Nhận xét:
- Cộng tác viên giám sát lăng quăng chưa
tốt. Số điểm giám sát thực hiện đúng theo mục
tiêu của chương trình chỉ đạt 22%.
- Cộng tác viên tham dự giao ban hàng
tháng không thường xuyên.
- Biện pháp tuyên truyền thực hiện đầy đủ
nhưng chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là
do các cộng tác viên dành rất ít thời gian cho
công việc này.
Cộng đồng
Phỏng vấn 270 người ở 09 thôn của 09 xã,
phường trong 09 huyện/thị được chọn, kết quả
được trình bày trên Bảng 8.
Bảng 8. Hiểu biết và thực hành của cộng đồng phòng
chống sốt xuất huyết
Nội dung công việc
phỏng vấn
Số người
phỏng
vấn
Biết Không
biết
%đạt
Sự hiểu biết về bệnh SXH
và cách phòng chống
270 227 43 84
Thái độ thực hành của
cộng đồng đã thực hiện
270 124 146 46
Ý thức trong công tác
phòng chống SXH
270 178 92 70
Nhận xét: Có 227 người có kiến thức về bệnh
sốt xuất huyết và cách phòng chống đạt 84%.
Có 124 người/270 người được hỏi đã có thái
độ thực hành trong phòng chống bệnh sốt xuất
huyết chiếm 46%.
Có 178 người/270 người được hỏi có thái độ
niềm nở và sẽ cùng tham gia việc loại trừ lăng
quăng trong gia đình mình chiếm 70%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 202
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI TỈNH TÂY NINH
Lê Thành Đồng*, Mai Đình Thắng*, Trần Thị Kim Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù việc phòng chống sốt xuất huyết đã được đầu tư các nguồn lực từ nhiều năm nay
nhưng tình hình sốt xuất huyết ở một số địa phương hầu như không giảm hoặc tăng trong thời gian qua, có thể
việc tổ chức và triển khai các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết không hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài
nhằm: Đánh giá việc tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết ở các tuyến tỉnh
Tây Ninh.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo và nhân viên chuyên trách phòng chống
sốt xuất huyết từ tuyến tỉnh, đến thôn bản, cộng tác viên và cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô
tả.
Kết quả: Tất cả các tuyến đều có Ban chỉ đạo, ban chuyên trách, hoạt động không thường xuyên, tham gia
khi có dịch, không kiểm tra, chỉ đạo tuyến dưới, không dự giao ban tháng, mọi hoạt động đều do y tế thực hiện.
Các chuyên trách đều kiêm nhiệm, mỗi đơn vị 01 người. Có hoạt động diệt lăng quăng và vệ sinh môi trường,
phun hoá chất phòng chống véc tơ chủ động, tập huấn cho tuyến dưới. Tuyến huyện, xã chưa thường xuyên
tham dự giao ban cùng cộng tác viên hàng tháng. Có 23 ổ dịch /55 ổ dịch chưa xử lý theo hướng dẫn. Hiểu biết
và tham gia phòng chống sốt xuất huyết cộng đồng tốt.
Kết luận: Việc tổ chức, thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết ở các tuyến của tỉnh Tây Ninh
chưa đáp ứng quy định và nhu cầu thực tế.
Từ khoá: Sốt xuất huyết, Tây Ninh.
ABSTRACT
EVALUATION ON DENGUE FEVER PREVENTION ACTIVITIES IN TAY NINH PROVINCE
Le Thanh Dong, Mai Dinh Thang, Tran Thi Kim Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 202 - 208
Hypothesis: Although the prevention of dengue fever has been invested with many resources for many years
but the situation of dengue fever in some places do not decrease or increase in the past time, perhaps the planning
and implementation of dengue fever prevention activities in local communities is ineffective, we conducted the
study: Assessment on organisation and implementation of prevention activities in Tay Ninh province.
Subjects and Methods: The subjects of study are leadership and staff in charge of dengue prevention in
province, village, and community collaboration levels. Cross-sectional descriptive research methods.
Results: All levels have steering committee attending when the the outbreaks occurred, not attending
monthly briefings, all activities are performed by health station. Each unit has 01 person in charge. Activities of
killing pupae, sanitation, spraying chemical, and training for staff in lower levels have not taken place regularly.
Having 23 outbreaks/55 outbreaks not handled according to instructions. Knowledge and participate in dengue
prevention in community are good.
* Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM
Tác giả liên lạc: TS Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email : lethanhdong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 203
Conclusion: Development and implemention the coperation on preventing dengue fever in all sectors of
TayNinh province has not met the standards and the current situation.
Keywords: dengue fever, Tay Ninh province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay ở các
nước nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành chủ
yếu ở các tỉnh phía Nam. Đến nay bệnh chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu, công tác phòng chống
sốt xuất huyết chủ yếu là phòng chống véc tơ.
Chương trình phòng chống sốt xuất huyết được
Chính phủ quan tâm đầu tư từ nhiều năm nay
và ngày 04/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn
2012 - 2015/Dự án Phòng, chống một số bệnh có
tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng/ Bệnh
sốt xuất huyết(1). Theo đó, Bộ Y tế cũng đã thành
lập Ban chỉ đạo khu vực, Ban quản lý dự quốc
gia phòng chống sốt xuất huyết, các khu vực,
các địa phương theo quy định đều phải củng cố
bộ máy tổ chức và triển khai các hoạt động(3,7).
Chiến lược phòng chống sốt xuất huyết là chiến
lược dựa vào cộng đồng, do đó, vai trò của
chính quyền và ngành y tế ở các địa phương là
hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định tình
hình sốt xuất huyết ở địa phương.
Để nắm bắt thực tế tình hình tổ chức, triển
khai các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết
ở một địa phương cụ thể, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu “Đánh giá hoạt động phòng
chống sốt xuất huyết tại tỉnh Tây Ninh” nhằm
mục tiêu:
- Đánh giá việc tổ chức mạng lưới phòng
chống sốt xuất huyết từ tuyến tỉnh đến cộng
đồng ở tỉnh Tây Ninh.
- Đánh giá các hoạt động phòng chống sốt
xuất huyết ở các tuyến.
TỔNG QUAN
Tình hình sốt xuất huyết hiện nay
Trên địa bàn cả nước tình hình sốt xuất
huyết hiện nay vẫn đang là mối lo của ngành y
tế. Số ca bệnh và tử vong không có chiều hướng
giảm mà ngược lại nhiều tỉnh vẫn đang gia tăng
cả về số ca bệnh và số trường hợp tử vong. Các
véc tơ truyền bệnh phân bố hầu hết các tỉnh
trong cả nước. Sự lưu hành rộng rãi của bệnh
liên quan tới các vấn đề như sự đô thị hóa, tập
trung dân cư đông đúc, tập quán sinh hoạt, vệ
sinh môi trường kém và tình trạng ý thức người
dân chưa cao.
Ở khu vực phía Nam, tình hình sốt xuất
huyết diễn biến rất phức tạp trong những năm
gần đây. Trong năm 2010 có 74.041 ca mắc và 80
ca tử vong, năm 2011 có 60.418 ca và 59 ca tử
vong. Tình hình đang nghiêm trọng hơn trong
năm 2011, tỉ lệ SXHD ở người lớn (>15 tuổi)
chiếm 41,2% trong tổng số ca SXHD, tăng cao
nhất so với các năm gần đây.
Tây Ninh là 3 tỉnh cùng với tỉnh Cà Mau và
tỉnh Bạc Liêu có số ca mắc tăng cao đột biến
trong năm 2011. Trong năm 2011 tỉnh Tây Ninh
có 2.250 ca mắc tăng 120,8% so với năm 2010
(1.019 ca mắc).
Tổ chức phòng chống sốt xuất huyết ở Tây
Ninh
Tổ chức hành chính và y tế của tỉnh
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt
Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc
Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình
Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Theo kết
quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009,
dân số tỉnh Tây Ninh là 1.066.402 người.Có 09
huyện / thị (08 huyện là Tân Biên, Tân Châu,
Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành,
Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng và 01 thị xã Tây
Ninh). Có 95 đơn vị cấp xã gồm 5 phường, 8 thị
trấn và 82 xã.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của
Tây Ninh liên tục phát triển. Tổng sản phẩm
trong tỉnh (GDP) hàng năm đều tăng từ 15 -
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 204
17%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo
hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây
dựng và thương mại, dịch vụ.
Có 05 bệnh viện tuyến tỉnh, 05 trung tâm y
tế khối dự phòng, 05 trung tâm chuyên ngành,
02 bệnh viện tư nhân và hàng trăm phòng khám
tư nhân khác. Có một trường đào tạo là Trường
Trung cấp y tế tỉnh.
Mô hình bệnh tật: Bệnh sốt xuất huyết là
bệnh phổ biến nhất, tiếp đến là các bệnh viêm
nhiễm đường hô hấp, đến các bệnh đường tiêu
hoá (ỉa chảy), cúm và sốt rét.
Các quy định của Chương trình quốc gia
phòng chống sốt xuất huyết
Các quy định về tổ chức hệ thống phòng chống
sốt xuất huyết
Ngày 04/9/2012, Thủ tướng chính phủ ban
hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn
2012 - 2015/Dự án Phòng, chống một số bệnh có
tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng/ Bệnh
sốt xuất huyết(1).
Quyết định số 1544/QĐ-BYT ngày 07/5/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban
điều hành trung ương dự án Phòng, chống sốt
xuất huyết thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010.
Quyết định số 1238/QĐ-BYT ngày 16/4/2009
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập các Ban
điều hành dự án khu vực thuộc Ban điều hành
trung ương dự án Phòng, chống sốt xuất huyết
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng,
chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm
và HIV/AIDS bao gồm 4 Ban điều hành 4 khu
vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây
Nguyên, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn
tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện
Dự án trong khu vực phụ trách.
Các quy định về hoạt động chuyên môn
Quyết định số 1499/QĐ-BYT ngày
17/05/2011 hướng dẫn giám sát phòng chống sốt
xuất huyết Dengue .
Quyết định số 4729/ QĐ-BYT ngày 7/12/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình thử
nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt
muỗi.
Quyết định số 4730/QĐ/-BYT ngày 17/5/2010
hướng dẫn quy trình thử nghiệm đánh giá hiệu
lực của hóa chất diệt muỗi phun (dưới dạng thể
tích cực nhỏ ULV) trong phòng chống sốt xuất
huyết ở thực địa hẹp.
Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 14/4/2006
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng
dẫn giám sát và phòng chống sốt Dengue/ sốt
xuất huyết Dengue”.
Quyết định số 2479/QĐ-BYT ngày 14/7/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng
dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết”
Quyết định số 794/QĐ-BYT ngày 09/3/2009
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue”
Hướng dẫn giám sát và phòng chống
SD/SXHD ban hành kèm theo Quyết định số
1266/QĐ - BYT ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
Các công văn chỉ đạo về việc triển khai
Chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng phòng chống
SD/SXHD tại cộng đồng; Chiến dịch phun hoá
chất diệt muỗi chủ động phòng chống dịch sốt
xuất huyết.
Các quy định về quản lý
Thông tư liên tịch số 36/2010/TTLT-BTC-BYT
ngày 17/3/2010 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện dự án Phòng chống sốt xuất huyết.
Quyết định số 1846/QĐ-BYT ngày 01/6/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế
hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách năm
2010 do Bộ Y tế trực tiếp quản lý của Dự án
phòng chống sốt xuất huyết thuộc CTMTQG
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010.
Quyết định số 2576/QĐ-BYT ngày 19/7/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc điều chỉnh dự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 205
toán chi năm 2010 của Dự án phòng, chống sốt
xuất huyết thuộc CTMTQG phòng chống một
số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Lãnh đạo và nhân viên chuyên trách phòng
chống sốt xuất huyết từ tuyến tỉnh (Sở Y tế,
Trung tâm YTDP, Trung tâm truyền thông
GDSK) đến tuyến huyện (trung tâm Y tế huyện),
đến tuyến xã (Trạm Y tế xã), đến thôn bản và
cộng đồng (y tế thôn, cộng tác viên và nhân
dân). Tại mỗi thôn được chọn, điều tra 30 hộ gia
đình.
Địa điểm nghiên cứu
UBND tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm YTDP,
Trung tâm TTGDSK của tỉnh.
UBND huyện, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế 08
huyện và 01 thị xã
UBND xã, Trạm Y tế xã của 09 xã/phường
(mỗi huyện chọn 01 xã)
09 thôn/tổ dân phố của 09 xã/phường được
chọn và cộng đồng các thôn
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Điều tra công tác tổ chức mạng lưới bằng
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu
theo mẫu phiếu điều tra in sẵn.
Thu thập, ghi nhận các bằng chứng về việc
thành lập, ban hành các quy định, các chỉ đạo
phòng chống sốt xuất huyết ở các tuyến.
Vật liệu điều tra
Phiếu điều tra in sẵn: Mẫu phiếu được xây
dựng dựa trên các quy định của Bộ Y tế, của Dự
án quốc gia phòng chống sốt xuất huyết (Phụ
lục 1), các nội dung chủ yếu là:
- Về tổ chức hệ thống phòng chống sốt xuất
huyết
- Về hoạt động của các ban chỉ đạo (kiểm tra,
giám sát, hội họp, đầu tư...)
- Về hoạt động chuyên môn
- Giám sát và phòng chống véc tơ
- Xử lý ổ dịch sốt xuất huyết
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ
- Tập huấn
- Chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng
- Chiến dịch phun hoá chất diệt muỗi chủ
động
- Hoạt động của cộng tác viên.
Phân tích số liệu
Số liệu được tổng hợp, phân tích theo các
phần mềm thống kê y sinh học.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Về tổ chức mạng lưới phòng chống sốt
xuất huyết
Về tổ chức mạng lưới
Bảng 1. Tổ chức mạng lưới phòng chống sốt xuất
huyết ở Tây Ninh (2012)
Nội dung Theo quy
định Đã thực hiện
Đánh
giá
Thành lập Ban chỉ
đạo phòng chống
SXH tuyến tỉnh
01 ban 01 ban Đạt
Thành lập Ban chỉ
đạo phòng chống
SXH tuyến
huyện/thị
Mỗi
huyện/thị 01
ban
9/9 ban Đạt
Thành lập Ban chỉ
đạo phòng chống
sốt xuất huyết
tuyến xã, phường,
thị trấn.
Mỗi
xã/phường
01 ban
95/95 xã/phường Đạt
Thành phần Ban
chỉ đạo ở các cấp
có các ban ngành
đoàn thể tham gia
Thay đổi từ 12 - 18
thành viên (thuộc 6
-12 đoàn thể) tham
gia
Tốt
Có cộng tác viên
phòng chống sốt
xuất huyết phụ
trách số nhà theo
quy định
5 xã/phường/thị
trấn Tốt
Nhận xét:
- Các tuyến đều thành lập Ban chỉ đạo
phòng chống sốt xuất huyết theo quy định.
- Mỗi Ban chỉ đạo ở các tuyến được thành
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 206
lập đều có các Tiểu ban chuyên trách.
Về nhân lực
Nhân lực là cán bộ y tế chuyên trách ở các tuyến
Bảng 2. Nhân lực phòng chống sốt xuất huyết ở tỉnh
Tây Ninh (2012)
Đơn vị điều tra
Nhân lực
chuyên trách
quy định
Nhân lực
chuyên trách
hiện có
Đánh giá
Trung tâm YTDP
tỉnh
01 01 Đạt
Trung tâm Y tế
huyện
09 09/09
huyện/thị
Đạt
Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn
95 95/95 xã /
phường
Đạt
Tổng cộng 105
Nhân lực là cộng tác viên (Bảng 3)
Xây dựng được mạng lưới cộng tác viên
gồm 318 người hoạt động trên 05 xã điểm,
phường, thị trấn/tổng số 95 xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (chiếm 5,3%).
Một cộng tác viên trung bình phụ trách 54
hộ gia đình. Tuy nhiên tại các xã, phường, thị
trấn còn lại hầu hết không xây dựng được mạng
lưới cộng tác viên bằng nguồn kinh phí địa
phương.
Bảng 3. Cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết ở
tỉnh Tây Ninh (2012)
ST
T Xã/phường điều tra Số hộ
Số
CTV
Số
CTV/h
ộ
Đánh
giá
1 Xã Ninh Thạnh, TX Tây
Ninh.
1.812 53 34 Tốt
2 TT Gò Dầu, huyện Gò
Dầu.
6.169 110 59 Tốt
3 Xã Trà Là, H. Dương
Minh Châu
2.088 35 60 Tốt
4 Xã Long Thành Nam, H.
Hòa Thành.
3.497 60 58 Tốt
5 Xã Tân Đông, huyện
Tân Châu
3.591 60 60 Tốt
6 Xã Tiên Thuận, huyện
Bến Cầu
3.227 0 Chưa
tốt
7 TT Trảng Bàng, huyện
Trảng Bàng
3568 0 Chưa
tốt
8 Xã Thành Long, Huyện
Châu Thành
3267 0 Chưa
tốt
9 Xã Tân Phong, huyện
Tân Biên
3222 0 Chưa
tốt
Về hoạt động phòng chống sốt xuất huyết
Hoạt động của Ban Chỉ đạo các tuyến
Tuyến tỉnh
Bảng 4. Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống sốt
xuất huyết tỉnh (2012)
Nội dung hoạt động Quy định Thực
hiện
Đánh
giá
Tham dự giao ban Hàng tháng Chưa Chưa tốt
Chỉ đạo, kiểm tra
tuyến dưới
Thường xuyên Chưa Chưa tốt
Khi có dịch Có
Tham dự họp sơ kết,
tổng kết
Có Tốt
Triển khai chiến dịch
diệt lăng quăng và vệ
sinh môi trường
Khi có chỉ số BI
cao, có nguy cơ
bùng phát dịch.
Có Tốt
Phun hoá chất phòng
chống véc tơ sốt xuất
huyết chủ động
2 đợt 2 đợt Tốt
Giám sát hoạt động
chuyên môn
Hàng tháng Thiếu Chưa tốt
Tổ chức tập huấn 10 lớp Chưa đủ
Hỗ trợ kinh phí địa
phương phòng chống
sốt xuất huyết
Đề nghị 200 triệu Tốt
Nhận xét:
- Hoạt động của Ban chỉ đạo tuyến tỉnh chưa
đầy đủ. Các ban ngành khác trong Ban Chỉ đạo
chỉ vào cuộc khi có dịch xảy ra.
- Tham dự họp sơ kết 6 tháng và tổng kết
năm, chưa thực hiện giao ban hàng tháng.
- Trung tâm YTDP đã triển khai chiến dịch
diệt lăng quăng và vệ sinh môi trường, phun
hoá chất phòng chống véc tơ sốt xuất huyết chủ
động.
- Giám sát chuyên môn đối với tuyến dưới
chưa được thực hiện đầy đủ(2,8).
- Trong năm 2012 Trung tâm YTDP tỉnh Tây
Ninh đã tổ chức được 10 lớp tập huấn về
chuyên môn cho tuyến dưới gồm 02 lớp nâng
cao về côn trùng sốt xuất huyết; 01 lớp về giám
sát dịch tễ; 02 lớp về kỹ năng chăm sóc bệnh
nhân mắc sốt xuất huyết; 05 lớp kiến thức
phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng
cho mạng lưới cộng tác viên.
- Trung tâm YTDP tỉnh Tây Ninh chưa chú
trọng thử nghiệm đánh giá hiệu lực của hóa chất
diệt muỗi(4). Cán bộ chuyên trách chưa nắm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 207
vững quy trình thử nhạy cảm của muỗi Aedes
với hóa chất diệt muỗi(6).
Tuyến huyện/thị xã
Bảng 5. Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống sốt
xuất huyết huyện (2012)
Nội dung hoạt động Quy định Thực
hiện Đánh giá
Tham dự giao ban với
cộng tác viên
Hàng tháng Không đủ Chưa tốt
Chỉ đạo, kiểm tra tuyến
xã/phường, cộng tác
viên:
Thường
xuyên
Chưa Chưa tốt
Khi có dịch Có
Tham dự họp sơ kết,
tổng kết
Có Tốt
Triển khai chiến dịch
diệt lăng quăng và vệ
sinh môi trường
Khi có chỉ số
BI cao, có
nguy cơ
bùng phát
dịch.
Có Tốt
Phun hoá chất phòng
chống véc tơ sốt xuất
huyết chủ động
Có Chưa đạt
Nhận xét:
- Trung tâm Y tế huyện chưa thường xuyên
tham dự giao ban cùng cộng tác viên hàng
tháng.
- Ban chỉ đạo chưa thực hiện kiểm tra, giám
sát tuyến xã/phường và cộng tác viên thường
xuyên.
- Trung tâm Y tế tuyến huyện/thị xã thực
hiện phun hoá chất phòng chống véc tơ sốt xuất
huyết chủ động nhưng triển khai chưa rộng, chỉ
triển khai tại một số điểm có nguy cơ bùng phát
dịch cao.
- Trung tâm Y tế tuyến huyện/thị xã thực
hiện chiến dịch diệt lăng quăng và vệ sinh môi
trường khi có chỉ số BI cao, có nguy cơ bùng
phát dịch. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế vì mạng
lưới cộng tác viên không có trên hầu hết các xã
(ngoại trừ 5 xã điểm).
- Số cán bộ chuyên trách tuyến huyện nắm
vững kiến thức chuyên môn đạt 100%.
Tuyến xã/phường (Bảng 6)
Ban chỉ đạo tuyến xã chủ yếu chỉ hoạt động
khi có dịch xảy ra. Chưa thực hiện kiểm tra,
giám sát các chỉ số muỗi và lăng quăng thường
xuyên.
Công tác vận động các ban ngành, đoàn thể
cũng như sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa
phương trong phòng chống sốt xuất huyết đã
được Ban chỉ đạo thực hiện tốt.
Giám sát kế hoạch tại 09 xã, phường, thị
trấn. Tất cả đều xây dựng kế hoạch hoạt động
năm đạt 100%.
Có 07 xã, phường có xây dựng kế hoạch
hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất
huyết đạt 78%.
Bảng 6. Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống sốt
xuất huyết xã/phường (2012)
Nội dung hoạt động
Số
điểm
giám
sát
Có kế
hoạch
Thực
hiện
đúng
% đạt
Xây dụng kế hoạch hoạt
động năm
09 09 100
Xây dựng kế hoạch cụ thể
nhằm hưởng ứng ngày
ASEAN phòng chống sốt
xuất huyết
09 07 78
Xử lý ổ dịch 55 32 58
Tuyên truyền giáo dục cộng
đồng phòng chống chủ
động SD/SXHD
09 06 67
Triển khai chiến dịch diệt
lăng quăng và vệ sinh môi
trường
09 08 89
Số cán bộ chuyên trách tuyến xã nắm kiến
thức chuyên môn đạt 72,4%. Điều này cho thấy
công tác tập huấn cho cán bộ chuyên trách
tuyến xã cần được cải thiện hơn nữa.
Tính từ 01/01/2012 đến ngày 23/12/2012 tại
tỉnh Tây Ninh phát hiện 292 ổ dịch, có 274 ổ
dịch được xử lý (chiếm tỉ lệ 93,8%).
Khảo sát 55 biên bản xử lý ổ dịch tại Trung
tâm Y tế tuyến huyện, có 23 xử lý ổ dịch chưa
theo hướng dẫn xử lý ổ dịch của Bộ Y tế, không
thực hiện giám sát chỉ số muỗi trưởng thành
trước và sau khi xử lý ổ dịch, chỉ giám sát chỉ số
Breteau (chiếm 42%)(5).
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng
chống chủ động SD/SXHD chủ yếu thực hiện
thông qua đài phát thanh.
Tính từ 01/01/2012 đến ngày 23/12/2012 tại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 208
tỉnh Tây Ninh có 1.970 ca mắc sốt xuất huyết.
Trong đó, có 06 ca tử vong. Tại 05 xã điểm có
cộng tác viên hoạt động không có ca tử vong, số
ca tử vong rơi ở các xã không có cộng tác viên
hoạt động.
Cộng tác viên
Bảng 7. Hoạt động của cộng tác viên phòng chống
sốt xuất huyết (2012)
Nội dung hoạt động
Số điểm
giám sát
Thực
hiện
đúng
% đạt
Thực hiện giám sát ít nhất 01
lần/tháng
09 02 22
Nhân nuôi và phóng thả
cá/Mesocyclops
09 09 100
Tuyên truyền các biện pháp
phòng chống SXH
09 09 100
Tham dự giao ban hàng tháng 09 01 11
Nhận xét:
- Cộng tác viên giám sát lăng quăng chưa
tốt. Số điểm giám sát thực hiện đúng theo mục
tiêu của chương trình chỉ đạt 22%.
- Cộng tác viên tham dự giao ban hàng
tháng không thường xuyên.
- Biện pháp tuyên truyền thực hiện đầy đủ
nhưng chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là
do các cộng tác viên dành rất ít thời gian cho
công việc này.
Cộng đồng
Phỏng vấn 270 người ở 09 thôn của 09 xã,
phường trong 09 huyện/thị được chọn, kết quả
được trình bày trên Bảng 8.
Bảng 8. Hiểu biết và thực hành của cộng đồng phòng
chống sốt xuất huyết
Nội dung công việc
phỏng vấn
Số người
phỏng
vấn
Biết Không
biết
%
đạt
Sự hiểu biết về bệnh SXH
và cách phòng chống
270 227 43 84
Thái độ thực hành của
cộng đồng đã thực hiện
270 124 146 46
Ý thức trong công tác
phòng chống SXH
270 178 92 70
Nhận xét: Có 227 người có kiến thức về bệnh
sốt xuất huyết và cách phòng chống đạt 84%.
Có 124 người/270 người được hỏi đã có thái
độ thực hành trong phòng chống bệnh sốt xuất
huyết chiếm 46%.
Có 178 người/270 người được hỏi có thái độ
niềm nở và sẽ cùng tham gia việc loại trừ lăng
quăng trong gia đình mình chiếm 70%.
KẾT LUẬN
Mạng lưới tổ chức đạt theo tiêu chí của
chương trình. Nhưng triển khai các hoạt động
chương trình còn chưa đồng bộ giữa các thành
viên trong Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại
tất cả các tuyến có hoạt động nhưng đa số chưa
mang tính thường xuyên. Hiệu quả trong các
hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại các
tuyến là chưa cao.
Ý thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh
sốt xuất huyết của người dân là chưa tốt (chỉ đạt
46%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai
đoạn 2012 - 2015/ Dự án Phòng, chống một số bệnh có tính chất
nguy hiểm đối với cộng đồng/ Bệnh sốt xuất huyết.
2. Quyết định định số 1499/QĐ – BYT ngày 17/05/2011 hướng dẫn
giám sát phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
3. Quyết định số 1544/QĐ-BYT ngày 07/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc thành lập Ban điều hành trung ương dự án Phòng,
chống sốt xuất huyết thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010.
4. Quyết định số 4730/QĐ/ - BYT ngày 17/5/2010 hướng dẫn quy
trình thử nghiệm đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun
(dưới dạng thể tích cực nhỏ ULV) trong phòng chống sốt xuất
huyết ở thực địa hẹp.
5. Quyết định số 2479/QĐ-BYT ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành “Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết”
6. Quyết định số 4729/ QĐ-BYT ngày 7/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y
tế hướng dẫn quy trình thử nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa
chất diệt muỗi.
7. Quyết định số 1238/QĐ-BYT ngày 16/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc thành lập các Ban điều hành dự án khu vực thuộc Ban
điều hành trung ương dự án Phòng, chống sốt xuất huyết thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã
hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS bao gồm 4 Ban điều hành
4 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên,
chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát thực hiện Dự án trong khu vực phụ trách.
8. Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt
Dengue/ sốt xuất huyết Dengue”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hoat_dong_phong_chong_sot_xuat_huyet_tai_tinh_tay_n.pdf