ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỔ MỒ HÔI TAY BẰNG PHẪU THUẬT CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC NỘI SOI
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng tiết mồ hôi tay là rối loạn phổ biến. Cắt hạch giao cảm ngực
nội soi là phương pháp được sử dụng trong điều trị, mặc dù có nhiều báo cáo về
hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ sau mổ. Nghiên cứu thực hiện để đánh giá hiệu
quả và tỷ lệ, diễn tiến hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bảng câu hỏi, khảo sát cắt ngang những
trường hợp cắt giao cảm ngực nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi tay sau 12 tháng,
đánh giá tỷ lệ khô tay và hiện tượng mồ hôi bù trừ.
Kết quả: Khảo sát được 172 trường hợp, nam/nữ 0,96, đa số độ tuổi trẻ dưới
35. Tỷ lệ khô tay cao 97,6%. Tái phát sau 12 tháng là 5,2%. Tỷ lệ ra mồ hôi bù
trừ là 92,4%, trong đó có 67,7% ra mồ hôi bù trừ ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đa
số các trường hợp (77,4%) mồ hôi bù trừ không thay đổi sau 12 tháng. Có 20%
trường hợp giảm bớt và 2,6% tăng hơn. Tỷ lệ hài lòng 88,5%.
ĐIỀU TRỊ ĐỔ MỒ HÔI TAY BẰNG PHẪU THUẬT CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC NỘI SOI
17 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị đổ mồ hôi tay bằng phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỔ MỒ HÔI TAY BẰNG PHẪU
THUẬT CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC NỘI SOI
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng tiết mồ hôi tay là rối loạn phổ biến. Cắt hạch giao cảm ngực
nội soi là phương pháp được sử dụng trong điều trị, mặc dù có nhiều báo cáo về
hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ sau mổ. Nghiên cứu thực hiện để đánh giá hiệu
quả và tỷ lệ, diễn tiến hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bảng câu hỏi, khảo sát cắt ngang những
trường hợp cắt giao cảm ngực nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi tay sau 12 tháng,
đánh giá tỷ lệ khô tay và hiện tượng mồ hôi bù trừ.
Kết quả: Khảo sát được 172 trường hợp, nam/nữ 0,96, đa số độ tuổi trẻ dưới
35. Tỷ lệ khô tay cao 97,6%. Tái phát sau 12 tháng là 5,2%. Tỷ lệ ra mồ hôi bù
trừ là 92,4%, trong đó có 67,7% ra mồ hôi bù trừ ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đa
số các trường hợp (77,4%) mồ hôi bù trừ không thay đổi sau 12 tháng. Có 20%
trường hợp giảm bớt và 2,6% tăng hơn. Tỷ lệ hài lòng 88,5%.
Kết luận: Cắt hạch giao cảm ngực nội soi vẫn là một lựa chọn điều trị chấp
nhận được. Tuy nhiên, cần cân nhắc và tư vấn cho BN kỹ về hiện tượng mồ hôi
bù trừ sau mổ trước khi quyết định điều trị.
Từ khóa: đổ mồ hôi tay, cắt hạch giao cảm ngực nội soi
ABSTRACT
RESULTS OF THORACOSCOPIC SYMPATHICOTOMY FOR PALMAR
HYPERHIDROSIS
Le Phi Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 - Supplement of No 1 –
2010: 139 - 143
Introduction: Hyperhidrosis is a very common disorder. Despite many studies
about postoperative compensatory sweating have been reported, thoracoscopic
sympathicotomy still plays a certain role as the cosmetic, effective and durable
treatment. This study is to evaluate the dry-hand effectiveness and the
prevalence of consequence in compensatory sweating.
Methods: Cross-section study using questionnaires in those patients who had
underwent thoracoscopic sympathicotomy after 12 months.
Results: Investigation of 172 eligible cases was obtainned. Gender index was
0.96 male over female. Majority of cases was less than 35 years old at the time
of operation. Hand dryness was gained in 97.6% and there were 5.2% cases of
recurrence after 12 months. Compensatory sweating was noted in 92.4% cases,
in which 66.7% of them answered that being bothered at working and living
activities by this phenomenon. No change in compensatory sweating after 12
months was documented in 77.4%. There was 20% of partly improvement and
was only 2.6% of worse consequence. However, most of patients (88.5%) in
this series accept the result of the treatment without any complaint.
Keywords: palmar hyperhidrosis, thoracoscopic sympathicotomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1920, tác giả Kotzareff đã thực hiện cắt giao cảm ngực để điều trị rối
loạn này. Sau đó nhiều năm, phẫu thuật này không được sử dụng rộng rãi do
phải thực hiện khá phức tạp, đường rạch dài trong khi xử trí thương tổn lại rất
bé. Kể từ khi phẫu thuật nội soi được áp dụng vào khoang lồng ngực, việc cắt
hạch giao cảm ngực qua nội soi trở nên dễ dàng và hợp lý hơn. Hiện nay, cắt
hạch thần kinh giao cảm ngực qua nội soi là phương pháp được sử dụng phổ
biến tại nhiều nơi trên thế giới trong điều trị chứng tiết mồ hôi tay và nách, hay
trong điều trị các chứng co thắt mạch ngoại vi hoặc trong bệnh viêm tắc động
mạch chi trên.
Tại BV ĐHYD, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật này trong điều trị chứng tăng tiết
mồ hôi tay cho rất nhiều bệnh nhân. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát
trên số lượng lớn các trường hợp này để đánh giá hiệu quả điều trị của phương
pháp này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tính tỷ lệ khô tay và tỷ lệ tái phát sau mổ.
Tính tỷ lệ tăng tiết mồ hôi bù trừ sau mổ.
Đánh giá mức độ và diễn biến của tăng tiết mồ hôi bù trừ sau mổ.
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PH ÁP NGHI ÊN C ỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân mắc chứng đổ mồ hôi tay nguyên phát, được phẫu thuật cắt
hạch giao cảm ngực nội soi được trên 12 tháng tính tới thời điểm khảo sát
cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay nguyên phát vô căn đơn thuần, không kèm theo
tăng tiết mồ hôi nách.
Các trường hợp được đánh giá về tỷ lệ khô tay sau 12 tháng, đổ mồ hôi bù
trừ và mức độ hài lòng sẽ không tính các trường hợp thất bại thủ thuật, hoặc
mất liên lạc.
Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh,
lấy số liệu từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/2008
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả cắt ngang
Phương pháp thực hiện
Mời tái khám hoặc gọi điện thoại thăm hỏi. Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát.
Bảng câu hỏi sử dụng
Câu hỏi Trả lời Ghi
chú
Sau mổ, mồ hôi
lòng bàn tay còn tiết
ra nhiều hay không?
Có / Không
Có tình trạng tái
phát
Có hay không tình
trạng tiết mồ hôi
nhiều hơn trước mổ
ở các vùng khác của
cơ thể như lưng,
bụng, mông…?
Có / Không
Tình trạng ra mồ
hôi bù trừ ảnh
hưởng thế nào đến
sinh hoạt, công việc
hàng ngày
Ít, không đáng kể
Ra khi hoạt động
nhiều, khó chịu,
thay áo 1-2
lần/ngày
Ra thường xuyên
ngay cả khi
không vận động,
thay áo trên 2
lần/ngày
Diễn tiến mồ hôi bù
trừ thế nào theo thời
gian
Hết hẳn
Giảm bớt
Như cũ
Nặng thêm
Sau mổ có hài lòng
về kết quả mổ hay
không? Chấp nhận
kết quả? Tiếc vì đã
mổ
Hoàn toàn hài
lòng
Tương đối hài
lòng
Chấp nhận,
không ý kiến
Không hài lòng
Phản đối, hối tiếc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Từ 01/2005 đến 12/2008, chúng tôi đã thực hiện được 737 trường hợp cắt
hạch giao cảm ngực nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi tay, nách. Số trường hợp
tăng tiết mồ hôi tay đơn thuần là 602 trường hợp.
Chúng tôi liên lạc được và ghi nhận tái khám được 172 trường hợp, đưa vào
nghiên cứu cắt ngang, để khảo sát tỷ lệ khô tay sau 12 tháng và diễn tiến ra mồ
hôi bù trừ.
Độ tuổi
Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 16 tuổi 6 1%
Từ 16-25
tuổi
469 78%
Từ 26 đến 35
tuổi
107 18%
Trên 35 tuổi 20 3%
Tổng số 602 100%
Giới tính
Tỷ lệ Nam / Nữ : 295 / 307 (0,96)
Nghề nghiệp
Số lượng Tỷ lệ (%)
Sinh viên,
học sinh
289 48%
Văn phòng 145 24%
Thao tác tinh
vi
71 13%
Khác 88 15%
Tổng số 602 100%
Độ nặng ( theo phân độ Krasnaj )
Độ nặng Số lượng Tỷ lệ (%)
Độ II 76 87%
Độ III 526 13%
Tổng số 602 100%
Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ khô tay ngay sau mổ
Chúng tôi không gặp trường hợp nào ra mồ hôi hai tay như cũ. Có 9 trường
hợp tăng tiết mồ hôi hai tay nhiều hơn trong vòng 12 tiếng sau mổ, nhưng
sau đó diễn tiến tự nhiên hai tay khô hoàn toàn. Có 4 trường hợp chỉ khô
một bên tay, tay còn lại vẫn còn ra nhiều mồ hôi. Chúng tôi mổ lại 3 trường
hợp, nhưng chỉ thành công 1 trường hợp.
Như vậy, tỷ lệ khô tay kỳ đầu sau mổ của chúng tôi là 168/ 172 (97,6%)
Tỷ lệ tái phát sau 12 tháng
Trong số 172 trường hợp khảo sát được sau 12 tháng kể từ lúc phẫu thuật,
chúng tôi ghi nhận có 6 trường tái phát ra mồ hôi lại ở cả hai tay, trong đó 2
trường hợp ra nhiều lại như cũ. Đồng thời, chúng tôi cũng ghi nhận có 3 trường
hợp khác tái phát ở một bên tay.
Tỷ lệ tái phát sau 12 tháng theo lô nghiên cứu của chúng tôi là 9/172 (5,2%)
Tăng tiết mồ hôi bù trừ
Tỷ lệ tăng tiết mồ hôi bù trừ
Khảo sát bằng bảng câu hỏi về tình trạng ra mồ hôi nhiều hơn ở vùng khác
của cơ thể sau khi mổ, có 159/172 bệnh nhân trả lời có hiện tượng này. Tỷ lệ
ra mồ hôi bù trừ trong lô nghiên cứu này là 92,4%.
Mức độ tăng tiết bù trừ
Số lượng Tỷ lệ (%)
Ít, không đáng kể 53 33,3%
Ra khi hoạt động
nhiều, khó chịu,
thay áo 1-2
lần/ngày
82 51,5%
Ra thường xuyên
ngay cả khi
không vận động,
thay áo trên 2
lần/ngày
24 15,2%
Tổng số 159 100%
Diễn tiến mồ hôi bù trừ
Số lượng Tỷ lệ (%)
Hết hẳn 0 0%
Giảm bớt 32 20%
Như cũ 123 77,4%
Nặng thêm 4 2,6%
Tổng số 159 100%
Tai biến – Biến chứng – Thất bại
Thủ thuật thất bại
Chúng tôi gặp 5 trường hợp thất bại. Có 2 trường hợp thất bại trước mổ do
phản xạ co thắt phế quản, hô hấp không bảo đảm. Còn 3 trường hợp thất bại,
phải ngưng thủ thuật do dính phổi.
Tràn khí màng phổi
Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp TKMP 1 bên và 1 trường hợp TKMP 2
bên, lượng ít, do đuổi khí bị sót. Chúng tôi phát hiện qua XQ phổi thường
quy sau mổ, bệnh nhân không có triệu chứng suy hô hấp, không cần can
thiệp, diễn tiến ổn định.
Chúng tôi ghi nhận 5 trường hợp có bóng khí trong lúc mổ. Có 1 BN được
cắt bóng khí chủ động bằng stapler nội soi, diễn tiến ổn định. Còn lại 3 BN,
đốt bóng khí, làm dính và đặt dẫn lưu màng phổi, tuy nhiên diễn tiến sau mổ
ODL còn ra khí, XQ phổi không nở trọn, phải tiếp tục nội soi cắt bóng khí
kỳ hai. Có 1 BN, không can thiệp trong mổ kỳ đầu, XQ phổi kiểm tra không
có tràn khí, tuy nhiên đồng ý mổ kỳ hai nội soi cắt bóng khí bằng stapler.
Tất cả các trường hợp đều diễn tiến ổn định sau đó.
Tràn máu – Máu đông màng phổi
Chúng tôi gặp 1 trường hợp tràn máu màng phổi, BN quay lai tái khám với
chẩn đoán máu đông màng phổi, được nội soi lấy máu đông. Nguồn chảy máu
từ động mạch liên sườn.
Tụ máu vết mổ
Chúng tôi gặp 2 trường hợp tụ máu ở vết mổ, tuy nhiên không cần can thiệp lại
và không diễn tiến đến nhiễm trùng vết mổ.
Các biến chứng khác
Chúng tôi không gặp các biến chứng khác nặng nề và không hồi phục như
chảy máu do tổn thương mạch máu lớn, hội chứng Horner.
Tử vong chu phẫu Chúng tôi không ghi nhận tử vong.
Mức độ hài lòng
Số lượng Tỷ lệ (%)
Hoàn toàn hài lòng 33 19%
Tương đối hài lòng 52 30%
Chấp nhận, không
ý kiến
68 39,5%
Không hài lòng 13 7,5%
Phản đối, hối hận 6 4%
Tổng số 172 100%
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Theo nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đa số các bệnh nhân đến than phiền ở
trong độ tuổi trẻ dưới 35, tỷ lệ nam – nữ tương đương nhau, với các nghề
nghiệp thường bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng ra mồ hôi ở tay gây trở
ngại cho công việc, giao tiếp và học tập. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật với
chỉ định cho các trường hợp ra mồ hôi tay mức độ nặng, mức độ 3. Một số
trường hợp mức độ 2 nhưng BN than phiền nhiều và tình trạng mồ hôi tay
gây phiền toái không kém, chúng tôi cũng cân nhắc điều trị.
Kết quả điều trị - Mức độ hài lòng
Khảo sát cắt ngang 172 trường hợp sau ít nhất 12 tháng điều trị, chúng tôi ghi
nhận kết quả thành công với tỷ lệ đạt khô tay cao (97,6%). Chúng tôi cũng ghi
nhận một hiện tượng mà không thấy nhắc tới trong y văn, là có 9 trường hợp
xuất hiện một đợt tăng tiết mồ hôi hai tay nhiều hơn ngay sau mổ khoảng vài
tiếng, nhưng sau đó hết hẳn. Chúng tôi giả thuyết hiện tượng này là do phản xạ,
tuy nhiên không tìm thấy bằng chứng lý giải cụ thể được.
Trong nghiên cứu có 4 trường hợp ngay sau mổ, một bên tay vẫn ra mồ hôi.
Chúng tôi mổ lại, cắt thêm hạch trên và dưới, đốt rộng hơn, nhưng sau mổ
chỉ thành công 1 trường hợp. Chúng tôi không tìm được lý do, và giả thuyết
có thể do có tồn tại đường dẫn truyền thần kinh khác mà không nhận biết
được trong lúc mổ.
Tỷ lệ tái phát qua khảo sát cắt ngang ở thời điểm ít nhất 12 tháng sau mổ,
chúng tôi ghi nhận là 5,2%.
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ có hiện tượng ra mồ hôi nhiều hơn ở những vùng
khác của cơ thể trong lô nghiên cứu này là 92,4%, trong đó có 67,7% trường
hợp ra mồ hôi bù trừ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, từ mức độ
vừa đến trầm trọng.
Khi được hỏi về diễn tiến và thay đổi của hiện tượng ra mồ hôi bù trừ, đa số
(77,4%) trả lời rằng không có sự thay đổi theo thời gian. Có khoảng 20% các
trường hợp trả lời có sự giảm bớt hơn so với lúc đầu sau mổ, mặc dù đây có
thể là cảm giác chủ quan. Không ghi nhận trường hợp nào hết hẳn mồ hôi bù
trừ, và chỉ có 2,6% các trường hợp là nặng thêm.
Nhìn chung, đa số các trường hợp (88,5%) đều hài lòng và chấp nhận với kết
quả điều trị do giải quyết được các phiền toái khi mồ hôi ra nhiều ở tay. Chỉ
có 11,5% các trường hợp không hài lòng và hối hận với kết quả mổ, chủ yếu
do hiện tượng ra mồ hôi bù trừ quá nhiều.
Tham khảo các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác, báo cáo trong
thời gian gần đây, chúng tôi ghi nhận như sau.
Năm 2006, tác giả Galbis và cs(Error! Reference source not found.) hồi cứu 108 trường
hợp, ghi nhận tỷ lệ mồ hôi bù trừ là 81,5% và đạt tỷ lệ hài lòng là 90,7%.
Cũng trong năm 2006, tác giả Moya và cs(Error! Reference source not found.) báo cáo
kết quả nghiên cứu lớn hơn trên 520 trường hợp, cho thấy tỷ lệ thành công là
97,6% và tỷ lệ mồ hôi bù trừ là 48,4%.
Tác giả Litch và cs(Error! Reference source not found.) theo dõi sau thời gian trung
bình 26 tháng, cho thấy tỷ lệ mồ hôi bù trừ là 89%, trong đó có 35% ra mồ
hôi nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Năm 2005, tác giả Yano và cs(Error! Reference source not found.) ở Nhật Bản thực hiện
so sánh giữa nhóm cắt hai hạch ngực 2 và ngực 3 (n=75) với nhóm cắt một
hạch ngực 2 (n=67), cho thấy kết quả tỷ lệ tái phát sau 2 năm lần lượt là 3%
và 19%, tỷ lệ mồ hôi bù trừ lần lượt là 100% và 90% ở hai nhóm.
Tác giả Dewey và cs(Error! Reference source not found.) cũng theo dõi 170 trường hợp
sau 12 tháng, cho thấy tỷ lệ mồ hôi bù trừ là 85%. Tuy nhiên, nghiên cứu
công bố năm 2006 của tác giả này ghi nhận ngược lại so với tác giả Yano
năm 2005: nhóm BN cắt hạch ngực 2 ra mồ hôi bù trừ trầm trọng hơn so với
các BN cắt hạch ở vị trí khác (48,8% so với 16,1%, p< 0,0001).
KẾT LUẬN
Để kết luận, chúng tôi nhận thấy, với những ưu thế về sự đơn giản nhanh
chóng, tính an toàn, thẩm mỹ và tỷ lệ thành công cao, phương pháp nội soi
cắt hạch giao cảm ngực hiện nay vẫn có thể là một lựa chọn điều trị cho
những trường hợp tăng tiết mồ hôi tay ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
sống. Tuy nhiên, do hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ sau mổ có thể trầm trọng,
khó hồi phục, không thể tiên đoán được trước mổ, nên bệnh nhân cần được
tư vấn và thông tin kỹ, trước khi cân nhắc lựa chọn phương pháp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 254_1403.pdf