Tái giãn cơ sau giải giãn cơ.
Không BN nào xảy ra tái giãn cơ
sau giải giãn cơ, cao hơn kết quả của
Neriman Gulec và CS (2015) nghiên cứu
so sánh tác dụng hóa giải giãn cơ
rocuronium của sugammadex với neostigmin
sau gây mê toàn thân bằng desflurane ghi
nhận ở nhóm neostigmin có 2 trường hợp
(7,8%) tái giãn cơ [4]. Tái giãn cơ sau giải
giãn cơ có thể xuất hiện khi một thuốc
giãn cơ có thời gian tác dụng kéo dài
được trung hòa bởi một thuốc kháng
cholinesterase có thời gian tác dụng ngắn
hơn tại thời điểm mức độ phong bế thần
kinh cơ còn sâu. Biểu hiện lâm sàng sớm
nhất là BN có vấn đề về hô hấp: sau giải
giãn cơ, BN đang có tiến triển tốt về hô
hấp, sau đó (khi hết thời gian tác dụng
của thuốc kháng cholinesterase) suy hô
hấp nhanh chóng với giảm bão hòa oxy
nghiêm trọng kèm theo thay đổi về nhịp tim.
Do thuốc kháng cholinesterase bị phân
phối lại và chuyển hóa, nên nồng độ của
nó giảm hẳn ở các tiếp hợp thần kinh cơ,
trong khi nồng độ thuốc giãn cơ vẫn cao.
Tác dụng này tăng trong điều kiện nhiễm
toan hô hấp và suy giảm chức năng thận.
Một trong những lý do nữa dẫn đến tái
giãn cơ sau hóa giải giãn cơ là thói quen
dùng liều cao thuốc kháng cholinesterase.
Trong một báo cáo cho thấy hiện tượng
tái giãn cơ sau dùng 2 liều neostigmin
2,5 mg liên tiếp cách nhau 5 phút để trung
hòa thuốc giãn cơ trung bình (vecuronium,
atracurium) [8]. Caldwell cũng thông báo
trường hợp tái giãn cơ sau dùng neostigmin
liều thấp hơn (40 µg/kg) để trung hòa
vecuronium 0,1 mg/kg ở thời điểm 2 giờ
sau khi dùng giãn cơ (TOF xấp xỉ 0,91),
xảy ra ở 8/30 BN nghiên cứu [8]. Sử dụng
thuốc sugammadex giải giãn cơ bằng
cách bắt giữ phân tử tự do để tạo thành
một phức hợp ổn định. Cấu trúc khoang
có mặt của nhóm hydroxyl cực, tương tác
giữa sugammadex và rocuronium phụ
thuộc vào khoang cyclodextrin, kết quả
hình thành một phức hợp hòa tan trong
nước. Sugammadex tác động có hiệu quả
bằng cách tạo thành các phức hợp rất
chặt chẽ ở tỷ lệ 1:1 với chất làm giãn cơ
aminosteroid (rocuronium > vecuronium
> pancuronium). Các lực liên phân tử
(van der Waals'), nhiệt động lực học)
trái chiều và tương tác hydro nước làm
cho phức hợp sugammadex-rocuronium
rất chặt chẽ. Phức hợp sugammadexrocuronium có tỷ lệ kết hợp rất cao (hằng
số liên kết là 107 M-1) và tỷ lệ phân lập rất
thấp. Ước tính, đối với mỗi 25 triệu phức
hợp sugammadex-rocuronium, chỉ có một
phức hợp tách ra. Chính vì vậy, hiệu quả
hóa giải giãn cơ của sugammadex có tác
dụng cao, không ghi nhận trường hợp nào
tái giãn cơ sau phẫu thuật.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả hóa giải giãn cơ bằng Sugammadex sau phẫu thuật nội soi ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
121
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA GIẢI GIÃN CƠ BẰNG
SUGAMMADEX SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG
Ngô Văn ịnh*; Nguyễn Mạnh Cường*; Nguyễn ưu Phư ng huý*
ặng Việt Dũng* Phạ Văn ông**; Nguyễn Trung Kiên*
T M TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn khi hóa giải giãn cơ rocuronium
bằng sugammadex sau phẫu thuật nội soi ổ bụng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến
cứu trên 40 bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng được gây mê toàn thể và sử dụng thuốc
giãn cơ rocuronium. Theo dõi độ giãn cơ bằng máy TOF-scan. Sau khi kết thúc phẫu thuật, tiến
hành hóa giải giãn cơ bằng sugammadex liều 2 mg/kg khi xuất hiện kích thích thứ 2 trong chuỗi
4 kích thích TOF (T2). Theo dõi TOF và các chỉ số huyết động (nhịp tim, huyết áp), hô hấp (SpO2,
Vt, EtCO2, nhịp thở), đánh giá tác dụng phục hồi giãn cơ, sự hồi tỉnh, thời gian rút ống nội khí
quản và các tác dụng không mong muốn khác. Kết quả: thời gian gây mê trung bình 200,71 ±
59,46 phút, liều rocuronium trung bình 106,96 ± 13,76 mg. Thời gian trung bình hồi phục giãn cơ
từ T2 đến khi TOF đạt 0,5; 0,7; 0,9 lần lượt là 1,28 ± 0,35 phút, 1,81 ± 0,44 phút, 2,28 ± 0,50 phút.
Sau tiêm sugammadex 6 phút, tất cả bệnh nhân đều có chỉ số TOF đạt 0,9; thời gian rút ống nội
khí quản trung bình từ khi tiêm sugammadex 4,09 ± 0,67 phút, tất cả bệnh nhân đều rút được
ống nội khí quản ngay sau phẫu thuật. 1 bệnh nhân (2,5%) xuất hiện đau đầu sau tiêm
sugammadex, không trường hợp nào tái giãn cơ sau mổ, không phát hiện các tác dụng không
mong muốn khác trên hệ tuần hoàn và hô hấp sau giải giãn cơ. Kết luận: hóa giải giãn cơ
rocuronium sau phẫu thuật nội soi ổ bụng bằng sugammadex 2 mg/kg có hiệu quả tốt, tác dụng
phục hồi giãn cơ nhanh, an toàn và ít ảnh hưởng trên hô hấp và tuần hoàn.
* Từ khóa: Phẫu thuật nội soi ổ bụng; Rocuronium; Sugammadex; Hóa giải giãn cơ.
Assessment of the Muscle Reversal Relaxation of Sugammadex
after Laparoscopic Abdominal Surgery
Summary
Objectives: To evaluate the efficacy and undesirable effects of reversing neuromuscular blokade
using sugammadex after laparoscopic abdominal surgery. Subjects and methods: A prospective
study was conducted on 40 patients who underwent laparoscopic abdominal surgery under
anesthesia using rocuronium. After operation, neuromuscular relaxant was reversed by sugammadex
dose 2 mg/kg IV at the reappearance of the second twich in a TOF. Monitoring the hemodynamic
(heart rate, blood pressure), respiratory (SpO2, Vt, EtCO2, raspiting rate) and assess reversing
neuromuscular blockade, extubation time and other undesirable effects. Results: The mean duration
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Chợ Rẫy
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 02/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/05/2018
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
122
of general anesthesia was 200.71 ± 59.46 minutes, and the average dose of rocuronium
was 106.96 ± 13.76 mg. The recovery duration from T2 to achieve TOF ratio greater than 0.5;
0.7 and 0.9, were 1.28 ± 0.35 minutes, 1.81 ± 0.44 minutes and 2.28 ± 0.50 minutes,
respectively. 6 minutes after sugammadex administration, all patients had a TOF score of 0.9;
average duration of endotracheal extubation time was 4.09 ± 0.67 minutes; all patients were
extubated endotracheal tube immediately after surgery. There was one patient with headache
after sugammadex injection, no cases of postoperative recurrent muscle relaxation, no other
side effects in the circulatory and respiration after muscle relaxation reversal . Conclusion:
The neuromuscular blockade reversal by sugammadex dose 2 mg/kg after laparoscopi abdominal
surgery had a good efficiency, fast muscle relaxation recovery effect, safety and little unwanted
effect on respiration and circulation.
* Keywords: Laparoscopic adbominal surgery; Rocuronium; Sugammadex; Muscle
relaxation reversal.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong gây mê cho phẫu thuật nội soi
(PTNS) ổ bụng, thuốc giãn cơ có vai trò
rất quan trọng trong quá trình đặt ống nội
khí quản (NKQ) cũng như tối ưu hóa tầm
nhìn và mở rộng phạm vi phẫu trường [1].
Tuy nhiên, nếu sử dụng giãn cơ, nhất là
giãn cơ sâu tạo thuận lợi mở rộng phẫu
trường cho PTNS, cần lưu tâm vấn đề tồn
dư thuốc giãn cơ sau phẫu thuật. Theo
thống kê, tỷ lệ tồn dư thuốc giãn cơ ở giai
đoạn hồi tỉnh rất cao, khoảng 44 - 57%
[2]. Tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật có thể
gây ra những biến chứng về hô hấp và
tim mạch, khoảng 30% bệnh nhân (BN)
được sử dụng thuốc giãn cơ có dấu hiệu
suy giảm hoạt động chức năng hô hấp
[2]. Việc đánh giá chính xác và đầy đủ về
vấn đề tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật cũng
như giải giãn cơ sau gây mê toàn thân
(nhất là giãn cơ sâu) có vai trò rất quan
trọng [1]. Với sự ra đời của sugammadex,
một loại thuốc hóa giải giãn cơ thế hệ mới,
có tác dụng hồi phục nhanh và hiệu quả
đối với thuốc giãn cơ rocuronium đã góp
phần giảm tỷ lệ tồn dư giãn cơ sau mổ và
mang lại an toàn cho BN. Ở Việt Nam,
chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng
sugammadex hóa giải giãn cơ trong
PTNS ổ bụng. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá
hiệu quả và tác dụng không mong muốn
khi hóa giải giãn cơ rocuronium bằng
sugammadex sau PTNS ổ bụng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
40 BN mổ phiên, PTNS ổ bụng, ASA
II-III, gây mê toàn thể sử dụng thuốc giãn
cơ rocuronium, sau mổ giải giãn cơ bằng
sugammadex, từ tháng 10 - 2017 đến
4 - 2018 tại Bệnh viện Quân y 103.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN ≥ 18 tuổi,
đồng ý tham gia nghiên cứu. Có chỉ định
vô cảm bằng gây mê NKQ, Mallampati I, II,
tiên lượng có thể rút ống NKQ sớm sau
gây mê.
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN từ chối
tham gia nghiên cứu, suy gan, thận, dị ứng
sugammadex.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
123
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, mô tả.
Phương tiện nghiên cứu: máy thở
Datex Omeda (Mỹ); máy theo dõi LifeScope
đa chức năng theo dõi liên tục, ghi lại trên
giấy kết quả điện tim, SpO2, nhịp thở,
huyết áp (Hãng Nihon Kohden, Nhật Bản);
máy theo dõi độ giãn cơ TOF-scan hoặc
đồng hồ theo dõi thời gian TOF-watch; thuốc
giãn cơ esmeron 10 mg/ml (Rocuronium)
(Hãng Organon, Đức), sugammadex (Bridion)
200 mg/2 ml (Hãng MSD).
2. Phƣơng pháp tiến hành.
- Chuẩn bị BN:
+ Khám trước mổ: giải thích về phương
pháp vô cảm sẽ tiến hành để BN hiểu và
hợp tác với thầy thuốc. Kiểm tra, đánh giá
các xét nghiệm cận lâm sàng và đối chiếu
với tiêu chuẩn lựa chọn BN. Kiểm tra,
đánh giá các bệnh kèm theo, đặc biệt là
bệnh tim mạch, hô hấp, nếu chưa ổn định
cần điều trị theo chuyên khoa ổn định
trước khi phẫu thuật.
+ Tại phòng mổ: đặt đường truyền tĩnh
mạch với kim luồn 18G, theo dõi mạch,
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và
huyết áp trung bình, SpO2, tần số thở,
điện tim.
- Quy trình kỹ thuật:
+ Tiến hành vô cảm: lắp máy monitoring
theo dõi mạch, huyết áp, SpO2, điện tim;
lắp máy TOF-watch theo dõi kích thích
thần kinh trụ tại vị trí cơ khép ngón cái.
BN được gây mê theo phác đồ chung:
khởi mê bằng fentanyl 3 µg/kg, propofol
2 - 2,5 mg/kg, chuẩn bị máy khi BN đã ngủ.
Sau đó tiêm rocuronium 1 mg/kg, thông
khí nhân tạo, chờ TOF về "0" tiến hành
đặt NKQ. Duy trì mê: thông khí Vt 8 -
10 ml/kg, tần số 12 - 14 lần/phút, duy trì
áp lực đường thở 12 - 16 cm H2O; EtCO2
25 - 35 mmHg; FGF 1,2 - 2 l/phút. Khi bơm
hơi ổ bụng, điều chỉnh các thông số tăng từ
từ cả Vt và tần số, giữ cho EtCO2 < 40 mmHg
và áp lực đường thở < 30 cm H2O. Duy trì
mê bằng servofluran. Rocuronium nhắc
lại 0,5 mg/kg khi TOF ≥ 2 twitch (không
tiêm nhắc lại lần cuối khi thời gian ước
tính từ thời điểm dự kiến tiêm đến khi
đóng bụng < 20 phút).
+ Tiến hành giải giãn cơ: BN sau phẫu
thuật ngắt thuốc mê servofluran, sau đó
tiếp tục được theo dõi TOF 15 giây/lần trong
60 phút. Giải giãn cơ bằng sugammadex
liều 2 mg/kg, tại thời điểm TOF = 2.
Tại phòng hồi tỉnh, đo TOF 15 giây/lần
trong 20 phút đầu. Đánh giá thời gian hồi
phục về TOF 0,5; 0,7; 0,9. Rút ống NKQ
khi BN thoả mãn các tiêu chuẩn: tỉnh, tiếp
xúc tốt, da và niêm mạc hồng, hồi phục
phản xạ ho, khạc, hô hấp: tự thở đều
10 - 20 lần/phút; Vt > 5 ml/kg, tuần hoàn:
huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg; nhịp tim
≥ 60 lần/phút. Chỉ số TOF ≥ 0,9; không có
biến chứng sau mổ cần theo dõi. Rút ống
NKQ khi có đủ tiêu chuẩn, chuyển BN
sang phòng theo dõi sau gây mê, cho BN
thở oxy qua mặt nạ 2 l/phút..
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu chung: tuổi, giới, chiều cao
(cm), cân nặng (kg).
+ Đặc điểm phẫu thuật và vô cảm:
phân loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật:
tính từ lúc rạch da đến kết thúc phẫu thuật;
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
124
thời gian gây mê: tính từ lúc khởi mê đến
kết thúc phẫu thuật, tổng liều rocuronium,
sugammadex; đánh giá mức độ hài lòng
của phẫu thuật viên: kết quả phỏng vấn
phẫu thuật viên chính ngay sau khi kết
thúc phẫu thuật, chia 2 mức độ, hài lòng
khi cơ mềm tốt, thuận lợi cho phẫu thuật,
chưa hài lòng khi cơ mềm vừa, khó khăn
trong phẫu thuật
+ Đặc điểm hồi phục giãn cơ: thời gian
từ liều giãn cơ cuối đến khi TOF đạt 0,5;
0,7 và 0,9. Giá trị TOF tại các thời điểm
T0, T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9,
T10, T11, T12, T13, T14 tương ứng các
thời điểm trước giải giãn cơ và sau giải
giãn cơ 15 giây, 30 giây, 1 phút, 2 phút,
3 phút, 4 phút, 5 phút, 6 phút, 8 phút,
10 phút, 20 phút, 1 giờ, 12 giờ, 24 giờ.
+ Các tác dụng không mong muốn của
sugammadex thông qua theo dõi điện tim
đạo trình DII, huyết áp động mạch, tần số
thở, SpO2, Vt, EtCO2 và các tác dụng
không mong muốn khác: buồn nôn, nôn,
tăng tiết, mạch chậm, rét run, khô miệng,
đau đầu...
* Xử lý số liệu; bằng phần mềm SPSS
22.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung BN nghiên cứu.
- Đặc điểm BN:
+ Tuổi: 63,32 ± 11,15 năm.
+ Giới: nam/nữ = 22/18.
+ Chiều cao: 160,42 ± 6,80 cm.
+ Cân nặng: 53,32 ± 8,89 kg.
- Bệnh kèm theo:
+ Tăng huyết áp: 6 BN (15%).
+ Đái tháo đường: 1 BN (2,5%).
+ Bệnh lý khác: 1 BN (2,5%).
+ Không: 32 BN (80%).
- Các phẫu thuật thực hiện:
+ Cắt đoạn dạ dày: 16 BN (40%).
+ Cắt đoạn đại tràng: 11 BN (27,5%).
+ Cắt gan: 3 BN (7,5%).
+ Cắt túi mật: 6 BN (15%).
+ Cắt khối tá tụy: 4 BN (10%).
- Thời gian gây mê: 200,71 ± 59,46 phút.
- Thời gian phẫu thuật: 185,18 ± 59,83
phút.
- Tổng lượng rocuronium: 106,96 ±
13,76 mg.
- Số lần tiêm rocuronium: 4,11 ± 0,68.
2. Hiệu quả giải giãn cơ.
- Thời gian đạt TOF ≥ 0,5: 1,28 ± 0,35
phút.
- Thời gian đạt TOF ≥ 0,7: 1,81 ± 0,44
phút.
- Thời gian đạt TOF ≥ 0,9: 2,28 ± 0,50
phút.
- Thời gian rút ống NKQ: 4,09 ± 0,67
phút.
- Thời gian tiêm giãn cơ lần cuối - rút
ống NKQ: 32,86 ± 8,89 phút.
- Mức độ hài lòng của phẫu thuật viên:
40 (100%).
3. Tác dụng không mong muốn.
- Huyết áp, tần số tim, tần số thở, độ bão
hòa oxy, áp lực CO2 cuối thì thở ra tại các
thời điểm đều ổn định.
- Các tác dụng không mong muốn khác:
1 trường hợp (2,5%) đau đầu .
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
125
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Tuổi trung bình 63,32 ± 11,15 (cao nhất
82 tuổi), tương tự kết quả của Xinmin Wu
và CS (2014) nghiên cứu tác dụng hóa
giải giãn cơ của sugammadex và neostigmin:
tuổi trung bình của nhóm sugammadex
là 52,0 ± 10,3 tuổi [3]; nhưng cao hơn
nghiên cứu của Neriman Gulec, Cafer Multu
Sarikas, Ayse Nur Yeksan, Sibel Oba và
CS (2015) so sánh tác dụng hóa giải giãn
cơ rocuronium của sugammadex với
neostigmin sau gây mê toàn thân bằng
desflurane với nhóm hóa giải giãn cơ
bằng neostigmin là 39,8 ± 11,84 tuổi,
nhóm sugammadex là 41,85 ± 13,38 tuổi
[4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có
nhiều BN cao tuổi, ở độ tuổi này, vấn đề
gây mê hồi sức phải đặc biệt quan tâm
đến những đặc điểm sinh lý, bệnh lý của
người già như: chức năng sinh lý giảm,
thể trạng yếu, kèm theo nhiều bệnh kết
hợp. Vấn đề hồi phục chức năng các cơ
hô hấp sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy,
việc đánh giá chính xác và đầy đủ vấn đề
tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật cũng như
giải giãn cơ sau gây mê toàn thân (nhất là
giãn cơ sâu) có vai trò rất quan trọng, góp
phần không nhỏ cho sự thành công của
phẫu thuật và an toàn cho BN. Tỷ lệ BN
nam và nữ của chúng tôi tương đương,
nghiên cứu của Neriman Gulec và CS
(2015) so sánh tác dụng hóa giải giãn
cơ rocuronium của sugammadex với
neostigmin sau gây mê toàn thân bằng
desfluran cũng cho nhận xét tương tự [4].
Chiều cao trung bình 160,42 ± 6,80 cm.
Trọng lượng trung bình 53,32 ± 8,89 kg.
Cả cân nặng và chiều cao trong nghiên
cứu của chúng tôi đều thấp hơn rất nhiều
so với của Xinmin Wu và CS (2014)
nghiên cứu tác dụng hóa giải giãn cơ của
sugammadex: cân nặng trung bình 62,8 ±
12,6 kg, chiều cao trung bình 163,8 ±
7,7 cm [3]. Điều này có thể giải thích do
thể trạng người Việt Nam, do vậy liều
thuốc đã điều chỉnh giảm để phù hợp với
thể trạng BN.
Nghiên cứu của chúng tôi đa số là
phẫu thuật dạ dày, đại tràng. Phẫu thuật
cắt túi mật và cắt khối tá tụy chiếm tỷ lệ
nhỏ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ các loại phẫu thuật (p > 0,05).
Trong nghiên cứu, thời gian phẫu thuật
trung bình 185,18 ± 59,83 phút (nhanh nhất
40 phút, lâu nhất 255 phút). Neriman Gulec
và CS (2015) nghiên cứu so sánh tác dụng
hóa giải giãn cơ rocuronium của sugammadex
với neostigmin sau gây mê toàn thân
bằng desflurane nhận xét thời gian phẫu
thuật trung bình 105,47 ± 53,38 phút [4].
Điều này là do trong nghiên cứu chúng tôi
có phẫu thuật cắt khối tá tụy, cắt đoạn
dạ dày, đại tràng, là những loại phẫu thuật
thường mất nhiều thời gian hơn.
2. Hiệu quả giải giãn cơ.
Tổng liều rocuronium là 106,96 ± 13,76 mg,
chúng tôi sử dụng rocuronium liều 1 mg/kg
cân nặng khi khởi mê đặt ống NKQ.
Rocuronium là thuốc giãn cơ không khử
cực có cấu tạo khác Ach, tuy nhiên trong
phân tử có 2 nhóm amino bậc 4 nên giúp
thuốc ức chế quá trình truyền xung động
thần kinh từ cúc tận cùng sang cơ xương
bằng sự liên kết cạnh tranh với Ach tại
các nAchR màng sau tiếp hợp [5]. Sử dụng
rocuronium liều cao nên hiệu quả giãn cơ
tốt hơn, nhất là trong PTNS đòi hỏi mức độ
giãn cơ sâu, đạt đươc độ giãn cơ tốt nhất,
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
126
sâu nhất và ổn định trong phẫu thuật
(T4/T1 = 0), nhằm giảm áp lực trong ổ
bụng mà không ảnh hưởng đến vùng mổ
và hạn chế những biến đổi về áp lực
trong ổ bụng, gây ra hậu quả xấu trên
huyết động. Ngoài ra, giãn cơ sâu tạo
điều kiện cho kiểm soát đường thở và
thông khí nhân tạo dễ dàng, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi nhất trong phẫu thuật
đòi hỏi mềm cơ, đặc biệt là PTNS, giúp
tối ưu hóa tầm nhìn và phạm vi phẫu
trường. Do vậy, tất cả phẫu thuật viên
trong nghiên cứu đều hài lòng.
Thời gian hồi phục giãn cơ đến mức
TOF > 0,5; 0,7; 0,9 lần lượt là 1,28 ± 0,35;
1,81 ± 0,44; 2,28 ± 0,50 phút, tương tự
kết quả của Ozlem Sacan và CS: thời
gian hồi phục giãn cơ của sugammadex
là 107 ± 61 giây [6]. Bon-Wook Koo và
CS: (2016) nghiên cứu tác dụng hóa giải
giãn cơ của sugammadex sau PTNS cắt
túi mật: thời gian hồi phục giãn cơ của
sugamadex là 2,5 ± 1,3 phút [7]. Thời
gian từ khi ngừng thuốc mê đến khi rút
ống NKQ của nhóm sugammadex trong
nghiên cứu của chúng tôi 4,09 ± 0,67
phút. Neriman Gulec, Cafer Multu
Sarikas, Ayse Nur Yeksan, Sibel Oba và
CS (2015) nghiên cứu so sánh tác dụng
hóa giải giãn cơ rocuronium của sugammadex
sau gây mê toàn thân bằng desflurane
cũng cho nhận xét thời gian từ khi ngừng
thuốc mê đến khi rút ống NKQ của nhóm
sugammadex là 130,37 ± 109,1 giây [4].
Rõ ràng việc phát hiện ra cyclodextrin
(sugammadex), loại thuốc thực sự hóa
giải được giãn cơ ở mức độ sâu các
thuốc giãn cơ không khử cực rất có giá
trị, không chỉ mang lại hiệu quả về hóa
giải giãn cơ, giúp rút ngắn thời gian giải
giãn cơ, thời gian rút ống NKQ, thời gian
hồi tỉnh. Sugammadex còn có giá trị đặc
biệt trong những hoàn cảnh “không thể
đặt được ống NKQ và không thể thông
khí”. Thuốc đã được sử dụng trên BN ở
một số nước. Hiện tại, trở ngại lớn đối với
việc sử dụng sugammadex là chi phí;
thuốc cũng không hóa giải được các
thuốc giãn cơ khử cực (succinylcholin)
và thuốc giãn cơ không khử cực nhân
benzylisoquinolium (atracurium và
mivacurium), do nó không tạo được phức
hợp với chúng.
3. Tác dụng không mong muốn.
Ảnh hưởng đến tuần hoàn: nhịp tim khi
hóa giải giãn cơ bằng sugammadex đều
ổn định hoặc biến đổi không đáng kể.
Neriman Gulec và CS (2015) nghiên cứu
so sánh tác dụng hóa giải giãn cơ
rocuronium của sugammadex với
neostigmin sau gây mê toàn thân bằng
desflurane cũng cho nhận xét tương tự:
nhịp tim ở nhóm neostigmin và atropin
có xu hướng tăng lên trong khi ở nhóm
sugammadex không thay đổi [4]. Các thuốc
kháng cholinesteraza kích thích tim mạch
có thể được ngăn ngừa bằng thuốc kháng
cholinergic. Atropine có hoạt tính nhanh
(1 phút), có thời gian từ 30 - 60 phút và
vượt qua hàng rào máu-não (glycopyrolol
không vượt qua hàng rào máu-não).
Khi kết hợp với neostigmin (liều atropine
bằng một nửa so với neostigmin) sẽ làm
tăng nhịp tim ban đầu. Nhìn chung, huyết
áp trung bình của nhóm sugammadex ổn
định sau giải giãn cơ. Bon-Wook Koo và
CS (2016) nghiên cứu tác dụng hóa giải
giãn cơ của neostigmin và sugammadex
sau PTNS cắt túi mật cũng cho nhận xét
tương tự [7].
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
127
Ảnh hưởng đến hô hấp: tần số thở
trung bình có biến đổi tại các thời điểm
ngay sau giải giãn cơ theo xu hướng thở
nhanh, tuy nhiên đều trong giới hạn bình
thường. Độ bão hòa oxy máu mao mạch,
độ bão hòa oxy giữa các thời điểm trước
và sau giải giãn cơ thay đổi không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau giải
giãn cơ, Sp02 tăng dần rồi ổn định, do BN
hồi phục chức năng hô hấp và tần số thở
ổn định hơn.
4. Tái giãn cơ sau giải giãn cơ.
Không BN nào xảy ra tái giãn cơ
sau giải giãn cơ, cao hơn kết quả của
Neriman Gulec và CS (2015) nghiên cứu
so sánh tác dụng hóa giải giãn cơ
rocuronium của sugammadex với neostigmin
sau gây mê toàn thân bằng desflurane ghi
nhận ở nhóm neostigmin có 2 trường hợp
(7,8%) tái giãn cơ [4]. Tái giãn cơ sau giải
giãn cơ có thể xuất hiện khi một thuốc
giãn cơ có thời gian tác dụng kéo dài
được trung hòa bởi một thuốc kháng
cholinesterase có thời gian tác dụng ngắn
hơn tại thời điểm mức độ phong bế thần
kinh cơ còn sâu. Biểu hiện lâm sàng sớm
nhất là BN có vấn đề về hô hấp: sau giải
giãn cơ, BN đang có tiến triển tốt về hô
hấp, sau đó (khi hết thời gian tác dụng
của thuốc kháng cholinesterase) suy hô
hấp nhanh chóng với giảm bão hòa oxy
nghiêm trọng kèm theo thay đổi về nhịp tim.
Do thuốc kháng cholinesterase bị phân
phối lại và chuyển hóa, nên nồng độ của
nó giảm hẳn ở các tiếp hợp thần kinh cơ,
trong khi nồng độ thuốc giãn cơ vẫn cao.
Tác dụng này tăng trong điều kiện nhiễm
toan hô hấp và suy giảm chức năng thận.
Một trong những lý do nữa dẫn đến tái
giãn cơ sau hóa giải giãn cơ là thói quen
dùng liều cao thuốc kháng cholinesterase.
Trong một báo cáo cho thấy hiện tượng
tái giãn cơ sau dùng 2 liều neostigmin
2,5 mg liên tiếp cách nhau 5 phút để trung
hòa thuốc giãn cơ trung bình (vecuronium,
atracurium) [8]. Caldwell cũng thông báo
trường hợp tái giãn cơ sau dùng neostigmin
liều thấp hơn (40 µg/kg) để trung hòa
vecuronium 0,1 mg/kg ở thời điểm 2 giờ
sau khi dùng giãn cơ (TOF xấp xỉ 0,91),
xảy ra ở 8/30 BN nghiên cứu [8]. Sử dụng
thuốc sugammadex giải giãn cơ bằng
cách bắt giữ phân tử tự do để tạo thành
một phức hợp ổn định. Cấu trúc khoang
có mặt của nhóm hydroxyl cực, tương tác
giữa sugammadex và rocuronium phụ
thuộc vào khoang cyclodextrin, kết quả
hình thành một phức hợp hòa tan trong
nước. Sugammadex tác động có hiệu quả
bằng cách tạo thành các phức hợp rất
chặt chẽ ở tỷ lệ 1:1 với chất làm giãn cơ
aminosteroid (rocuronium > vecuronium
> pancuronium). Các lực liên phân tử
(van der Waals'), nhiệt động lực học)
trái chiều và tương tác hydro nước làm
cho phức hợp sugammadex-rocuronium
rất chặt chẽ. Phức hợp sugammadex-
rocuronium có tỷ lệ kết hợp rất cao (hằng
số liên kết là 107 M-1) và tỷ lệ phân lập rất
thấp. Ước tính, đối với mỗi 25 triệu phức
hợp sugammadex-rocuronium, chỉ có một
phức hợp tách ra. Chính vì vậy, hiệu quả
hóa giải giãn cơ của sugammadex có tác
dụng cao, không ghi nhận trường hợp nào
tái giãn cơ sau phẫu thuật.
5. Tác dụng không mong muốn khác.
Đau đầu gặp 1 BN (2,5%), không loại
trừ nguyên nhân do CO2. Không BN nào
tái giãn cơ sau giải giãn cơ, không BN
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
128
nào mạch chậm, buồn nôn, nôn, tăng tiết
hay co thắt phế quản.
Bon-Wook Koo và CS (2016) nghiên cứu
tác dụng hóa giải giãn cơ của neostigmin
và sugammadex sau PTNS cắt túi mật
cũng cho nhận xét tương tự với 19/32 BN
có biểu hiện khô miệng khi sử dụng hỗn
hợp neostigmin và atropin hóa giải giãn
cơ [7]. Nhóm sugammadex không có BN
nào có tác dụng không mong muốn khác
sau mổ.
KẾT LUẬN
Hóa giải giãn cơ rocuronium sau PTNS
ổ bụng bằng sugammadex 2 mg/kg có
hiệu quả tốt, tác dụng phục hồi giãn cơ
nhanh, thời gian hồi phục giãn cơ tương
đương với mức TOF > 0,9 là 2,28 ± 0,50
phút. Thời gian từ khi ngừng thuốc mê
đến khi rút ống NKQ trong nghiên cứu
4,09 ± 0,67 phút. Thuốc sugammadex
an toàn, ít ảnh hưởng đến tuần hoàn và
hô hấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Kính. Gây mê hồi sức cho
PTNS. Nhà xuất bản Giáo dục. 2013.
2. Lê Văn Chung, Phạm Thị Lương, Trần
Hoài Ngọc, Nguyễn Tấn Hưng và CS. Sử dụng
sugammadex giải giãn cơ sâu trong gây mê
hồi sức: kinh nghiệm 2 năm. 2017.
3. Wu X. Rocuronium blockade reversal
with sugammadex and neostigmin randomized
study in Chinese and Caucasian subjects.
BMC Anesthesiology. 2014.
4. Neriman Gulec, C.M.S, Ayse Nur Yeksan,
Sibel Oba. Comparison of decurarization using
sugammadex and neostigmin after rocuronium
during desflutan anesthesia. Arastirma Yazisi.
2015, pp.48-53.
5. Stourac P et al. Low-dose or high-dose
rocuronium reversed with neostigmin or
sugammadex for cesarean delivery anesthesia:
A randomized controlled noninferiority trial of
time to tracheal intubation and extubation.
Anesth Analg. 2016, 122 (5), pp.1536-1545.
6. Ozlem Sacan, P.F.W, Burcu Tufanogullari,
Kevin Klein. Sugammadex reversal of
rocuronium-induced neuromuscular blockade:
A comparison with neostigmin-glycopyrrolate
and edrophonium-atropine. Anesthesia and
Analgesia. 2007, 104, pp.569-574.
7. Bon-Wook Koo, A.-Y.O, Kwang-Suk Seo,
Ji-Won Han, Ho-Seong Han, Yoo-Seok Yoon.
Randomized clinical trial of moderate versus
deep neuromuscular block for low pressure
pneumoperitoneum during laparoscopic
cholecystectomy. World Journal of Surgery.
2016.
8. Carron M et al. Laparoscopic surgery in
a morbidly obese, high-risk cardiac patient:
the benefits of deep neuromuscular block and
sugammadex. Br J Anaesth. 2014, 113 (1),
pp.186-187.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_hoa_giai_gian_co_bang_sugammadex_sau_phau.pdf