Đánh giá hiệu quả sử dụng Dysport trong điều trị co quắp mí mắt vô căn

Tác dụng phụ Không thấy tác dụng phụ gây phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mẫn da, ban đỏ, ngứa. Có một BN có cảm giác đau tê tại vùng tiêm thuốc, đây không phải là tác dụng phụ liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc. Có 12 BN không có tác dụng phụ: Các BN này có thể được tiêm đúng vào vị trí, thuốc không lan xa khỏi vùng tiêm nên hạn chế được tác dụng phụ. Mặc dù tác dụng phụ phản ảnh được hiệu quả về tính chất làm liệt cơ, nhưng nếu tiêm đúng trên cơ sở hiểu biết về giải phẫu học thì hạn chế được tác dụng xảy ra. Tác dụng phụ xảy ra chủ yếu tại chổ tiêm hay liên quan đến đặc tính dược lý học của toxin lên cơ nằm bên dưới hoặc xa hơn, có thể tiêm quá sâu hay tiêm sai vị trí, ngoài ra còn có thể do động tác mở mắt bất thường của BN khi đang tiêm thuốc bởi vì BN phải nhắm mắt để định vị chổ tiêm được chính xác, động tác mở mắt bất thường có thể làm sai lệch mũi kim. Nhưng thuốc chỉ làm liệt tạm thời nhóm cơ gần chỗ tiêm. Theo Jankovic về các quan điểm hạn chế phát tán thuốc(3). Tăng nồng độ bằng cách hạn chế dung dịch pha: thay vì pha vào chai Dysport 2,5 ml dung dịch muối sinh lý, chỉ pha 0,7 ml. Pha thêm adrenaline. Đầu vát và hướng mũi kim về phía cơ đích, lực tiêm chậm đều. Giải thích các tác dụng phụ Hở mí: do thuốc tác dụng làm liệt cơ vòng mí, nên khi nhắm mắt cơ vòng mí không đủ mạnh để nhắm kín mắt, có 16 BN hở mí nhưng với mức độ nhẹ (hở mí từ 2-3 mm) không gây khó chịu gì cho BN, dấu hiệu này chứng tỏ có tình trạng liệt cơ, thuốc có tác dụng. Khô mắt: có 4 BN khô mắt gây khó chịu tạm thời, được dùng nước mắt nhân tạo để điều trị hỗ trợ, tình trạng khô mắt xảy ra do giảm tần số chớp mắt vì cơ bị liệt tạm thời, cũng có thể do mũi tiêm phía trên ngoài ảnh hưởng đến tuyến lệ (nằm ở góc trên ngoài của bờ trên hốc mắt) gây giảm sản xuất nước mắt. Song thị: có 2 BN bị tác dụng này, xảy ra do thuốc lan vào cơ trực ngoài làm liệt tạm thời cơ trực ngoài và biến mất sau 3 tháng. Bởi vì thuốc có thể lan ra xa chổ tiêm 2 cm nên các cơ lân cận dễ bị ảnh hưởng. Chảy nước mắt: có 2 BN bị chảy nước mắt, tình trạng này do thuốc làm liệt cơ Horner ở cổ túi lệ nên mất tác dụng hút nước mắt gây chảy nước mắt. Sụp mí: có 12 BN bị sụp mí (25%) bị ảnh hưởng do thuốc lan vào cơ nâng mí. Trong một nghiên cứu của P. Calace, G. Cortese, R. Piscopo, G. Dellavolpe, V. Gagliardi, A. Magli, T. De berardinis. Trường Đại học “ Federico II”, Napoli-Ý : tỉ lệ về sụp mí nhỏ hơn 15%. Tỉ lệ sụp mí trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn của tác giả ngoài nước có thể do lúc đầu chưa có kinh nghiệm tiêm. Trong tuần đầu 36 BN có tác dụng phụ, sau 1 tháng chỉ còn 16 BN, sau 3 tháng không có BN nào còn tác dụng phụ. Chứng tỏ thời gian thuốc đạt tác dụng tối đa thì tác dụng phụ cũng dần dần biến mất

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng Dysport trong điều trị co quắp mí mắt vô căn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 210 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DYSPORT TRONG ĐIỀU TRỊ CO QUẮP MÍ MẮT VÔ CĂN Đặng Trung Hiếu* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sử dụng Dysport trong điều trị co quắp mí mắt vô căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân bị chứng co quắp mí mắt vô căn được tiêm thuốc Dysport trong thời gian từ 2003 đến 2004 tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Mô tả - Tiến cứu - Cắt dọc. Kết quả: 48 bệnh nhân gồm 17 nam (35,42%), 31 nữ (64,58%), tuổi mắc bệnh trung bình 607; 38 bệnh nhân bị co quắp mí mắt, 10 bệnh nhân bị hội chứng Meige; thời gian thuốc Dysport bắt đầu có tác dụng liệt cơ sau 1 tuần; 95,83% bệnh nhân cải thiện sau 1 tháng; thuốc chỉ tác dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng. Tác dụng phụ chỉ là tại chỗ, nhẹ và tạm thời, không có tác dụng phụ toàn thân. Kết luận: Dysport có hiệu quả trong điều trị co quắp mí mắt vô căn. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, có thể tiêm nhắc lại. Từ khóa: Dysport, Co quắp mí mắt vô căn. ABSTRACT EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF TREATMENT OF BLEPHAROSPASM WITH DYSPORT Dang Trung Hieu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 210 - 217 Objective: To describe the long-term efficacy of treatment of blepharospasm with botulinum neurotoxin type A (Dysport). Materials and methods: A total of 48 patients with blepharospasm were treated by injections of botulinum toxin in the Ho Chi Minh city Eye Hospital and Thong Nhat Hospital from 2003 to 2004. Methods: Prospective, descriptive, longitudinal sectional study. Results: Fourty-eight patients (17 male, 31 female) with blepharospasm were included in the study, the ages were from 44 to 78 years with an average age of 60 years. Thirty-eight had essential blepharospasm, ten had Meige syndrome. All of the patients had an effect of toxin within the first 7 days. 95.83% reported improvement after 1 months from the injected. Benefits begin in 1-7 days after the treatment and last for an average of three to five months. Side-effects were local, mild, temporary; none of the 48 patients experienced any systemic or toxic reaction. Conclusions: Botulinum toxin therapy for blepharospasm can provide long-lasting relief and reduction of spasms in the majority of patients. This therapy has the advantages of being safe, simple, and repeatable. Keys word: Dysport, Essential blepharospasm. ĐẶT VẤN ĐỀ Co quắp mí mắt, một vấn đề thuộc lĩnh vực thần kinh nhãn khoa, là tình trạng loạn trương lực cơ khu trú ảnh hưởng đến cơ vòng xung quanh ổ mắt, gây nhắm mắt không chủ ý, kèm theo khó mở mắt. Về lâm sàng, chứng co quắp mí mắt có thể xuất hiện thành dạng nhắm mắt quá mức, hay thành dạng nhắm mắt bắt buộc bất chấp hoàn cảnh. Ở những trường hợp nặng, người bệnh * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS.CKII. Đặng Trung Hiếu ĐT: 0913716203 Email: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 211 gần như bị mù chức năng do mí bị co quắp lại. Do vậy, tình trạng co quắp mí mắt gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh vì ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, yếu tố thẩm mỹ, và người bệnh bị mặc cảm vì người khác nghĩ họ bị tật. Theo kinh điển co quắp mí mắt vô căn được điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic như benztropine hoặc trihexiphenidyl gây nhiều tác dụng phụ làm hạn chế sử dụng thuốc. Các benzodiazepin gây giảm co thắt cơ, chúng có xu hướng an thần nên cũng gây hạn chế sử dụng. Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy điều trị nội khoa thông thường chỉ cải thiện vừa phải khoảng 30% BN và thường có những tác dụng phụ nêu trên. Phẫu thuật bao gồm cắt cơ vòng mí mắt hay cắt chọn lọc một số nhánh của thần kinh mặt, các điều trị này cũng thường bị tái phát(5). Trên thế giới, toxin botulinum type A (Dysport) đã được các bác sỹ thần kinh và mắt sử dụng trong nhiều năm nay để điều trị chứng bệnh này chỉ ra một hướng điều trị mới. Các thử nghiệm khởi đầu với toxin botulinum type A cải thiện về chức năng 70% các trường hợp trong khoảng trung bình 2,5 tháng(11). Tại Việt nam việc tiêm Dysport bắt đầu được áp dụng nhưng chưa có công trình nào được báo cáo, nên tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng Dysport trong điều trị co quắp mí mắt vô căn để đánh gía hiệu quả của chúng. Qua đó để góp phần vào công tác chẩn đoán và điều trị chứng co quắp mí mắt vô căn. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng Dysport để điều trị co quắp mí mắt vô căn. Mục tiêu chuyên biệt: Mô tả đặc điểm lâm sàng của co quắp mí vô căn, đánh giá thời gian tác dụng của thuốc, đánh giá mức độ cải thiện co quắp mí mắt sau tiêm Dysport, khảo sát các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 48 bệnh nhân (BN) bị chứng co quắp mí mắt vô căn biểu hiện dưới các thể lâm sàng: Co quắp mí mắt riêng lẻ, hội chứng Meige. Tuổi > 18. Đồng ý với trị liệu tiêm thuốc Dysport. Tiêu chuẩn loại trừ BN không đồng ý tiêm thuốc, đang mắc các bệnh nhiểm trùng, nhược cơ hay nghi ngờ nhược cơ, đã điều trị Dysport trước đó, đang dùng kháng sinh aminoglycosid hay curarine, có thai hoặc cho con bú. Phương pháp nghiên cứu Quan sát - Mô tả - Tiền cứu - Cắt dọc. Phương tiện nghiên cứu DYSPORT 500 ĐƠN VỊ SPEYWOOD của hảng Befour Ipsen, Ống tiêm 1ml, kim số 25, đèn pin, đèn soi đáy mắt, bảng thị lực Snellen, dung dịch sodium chloride 0,9%, bàn BN nằm, máy chụp hình kỹ thuật số, hồ sơ bệnh án BN ngoại trú, phiếu khám và theo dõi bệnh nhân. Các bước thực hiện Các BN bị co quắp mí mắt vô căn phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn tiến hành Khai thác bệnh sử, tiền căn Khám toàn thân, ghi dấu hiệu sinh tồn Khám chuyên khoa mắt, xác định các thể lâm sàng: Co quắp mí mắt riêng lẻ và hội chứng Meige. Tiêm thuốc: liều thuốc sử dụng cho co quắp mí riêng lẻ từ 60-80 đơn vị, liều thuốc sử dụng cho BN bị H/C Meige từ 80-100 đơn vị (chúng tôi chọn liều thuốc theo tác giả Pougnvarin). Theo dõi kết quả điều trị sau tiêm thuốc 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 5 tháng. Đánh giá kết quả dựa theo cách đánh giá của 3 tác giả dưới đây: Đánh giá theo S. Soulayrol(14) Bảng 1: Điểm số hiệu quả như sau Điểm Hiệu quả trên co thắt Tốt 2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 212 Trung bình 1 Không 0 Ít nhất 3 tháng 2 Giữa 1 và 3 tháng 1 Thời gian hiệu quả Tối đa 1 tháng 0 Không 1 Tác dụng phụ Có 0 Cải thiện 2 Cải thiện thất thường 1 Kết quả Không cải thiện 0 Đánh giá theo J.S. Elston(11,8) Bảng 2: Điểm số đánh giá mức độ rối loạn thị giác như sau: Điểm số Chức năng thị giác 1 Mù 2 Lệ thuộc khi ra khỏi nhà 3 Tự quản được nhưng chức năng yếu 4 Tự quản được nhưng chức năng vừa phải 5 Tổn thương nhẹ 6 Bình thường Đánh giá theo Poungvarin N(14) Cải thiện tốt: mở mắt tự nhiên, hết co quắp mí. Cải thiện khá: mở mắt được nhưng còn cố gắng, thỉnh thỏang còn co quắp mí, không ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Cải thiện trung bình: mở mắt còn khó khăn, còn co quắp mí, có ảnh hưởng ít đến chức năng thị giác. Không cải thiện: Không đáp ứng với thuốc, tình trạng co quắp mí không giảm. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu Giới Nam 17 ca (35,42%) ; nữ 31 ca (64,58%). Tuổi đời của mẫu nghiên cứu 60 ± 7 tuổi (nhỏ nhất: 44 tuổi, lớn nhất: 78 tuổi). Tuổi bệnh 1,8 ± 1,4 năm (thấp nhất 3 tháng, cao nhất 7 năm). Các thể lâm sàng Co quắp mí mắt riêng lẻ có 38/48 BN (79,16%), H/C Meige có 10/48 BN (20,84%). Các yếu tố thúc đẩy khởi phát cơn co giật Bảng 3: Phân bố tần số yếu tố thúc đẩy khởi phát cơn co giật Yếu tố thúc đẩy Tần số Tỉ lệ Tập trung làm việc 5 10,41% Ngẫu nhiên 5 10,41% Đọc sách, báo, xem tivi 14 29,18% Khi ra ngoài trời 24 50% Điều trị trước đó Bảng 4: Phân bố tần số điều trị trước tiêm thuốc Điều trị trước đó Tần số Tỉ lệ Không điều trị gì trước 2 4,17% Châm cứu 14 29,16% Dùng thuốc không rõ loại 10 20,84% Dùng thuốc kết hợp châm cứu 20 41,66% Tiền căn di truyền 2 4,17% Liều thuốc tiêm trung bình của các thể lâm sàng: Co quắp mí riêng lẻ 70 đơn vị, H/C Meige 88 đơn vị. Liều thuốc tiêm trung bình cho những BN bị H/C Meige (88 đơn vị) cao hơn liều thuốc tiêm trung bình cho những BN bị co quắp mí riêng lẻ (70 đơn vị). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,005. Điểm số RLTG trước tiêm thuốc (theo tác giả J.S. Elston). Bảng 5: Phân bố tần số điều trị trước tiêm thuốc Điểm số RLTG Tần số Tỉ lệ% 1 10 20,83% 2 24 50,00% 3 9 18,75% 4 5 10,42% Nhận xét: trước tiêm thuốc đa số BN có tình trạng chức năng thị giác rất thấp, bị mù chức năng và có tình trạng lệ thuộc khi ra khỏi nhà (70,83%). Một số kết quả điều trị sau tiêm thuốc Theo tiêu chuẩn đánh giá của tác giả J.S. Elston Tiến triển của điểm số rối loạn thị giác (RLTG) sau tiêm thuốc 1 tuần: không còn BN Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 213 nào bị mù chức năng so với trước tiêm, chỉ có 1 BN bị lệ thuộc khi ra khỏi nhà (2,08%) so với trước tiêm 24 BN (50%). Tiến triển của điểm số RLTG sau tiêm thuốc 3 tháng: toàn bộ BN có tình trạng chức năng thị giác gần như bình thường với điểm 5 và điểm 6 (100%) so với sau tiêm thuốc 1 tháng (95,83%). Tiến triển của điểm số RLTG sau tiêm thuốc 5 tháng: 11 BN tái phát với điểm số RLTG thấp (22,92%), số BN có tình trạng chức năng thị giác bình thường giảm còn 77,08% so với sau tiêm thuốc 3 tháng (95,83%). Theo tiêu chuẩn đánh giá của S. Soulayrol Hiệu quả trên co thắt sau 3 tháng: cải thiện tốt có 48 BN (100%). Thời gian hiệu quả: trước 3 tháng không có BN nào tái phát trở lại, đến tháng thứ 5 có 11 BN tái phát. Vậy toàn bộ BN có thời gian kéo dài tác dụng của thuốc trên 3 tháng. Kết quả sau mũi tiêm: trong mẫu nghiên cứu có 40 BN cải thiện sau mũi tiêm đầu tiên, có 8 BN sau tiêm 1 tuần điểm số RLTG vẫn như cũ. Theo tác giả S. Soulayrol những BN này coi như có kết quả sau tiêm không thay đổi (tác giả cho 1 điểm đối với những BN có kết quả sau tiêm không thay đổi, cho 2 điểm đối với những BN có cải thiện sau nhiều mũi tiêm). Tác dụng phụ: 36 BN có tác dụng phụ, 12 BN không có tác dụng phụ. Đánh giá kết quả điều trị Đánh giá kết quả điều trị theo tác giả S. Soulayrol Sau 2 tuần cải thiện được ghi nhận 79,17% BN, điểm 5-7 (8,33%). Sau 3 tháng cải thiện được ghi nhận 87,50% điểm 5-7 là 12,5%. Đánh giá kết quả điều trị theo tác giả J.S. Elston Điểm số RLTG trước và sau điều trị của mẫu nghiên cứu. Bảng 6: Phân bố tần số của điểm số RLTG trước và sau điều trị của mẫu nghiên cứu Sau tiêm Điểm số Trước tiêm 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 5 tháng 1 10 0 0 0 0 0 2 24 1 0 0 0 7 3 9 36 0 0 0 4 4 5 10 24 2 0 0 5 0 0 20 13 2 0 6 0 1 4 33 46 37 Đánh giá kết quả điều trị theo tác giả Poungvarin Bảng 7. Phân bố tần số kết quả cải thiện của mẫu nghiên cứu 1 tuần 2 tuần 1 tháng 3 tháng 5 tháng Cải thiện TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ Tốt 1 2,08% 24 50% 46 95,83 % 48 100% 37 77,08 % Khá 10 20,83 % 24 50% 2 4,17% 0 0% 0 0% TB 37 77,09 % 0 0% 0 0% 0 0% 11 22,92 % Tác dụng phụ Trong tuần đầu có 36/48 BN (75%) có tác dụng phụ; tác dụng phụ chiếm nhiều nhất là hở mí 33,33%, sụp mí 25%; chảy nước mắt, khô mắt, song thị chiếm tỉ lệ thấp 4-8%. Tác dụng phụ của mẫu nghiên cứu sau 1 tháng có 16/48 BN; tác dụng phụ chiếm nhiều nhất là hở mí 9 ca (25,00 %) và sụp mí 6 ca (16,66%). Tác dụng phụ xuất hiện sớm sau tiêm 1 tuần có 36/48 BN (75%). Sau 1 tháng tác dụng phụ biến mất dần chỉ còn 16/36 BN (44,45%). Sau 3 tháng tất cả BN không còn tác dụng phụ. Tái phát sau 5 tháng 11 BN ( 22,91%), trong đó có 7 BN bị co quắp mí riêng lẻ, 4 BN bị H/C Meige tái phát. BÀN LUẬN Một số bàn luận về đặc điểm dịch tễ học Giới Trong 48 BN của mẫu nghiên cứu: Nữ có 31 BN (64,58%), Nam 17 BN (35,42%). Vậy tỉ lệ mắc bệnh của nữ cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ nữ/nam = 1,82:1 phù hợp với y văn tức giới nữ bị chứng co quắp mí mắt nhiều hơn nam. Nghiên cứu của Poungvarin N, Devahastin V, Chaisevikul R, Prayoonwiwat N, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 214 Viriyavejakul A: Khoa Y, Trường Đại học Mahidol, Bangkok, Thái lan(14). Các tác giả đã nghiên cứu 100 BN gồm thể lâm sàng co quắp mí mắt và hội chứng Meige được tiêm botulinum toxin type A từ năm 1989 đến 1996. Kết quả về giới: nữ: 65/100 BN chiếm tỉ lệ 65%, cao hơn nam 35/100 BN với tỉ lệ 35%. Tỉ lệ nữ/nam = 1,86:1. Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước: tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Tuổi đời Tuổi đời trung bình của mẫu nghiên cứu là 60 ± 7,12 tuổi, tuổi đời nhỏ nhất là 44 tuổi và lớn nhất là 78 tuổi. Theo Thussa A, Barman nghiên cứu 43 BN bị chứng co quắp mí mắt vô căn: tuổi trung bình là 51,06 ± 10,48 tuổi. Theo Poungvarin N, Devahastin V, Chaisevikul R, Prayoonwiwat N, Viriyavejakul A: Khoa Y, Trường Đại học Mahidol, Bangkok, Thái lan(14). Các tác giả đã nghiên cứu 100 BN gồm thể lâm sàng co quắp mí mắt và hội chứng Meige được tiêm BTX-A từ năm 1989 đến 1996. Kết quả về tuổi trung bình: 53,3 tuổi. Vậy tuổi đời trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của tác giả ngoài nước. Tuổi đời của BN bị co quắp mí mắt đa số từ 50 tuổi trở lên. Tuổi bệnh Tuổi bệnh trung bình của mẫu nghiên cứu là 1,8 năm, tuổi bệnh thấp nhất là 3 tháng và cao nhất là 7 năm. Theo công trình nghiên cứu của các tác giả Thussu A, Barman CR, Prabhakar S(6) 43 BN bị co quắp mí mắt được tiêm Dysport có tuổi bệnh trung bình là 4,67 năm (độ lệch chuẩn là 3,7), tuổi bệnh nhỏ nhất là 3 tháng, tuổi bệnh lớn nhất là 17 năm. Tuổi bệnh trung bình trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn tuổi bệnh trung bình trong mẫu nghiên cứu của các tác giả ngoài nước. Điều này có thể nói người dân chúng ta quan tâm đến bệnh của mình, tích cực tìm đến phương pháp điều trị mới để giải quyết tình trạng co quắp mí mắt có ảnh hưởng đến sinh hoạt và chức năng thị giác, cũng như để giải quyết yếu tố thẩm mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến công việc giao tiếp hằng ngày. Thể lâm sàng 48 BN trong mẫu nghiên cứu: gồm 38 BN bị co quắp mí mắt riêng lẻ (79,16%) chiếm tỉ lệ cao hơn BN bị H/C Meige 10 BN (20,84%) cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả ngoài nước. Các yếu tố thuận lợi Các yếu tố thuận lợi làm BN dễ khởi phát cơn co quắp hay làm bệnh nặng hơn đó là tập trung làm việc, nói chuyện, hay bị kích thích bởi ánh sáng mạnh. Trong nghiên cứu số BN bị kích thích bởi ánh sáng chiếm đa số (50%), tỉ lệ này phù hợp với số BN có chức năng thị giác lệ thuộc khi ra khỏi nhà 24/48 BN (50%) có điểm 2. Các yếu tố vừa ghi nhận được lên cũng được các tác giả K.P.Frei và D.D. Trương MD mô tả(12). Điều trị trước đó Đa số BN bị bệnh nhiều lần và đều có điều trị trước như: dùng thuốc không rõ loại có 10 BN, châm cứu có 14 BN, vừa uống thuốc và châm cứu là 20 BN, chỉ có 2 BN không điều trị gì, 2 BN có tiền căn di truyền. Điều này nói lên chứng co quắp mí xảy ra nhiều đợt, BN tích cực điều trị và quan tâm đến bệnh của mình, đã có điều trị trước nhưng bệnh không giảm nên vào viện để tiêm thuốc. Liều thuốc tiêm Liều thuốc tiêm trung bình của BN bị H/C Meige là 88 đơn vị cao hơn liều thuốc tiêm trung bình của BN bị co quắp mí mắt riêng lẻ 70 đơn vị. Khảo sát liều thuốc tiêm của 2 nhóm, dùng phép kiểm chi bình phương cho giá trị p = 0,005 (< 0,05) do đó sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. BN bị H/C Meige sử dụng lượng thuốc nhiều hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 215 Trong các tài liệu nước ngoài liều khởi đầu cho điều trị co quắp mí mắt hai bên là 120 đơn vị cho mỗi mắt (nghĩa là 0,6 ml dung dịch chứa 500 đơn vị pha loãng trong 2,5 ml)(13). Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng liều thấp hơn, bởi vì lượng thuốc tiêm tỉ lệ với khối lượng cơ. Người Châu Âu có khối lượng cơ lớn hơn nên được tiêm liều cao hơn. Nghiên cứu của tác giả S. Soulayrol thực hiện trên 48 BN bị co quắp mí mắt liều trung bình cho mỗi mắt là 112 đơn vị. Điểm số RLTG trước tiêm Trước tiêm có 34/48 BN (70,83%) có điểm số RLTG rất thấp (điểm 1 và 2) ảnh hưởng đến chức năng thị giác. BN có chỉ định tiêm thuốc Dysport phù hợp với đối tượng được chọn nghiên cứu. 14/48 BN (29,17%) tự quản được nhưng chức năng thị giác đã bị ảnh hưởng. Đối chiếu với tác giả J.S. Elston BN có điểm số RLTG thấp (điểm 1 và 2) là 68%, BN tự quản được nhưng chức năng thị giác đã bị ảnh hưởng (điểm 3 và 4) là 30,92%. Tình trạng điểm số RLTG trước điều trị của BN chúng tôi cũng như tác giả báo cáo trong nghiên cứu. Về kết quả điều trị Điểm số RLTG sau tiêm Sau tiêm 1 tuần không còn BN nào bị mù chức năng, BN tự quản được nhưng chức năng bị ảnh hưởng (điểm 3 và 4) cũng tăng rõ rệt 46/48 BN (95,83%), số BN có chức năng thị giác gần như bình thường có 1/48 BN (2.08%) cũng tăng so với trước tiêm. Sau tiêm 1 tháng có 46/48 BN (95,83%). Sau tiêm 3 tháng toàn bộ BN có chức năng thị giác như bình thường (100%). Sau tiêm 5 tháng có 11 BN tái phát với điểm số RLTG thấp điểm 2 và 3 (22,92%). Vậy từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 điểm số RLTG tăng nhanh, chức năng thị giác càng ngày được cải thiện. Đánh giá kết quả cải thiện Đánh giá kết quả cải thiện theo S. Soulayrol Sau 2 tuần cải thiện được ghi nhận 79,17% đa số BN có điểm 5 và 6 và điểm 7 (8,33%). Sau 1 tháng cải thiện được ghi nhận 87,50% đa số BN có điểm 5 và 6 (87,50%) và điểm 7 (12,50%). Sau 3 tháng cải thiện được ghi nhận 87,50% đa số BN có điểm 5 và 6 (87,50%) và điểm 7 (12,50%). So sánh kết quả cải thiện sau 1 tháng và 3 tháng. Phép kiểm chi bình phương với p = 0,199 (> 0,05). Vậy sự khác biệt về kết quả cải thiện sau 1 tháng và 3 tháng không có ý nghĩa thống kê, kết quả về điểm số ở hai thời điểm này giống nhau. Đánh giá kết quả cải thiện theo J. S. Elston (Bảng 4) Sau 1 tuần BN có cải thiện rõ, tình trạng chức năng thị giác cải thiện dần 22,91% BN có chức năng thị giác bình thường hoặc bị ảnh hưởng nhẹ, không còn BN nào bị mù chức năng. Sau điều trị 2 tuần có 24/48 BN (50%) có tình trạng chức năng thị giác bình thường và 50% chức năng thị giác bị ảnh hưởng vừa phải. Sau điều trị 1 tháng có 46/48 BN (95,83%) có tình trạng chức năng thị giác bình thường so với sau điều trị 2 tuần (50%). Sau điều trị 3 tháng toàn bộ BN có tình trạng chức năng thị giác bình thường có 95,83% điểm 6 và 4,17% điểm 5. Tình trạng rối loạn về điểm số RLTG sau tiêm tăng hơn so với trước tiêm và sau 1-3 tháng cũng tăng hơn so với 1-2 tuần đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả điều trị của tác giả: 149/194 BN (75,25%) có tình trạng chức năng thị giác bình thường, 35/194 BN (18%) chức năng thị giác bị ảnh hưởng vừa phải. Tỉ lệ cải thiện trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả. Đánh giá kết quả cải thiện theo Poungvarin (Bảng 7) Trong nghiên cứu của chúng tôi: Sau 2 tuần: Cải thiện tốt: 50%, cải thiện khá 50%. Sau 1 tháng: Cải thiện tốt: 95,83%, cải thiện khá 4,17%. Sau 3 tháng: Cải thiện tốt: 100%. Tỉ lệ thành công của tác giả: Cải thiện tốt: 83,51%, cải thiện khá 13,19%, trung bình 2,2%. Vậy tỉ lệ thành công trong nghiên cứu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 216 chúng tôi cũng tương đương như nghiên cứu của tác giả khác. Khảo sát thời gian kéo dài tác dụng của thuốc 37/48 BN chiếm tỉ lệ 77,09% có thời gian kéo dài tác dụng của thuốc từ 3 tháng trở lên và không bị tái phát cho đến tháng thứ 5. Theo công trình nghiên cứu của P. Calace, G. Cortese, R. Piscopo, G. Dellavolpe, V. Gagliardi, A. Magli, T. De berardinis ở Khoa Mắt Trường Đại học “ Federico II”, Napoli- Y(8): theo dõi 178 BN bị co quắp mí mắt được tiêm Dysport có thời gian kéo dài tác dụng của thuốc là 3,6 tháng. Theo Elston J.S. các thử nghiệm khởi đầu với toxin botulinum type A có thời gian kéo dài tác dụng của thuốc trung bình khoảng 2,5 tháng(11,8). Thời gian kéo dài tác dụng của thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước. Tỉ lệ tái phát Tháng thứ 5 có 11/48 BN bị tái phát trở lại trong đó có 7 BN thuộc thể co quắp mí riêng lẻ và 4 BN thuộc H/C Meige, các BN này chúng tôi không tiếp tục nghiên cứu thêm. Tác dụng phụ Không thấy tác dụng phụ gây phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mẫn da, ban đỏ, ngứa. Có một BN có cảm giác đau tê tại vùng tiêm thuốc, đây không phải là tác dụng phụ liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc. Có 12 BN không có tác dụng phụ: Các BN này có thể được tiêm đúng vào vị trí, thuốc không lan xa khỏi vùng tiêm nên hạn chế được tác dụng phụ. Mặc dù tác dụng phụ phản ảnh được hiệu quả về tính chất làm liệt cơ, nhưng nếu tiêm đúng trên cơ sở hiểu biết về giải phẫu học thì hạn chế được tác dụng xảy ra. Tác dụng phụ xảy ra chủ yếu tại chổ tiêm hay liên quan đến đặc tính dược lý học của toxin lên cơ nằm bên dưới hoặc xa hơn, có thể tiêm quá sâu hay tiêm sai vị trí, ngoài ra còn có thể do động tác mở mắt bất thường của BN khi đang tiêm thuốc bởi vì BN phải nhắm mắt để định vị chổ tiêm được chính xác, động tác mở mắt bất thường có thể làm sai lệch mũi kim. Nhưng thuốc chỉ làm liệt tạm thời nhóm cơ gần chỗ tiêm. Theo Jankovic về các quan điểm hạn chế phát tán thuốc(3). Tăng nồng độ bằng cách hạn chế dung dịch pha: thay vì pha vào chai Dysport 2,5 ml dung dịch muối sinh lý, chỉ pha 0,7 ml. Pha thêm adrenaline. Đầu vát và hướng mũi kim về phía cơ đích, lực tiêm chậm đều. Giải thích các tác dụng phụ Hở mí: do thuốc tác dụng làm liệt cơ vòng mí, nên khi nhắm mắt cơ vòng mí không đủ mạnh để nhắm kín mắt, có 16 BN hở mí nhưng với mức độ nhẹ (hở mí từ 2-3 mm) không gây khó chịu gì cho BN, dấu hiệu này chứng tỏ có tình trạng liệt cơ, thuốc có tác dụng. Khô mắt: có 4 BN khô mắt gây khó chịu tạm thời, được dùng nước mắt nhân tạo để điều trị hỗ trợ, tình trạng khô mắt xảy ra do giảm tần số chớp mắt vì cơ bị liệt tạm thời, cũng có thể do mũi tiêm phía trên ngoài ảnh hưởng đến tuyến lệ (nằm ở góc trên ngoài của bờ trên hốc mắt) gây giảm sản xuất nước mắt. Song thị: có 2 BN bị tác dụng này, xảy ra do thuốc lan vào cơ trực ngoài làm liệt tạm thời cơ trực ngoài và biến mất sau 3 tháng. Bởi vì thuốc có thể lan ra xa chổ tiêm 2 cm nên các cơ lân cận dễ bị ảnh hưởng. Chảy nước mắt: có 2 BN bị chảy nước mắt, tình trạng này do thuốc làm liệt cơ Horner ở cổ túi lệ nên mất tác dụng hút nước mắt gây chảy nước mắt. Sụp mí: có 12 BN bị sụp mí (25%) bị ảnh hưởng do thuốc lan vào cơ nâng mí. Trong một nghiên cứu của P. Calace, G. Cortese, R. Piscopo, G. Dellavolpe, V. Gagliardi, A. Magli, T. De berardinis. Trường Đại học “ Federico II”, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 217 Napoli-Ý : tỉ lệ về sụp mí nhỏ hơn 15%. Tỉ lệ sụp mí trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn của tác giả ngoài nước có thể do lúc đầu chưa có kinh nghiệm tiêm. Trong tuần đầu 36 BN có tác dụng phụ, sau 1 tháng chỉ còn 16 BN, sau 3 tháng không có BN nào còn tác dụng phụ. Chứng tỏ thời gian thuốc đạt tác dụng tối đa thì tác dụng phụ cũng dần dần biến mất. KẾT LUẬN Dysport có vai trò trong điều trị co quắp mí mắt vô căn, trong mẫu nghiên cứu mức độ cải thiện tốt 95,83% ở tháng thứ nhất. BN hết co quắp mí mắt, mắt mở tự nhiên, không còn rối loạn chức năng về vận động mí gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Liều thuốc trung bình cho co quắp mí riêng lẻ là 70 đơn vị, liều thuốc trung bình cho BN bị H/C Meige là 88 đơn vị. Thời gian thuốc Dysport bắt đầu có tác dụng liệt cơ sau 1 tuần, đạt cao nhất vào tháng thứ 1 và kéo dài 3 tháng dựa vào điểm số RLTG trong đợt điều trị. Thuốc chỉ tác dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng Tỉ lệ tái phát trong nghiên cứu là 22,91% ghi nhận vào tháng thứ 5. Tác dụng phụ chiếm tỉ lệ 75% chỉ là tạm thời; xuất hiện từ tuần thứ 1, biến mất sau 2 tuần và không còn sau 3 tháng, trong đó triệu chứng song thị là tác dụng phụ gây phiền toái nhất cho bệnh nhân. Không có tác dụng phụ toàn thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brin MF (1991): The clinical use of boyulinum toxin, Symposium Columbia University, October, 12. 2. Elston J.S. (1990): Botulinum toxin A in clinical medicine. J. Physiol, Paris 1990; 84(4):285-9. 3. Elston J.S: (1988): Botulinum toxin treament of blepharospasm. Adv. Neurol.; 50: 579-81. 4. Gillum W.N, Anderson R.L (1981): Blepharospasm surgery: an anatomic approach. Arch. Ophthalmol.; 99 (6): 1056-62 5. Hà Huy Tiến (1972): Rối loạn vận động nhãn cầu, nhãn khoa tập 2, nhà xuất bản y học Hà Nội, 1972: 190 –1. 6. Hambleton P. (1992): Clostridium botulinum toxins: a general review of involvement in discase, structure, mode of action and preparation for clinical use review J. Neurol.; 239 (1):16-20. 7. Jankovic J, Brin M.F (1991): Therapeutic uses of botulinum toxin review, N. Engl. J. Med. 1991: 324(17):1186-1194. 8. Lê Minh Thông và cộng sự (2004): Kết quả bước đầu của sử dụng Dysport trong điều trị: Lé do liệt thần kinh VI, co quắp mí mắt vô căn, co giật nửa mặt, các nếp nhăn vùng mặt. Bản tin Nhãn khoa số 02/2004. 9. Lwanga SK., Lemeshow S. (1991): Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu sức khỏe, Sổ tay thực hành, Tổ chức Y Tế Thế Giới, Geneva(Lê Hoàng Ninh dịch) 10. Melling J, Hambleto P, Shone CC (1988): Clotridium botulinum toxin nature and preparation for clinical use Eye 1988; 2 (pt 1): 16-23. 11. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1974): Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và Sinh lý thị giác, nhà xuất bản y học Hà Nội. 12. Sni M; Weiberger D, Bourla D, Kristal-Shalit O: (2003): Quantitative changes in botulinum toxin A treatment over time in patient with essential blepharospasm and idiopathic hemifacial spasm. Am J Ophthamol; 136: 99-105. 13. Soulayrol S, Caperan A, Penot-Ragon C, Beaulieu J.P, Gastaut J.I. (1993): Traitement par injections locales de toxin botulique en neurology Indications et resultants. La Presse Med.; 22:967-63. 14. Trịnh Bỉnh Dy (2002): Bài giảng sinh lý học, nhà xuất bản y học Hà Nội. 15. Võ Văn Huy, Võ Thị Lan, Hoàng Trọng: (1997): Ứng dụng SPSS for Windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_dysport_trong_dieu_tri_co_quap_mi.pdf
Tài liệu liên quan