Hiện tượng giảm tỷ lệ kháng với chloroquine
của P. falciparum, lần đầu tiên ở khu vực miền
Trung–Tây Nguyên phát hiện tại Đăk Lăk
(1998), lúc đó tỷ lệ kháng RII/RIII là 2,13% (tương
tự ETF), đến nay (2005-2006) nghiên cứu này cho
tỷ lệ ETF 2,78% cũng không phải là giảm, điều
này càng củng cố cho nhận định của chúng tôi là
sự hiện hiện các marker phân tử kháng
(resistance-chloroquine) hiện tồn tại trong một tỷ
lệ dao động 2-3% và thời gian dài, mặt khác
WHO cũng đưa ra lời khuyên nếu thuốc
chloroquine tái nhạy trở lại trên nhiều vùng, liên
vùng trên thế giới thì mới xem xét(7) và WHO
cũng đưa ra tiêu chuẩn khuyến cáo rất nghiêm
ngặt nếu tỷ lệ thất bại điều trị của một TSR từ 5-
10% thì cũng nên thay đổi phác đồ (WHO, 2006,
2007). Do những lý do thích đáng và nguy cơ tái
kháng cao, chúng ta không nên áp dụng đơn trị
liệu chloroquine điều trị cho bệnh nhân sốt rét P.
falciparum lại là điều tất nhiên.
Chloroquine một lần nữa khẳng định hiệu
lực thuốc rất cao quay trở lại với sốt rét Việt
Nam gần 20 năm ngưng sử dụng.Trong nghiên
cứu này, tỷ lệ thất bại xảy ra chỉ 2/36 (5,56%),
trong đó LPF và ETF đều là 2,78%, song nếu tính
tổng số 85 bệnh nhân trong 3 năm thì tỷ lệ thất
bại chỉ 2/85 (2,35%) và đặc biệt năm gần nhất
2007 nhạy với tỷ lệ ACPR tối đa 100% qua 31 ca
nghiên cứu. KSTSR P. falciparum tái nhạy về mặt
lâm sàng cũng như về mặt KSTSR như thể là
một chỉ điểm (marker) phân tử tiềm năng, sự
chuyển đổi nhanh chóng quần thể KSTSR P.
falciparum đáp ứng lại với thuốc chloroquine nói
lên vấn đề kháng thuốc chloroquine không phải
biến mất hoàn toàn khi chúng ta dừng không sử
dụng nó. Vả lại, bằng chứng phân tử của kháng
chloroquine vẫn còn phổ biến ở một nước láng
giềng Việt Nam (Lào, Cambodia, Trung Quốc),
sẽ tái kháng nhanh chóng nếu chloroquine đơn
trị liệu được dùng lại thường quy để điều trị.
Giám sát và kiểm tra các chỉ điểm phân tử
KSTSR đối với chloroquine nên thực hiện trong
khi đang dùng phác đồ phối hợp thuốc khác
như ACTs nên đầu tư và thực hiện thường
xuyên. Nếu thật sự, P. falciparum nhạy lại cả khu
vực hoặc vùng, chloroquine có thể giới thiệu
dùng lại phối hợp với các thuốc khác (có thể là
dạng CBCs_Chloroquine Based Combinations)
để ngăn ngừa hiện tượng tái kháng.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả tái nhạy của phác đồ thuốc Chloroquine trong điều trị sốt rét Plasmodium Falciparum chưa biến chứng tại vùng sốt rét lưu hành nặng, khu vực MT-TN, 2005-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁI NHẠY CỦA PHÁC ĐỒ
THUỐC CHLOROQUINE TRONG ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
PLASMODIUM FALCIPARUM CHƯA BIẾN CHỨNG
TẠI VÙNG SỐT RÉT LƯU HÀNH NẶNG, KHU VỰC MT-TN, 2005-2007
Huỳnh Hồng Quang*, Triệu Nguyên Trung*, Nguyễn Tấn Thoa* và cs.,
TÓM TẮT
Giới thiệu: Sốt rét là bệnh truyền nhiễm đồng thời là kẻ giết người dẫn đầu ở các quốc gia đang phát triển ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt châu Phi. Chloroquine được sử dụng hơn 60 năm qua trong phòng và
điều trị sốt rét, kháng thuốc chloroquine đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á và Nam Mỹ vào cuối những năm
1950 và cuối những năm 1970 lan sang các quốc gia châu Phi. Sự xuất hiện và lan rộng KSTSR kháng thuốc đe
dọa đến thành quả PCSR. Các dẫn suất của artemisinin ra đời đã tác động rất lớn về mặt điều trị và chống
kháng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp và hoạt động giám sát và điều chỉnh thường xuyên về hiệu lực thì việc
đầu tư vào nghiên cứu phát minh ra thuốc mới sẽ rất lãng phí. Do vậy, song song với thử nghiệm lâm sàng một
số thuốc sốt rét mới thì việc đánh giá hiệu quả của phác đồ một số thuốc sốt rét cổ điển cũng không kém phần
quan trọng.
Mục tiêu: Đánh giá lại hiệu quả phác đồ chloroquine 3 ngày trong điều trị sốt rét do P. falciparum chưa biến
chứng.
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tự chứng liên quan đến đánh giá đáp ứng của KSTSR P.
falciparum về mặt lâm sàng và ký sinh trùng.
Kết quả: Với phác đồ chloroquine, tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (ACPR) là 100% trong
năm 2005 và 2007, riêng năm 2006, ACPR chỉ là 86,11%, trong đó LTF là 2,78%, ETF là 2,78. Tác dụng phụ
không đáng kể và thoáng qua không cần xử trí về y tế.
Kết luận: Chloroquine, là một thuốc an toàn, rẻ tiền cho điều trị sốt rét, qua thời gian dài ngưng sử dụng
điều trị cho sốt rét P. falciparum nay tái nhạy lại ở Việt Nam như một chỉ điểm tốt.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF CHLOROQUINE DRUG RESENSITIVITY EFFICACY
FOR THE TREATMENT OF UNCOMPLICATED FALCIPARUM MALARIA
IN HYPERENDEMIC AREAS, CENTRAL AND WEST HIGHLAND OF VIETNAM, 2005-2007
Huynh Hong Quang, Trieu Nguyen Trung, Nguyen Tan Thoa et al.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 19 - 27
Background: Malaria is a communicable disease and to be a leading killer of the developing countries in
tropic and subtrropic areas, especially in Africa. Over 60 years after chloroquine was widely deployed in a global
program to treat and control malaria; chloroquine resistance first emerged in Southeast Asia and South America
in the late 1950s, and by the late 1970s, it had made its way to the African continents. The emergence and spread
of drug-resistant malaria parasites is the major threat to effective malaria control. The artemisinin derivatives have
had an important clinical impact both on the treatment and overcome of resistant falciparum malaria.
Nevertheless, if measures are not applied to routine monitoring, the investment put into the development of new
drugs will be squandered. Therefore, A few promising new antimalarials are being tested clinically, drugs
tolerance and reestimating of efficacy of conventional drugs (chloroquine) as well that can be used in significantly
important.
* Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, Bộ Y tế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Objectives: To reassess the efficacy and safety of chloroquine (3 days course) for the treatment of
uncomplicated P. falciparum malaria.
Methods: We conducted a randomized clinical trial involving patients with uncomplicated P. falciparum
malaria. The patients were treated with chloroquine regime and followed for 28 days to assess the antimalarial
efficacy and safety of the drug by monitoring of clinical and parasitological parameters.
Results: In analyse conducted according to the study protocol, the cumulative efficacy of chloroquine was
ACPR of 100%, only in 2006 was ACPR 86.11%, LTF of 2.78%, ETF of 2.78%.
Conclusions: Chloroquine, a safe and inexpensive treatment for malaria, is once again highly efficacious in
Vietnam, particularly for uncomplicated falciparum malaria; malaria parasites that are clinically susceptible to
chloroquine have returned to Vietnam, as predicted by molecular surveys.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt rét là một bệnh xã hội quan trọng và đe
dọa toàn cầu, nhất là các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới trên thế giới, song trong thời gian
qua công tác PCSR cũng đã mang lại nhiều
thành quả làm giảm mắc và hạ thấp tỷ lệ tử
vong đáng kể, trong đó việc quản lý ca bệnh
hiệu quả vẫn là một trong những động thái
then chốt cho PCSR. Thành công của chiến
lược này dựa trên khả năng sự thay đổi Chính
sách thuốc quốc gia của Bộ Y tế theo từng giai
đoạn nhằm cung cấp thuốc sốt rét (TSR) có
hiệu quả cao. Do vậy, đòi hỏi Chương trình
phòng chống sốt rét quốc gia (CTPCSRQG) và
các Viện liên quan phải thường quy đánh giá
hiệu lực TSR đang dùng và nghiên cứu thử
nghiệm thuốc mới để cung cấp kịp thời và độ
tin cậy cao, chỉ với những thông tin như thế,
Bộ Y tế có thể bảo đảm rằng quản lý ca bệnh
hiệu quả thông qua việc phát hiện hoặc dự báo
những mô hình kháng thuốc thay đổi sớm, để
từ đó thay đổi phù hợp cho Chính sách thuốc
quốc gia.
Chloroquine là một TSR cổ điển, rẻ tiền, tác
dụng nhanh và giữ được tính bền vững về hiệu
lực hơn 6 thập niên, nhưng thời gian qua đã
biểu hiện kháng lan rộng do chủng KSTSR P.
falciparum, theo báo cáo tổng thể từ Tổ chức y tế
thế giới (WHO, 2005) cho biết chloroquine đã
mất đi hiệu quả hầu hết các quốc gia có sốt rét
trên thế giới. Do vậy, thuốc này không còn
khuyến cáo và bị loại khỏi Danh mục thuốc thiết
yếu cũng như Chính sách thuốc ở hơn 70 quốc
gia, trong đó có Việt Nam vì tỷ lệ thất bại lâm
sàng ký sinh trùng hơn 70%. Song gần đây, một
số báo cáo trên thế giới cho thấy có sự phục hồi
và tái nhạy trở lại với chloroquine do P.
falciparum (châu Phi và các quốc gia trong tiểu
vùng sông Mê Kông). Dù vậy, sự tái nhạy và
phục hồi hiệu lực thuốc chloroquine đến đâu
cũng nên được xác nhận, nhất là đánh giá hiệu
lực cũng như xác định cơ chế phân tử kháng-
nhạy của P. falciparum với chloroquine là điều
cần thiết. Song song với thử nghiệm đánh giá
hiệu lực một số TSR mới (đặc biệt nhóm
ACTs_artemisinine-based combination) thì
nghiên cứu sự tái nhạy của một số thuốc kinh
điển (như chloroquine) là rất quan trọng để
khẳng định thông qua số liệu chính xác và
khuyến nghị cụ thể. Chính vì lẽ đó, chúng tôi
tiến hành đề tài này nhằm:
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả điều trị phác đồ thuốc
chloroquine 3 ngày trên bệnh nhân sốt rét P.
falciparum chưa biến chứng, thông qua xác
định tỷ lệ ETF, LTF, LPF và ACPR;
Phân biệt tái phát và tái nhiễm thông qua
phân tích kết quả PCR trên các mẫu thất bại
điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 5/2005-12/2007.
- Địa điểm: - xã Phước Chiến, huyện Thuận
Bắc, tỉnh Ninh Thuận; xã Đăk Roong, huyện
K’Bang, tỉnh Gia Lai.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo đánh giá thử
nghiệm lâm sàng tiến cứu tự chứng về đáp ứng
lâm sàng và KSTSR trực tiếp trên bệnh nhân sốt
rét do P.falcipparum chưa biến chứng.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi từ 5-60 tuổi;
Nhiễm đơn thuần loại KSTSR Plasmodium
falciparum;
MĐKSTSR trong máu ≥ 500 thể vô tính/µl
máu;
Nhiệt độ nách ≥ 37,5 °C hoặc nhiệt độ dưới
lưỡi/ đại tràng ≥38 °C;
Có khả năng nuốt và uống thuốc; chưa dùng
loại TSR nào trước đó;
Sẵn sàng phối hợp vào nghiên cứu trong
suốt thời gian và lịch nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Ngoài khoảng tuổi trên ( 60 tuổi);
Xuất hiện các dấu chứng cảnh báo dẫn đến
SRAT theo tiêu chuẩn và định nghĩa WHO;
Nhiễm phối hợp hoặc đơn nhiễm các loài
khác P. falciparum;
Suy dinh dưỡng nặng, phụ nữ có thai (test
thử +), đang cho con bú, bệnh tâm thần;
Có dấu hiệu sốt do các bệnh nhiễm trùng,
bệnh mạn tính;
Tiền sử mẫn cảm bất kỳ thành phần nào của
thuốc nghiên cứu.
Thuốc sử dụng trong nghiên cứu
Thuốc điều trị sốt rét
Thuốc chloroquine phosphate 250mg do
CTDP trong nước cung cấp.
Chloroquine phosphate: viên nén 250mg
(150mg base) với liều chỉ định 3 ngày liên tục:
Ngày thứ nhất (D0): liều 10 mg base/ kg thể
trọng;
Ngày thứ hai (D1): liều 10 mg base/ kg
thể trọng;
Ngày thứ ba (D2): liều 5 mg base/ kg thể
trọng.
Thuốc dùng đồng thời và cấm dùng
Điều trị triệu chứng sốt đặc biệt quan trọng ở
trẻ em nhỏ, nên áp dụng các biện pháp hạ nhiệt
cơ học (lau mát), trước khi cho TSR, nếu sốt ≥
38°C cho phép dùng Acetaminophen.
Phân loại đánh giá hiệu quả điều trị
Phân loại đánh giá hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn WHO (Classification of treatment outcomes WHO-2005, 2007)
Thất bại điều trị sớm (ETF_Early Treatment Failure)
Có xuất hiện các dấu chứng của sốt rét nguy hiểm hoặc nghiêm trọng vào ngày D1, D2 hoặc D3, kèm có mặt KSTSR trong
máu;
KSTSR vào ngày D2 cao hơn D0 bất kể thân nhiệt;
Xuất hiện KSTSR trong máu vào ngày D3 đi kèm thân nhiệt ≥ 37,5ºC;
KSTSR trong máu vào ngày D3 ≥ 25% so với MĐKSTSR ngày D0.
Thất bại điều trị muộn (LTF_Late Treatment Failure)
Xuất hiện các dấu chứng sốt rét nặng và nguy hiểm vào bất kỳ ngày nào từ D4 đến D28 với sự có mặt của KSTSR trong
máu, không có tiêu chuẩn nào của ETF trước đó;
Có mặt KSTSR trong máu và thân nhiệt ≥ 37.5ºC hoặc có tiền sử sốt trong vùng sốt rét lan truyền thấp đến trung bình ở bất
kỳ ngày nào từ D4 đến D28, không có bất kỳ dấu hiệu nào của ETF trước đó;
Thất bại ký sinh trùng muộn (LPF_Late Parasitological Failure)
Có mặt KSTSR trong máu vào bất kỳ ngày nào từ D7 đến D28 và thân nhiệt < 37,5ºC, không có bất kỳ tiêu chuẩn nào của
ETF và LCF trước đó.
Đáp ứng lâm sàng, KST đầy đủ (ACPR_Adequate Clinical and Parasitological Response)
Không có xuất hiện KSTSR trong máu vào D28, bất luận nhiệt độ nách thế nào và không có bất kỳ tiêu chuẩn nào của ETF,
LCF và LPF trước đó.
Phân tích về gen học của ký sinh trùng sốt
rét kháng thuốc
Vì nghiên cứu tiến hành tại vùng sốt rét lưu
hành nặng, khó tránh khỏi sự tái nhiễm khi
nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài. Do đó,
phải thực hiện để phân biệt giữa tái phát (cùng
dòng KSTSR) và tái nhiễm (khác dòng KSTSR),
phân tích kiểu gen dựa trên đa dạng di truyền
của những kiểu gen KSTSR như SMP1, SMP2 và
GLURP (msp1, msp2 và glurp). Dữ liệu kiểu gen
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
các dòng KSTSR trước và sau được so sánh với
nhau theo cặp.
Phân tích số liệu
Số liệu thu thập đựợc tổng hợp và phân tích
theo chương trình EPI-INFO 6.0 và bảng
Excelsheet của WHO, 2007.
Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Thử nghiệm hiệu lực của phác đồ điều trị
nên được tiến hành dưới sự giám sát trực tiếp
của các cán bộ chuyên nhiệm, tất cả thời điểm,
tính an toàn và sự bồi hoàn phải luôn đảm bảo
cho bệnh nhân. Cam kết của đối tượng nghiên
cứu, đề tài được sự chấp thuận Hội đồng y đức
Bộ y tế.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiệu quả điều trị của phác đồ chloroquin
đối với sốt rét do P. falciparum
Bảng 1: Đặc điểm chung về bệnh nhân nghiên cứu
qua các năm
gía trị Thông số
2005 2006 2007
Số ca nghiên cứu (n = 85) 18 36 31
Nam (39) 11 16 12 Giới tính
Nữ (46) 7 20 19
Tuổi TB (trung bình) 23,80 ± 11,50
29,90 ±
16,30
20,20 ±
15,00
Số ngày sốt T.bình trước
điều trị
1,30 ±
0,80
1,90 ±
1,00
3,10 ±
1,10
Cân nặng trung bình 36,60 ± 9,90
39,20 ±
10,00
43,70 ±
14,30
Nhiệt độ trung bình trước
điều trị
38,20 ±
0,80
38,60 ±
1,00
38.30 ±
0,70
MĐKST trung bình ngày Do 12.247 ± 12.104
19.293 ±
16.568
6.522 ±
5.859
Các thông số về gioiứ tính, tuổi, cân nặng,
nhiệt độ trung bình trước khi điều trị không có
sự khác biệt giữa 3 năm; MĐKSTSR trung bình
Do dao động từ 5.859-16.568 KSTSR/µl máu.
Bảng 2: Hiệu quả phác đồ chloroquine với sốt rét do
P. falciparum
Giá trị
CHỈ SỐ
năm 2005 năm 2006 năm 2007
Tổng số ca nghiên
cứu (n = 85) n = 18 n = 36 n = 31
ACPR 18 31 86,11% 30
Thất bại điều trị
(TF*) chung 0 5 13,89% 0
- LPF 0 4 11,11% 0
- LCF 0 0 0 0 h
iỆ
u
lỰ
c
- ETF 0 1 2,78% 0
*TF: Treatment failure (thất bại điều trị)
Theo dõi test invivo 28 ngày, số ca nghiên
cứu năm 2005 và 2007 toàn bộ 49 bệnh nhân đều
đáp ứng đầy đủ về mặt lâm sàng và ký sinh
trùng ACPR là 100%, riêng năm 2006 có 86,11%
bệnh nhân mắc sốt rét P. falciparum đáp ứng
(ACPR) với chloroquin và tỷ lệ thất bại chung là
13,89% thất bại điều trị, trong đó LPF (11,11%)
và ETF thấp hơn với 2,78%.
Song, trong số 5 ca thất bại điều trị (LPF và
ETF) ở năm 2006, qua phân tích bằng kỹ thuật
PCR nhằm xác định chính xác, cho thấy:
Từ 4 ca LPF thì có đến 3 ca tái nhiễm (re-
infection) ở đây là cả P. falciparum + P. vivax (tất
cả đều khác kiểu gen ở ngày D0), 1 trường hợp
còn lại là tái phát (recrudesscence);
Riêng 1 ca mà chúng tôi đánh giá là ETF thì
qua PCR cho kết quả tái phát (recrudescence)
thật sự với biểu hiện cùng kiểu gen ngày D0;
Như vậy, tỷ lệ thất bại điều trị thật sự chỉ còn
là 2 trường hợp do tái phát (2/36; 5,56%), trong
đó 1 ca (2,78%) là ETF và 1 ca (2,78%) là LPF; 3 ca
còn lại trước đây đánh giá LPF thì PCR cho kết
quả tái nhiễm (8,33%) nên không tính vào là thất
bại điều trị.
Kết quả phân tích PCR một số trường hợp
thất bại điều trị chloroquine
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Hình 1: Kết quả điện di của bênh nhân tái phát
Hình 2: Kết quả điện di của bệnh nhân tái nhiễm
Phân tích hiệu lực phác đồ chloroquine đối
với P. falciparum chi tiết
Hiệu lực cắt KSTSR của phác đồ chloroquine
chi tiết
Qua theo dõi sự đáp ứng của chloroquin
với P. falciparum các điểm nghiên cứu, kết quả
chỉ ra thời gian cắt KSTSR trung bình lần lượt
là 55,.0 ± 25,30; 64,30 ± 14,90 và 44,10 ± 12,90 và
trung bình chung là 51,13 ± 17,70 giờ; sau 24
giờ MĐKST giảm lần lượt 48,97% và 73,41%,
sau 48 MĐKST giảm 96,70%-98,62% và sau 72
giờ MĐKST giảm 100%.
Bảng 3: Thời gian sạch KSTSR theo dõi chi tiết sau
mỗi 12 giờ
GÍA TRỊ CHỈ SỐ
2005 2006 2007
Tổng số ca nghiên cứu n =18 n = 36 n = 31
MSP1 MSP2 GLURP
Marker
100bp
M Do D28 Do D28 Do D28 Do D28 Do D28 Do D28
M K R FC IC Glu
MSP1 MSP2 GLURP
Marker
100bp
M Do D28 Do D28 Do D28 Do D28 Do D28 Do D28
M R K IC FC Glu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
GÍA TRỊ CHỈ SỐ
2005 2006 2007
(n = 85)
Thời gian sạch KSTSR
trung bình PCT*(giờ)
55,00 ±
25,30
64,30 ±
14,90
44,10 ±
12,90
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 12 giờ 4,30 % 31,17% 44,68%
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 24 giờ 48,97% √ 73,41%
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 36 giờ 70,18% 88,47% 94,83%
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 48 giờ 96,70% √ 98,62%
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 60 giờ 99,50% 98,12% 99,69%
Tỷ lệ sạch KSTSR trung
bình sau 72 giờ 100% 100% 100%
* PCT: Parasite Clearance Time
√: số liệu không được ghi nhận do không theo dõi đủ
Biểu đồ 1: Biểu diễn sự cắt KSTSR của chloroquin
với P. falciparum, 2005-2007
Hiệu lực cắt sốt của phác đồ chloroquine với
P. falciparum chi tiết
Bảng 4: Hiệu lực cắt sốt của chloroquine chi tiết theo
mỗi 12 giờ
GÍA TRỊ CHỈ SỐ
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng số ca nghiên
cứu (n = 85) n = 18 n = 36 n = 31
Thời gian cắt sốt
trung bình FCT (giờ)
20,90 ±
10,70
27,10 ±
16,30 26,0 ± 9,00
Tỷ lệ bệnh nhân cắt
sốt sau 12 giờ 55,60% 36,10% 19,35%
Tỷ lệ bệnh nhân cắt
sốt sau 24 giờ 77,80% 66,67% 58,06%
Tỷ lệ bệnh nhân cắt
sốt sau 36 giờ 94,00% 75,00% 93,55%
Tỷ lệ bệnh nhân cắt
sốt sau 48 giờ 100% 94,44% 100%
Tỷ lệ bệnh nhân cắt
sốt sau 60 giờ 100% 100% 100%
* FCT: Fever Clearance Time
Tất cả 85 bệnh nhân nghiên cứu đều cải thiện
về mặt lâm sàng, đặc biệt là cắt sốt nhanh, thời
gian cắt sốt lần lượt là 20,90 ± 10,70; 27,10 ± 16,30;
26,0 ± 9,00 giờ. Thời gian cắt sốt trung bình là
24,70 ± 12,0 giờ, tỷ lệ cắt sốt tỷ lệ thuận theo thời
gian mỗi 12 giờ và sau 48-60 giờ, chloroquine cắt
sốt hoàn toàn 100%.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
12h 24h 36h 48h 60h
2005 2006 2007
Biểu đồ 2: Biểu diễn cắt sốt chloroquine với sốt rét do
P.falciparum, 2005-2007
Tác dụng phụ của phác đồ chloroquine đối
với sốt rét do P.falciparum
Trên lâm sàng chưa ghi nhận xuất hiện các
tác dụng phụ nghiêm trọng do dùng phác đồ
chloroquine đường uống 3 ngày liên tục, một tỷ
lệ nhỏ bệnh nhân khi uống có xuất hiện triệu
chứng nhẹ như buồn nôn, chóng mặt (2 ca;
2,35%), các triệu chứng tự hết sau khi dừng
thuốc 1 ngày.
BÀN LUẬN
Năm 1945 chloroquin chính thức được đưa
vào sử dụng điều trị sốt rét trên thế giới, năm
1957 Thái Lan là nước đầu tiên thông báo đã
phát hiện ca sốt rét P. falciparum kháng
chloroquin tại biên giới Cambodia và Thái Lan,
tiếp theo đó, P. falciparum kháng chloroquin
cũng được phát hiện (1959) ở biên giới Colombia
và Venezuela(3); trường hợp đầu tiên phát hiện
(1961) bệnh nhân sốt rét P. falciparum ở Việt Nam
kháng với chloroquine tại Nha Trang do Powell,
Brewer và Alving báo cáo năm1961). Kể từ đó, P.
falciparum kháng thuốc chloroquine tăng cao tại
một số vùng trọng điểm sốt rét trong khu vực
miền Trung-Tây Nguyên, từ 30-55% (1976-1984)
đến 55-90% (1985-1996) (T. N. Trung và cs.,1996).
0
2 0
4 0
6 0
8 0
10 0
12 h 2 4 h 3 6 h 4 8 h 6 0 h 7 2 h 8 4 h 9 6 h
2005 2006 2007
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Hiệu quả phác đồ chloroquine với sốt rét
do P. falciparum chưa biến chứng
Chloroquine là một thuốc sốt rét cổ điển,
hiệu lực bền vững và thời gian bán hủy tương
đối (3-5 ngày), khuyếch tán vào mô cơ thể rất tốt.
Với tổng liều điều trị 25 mgbase/ kg chloroquine,
liệu trình 3 ngày liên tiếp trên bệnh nhân sốt rét
chưa biến chứng do P. falciparum và được theo
dõi lịch trình 28 ngày. Theo dõi test invivo 28
ngày từ 2005-2007, kết quả ghi nhận rằng năm
2005 và 2007, toàn bộ 49 bệnh nhân đều đáp ứng
đầy đủ về mặt lâm sàng và ký sinh trùng
(ACPR) là 100%, trong khi đó năm 2006 theo dõi
đủ 36 trường hợp chỉ có 86,11% bệnh nhân sốt
rét P. falciparum đáp ứng ACPR với chloroquin
và còn lại 3/36 (5.56%) thất bại điều trị chung do
tái phát, trong đó LPF (2.78%) và ETF (2,78%)
sau khi đã kiểm định bằng kỹ thuật PCR xác
định ca nào tái phát thật sự hay tái nhiễm (hình 1
và 2, bảng 2). Ưu điểm của kỹ thuật PCR ở đây
đã giúp phân định rõ ràng trong nghiên cứu này
đâu là tái nhiễm và đâu là tái phát để đánh giá
chính xác tỷ lệ thất bại điều trị chung, cũng như
tỷ lệ ETF, LPF, LCF, ACPR một cách thấu đáo.
So sánh với số liệu ở một số điểm nghiên
cứu khác ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên
giai đoạn từ 1982-1998 (tỷ lệ kháng 35,29-
79,41%) thì mức độ kháng chloroquin của P.
falciparum trong nghiên cứu này có thấp hơn
rất nhiều lần. Điều này có thể do một thời gian
dài Chương trình PCSR quốc gia ngưng sử
dụng TSR loại chloroquine gần 20 năm qua để
điều trị P. falciparum mà chỉ dùng chúng trong
mục đích dự phòng hoặc điều trị sốt rét cho P.
vivax thì tình trạng giảm áp lực thuốc (drug
pressure) lại tăng lên với P. falciparum và vì thế
thuốc chloroquine có thể tái nhạy trở lại. Song
song với nghiên cứu của chúng tôi một số
nghiên cứu của tác giả khác cũng cho kết quả
tương tự: chẳng hạn, tỷ lệ ACPR của
chloroquine với P. falciparum ở xã Thanh,
Quảng Trị là 77,1%, LPF là 12,9%, LCF là 7,1%
và ETF là 2,9% do nhóm nghiên cứu của Viện
sốt rét KST-CT TƯ công bố hoặc nghiên cứu ở
Malawi, một quốc gia có tỷ lệ sốt rét rất cao và
tình trạng đa kháng thuốc diễn biến phức tạp
thì (sau 15 năm ngừng sử dụng) khi thử lại
chloroquine cho biết tỷ lệ ACPR là 99,10%(3,5)
hoặc ACPR tại vùng LHSR nặng Thái Lan là
89,90-92,15% hoặc 94,32% ở Cambodia(9,7); một
số nghiên cứu khác trên in vitro cũng tỏ ra đáp
ứng nhạy(1,7).
Phân tích chi tiết diễn tiến giảm sốt và cắt ký
sinh trùng P. falciparum do chloroquine (bảng 3
và 4), chúng tôi nhận thấy sự đáp ứng
chloroquin của P. falciparum tại các điểm nghiên
cứu rất tốt, cụ thể thời gian sạch KSTSR trung
bình lần lượt 3 năm (2005-2006-2007) là 55,0 ±
25,30; 64,30 ± 14,90 và 44,10 ± 12,90 giờ và trung
bình chung là 51,13 ± 17,70 giờ (nghĩa là chưa
đến 3 ngày đã sạch KSTSR); cụ thể là sau 24 giờ
MĐKSTSR giảm lần lượt 48,97% và 73,41%, sau
48 MĐKST giảm 96,70%-98,62% và sau 72 giờ
MĐKST giảm 100%. Tất cả 85 bệnh nhân nghiên
cứu đều cải thiện về mặt lâm sàng, thời gian cắt
sốt lần lượt là 20,90 ± 10,70; 27,10 ± 16,30; 26,0 ±
9,00 giờ và thời gian cắt sốt trung bình là 24,70 ±
12,0 giờ, cắt sốt tỷ lệ thuận theo thời gian, sau 48-
60 giờ thì cắt sốt hoàn toàn 100%.
Mặc dù tỷ lệ KSTSR P. falciparum kháng
chloroquine hiện nay ở mức độ thấp hơn so với
cách nay gần 20 năm, song chúng tôi e rằng đây
là hiện tượng tái nhạy nhưng “không bền vững”
vì những lý do: (1) qua các nghiên cứu trong và
ngoài nước dù có tỷ lệ ACPR cao song vẫn còn
một tỷ lệ nhỏ thất bại, đặc biệt tỷ lệ ETF dao
động từ 2,10-7,12%(3) và trong nghiên cứu này
ETF là 2,78%, sẽ rất nguy hiểm nếu dùng lại rộng
rãi điều trị cho sốt rét do P. falciparum ở những
vùng LHSR như thế sẽ thực sự không an toàn
cho bệnh nhân, bởi lẽ gen kháng thuốc dù thế
nào chăng nữa cũng đã tồn tại và điểm đột biến
phân tử kháng thuốc trong loài đơn bào này sẽ
phục hồi là không tránh khỏi; (2) tỷ lệ giảm
kháng thuốc của chloroquine có thể thay đổi
theo mức độ lan truyền của bệnh tại vùng đó.
Chẳng hạn, ở châu Phi có những nơi mà tỷ lệ lan
truyền cao thì hầu hết nhiễm sốt rét sẽ là sự phối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
hợp di truyền (genetical mix), điều này cho phép
sự cạnh tranh bên trong vật chủ giữa các dòng
ký sinh trùng với các mức độ khác nhau về thích
ứng. Ngược lại, nơi mà tỷ lệ lan truyền thấp, thì
hầu hết nhiễm sốt rét là đặc trưng chỉ 1 dòng
đơn thuần và phân biệt với các dòng khác hoặc
kiểu gen của P. falciparum có thể trội hơn. Dưới
những điều kiện như vậy, cơ hội để cạnh tranh
trực tiếp giữa các KSTSR nhạy và kháng
chloroquine có thể hạn chế, cho phép KSTSR
kháng vẫn tiếp tục duy trì trong quần thể sau
khi ngừng dùng chloroquine. Chính vì lẽ đó,
chúng ta nên nhân rộng nghiên cứu như thế tại
nhiều vùng hơn nữa và diện lan truyền vùng từ
trung bình đến cao, để từ đó mới đánh giá xác
đáng trong một phạm vi vùng và đưa ra quyết
định nên dùng lại chloroquine cho vùng nào và
vùng nào không được dùng!
Hiện tượng giảm tỷ lệ kháng với chloroquine
của P. falciparum, lần đầu tiên ở khu vực miền
Trung–Tây Nguyên phát hiện tại Đăk Lăk
(1998), lúc đó tỷ lệ kháng RII/RIII là 2,13% (tương
tự ETF), đến nay (2005-2006) nghiên cứu này cho
tỷ lệ ETF 2,78% cũng không phải là giảm, điều
này càng củng cố cho nhận định của chúng tôi là
sự hiện hiện các marker phân tử kháng
(resistance-chloroquine) hiện tồn tại trong một tỷ
lệ dao động 2-3% và thời gian dài, mặt khác
WHO cũng đưa ra lời khuyên nếu thuốc
chloroquine tái nhạy trở lại trên nhiều vùng, liên
vùng trên thế giới thì mới xem xét(7) và WHO
cũng đưa ra tiêu chuẩn khuyến cáo rất nghiêm
ngặt nếu tỷ lệ thất bại điều trị của một TSR từ 5-
10% thì cũng nên thay đổi phác đồ (WHO, 2006,
2007). Do những lý do thích đáng và nguy cơ tái
kháng cao, chúng ta không nên áp dụng đơn trị
liệu chloroquine điều trị cho bệnh nhân sốt rét P.
falciparum lại là điều tất nhiên.
Chloroquine một lần nữa khẳng định hiệu
lực thuốc rất cao quay trở lại với sốt rét Việt
Nam gần 20 năm ngưng sử dụng.Trong nghiên
cứu này, tỷ lệ thất bại xảy ra chỉ 2/36 (5,56%),
trong đó LPF và ETF đều là 2,78%, song nếu tính
tổng số 85 bệnh nhân trong 3 năm thì tỷ lệ thất
bại chỉ 2/85 (2,35%) và đặc biệt năm gần nhất
2007 nhạy với tỷ lệ ACPR tối đa 100% qua 31 ca
nghiên cứu. KSTSR P. falciparum tái nhạy về mặt
lâm sàng cũng như về mặt KSTSR như thể là
một chỉ điểm (marker) phân tử tiềm năng, sự
chuyển đổi nhanh chóng quần thể KSTSR P.
falciparum đáp ứng lại với thuốc chloroquine nói
lên vấn đề kháng thuốc chloroquine không phải
biến mất hoàn toàn khi chúng ta dừng không sử
dụng nó. Vả lại, bằng chứng phân tử của kháng
chloroquine vẫn còn phổ biến ở một nước láng
giềng Việt Nam (Lào, Cambodia, Trung Quốc),
sẽ tái kháng nhanh chóng nếu chloroquine đơn
trị liệu được dùng lại thường quy để điều trị.
Giám sát và kiểm tra các chỉ điểm phân tử
KSTSR đối với chloroquine nên thực hiện trong
khi đang dùng phác đồ phối hợp thuốc khác
như ACTs nên đầu tư và thực hiện thường
xuyên. Nếu thật sự, P. falciparum nhạy lại cả khu
vực hoặc vùng, chloroquine có thể giới thiệu
dùng lại phối hợp với các thuốc khác (có thể là
dạng CBCs_Chloroquine Based Combinations)
để ngăn ngừa hiện tượng tái kháng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua theo dõi test invivo 28 ngày với phác
đồ chloroquine với 85 bệnh nhân được theo
dõi đầy đủ liệu trình, chúng tôi rút ra một số
kết luận sau:
Về hiệu quả phác đồ điều trị
Hiệu quả phác đồ của thuốc chloroquine với
P. falciparum từ 2005-2007 được đánh giá thông
qua các thông số lâm sàng, ký sinh trùng và xác
định lại PCR cho tỷ lệ ACPR từ 86,11% (2006)-
100% (2007), riêng năm 2006 có tỷ lệ LPF là
2,78% và ETF 2,78%.
Dù tái nhạy, chúng ta không nên khuyến cáo
dùng chloroquine trở lại vì các vấn đề tái kháng
cũng như marker tồn tại; song, bản thân
chloroquine có thể sẽ là một thành phần trong
một công thức thuốc phối hợp thế hệ mới trong
tương lai.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Về độ an toàn các phác đồ
Tác dụng phụ của phác đồ không đáng kể,
nếu có chỉ là thoáng qua, tự chấm dứt sau khi
cắt thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Djimde A, Doumbo OK, Cortese JF, et al. (2001). A molecular
marker for chloroquine-resistant falciparum malaria. N Engl J
Med; 344:257-263.
2. Đặng Văn Phúc, Triệu Nguyên Trung và cs., (2005). Đánh giá
KSTSR kháng thuốc và hiệu lực phác đồ điều trị tại hai điểm
sốt rét lưu hành nặng ở miền Trung-Tây Nguyên, 2003-2004.
KYCTNCKH Viện sốt rét- KST- CT quy Nhơn, 2001-2006.
3. Kublin JG, Cortese JF, Njunju EM, et al (2003). Reemergence
of chloroquine-sensitive Plasmodium falciparum malaria after
cessation of chloroquine use in Malawi. J Infect Dis 87:1870-
1875.
4. Liu DQ, Liu RJ, Ren DX, et al (1995). Changes in the resistance
of Plasmodium falciparum to chloroquine in Hainan, China.
Bull. World Health Organ. 1995;73:483-486.
5. Mita T, Kaneko A, Lum JK et al (2006). Recovery of
chloroquine sensitivity and low prevalence of the Plasmodium
falciparum chloroquine resistance transporter gene mutation
K76T following the discontinuance of chloroquine use in
Malawi. Am J Trop Med Hyg; 68:413-415.
6. Mulindwahz et al., (2002). Resistance patterns of Plasmodium
falciparum malaria to chloroquine in Kampala, Uganda. East
African medical journal. ISSN 0012-835X vol. 79, no3, pp. 115-
119.
7. T.N. Trung, H.H.Quang, David T.M.E et al., (2001). Treatment
of falciparum malaria in Vietnamese children: the need for
combination therapyand optimised dosage regimes”. Anals of
paediatrics tropical medicine, University of Western Australia, 2-7.
8. Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Ngọc San, Đặng Văn Phúc,
Nguyễn Quốc Típ, Huỳnh Hồng Quang và cs. (1999). Diễn
biến ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc và hiệu lực các phác đồ
điều trị ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, 1996-2000.
KYCTNCKH Viện sốt rét- KST- CT TƯ 1996-2000.
9. Wellems TE, Plowe CV (2001). Chloroquine-resistant malaria.
J Infect Dis; 184:770-776.
10. WHO (2006). The threat of resistance to artemisinine
derivaties. Artemisinine monotherapy, pp. 13-17.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_tai_nhay_cua_phac_do_thuoc_chloroquine_tro.pdf