2,4%) và nhóm chứng có 6 bệnh nhân tụt HA (14,6%). Kết quả trên cũng phù hợp với Hoàng Văn Đại(2), Kuusniemi(3). - Ảnh hưởng trên hô hấp: Trong suốt quá trình phẫu thuật, SpO2 của bệnh nhân cả 2 nhóm luôn đạt 99% - 100%, với oxy thở qua sonde mũi 3lít/phút, không có trường hợp nào rối loạn nhịp thở cũng như tăng tiết đờm nhớt, hay suy hô hấp phải hỗ trợ, phù hợp với Hoàng Văn Đại(2), Lê Văn Chung(4) không ghi nhận trường hợp nào suy hô hấp. - Các tác dụng không mong muốn trong và sau mổ: Buồn nôn, nôn ở nhóm nghiên cứu có 1 bệnh nhân (2,4%), nhóm chứng có 6 bệnh nhân (14,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm nghiên cứu: lạnh run có 1 bệnh nhân (2,4%), ngứa có 3 bệnh nhân (7,3%), không khác biệt so với nhóm chứng (p>0,05). Đau đầu sau gây tê có 4 bệnh nhân, mỗi nhóm 2 bệnh nhân (4,9%) chỉ nằm nghỉ và uống Paracetamol cho kết quả tốt. Bí tiểu nhóm nghiên cứu có 1 bệnh nhân (2,4%), nhóm chứng có 2 bệnh nhân (4,9%). Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào đau lưng được ghi nhận, phù hợp với kết quả của Hoàng Văn Đại(2). KẾT LUẬN Phương pháp gây tê tủy sống bằng Bupivacaine phối hợp Sufentanil là phương pháp vô cảm có hiệu quả tốt cho phẫu thuật chi dưới: thời gian xuất hiện mất cảm giác đau Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 147 sớm, tác dụng giảm đau kéo dài, mức độ giảm đau tốt, đủ độ giãn cơ bảo đảm cho phẫu thuật, và phục hồi vận động sớm sau gây tê. Phối hợp Sufentanil với Bupivacaine trong gây tê tủy sống đã giảm được liều lượng Bupivacaine, đồng thời làm tăng cường tác dụng giảm đau, duy trì hô hấp và huyết động ổn định, hạn chế các tai biến, biến chứng trong và sau mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Bích Hạnh (2001), So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng Marcaine 0,5% đồng tỷ trọng và tăng tỷ trọng trong phẫu thuật chi dưới, Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Học viện Quân Y. 2. Hoàng Văn Đại (2006), Đánh giá tác dụng phương pháp gây tê dưới màng cứng bằng hỗn hợp Bupivacaine tăng trọng với Sufentanil trong phẫu thuật lấy sỏi thận, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y. 3. Kuusniemi KS (2000), “The use of bupivacaine and fentanyl for spinal anesthesia for urosurgery”, Anesth Analg, 91, pp1452-6. 4. Lê Văn Chung (2009), Hiệu quả của phương pháp kết hợp gây tê tủy sống-ngoài màng cứng với Bupivacaine và Sufentanil để mổ khớp háng người cao tuổi, Luận án Tiến sỹ y khoa, Đại học Y Dược TP. HCM. 5. Tạ Đức Luận (2007), Đánh giá hiệu quả của gây tê tủy sống bằng Bupivacain đẳng trọng và Fentanyl trong phẫu thuật thay chỏm xương đùi, Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. HCM. 6. Trương Quốc Việt, Nguyễn Văn Chừng (2010), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp Lidocaine và Sufentanil trong phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng”, Y học TP. HCM, 14(1), tr 249-254.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_gay_te_tuy_song_bang_bupivacain_phoi_hop_s.pdf
Tài liệu liên quan