Trong nghiên cứu này, khi phân tích riêng
nhóm NSHL và NSOB, chúng tôi nhận thấy biến
chứng tăng thán khí trong máu xảy ra trong
nhóm NSHL nhiều hơn, p <0,05. Vấn đề này có
thể do trong điều kiện bình thường phúc mạc ít
hấp thu thán khí.
Có 3 trường hợp tràn khí dưới da rất nhiều,
trong đó có 1 trường hợp pH = 7.03, PaCO2=109
mmHg sau 60 phút ở phòng hồi tỉnh, bệnh nhân
này tỉnh lại rất chậm sau đó. Tràn khí dưới da
lượng nhiều gây tăng thán khí máu nặng, tác
động lên hệ thần kinh trung ương. Não rất nhạy
cảm với sự thay đổi PCO2, tăng nhẹ CO2 gây ra
ức chế trực tiếp vỏ não. Tăng ở mức cao hơn có
thể gây kích thích vỏ não và những cơn động
kinh. CO2 đầu tiên được sử dụng như một chất
để gây mê bởi Leake và Waters năm 1928. CO2
gây ra tình trạng hôn mê ở khoảng áp lực 90 –
120 mmHg. CO2 đi qua hàng rào máu não, tác
động lên chuyển hóa tế bào. Do đó, thay đổi
PCO2 cũng gây ra thay đổi nhanh chóng pH dịch
não tủy. CO2 là yếu tố rất quan trọng trong điều
hòa lưu lượng máu não. Tương quan giữa lưu
lượng máu não và PCO2 tuyến tính trong
khoảng từ 20 – 100 mmHg, với dãn mạch tối đa
vào khoảng 120 mmHg, mỗi 1 mmHg tăng lên
của PCO2 trong khoảng từ 25 – 100 mmHg, lưu
lượng máu não tăng 2 – 4%. Tăng CO2 làm giảm
kháng lực mạch máu não, gây tăng lưu lượng
máu não, tăng áp lực nội sọ(3,5).
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả mặt nạ thanh quản Prosealtm trong gây mê - phẫu thuật nội soi cắt túi mật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEALTM
TRONG GÂY MÊ-PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
Nguyễn Thành*, Phan Tôn Ngọc Vũ**, Nguyễn Anh Tuấn**, Nguyễn Văn Chừng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả thông khí và tính ổn định huyết động giữa P-LMA và nội khí quản.
Phương pháp nghiên cứu: ngẫu nhiên, tiền cứu, trên 102 bệnh nhân tuổi≥ 18, ASA I, II được chia
thành hai nhóm cho P-LMA và NKQ, một cách nghẫu nhiên. Chọn P-LMA cỡ số 3 hoặc 4 tuỳ theo giới,
NKQ số 7 cho nữ, số 8 cho nam. Thu thập các số liệu về: mạch, huyết áp tối đa (HATĐ), huyết áp tối thiểu
(HATT), áp lực đường thở, SpO2 và ETCO2 trong và sau gây mê.
Kết quả: Các thông số về thông khí và huyết động trong gây mê giữa P-LMA và NKQ là: SpO2 99,52 ±
0,38% và 99,52 ± 0,39%, ETCO2 38,14 ± 3,79 mmHg và 37,86 ± 4,18 mmHg, áp lực đường thở 18,11 ±
1,99 cmH2O và 21,32 ± 3,28 cmH2O, mạch 73,05 ± 1,78 l/ph và 77,59 ± 3,86 l/ph, HATĐ 114,53 ±
8,20mmHg và 120,60 ± 9,38mmHg, HATT 70,58 ± 5,00 mmHg và 73,12 ± 6,71 mmHg.
Kết luận: Không có sự khác biệt về thông khí giữa hai nhóm, nhóm đặt P-LMA có huyết động ổn định
hơn nhóm đặt NKQ.
ABSTRACT
EVALUATIVE OF EFFECTS OF P-LMA IN ANESTHEIA
FOR LAPAROSCPOPIC CHOLECYSTECTOMY
Nguyen Thanh, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Anh Tuan, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 35 – 41
Objectives: to compare P-LMA with ETT with respect to pulmonary ventilation and hemodynamics
stabilization.
Methods: A prospective, randomized study, one hundred and two patients (≥18 age), ASA I,II
scheduled for elective laparoscopic cholecystectomy were randomly assigned to P-LMA or ETT. P-LMA:
male (size 4) and female (size 3), ETT: female (size 7), male (size 8). PR, SBP, DBP, airway pressure, SpO2
and ETCO2 were recorded during and after anesthesia.
Results: Ventilation and hemodynamic parameters during anesthesia (mean±SD) for P-LMA and ETT
were: SpO2 99.52 ± 0.38% & 99.52 ± 0.39%, ETCO2 38.14 ± 3.79 mmHg & 37.86 ± 4.18 mmHg, airway
pressure 18.11 ± 1.99 cmH2O & 21.32 ± 3.28 cmH2O, PR 73.05 ± 1.78 times/m&77.59 ± 3.86 times/m, SBP
114.53 ± 8.20mmHg &120.60 ± 9.38mmHg, DBP 70.58 ± 5.00 mmHg & 73.12 ± 6.71 mmHg.
Conclusions: Pulmonary Ventilation in P-LMA is as equally as ETT, but the use of the P-LMA for
laparoscopic cholecystectomy during general anesthesia result in smaller hemodynamic change than ETT.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ bệnh đường mật nói chung, bệnh túi
mật nói riêng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số
và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người
bệnh, giảm khả năng lao động. Đã có nhiều
nghiên cứu trên thế giới nhằm tìm ra các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ bệnh trong cộng đồng
và biện pháp phòng và điều trị bệnh (2,1). Ngày
* Bệnh viện Đa khoa Bình Định
** Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM
*** Đại học Y Dược Tp.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 2
nay với kỹ thuật gây mê hiện đại và phẫu thuật nội
soi đã giúp người bệnh chóng phục hồi sức khoẻ,
giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.
Năm 1981 bác sĩ Archie Brain đã mô tả và
thiết kế ra một loại phương tiện dùng trong gây
mê được gọi là mặt nạ thanh quản cổ điển (LMA
classic). LMA ưu điểm là duy trì thông khí tốt
hơn mặt nạ mặt và ít xâm lấn hơn NKQ, nhưng
vẫn còn một số nhược điểm như: Không chịu
được áp lực cao khi thông khí áp lực dương và
nguy cơ hít sặc cao
Năm 2000 bác sĩ Archie Brain và cs cho ra
đời một loại mặt nạ thanh quản mới có tên là
mặt nạ thanh quản Proseal (P-LMA) có nhiều
tính năng ưu việt hơn LMA cổ điển.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này với mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- So sánh hiệu quả của mặt nạ thanh quản
Proseal và NKQ trong gây mê phẫu thuật
nội soi cắt túi mật
Mục tiêu chuyên biệt
- Khảo sát tính ổn định huyết động trong gây
mê phẫu thuật.
- Khảo sát sự biến đổi hô hấp qua thông số:
SpO2, áp lực đường thở và PetCO2.
- Đánh giá tai biến và biến chứng trong và
sau phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất cả các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có
chỉ định gây mê để phẫu thuật nội soi cắt túi
mật, ASA I và II.
- Bệnh nhân chấp thuận phương pháp gây
mê để mổ nội soi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Do chống chỉ định của mặt nạ thanh quản (1,4,9,16,5)
Chấn thương vùng hàm mặt, độ mở miệng
35 kg/m2),
chấn thương vùng ngực, các khối u vùng hầu
họng, bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày
thực quản...
Chống chỉ định đối với phẫu thuật nội soi (13,15)
- Suy tim độ III trở lên theo phân loại của
Hội tim mạch học New York (NYHA).
- Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim<6
tháng, hoặc đang điều trị nhồi máu cơ tim.
- COPD độ III trở lên, bệnh nhân chấn
thương so não, u não, khí phế thũng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Phương pháp tiến cứu, ngẫu nhiên.
Cỡ mẫu: 102 bệnh nhân chia thành hai nhóm.
- Nhóm I: 51 bệnh nhân được gây mê toàn
thân với mặt nạ thanh quản Proseal.
- Nhóm II: 51 bẹnh nhân được gây mê toàn
thân với nội khí quản.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Số liệu được lấy tại phòng mổ của bệnh
viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
- Thời gian thu thập số liệu bắt đầu từ tháng:
9/2006 - 2/2007.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và thuốc
gây mê- hồi sức
- Monitor NIHON KOHDEN BSM 2351K
của Nhật Bản để theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- Máy gây mê Blease của Anh và máy ABT
5100 của Ý.
- Mặt nạ thanh quản Proseal số 3 hoặc số 4.
Ống NKQ số 7 cho nữ, số 8 cho nam giới.
- Đèn đặt NKQ, bơm, kim tiêm các loại, mỡ
K-Y Lubricating Jelly.
- Thuốc và dịch truyền dùng trong gây mê hồi
sức: Propofol, Midazolam, Fentanyl, Rocuronium,
Isoflurane, Sevoflurane, Adrenalin, Salbutamol,
Atropine, Nifedipin, Depersolone, các loại dịch
keo, dịch tinh thể, đường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 3
Chuẩn bị bệnh nhân
- Thăm khám tiền mê theo thường qui, kiểm
tra các xét nghiệm cơ bản trước gây mê.
- Kiểm tra xem có bệnh lý kèm theo, tiền sử
dị ứng, đánh giá ASA.
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà
trước khi mổ.
Phương thức tiến hành
Tiền mê
Trước khi tiến hành khởi mê 15-20 phút tiêm
tĩnh mạch:
Midazolam 0,05mg/kg + Fentanyl 1-2 mcg/kg.
Khởi mê
- Cho bệnh nhân thở dưỡng khí với oxy
100% trước khởi mê 3-5 phút.
- Propofol tiêm tĩnh mạch liều 2,5mg/kg.
- Fentanyl 2-3 mcg/kg, Rocuronium
0,6mg/kg.
Khi dãn cơ đủ thời gian tác dụng thì tiến
hành đặt P-LMA hoặc ống NKQ.
Duy trì mê
Ôxy và Isoflurane
Thu thập các thông số
- Mạch, huyết áp trước và sau khi đặt cũng
như lúc rút mặt nạ thanh quản hoặc ống NKQ
SpO2, PetCO2, thời gian đặt P-LMA và NKQ, thể
tích khí bơm bóng mặt nạ thanh quản, thời gian
gây mê và thời gian phẫu thuật.
- Các tai biến, biến chứng như: Đầy hơi dạ
dày, trào ngược, nấc cụt, co thắt thanh quản ho,
khàn tiếng, đau họng, nôn mửa và buồn nôn xẩy
ra trong và sau gây mê 24-48 giờ.
Xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số
liệu. Các biến liên tục được biểu diễn bằng số
trung bình + độ lệch chuẩn (TB±ĐLC). Kiểm
định bang phép kiểm student T test.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu 102 bệnh nhân mổ cắt túi mật nội
soi dưới gây mê toàn diện qua mặt nạ thanh quản
Proseal và NKQ, từ tháng 9/2006 đến tháng
2/2007 tại phòng mổ bệnh viện Đại học Y Dược
TP Hồ Chí Minh, chúng tôi thu được kết quả sau.
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tuổi
Bảng 1: Phân bố bệnh theo tuổi.
Tuổi
Nhóm 18-40 41-60 61-80 ≥ 81
Trung
bình
P-LMA 19 (37,25%)
24
(47,05%) 8 (15,70%) 0 (0%)
46,62
±12,48
NKQ 9 (17,64%)
28
(54,91%) 13 (25,49%)
1
(1,96%)
52,25
±13,64
Chung
2 nhóm
28
(27,56%)
52
(50,98%) 21 (20,58%)
1
(0,98%)
50,44
±13,14
Giới
Tỷ lệ nam và nữ chung của 2 nhóm:- Nam
/nữ:16 (15,68%) /86 (84,32%)
Tỷ lệ đặt thành công của P-LMA. Đặt thành
công lần 1: 90.5%, chung: 99%.
Bảng 2: ASA và Mallampati
ASA I ASA II Mallampati I
Mallampa
ti II
Mallampa
ti III
Nhóm
P-LMA
25
(48,02%)
26
(51,98%)
25
(48,02%) 23 (45,1%) 3 (6,88%)
Nhóm
NKQ
24
(47,06%)
27
(52,94%)
23
(45,1%)
26
(51,98%) 2 (2,93%)
Các thuốc gây mê, thời gian đặt, thời gian
gây mê, thời gian phẫu thuật, chiều cao, cận
nặng và chỉ số BMI.
Bảng 3
P-LMA (n=51) NKQ (n=51) P
TGĐ (giây) 20,2± 0,45 58,52 ±15,2 0,001
TGGM (phút) 63,40 ±24,43 63,51± 18,69 0,94
TGPT (phút) 43,98± 22,47 40,49 ±16,71 0,37
Midazolam (mg) 2,49 ±0,07 2,47± 0,15 0,93
Fentanyl (mcg) 216,17 ±29,07 226,47± 40,43 0,14
Propofol (mg) 117,84± 24,02 118,23 ±26,35 0,96
Rocuronium (mg) 34,07 ±7,39 34,17 ±7,00 0,39
Chiều cao (cm) 155,64± 12,84 155,27± 6,10 0,76
Cân nặng (kg) 55,38± 9,23 55,8 ±10,43 0,82
BMI (kg/m2) 23,04 ±3,80 24,12± 5,09 0,23
Nhóm
Thời gian
P-LMA
(n=51)
(mmHg)
NKQ (n=51)
(mmHg)
P
HATĐ trước đặt 1 phút 107,64±11,42 102,39±14,58 0,07
HATĐ sau đặt 1 phút 103,39±9,51 122,68±23,76 0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 4
HATĐ trước rút 1 phút 124,39±14,63 127,80±16,27 0,32
HATĐ sau rút 1 phút 126,66±13,56 142,03±12,67 0,001
HATT trước đặt 1 phút 60,45±10,97 60,94±11,61 0,22
HATT sau đặt 1 phút 62,54±9,92 74,56±17,75 0,001
HATT trước rút 1 phút 74,76±9,17 75,04±8,52 0,93
HATT sau rút 1 phút 75,86±9,09 87,74±11,18 0,001
Mạch trước đặt 1 phút 75,41±11,59 75,31±12,80 0,96
Mạch sau đặt 1 phút 74,58±12,16 83,60±13,05 0,001
Mạch trước rút 1 phút 73,66±9,59 80,70±11,31 0,001
Mạch sau rút 1 phút 75,25±9,59 83,96±11,23 0,001
- Ghi chú: TGĐ (thời gian đặt), TGGM (thời
gian gây mê), TGPT (thời gian phẫu thuật).
Các chỉ số theo dõi về hô hấp
Áp lực đường thở, SpO2, ETCO2
Bảng 4
P-LMA (n=51) NKQ (n=51) P
Ap lực đường thở
trước bơm hơi
(cmH2O) (TB±ĐLC)
15,14 ± 0,74 16,27± 0,33 0,005
Ap lực đường thở
sau bơm hơi
(cmH2O) (TB±ĐLC)
18,92 ± 1,35 22,84 ± 1,82 0,002
SpO2 (%) 99,52 ± 0,38 99,52 ± 0,39 0,99
ETCO2 trước bơm
hơi (mmHg) 33,14 ± 1,04 32,95 ± 2,18 0,24
ETCO2 sau bơm hơi
(mmHg) 38,14 ± 3,79 37,86 ± 4,18 0,19
Các chỉ số theo dõi về tuần hoàn
Huyết áp, mạch giữa nhóm P-LMA và
NKQ: Bảng 5: So sánh HATĐ, HATT, mạch
giữa hai nhóm.
BIEÅU ÑOÀ HA
0
50
100
150
200
T1 T3 T5 T7 T9 T1
1
T1
3
T1
5
T1
7
T1
9
Thôøi gian (phuùt)
H
uy
eát
a
ùp
(m
m
H
g)
HATÑ-PLMA
HATÑ-NKQ
HATT-PLMA
HATT-NKQ
Biểu đồ 1: Đường biểu diễn HATĐ và HATT giữa hai nhóm
- Ghi chú: HATT (huyết áp tối thiểu),
HATĐ (huyết áp tối đa), T1 và T2 (thời gian
trước và sau đặt 1 phút), T3 và T4 (thời gian
trước và sau bơm hơi 1 phút), T18 và 19.
(thời gian trước và sau rút 1 phút), T20 (thời
gian sau rút 5 phút).
Các tai biến, biến chứng
Bảng 6: Các tai biến, biến chứng của hai nhóm.
Các biến chứng P-LMA (n=51) NKQ (n=51)
Co thắt thanh quản 2 (3,92%) 3 (5,88%)
Tổn thương niêm mạc 3 (5,88%) 1 (1,96%)
Ho 2 (3,92%) 15 (29,40%)
Đau họng 3 (5,88%) 17 (33,33%)
Khàn tiếng 0 (0%) 5 (9,80%)
Nôn và buồn nôn 3 (5,88%) 5 (9,80%)
Trào ngược 1 (1,96%) 0 (0%)
Tỷ lệ tai biến, biến chứng: P-LMA: 14/51
(27,45%), NKQ: 46/51 (90,19%). p<0,05 Fisher’
Exact Test.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 5
BÀN LUẬN
Về đặc điểm bệnh nhân
Tỷ lệ bệnh túi mật nói chung, sỏi túi mật nói
riêng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, thường
gặp ở độ tuổi ngoài 40. Trong nhiên cứu của
chúng tôi tuổi trung bình ở nhóm P-LMA: 46,62
± 12,48 (tuổi), NKQ: 52,25 ± 13,64 (tuổi), trong số
này tỷ lệ viêm túi mật do sỏi chiếm chủ yếu
(96%). Tuổi mắc bệnh thường tuổi từ 41 - 60
chiếm 50,98% trong nghiên cứu của chúng tôi,
Simon Bar-Mei tuổi ngoài 40 chiếm 75%(1),
Bateson với độ tuổi 40 - 60 chiếm 45 - 51%(2).
Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở
tuổi ngoài 40 là do tăng quá trình bão hoà
Cholesterol, giảm tổng hợp axít mật và vận
động của túi mật. Trong bệnh lý túi mật người
ta nhận thấy nữ gặp nhiều hơn, chúng tôi gặp
tỷ lệ nữ chiếm 84,32%, Bateson và các tác giả
khác cũng nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh gặp ở giới
nữ nhiều hơn. Nguy cơ sỏi mật thường liên
quan tới hormon nữ, dùng thuốc tránh thai và
liệu pháp thay thế hormon. Trong quá trình
thai kỳ làm tăng bài tiết Cholesterol, giảm tổng
hợp axít mật, hormon Estrogen làm tăng tổng
hợp Cholesterol tự do, làm giảm vận động túi
mật và làm tăng lắng cặn bùn ở túi mật vào 3
tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Ngoài ra
người ta thấy tỷ lệ bệnh sỏi mật còn tăng ở
những bệnh nhân có chỉ số BMI cao.
Thuốc sử dụng trong gây mê
Ngày nay có nhiều thuốc mê mới ra đời tạo
điều kiện thuận lợi cho người làm công tác gây
mê. Trong đó Propofol là thuốc mê tĩnh mạch
được nhiều người ưa dùng vì tính chất khởi mê
nhanh, tỉnh mê nhanh và êm dịu. Trong khởi mê
mê để đặt LMA hoặc NKQ thì Propofol được coi
như là một ‘tiêu chuẩn vàng’ được ưu tiên lựa
chọn đầu tiên vì đạt được độ mê nhanh, mất các
phản xạ mi mắt, mất các cử động và làm mềm cơ
hàm, làm giảm phản xạ vùng hầu họng từ đó
ngăn chặn hoặc làm giảm phản xạ đường hô hấp
trong lúc đặt. Khi nghiên cứu so sánh khởi mê
bằng Propofol và Sevoflurane thì Mary(12) nhận
thấy rằng Propofol có thời gian đạt độ mê nhanh
hơn, ngăn chặn các phản xạ đường hô hấp như:
ho, co thắt thanh khí phế quản tốt hơn so với
Sevoflurane, có thời gian và tỷ lệ đặt thành công
cao hơn. Fun và Kwong(7) khi nghiên cứu so sánh
giữa Propofol và Thiopental+ Atracurium cũng
nhận thấy rằng Propofol đạt độ mê nhanh và tốt
hơn, ngăn chặn các phản xạ đường hô hấp tốt
hơn so với Thiopental phối hợp với Atracurim.
Nhưng Propofol có nhược điểm là đau tại nơi
tiêm, tụt huyết áp và mạch chậm, để giải quyết
đau tại nơi tiêm người ta thường pha thêm
Lidocaine vào Propofol lúc tiêm. Gây mê hiện
đại là gây mê cân bằng gồm thuốc mê, giảm đau
và dãn cơ, nhằm làm giảm liều lượng của mỗi
thuốc và như vậy làm giảm độc tính của các
thuốc đồng thời tạo điều kiện cho phẫu thuật
viên thao tác dễ dàng. Liều lượng mỗi loại thuốc
chúng tôi dùng là: Propofol 2.5mg/kg, Fentanyl
2-3mcg/kg, Rocuronium 0.6 mg/kg, liều lượng
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Fun(7) và
Mary(12). Mặc dù Propofol có tính chất làm giảm
các phản xạ đường hô hấp nhưng khi đặt NKQ
người ta vẫn thấy các phản xạ này xẩy ra nhiều
hơn so với đặt LMA, gây tăng huyết áp và mạch
cũng nhiều hơn.
Kỹ thuật đặt
Phương pháp đặt P-LMA có 4 phương pháp
và có thể đặt không dùng dãn cơ. Các phương
pháp đặt bằng dụng cụ, ngón cái và ngón trỏ thì
các tác giả thấy tỷ lệ đặt thành công là tương
đương nhau, riêng đặt bằng dây dẫn GEB (gum
elastic bougie) có tỷ lệ đặt thành công 100%(5).
Đây là một phương pháp đặt tương đối đơn
giản, có tỷ lệ thành công cao, trong nghiên cứu
của chúng tôi dùng ngón trỏ có tỷ lệ thành công
là 99%, khi nghiên cứu đặt LMA trên phẫu thuật
nhi khoa của Nguyễn Văn Chừng và Võ Quang
Nguyên Phổ có tỷ lệ đặt thành công là 97.67%(19),
các nghiên cứu khác cũng có tỷ lệ đặt thành công
cao tương tự như nghiên cứu của chúng tôi(1,16,5).
Về thời gian đặt P-LMA nhanh hơn NKQ, thời
gian đặt của chúng tôi đối với P-LMA là 20.2±
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 6
0.45 (giây), NKQ là 58.52 ±15.2 (giây), thời gian
đặt giữa 2 nhóm khác biệt nhau có ý nghĩa thống
kê với p<0.05. thời gian đặt của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của Watson(16), Trần Thị
Kiệm(16). Thời gian đặt nhanh sẽ phù hợp với
những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm vì
ít gây rối loạn huyết động trong lúc đặt.
Về thông khí
Khi thông khí với P-LMA người ta nhận thấy
áp lực đường thở vẫn nằm trong giới hạn và
thường thấp hơn so với thông khí với NKQ. Ap
lực đường thở trước khi bơm hơi trong nghiên
cứu của chúng tôi với nhóm P-LMA là 15.14 ±
0.74 cmH2O, nhóm NKQ là16.27 ± 0.33 cmH2O,
sau bơm hơi là 18.92 ± 1.35 cmH2O và 22.84 ±
1.82 cmH2O, nghiên cứu của Watson và
Maltby(16) giữa P-LMA và NKQ thấy áp lực
đường thở trước khi bơm hơi ở nhóm P-LMA
thấp hơn nhóm NKQ (18 ± 5 cm H2O và 20±5 cm
H2O) sau bơm hơi thì áp lực giữa hai nhóm
tương đương nhau (25 ± 5 cm H2O), Watson(10)
khi so sánh LMA cổ điển và NKQ thấy rằng áp
lực đường thở của nhóm đặt LMA cổ điển thấp
hơn ở cả thời điểm trước bơm hơi (16 ± 4 cm H2O
và 17 ± 3 cm H2O), sau khi bơm hơi (21 ± 4 cm
H2O và 23 ± 3 cm H2O). Như vậy áp lực đường
thở trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả
trên không khác biệt và đảm bảo áp lực trong
quá trình thông khí. SpO2 trong cả 2 nhóm
nghiên cứu của chúng tôi luôn luôn >95%, không
gặp trường hợp nào SpO2<90%. Khi nghiên cứu
so sánh giữa P-LMA và LMA cổ điển, SpO2 của
hai nhóm là khác nhau không có ý nghĩa thống
kê, tỷ lệ SpO2 < 90% khi nghiên cứu trên 3625
bệnh nhân gặp 2.1% ở LMA cổ điển và 2.6% ở P-
LMA(1,4,9,16). Biến đổi ETCO2 trong nghiên cứu của
chúng tôi nằm trong giới hạn cho phép, duy trì
từ 27 mmHg - 45 mmHg, ETCO2 thường bắt đầu
tăng ở phút thứ 10 sau bơm thán khí, tỷ lệ tăng
theo thời gian. So sánh vơi một số tác giả như
Maltby(16) ETCO2 trước bơm thán khí ở nhóm
PLMA:31.00 ± 3.00 mmHg, nhóm NKQ 31.00 ±
4.00 mmHg, sau bơm thánh khí là 36.00 ± 4.00
mmHg và 37.00 ± 4.00 mmHg, Prerana(17) trước
khi bơm thán khí nhóm P-LMA và NKQ là 29.40
± 5.00 mmHg và 30.12 ± 4.22 mmHg, sau bơm là
37.50 ± 3.11mmHg và 38.30 ± 2.31 mmHg, của
chúng tôi trước bơm thán khí là: 33.14 ± 1.04
mmHg và 32.95 ± 2.18 mmHg, sau bơm 38.14 ±
3.79 mmHg và 37.86 ± 4.18 mmHg, như vậy kết
quả của chúng tôi tương tự như của tác giả trên.
Người ta thấy rằng huyết áp tăng ngay khi
ETCO2 bắt đầu tăng và sau đó có giảm ít nhưng
vẫn còn cao hơn khi ETCO2 chưa tăng. Các chỉ số
huyết động tăng là do khi ETCO2 tăng sẽ kích
thích hệ giao cảm, Culle và Eger nghiên cứu trên
người khoẻ mạnh tình nguyện cho thấy với
PaCO2 từ 40-50mmHg gây ra tăng tần số tim
26%, thể tích nhát bóp tăng 11%, cung lượng tim
tăng 32%, huyết áp động mạch trung bình tăng
10%, tổng sức cản ngoại vi giảm 14%(3). Do đó
trong gây mê chúng ta nên duy trì ETCO2 ở mức
bình thường để ít gây nên rối loạn huyết động.
Về huyết động
Anh hưởng trên huyết động trong quá trình
đặt mặt nạ thanh quản so với các phương tiện
khác đã được nhiều tác giả nghiên cứu tại các
thời điểm và giai đoạn khác nhau. Chúng tôi
nghiên cứu tại các thời điểm trước và sau khi
đặt, khi bơm thán khí vào khoang phúc mạc và
lúc rút. Nhận thấy tại thời điểm trước và sau khi
đặt 1 và 5 phút ở nhóm P-LMA mạch và huyết
áp ít biến đổi hơn, huyết áp tâm thu sau đặt 1
phút thấp hơn trước đặt ít (107.64 ± 11.42 mmHg
và 103.39 ± 9.51 mmHg) mạch thì không khác
nhau, sau 5 phút huyết áp xuống thấp hơn (98.06
± 14.61 mmHg) do không có hoặc rất ít kích thích
vùng hầu họng và ảnh hưởng của thuốc mê
trong khi chưa có kích thích của phẫu thuật nên
mạch và huyết áp giảm hơn trước đặt 1 phút.
Ngược lại nhóm đặt NKQ thì huyết áp tâm thu
sau đặt 1 phút cao hơn (102.39 ± 14.57 mmHg và
122.68 ± 23.76 mmHg), mạch cũng cao hơn (75.31
± 12.8 l/phút và 83.6 ± 13.35l/phút), nhưng sau 5
phút không có khác biệt nhau. Người ta thấy
rằng sự kích thích đường hô hấp trên trong quá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 7
trình đặt NKQ gây nên đáp ứng của hệ thần
kinh giao cảm – tuyến thượng thận
(sympathoadrenal) thông qua các ổ thụ cảm bản
thể ở vùng thanh quản, khí quản gây ra tăng
huyết áp, tăng mạch, tăng nồng độ
Catecholamine huyết thanh(13).
Các tai biến, biến chứng
Tỷ lệ các tai biến, biến chứng của hai nhóm
là khác nhau, nhóm P-LMA có 14/51 (27.45%),
nhóm NKQ có 46 /51 (90.19%), gồm các biến
chứng sau: ho, đau họng, khàn tiếng, tổn thương
niêm mạc họng, trong đó ho gặp nhiều nhất và
chủ yếu gặp ở nhóm NKQ. Chúng tôi gặp ho ở
nhóm P-LMA 2 (3.92%), NKQ15 (29.94%),
Maltby(16) gặp 2 (4%) và 48 (87.27%), Ketchada
gặp 3 (4.34%) và 36 (52.1%)(8).
KẾT LUẬN
Phương pháp gây mê sử dụng P-LMA là
một phương pháp đơn giản, tỷ lệ đặt thành công
cao. Kiểm soát thông khí tốt cho bệnh nhân
trong quá trình gây mê và phẫu thuật, ít rối loạn
huyết động tại các thời điểm như: sau đặt, sau
bơm thán khí vào khoang phúc mạc và sau rút
mặt nạ so với ống NKQ. Tai biến, biến chứng
trong và sau phẫu thuật ít hơn so với gây mê
toàn diện qua ống NKQ. Tóm lại mặt nạ thanh
quản có hiệu quả thay thế ống NKQ trong gây
mê phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bar-Meir S (2001). Gallstones: Prevalence, Diagnosis and
Treatment. IMAJ ;3:pp 111-113.
2. Bateson MC (2000). Gallstones and cholecystectomy in
modern Britain. Postgrad. Med. J. ;76;pp 700-703.
3. Brimacrombe J, Keller C (2000). The proseal laryngeal
mask airway: a randomised, crossover study with the
standard laryngeal mask airway in paralysed,
anaesthetised patients. Anesthesiology ; 93; pp 104 –109.
4. Cook TM, Nolan JP, Verghese C, et al (2002). Randomized
crossover comparision of the Proseal with the classic
laryngeal mask airway in nonparalysed anesthetised
patients. Br J Anesth; 90; pp 397–399.
5. Cook TM., Lee G, Nolan JP. (2005). The ProsealTM
laryngeal mask airway: a review of the literature. Can J
Anesth; 52 (7); pp739-760.
6. Howarh A, Brimacombe J, Keller C (2002). Gum elastic bougie
guide insertion of the Proseal laryngeal mask airway.A new
technique. Anaesth Intens Care; 30; pp 624 – 627.
7. James CF (1996). Pulmonary aspiration of gastric contents.
Complication in Anesthesiology; Second Edition; pp 175-186.
8. Ketchada (2004). Postoperative throat discomfort after
using LMA-ProsealTM versus Profile Soft-seal cuffTM for
anesthesia in ambulatory gynecologic laparoscopy. A
Thesis Submitted in Partial Fulfilment of the Requirements
for the Degree of Master of Science in Health
Development.
9. Kihara, Brimacombe J & et al (2003). Sex-Based ProSeal™
Laryngeal Mask Airway size selection: A randomised
crossover study of anesthetised, paralysed male and
female adult patients. Anesth Analg ; 97; pp 280–284.
10. Kwong F.K, Fun G.C (1999). Laryngeal mask airway
insertion using Thiopental and low dose Atracurium:
Acomparison Propofol. Canadian Journal of Anesthesia;
46 (7) ; pp 670-674.
11. Maltby JR, Beriault MT, Watson NC, Liepert DJ, Fick GH
(2003). Lma-classic And Lma-Proseal are effective
alternatives to endotracheal intubation for gynecologic
laparoscopy. Can J Anaesth;50 (1) ;pp 5-10.
12. Mary.FM, Donal JB (1999). Propofol or Sevoflurane for
laryngeal mask airway insertion. Canadian Journal of
Anesthesia; 46 (4) ; pp 322-326
13. Montazari K., Naghibi Kh. and Hashemi S.J. (2004).
Comparison Of Hemodynamic Changes After Insertion Of
Laryngeal Mask Airway, Facemask and endotracheal
intubation. Acta Medica Iranica; 42 (6) : pp 437-440.
14. Nguyễn Ngọc Anh (2002). Gây mê trong mổ nội soi ổ bụng.
Bài giảng gây mê hồi sức tập II. Đại học y Hà nội, tr: 311-318.
15. Nguyễn Văn Chừng (2004). Gây mê hồi sức mổ nội soi ổ
bụng. Gây mê hồi sức. Đại học y dược thành phố Hồ Chí
Minh, tr: 141 -148
16. Neilson C, Watson NC, Maltby JR, Micheal T, Fick GH
(2002). The LMA-ProsealTM is an effective to tracheal
intubation for laparoscopic cholescystetomy. Canadian
Journal of Anaesthesia; 49; tr 857 – 862
17. Shroff PP., Kamath SK. (2006). Randomised comparative
study between the proseal laryngeal mask airway and the
endotracheal tube for laparoscopic surgery.The Internet
Journal Of Anesthesiology. 11 (1) ; pp 5-10.
18. Trần Thị Kiệm, Nguyễn Quốc Anh và cs (2006). Nghiên
cứu tác ndụng của phương pháp gây mê bằng Propofol và
mask thanh quản trong phẫu thuật viêm tai-xương chũm.
Kỷ yếu công trìng nghiên cứu khoa học-hội nghị gây mê
toàn quốc; tr27-35.
19. Võ Quang Nguyên Phổ, Nguyễn Văn Chừng (2000). Sử
dụng mặt nạ thanh quản cho gây mê trẻ em. Y học Tp Hồ
Chí Minh, 4; tr: 53-58.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 8
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT CẮT THẬN QUA NỘI SOI
Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Thị Bích Hồng*, Nguyễn Văn Chừng*, Hồ Minh Lê**, Trần Thị Ngọc Phượng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định các tai biến gây mê gây ra khi bơm thán khí vào phúc mạc trong cắt thận qua ngã
nội soi.
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, cắt ngang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân ASA từ I – III, tuổi trung bình 47,8 ± 15,9
tuổi, được phẫu thuật chương trình cắt thận qua ngã nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc, từ tháng 04/2005
đến tháng 04/2007 tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: nhịp tim và huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa trong khoảng 10 phút đầu sau khi bơm hơi
(p<0,05), sau đó dần trở về bình thường. PetCO2 tăng liên tục và đạt đến mức bình nguyên khoảng 30 phút
sau khi bơm hơi. Toan hô hấp xuất hiện khoảng 30 – 45 phút sau bơm hơi (p<0,05). Có 11 trường hợp tràn
khí dưới da. Phẫu thuật phải tạm dừng để tăng thải CO2 và tiếp tục lại khi đã điều chỉnh giảm mức thán khí.
Ngoại trừ tràn khí dưới da, các trường hợp tăng PaCO2 có thể điều chỉnh bằng cách tăng thông khí phút lên
khoảng 15% đến 25%.
Kết luận: phẫu thuật nội soi cắt thận khá an toàn, xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, trong lúc bơm hơi, cần
phải kiểm soát thông khí để duy trì mức thán khí trong máu bình thường.
ABSTRACT
ANESTHESIA FOR LAPAROSCOPIC NEPHRECTOMY
Tran Do Anh Vu, Ho Minh Le, Tran Thi Ngoc Phuong, Nguyen Thi Bich Hong, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 42 – 47
Background: Over the last decade laparoscopy has been popularized and become the procedure of choice
for many disorders in various specialities, mainly because it is as effective as open surgery but is associated
with a lower requirement for postoperative analgesia, decreased length of hospitalization, faster
convalescence and better cosmetic results. With advances in instrumentation and increasing surgical
experience many open urological procedures can be done laparoscopically.
Objectives: the purpose of our study to determine anesthesia complications caused by peritoneal carbon
dioxide (CO2) insufflation during laparoscopic nephrectomy.
Study design: prospective, cross-sectional study.
Patients and methods: 82 ASA physical status I – III patients, average 47.8 ± 15.9 yr, who
underwent elective laparoscopic nephrectomy through intraperitoneal and retroperitoneal approach from
2005 Apr to 2007 Apr at Binh Dan hospital were studied.
Results: heart rate and mean arterial blood pressure increased significantly within first 10 minutes of
insufflation (p<0.05), and returned gradually at the baseline level. PetCO2 progressively increased to reach a
plateau 30 minutes after peritoneal CO2 insufflation. Respiratory acidosis occurred 30 – 45 minutes after
CO2 insufflation (p<0.05). There were 11 cases CO2 subcutaneous emphysema. Laparoscopy must be
temporarily interrupted to allow CO2 elimination and can be resumed after correction of hypercarbia. Except
* Đại học Y Dược Tp.HCM
** Bệnh viện Bình Dân Tp. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 9
in CO2 subcutaneous emphysema, correction of increased PaCO2 can be achieved by 15% to 25% increase of
minute ventilation.
Conclusions: laparoscopic nephrectomy is rather safety and minimally invasive procedure. However,
during peritoneal CO2 insufflation, controlled ventilation must be adjusted to maintain normocarbia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt thận qua nội soi được thực
hiện tại bệnh viện Bình Dân Tp.Hồ Chí Minh
trong hơn 3 năm qua. Nghiên cứu cắt thận nội
soi về phương diện gây mê hồi sức trong nước
hầu như chưa được tiến hành. Vì vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác
định các tai biến gây mê thường xảy ra trong
phẫu thuật cắt thận qua ngã nội soi, đặc biệt là
các rối loạn về kiềm toan xảy ra khi bơm thán
khí vào phúc mạc.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu
liên tiếp trên các bệnh nhân nhập bệnh viện
Bình Dân TP.Hồ Chí Minh, có chỉ định cắt thận
do bệnh lý lành hoặc ác tính, được phẫu thuật
qua ngã nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc,
bệnh nhân đồng ý và ký vào cam kết gây mê-
phẫu thuật.
Đánh giá bệnh nhân trước mổ
Đánh giá bệnh nhân trước mổ gồm
+ Bệnh sử và khám lâm sàng: tổng trạng
chung, chức năng tim mạch, hô hấp, bệnh đi kèm.
+ Cận lâm sàng: công thức máu, ion đồ máu,
đường huyết, chức năng đông máu toàn bộ,
chức năng gan, chức năng thận, X quang ngực
thẳng. Đánh giá tình trạng tim mạch gồm ECG,
siêu âm tim được làm theo chỉ định của bác sĩ
tim mạch hoặc bác sĩ gây mê.
+ Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA.
Kỹ thuật gây mê hồi sức
Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê toàn
diện qua ống nội khí quản, thông khí kiểm soát.
Trước khi dẫn đầu gây mê, bệnh nhân được đặt
một đường truyền tĩnh mạch kim 18G, dung
dịch NaCl 0,9% hoặc Ringer Lactate.
Các phương tiện kiểm báo
+ ECG 3 điện cực
+ Huyết áp tự động xâm lấn hoặc không xâm
lấn.
+ Độ bão hòa oxy qua mạch nẩy (SpO2)
+ Phân áp CO2 trong khí thở ra (PetCO2)
+ Nồng độ khí mê isoflurane trong khí thở
ra (etIso).
Dẫn đầu gây mê được thực hiện với thuốc
Midazolam 2mg, Fentanyl 1 – 3 mcg/kg, thuốc
mê tĩnh mạch Propofol 1,5 – 2,5 mg/kg, thuốc
dãn cơ Rocuronium (Esmeron) hoặc Atracurium
(Tracrium).
Duy trì gây mê bằng thuốc mê hô hấp
Isoflurane với nồng độ khoảng 1,5 – 2 MAC và
oxy. Trước khi bắt đầu phẫu thuật, cho thêm
thuốc giảm đau Fentanyl 2 mcg/kg, sau đó
Fentanyl được cho cách khoảng hoặc truyền liên
tục tùy nhu cầu của bệnh nhân. Duy trì huyết áp
ổn định trong khoảng 20% mức cơ bản của bệnh
nhân. Bệnh nhân được thông khí kiểm soát với
cài đặt ban đầu: thể tích khí lưu thông 10 ml/kg,
tần số 12 lần/phút. Sau đó điều chỉnh máy thở để
giữ cho PetCO2 trong khoảng 35 ± 5 mmHg.
Sau khi dẫn đầu gây mê, 1 catheter được đặt
ở vị trí động mạch quay để theo dõi huyết áp
động mạch liên tục và lấy mẫu máu động mạch
để phân tích khí máu.
Giảm đau sau mổ bằng Paracetamol
(Perfalgan 1g/100ml), phối hợp thêm Pethidine
khi cần.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 10
Các biến số theo dõi và phân tích
* Mạch, huyết áp: ngay trước khi khởi mê,
trước khi bơm hơi và mỗi 10 phút sau bơm hơi.
* Theo dõi PetCO2 trước khi bơm hơi và mỗi
10 phút sau bơm hơi. Duy trì PetCO2 trong
khoảng 35 ± 5 mmHg. Chuyển sang phẫu thuật
mở nếu PetCO2 không thể duy trì được ở mức
dưới 60 mmHg và dự kiến phẫu thuật khó khăn
còn phải kéo dài.
* Các mẫu khí máu được phân tích ở các thời
điểm: trước khi rạch da, sau bơm hơi CO2
khoảng 30 – 45 phút, và khoảng 60 phút sau ở
phòng hồi tỉnh.
* Thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Tai biến tim mạch quanh mổ
+Mạch: chậm dưới 60 lần/phút trên 5phút;
nhanh trên 100 lần/phút trên 5 phút.
+Huyết áp: tăng hoặc giảm hơn 30% mức cơ
bản trên 5 phút
+Loạn nhịp tim.
+ST chênh > 1mm trên 5phút.
+Nhồi máu cơ tim: phối hợp ECG và định
lượng Troponin.
Tai biến hô hấp quanh mổ
+Co thắt thanh quản, phế quản.
+Viêm phổi do hít dịch dạ dày trào ngược.
+Suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi.
+Tràn khí dưới da, thuyên tắc khí.
+Rối loạn thăng bằng kiềm toan.
Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân
tích thống kê SPSS 13.0 for Windows.
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là p<0,05.
KẾT QUẢ
Từ tháng 04/2005 đến tháng 04/2007, tại bệnh
viện Bình Dân, chúng tôi đã thực hiện gây mê
phẫu thuật cho 82 trường hợp cắt thận nội soi, 47
cắt thận qua ngã nội soi sau phúc mạc (NSHL),
35 qua ngã nội soi ổ bụng (NSOB).
Phân bố tuổi và ASA
Đặc điểm Số trường hợp
Nam 28 (34,1%) Giới
Nữ 54 (65,9%)
Tuổi 47,8 ± 15,9 tuổi (13 - 77)
I 37 (45,1%)
II 42 (51,2%) ASA
III 3 (3,7%)
Thời gian gây mê – phẫu thuật: 126,7 ± 40,0
phút (45 – 230 phút)
Có 35 (42,7%) bệnh nhân được cắt thận qua
NSOB và 47 (57,3%) qua ngã NSHL; bao gồm 50
(61%) trường hợp thận mất chức năng, 25
(30,5%) trường hợp bướu thận, 5 (6,1%) trường
hợp thận đôi, 1 (1,2%) bướu niệu quản và 1
(1,2%) trường hợp u cực trên thận. Có 2 trường
hợp chuyển mổ mở, 1 trường hợp tăng thán khí
máu nặng không kiểm soát được do tràn khí
dưới da, 1 trường hợp bướu thận dính nhiều.
Tràn khí dưới da: 10 trường hợp trong nhóm
NSHL, 1 trường hợp trong nhóm NSOB. Có 3
trường hợp tràn khí rất nhiều trong nhóm NSHL.
Lượng máu mất: 90,8 ± 12,3 ml (10 – 700 ml)
Thời gian hậu phẫu: 5,0 ± 1,4 ngày (3 – 8 ngày)
Thay đổi mạch (M), huyết áp (HA) trung bình,
PetCO2 giữa các thời điểm phẫu thuật
Mạch
(lần/phút)
HA trung bình
(mmHg)
PetCO2
(mmHg)
Trước bơm CO2
t0 73 ± 5 72 ± 6 37,9 ± 2,5
t10 80 ± 6* 93 ± 8* 39,0 ± 3,0
t20 75 ± 7 76 ± 6 41,7 ± 4,3
t30 74 ± 7 77 ± 6 45,7 ± 6,1*
t40 72 ± 7 75 ± 7 50,7 ± 7,5*
t50 78 ± 9 73 ± 7 51,5 ± 8,1*
Bơm
CO2
t60 80 ± 9* 73 ± 8 52,1 ± 9,0*
t trước xả hơi 81 ± 8* 76 ± 6 52,8 ± 11,1*
Sau bơm CO2
t sau xả hơi 75 ± 7 75 ± 7 51,4 ± 10,2*
t 30ph 83 ± 8* 95 ± 8* Phòng
hồi tỉnh t 90ph 82 ± 6* 76 ± 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 11
(*) : khác biệt có ý nghĩa so với mức cơ bản trước khi
bơm hơi, p < 0,05.
Với:.t0 là thời điểm trước khi bơm hơi
.t10, t20, t30, t40, t50, t60: là các thời điểm mỗi 10 phút
sau khi bơm hơi.
.t trước xả hơi, t sau xả hơi: là thời điểm ngay trước và
sau khi thoát hơi.
.t30ph, t90ph: là thời điểm bệnh nhân ở phòng hồi tỉnh 30
và 90 phút sau khi bệnh nhân được đưa ra phòng hồi tỉnh.
Rối loạn kiềm toan trong phẫu thuật
Trước phẫu
thuật
Trong phẫu
thuật
Sau phẫu
thuật
pH 7,39 ± 0,04 7, 29 ± 0.07* 7,30 ± 0,08*
PaCO2
(mmHg)
42,75 ± 4,52 56,13 ±
12,42*
54,94 ±
15,27*
HCO3- (mmHg) 25,99 ± 1,80 25,65 ± 2,51 26,11 ± 2,79
(*) : khác biệt có ý nghĩa so với mức cơ bản
trước khi phẫu thuật, p < 0,05.
Biểu đồ 1: so sánh sự thay đổi PaCO2 trong các thời
điểm phẫu thuật giữa NSHL và NSOB, p < 0,05.
Biểu đồ 2: So sánh sự thay đổi pH trong các thời
điểm phẫu thuật giữa NSHL và NSOB, p< 0,05.
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Tình hình phẫu thuật nội soi cắt thận
Trong thập niên 1990, không có khía cạnh
nào của lĩnh vực ngoại khoa phát triển nhanh
chóng hơn phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phẫu thuật
nội soi rõ ràng có nhiều ưu thế như giảm đáp
ứng hệ thống thần kinh nội tiết, đường mổ nhỏ
giúp hậu phẫu ít đau, bệnh nhân vận động sớm
hơn, cải thiện chức năng và làm giảm tai biến hô
hấp, và kết quả là giúp bệnh nhân sớm trở về
hoạt động bình thường. Ngoài ra, những thao
tác tối thiểu trên những cơ quan khác trong ổ
bụng giúp giảm rõ ràng nguy cơ liệt ruột hậu
phẫu và tạo lập sự dính ruột. Duy trì chức năng
đường ruột không chỉ làm giảm thời gian nằm
viện mà còn giúp cải thiện dinh dưỡng hậu phẫu.
Những thuận lợi này giúp bệnh nhân hồi phục
nhanh và giảm chi phí do giảm thời gian nằm viện
và trở về cuộc sống bình thường sớm hơn.
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, phẫu
thuật cắt thận qua nội soi ổ bụng, lúc đầu là cho
bệnh lý thận lành tính và sau đó là bướu ác thận,
dần được thế giới chấp nhận trong Niệu khoa(9).
Thế giới
+ Clayman và cộng sự đã thực hiện ca cắt thận
qua nội soi trong phúc mạc đầu tiên trên thế giới
năm 1990. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới
cắt thận-niệu quản qua nội soi ổ bụng(0).
+Gaur, 1992 đã thực hiện cắt thận qua nội soi
sau phúc mạc đầu tiên năm 1993(2).
Việt Nam
+N.H. Bắc và cộng sự, 2003, báo cáo hai
trường hợp cắt thận qua nội soi ổ bụng trong
phúc mạc do thận ứ nước mất chức năng(6).
+V.L. Chuyên và cộng sự, 2004, đã báo cáo
kinh nghiệm 40 trường hợp cắt thận qua nội soi
trong phúc mạc cho nhiều loại bệnh lý thận(10).
+N.P.C. Hoàng và cộng sự, 2005, báo cáo 24
trường hợp cắt thận nội soi sau phúc mạc cho các
bệnh lý thận lành tính(7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 12
Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt thận
qua nội soi
Gây mê toàn diện qua nội khí quản, và thông
khí kiểm soát là kỹ thuật an toàn nhất cho phẫu
thuật nội soi có bơm hơi vào ổ bụng.
Thay đổi huyết động trong phẫu thuật
Bơm hơi vào phúc mạc với áp lực lớn hơn 10
mmHg gây ra thay đổi có ý nghĩa về mặt huyết
động học. Các biểu hiện gồm có: giảm cung
lượng tim, tăng huyết áp động mạch, tăng kháng
lực mạch máu phổi và hệ thống. Nhịp tim không
thay đổi hoặc chỉ tăng nhẹ. Giảm cung lượng tim
tương ứng với tăng áp lực ổ bụng. Tuy nhiên
cũng có báo cáo cung lượng tim không thay đổi
trong lúc bơm hơi. Sự không nhất quán này có
thể do sự khác biệt về tốc độ bơm CO2, áp lực ổ
bụng, tư thế bệnh nhân, kỹ thuật sử dụng để
đánh giá huyết động, kỹ thuật gây mê. Tuy
nhiên hầu hết nghiên cứu đều nhận thấy cung
lượng tim giảm khoảng 10 – 30% khi bơm hơi
vào phúc mạc. Rối loạn về cung lượng tim khi
bơm hơi được đánh giá bằng siêu âm tim qua
thực quản, hoặc đo cung lượng tim bằng
catheter động mạch phổi. Chúng tôi chưa thực
hiện được việc đánh giá cung lượng tim của
bệnh nhân do chưa đủ điều kiện.
Trong nghiên cứu này, mạch và huyết áp
trung bình tăng có ý nghĩa trong khoảng 10 phút
đầu sau bơm hơi, cũng tương tự như một số báo
cáo khác. Thay đổi này là do kích thích cơ học,
sự gia tăng kháng lực mạch máu hệ thống, tăng
hậu tải do các thay đổi về nội tiết như phóng
thích catecholamines, hệ thống renin –
angiotensin xảy ra khi bơm hơi. Sự gia tăng
kháng lực mạch máu hệ thống cũng giải thích tại
sao huyết áp vẫn tăng trong khi cung lượng tim
lại giảm.
Mạch và huyết áp tăng đột ngột rất bất lợi
trên những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thiếu
máu cục bộ cơ tim. Để giảm bớt tác dụng phụ do
yếu tố cơ học và kháng lực mạch máu tăng khi
bơm hơi, chúng tôi sử dụng phối hợp Fentanyl
và tăng nồng độ thuốc mê isoflurane (tác dụng
dãn mạch) hoặc thuốc dãn mạch như
nicardipine. Hầu như tất cả các trường hợp
huyết động trở về ổn định với Fentanyl và
isoflurane phối hợp. Chỉ một số rất ít phải sử
dụng nicardipine, đều là những bệnh nhân có
tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp.
Thay đổi về hô hấp và rối loạn thăng
bằng kiềm toan quanh phẫu thuật
Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi không có
sự kiện nào liên quan đến bơm CO2 phúc mạc,
PaCO2 tăng dần và đạt tới bình nguyên khoảng
15 – 30 phút sau khi bơm dưới thông khí kiểm
soát trong phẫu thuật nội soi phụ khoa ở tư thế
Trendelenburg hoặc đầu cao trong phẫu thuật
cắt túi mật nội soi. Bất kỳ sự tăng có ý nghĩa nào
của PaCO2 sau khoảng thời gian này đều phải
được xem xét cẩn thận để tìm ra nguyên nhân
độc lập hoặc liên quan đến CO2 như tràn khí
dưới da.
PetCO2 và SpO2 đủ để theo dõi PaCO2 và độ
bão hòa oxy trong động mạch ở những bệnh nhân
khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng
PaCO2 và độ sai biệt giữa PaCO2 - PetCO2 tăng
nhiều hơn ở những bệnh nhân ASA nhóm II và III
hơn ở nhóm I, có thể do rối loạn chức năng tim
phổi, giảm khả năng bài tiết CO2. Vì vậy, mẫu khí
máu được lấy phân tích khi có dấu hiệu lâm sàng
nghi ngờ, ngay cả khi PetCO2 bình thường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PetCO2 bắt
đầu tăng có ý nghĩa 30 phút sau khi bơm hơi, và
sau đó duy trì ở mức bình nguyên. PaCO2 tăng
có ý nghĩa ở thời điểm 30 – 45 phút sau bơm hơi.
Rối loạn về thăng bằng kiềm toan quanh phẫu
thuật hầu hết là dạng toan hô hấp. Ơ thời điểm
chúng tôi lấy mẫu khí máu để phân tích 60 phút
sau ở phòng hồi tỉnh, các bệnh nhân có rối loạn
toan hô hấp trong mổ, kết quả khí máu vẫn chưa
trở về bình thường, trong khi các các dấu hiệu
sinh tồn đã trở về bình thường.
Chúng tôi thực hiện điều chỉnh tăng thể tích
thông khí phút khoảng 15 – 25% khi bệnh nhân
có tăng PetCO2. Đa số các trường hợp đều kiểm
soát mức PetCO2 chấp nhận được, tuy nhiên với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 13
các bệnh nhân bị tràn khí dưới da thì không thể
đưa PetCO2 về bình thường được. Đối với các
trường hợp này, chúng tôi đề nghị phẫu thuật
viên tạm dừng phẫu thuật để tăng thải CO2, và
phẫu thuật lại khi đã điều chỉnh PetCO2 xuống
mức chấp nhận. Có 1 trường hợp chúng tôi
không kiểm soát được PetCO2 sau khi đã tăng
thải CO2 và thời gian phẫu thuật còn khá dài nên
phải chuyển sang mổ mở(8,4).
Trong nghiên cứu này, khi phân tích riêng
nhóm NSHL và NSOB, chúng tôi nhận thấy biến
chứng tăng thán khí trong máu xảy ra trong
nhóm NSHL nhiều hơn, p <0,05. Vấn đề này có
thể do trong điều kiện bình thường phúc mạc ít
hấp thu thán khí.
Có 3 trường hợp tràn khí dưới da rất nhiều,
trong đó có 1 trường hợp pH = 7.03, PaCO2=109
mmHg sau 60 phút ở phòng hồi tỉnh, bệnh nhân
này tỉnh lại rất chậm sau đó. Tràn khí dưới da
lượng nhiều gây tăng thán khí máu nặng, tác
động lên hệ thần kinh trung ương. Não rất nhạy
cảm với sự thay đổi PCO2, tăng nhẹ CO2 gây ra
ức chế trực tiếp vỏ não. Tăng ở mức cao hơn có
thể gây kích thích vỏ não và những cơn động
kinh. CO2 đầu tiên được sử dụng như một chất
để gây mê bởi Leake và Waters năm 1928. CO2
gây ra tình trạng hôn mê ở khoảng áp lực 90 –
120 mmHg. CO2 đi qua hàng rào máu não, tác
động lên chuyển hóa tế bào. Do đó, thay đổi
PCO2 cũng gây ra thay đổi nhanh chóng pH dịch
não tủy. CO2 là yếu tố rất quan trọng trong điều
hòa lưu lượng máu não. Tương quan giữa lưu
lượng máu não và PCO2 tuyến tính trong
khoảng từ 20 – 100 mmHg, với dãn mạch tối đa
vào khoảng 120 mmHg, mỗi 1 mmHg tăng lên
của PCO2 trong khoảng từ 25 – 100 mmHg, lưu
lượng máu não tăng 2 – 4%. Tăng CO2 làm giảm
kháng lực mạch máu não, gây tăng lưu lượng
máu não, tăng áp lực nội sọ(3,5).
KẾT LUẬN
Qua 82 trường hợp cắt thận qua ngã nội soi ổ
bụng và nội soi sau phúc mạc cho các loại bệnh lý
lành tính và ác tính, kết quả gây mê phẫu thuật đạt
được là tương đối khả quan. Chỉ có 1 trường hợp
bị tai biến do CO2 khá nặng nhưng sau đó bệnh
nhân hồi phục tốt. Cắt thận qua ngã nội soi là một
phẫu thuật khá an toàn và ít xâm lấn, giúp bệnh
nhân hồi phục sớm hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clayman RV, Kavoussi LR, Soper NJ, Dierks SM, Meretyk
S, Darcy MD, Roemer FD et al (1991). Laparoscopic
nephrectomy: initial case report. J Urol, 146: 278 – 282.
2. Gaur DD, Agarwal DK, Purohit KC (1993). Retroperitoneal
nephrectomy: initial case report. J Urol,149: 103 – 105.
3. Halverson A, et al (1998). Evaluation of mechanism of
increased intracranial pressure with insufflation. Surg
Endosc, 12: 266 – 269.
4. Joris JL (2005). Anesthesia for Laparoscopic Surgery. In:
Miller RD. Miller’s Anesthesia, volume 2, sixth edition,
2285 – 2299. Churchill Livingstone, Philadelphia.
5. Moncure M, et al (1999). Central nervous system metabolic
and physiologic effects of laparoscopy. Am Surg, 65: 168 –
172.
6. Nguyễn Hoàng Bắc và cs (2003). Nhân hai trường hợp cắt
thận qua nội soi ổ bụng do thận ứ nước mất chức năng.
Ngoại khoa, 6: 52 – 54.
7. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên và cs (2006). Cắt
thận qua nội soi sau phúc mạc trong thận mất chức năng
do bệnh lý lành tính. Số đặc biệt Hội nghị KHKT bệnh
viện Bình Dân, Phụ bản của Tập 10, Số 1: 83 – 91.
8. Nguyễn văn Chừng (2004). Gây mê hồi sức để mổ nội soi
ổ bụng. In: Nguyễn văn Chừng. Gây mê hồi sức, 141 – 146.
Nxb Y học, Tp.HCM.
9. Portis AJ, Elnady M, and Clayman RV (2001).
Laparoscopic radical / total nephrectomy: A decade of
progress. J Endourol,15 (4) : 345 – 353.
10. Vũ Lê Chuyên (2004). Các kinh nghiệm từ 40 trường hợp
cắt thận bệnh lý qua ngã nội soi ổ bụng. Tập san hội nghị
nội soi và phẫu thuật nội soi, Đại học Y Dược TPHCM-
Bệnh viện Hoàn Mỹ, 313-316.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 14
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Gây Mê Hồi Sức 15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_mat_na_thanh_quan_prosealtm_trong_gay_me_p.pdf