Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng ghi
nhận về lâm sàng 16,2% bệnh nhân đau nhức
đầu mặt so với trước phẫu thuật là 93%; 34,9%
bệnh nhân còn ngạt mũi so với trước phẫu thuật
là 72,1%; 29,5% bệnh nhân chảy dịch mũi so với
trước phẫu thuật là 74,4%; có 16,3% bệnh nhân
giảm hoặc mất khứu giác so với trước phẫu
thuật là 27,9%.
Về biến chứng chúng tôi không gặp biến
chứng nghiêm trọng nào xảy ra, tỷ lệ dính sau
mổ là vấn đề đặt ra liên quan nhiều đến kỹ thuật
và chăm sóc sau mổ. Với tỷ lệ 11 cas chiếm 25,6%
trong đó có 1 cas can thiệp lại sau mổ 3 tháng vì
dính quá nhiều gây tắc dẫn lưu. Tất cả bệnh
nhân chúng tôi đều được chăm sóc hậu phẫu sau
khi rút bấc mũi, rửa mũi và chăm sóc tái khám
sau ra viện 1 tuần, 1 tháng, và 3 tháng tái khám
lại để đánh giá.
Về chất lượng cuộc sống điểm trung bình
SNOT-20 trước mổ: 28,4 điểm; Điểm trung bình
SNOT-20 sau mổ 3 tháng: 11,8 điểm. Đa số bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện ở mức độ nhẹ và trung bình, những trường
hợp tuy có kết quả phẫu thuật mức trung bình
và kém trên nội soi tuy nhiên mức độ hài lòng
của bệnh nhân dựa trên sự tự đánh giá về các
triệu chứng lâm sàng trước và sau phẫu thuật.
Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau mổ của chúng tôi
là 58,5% so với kết quả nghiên cứu Văn Thị Hải
Hà (50% sau 3 tháng, 65% sau 6 tháng và 65%
sau 12 tháng theo dõi)(3). Kết quả của chúng tôi
chỉ mới dừng lại ở đánh giá và theo dõi trong 3
tháng nên chưa có giá trị nhiều để đánh giá đầy
đủ sự cải thiện triệu chứng và mức độ hài lòng
của bệnh nhân và cần phải theo dõi trong thời
gian dài hơn để thấy được hiệu quả của phương
pháp và đánh giá về mặt kỹ thuật tại đơn vị để
có sự hoàn thiện ngày một tốt hơn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 23
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI
Đinh Tất Thắng*, Hà Hoàng Tiên*, Đỗ Thành Chung*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mũi xoang trong viêm mũi xoang mạn ở người
trưởng thành tại Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Ngãi.
Phương pháp nghiên cứu: đánh giá dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi xoang trong chỉ định phẫu thuật nội
soi mũi xoang, tất cả các trường hợp đều thất bại với điều trị nội khoa, theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng. Đánh giá
hiệu quả điều trị bằng thang điểm SNOT-20.
Kết quả: biến chứng phẫu thuật thường gặp nhất là hiện tượng dính giữa cuống mũi giữa và vách mũi
xoang.
Kết luận: cải thiện các triệu chứng sau 3 tháng qua nội soi và SNOT-20.
Từ khóa: viêm mũi xoang mạn, phẫu thuật nội soi mũi xong
ABSTRACT
ACCESS THE EFFICACY OF ENDOSCOPIC SINUS SURGERY WITH CHRONIC RHINOSINUSITIS
AT ENT DEPARTMENT OF QUANG NGAI GENERAL HOSPITAL
Dinh Tat Thang, Ha Hoang Tien, Do Thanh Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 23 - 28
Objectives: This study accessed the efficacy of endoscopic sinus surgery (ESS) in adult with chronic
rhinosinusitis at ENT department of Quang Ngai general Hospital.
Method: A total of 43 patients were carefully evaluated for signs and symptom of chronic sinus disease and
have indication for ESS. All patients were medical management failures. All patients were following at least 3
months after surgery. The efficacy of surgery was evaluated by the scoring system when examine in clinical and
endoscope. The quality of life was evaluated by SNOT-20.
Results: The commonest surgical complication observed was synechiae between middle turbinate and lateral
nasal wall (25.6%).
Conclusions: The rate significantly improved symptoms after 3 months of evaluation via endoscope and
SNOT – 20.
Key words: Endoscopic sinus surgery, chronic rhinosinusitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng
viêm của lớp niêm mạc mũi xoang với triệu
chứng lâm sàng kéo dài trên 12 tuần. Đây là
bệnh lý mạn tính thường gặp với cơ chế bệnh
sinh phức tạp và đa dạng gây ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng cuộc sống cần được điều
trị tốt và đầy đủ(2,11).
Theo báo cáo thống kê năm 1995 ở Mỹ, hàng
năm có khoảng 32 triệu người bị viêm mũi
xoang chiếm 13,5% dân số, chi phí điều trị mỗi
năm đến 2,4 tỷ đô la(1,9).
* Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Ngãi
Tác giả liên lạc: Bs.Đinh Tất Thắng ĐT: 0511 632 747
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 24
Nguyên tắc phẫu thuật nội soi mũi xoang là
đạt được hiệu quả tối ưu nhất với can thiệp tối
thiểu giúp tái phục hồi sinh lý tự nhiên của mũi
xoang. Đây là những gì cơ bản nhất mà phương
pháp phẫu thuật này đem lại đã được áp dụng
vào nước ta từ những năm 90 của thế kỷ
XX(2,6,8,9,10).
Tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa
Quảng Ngãi, phẫu thuật nội soi mũi xoang đã
được ứng dụng từ năm 2004 nhưng chưa có
công trình nghiên cứu đầy đủ. Nhằm tổng kết
kết quả điều trị, rút kinh nghiệm trong thực tiễn
lâm sàng cũng như nâng cao chất lượng điều trị
bệnh lý mũi xoang mạn tính chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị viêm
mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi
xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi” với
mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm mũi
xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi mũi
xoang và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa
khoa Tỉnh Quảng Ngãi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 43 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn
tính được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Khoa
Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang
mạn tính và được phẫu thuật nội soi mũi xoang
tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa
Quảng Ngãi.
Có các kết quả ghi nhận về cận lâm sàng: nội
soi mũi xoang và chụp CT Scan mũi-xoang trước
phẫu thuật.
Bệnh nhân tái khám đầy đủ sau có nội soi
đánh giá kết quả sau phẫu thuật sau 3 tháng, ghi
nhận cụ thể qua phiếu nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không tái khám.
Bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang lại.
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Từ 1/1/2012 đến 31/12/2012.
Địa điểm nghiên cứu
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa
Quảng Ngãi.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Khám lâm sàng, đánh giá và ghi nhận trên
nội soi hốc mũi và CT scan mũi xoang trước
phẫu thuật, ghi nhận chi tiết trong phiếu nghiên
cứu.
Tiến hành can thiệp phẫu thuật nội soi mũi
xoang, ghi nhận và đánh giá trong và sau
phẫu thuật.
Theo dõi và chăm sóc hậu phẫu, điều trị nội
khoa sau mổ và đánh giá kết quả phẫu thuật sau
3 tháng.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tuổi, giới
Triệu chứng lâm sàng thường gặp
Mức độ viêm mũi xoang.
Các phương pháp phẫu thuật đã áp dụng.
Đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật
theo triệu chứng lâm sàng sau 3 tháng.
Đánh giá tai biến trong và sau phẫu thuật 3
tháng.
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
phẫu thuật dựa trên thang điểm SNOT-20 sau 3
tháng.
Xử lý số liệu
Sử dụng chương trình toán thống kê SPSS
16.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 43 bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi mũi
xoang trong năm 2012 tại Khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, chúng tôi có
được một số kết quả sau:
Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 43)
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
Nam 26 60,5 p >0,05
Nữ 17 39,5
Tổng 43 100,0
Trong mẫu nghiên cứu nam chiếm 26 trường
hợp (60,5%), nữ có 17 trường hợp (chiếm 39,5%),
p>0,05.
Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n=43)
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
X ± SD = 36,26 ± 12,5.
Min: 17 tuổi.
Max: 67 tuổi.
≤ 15 0 0
>15 - 30 19 44,2
>30 - 45 13 30,2
>45 - 60 9 20,9
> 60 2 4,7
Tổng 43 100,0
Bệnh nhân ở nhóm tuổi 16-45 chiếm tỷ lệ cao
nhất với 74,4%.
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng chính của viêm mũi
xoang mạn tính (n=43)
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Đau nhức đầu mặt 40 93,0
Ngạt mũi 31 72,1
Chảy dịch mũi 33 76,7
Giảm mất khứu 12 27,9
Trong 43 trường hợp, tỷ lệ đau nhức đầu mặt
chiếm 93%; tiếp đến là chảy dịch mũi 76,7%; ngạt
mũi 72,1%; giảm mất khứu 27,9%.
Bảng 4: Mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng
Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
Độ I 22 51,2
88,4
p<0,01
Độ II 16 37,2
Độ III 3 7,0
Độ IV 2 4,7
Tổng 43 100,0
Mức độ viêm xoang độ I và II chiếm tỷ lệ
cao nhất với 38 ca chiếm 88,4%; tiếp đến là độ III,
IV lần lượt là 7% và 4,7%.
Mức độ viêm mũi xoang trên nội soi
Bảng 5: Mức độ viêm mũi xoang trên nội soi
Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
Độ I 23 53,4 86
p<0,01
Độ II 14 32,6
Độ III 4 9,3
Độ IV 2 4,7
Tổng 43 100,0
Mức độ viêm mũi xoang trên nội soi độ I và
độ II chiếm đa số với tỷ lệ 86%, độ III và độ IV
lần lượt chiếm 9,3% và 4,7%.
Phương pháp phẫu thuật
Bảng 6: Các phương pháp phẫu thuật nội soi mũi
xoang (n=43)
Phương pháp phẫu thuật
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
(%)
Phẫu thuật tối thiểu 18 41,9
Mở sàng hàm 21 48,8
Mở sàng – hàm – bộc lộ lỗ mũi trán tạo
dẫn lưu xoang trán.
4 9,3
Mở sàng – hàm - bướm - trán 0 0
Chỉnh hình vách ngăn (qua nội soi) 9 20,9
Bẻ cuốn dưới ra ngoài
và chỉnh hình cuốn dưới
22 51,1
Chỉnh hình cuốn giữa 10 23,2
Nối thông lỗ thông xoang hàm phụ 6 14,0
Phẫu thuật mở sàng hàm được thực hiện
nhiều nhất với tỷ lệ 48,8%, kế đến là phẫu thuật
tối thiểu với 41,9%.
Đánh giá kết quả phẫu thuật theo triệu
chứng lâm sàng
Bảng 7: Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ (%)
Đau
nhức
đầu mặt
Không 3 7,0 36 83,7
Nhẹ 17 39,5 5 11,6
Vừa 16 37,2 2 4,6
Nặng 7 16,3 0 0
Ngạt mũi
Không 12 27,9 28 65,1
Nhẹ 6 14 15 34,9
Vừa 20 46,5 0 0
Nặng 5 11,6 0 0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 26
Triệu chứng
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
(%)
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ (%)
Chảy
dịch mũi
Không 11 25,6 26 60,5
Nhầy loãng 14 32,6 16 27,2
Nhầy đục 17 39,5 1 2,3
Mủ vàng
xanh
1 2,3 0 0
Giảm,
mất
khứu
giác
Không 31 72,1 36 83,7
Nhẹ 7 16,3 4 9,3
Hoàn toàn 5 11,6 3 7,0
Sau phẫu thuật 3 tháng, 16,2% bệnh nhân
đau nhức đầu mặt so với trước phẫu thuật là
93%; 34,9% bệnh nhân còn ngạt mũi so với trước
phẫu thuật là 72,1%; 29,5% bệnh nhân chảy dịch
mũi so với trước phẫu thuật là 74,4%; có 16,3%
bệnh nhân giảm hoặc mất khứu giác so với trước
phẫu thuật là 27,9%.
Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 8. Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sau mổ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Không có biến chứng 32 74,4
Xơ dính sau mổ 11 25,6
Tổng 43 100,0
Tỷ lệ xơ dính có 11 cas chiếm 25,6% trong đó
có 1 cas can thiệp lại sau mổ 3 tháng vì dính quá
nhiều gây tắc dẫn lưu.
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau
mổ dựa trên SNOT-20
Bảng 9. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân
trước và sau mổ
Tình trạng bệnh
Trước PT Sau PT
p
n % n %
Không có vấn đề gì 0 0 4 9,3
p <0,01
Vấn đề rất nhẹ 0 0 24 55,8
Vấn đề nhẹ 0 0 10 23,3
Vấn đề vừa 33 76,7 4 9,3
Vấn đề nặng 7 16,3 1 2,3
Vấn đề rất tồi tệ 3 7,0 0 0
Tổng 43 100 43 100,0
Điểm trung bình SNOT-20 trước mổ: 28,4
điểm; Điểm trung bình SNOT-20 sau mổ 3 tháng:
11,8 điểm. Phân tích SNOT-20 cho thấy điểm
triệu chứng cải thiện sau phẫu thuật 3 tháng là
58,5% (p<0,01). Chỉ còn 1 trường hợp không thay
đổi triệu chứng, tắc dẫn lưu và dính khá nhiều
phải can thiệp tách dính lại sau mổ 3 tháng và cải
thiện triệu chứng rõ sau mổ lại.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Không có
vấn đề gì
Vấn đề rất
nhẹ
Vấn đề
nhẹ
Vấn đề
vừa
Vấn đề
nặng
Vấn đề rất
tồi tệ
0 0 0
76.7
16.3
79.3
55.8
23.3
9.3
2.3 0
T
ỷ
lệ
%
Mức độ cải thiện triệu chứng tự lượng giá theo SNOT -20
Trước phẫu thuật
Sau phẫu thuật
Biểu đồ 1. Mức độ hài lòng của bệnh nhân dựa trên SNOT-20.
BÀN LUẬN
Về phân bố theo giới và tuổi: không có sự
khác biệt về giới, độ tuổi chúng tôi gặp cao nhất
là trong độ tuổi lao động, học tập và cống hiến
nhiều cho xã hội. Viêm mũi xoang mạn tính gây
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, năng suất lao
động và học tập và hầu hết các chỉ định phẫu
thuật trong nghiên cứu của chúng tôi cũng rơi
vào nhóm đối tượng này.
Các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi
xoang mạn tính thường gặp nhất đó là ngạt mũi,
chảy mũi, đau nhức đầu mặt và giảm hoặc mất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 27
khứu. Về triệu chứng thực thể được đánh giá
qua thăm khám nội soi trước mổ và trên CT scan
mũi xoang là điều thiết yếu. Mức độ viêm xoang
trên lâm sàng và nội soi trong nghiên cứu của
chúng tôi gặp cao nhất ở độ I và II. Phẫu thuật
nội soi mũi xoang đã được ứng dụng trong hầu
hết ở tuyến tỉnh trong nước, và hiện nay chúng
tôi đang hoàn thiện dần về kỹ thuật nhằm điều
trị ngày một hiệu quả hơn. Kết quả của chúng tôi
cũng tương tự như một số ghi nhận của nhiều
tác giả trong nước(4,5,7,12).
Về mặt kỹ thuật chúng tôi tiến hành phẫu
thuật mở sàng hàm thực hiện nhiều nhất với tỷ
lệ 48,8%, kế đến là phẫu thuật tối thiểu mở khe
giữa, bóng sàng bộc lộ lỗ thông xoang hàm với
41,9%. Các phẫu thuật kết hợp gồm có chỉnh
hình vách ngăn dưới nội soi, lấy xương cuốn
dưới, bẻ cuốn dưới, chỉnh hình cuốn giữa, cắt lỗ
thông xoang hàm phụ và bộc lộ lỗ mũi trán dẫn
lưu xoang trán ở những trường hợp gây tắc ống
mũi trán.
So sánh với một số tác giả khác trong nước:
Tác giả
Phẫu thuật
Phan Vũ
Thanh Hải
(%)
(4)
Phạm
Kiên Hữu
(%)
(5)
Võ Thanh
Quang
(%)
(7)
NC
chúng
tôi (%)
Phẫu thuật tối
thiểu
12,2 57 15,0 41,9
Mở hàm sàng 84,0 32 77,8 48,8
Mở hàm sàng
bướm
1,9 6 5,6 0
Mở hàm sàng
bướm trán
1,9 6 1,6 0
Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng ghi
nhận về lâm sàng 16,2% bệnh nhân đau nhức
đầu mặt so với trước phẫu thuật là 93%; 34,9%
bệnh nhân còn ngạt mũi so với trước phẫu thuật
là 72,1%; 29,5% bệnh nhân chảy dịch mũi so với
trước phẫu thuật là 74,4%; có 16,3% bệnh nhân
giảm hoặc mất khứu giác so với trước phẫu
thuật là 27,9%.
Về biến chứng chúng tôi không gặp biến
chứng nghiêm trọng nào xảy ra, tỷ lệ dính sau
mổ là vấn đề đặt ra liên quan nhiều đến kỹ thuật
và chăm sóc sau mổ. Với tỷ lệ 11 cas chiếm 25,6%
trong đó có 1 cas can thiệp lại sau mổ 3 tháng vì
dính quá nhiều gây tắc dẫn lưu. Tất cả bệnh
nhân chúng tôi đều được chăm sóc hậu phẫu sau
khi rút bấc mũi, rửa mũi và chăm sóc tái khám
sau ra viện 1 tuần, 1 tháng, và 3 tháng tái khám
lại để đánh giá.
Về chất lượng cuộc sống điểm trung bình
SNOT-20 trước mổ: 28,4 điểm; Điểm trung bình
SNOT-20 sau mổ 3 tháng: 11,8 điểm. Đa số bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện ở mức độ nhẹ và trung bình, những trường
hợp tuy có kết quả phẫu thuật mức trung bình
và kém trên nội soi tuy nhiên mức độ hài lòng
của bệnh nhân dựa trên sự tự đánh giá về các
triệu chứng lâm sàng trước và sau phẫu thuật.
Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau mổ của chúng tôi
là 58,5% so với kết quả nghiên cứu Văn Thị Hải
Hà (50% sau 3 tháng, 65% sau 6 tháng và 65%
sau 12 tháng theo dõi)(3). Kết quả của chúng tôi
chỉ mới dừng lại ở đánh giá và theo dõi trong 3
tháng nên chưa có giá trị nhiều để đánh giá đầy
đủ sự cải thiện triệu chứng và mức độ hài lòng
của bệnh nhân và cần phải theo dõi trong thời
gian dài hơn để thấy được hiệu quả của phương
pháp và đánh giá về mặt kỹ thuật tại đơn vị để
có sự hoàn thiện ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 43 bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn tính được phẫu thuật nội soi tại Khoa
Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
trong năm 2012, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ cải
thiện triệu chứng cơ năng đáng kể ở những bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật. Kết quả cải thiện
triệu chứng cho thấy từng bước chúng tôi đang
hoàn thiện dần kỹ thuật nội soi mũi xoang cơ
bản để mở rộng về sau trong tương lai. Mức độ
hài lòng của bệnh nhân sau mổ 3 tháng với sự
cải thiện đáng kể, tuy nhiên cần có sự theo dõi
trong thời gian dài hơn để có đánh giá đúng hơn
về kỹ thuật và hiệu quả phẫu thuật góp phần
nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý này ngày
một tốt hơn tại đơn vị điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chữ Ngọc Bình (2001), Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật
nội soi mũi -xoang tại bệnh viện Việt Nam – Cu Ba từ tháng 7-
1998 đến tháng 7-2001, luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học y
Hà Nội.
2. Dalziel K., Stein K. (2006), “Endoscopic sinus surgery for the
excision of nasal polyps: A systematic review of safety and
effectiveness”, American journal of Rhinology, 20(5), pp. 507 -
517.
3. Huỳnh Bá Tân (2008), Sự tương quan giữa nội soi mũi, CT
scan và giải phẫu bệnh trong chẩn đoán hình ảnh bệnh viêm
xoang mạn tính, Tai Mũi Họng, tập 2, NXB Y học, thành phố
Hồ Chí Minh, tr.134 - 153.
4. Huỳnh Khắc Cường (2006), “Những khái niệm mới về bệnh
lý học viêm mũi-xoang”, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh
lý mũi-xoang, Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.109 - 120.
5. Lund VJ, et al (1997), Staging for rhinosinusitis.
Otolaryngology- Head and neck surgery, AAO-HNS, 3(2).
6. Nguyễn Tấn Phong (1998), “Chỉ định và chống chỉ định phẫu
thuật nội soi chức năng xoang”, Phẫu thuật nội soi chức năng
xoang, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 88 - 103.
7. Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi-xoang qua 213
trường hợp mổ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Luận án
tiến sỹ y học, Đại học Y Dược Tp HCM.
8. Phan Vũ Thanh Hải và cộng sự (2006), “Đánh giá phẫu thuật
mũi-xoang qua nội soi tại bệnh viện Đà Nẵng từ năm 2001-
2005”, Kỷ yếu công trình khoa học, hội nghị khoa học ngành
tai mũi họng, tr. 56 - 61.
9. Van Cauwenberge P, Watelet JB (2000), “Epidemiology of
chronic rhinosinusitis”, Thorax, 55 (Suppl 2), pp. S20–S21.
10. Văn Thị Hải Hà, Huỳnh Khắc Cường (2006), “Đánh giá hiệu
quả và an toàn của phẫu thuật nội soi mũi xoang ở người có
tuổi”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 10 (1), tr.107-110.
11. Võ Thanh Quang (2004), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng
mũi-xoang, luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 28/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_viem_mui_xoang_man_tinh_bang_phau.pdf