Đánh giá in vitro vi kẽ phục hồi xoang loại II sử dụng Inlay Cerec
Ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng lâm sàng
Hệ thống CEREC 2 là hệ thống gia công tự
động nhiều loại phục hồi nha khoa khác nhau.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong phòng
thí nghiệm và trên lâm sàng đã khẳng định
phục hồi của hệ thống CEREC có kết quả tốt
về thẩm mỹ và chức năng. Mặt khác, vật liệu
sứ dùng trong hệ thống CEREC, đặc biệt Vita
Blocs Mark II có nhiều đặc tính tốt: dễ mài, dễ
đánh bóng, thẩm mỹ, khung feldspar dễ xoi
mòn giúp cho việc dán có hiệu quả, khả năng
chịu nén cao, không bị mài mòn và không làm
mòn răng đối diện.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống CEREC là
thực hiện được các phục hồi đạt chất lượng cao
chỉ trong một lần hẹn.
Khi sử dụng hai loại vật liệu là Calibra
(composite lưỡng trùng hợp) và xi-măng Fuji
Plus (resin-modified glass ionomer hóa trùng
hợp) để gắn/dán inlay xoang loại II của hệ thống
CEREC 2, các phục hồi đạt được sự tiếp hợp bờ
khá tốt ở cả hai nhóm, đặc biệt ở nhóm I với vật
liệu gắn dán là Calibra, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn
không có vi kẽ đạt tới 80%.
Như vậy, có thể nhận thấy inlay CEREC có
chất lượng đáng tin cậy, đặc biệt khi sử dụng vật
liệu gắn/dán thích hợp, inlay CEREC đạt độ tiếp
hợp bờ rất cao và điều này có thể mang lại kết
quả khả quan trên lâm sàng.
Thử nghiệm bước đầu cho thấy việc áp dụng
hệ thống CEREC 2 để chế tạo nhanh các phục
hồi nha khoa thẩm mỹ, giúp tiết kiệm thời gian
và sức lao động là giải pháp khả thi và có ý
nghĩa thiết thực.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá in vitro vi kẽ phục hồi xoang loại II sử dụng Inlay Cerec, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 94
ĐÁNH GIÁ IN VITRO VI KẼ PHỤC HỒI XOANG LOẠI II SỬ DỤNG
INLAY CEREC
Võ Văn Nhân*, Hoàng Đạo Bảo Trâm*, Hoàng Tử Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá in vitro vi kẽ của phục hồi xoang loại II sử dụng
inlay CEREC, với hai loại vật liệu gắn/dán khác nhau.
Đối tượng và phương pháp: Hai mươi inlay CEREC được tạo tương ứng với các xoang loại II đã sửa
soạn trên các răng cối lớn vĩnh viễn không sâu mới nhổ. Inlay được gắn bằng hai loại vật liệu gắn/dán khác
nhau là composite lưỡng trùng hợp Calibra (nhóm I) và xi-măng resin-modified glass ionomer hóa trùng hợp
Fuji Plus (nhóm II). Điều kiện thử thách của thử nghiệm là chu trình nhiệt (100 chu kỳ, 50C - 550C). Mức độ
thâm nhập chất màu dọc thành nướu được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 3 dưới kính hiển vi nổi với độ
phóng đại 30 lần.
Kết quả: Inlay CEREC gắn bằng Calibra có chất lượng tiếp hợp bờ tốt (80% phục hồi hoàn toàn không có vi
kẽ), trong khi đó inlay CEREC gắn bằng xi-măng Fuji Plus thể hiện vi kẽ ở những mức độ khác nhau (60% độ 1,
30% độ 2, 10% độ 3).
Kết luận: Phục hồi inlay CEREC có chất lượng tiếp hợp bờ tốt, composite lưỡng trùng hợp là một vật liệu
gắn/dán thích hợp đối với phục hồi inlay CEREC.
Từ khóa: inlay CEREC, xoang loại II, vi kẽ.
ABSTRACT
MICROLEAKAGE OF CLASS II RESTORATIONS USING CEREC INLAY: AN IN VITRO STUDY
Vo Van Nhan, Hoang Dao Bao Tram, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 94- 98
Objective: The aim of the study was to evaluate in vitro microleakage of Class II restorations using CEREC
inlay with different luting cements.
Materials and method: Twenty Class II cavities were prepared on freshly extracted non-carious
permanent molars and customized CEREC inlays were fabricated. All specimens were randomly divided into two
groups and two different materials (Calibra, dual cure composite - group I; and Fuji Plus, resin-modified glass
ionomer - group II) were used for luting inlays. After passing 100 thermocycles of 50C and 550C, specimens were
isolated with sticky wax and nail polish except the restoration surface with an extent of 1mm around its margin
then immersed in 2% methylene blue for 12 hours. Specimens were embedded in transparent acrylic resin and
sectioned mesiodistally through the center of the restorations. The extent of dye penetration along the gingival
wall was assessed under stereomicroscope with a magnification of 30 following a grade scale from 0 to 3.
Results: 80% restorations of group I showed excellent marginal adaptation at the gingival wall while there
were different levels of microleakage in group II; there was a significant difference of microleakage level between
two groups (p<0.05).
Conclusion: CEREC inlays may achieve high quality of marginal adaptation, especially with dual cure
composite as lutting material.
*: Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: TS. Hoàng Đạo Bảo Trâm ĐT: 0917512242, Email: hdbtram@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 95
Key words: CEREC inlay, Class II restoration, microleakage .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của máy tính và kỹ thuật điều
khiển tự động là cơ sở cho cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật trong y khoa hiện đại nói chung và
nha khoa hiện đại nói riêng. Công nghệ
CAD/CAM đã làm thay đổi nhanh chóng cách thức
thực hành nha khoa. Đặc biệt nhờ phương pháp
chế tạo tự động phục hồi nha khoa, việc điều trị
có thể được hoàn tất chỉ trong một lần hẹn.
Với mong muốn áp dụng kỹ thuật mới, tìm
thêm những khả năng và mở rộng sự lựa chọn
cho bác sỹ và bệnh nhân để đạt được những
phục hồi có chất lượng cao đồng thời rút ngắn
được thời gian điều trị, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài này nhằm đánh giá in vitro vi kẽ
thành nướu của inlay CEREC, sử dụng hai loại
vật liệu gắn/dán khác nhau là Calibra
(composite lưỡng trùng hợp) và xi-măng Fuji
Plus (xi-măng resin-modified glass ionomer hóa
trùng hợp).
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương tiện
Hệ thống CEREC 2
Vật liệu gắn/dán:
Nhóm I: Calibra (composite lưỡng trùng
hợp) (Dentsply).
Nhóm II: Fuji Plus (resin-modified glass
ionomer) (GC).
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm được thực hiện trên 20 răng cối
vĩnh viễn của người, bị nhổ không vì lý do sâu
răng hay tổn thương mất chất khác. Răng còn
nguyên vẹn, đã đóng chóp.
Tạo xoang inlay: Các răng được cố định trên
mẫu hàm. Các xoang inlay MO được tạo theo
tiêu chuẩn: độ sâu sàn xoang từ 2-3mm, thành
nướu và thành tủy phẳng, các thành khác song
song và vuông góc với thành nướu, thành trục
thẳng, không cong lồi theo hình dáng bên ngoài
của răng, không vát bờ men ở các thành.
Tạo phục hồi bằng hệ thống CEREC
Thu thập dữ liệu răng đã sửa soạn bằng
camera
Xoang inlay được rửa sạch và thổi khô, phủ
keo và một lớp mỏng bột CEREC lên toàn bộ
xoang và răng kế cận. Hình ảnh ba chiều của
xoang inlay được ghi nhận bằng camera theo
hướng sao cho góc nhìn của camera trùng với
hướng lắp inlay, và xoang inlay trên màn hình
đảm bảo các tiêu chuẩn: rõ nét, tương phản tốt,
các thành được nhìn thấy rõ ràng, và nằm ngay
ngắn giữa màn hình.
Thiết kế phục hồi
Qui trình thiết kế inlay được thực hiện theo
các lệnh được thông báo trên màn hình: Vẽ
đường đáy, hệ thống tự động thiết kế đường bề
mặt, đường tiếp xúc phía bên, vẽ đường trũng
giữa, hệ thống tự động thiết kế đường gờ bên.
Mài phục hồi
Chọn khối sứ có kích thước thích hợp theo
thông báo trên màn hình cho vào máy mài.
Chọn lệnh mài.
Sau khi các xoang inlay và inlay đã được
sửa soạn xong. Các mẫu được chia ngẫu nhiên
thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10 răng: nhóm I
được gắn inlay bằng Calibra và nhóm II bằng
Fuji Plus.
Chu trình nhiệt
Các mẫu đều trải qua 100 chu kỳ nhiệt, mỗi
chu kỳ kéo dài 1 phút, nhiệt độ thay đổi giữa 50C
và 550C (thời gian ở mỗi điều kiện trong mỗi chu
kỳ là 25 giây).
Làm tiêu bản
Cách ly: Bít kín phần chóp chân răng bằng
sáp dính. Phủ một lớp sơn bóng chống thấm lên
toàn bộ bề mặt răng, trừ một “cửa sổ” là bề mặt
phục hồi và mở rộng ra 1mm xung quanh bờ
phục hồi.
Nhuộm màu vi kẽ: Mẫu được ngâm trong
dung dịch xanh methylene 2% trong 12 giờ ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 96
nhiệt độ 250C. Sau đó mẫu được làm sạch, làm
khô, bao nhựa trong.
Mẫu được cắt qua trung tâm phục hồi theo
mặt phẳng qua trục răng và theo chiều gần xa
bằng đĩa kim cương mỏng có nước làm mát.
Đánh giá vi kẽ
Mức độ thâm nhập chất màu được đánh giá
dưới kính hiển vi nổi với độ phóng đại 30 lần,
bởi hai quan sát viên độc lập, theo thang điểm:
0: không thấy chất màu ở thành nướu.
1: chất màu thâm nhập chưa quá một nửa
chiều dài thành nướu.
2: chất màu thâm nhập quá một nửa chiều
dài thành nướu.
3: chất màu thâm nhập toàn bộ thành nướu
và lan tới thành trục.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nhóm I: 8 phục hồi không có thâm nhập chất
màu và 2 phục hồi có chất màu thâm nhập đến
thành trục (độ 3).
Nhóm II: 6 phục hồi có chất màu thâm nhập
chưa tới một nửa chiều dài thành nướu (độ 1), 3
phục hồi có chất màu thâm nhập quá nửa chiều
dài thành nướu (độ 2) và 1 phục hồi có chất màu
đến thành trục (độ 3).
Bảng 1: Độ vi kẽ ở hai nhóm thử nghiệm
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3
Nhóm I 8 0 0 2 10
Nhóm II 0 6 3 1 10
8 6 3 3 20
Sử dụng phép kiểm định tổng xếp hạng
Mann-Whitney cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa về mức độ thâm nhập chất màu ở thành
nướu trong hai nhóm thử nghiệm (p<0,05).
Thử nghiệm sử dụng hệ thống CEREC 2, với
phần mềm Cos 4.31, là một hệ thống cho phép
tạo ra nhiều loại phục hồi chính xác (như inlay,
onlay, mão răng trước, răng sau, veneer
laminate), đặc biệt có thể chế tạo phục hồi có
mặt nhai chức năng.
Hệ thống CEREC 2 chế tạo phục hồi hoàn
toàn tự động, với số lần hẹn bệnh nhân và thời
gian thực hiện phục hồi ít hơn so với hệ thống cổ
điển. Với kỹ thuật này, toàn bộ tiến trình từ sửa
soạn xoang đến gắn phục hồi có thể hoàn tất chỉ
trong một lần hẹn, bỏ qua các giai đoạn như lấy
dấu, đổ mẫu, làm phục hồi tạm, cũng như các
giai đoạn trong labo. Hệ thống CEREC cũng có
thể được sử dụng gián tiếp. Các bộ điểm màu
cho phép tạo màu đặc trưng cho từng phục hồi,
khắc phục được hạn chế về màu sắc làm sẵn của
khối sứ.
Kết quả thử nghiệm cho thấy inlay CEREC
gắn bằng Calibra có chất lượng tiếp hợp bờ tốt
(80% phục hồi hoàn toàn không có vi kẽ), trong
khi đó inlay CEREC gắn bằng xi-măng Fuji Plus
thể hiện vi kẽ ở những mức độ khác nhau: 60%
độ 1, 30% độ 2, và 10% độ 3.
MÖrmann thấy rằng sử dụng composite
quang trùng hợp (Heliomolar) để gắn inlay
CEREC cho kết quả tốt, và inlay CEREC được
gắn bằng composite lưỡng trùng hợp có chất
lượng tiếp hợp bờ tốt hơn so với inlay được gắn
bằng các thế hệ composite trước đó, thành phần
hóa trùng hợp giúp composite cải thiện mức độ
trùng hợp ở những vùng mà ánh sáng trùng
hợp bị cản trở(2).
So sánh độ bền gắn của các loại xi măng:
glass ionomer, resin-modified glass ionomer,
composite lưỡng trùng hợp trên phục hồi
toàn sứ tạo ra từ hệ thống CAD/CAM, De
Boer kết luận rằng glass ionomer không phù
hợp để gắn phục hồi toàn sứ của hệ thống
CAD/CAM, composite lưỡng trùng hợp có độ
bền dán tốt nhất.
Khi so sánh độ bền dán của xi-măng glass
ionomer và xi-măng resin-modified glass
ionomer dùng gắn phục hồi sứ, Vallittu và
cộng sự đã kết luận: tỷ lệ bong dán cao ở
nhóm sử dụng xi-măng glass ionomer, trong
khi không có sự bong dán trong nhóm sử
dụng xi-măng resin-modified glass ionomer
gắn phục hồi xử lý silane(4).
Zuellig-Singer R và cộng sự thực hiện
nghiên cứu đánh giá sau 3 năm chất lượng tiếp
hợp bờ của phục hồi inlay CEREC, sử dụng các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 97
vật liệu gắn: composite hạt độn nhỏ đồng nhất,
composite lai hạt độn nhỏ, composite lai hạt độn
thô, xi-măng glass ionomer. Các tác giả kết luận:
Bờ nhai của inlay CEREC đạt mức độ tiếp hợp
tốt và ổn định trong 3 năm. Nhựa composite hạt
độn nhỏ có độ kháng mài mòn tốt hơn so với
composite lai và glass ionomer(5).
Trong một nghiên cứu in vitro sử dụng chu
trình nhiệt và chu trình lực, Schmalz và cộng sự
nhận thấy có mối tương quan thuận giữa mức
độ vi kẽ và độ dày xi-măng gắn khi đánh giá
trên inlay composite, trong khi không thấy mối
tương quan này ở inlay CEREC. Tuy nhiên, khi
đánh giá in vitro chất lượng bờ nướu của phục
hồi CEREC xoang loại II, áp dụng hai tiêu
chuẩn: 1- độ nguyên vẹn của bề mặt phục hồi
(phân tích dưới kính hiển vi điện tử, trước và
sau chu trình nhiệt và chu trình lực, và 2- độ bền
dán của phục hồi (quan sát mức độ thâm nhập
chất màu, sau chu trình nhiệt và chu trình lực),
các tác giả nhận định rằng chất lượng bờ phục
hồi ảnh hưởng bởi độ dày của vật liệu gắn. Với
độ dày của vật liệu gắn đạt 100μm, tỷ lệ thất bại
của việc gắn/dán là 3% -14%. Khi vật liệu gắn có
độ dày lớn hơn 100μm, sự bù đắp của composite
gắn không hoàn chỉnh(3).
Tóm lại, có thể thấy rằng yếu tố chính ảnh
hưởng chất lượng dán bờ phục hồi là sự chọn
lựa vật liệu gắn/dán, vật liệu tạo phục hồi, độ
khít sát giữa phục hồi và mô răng. Qua nghiên
cứu trên nhiều loại vật liệu gắn khác nhau, các
tác giả đều đi đến nhận định: composite hạt độn
nhỏ lưỡng trùng hợp được sử dụng như là vật
liệu gắn đối với phục hồi CEREC tỏ ra có hiệu
quả hơn so với các vật liệu lai và xi-măng glass
iomomer.
Ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng lâm sàng
Hệ thống CEREC 2 là hệ thống gia công tự
động nhiều loại phục hồi nha khoa khác nhau.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong phòng
thí nghiệm và trên lâm sàng đã khẳng định
phục hồi của hệ thống CEREC có kết quả tốt
về thẩm mỹ và chức năng. Mặt khác, vật liệu
sứ dùng trong hệ thống CEREC, đặc biệt Vita
Blocs Mark II có nhiều đặc tính tốt: dễ mài, dễ
đánh bóng, thẩm mỹ, khung feldspar dễ xoi
mòn giúp cho việc dán có hiệu quả, khả năng
chịu nén cao, không bị mài mòn và không làm
mòn răng đối diện.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống CEREC là
thực hiện được các phục hồi đạt chất lượng cao
chỉ trong một lần hẹn.
Khi sử dụng hai loại vật liệu là Calibra
(composite lưỡng trùng hợp) và xi-măng Fuji
Plus (resin-modified glass ionomer hóa trùng
hợp) để gắn/dán inlay xoang loại II của hệ thống
CEREC 2, các phục hồi đạt được sự tiếp hợp bờ
khá tốt ở cả hai nhóm, đặc biệt ở nhóm I với vật
liệu gắn dán là Calibra, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn
không có vi kẽ đạt tới 80%.
Như vậy, có thể nhận thấy inlay CEREC có
chất lượng đáng tin cậy, đặc biệt khi sử dụng vật
liệu gắn/dán thích hợp, inlay CEREC đạt độ tiếp
hợp bờ rất cao và điều này có thể mang lại kết
quả khả quan trên lâm sàng.
Thử nghiệm bước đầu cho thấy việc áp dụng
hệ thống CEREC 2 để chế tạo nhanh các phục
hồi nha khoa thẩm mỹ, giúp tiết kiệm thời gian
và sức lao động là giải pháp khả thi và có ý
nghĩa thiết thực.
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ thử nghiệm, có thể đưa ra
một số nhận định sau:
1. Các hệ thống CAD / CAM nha khoa ra
đời đánh dấu một bước phát triển mới trong
kỹ thuật nha khoa hiện đại. Phục hồi inlay
CEREC thực hiện trong một lần hẹn có thể cho
kết quả tốt.
2. Sử dụng composite lưỡng trùng hợp
Calibra cho chất lượng tiếp hợp bờ cao hơn so
với sử dụng xi-măng resin-modified glass
ionomer hóa trùng hợp Fuji Plus, composite
lưỡng trùng hợp là một vật liệu gắn/dán thích
hợp đối với phục hồi inlay CEREC.
Ý nghĩa ứng dụng: Ứng dụng hệ thống
CEREC 2 trong việc tạo nhanh inlay, onlay trong
nha khoa là một giải pháp khả thi, đáp ứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 98
được yêu cầu thẩm mỹ và chức năng, đồng thời
có thể hoàn tất được công việc điều trị trong một
lần hẹn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Boer HD et al (2001). Bond strength of luting cements to
synthoceram ceramic. 79th general session & exhibition of the
IADR - chiba.
2. Mormann WH et al (1990). CAD-CAM ceramic inlays and
onlays: a case report after 3 years in place. JADA May: 517 –
520.
3. Schmalz G et al (1995) Effect of dimension of luting space and
luting composite on marginal adaptation of a class II ceramic
inlay. J-Prosthet-Dent. Apr; 73(4): 392-9.
4. Vallittu PK et al (1997). A study of bonding glass
polyalkenoate cement to the surface of dental ceramic
material. Int-Dent-J Feb; 47(1): 53-8.
5. Zuellig-Singer R et al (1998). Three-year evaluation of
computer-machined ceramic inlays: influence of luting agent.
Quintessence-Int Sep; 29(9): 573-82.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_in_vitro_vi_ke_phuc_hoi_xoang_loai_ii_su_dung_inlay.pdf