Đánh giá hiệu quả sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đồng thời đặt implant nha khoa

KẾT LUẬN Trong nghiên cứu sử dụng khung xương khử khoáng trong phẫu thuật nâng xoang hở cho 30 bệnh nhân gồm 40 xoang đặt 64 trụ implant, cho phép rút ra các kết luận sau: - Độ vững ổn của implant (ISQ) ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Cả hai thông số ISQ (N-T) và ISQ (G-X) đều tăng ở 6 tháng sau phẫu thuật, trung bình ISQ ngay sau phẫu thuật: 58,44±11,45 so với 73,12±15,38. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). - Mật độ xương (HU) trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Chỉ số HU tăng nhiều 6 tháng sau phẫu thuật, trung bình HU trước phẫu thuật 181,94±524,65 so với 1327±418,68. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có sự thay đổi tỉ lệ phân bố giữa các nhóm mật độ xương 6 tháng sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật có tăng, trung bình chiều dày đáy xoang trước phẫu thuật 3,85 ± 1,45 so với 10,61 ± 2,82. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Kết quả lâm sàng 6 tháng sau đặt implant với kỹ thuật nâng xoang hở sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100: 59 implant thành công (92,2%). 5 implant thất bại (7,8%). 1 xoang bị thủng (2,5%) trên 40 xoang. Khung xương khử khoáng CGDBM100: dễ sử dụng vì ở dạng vữa trong ống tiêm, không rớt xương ghép vào mô mềm. Tăng thể tích xương trong phẫu thuật nâng xoang hở. Hàm lượng DBM cao, rút ngắn thời gian tái tạo xương

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đồng thời đặt implant nha khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 303 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHUNG XƯƠNG KHỬ KHOÁNG CGDBM100 ĐỂ NÂNG XOANG HỞ ĐỒNG THỜI ĐẶT IMPLANT NHA KHOA Trần Xuân Thắng*, Lê Đức Lánh** TÓM TẮT Mục tiêu: Sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đặt Implant đồng thời nhằm đánh giá các mục tiêu sau: (1) Xác định độ vững ổn của Implant (ISQ) ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật, (2) Xác định mật độ xương trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật, (3) Xác định chiều dày đáy xoang trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật, (4) Đánh giá kết quả lâm sàng 6 tháng sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân nâng 40 xoang, đặt 64 trụ Implant. Đo chỉ số ISQ ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật. Đo chỉ số HU, mật độ xương, chiều dày đáy xoang trước và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Nghiên cứu bước đầu các chỉ số ISQ, HU, mật độ xương, chiều dày đáy xoang đều tăng 6 tháng sau phẫu thuật, 01 ca thủng xoang (2,5%) trên 40 xoang, 59 Implant thành công (92,2%) trên 64 trụ implant. Kết luận: Nghiên cứu sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đặt Implant đồng thời rất hữu ích trong lâm sàng cho sự gia tăng thể tích xương trong phẫu thuật nâng xoang hở nhờ tác động tích cực của nó lên sự hình thành xương mới và sử dụng dễ dàng. Từ khoá: Cấy ghép implant, vật liệu ghép, độ ổn định của implant. ABSTRACT EVALUATION OF BONE MATRIX CGDBM100 USING IN OPEN SINUS LIFT WITH IMMEDIATELY IMPLANT PLACEMENT Tran Xuan Thang, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 303 - 309 Objective: The objective of this study was to use Bonematrix CGDBM100 in open sinus lift and immediate implant for: (1) Defining primary implant stability and after 6 months, (2) Defining bone density pre-op and 6 months post operation, (3) Defining the pre-op height of sinus floor and 6 months post-op, (4) Evaluating clinical results 6 months post-op. Materials and method: the research was done on 30 patients and 40 sinus lift cases and 64 implants. ISQ was measured immediately post-op and 6 months later. HU, density of bone, height of sinus floor were measured pre-op and 6 months post-op. Results: ISQ, HU, bone density, height of sinus floor almost increased after 6 months, 1 sinus perforation (2.5%) out of 40 cases, 59 successful implants out of 64 implants. Conclusion: Bone matrix CGDBM100 was very useful in increasing bone volume during sinus lift operation, with positive stimulation to reconstruct new bone and easy use. Key word: Implant placement, graft material, implants stability. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 304 MỞ ĐẦU Cấy ghép nha khoa là một phương pháp điều trị hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân mất răng toàn bộ hay bán phần. Tỉ lệ thành công phụ thuộc yếu tố toàn thân và tại vùng đặt implant, nhất là chất lượng và số lượng xương ở vùng mất răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm trên thường bị tiêu nhiều, có trường hợp thành xoang còn dưới 5mm do tiêu xương sau mất răng dẫn đến khó đặt implant. Vì vậy trong trường hợp chiều cao xoang hàm bị thiếu xương và chất lượng xương kém, việc tăng số lượng xương nâng đỡ implant có chiều dài thích hợp để tăng sự ổn định của implant khi đặt ở vùng răng sau hàm trên rất quan trọng. Khi đó có chỉ định nâng xoang cùng với màng xoang là cần thiết, để những implant dài có thể tăng neo chặn ở vùng chịu lực nhai nhiều mà vẫn không làm chóp implant chui vào xoang hàm. Ghép xương từ mặt xương để tăng khối lượng xương ở vùng sau hàm trên có tỉ lệ thất bại cao hơn nhiều so với nơi khác vì sự giới hạn của thể tích xương, xương vỏ mỏng, xương xốp, các cơ dày hơn. Năm 1970, Tatum(3) tiến hành phẫu thuật nâng xoang hàm ghép xương có nâng màng xoang và tác giả đã công bố kết quả nâng xoang có ghép xương thuận lợi và tốt hơn việc ghép xương khối. Theo Wallace S.S (2003)(4,5), mất răng cối hàm trên sau 2 năm mức tiêu xương trên 3mm. Trong thực tế lâm sàng, xương ổ răng, thành xương vùng răng cối hàm trên tiêu nhanh sau nhổ răng hoặc tiêu do bệnh nha chu nên thành xương mỏng, rất trở ngại cho đặt implant. Từ những năm đầu thế kỷ 21, nâng xoang hàm là kỹ thuật phổ biến trong cấy ghép nha khoa để tăng thể tích xương thiếu ở thành xoang hàm. Vật liệu dùng để nâng xoang hàm trên có thể là xương tự thân, xương đồng loại, xương dị loại và xương tổng hợp. Trong những vật liệu này xương tự thân được coi là tiêu chuẩn vàng để nâng xoang vì: xương tự thân có các protein tạo dạng xương (BMP), BMP sẽ kích ứng nguyên bào xương tạo thành xương từ các mô xung quanh và các yếu tố tăng trưởng có vai trò trong việc phục hồi, sửa chữa các xương ghép. Với xương vỏ, BMP có vai trò tạo thành các khung sườn có tính dẫn tạo xương cần cho sự hình thành xương, nhanh lành thương. Với những lý do trên, xương tự thân là vật liệu lý tưởng nhất cho việc tái thiết lập sự thiếu hụt xương. Nhưng muốn sử dụng xương tự thân, đòi hỏi phải có thêm một số vị trí phẫu thuật khác, vì thế thời gian phẫu thuật tăng, rủi ro cũng tăng lên, biến cố sau phẫu thuật cũng cao; Đặc biệt, bệnh nhân phải chịu thêm một số vùng đau do phẫu thuật lấy xương (xương mào chậu, xương cằm, xương góc hàm). Các loại xương dị loại là vật liệu ghép đáp ứng về số lượng xương nhưng thời gian lành thương kéo dài, mức độ tiêu xương sau ghép còn cao và tỉ lệ thành công thấp; Đặc biệt về vấn đề tôn giáo, nhất là một số quốc gia hồi giáo rất hạn chế sử dụng xương dị loại để nâng xoang hàm. Xương đồng loại với chất liệu được khử khoáng có nhiều ưu điểm hơn xương dị loại.Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng xương đồng loại khử khoáng như nghiên cứu của tác giả: Groeneveld và cộng sự (1998)(2), Dong Seok Sohn và cộng sự (2009)(1). Vật liệu xương được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là khung xương khử khoáng CGDBM100 dưới dạng vữa (past) trong ống tiêm bao gồm 100% DBM lấy từ mô người cùng với các mảnh xương xốp để tăng dẫn tạo của DBM, duy trì độ bền cơ học ở vị trí ghép và giúp cho mạch máu đi vào vật liệu ghép nhanh, rút ngắn thời gian lành thương và tạo xương mới. Tại khoa Cấy Ghép Nha Khoa Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, nơi có số lượng bệnh nhân khá cao đến điều trị về cấy ghép nha khoa, chúng tôi sử dụng nhiều loại vật liệu ghép xương trong phẫu thuật nâng xoang. Để đánh * Khoa Cấy Ghép Nha Khoa, BV Răng Hàm Mặt Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Cấy ghép Nha khoa, Khoa RHM ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Trần Xuân Thắng ĐT: 0903730089 Email: kinhluan.it@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 305 giá và so sánh hiệu quả trong điều trị, bước đầu chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đồng thời đặt implant nha khoa.” với mục tiêu tổng quát như sau: “Đánh giá hiệu quả sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100 để nâng xoang hở đồng thời đặt implant nha khoa trên bệnh nhân được điều trị tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định độ vững ổn của implant (ISQ) ngay sau phẫu thuật nâng xoang hở đặt implant đồng thời và 6 tháng sau phẫu thuật. 2. Xác định mật độ xương trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật. 3. Xác định chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật. 4. Đánh giá kết quả lâm sàng 6 tháng sau phẫu thuật đặt implant với kỹ thuật nâng xoang hở sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng loạt ca không nhóm chứng, bằng cách thực hiện phẫu thuật nâng xoang hở ghép khung xương khử khoáng CGDBM100 đồng thời đặt implant nha khoa trên 30 bệnh nhân tại khoa Cấy Ghép Nha Khoa (Implant) bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 06 nămh 2013. Trình tự nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Khung xương khử khoáng CGDBM100; Implant Nobel Biocare. Phương tiện nghiên cứu Phòng vô trùng cho phẫu thuật, găng tay, nón phẫu thuật, khẩu trang. Bộ máy ghế chữa răng tổng hợp. Bộ dụng cụ khám, bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng. Bộ dụng cụ nâng xoang hở. Bộ mũi khoan Implant. Máy khoan Implant. Tốc độ quay thông thường khi khoan xương khoảng 800 - 1200 vòng/phút; tốc độ khi tạo ren và vặn implant khoảng 10 – 25 vòng/phút. Hình: Bộ phẫu thuật Nobel Biocare Hình: Máy khoan Bệnh án (phẫu thuật), thuốc tê, chỉ khâu phẫu thuật các loại. Máy chụp hình (Sony DSC- W570). Máy phẫu thuật Implant (Surgic XT PLUS) và dụng cụ phẫu thuật. Máy đo Osstell (SN 5824), máy chụp CT Cone Beam (Sirona 3D). Các bước nghiên cứu Bước 1: Khám tổng quát. Bước 2: Chụp X-quang, CT Conebeam, công thức máu, đo điện tâm đồ. Bước 3: Lập kế hoạch điều trị. Bước 4: Phẫu thuật nâng xoang, ghép xương khử khoáng và đặt Implant. Bước 5: Phục hình. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 306 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đo chỉ số ISQ. Phương pháp đo mức độ tiêu xương quanh Implant trên phim CT Conebeam. Phương pháp xác định ca thành công. Phương pháp xác định khả năng phục hình. Thu thập và xử lý số liệu: Thu thập số liệu: Thu thập tất cả kích thước, số lượng Implant, chiều dày đáy xoang hàm, mật độ xương, số đo ISQ trên 30 bệnh nhân đã chọn. Xử lý phân tích số liệu: Bệnh án điều trị được kiểm soát. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Mô tả về: tuổi, giới tính. Thống kê phân tích Về tỷ lệ tích hợp xương theo chỉ số ISQ ngay sau phẫu thuật nâng xoang hở đặt implant tức thì và 6 tháng sau phẫu thuật. Sử dụng phép kiểm T-test và phép kiểm 2. Về mật độ xương trên CT Cone Beam trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật bằng phép kiểm T-test. Phân tích về chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật bằng phép kiểm T-test và phép kiểm 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tuổi Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 50,97 ± 10,28 tuổi, nhóm tuổi nhiều nhất khoảng 50-59 tuổi (43,3%), tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi, tuổi lớn nhất là 72 tuổi. Đây là lứa tuổi hay gặp các bệnh lý răng miệng, hơn nữa ở lứa tuổi này người bệnh có khả năng tài chính tốt hơn và ý thức thẩm mỹ, nhu cầu phục hình cao hơn nên đã lựa chọn kỹ thuật Implant. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của E.H.J.Groeneveld(2) và cộng sự (1998) từ 31-76 tuổi, tuổi trung bình là 57 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 31 tuổi, tuổi lớn nhất là 76 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Dong Seak Sohn(1) (2009) từ 41-67 tuổi, tuổi trung bình là 55 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 41 tuổi và tuổi lớn nhất là 67 tuổi. Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu Giới tính Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nam là 53,3% và nữ là 46,7% gần như tương đương nhau. Theo nghiên cứu của E.H.J.Groeneveld(2) (1998) và cộng sự tỉ lệ nam là 62,5% và nữ là 37,5%. Theo nghiên cứu của Dong Seak Sohn(1) (2009) tỉ lệ nam là 80% và nữ là 20%. Tỷ lệ phần trăm số đo ISQ (N-T) theo các nhóm ngay sau PT và 6 tháng sau PT Bảng 1: Số đo ISQ (N-T) ngay sau PT và 6 tháng sau PT Số đo ISQ Ngay sau phẫu thuật n (%) 6 tháng sau phẫu thuật n (%) p < 55 25 (39,1%) 5 (7,8%) <0,001 55-65 21 (32,8%) 5 (7,8%) 65-70 9 (14,1%) 8 (12,5%) > 70 9 (14,1%) 46 (71,9%) Trung bình 57,21 ± 13,04 70,17 ± 14,74 <0,001 Sự khác biệt trung bình giữa 2 thông số ISQ (N-T) tăng 12,96 điểm (p < 0,001). Số đo ISQ (N-T) ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Cho thấy số đo ISQ (N-T) phân 4 nhóm đo ngay sau khi đặt implant có giá trị ISQ (N-T) thấp hơn so với số đo ISQ (N-T) ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật đặt implant. Sự khác biệt về sự phân bố giữa các nhóm được ghi nhận có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 307 Tỷ lệ phần trăm số đo ISQ (G-X) theo các nhóm ngay sau PT và 6 tháng sau PT Bảng 2: Số đo ISQ (G-X) ngay sau PT và 6 tháng sau PT Số đo ISQ Ngay sau phẫu thuật n (%) 6 tháng sau phẫu thuật n (%) p < 55 18 (28,1%) 5 (7,8%) <0,001 55-65 26 (40,6%) 1 (1,6%) 65-70 12 (18,8%) 4 (6,3%) > 70 8 (12,5%) 54 (84,4%) Trung bình 60,14 ± 10,70 76,53 ± 16,39 <0,001 Sự khác biệt trung bình giữa 2 thông số ISQ (G-X) tăng 16,39 điểm (p < 0,001). Số đo ISQ (G-X) ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Cho thấy số đo ISQ (G-X) phân 4 nhóm đo ngay sau khi đặt implant có giá trị ISQ (G-X) thấp hơn so với số đo ISQ (G-X) ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật đặt implant. Sự khác biệt về sự phân bố giữa các nhóm được ghi nhận có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trong đó khuynh hướng phân bố số đo ISQ (G-X) tập trung ở nhóm số đo cao. Tỷ lệ phần trăm số đo ISQ (N-T + G-X)/2 theo các nhóm ngay sau PT và 6 tháng sau PT Bảng 3: Số đo ISQ (N-T + G-X)/2 ngay sau PT và 6 tháng sau PT Số đo ISQ Ngay sau phẫu thuật n (%) 6 tháng sau phẫu thuật n (%) p < 55 20 (31,3%) 5 (7,8%) <0,001 55-65 24 (37,5%) 3 (4,7%) 65-70 12 (20,3%) 4 (6,3%) > 70 8 (12,5%) 52 (81,3%) Trung bình 58,44 ± 11,45 73,12 ± 15,38 <0,001 Sự khác biệt trung bình giữa 2 thông số ISQ (N-T + G-X)/2 tăng 14,68 điểm (p < 0,001). Số đo ISQ (N-T+G-X)/2 ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Cho thấy số đo ISQ (N-T+G-X)/2 phân 4 nhóm đo ngay sau khi đặt implant có giá trị ISQ (N-T+G-X)/2 thấp hơn so với số đo ISQ (N-T+G-X)/2 ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật đặt implant. Sự khác biệt phân bố giữa các nhóm được ghi nhận có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trong đó khuynh hướng phân bố số đo (N-T+G-X)/2 tập trung ở nhóm số đo cao, có nghĩa là sự cải thiện tốt về số đo ISQ cả 2 chiều đo sau 6 tháng. Kết quả số đo Hounsfiel Units (HU) Bảng 4: Số đo Hounsfield Units (HU) trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật Trước phẫu thuật 6 tháng sau phẫu thuật p Trung bình 195,44 ± 534,39 1350,07 ± 425,45 <0,001 Thấp nhất -764 523 Cao nhất 2379 2475 Giá trị trung bình giữa 2 lần đo tăng (p<0,001). Số đo HU trung bình trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Sự khác biệt trung bình số đo HU trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật tăng 1145,23 đơn vị HU (SD=558,60), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001. Tỷ lệ phần trăm mật độ xương trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật Bảng 5: Mật độ xương trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật Trước phẫu thuật n (%) 6 tháng sau phẫu thuật n (%) p D1 2 (3,1) 27 (45,8) <0,001 D2 2 (3,1) 26 (44,1) D3 12 (18,8) 6 (10,1) D4 17 (26,6) 0 D5 31 (48,4) 0 6 tháng sau phẫu thuật 90% implant ở D1 và D2. Không có implant nào ở D4, D5 Có sự thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các nhóm mật độ xương (khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001). Trong đó xu hướng mật độ xương được cải thiện 6 tháng sau phẫu thuật theo dõi với hơn 87,5% chỉ nằm ở nhóm D1, D2 và không có implant có mật độ xương nằm trong nhóm D4, D5 (0%). Tỷ lệ phần trăm chiều dày đáy xoang trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật Trong nghiên cứu Geurs và cộng sự năm 2001, trong số 349 Implant được cấy ghép, có 20 Implant bị đào thải. Tuy nhiên, tác giả đã chỉ ra Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 308 rằng, đối với 13 implant bị đào thải, phần xương hàm trên có bề dày là 4mm. 7 Implant còn lại thì có bề dày xương hàm trên nằm trong khoảng 4- 8mm. không có Implant nào bị đào thải trong nhóm có bề dày xương hàm trên 8mm. Với kết quả đó, tác giả đã kết luận rằng bề dày xương hàm sau khi nâng xoang hàm có giá trị tương quan rất cao với khả năng thành công của đặt implant. Bề dày này bao gồm xương hàm trên và phần nâng chiều cao của xoang hàm trên. Trong một nghiên cứu gần đây của Lundgren năm 2004, tác giả đã đặt 19 Implant vào 12 xoang hàm mà không sử dụng bất cứ vật liệu ghép nào. Báo cáo không có bất cứ trường hợp Implant nào bị thất bại, gợi ý khả năng không dùng vật liệu ghép trong trường hợp nâng xoang có khả thi. Tuy nhiên, tác giả cũng ghi nhận rằng các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có phần xương hàm trên có bề dày 7mm. Vấn đề đặt ra là báo cáo đã không nêu rõ bề dày này được đo trước hay sau khi can thiệp phẫu thuật nâng xoang hàm trên. Đối với phần lớn các nghiên cứu khác, hoặc là các tác giả không báo cáo bề dày trung bình của xương hàm trên, hoặc là mẫu nghiên cứu loại trừ một cách hiển nhiên tất cả các bệnh nhân có bề dày xương hàm trên dưới 6mm. Theo nghiên cứu của chúng tôi gồm 30 bệnh nhân nâng 40 xoang và đặt 64 trụ implant đều tăng thể tích và chiều dày đáy xoang 6 tháng sau phẫu thuật (Bảng 6). Kết quả chiều dày đáy xoang hàm 6 tháng sau phẫu thuật tăng, điều này có nghĩa là 6 tháng sau phẫu thuật sử dụng xương khử khoáng CGDBM100 làm vật liệu thay thế xương để phẫu thuật nâng xoang hàm, có sự tăng chiều dày đáy xoang hàm, tăng thể tích xương và chất lượng xương vùng xoang hàm cần cấy ghép. Do đó, chúng ta sử dụng implant có chiều dài và chiều rộng thích hợp để tăng diện tích tiếp xúc giữa xương và implant, tăng khả năng ổn định sơ khởi của implant. Bảng 6: Số đo chiều dày đáy xoang trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật Số đo chiều dày đáy xoang Trước phẫu thuật n (%) 6 tháng sau phẫu thuật n (%) < 5mm 51 (79,7%) 0 (0%) 5 – 10mm 13 (20,3%) 22 (37,3%) 10 – 12 mm 0 (0%) 21 (35,6%) 12mm > 0 (0%) (27,1%) Kết quả về kỹ thuật mở xoang 30 bệnh nhân nghiên cứu nâng 40 xoang: Tỷ lệ thủng xoang là 2,5%. Tỷ lệ không thủng chiếm 97,5%. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu sử dụng khung xương khử khoáng trong phẫu thuật nâng xoang hở cho 30 bệnh nhân gồm 40 xoang đặt 64 trụ implant, cho phép rút ra các kết luận sau: - Độ vững ổn của implant (ISQ) ngay sau phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Cả hai thông số ISQ (N-T) và ISQ (G-X) đều tăng ở 6 tháng sau phẫu thuật, trung bình ISQ ngay sau phẫu thuật: 58,44±11,45 so với 73,12±15,38. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). - Mật độ xương (HU) trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Chỉ số HU tăng nhiều 6 tháng sau phẫu thuật, trung bình HU trước phẫu thuật 181,94±524,65 so với 1327±418,68. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có sự thay đổi tỉ lệ phân bố giữa các nhóm mật độ xương 6 tháng sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật: Chiều dày đáy xoang hàm trước phẫu thuật và 6 tháng sau phẫu thuật có tăng, trung bình chiều dày đáy xoang trước phẫu thuật 3,85 ± 1,45 so với 10,61 ± 2,82. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Kết quả lâm sàng 6 tháng sau đặt implant với kỹ thuật nâng xoang hở sử dụng khung xương khử khoáng CGDBM100: 59 implant thành công (92,2%). 5 implant thất bại (7,8%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 309 1 xoang bị thủng (2,5%) trên 40 xoang. Khung xương khử khoáng CGDBM100: dễ sử dụng vì ở dạng vữa trong ống tiêm, không rớt xương ghép vào mô mềm. Tăng thể tích xương trong phẫu thuật nâng xoang hở. Hàm lượng DBM cao, rút ngắn thời gian tái tạo xương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dong Seok Sohn (2009), "Efficacy of demineralized bone matrix paste for maxillary sinus augmentation: A histologic and clinical study in humans", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, p. 108:e30-e35. 2. Groeneveld EHJ, Van Den Bergh JPA, Holzmannn P, Ten Bruggenkate CM, Tuinzing DB, Burger EH (1998), "Mineralization processes in demineralized bone matrix grafts in human mmaxillary sinus floor elevations", Department of Oral and Maxillofacial Surgery, p. 393-402. 3. Tatum H Jr (1986), "Maxillary and sinus implant reconstructions", Dent Clin North Am. 30, p. 207-29. 4. Wallace SS, Froum SJ (2003), "Effect of maxillary sinus augmentation on the survival of endossious dental implants as compared to the survival of implants placed in the non- grafted posterior maxilla: an evidence-based literature review", Ann. Periodontol. 8, p. 328-343. 5. Wallace SS, Froum SJ, Cho SC, Elian N, Monteiro D, Kim BS, Tarnow DP (2005), "Sinus augmenttation utilizing anorganic bovine bone (Bio-Oss) with absorbable and non-absorbable membranes placed over the lateral window: histomorphometric and clinical analysis", Int. J. Periodontics Restorative Dent. 25, p. 551-559. Ngày nhận bài báo: 12/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2015 Người phản biện: TS Phan Ái Hùng Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_khung_xuong_khu_khoang_cgdbm100_de.pdf
Tài liệu liên quan