Kết quả chẩn đoán mô học
Qua bảng 4, tỉ lệ có kết quả chẩn đoán mô
học của chúng tôi là 98,8% (81/82 trường hợp),
cao hơn của Dương Minh Mẫn (96,9%) và Wen
(82%)(9). Trong 82 trường hợp của chúng tôi, có
01 trường hợp (1,2%), kết quả mô học là mô não
phản ứng (gliosis). Tương tự của Dương Minh
Mẫn là 3,1%(2), Chu Tấn Sĩ là 5,4%(1). Điều này
được giải thích có thể do mẫu mô lấy không
đúng vị trí thương tổn (do tính toán tọa độ sai,
gắn hệ thống dụng cụ sinh thiết bị sai lệch, chọn
điểm lấy mẫu mô không đúng, ). Việc chọn
điểm lấy mẫu mô được thực hiện trên màn hình
CT Scan, đôi khi thương tổn không được rõ ràng
như trên MRI, nên luôn cần có sự so sánh với
thương tổn trên phim MRI, cần thiết nên có sư
phối hợp với các nhà hình ảnh học. Hơn nữa, các
mẫu mô sinh thiết từ phẫu thuật Stereotaxy
thường có kích thước rất nhỏ, thậm chí có khi
không đủ lớn để các nhà giải phẫu bệnh thần
kinh có thể trả lời chính xác kết quả mô học.
Trong những trường hợp không rõ ràng như
vậy hoặc kết quả mô học không phù hợp với
bệnh cảnh lâm sàng và hình ảnh học, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và các
nhà giải phẫu bệnh thần kinh, cần thiết có thể
phải sinh thiết lại lần hai. Hiện nay hóa mô miễn
dịch cũng đã góp phần làm tăng độ chính xác
của kết quả mô học.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả chẩn đoán mô học u não trên lều qua phẫu thuật sinh thiết u bằng khung định vị không gian ba chiều Leksell, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 270
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN MÔ HỌC U NÃO TRÊN LỀU
QUA PHẪU THUẬT SINH THIẾT U BẰNG KHUNG ĐỊNH VỊ
KHÔNG GIAN BA CHIỀU LEKSELL
Nguyễn Văn Tấn*, Phạm Ngọc Châu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán mô học u não trên lều qua phẫu thuật sinh thiết u bằng khung định
vị không gian ba chiều Leksell
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 82 bệnh nhân u não trên lều được phẫu thuật sinh thiết u não bằng
khung định vị không gian ba chiều Leksell tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 8/2013 đến 8/2014.
Kết quả: 82 bệnh nhân trong nghiên cứu gồm 51 nam và 31 nữ, tuổi từ 06 đến 77 tuổi. Triệu chứng hay
gặp là nhức đầu (74%), rối loạn vận động 33%, tăng áp lực nội sọ (6,1%), động kinh (2,4%) và hội chứng
Parinaud 1,2%. Các tổn thương sâu (vùng đồi thị, hạch nền và tuyến tùng) có 31,7 %. Có kết quả chẩn đoán mô
học là 98,8%, gồm các loại: u sao bào độ ác thấp (30.5%), u sao bào độ ác cao (42,7%), u thần kinh ít nhánh
(1.2%), u Lympho (15,8%), u di căn carcinomas (3,7%), u nhu mô tuyến tùng (1,2%) và mô não phản ứng
(1,2%). Tỉ lệ tử vong 3,7%.
Kết luận: Phẫu thuật sinh thiết u não bằng khung định vị không gian ba chiều Leksell là một phẫu thuật an
toàn, có kết quả chẩn đoán mô học chính xác cao, tỉ lệ tử vong và biến chứng rất thấp.
Từ khóa: trên lều, sinh thiết, khung định vị không gian ba chiều, Leksell
ABSTRACT
TO EVALUATE THE HISTOLOGICAL DIAGNOSTIC RESULTS
OF LEKSELL STEREOTACTIC BIOPSY OF SUPPATENTORIAL TUMORS
Nguyen Van Tan, Pham Ngoc Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 270 – 274
Objective: To evaluate the histological diagnostic results using leksell stereotactic biopsy of supratentorial
tumors.
Methods: A retrospective study on 82 stereotactic biopsies from 6/2013 to 6/2014 at Cho Ray hospital.
Results: Eighty ‐ two patients (51 men and 31 women), ages ranged between 06 and 77 years old. The
clinical features were dominated by: headache 74%, motor disorder 33%; ICP 6.1%, seizure 2.4% and Parinaud
syndrome 1.2%. The deep lessions (basal ganglia lesions, thalamic lesions and pineal region) were 31.7%. The
histological diagnostic accuracy rate was 98.8%. The histological types were: low grade astrocytomas (30.5%),
high grade astrocytomas (42.7%), oligodendrogliomas (1.2%), germinomas (3.7%), lymphomas (15.8%),
metastatic carcinomas (3.7%), pineocytomas (1.2%) and gliosis (1.2%). The mortality rate was 3.7%.
Conclusion: Leksell stereotactic biopsy of supratentorial tumors is a safe procedure provides a very accurate
histological diagnostic result with a low incidence of complications and mortality rate.
Key words: supratentorial, biopsy, stereotactic frame, Leksell
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Với các u não trên lều nằm ở vị trí sâu trong
nhu mô não hoặc nằm ở vùng chức năng hay
những u có kich thước nhỏ cũng như vì một số lí
* Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Tấn ĐT: 0917131338 Email: tantiensi2013@yahoo.com.sg
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 271
do không thể phẫu thuật mở sọ lấy u được
nhưng cần phải biết chính xác bản chất mô học
để điều trị xạ trị, xạ phẫu hay hóa trị cũng như
để tiên lượng thời gian sống sót của bệnh nhân
thì việc sinh thiết u là rất cần thiết. Hiện nay,
phẫu thuật sinh thiết u não bằng khung định vị
không gian ba chiều Leksell vẫn còn là một phẫu
thuật ít xâm lấn, tương đối an toàn, có kết quả
chẩn đoán mô học chính xác cao, tỉ lệ tử vong và
biến chứng rất thấp.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
82 trường hợp nhập viện vào BVCR từ
06/2013 đến 06/2014, được chẩn đoán u não trên
lều trên lâm sàng, hình ảnh học và được phẫu
thuật sinh thiết u bằng khung định vị không
gian ba chiều Leksell
KẾT QUẢ
Tuổi và giới
N = 82 gồm 51 nam và 31 nữ. Tỉ lệ nam/ nữ là
1,6/1.
Tuổi nhỏ nhất là 06 tuổi và lớn nhất là 77
tuổi. Có 04 bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 6‐15
tuổi (4,9%).
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Số ca Tỉ lệ%
Nhức đầu 61/82 74
Rối loạn vận động 27/82 33
Động kinh 02/82 2,4
Rối loạn tri giác 02/82 2,4
Tăng áp lực nội sọ 05/82 6,1
Giảm thị lực 06/82 7,3
Hội chứng Parinaud 01/82 1,2
Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện dựa
theo thang điểm Glasgow như sau: 15 điểm có
78 trường hợp (95%). 14 điểm có 02 trường hợp
(2,4%), 13 điểm có 01 trường hợp (1,2%), 12 điểm
có 01 trường hợp (1,2%) và < 12 điểm không có
trường hợp nào (0%).
Hình ảnh học
Vị trí khối u (bảng 2)
Bảng 2: Vị trí khối u
Vị trí khối u Số lượng Tỷ lệ %
Thùy trán 10 12,2
Thùy Đỉnh 06 07,3
Thùy Thái dương 16 19,5
Chẩm 4 04,9
Đồi thị - Hạch nền 21 25,6
Tuyến tùng 05 06,1
Não thất bên 11 13,4
Thể chai 09 11,0
Tổng cộng 82 100
Dãn não thất
Có 06 trường hợp (7,3 %), trong đó có cả 05
trường hợp u tuyến tùng và tất cả 06 trường hợp
đều được đặt VP‐Shunt trước mổ.
Kết quả phẫu thuật
Phương pháp vô cảm
Tất cả bệnh nhân đều được gây tê tại chỗ
(100%), không có trường hợp nào phải gây mê
nội khí quản.
Tai biến trong lúc mổ
Chảy máu trong lúc mổ: có 05 trường hợp
(6,1%) bị chảy máu qua kim sau khi hút mẫu mô
sinh thiết, nhưng tất cả các trường hợp đều tự
cầm sau khi lưu kim 05 phút. Không có trường
hợp nào bị chảy máu ồ ạt hoặc dai dẳng phải mở
sọ cầm máu cũng như tử vong trong khi mổ. Cả
05 trên đều được chụp CTScan não kiểm tra
trong vòng 24 giờ sau mổ, ghi nhận có 3 trường
hợp có xuất huyết trong u mức độ ít, bệnh nhân
vẫn tỉnh táo bình thường và một trường hợp
trường hợp xuất huyết trong u mức độ vừa
nhưng do u nằm sâu, kích thước lớn kèm phù
não sau mổ nhiều, bệnh nhân tỉnh táo được 02
ngày, sau đó tri giác ngày càng giảm và tử vong
sau mổ 04 ngày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 272
Biến chứng và tử vong sau mổ (bảng 3)
Bảng 3: Biến chứng và tử vong sau mổ
Biến chứng Số trường hợp Tỉ lệ %
Xuất huyết trong u 4 4,9
Phù não 2 2,4
Dãn não thất 0 0
Động kinh 2 2,4
Viêm màng não 0 0
Tử vong 3 3,7
Trong 03 trường hợp tử vong: chỉ có 01
trường hợp tử vong do xuất huyết trong u (sau
mổ 04 ngày), còn 02 trường hợp còn lại sau mổ
vẫn tỉnh táo (07 ngày) nhưng sau đó tử vong (09
và 10 ngày sau mổ) do phù não.
Kết quả giải phẫu bệnh lý (bảng 4)
Bảng 4: Kết quả giải phẫu bệnh lý
Giải phẫu bệnh lý Số trường hợp Tỉ lệ %
U sao bào độ ác thấp 25 30,5
U sao bào độ ác cao 35 42,7
U thần kinh ít nhánh 01 01,2
U mầm bào (Germinoma) 03 03,7
U lympho (Lymphoma) 13 15,8
U di căn Carcinoma 03 03,7
U nhu mô tuyến tùng 01 01,2
Mô não phản ứng 01 01,2
Tổng cộng 82 100
Kết quả chẩn đoán mô học dương tính có 81
trường hợp (98,8%) và âm tính có 01 trường hợp
(1,2 %). Trường hợp âm tính này không được
sinh thiết lại lần hai vì bệnh nhân xin xuất viện.
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng:
‐ Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi là 06 tuổi. Tuổi nhỏ nhất trong
nghiên cứu của Chu Tấn Sĩ là 06 tuổi(1) và của
Dương Minh Mẫn 04 tuổi(2). Đối với các trẻ nhỏ
dưới 06 tuổi, thường sọ của trẻ chưa được dày
và cứng đủ để chịu đựng sự cố định của các
đinh của khung cơ bản. Hơn nữa, sọ của trẻ
nhỏ dưới 06 tuổi cũng nhỏ hơn so với khung
cơ bản rất nhiều, phải cần loại đinh có đầu
ghim đặc biệt, vì vậy chúng tôi chọn tuổi thấp
nhất là từ 06 tuổi trở lên để sinh thiết.
‐ Triệu chứng hay gặp là nhức đầu (74%) và
rối loạn vận động (33%). Rối loạn vận động
thường là yếu, liệt nửa người và cũng gần giống
với của Dương Minh Mẫn (36,41%)(2).
Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện với
điểm Glasgow 12,13 và 14 điểm có 04 trường
hợp (4,9%), cả bốn đều được cho Corticoid
chống phù não và tất cả các trường hợp trước
mổ đều tỉnh táo, có điểm Glasgow 15 điểm. Điều
này rất quan trọng, vì gây tê tại chỗ, bệnh nhân
có tỉnh táo thì phẫu thuật viên mới có thể giải
thích cho bệnh nhân hiểu, tránh sợ hãi và hợp
tác tốt cũng như theo dõi được tri giác bệnh
nhân trong lúc mổ.
Hình ảnh học
Theo bảng 2, các tổn thương sâu như ở vùng
đồi thị ‐ hạch nền, tuyến tùng trong nghiên cứu
của chúng tôi có 26 trường hợp (31,7%), cũng
gần giống với tỉ lệ của Wen (30%)(9) và thấp hơn
của Dương Minh Mẫn (44,44%)(2). Với các tổn
thương sâu như vậy, việc mổ hở có rất nhiều
nguy cơ, vì vậy chỉ định sinh thiết u với khung
định vị không gian ba chiều trong những trường
hợp này là chọn lựa hàng đầu.
Kết quả điều trị phẫu thuật
Phương pháp vô cảm
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đều được
gây tê tại chổ. Việc gây tê tại chổ giúp theo dõi
được tri giác cũng như yếu liệt nửa người trong
khi mổ, ngay sau mổ qua việc hỏi han và tiếp
xúc bệnh nhân, đồng thời tránh được các yếu tố
nguy cơ của gây mê toàn thân. Đối với bệnh
nhân nhi, chúng tôi thường dỗ dành và rất thân
thiện, cởi mở với các bé để các bé có thể hiểu,
tránh sợ hãi và hợp tác tốt trong quá trình mổ và
cả 04 bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 6‐15 tuổi
của chúng tôi đều hợp tác tốt. Tuy nhiên trong
các trường hợp bệnh nhân không hợp tác tốt,
việc gây mê toàn thân phải cần đặt ra. Điều này
rất quan trọng vì có thể làm khung cố định bị sai
lệch cũng như nguy cơ chảy máu trong mổ cao.
Theo nghiên cứu của Dương Minh Mẫn, có 6/30
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 273
bệnh nhi (20%) phải gây mê nội khí quản và tất
cả bệnh nhi từ 4‐6 tuổi phải gây mê nội khí quản
bắt buộc(2). Steen còn khuyên nên cho thuốc an
thần nhẹ cho bệnh nhân vào đêm trước khi mổ(8).
Dẫn lưu dịch não tủy trước mổ
Chúng tôi có 06 trường hợp dãn não thất và
tất cả 06 trường hợp đều được đặt VP‐Shunt
trước mổ (100%) do có hội chứng tăng áp lực nội
sọ (05 trường hợp) và 01 trường hợp tình trạng
lâm sàng trước mổ tuy có tỉnh táo nhưng nhức
đầu rất nhiều. Việc chỉ định VP‐Shunt trước mổ
sinh thiết hay không trong những trường hợp có
dãn não thất nhưng lâm sàng chưa có hội chứng
tăng áp lực nội sọ vẫn còn nhiều bàn cãi. Theo
chúng tôi, trong những trường hợp như vậy và
đặc biệt với các tổn thương ở sâu, việc lo ngại các
biến chứng sau mổ như xuất huyết trong u, phù
não có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến tri giác
thậm chí dẫn đến tử vong. Hơn nữa trong điều
kiện hiện nay với những trường hợp u ác tính,
bệnh nhân phải chờ thêm một thời gian mới có
kết quả chẩn đoán mô học và được điều trị xạ trị
hoặc hóa trị, nên việc chỉ định VP‐Shunt trước
mổ cần được ưu tiên cân nhắc. Feiden khuyến
cáo trong những trường hợp bàn cãi như vậy thì
chính phẫu thuật viên phải đánh giá bệnh nhân
kỷ lưỡng để quyết định đặt VP Shunt hay
không(3). Hiện nay, nội soi phá sàn não thất ba
thay thế cho VP Shunt trước mổ hay nội soi phá
sàn não thất ba kết hợp sinh thiết u đối với các
trường hợp u não thất ba để thay thế cho sinh
thiết u bằng phẫu thuật Stereotaxy có kết hợp
đặt VP Shunt trước mổ cũng là một trong những
lựa chọn.
Tai biến trong lúc mổ
Bảng 5: So sánh tỉ lệ chảy máu trong khi mổ
Tác giả, Năm Số lượng Tỉ lệ %
Dương Minh Mẫn, 2003 18/162 11,1
Chu Tấn Sĩ, 2005 02/37 5,4
Kutlay, 2010 12/184 6,5
Chúng tôi, 2014 05/82 6,1
Tỉ lệ chảy máu trong khi mổ của chúng tôi là
6,1%, tương đương với Kutlay (6,5%)(5) và Chu
Tấn Sĩ (5,4%)(1), thấp hơn của Dương Minh Mẫn
(11,1%)(2) (bảng 5)
Chảy máu trong khi mổ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: bệnh lý kèm theo như cao huyết
áp, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống
đôngcũng như động tác hút lấy mẫu mô,
hướng đi của kim, vị trí lấy mẫu, bản chất u,..(5)
Cầm máu trong khi mổ: tất cả 05 trường hợp
chảy máu trong khi mổ (qua kim) của chúng tôi
đều tự cầm sau khi lưu kim khoảng 05 phút.
Kutlay cho rằng, thường may mắn cho các bệnh
nhân trong những trường hợp này, nguồn chảy
máu đa số từ mao mạch và tĩnh mạch, nên
thường tự cầm bằng cách bơm rửa qua kim,
nâng cao đầu và hạ huyết áp. Tuy nhiên, có một
số trường hợp nguồn chảy máu từ động mạch
nơi lấy mẫu mô dai dẵng không cầm, phải mở sọ
để cầm máu. Việc mở sọ để cầm máu là yếu tố
nguy cơ làm trầm trọng thêm diễn tiến của bệnh,
các thương tổn sinh thiết thường nằm sâu nên
không tránh khỏi tàn phá mô não lành và để tiếp
cận đến nơi chảy máu cần mất một khoảng thời
gian khi mở sọ, lúc đó ổ máu tụ đã lan rộng
thêm. Kutlay cũng đề xuất cầm máu bằng
phương pháp bơm bóng (balloon) qua kim chèn
ngay tại chổ chảy để cầm máu(5). Tỉ lệ chảy máu
tự cầm trong khi mổ của nhiều tác giả khác nhau
(bảng 6).
Bảng 6: So sánh tỉ lệ chảy máu tự cầm trong khi mổ
Tác giả, Năm
Chảy máu
trong khi
mổ, n
Tự cầm
n và %
Mở sọ, cầm máu
n và %
Dương Minh Mẫn,
2003(2) 18 16 (88,9) 2 (11,1)
Chu Tấn Sĩ,
2005(1) 02 02 (100) 0 (0)
Kutlay, 2010(5) 12 09 (75) 0 (0)
Chúng tôi, 2014 05 05 (100) 0 (0)
Qua bảng 3, biến chứng xuất huyết trong u
của nghiên cứu chúng tôi là 4,9%, thấp hơn của
Dương Minh Mẫn 7,4%. Tỉ lệ tử vong của nghiên
cứu chúng tôi là 3,7%, gần giống với Dương
Minh Mẫn (3,57%) nhưng cao hơn của Wen
(1,5%)(9). Tử vong thường do xuất huyết trong u
và phù não sau mổ làm diễn tiến bệnh vốn đã
nặng, ngày càng nặng thêm. Một số tác giả cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 274
rằng tỉ lệ biến chứng và tử vong liên quan đến
các tổn thương ở sâu như đồi thị, nhân xám,
tuyến tùng(5,6), số khác thì nghĩ có liên quan đến
bản chất u(4,8). Tỉ lệ tử vong của u tuyến tùng
trong nghiên cứu của chúng tôi là 0%, thấp hơn
của Dương Minh Mẫn, là 3,57% (01/28 trường
hợp) và của Regis là 1,3% (5/370 trường hợp)(7).
Đối với u tuyến tùng, nguy cơ chảy máu khi sinh
thiết là rất cao, do có thể tổn thương đến mạch
máu quan trọng ở vùng này như: tĩnh mạch não
trong, tĩnh mạch Rosenthal, tĩnh mạch tiểu não
trước trung tâm, tĩnh mạch Galen và động mạch
mạc sau trong. Vì vậy, lổ khoan sọ thường ở
trước khớp trán đính 4 cm để hướng kim sẽ đi
dưới tĩnh mạch não trong và phía trước, trên
tĩnh mạch Rosenthal.
Kết quả chẩn đoán mô học
Qua bảng 4, tỉ lệ có kết quả chẩn đoán mô
học của chúng tôi là 98,8% (81/82 trường hợp),
cao hơn của Dương Minh Mẫn (96,9%) và Wen
(82%)(9). Trong 82 trường hợp của chúng tôi, có
01 trường hợp (1,2%), kết quả mô học là mô não
phản ứng (gliosis). Tương tự của Dương Minh
Mẫn là 3,1%(2), Chu Tấn Sĩ là 5,4%(1). Điều này
được giải thích có thể do mẫu mô lấy không
đúng vị trí thương tổn (do tính toán tọa độ sai,
gắn hệ thống dụng cụ sinh thiết bị sai lệch, chọn
điểm lấy mẫu mô không đúng, ). Việc chọn
điểm lấy mẫu mô được thực hiện trên màn hình
CT Scan, đôi khi thương tổn không được rõ ràng
như trên MRI, nên luôn cần có sự so sánh với
thương tổn trên phim MRI, cần thiết nên có sư
phối hợp với các nhà hình ảnh học. Hơn nữa, các
mẫu mô sinh thiết từ phẫu thuật Stereotaxy
thường có kích thước rất nhỏ, thậm chí có khi
không đủ lớn để các nhà giải phẫu bệnh thần
kinh có thể trả lời chính xác kết quả mô học.
Trong những trường hợp không rõ ràng như
vậy hoặc kết quả mô học không phù hợp với
bệnh cảnh lâm sàng và hình ảnh học, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và các
nhà giải phẫu bệnh thần kinh, cần thiết có thể
phải sinh thiết lại lần hai. Hiện nay hóa mô miễn
dịch cũng đã góp phần làm tăng độ chính xác
của kết quả mô học.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, với các
u não trên lều có kich thước nhỏ, vị trí sâu hoặc
không thể phẫu thuật mở sọ lấy u được nhưng
cần phải biết chính xác bản chất mô học để điều
trị thì phẫu thuật sinh thiết u não bằng khung
định vị không gian ba chiều Leksell vẫn còn là
một phẫu thuật ít xâm lấn, tương đối an toàn, có
hiệu quả với kết quả chẩn đoán mô học chính
xác cao, tỉ lệ tử vong và biến chứng rất thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Tấn Sĩ (2005), Nghiên cứu ứng dụng số đo của góc α và góc
β trong phẫu thuật sinh thiết bằng khung định vị, Luận án thạc
sĩ y học, TP Hồ Chí Minh.
2. Dương Minh Mẫn (2003), Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật định
vị không gian ba chiều để chẩn đoán mô học các thương tổn sâu
trong đại não, Luận án tiến sĩ y học, TP Hồ Chí Minh.
3. Feiden W., Bauer U. (2001), “Stereotactic biopsy diagnosis of
intracranial lessions”, Article of Neurosurgery, pp. 107‐115,
Hamburg, Germany.
4. Greenberg M. S. (2006), “Stereotactic”, Handbook of
Neurosurgery, Sixth edition, pp. 565‐572, Thieme, Newyork.
5. Kutlay M. et al (2010), “Balloon Compression Technique in the
Management of Persistent Intraoperative Intratumoral
Haemorrhage Resulting from Stereotactic Biopsy: Technical
Note”, Neurosurgery 66 (2), pp. 334 ‐ 335.
6. McGirt et al. (1993), “Target Brain Biopsy: A Comparison off
Freehand Computed Tomography Guided and Stereotactic
Techniques”, Neurosurgery 32 (3), pp. 407 – 413.
7. Regis J. et al. (1996), “Pineal Region Tumors and the Role of
Stereotactic biopsy: Review of the Mortality, Mortbidity ang
Diagnostic Rates in 370 Cases”, Neurosurgery 39 (5), pp. 907 –
914.
8. Steen S. N. et al (1996), Techniques and refinements of
anesthesia for stereotaxy, Wilkins R. H., Third edition, pp. 405‐
414, McGraw Hill, Newyork.
9. Wen D. Y. et al. (1993), “Target Brain Biopsy: A Comparison off
Freehand Computed Tomography Guided and Stereotactic
Techniques”, Neurosurgery 32 (3), pp. 407 – 413.
Ngày nhận bài báo: 21/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_chan_doan_mo_hoc_u_nao_tren_leu_qua_phau_th.pdf