Qua phẫu thuật, thị lực không chỉnh kính của
bệnh nhân trước phẫu thuật trung bình là ở mức
1.46 đơn vị logMAR±0.26 (# ĐNT2m) đã có sự
thay đổi cải thiện rõ rệt lên đến mức 0.30 đơn vị
logMAR ±0.18(#0.5 thị lực thập phân) ngay ngày
đầu sau phẫu thuật và đến 1 năm sau PT thị lực
không chỉnh kính đạt được là 0.222 đơn vị
logMAR±0.13 (# 0.6 thị lực thập phân).). Điều
này chứng minh tính hiệu quả cao của phẫu thuật.
So với gía trị trung bình của thị lực có chỉnh kính
trước phẫu thuật là 0.216±0.15(# 0.6 thị lực thập
phân) ta thấy rằng thị lực không chỉnh kính trung
bình 1 năm sau phẫu thuật đã đạt được mức trung
bình của thị lực có chỉnh kính trước phẫu thuật.(Ttest, p>0,05). Như vậy, phẫu thuật đã mang lại sự
cải thiện rõ nét thị lực khi không mang kính của
bệnh nhân và đạt được hiệu quả như mong muốn
ban đầu. BCVA trung bình trước PT của mẫu
nghiên cứu là 0.216 đơn vị logMAR ±0.15 (#0.6
thị lực thập phân) với tỉ lệ chỉ có 50.6%BCVA
trước PT từ mức 0.15đơn vị logMAR(# 0.7 thị lực
thập phân) trở lên. Sau PT 1năm, tỉ lệ BCVA từ
mức 0.15đơn vị logMAR (# 0.7 thị lực thập phân)
trở lên đạt đến 83.5%, BCVA trung bình 1năm
sau PT là 0.1đơn vị logMAR±0.1(# 0.8 thị lực
thập phân). BCVA 1năm sau PT bằng hoặc cao
hơn BCVA trướcPT ở tòan bộ bệnh nhân và
không bệnh nhân nào mất BCVA sau PT. Kết quả
này cho thấy sự cải thiện tốt và an tòan của
BCVA sau khi bệnh nhân được PT. Do độ cận thị
của bệnh nhân đã được điều chỉnh tốt và tối đa
nên mức độ quang sai gây ra trong việc đeo kính
đã được giảm thiểu rất nhiều, hơn nửa ảnh trên
võng mạc có kích thước lớn hơn sau phẫu thuật, vì
thế BCVA sau phẫu thuật đã tăng cao rõ và tốt
như vậy. Sự mất tế bào nội mô cho thấy có giảm
dần. Mật độ tế bào nội mô trung bình 1 năm sau
PT là 2594tb± 298 còn trong giới hạn bình thường
và không có trường hợp nào mật độ tế bào nội mô
dưới 1500 tế bào, điều này đã chứng minh độ an
tòan của PT đối với tế bào nội mô. Thêm vào đó,
chúng tôi nghĩ rằng sự mất tế bào nội mô này có
thể chỉ là do bản thân các thao tác của phẫu thuật
khi đặt kính vào nội nhãn gây nên và không do
việc kính nằm lưu lại trong tiền phòng, vì chúng
tôi nhận thấy có sự giảm dần của mức độ mất tế
bào nội mô. Tuy nhiên sự mất tế bào nội mô này
cần phải được theo dõi chặc chẻ, lâu dài hơn và
cần có thêm các nghiên cứu khác để có thể đánh
giá đúng đắn hơn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt kính nội nhãn cố định mống mắt trong điều chỉnh tật cận thị nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 241
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN CỐ ĐỊNH
MỐNG MẮT TRONG ĐIỀU CHỈNH TẬT CẬN THỊ NẶNG.
Trần Thị Phương Thu**, Lương Ngọc Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự hiệu quả, tính an tòan và dộ chính xác của phẫu thuật đặt kính nội nhãn cố định
trên mống mắt trong điều chỉnh tật cận thị nặng.
Nơi thực hiện: Khoa khúc xạ- Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh.
Phương pháp:Nghiên cứu can thiệp, tiền cứu, không đối chứng trên 85 mắt ở 54 bệnh nhân. Bệnh nhân
được phẫu thuật để đặt kính nội nhãn cố dịnh trên mống mắt (Verisyse®/AMO). Bệnh nhân được khám và
theo dõi sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.Ghi nhận thị lực có và không
chỉnh kính, độ khúc xạ, nhãn áp, mật độ tế bào nội mô, các biến chứng trong và sau phẫu thuật và mức độ
hài lòng của bệnh nhân.
Kết quả: Thị lực không chỉnh kính trung bình 1 năm sau PT đạt được là 0,6 thị lực thập phân (# 0,222
đơn vị logMAR ± 0,130), tỉ lệ thị lực không chỉnh kính # 0.5 thị lực thập phân (# mức 0,3 đơn vị log MAR)
là 78,8%. Sau PT 1năm, tỉ lệ thị lực có chỉnh kính # 0,7 thị lực thập phân (# 0 15 đơn vị log MAR) đạt đến
83,5%, thị lực có chỉnh kính trung bình 1 năm sau PT là 0,8 thị lực thập phân (#0.1 đơn vị log MAR ± 0.1).
Độ cầu tương đương ở thời điểm theo dõi một năm sau phẫu thuật -0,46D ± 0,49. Tỉ lệ độ khúc xạ tồn lưu
trong khỏang ±1.00 D là 91,8% ở 6 tháng sau PT và 90,6% ở 1năm sau PT. Mật độ TbNM sau PT 1năm
giảm 7,1% so với mật độ TbNM trước PT. Không có biến chứng nghiêm trọng nào. Bệnh nhân hài lòng cao.
Kết luận: Phẫu thuật đặt phakic IOL cố định trên mống mắt là phương pháp hiệu quả, chính xác, an
tòan và có tính khả thi trong việc điều chỉnh tật cận thị ở bệnh nhân có tật cận thị nặng ở nước ta.
ABSTRACT
ONE YEAR FOLLOW- UP OF THE IRIS-CLAW PHAKIC INTRAOCULAR LENS
IN CORRECTING OF HIGH MYOPIA.
Tran Thi Phuong Thu, Luong Ngoc Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 240 – 245
Purpose:To evaluate the efficacy, the safety and the accuracyof the implantation of an iris-claw phakic
intraocular lens in correcting of high myopia.
Setting: Eye Hospital in HOCHIMINH city.
Method:This prospective study comprised eighty five eyes of 54 patients.Those patients were implanted
the Verisyse®(AMO).The post- operative examinations were perfomed on 1day, 1week, 1month,3months, 6
months and 1year after surgery. The uncorrected acuityvision, best-corrected acuity vision, manifest
refraction, intra-ocular pressure, corneal endothelium cell count, complications intra and post-
operation,the satisfactory of patients were evaluated.
Results: One year postoperative,UCVA on average was 0.222 log MAR ±0.13, BCVA on average was
0.1 Log MAR±0.1, 78.8% UCVA # 0.3 logMAR, 83,5%BCVA was 0.15 logMAR. Sperical equivalent was -
0.46D±0.49 in one year follow-up.Residual spherical equivalent in ±1D was 91,8% in 6 months and 90,6%
in 1 year postoperative.The lost of corneal endothelium cell was 7.1% in 1 year postoperative.No serious
complication. Patients were happy and very satisfied.
Conclusions:One year results suggest that the iris-claw phakic IOL is an accurate, effective and safe
method for the correction of high myopia.
* Khoa Khúx xạ Bệnh Viện Mắt TP Hồ Chí Minh
** Bộ môn Mắt ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 242
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc điều chỉnh tật cận thị nặng bằng phẫu
thuật luôn là một yêu cầu bức thiết của người bị
cận thị nặng và là một thách thức lớn đôí với các
phẫu thuật viên. Do các phẫu thuật dùng Laser
Excimer trên giác mạc có nhiều hạn chế trong
điều chỉnh cận thị nặng, vì vậy phẫu thuật đặt
kính nội nhãn mà vẫn bảo tồn được thủy tinh thể
(Phakic IOL), nhằm điều chỉnh tòan bộ độ cận thị
nặng của bệnh nhân, ngày càng được áp dụng
rộng rãi trên thế giới hiện nay. Theo các nghiên
cứu gần đây ở nước ngòai, lọai Phakic IOL cố
định trên mống mắt đã cho thấy kết quả an tòan,
hiệu quả và chính xác của phẫu thuật đặt kính ở
người cận thị nặng. Do đó, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu phẫu thuật đặt phakic IOL cố định
mống mắt, để áp dụng trong điều chỉnh tật cận thị
ở bệnh nhân bị cận thị nặng tại khoa Khúc xạ –
Bệnh viện Mắt TP HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân cận thị nặng ≥ -6 D, tuổi từ 18
đến 40, có độ cận thị ổn định trên 1 năm. Thị lực
điều chỉnh kính tối đa ≥ 0,3 đơn vị thập phân. Mật
độ tế bào nội mô giác mạc trước phẫu thuật ≥
2000 tế bào/mm². Độ sâu tiền phòng (ACD:
anterior chamber depth) trước phẫu thuật: ≥
3.2mm. (tính từ biểu mô giác mạc).
Các tiêu chuẩn loại trừ bao gồm
Có bệnh lý hoặc bất thường giác mạc; Có bất
thường về mống mắt và đồng tử trước phẫu thuật; Có
đục T3 ở bất kỳ dạng và giai đoạn nào trước phẫu
thuật; Có bệnh lý võng mạc, hoàng điểm, có BVM
trước đó và tiền sử gia đình có BVM trước phẫu
thuật. Ở mắt bệnh nhân có lỗ rách võng mạc bất kỳ
dạng nào,các thóai hóa dậu ở chu biên rộng đe dọa
bong võng mạc; Có bệnh glaucoma hay tiền căn
glaucoma trước phẫu thuật; Có bệnh lý toàn thân:
tiểu đường, bệnh tự miễn... trước phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp, tiền cứu, không đối
chứng. Bệnh nhân được khám và ghi nhận các số
liệu trước phẫu thuật về thị lực không và có chỉnh
kính, độ khúc xạ, nhãn áp, mật độ tế bào nội mô.
Bệnh nhân được phẫu thuật đặt kính
Verisyse®(AMO) cố định trên mống mắt. Kính
có hai lọai đường kính quang học 5mm và 6mm.
Chất liệu của kính là PMMA..
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân được cho dùng Col. Ofloxacin
0.3% 1giọt x 3lần /ngày trong 3 ngày ngay trước
PT. Mắt được phẫu thuật được chuẩn bị, sát trùng
như các cuộc phẫu thuật nội nhãn khác và nhỏ
Pilocarpin 1% để làm co đồng tử, 3lần x 1 giọt,
cách nhau 15 phút ngay trước khi PT. Bệnh nhân
được phẫu thuật bởi 1 phẫu thuật viên, tuần tự
theo các bước sau: Rạch trực tiếp vào giác mạc
trong hoặc tạo đường hầm củng-giác mạc đường
rạch được đặt ở kinh tuyến có bán kính độ cong
lớn nhất. Chọc tiền phòng ở góc 2h và 10h. Bơm
Myochol làm co đồng tử. Cắt mống chu biên.
Bơm chất nhầy giử tiền phòng.(Healon GV). Đặt
kính vào tiền phòng. Cài cố định kính trên mống
mắt. Rửa sạch chất nhầy. Đóng tiền phòng bằng
chỉ nylon 10.0.Bệnh nhân được xuất viện 2 giờ
sau phẫu thuật.Thuốc dùng sau phẫu thuật: Col.
Oflovid o,3% 1giọt x 4 lần / ngày, trong 1tuần đầu
sau PT, Col.Predforte 1% 1giọt x 4lần / ngày,
trong 1tuần đầu sau PT, Paracetamol 0,5gr 1v x 2
lần x 1ngày sau PT, Acetazolamid 0,250gr 1v x
2lần x 1 ngày sau PT,Kaleorid 0,6gr 1 v x 1 ngày
sau PT.
Bệnh nhân được theo dõi tái khám: 1 ngày, 1
tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm sau phẫu
thuật và được ghi nhận vào phiếu theo dõi hậu
phẫu phakic IOL. Các bệnh nhân sẽ được ghi
nhận thị lực không điều chỉnh kính ở ngày đầu sau
phẫu thuật, thị lực không điều chỉnh kính và có
điều chỉnh kính ở các lần khám tiếp theo. Độ
khúc xạ chủ quan, quy ra độ cầu tương đương.
Nhãn áp. Đếm mật độ tế bào nội mô từ tháng thứ
3 sau phẫu thuật. Theo dõi biến chứng trong phẫu
thuật, sau phẫu thuật sớm và muộn.Mức độ hài
lòng của bệnh nhân được thăm dò bằng bảng câu
hỏi. Dùng phần mềm SPSS for Window 13.5 để
xử lý dữ liệu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 243
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện ở 54 bệnh nhân
với 85 mắt được phẫu thuật.Tỉ lệ nam nữ là 14/40.
Trong số này có 31 bệnh nhân được phẫu thuật cả
hai mắt và 23 bệnh nhân được phẫu thuật ở một
mắt. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
26.87tuổi ± 5.62 với độ khúc xạ cầu tương đương
là -16.60DS ±3.56 (-8.63 DS # -26.50DS). Thị lực
không chỉnh kính (UCVA)trung bình:1.46 đvị
logMAR ± 0.26 (# ĐNT2m)(2.00 đvị
logMAR#1.10 đvị logMAR), (#ĐNT 0.5m # ĐNT
4m). Thị lực có chỉnh kính (BCVA)trung bình: 20
đvị logMAR ± 0.15 (# 0.6 thị lực thập phân)(0.5
đvị logMAR # 0.0đvị logMAR), (#0.3#1.0 thị lực
thập phân).Nhãn áp trước PT trung bình:
12.43mmHg ± 1.17 (9mmHg # 16mmHg). Mật độ
tế bào nội mô trước PT trung bình:2792tb ± 290
(2130tb -3521tb)
Sự điều chỉnh độ khúc xạ
Từ độ cầu tương đương trung bình trước PT là
-16.60D ±3.56, ngay tuần đầu tiên sau PT độ cầu
tương đương trung bình chỉ còn -0.5D ± 0.58. Độ
cầu tương đương trung bình sau PT hầu như không
thay đổi từ tháng thứ 3 sau PT cho đến thời điểm
theo dõi 1năm sau PT (T-test, p>0,05) và độ cầu
tương đương ở thời điểm theo dõi một năm sau
phẫu thuật chỉ còn -0.46D ± 0.49. Việc điều chỉnh
độ khúc xạ có khuynh hướng thiểu chỉnh trong
khỏang -0.5D
Tỉ lệ độ khúc xạ tồn lưu trong khỏang ±0.5 D
sau PT 6tháng đạt được là 54,1%, sau PT 1 năm là
52,9% và trong khỏang ±1.00 D là 91,8% ở 6
tháng sau PT và 90,6% ở 1năm sau PT. (Hình 1).
Biểu đồ 1: Độ chính xác ở 1năm sau PT
Bảng 1: Độ khúc xạ tồn lưu ở thời điểm 6 tháng và
1 năm
6tháng 1năm
±0.50D 54,1% (46/85) 52,9% (45/85)
1.00 D 91,8% (78/85) 90,6% (77/85)
Sự cải thiện thị lực trước và sau PT
Qua phẫu thuật, thị lực không chỉnh kính
(UCVA) của bệnh nhân trước phẫu thuật trung
bình là ở mức 1.46 đơn vị logMAR±0.26 (#
ĐNT2m) đã có sự thay đổi cải thiện rõ rệt lên đến
mức 0.30 đơn vị logMAR ±0.18(#0.5 thị lực thập
phân) ngay ngày đầu sau phẫu thuật (T-test,
p<0,05), ổn định từ 6 tháng sau phẫu thuật trở đi
và đến 1 năm sau PT thị lực không chỉnh kính đạt
được là 0.222 đơn vị logMAR±0.13(# 0.6 thị lực
thập phân). (T-test, p>0,05).
Thị lực không chỉnh kính sau PT ở mức từ
0.15 đến 0.00 đơn vị logMAR(#0.7#1.0thị lực
thập phân) chiếm tỉ lệ 43.5%, 100%UCVA sau PT
có thị lực từ mức 0.5 đơn vị logMAR(# 0.3 thị lực
thập phân) và tỉ lệ UCVA # 0.5 thị lực thập phân
là 78,8%. Thị lực có chỉnh kính (BCVA) trung
bình trước PT của mẫu nghiên cứu là 0.216 đơn vị
logMAR ±0.15 (#0.6 thị lực thập phân) với tỉ lệ
chỉ có 50,6% BCVA trước PT từ mức 0.15đơn vị
logMAR(# 0.7 thị lực thập phân) trở lên. Sau PT
1năm, tỉ lệ BCVA từ mức 0.15đơn vị logMAR (#
0.7 thị lực thập phân) trở lên đạt đến 83.5%,
BCVA trung bình 1năm sau PT là 0.1đơn vị
logMAR±0.1(# 0.8 thị lực thập phân).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 244
Biểu đồ 2: Sự cải thiện thị lực(logMAR) không
chỉnh kính trước và sau phẫu thuật.
Khảo sát mật độ tế bào nội mô
Mật độ TbNM sau PT 3 tháng giảm 4.6% so
với mật độ TbNM trước PT. Mật độ TbNM sau PT
6 tháng giảm 1,5% so với mật độ TbNM sau PT 3
tháng và giảm 6.00% so với mật độ TbNM trước
PT. Mật độ TbNM sau PT 1năm giảm 1,2% so với
mật độ TbNM sau PT 6 tháng và giảm 7,1% so
với mật độ TbNM trước PT. Mức độ mất TbNM
giảm dần trong 1năm sau PT. (p< 0,05).
Nhãn áp
+ Trong ngày đầu sau PT có 4 trường hợp
nhãn áp cao chiếm tỉ lệ 4,7%. Sau PT 1 tuần có 5
trường hợp nhãn áp cao chiếm tỉ lệ 5,8 %. Tất cả
các trường hợp này được điều trị bằng các thuốc
hạ nhãn áp (Acétazolamid 0,250mg, Col. Timolol
0,5%) và nhãn áp đều trở về bình thường. Không
có trường hợp cao nhãn áp nào ở thời gian theo
dõi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Nhãn áp 1
năm sau PT tương đương nhãn áp trước PT (T-
test, p>0,05).
Theo dõi biến chứng phẫu thuật
Bảng 1: Bảng biến chứng trong phẫu thuật
Biến cố Số trường hợp Tỉ lệ
Xuất huyết tiền phòng 4 4,7%
Xẹp tiền phòng 2 2,3%
Phòi mống 2 2,3%
Kính chạm gíac mạc 5 5,8%
Kính chạm T3 0 0%
Tăng nhãn áp 0 0%
+ Biến chứng sau phẫu thuật: Theo dõi trong
1năm sau PT.
Bảng 2: Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng hậu phẫu Số trường hợp Tỉ lệ
1.Tăng nhãn áp
-1 ngày sau PT
-1 tuần sau PT
-1 tháng sauPT
-3 tháng sauPT
-6 tháng sauPT
-1 năm sau PT
4
5
0
0
0
0
4,7%
5,9%
0
0
0
0
2.Viêm mống mắt 0 0
3.Viêm màng bồ đào, viêm mủ
nội nhãn.
0 0
4.Loạn dưỡng giác mạc 0 0
5.Méo lệch đồng tử 0 0
6.Mất sắc tố mống mắt ở nơi kẹp
mống
22 25,88%
7.Lắng đọng sắc tố trên kính 1 1,17%
8.Lệch IOL 1 (chấn thương) 1,17%
9. Đục T3 0 0
10. Bong võng mạc 0 0
11.Xuất huyết hòang điểm 2 2,35%
Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân
Bảng 3: Mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Mức độ Số trường hợp Tỉ lệ
Rất hài lòng 30 bệnh nhân 55,56%
Hài lòng 18 bệnh nhân 33,33%
Hài lòng ít 6 bệnh nhân 11,11%
Không ý kiến 0 0%
Không hài lòng 0 0%
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu thực hiện phẫu thuật, chúng
tôi nhận thấy rằng ngay tuần đầu tiên sau PT, độ
cầu tương đương trung bình chỉ còn -0.5D ± 0.58,
như vậy độ cầu tương đương đã được điều chỉnh
tốt và có sự cải thiện rất rõ rệt (T-test, p<0,001)
cho thấy tính hiệu quả và độ chính xác của PT
trong việc điều chỉnh độ cận thị nặng. Độ cầu
tương đương trung bình sau PT ổn định dần, hầu
như không thay đổi từ tháng thứ 3 sau PT cho đến
thời điểm theo dõi 1năm sau PT (T-test, p>0,05)
và độ cầu tương đương ở thời điểm theo dõi một
năm sau phẫu thuật chỉ còn -0.46D ± 0.49 cho
thấy rõ sự ổn định của kết quả PT và đặt biệt là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 245
không có hiện tượng thóai triển sau PT. Đây cũng
là ưu điểm nổi bật của PT phakic IOL. Việc điều
chỉnh độ khúc xạ có khuynh hướng thiểu chỉnh
khỏang -0.5D, như vậy đôi khi lại là một kết quả
tốt vì thường ở bệnh nhân cận thị việc thiểu chỉnh
mang lại cảm giác dể chịu hơn là thặng chỉnh, kết
quả này cho chúng tôi có được kinh nghiệm tốt
trong việc phối hợp giữa công thức tính và việc
chọn công suất kính phù hợp trong điều chỉnh độ
cận thị cho bệnh nhân. Tỉ lệ độ khúc xạ tồn lưu
sau PT 1 năm trong khỏang ±0.5 D của chúng tôi
đạt được là 52,9% và trong khỏang ±1.00 D là
90,6%, các tỉ lệ này cho thấy tính chính xác của
PT được chúng tôi thực hiện là rất cao trong việc
điều chỉnh độ cận thị nặng.
Qua phẫu thuật, thị lực không chỉnh kính của
bệnh nhân trước phẫu thuật trung bình là ở mức
1.46 đơn vị logMAR±0.26 (# ĐNT2m) đã có sự
thay đổi cải thiện rõ rệt lên đến mức 0.30 đơn vị
logMAR ±0.18(#0.5 thị lực thập phân) ngay ngày
đầu sau phẫu thuật và đến 1 năm sau PT thị lực
không chỉnh kính đạt được là 0.222 đơn vị
logMAR±0.13 (# 0.6 thị lực thập phân).). Điều
này chứng minh tính hiệu quả cao của phẫu thuật.
So với gía trị trung bình của thị lực có chỉnh kính
trước phẫu thuật là 0.216±0.15(# 0.6 thị lực thập
phân) ta thấy rằng thị lực không chỉnh kính trung
bình 1 năm sau phẫu thuật đã đạt được mức trung
bình của thị lực có chỉnh kính trước phẫu thuật.(T-
test, p>0,05). Như vậy, phẫu thuật đã mang lại sự
cải thiện rõ nét thị lực khi không mang kính của
bệnh nhân và đạt được hiệu quả như mong muốn
ban đầu. BCVA trung bình trước PT của mẫu
nghiên cứu là 0.216 đơn vị logMAR ±0.15 (#0.6
thị lực thập phân) với tỉ lệ chỉ có 50.6%BCVA
trước PT từ mức 0.15đơn vị logMAR(# 0.7 thị lực
thập phân) trở lên. Sau PT 1năm, tỉ lệ BCVA từ
mức 0.15đơn vị logMAR (# 0.7 thị lực thập phân)
trở lên đạt đến 83.5%, BCVA trung bình 1năm
sau PT là 0.1đơn vị logMAR±0.1(# 0.8 thị lực
thập phân). BCVA 1năm sau PT bằng hoặc cao
hơn BCVA trướcPT ở tòan bộ bệnh nhân và
không bệnh nhân nào mất BCVA sau PT. Kết quả
này cho thấy sự cải thiện tốt và an tòan của
BCVA sau khi bệnh nhân được PT. Do độ cận thị
của bệnh nhân đã được điều chỉnh tốt và tối đa
nên mức độ quang sai gây ra trong việc đeo kính
đã được giảm thiểu rất nhiều, hơn nửa ảnh trên
võng mạc có kích thước lớn hơn sau phẫu thuật, vì
thế BCVA sau phẫu thuật đã tăng cao rõ và tốt
như vậy. Sự mất tế bào nội mô cho thấy có giảm
dần. Mật độ tế bào nội mô trung bình 1 năm sau
PT là 2594tb± 298 còn trong giới hạn bình thường
và không có trường hợp nào mật độ tế bào nội mô
dưới 1500 tế bào, điều này đã chứng minh độ an
tòan của PT đối với tế bào nội mô. Thêm vào đó,
chúng tôi nghĩ rằng sự mất tế bào nội mô này có
thể chỉ là do bản thân các thao tác của phẫu thuật
khi đặt kính vào nội nhãn gây nên và không do
việc kính nằm lưu lại trong tiền phòng, vì chúng
tôi nhận thấy có sự giảm dần của mức độ mất tế
bào nội mô. Tuy nhiên sự mất tế bào nội mô này
cần phải được theo dõi chặc chẻ, lâu dài hơn và
cần có thêm các nghiên cứu khác để có thể đánh
giá đúng đắn hơn.
Biến chứng nhãn áp cao chỉ xãy ra trong 1
ngày và 1 tuần đầu sau phẫu thuật, trong 1 số
trường hợp giới hạn và không xãy ra ở những lần
theo dõi, ngòai ra không có biến chứng nghiêm
trọng nào khác, cũng chứng minh độ an tòan của
phẫu thuật trong một năm theo dõi. Mức độ hài
lòng của bệnh nhân đạt được cao, cho thấy phẫu
thuật đã mang lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân
về cả hai phương diện chức năng và thẩm mỹ.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật đặt phakic IOL cố định trên mống
mắt là phương pháp hiệu quả, chính xác, an tòan
và có tính khả thi trong việc điều chỉnh tật cận thị
ở bệnh nhân có tật cận thị nặng ở nước ta. Tuy
nhiên, cần phải nghiên cứu sâu hơn và theo dõi
trong thời gian lâu dài hơn để có thể có kết luận
tòan diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Alaa M.D. Et Col. (2002), Comparison of Iris-fixed Artisan
lens implantation with Excimer Lasik in correcting myopia
between -9.00D and -19.50D. Ophthalmology:109: 955-964
2 Alexander L, John M, Cobb L, Noblitt R, BarowskyRT. (2000),
U.S. clinical investigation of the Artisan myopia lens for the
correction of high myopia in phakic eyes. Report of the results of
phases 1 and 2, and interim phase 3. Optometry; 71(10):630-642.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 246
3 Budo C, Hessloehl JC, Izak M, Luyten GP, Menezo JL, Sener
BA, Tassignon MJ, Termote H, Worst JG. (2000) Multicenter
study of the Artisan phakic intraocular lens. J Cataract Refract
Surg; 26(8):1163-1171.
4 Budo C. (2004), The Verisyse Lens. Highlights of
Ophthalmology International.
5 Fechner PU, Haubitz I, Wichmann W, Wulff K. (1999),
Worst-Fechner biconcave minus power phakic iris-claw lens.
J Refract Surg; 15(2):93-105.
6 Holladay J.T. (1997) Proper method for calculating average
visual acuity.Jour.of Refrac. Surg.;13:388-391.
7 Kato K.A., Toda I., Conai T.H. (2005) Experience with the
Artisan Phakic intra ocular lens in Asian Eyes. J. Catar.
Refract. Surg; 31:910-915.
8 Krumeich J.H., Daniel J., Gast R. (1995), Closed – system
technique for implantation of iris – supported negative –
power intraocular lens. J Refractive Surg 12(4);334 -340.
9 Landesz M., Worst J.G.F., Van Rij G. (2000).Long-term
results of correction of high myopia with an iris claw phakic
intraocular lens. J Refractive Surg;320 -316.
10 Lovisolo F., Reinstein D. (2005) Phakic intraocular Lenses.
Survey of ophthalmology..50(6):549-587.
11 Maloney RK, Nguyen LH, John ME. (2002). Artisan phakic
intraocular lens for myopia:short-term results of a
prospective, multicenter study, Ophthalmology; 109(9):1631-
1641.
12 Menezo J.L., Cisneros A.L., Rodriguez-Salvador V., (1998)
Endothelial study of iris-claw phakic lens: 4 years follow up.J
Refractive Surg;24(8):1039 -1049.
13 Robinet C.J., (1999). Retinal detachment after CLE for high
myopia.Ophthalmology;106:2281-2285
14 Saragoussi J.J., Arne J.L., Colin J. (2001).Chirurgie
RéFractive.Masson.
15 Van derHeijde G.L.(1989)Eur. Some Optical Aspects of
Implantation of an IOL in a Myopic Eye, J. Implant Ref.
Surgery.; 245-248.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_dat_kinh_noi_nhan_co_dinh_mong_m.pdf