Về các triệu chứng cận lâm sàng (chụp CT
hoặc MRI). Chúng tôi thấy số bệnh nhân đáp
ứng hoàn toàn tăng dần theo thời gian ≤ 6 tháng
là (7%), > 6 tháng là (14 %), số bệnh nhân đáp
ứng một phần chiếm tỷ l ≤ 6 tháng là (25,6%), > 6
tháng là (37,2 %), Số bệnh nhân có khối u tăng
kích thước là 04 bệnh nhân (9,3%).
Do điều kiện một số bệnh nhân đến tái khám
nhưng không có khả năng kinh tế chụp MRI hay
CT sọ não kiểm tra, hoặc không đến tái khám vì
vậy số lượng kiểm tra định kỳ có 43. Theo Mai
Trọng Khoa thì kích thước khối u sẽ được kiểm
soát từ tháng thứ 3, kích thước u giảm dần theo
thời gian, u tan hoàn toàn tháng thứ 3: 4,8%,
tháng thứ 6: 12,5%, tháng thứ 12: 21%, tháng thứ
BN Lê Văn H Nam 68 tuổi, vào viện lý do
đau đầu, nôn, tê yêu nửa người (T), chụp MRI
phát hiện U vùng trán đỉnh (P) kích thước
Bệnh nhân Trần Văn Q nam 25 tuổi, vào viện
lý do đau đầu, buồn nôn, tê yếu chân tay đã vào
BV Việt Đức chụp kết quả khối u tuyến tùng và
24: 29,4% . Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp như tan hoàn toàn sau 6 tháng là: 14%. Tuy
nhiên, do số lượng ít và cần tiếp tục theo dõi các
bệnh nhân này.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u não bằng phương pháp xạ phẫu dao Gamma quay tại bệnh viện C Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 105
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ U NÃO BẰNG PHƯƠNG
PHÁP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN
Đào Văn Soạn*, Đặng Ngọc Huy*, Phạm Văn Trường*, Đoàn Văn Khương*, Lương Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Bệnh viện C Thái nguyên triển khai điều trị u não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay từ tháng 2
năm 2011.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Bệnh viện C
Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả can thiệp, theo dõi dọc, 64 bệnh nhân u não được điều trị bằng dao
gamma quay (Gryoknife) tại khoa Ung bướu .
Kết quả: Tuổi > 60 gặp nhiều nhất (50%); nữ nhiều hơn nam (59,4%/ 40,6%); Triệu chứng lâm sàng gặp
nhiều nhất là đau đầu(87,5%). Bệnh nhân bị u màng não chiếm tỷ lệ cao nhất (28,1%); Kích thước khối u 5cm
chiếm tỷ lệ cao nhất (65,6%); Xạ phẫu an toàn tuyệt đối; Các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt sau điều trị
(73,1%); Kích thước khối u nhỏ dần theo thời gian sau điều trị; 9,3% số lượng khối u có kích thước tăng thêm.
Từ khóa: u não, dao Gyro
ABSTRACT
PREMILINARY RESULTS OF TREATING BRAIN TUMOR
BY ROTATING GAMMA KNIFE AT THE THAI NGUYEN C HOSPITAL
Dao Van Soan, Dang Ngoc Huy, Pham Van Truong, Doan Van Khuong, Luong Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 105 – 110
Background: Thai Nguyen C Hospital has been starting treating brain tumor by rotating gamma knife from
February, 2011.
Objectives: Evaluation the results of treating brain tumor by rotating gamma knife at the Thai Nguyen C
Hospital.
Methods: Intervention study and follow up study. 64 patients with brain tumor were treated by rotating
gamma knife (Gryoknife) at the Oncology Department.
Results: Age> 60 (50%), women/ male ratio:59.4% / 40.6%, headache (87.5%). Meningioma (28.1%); <
4cm tumor size (65.6%); Treating brain tumor by rotating gamma knife at the Thai Nguyen C Hospital is safety;
Symptoms Forest ready significantly reduced after treatment (73.1%); Small tumor size over time after
treatment, 9.3% of the tumor increases in size.
Key words: brain tumor, Gyro knife
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não là danh từ chỉ những khối u nằm
trong hộp sọ, chiếm 8% các u trong cơ thể và
chiếm 10% trong các bệnh lý thần kinh. Phẫu
thuật u não là một trong những phẫu thuật rất
khó và phức tạp có tỷ lệ biến chứng, tử vong cao,
đặc biệt là có thể để lại nhiều di chứng ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân(1,4,2). Đối với u ác tính tỷ lệ tái phát cao, các
bệnh nhân có nhiều khối u, u di căn lên não, các
khối u nằm sâu hoặc vị trí nguy hiểm trong não
thì phẫu thuật càng khó khăn, phức tạp và tỷ lệ
* Bệnh viện C Thái Nguyên
Tác giả liên lạc: TS. Đặng Ngọc Huy; ĐT: 0168 405 888 Email: bshuybvctn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 106
tử vong càng cao. Mặc dù phẫu thuật u não đạt
nhiều tiến bộ, nhất là từ khi có vi phẫu thuật,
những u còn lại, u tái phát sau phẫu thuật hay
những u ở sâu, vị trí nguy hiểm không thể phẫu
thuật được thì sự ra đời của máy xạ phẫu dao
gamma (X knife, Cyberknife, Gyroknife) đã giúp
gải quyết những trường hợp u não khó không
phẫu thuật được, mang lại thời gian và chất
lượng sống tốt hơn cho người bệnh đóng vai trò
quan trọng trong điều trị u não(5,3,6,2). Hệ thống
dao gamma có hai loại: Gamma cổ điển và
gamma quay với nguyên lý chung là sự hội tụ
chính xác của các chùm tia gamma từ nguồn
Cobal‐60 vào tổn thương. Xạ phẫu bằng dao
gamma có độ chính xác cao giúp cho việc điều
trị thuận tiện, an toàn chính xác và hiệu quả
trong nhiều các bệnh lý sọ đặc biệt u não như các
u nguyên phát ở não (u màng não, u thần kinh
đệm, u sọ hầu, u tuyến yên, u tuyến tùng, u dây
thần kinh sọ não) và các u di căn não(3). Hệ
thống dao gamma quay tại Bệnh viện C Thái
Nguyên là dao gamma thế hệ thứ 5 (Gyroknife)
được sản xuất bởi tập đoàn Gammastar Thượng
Hải Trung Quốc. Có thể sử dụng để xạ phẫu các
khối u não, các dị dạng mạch máu não và một số
bệnh lý khác ở thần kinh sọ não. Gyroknife là
một hệ thống xạ trị và xạ phẫu lập thể bằng
nguồn Cobalt‐60 kỹ thuật số. Thiết bị này kết
hơp được tính ưu điểm của kỹ thuật xạ phẫu
Gamma và máy gia tốc, sử dụng phương pháp
hội tụ 3 lần đẳng tâm chính xác cao, đạt tỷ lệ liều
xạ giữa vùng cần điều trị và mô thường cao
nhất: 550:1, nhờ 4 ống chuẩn trực kích thước
5mm,15mm, 25mm, 50mm. Ngoài ra, Gyroknife
còn ứng dụng kỹ thuật con quay, tốc độ quay
đạt 30l/phút, xuất liều điều trị 2,5 Gy/ phút,
Gyroknife xạ trị có liều lượng chiếu vào mô bệnh
là lớn nhất, ngược lại chiếu gây tổn thương mô
lành là ít nhất, tổng liều 7000 Ci. Từ đầu năm
2011 Bệnh viện C Thái Nguyên đã triển khai và
ứng dụng thành công kỹ thuật xạ phẫu bằng dao
Gamma thế hệ 5 này để điều trị cho bệnh nhân u
não. Để tổng kết quá trình triển khai kỹ thuật
chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
‐ Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cận lâm
sàng.
‐ Đánh giá kết quả điều trị u não bằng
phương pháp xạ phẫu dao gamma quay tại
Bệnh viện C Thái Nguyên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 64 bệnh
nhân u não được điều trị xạ phẫu bằng dao
Gamma quay (Gyroknife) tại Khoa Ung bướu
Bệnh viện C Thái Nguyên
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Ung
bướu Bệnh viện C Thái Nguyên từ tháng 2‐
2011đến tháng 3‐2014.
Tiêu chuẩn lựa chọn
‐ Bệnh nhân được chẩn đoán u não.
‐ Có chỉ định điều trị xạ phẫu Gamma quay
(Gyroknife) với kích thước dưới 50 mm
‐ Chấp nhận điều trị tuân thủ đúng quy trình
điều trị
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Có chống chỉ định điều trị xạ phẫu Gamma
quay (Gyroknife).
‐ Từ chối điều trị hoặc điều trị không hết liệu
trình theo kế hoạch.
Phương pháp nghiên cứu
‐ Thiết kế nghiên cứu: mô tả can thiệp, có
theo dõi dọc
‐ Cỡ mẫu: lấy mẫu toàn thể không xác suất.
‐ Chỉ tiêu nghiên cứu: Tuổi, giới, nghề
nghiệp, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
‐ Các bước tiến hành:
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán u não
có chỉ định xạ phẫu gamma, đều được lập bệnh
án, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm đánh giá
toàn thân và tại chỗ: Công thức máu, sinh hóa
máu, miễn dịch, điện tâm đồ, điện não đồ, chụp
x quang thường quy, Chụp CT, chụp MRI.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 107
Bệnh nhân được xạ phẫu bằng dao Gyro
theo quy trình thống nhất và được khám đánh
giá định kỳ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng sau xạ phẫu: 1 tháng, 3 tháng và trên 6
tháng.
Đánh giá hiệu quả điều trị
‐ Dựa vào các thông tin thu được về lâm
sàng và cận lâm sàng: tình trạng toàn thân, u,
dựa trên khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm
sàng và so sánh với các thông tin trước điều trị
và sau điều trị.
‐ Đánh giá về triệu chứng cơ năng
+ Hoàn toàn các triệu chứng thần kinh trở về
bình thường
+ Một phần các triệu chứng thần kinh giảm
một phần
+ Không thay đổi : Các triệu chứng không
thay đổi so với trước điều trị về mức độ và số
lượng
+ Bệnh tiến triển : Các triệu chứng nặng hơn
hoặc xuất hiện triệu chứng mới
‐ Đánh giá về kích thước khối u sau điều trị
theo tiêu chuẩn của đánh giá đáp ứng ở các
khối u đặc (RECIST) năm 2009 dựa trên các tổn
thương đích, đánh giá bằng hình ảnh (CT‐
scan, MRI).
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được nạp vào phần
mềm SPSS 16.0 và phân tích số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong tổng số 64 bệnh nhân nghiên cứu gặp
bệnh nhân nhỏ nhất 22 tuổi, cao tuổi nhất 79
tuổi, lứa tuổi gặp nhiều là ≥ 60 tuổi. Nữ giới
chiếm tỷ lệ cao hơn (59,4 %), nam gặp ít hơn
(40,6 %).
Về tuổi thường gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi là ≥ 60 tuổi, gặp 32 trường hợp chiếm
50%. Tuổi thấp nhất là 22. Trong nghiên cứu của
Mai Trọng Khoa và cộng sự với 1000 trường hợp
tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai thì tuổi
thấp nhất là 4 tuổi, cao nhất là 91 tuổi, lứa tuổi
hay gặp nhất là 31‐40 tuổi (28,4%) và 41‐ 60 tuổi
(29,1%) (3). Điều này lý giải do số lượng điều trị
của chúng tôi chưa nhiều, đồng thời là một kỹ
thuật mới việc chỉ định cho các trường hợp cao
tuổi và ít tuổi còn rè rặt và cân nhắc kỹ lưỡng.
Thậm trí sau khi hội chẩn có chỉ định điều trị lại
chuyển đi Bệnh viện Bạch Mai các trường hợp
cháu nhỏ và cao tuổi. Về giới, với số lượng 64
bệnh nhân vẫn cho thấy tỷ lệ nữ chiếm nhiều
hơn nam phù hợp với nghiên cứu của Mai Trọng
Khoa và cộng sự(3).
Bảng 1. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Làm ruộng Hưu
Học
sinh Khác Tổng
Số bệnh nhân 40 10 2 12 64
Tỷ lệ % 62,5 15,6 3,1 18,8 100
Theo kết quả Bảng 1 cho thấy bệnh nhân làm
ruộng chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,5%), tiếp theo các
nghề khác (12%), hưu (10%), học sinh (2%).
Theo kết quả về nghề nghiệp cho thấy làm
nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), điều này
gián tiếp cho thấy đa phần các bệnh nhân điều
trị tại Bệnh viện là thành phần nghèo, không có
điều kiện về kinh tế. Trên thực tế có rất nhiều
bệnh nhân u não được chẩn đoán tại Bệnh viện,
có chỉ định điều trị gamma quay xong đã xin
chuyển lên tuyến trên thậm trí ra nước ngoài
điều trị. Vì vậy, cũng lý giải phần nào sau hơn
hai năm hoạt động số lượng bệnh nhân rất
khiêm tốn là 64.
Bảng 2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau đầu 56 87,50
Mờ mắt 14 21,90
Nôn 20 31,30
Yếu liệt chân tay 22 34,40
Ù tai 10 15,60
Co giật 6 9,40
Rối loạn tri giác 6 9,40
Một số triệu chứng khác 12 18,80
Theo Bảng 2 cho thấy triệu chứng hay gặp
nhất là đau đầu 87,50 %, Yếu liệt chân tay 34,4%,
nôn 31,30%, mờ mắt 21,90%, ù tai 15,60%, co giật
và rối loạn tri giác ít gặp chiếm 9,4%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 108
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với kết quả của Mai Trọng Khoa cho thấy
các bệnh nhân u não vào viện với triệu chứng
đau đầu là 90%. Đau đầu chủ yếu vào vị trí và
kích thước gây hội chứng tăng áp lực nội sọ. Khi
đau đầu thường kèm theo nôn và buồn nôn(3)
Bảng 3. Phân bố theo kích thước u trên hình ảnh
MRI
Kích thước khối u Số lượng Tỷ lệ %
≤ 20mm 12 18,8
20mm-30mm 4 6,2
30mm-40mm 26 40,6
≥40mm 22 34,4
Tổng 64 100
Bảng 3 cho thấy u có kích thước từ 30‐40 mm
chiếm nhiều nhất 26 trường hợp (40,6%). Số
lượng khối u có kích thước 4 chiếm tỷ lệ cao
hơn số khối u có kích thước > 4. Chúng tôi gặp
khối u kích thước lớn nhất là 48,7mm, nhỏ nhất
là 12,1mm.
Các khối u có kích thước trên 5cm không có
chỉ định xạ phẫu vì vậy cũng lý giải phần nào số
lượng bệnh nhân ít mặc dù có rất nhiều trường
hợp đến bệnh viện, khối u quá lớn, không xạ
phẫu được. Các khối u càng nhỏ hiệu quả xạ
phẫu càng cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi
loại dưới 20mm gặp 12 trường hợp (18,8%), các
trường hợp này đều cho kết quả tốt hơn rõ rệt.
Bảng 4. Phân bố một số loại u và bệnh lý sọ não
thường gặp trên MRI
Loại tổn thương Số bệnh nhân %
U màng não 18 28,1
U dây VIII 10 15,6
U tuyến yên 6 9,4
U góc cầu tiểu não 4 6,2
U bán cầu não 12 18,8
U di căn não 12 18,8
Các loại u khác 2 3,1
Tổng 64 100
Theo Bảng 4 cho thấy, u màng não chiếm
nhiều nhất 18 trường hợp (28,1 %), tiếp theo là u
bán cầu não và u di căn não 12 trường hợp
(18,8%), u dây VIII 10 trường hợp (15,6%), u
tuyến yên 6 trường hợp (9,4%), u góc cầu tiểu
não 4 trường hợp (6,2%0.
Do số lượng điều trị ít mà tỷ lệ bệnh lý khố u
não phân bố cho thấy khối u màng não chiếm
cao (28,1%), kết quả của Mai Trọng Khoa và
cộng sự là 18,9%(3). Các khối u màng não này có
thể là xạ phẫu đơn thuần hoặc đã được phẫu
thuật ở tuyến trên có chỉ định xạ phẫu sau phẫu
thuật. Trong khi tại Khoa Ung bướu Bệnh viện
Bạch Mai tỷ lệ u tuyến yên là cao nhất (20,8%)(3),
trong nghiên cứu này chỉ gặp 9,4%.
Bảng 5. Theo dõi triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Thời gian
Kết quả
≤ 6 tháng > 6 tháng
n % n %
Đáp ứng hoàn toàn 18 28,1 22 34,4
Đáp ứng một phần 28 43,8 25 39,1
Không thay đổi 13 20,3 9 14,1
Tiến triển, tử vong 5 7,8 8 12,4
Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt
tằng dần theo thời gian từ sau 3 – 6 tháng. Sau 6
tháng số bệnh nhân này tăng hơn nữa. Chúng
tôi số bệnh nhân được cải thiện sau điều trị là
(73,1%) Số bệnh nhân có diễn biến xấu hơn và tử
vong sau điều trị là (12,4%) có 04 bệnh nhân tử
vong là do ung thư nguyên phát di căn não to,
tăng sinh ở nhiều nơi.
Theo Mai Trọng Khoa(3), cho thấy các triệu
chứng lâm sàng và cải thiện ngay từ tháng đầu
tiên hết các triệu chứng là 20,2%, tháng thứ 3:
46,2%, tháng thứ 6: 50,2%, tháng thứ 12: 72,6,
tháng thứ 24: 82,4%.
Do số lượng ít, mới triển khai trong nghiên
cứu của chúng tôi đáp ứng hoàn toàn sau 6
tháng là 34,4%, một phần là 39,1%. Không thay
đổi 14,1%, tiến triển tử 12,4%.
Như đã nhận xét là gặp các trường hợp u di
căn não, tử vong do các khối u nguyên phát.
Bảng 6. Kiểm tra sau điều trị bằng chụp MRI hoặc
CT (n= 43)
Thời gian
Kết quả
≤ 6 tháng > 6 tháng
n % BN %
Đáp ứng hoàn toàn 3 7 6 14
Đáp ứng một phần 11 25,6 16 37,2
U không thay đổi 27 62,8 17 39,5
U tăng kích thước 2 4,6 4 9,3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 109
Về các triệu chứng cận lâm sàng (chụp CT
hoặc MRI). Chúng tôi thấy số bệnh nhân đáp
ứng hoàn toàn tăng dần theo thời gian ≤ 6 tháng
là (7%), > 6 tháng là (14 %), số bệnh nhân đáp
ứng một phần chiếm tỷ l ≤ 6 tháng là (25,6%), > 6
tháng là (37,2 %), Số bệnh nhân có khối u tăng
kích thước là 04 bệnh nhân (9,3%).
Do điều kiện một số bệnh nhân đến tái khám
nhưng không có khả năng kinh tế chụp MRI hay
CT sọ não kiểm tra, hoặc không đến tái khám vì
vậy số lượng kiểm tra định kỳ có 43. Theo Mai
Trọng Khoa thì kích thước khối u sẽ được kiểm
soát từ tháng thứ 3, kích thước u giảm dần theo
thời gian, u tan hoàn toàn tháng thứ 3: 4,8%,
tháng thứ 6: 12,5%, tháng thứ 12: 21%, tháng thứ
24: 29,4% . Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp như tan hoàn toàn sau 6 tháng là: 14%. Tuy
nhiên, do số lượng ít và cần tiếp tục theo dõi các
bệnh nhân này.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH, CA LÂM SÀNG
Trường hợp lâm sàng 1
Bệnh nhân Nguyễn Thị T, nữ 65 tuổi, vào
viện vì đau đầu > 2 tháng, choáng váng khi đi lạ,
chụp MRI khối u não KT 15*12*11mm thái
dương T, phù nề quanh u, chẩn đoán được chỉ
định xạ phẫu liều 32 Gy chia 4 phân liều.
Sau 7 tháng chụp lại u tiêu biến hoàn toàn.
Hình ảnh trước xạ phẫu Sau xạ phẫu 7 tháng
Trường hợp lâm sàng 2
BN Lê Văn H Nam 68 tuổi, vào viện lý do
đau đầu, nôn, tê yêu nửa người (T), chụp MRI
phát hiện U vùng trán đỉnh (P) kích thước
2,1*19*18 mm, chẩn đoán u não di căn được xạ
phẫu liều 36Gy chia 6 phân liều.
Sau 3 tháng bệnh nhân đỡ các triệu chứng,
chụp lại khối u gần hết.
Trước xạ phẫu Sau xạ phẫu
Trường hợp lâm sàng 3
Bệnh nhân Trần Văn Q nam 25 tuổi, vào viện
lý do đau đầu, buồn nôn, tê yếu chân tay đã vào
BV Việt Đức chụp kết quả khối u tuyến tùng và
được điều trị phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ
bụng sau hội chẩn điều trị xạ phẫu Gyroknife
liều 30 Gy chia 5 phân liều .
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 110
Sau 1 tháng triệu chứng lâm sàng cải thiện
tốt, sau hơn 3 tháng chụp lại khối u không còn.
Trước xạ phẫu Sau xạ phẫu 3 tháng
KẾT LUẬN
Qua 64 trường hợp u não đã điều trị Gamma
chúng tôi đưa ra một vài kết luận sau:
‐ Số bệnh nhân có tuổi > 60 gặp nhiều nhất
(50%), nữ nhiều hơn nam (59,4%/ 40,6%).
‐ Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là
đau đầu (87,5%). Bệnh nhân bị u màng não
chiếm tỷ lệ cao nhất 28,1%.
‐ Kích thước khối u 4cm chiếm tỷ lệ cao
nhất (65,6%)
‐ Kết quả xạ phẫu: An toàn tuyệt đối trong
điều trị (không có tử vong trong quá trình tiến
hành xạ phẫu)
‐ Các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt sau
điều trị (73,1%), kích thước khối u nhỏ dần theo
thời gian sau xạ. Chỉ có 9,3% số lượng khối u có
kích thước tăng thêm.
‐ Theo dõi có 04 bệnh nhân tử vong sau khi
ra viện đều do ung thư nguyên phát di căn não,
u to, di căn tăng sinh ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân còn ít và
thời gian theo dõi ngắn. Cần có thời gian lâu hơn
và số lượng lớn nữa để đánh giá hiệu quả cũng
như biến chứng của xạ trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Diệu, Bùi Công Toàn (2010), Điều trị xạ trị bệnh ung thư, Nhà
xuất bản y học, tr 36.
2. Dương Chạm Uyên (2002), U não bệnh học ngoại khoa‐ tập II, Nhà
Xuất bản Y học Hà Nội, tr. 76‐84.
3. Mại Trọng Khoa, Trần Đình Hà và cộng sự (2010), Đánh giá kết
quả điều trị 1.000 bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương
pháp xạ phẫu dao Gamma quay tại Trung tâm y học hạt nhân và ung
bướu bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Ung thư học Việt nam (1), tr.
228‐234.
4. Phạm Văn Lình, Trần Đức Thái (2006), Nghiên cứu ứng dụng dao
Gamma trong điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não tại Bệnh viện
Trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y học Việt Nam (2) , tr. 41‐
48.
5. Phan Sỹ An, Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà (2007), “Dao
Gamma, một công cụ xạ phẫu sọ não tiên tiến”, Tạp chí y học lâm
sàng.
6. Trương Văn Trí, Trần Đức Thái và cộng sự (2009), Kết quả điều
trị u màng não bằng dao Gamma tại Bệnh viện Đại học y dược Huế, Y
học Thực hành (658‐659), tr. 705‐711.
Ngày nhận bài báo 02/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_buoc_dau_dieu_tri_u_nao_bang_phuong_phap_xa.pdf