Đánh giá kết quả phẫu thuật giảm thể tích cuốn mũi dưới bằng phương pháp nội soi cắt hút

Tính khả thi và kinh tế Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 100% bệnh nhân được phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê qua nội khí quản, có khả năng là do yếu tố tâm lý sợ đau. Nhưng theo y văn và thực tế lâm sàng cho thấy, phẫu thuật vẫn có thể thực hiện với gây tê tại chỗ. Thứ hai, thời gian phẫu thuật được tính từ lúc chích tê tại chỗ cuốn mũi dưới bên đầu tiên cho đến khi phẫu thuật kết thúc trên cả 2 bên. Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời gian phẫu thuật trung bình là 15,9±1,83 phút, tương đồng với tác giả Trần Đình Khả mất trung bình 15-20 phút để phẫu thuật đốt điện lưỡng cực dưới niêm mạc cuốn mũi dưới (7). So sánh với kết quả nghiên cứu của Ney P. Castro Jr (2000)(1), tác giả này báo cáo thời gian phẫu thuật trung bình mất 30 phút để thực hiện phẫu thuật cắt hút dưới niêm mạc cuốn mũi dưới(1). Thứ ba, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, mỗi lưỡi dao cắt hút nên tiến hành phẫu thuật cho từ 5 đến 7 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật mũi xoang. Tuy nhiên, tùy theo mô bệnh lý là mô dai hoặc cứng, hoặc chắc thì có thể sử dụng từ 10 đến 15 bệnh nhân. Trên thực tế, phẫu thuật chỉ tiến hành gần như hoàn toàn trên mô mềm với thời gian thực sự không quá lâu (15,9±1,83 phút), nên trên cùng một lưỡi dao cắt hút, chúng tôi có thể tiến hành phẫu thuật trên từ 15 đến 20 bệnh nhân, trung bình 17 bệnh nhân.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật giảm thể tích cuốn mũi dưới bằng phương pháp nội soi cắt hút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 60 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH CUỐN MŨI DƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI CẮT HÚT Trần Văn Hương*, Lâm Huyền Trân**, Huỳnh Khắc Cường** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật giảm thể tích cuốn mũi dưới quá phát bằng phương pháp nội soi cắt hút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng trên 46 bệnh nhân BN ≥ 18 tuổi, nghẹt mũi do quá phát niêm mạc CMD không đáp ứng với nội khoa; được phẫu thuật làm giảm thể tích cuốn mũi dưới bằng phương pháp nội soi cắt hút tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/07/2011 đến 30/05/2012. Đánh giá hiệu quả dựa vào thang điểm đánh giá nghẹt mũi (NOSE), nội soi mũi và khí áp mũi qua thăm dò bằng sóng âm (acoustic rhinometry) trước và sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Kết quả: 46 ca; 22 nam, 24 nữ; tuổi trung bình 32,87±9,1. Thời gian phẫu thuật trung bình 15,9±1,83 phút; ít đau; ít chảy máu; ít tạo vẩy mũi sau mổ. 54,3% cải thiện nghẹt mũi ngay tuần đầu sau mổ với điểm NOSE giảm có ý nghĩa thống kê (65,8 so với 37,2 ; P<0,0001) và duy trì đến sau mổ 1 tháng và 3 tháng (P<0, 0001). Các triệu chứng đi kèm với nghẹt mũi: chảy mũi, hắt hơi, khô họng, mất mùi, nhức đầu đều giảm có ý nghĩa thống kê về tần suất lẫn mức độ (P<0,05). Trên khí áp mũi, tVOL và tMCA trung bình đều tăng có ý nghĩa thống kê sau mổ 1 tháng và 3 tháng (P<0,001). Kết luận: Phẫu thuật cắt dưới niêm mạc cuốn mũi dưới bằng phương pháp nội soi cắt hút là phương pháp phẫu thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị nghẹt mũi mạn do quá phát cuốn mũi dưới. Từ khóa: Quá phát cuốn mũi dưới, nghẹt mũi, microdebrider, khí áp mũi, tVOL, tMCA. ABSTRACT EFFICACY OF SUBMUCOSAL REDUCTION OF INFERIOR TURBINATE HYPERTROPY USING THE MICRODEBRIDER Tran Van Huong, Lam Huyen Tran, Huynh Khac Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 60 - 65 Objective: To evaluate the efficacy of submucosal reduction of inferior turbinate reduction using the microdebrider. Methods: Clinical trials on 46 adult patients, who suffer from nasal obstruction due to inferior turbinate hypertrophy refractory to medical therapy, were treated with submucosal turbinectomy from 01/07/2011 to 30/05/2012, at Nguyen Tri Phuong hospital, HCM city. NOSE scale, nasal endoscopy and acoustic rhinometry (AR) were used to assess postoperative outcomes after 1 week, 1 month and 3 months. Results: 46 patients including 22 males and 24 females; mean age was 32.87±9.1; mean operative time was 15.9±1.83; no much bleeding; minimal pain; few crusts. At the 1-week follow-up, nasal obstruction decreased (54.3%) with a significant improvement in mean NOSE scale (65.8 vs.37.2; P<0.0001) and sustained results at the 1-month and 3-month follow-up (P<0.0001). In AR, there was a significant improvement in the total nasal volume and the anterior portion of inferior turbinate area 1 and 3 months after surgery (P<0.001). Conclusion: Submucosal reduction of inferior turbinate using the microdebrider is a safe and effective * Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quận Thủ Đức. ** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Trần Văn Hương ĐT: 0918831032 Email: bshuongtmh@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 61 procedure in treatment of chronic nasal obstruction due to inferior turbinate hypertrophy. Key words: Inferior turbinate hypertrophy, nasal obstruction, acoustic rhinometry, tVOL, tMCA. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoang mũi là nơi đầu tiên tiếp nhận luồng khí thở từ không khí vào các cơ quan hô hấp dưới. Luồng không khí qua mũi được điều hòa, thanh lọc, làm ấm, tăng độ ẩm trước khi vào phổi. Khả năng này được thực hiện là nhờ cấu trúc của các thành phần trong khoang mũi. Các thành phần này có cấu trúc biểu mô đặc biệt chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm và có hệ miễn dịch tại chỗ tương đối hoàn chỉnh. Cuốn mũi dưới là một cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong khoang mũi, góp phần vào chức năng thanh lọc làm ấm, tăng độ ẩm và là một phần của trở kháng mũi để điều hòa luồng khí thở vào phổi. Ở người bình thường, việc thở qua đường mũi là một quá trình sinh lý tự nhiên không bị nghẹt dù ở tư thế đứng, ngồi, nằm ngủ hay gắng sức. Lưu lượng không khí vào cơ thể qua đường mũi trung bình một ngày khoảng từ 9.000 – 10.000 lít. Để đảm bảo thở đủ lưu lượng không khí này một cách sinh lý, cấu trúc khoang mũi phải đảm bảo độ thông thoáng cho luồng khí đi qua. Vì những lý do bất thường về cấu trúc giải phẫu hay bệnh lý trong khoang mũi gây tắc nghẽn mũi sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Tắc nghẽn mũi là một triệu chứng khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống, tâm lý, ngày công lao động và là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đến khám bệnh. Tắc nghẽn mũi cơ học gồm lệch vẹo vách ngăn, polype mũi, u hốc mũi, dị vật mũi và tăng quá mức thể tích cuốn mũi dưới một cách thường xuyên ở một hay cả hai bên mũi. Nghẹt mũi do tăng quá mức thể tích cuốn mũi dưới là vấn đề đã được đặt ra cách đây hơn 130 năm. Trải qua thời gian, nhiều phương pháp chỉnh hình cuốn mũi dưới đã được áp dụng từ kinh điển cho đến hiện đại. Các phương pháp phẫu thuật lạnh như bẻ ép cuốn mũi, cắt cuốn dưới bán phần, toàn phần, cắt bỏ xương cuốn dưới dưới niêm mạc, tiêm hóa chất gây xơ. v.v Các phương pháp phẫu thuật bằng nhiệt nóng như đốt điện nhiệt, điện cao tần đơn cực, lưỡng cực, Laser, Radiofrequency, Coblator đã được triển khai, thực hiện trong nhiều năm qua trên thế giới(5,6,7,8). Nghẹt mũi đã và đang là vấn đề mấu chốt và vẫn là một thách thức đối với các thầy thuốc tai mũi họng. Vấn đề được đặt ra là làm sao để điều trị bệnh nhân giảm nghẹt mũi mà ít gây biến chứng, hợp với sinh lý mà vẫn giữ được cấu trúc giải phẫu của cuốn mũi dưới. Do vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật giảm thể tích cuốn mũi dưới bằng phương pháp nội soi cắt hút. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Bệnh nhân  18 tuổi đến khám vì nghẹt mũi và được chẩn đoán quá phát niêm mạc cuốn mũi dưới có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ ngày 01/07/2011 đến ngày 30/05/2012. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân  18, đến khám vì nghẹt mũi do quá phát niêm mạc cuốn mũi dưới kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa, không xác định có những nguyên nhân khác gây nghẹt mũi, đồng ý điều trị phẫu thuật theo phương pháp nội soi cắt hút. Tiêu chuẩn loại trừ Có kèm theo bệnh lý tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, polype mũi xoang, u mũi xoang, vẹo vách ngăn, bệnh lý van mũi...; bệnh lý nội khoa nặng hoặc bệnh lý đông máu. Cỡ mẫu Dự kiến > 30. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 62 Phương tiện nghiên cứu Banh mũi, kẹp khuỷu, ống hút thẳng, máy hút, 2 đoạn mèche tẩm lidocaine 2% và naphazoline 0,05%, 2 miếng Merocel và thuốc tê Lidocain 2% có pha Adrenalin 1:100.000. Máy đo khí áp mũi qua thăm dò bằng sóng âm Acoustic Rhinometry hiệu Eccovision 4.3. Hệ thống nội soi chẩn đoán và ống nội soi cứng 00- hãng Karl-Stortz. Hệ thống Microdebrider với đầu cắt hút 2,9mm của hãng Medtronic. Các bước tiến hành Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn mẫu, giải thích đưa vào nhóm nghiên cứu. Các bệnh nhân được đánh giá trước mổ dựa vào thang điểm NOSE; VAS (visual analogue scale) về các triệu chứng đi kèm nghẹt mũi; nội soi mũi và đo Acoustic Rhinometry. Tiến hành phẫu thuật Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa. Vô cảm: Gây mê nội khí quản. Gây tê niêm mạc cuốn mũi dưới bằng Lidocaine 2% có pha Adrenaline 1/100.000 dọc theo mặt trong và suốt chiều dài của cuốn mũi dưới trước khi tiến hành phẫu thuật. Cài đặt Microdebrider ở tốc độ 3.000 vòng/phút với đầu que cắt hút 2.9mm. Qua nội soi: Dùng lưỡi dao số 15, rạch ở vị trí ngay giữa đầu trước cuốn mũi dưới, xuyên qua lớp niêm mạc. Dùng Spatule bóc tách niêm mạc khỏi cuốn dưới, bóc tách nhẹ nhàng và di chuyển dọc theo chiều dài cuốn mũi dưới từ đầu, thân, đuôi hướng từ trên, trong, dưới. Dùng Microdebrider cắt hút dưới niêm mạc cuốn mũi dưới với chế độ cài đặt sẵn vận tốc 3.000 vòng/phút với que cắt hút 2.9mm, đưa nhẹ nhàng dọc theo chiều dài cuốn mũi dưới từ đầu, thân, đuôi hướng từ trên, trong, dưới, sau cùng cẩn thận rút que cắt hút ra ngoài. Hút sạch máu, dịch tiết và kiểm tra xác định hố mổ thông thoáng, không chảy máu trước khi kết thúc phẫu thuật. Sau đó nhét Merocel hốc mũi hai bên. Bệnh nhân xuất viện sau mổ 48 giờ nếu tình trạng ổn định. Khi xuất viện, tất cả bệnh nhân đều được kê toa thuốc uống trong 1 tuần, bao gồm: kháng sinh, kháng viêm dạng men, giảm đau và nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày. Rút merocel sau 48 giờ. Bệnh nhân được hẹn tái khám sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Việc đánh giá hiệu quả phẫu thuật được thực hiện chủ yếu dựa vào: thang điểm đánh giá nghẹt mũi (NOSE), thang điểm đánh giá đau và các triệu chứng cơ năng khác (VAS), nội soi mũi xoang (sau mổ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng) và đo Acoustic Rhinometry (sau mổ 1 tháng và 3 tháng). Đánh giá kết quả Thời gian phẫu thuật; chảy máu trong mổ, sau mổ, đau trong và sau mổ, tạo vẩy mũi sau mổ. Thang điểm NOSE (từ 0-100 điểm, với 0 điểm: không có vấn đề; 100 điểm: vấn đề rất nặng), gồm 5 yếu tố đánh giá: Nghẹt mũi, tắc mũi, khó chịu khi thở mũi, nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ và không thể lấy đủ khí qua mũi khi tập thể dục/gắng sức. Thang điểm VAS (từ 0- 100) về các triệu chứng đi kèm nghẹt mũi. Đo Acoustic Rhinometry sau mổ 1 tháng và 3 tháng. Xử lý số liệu Bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Dùng phép kiểm t cặp đôi để kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau mổ của thang điểm NOSE, VAS và các thông số AR. KẾT QUẢ Từ 01/07/2011 đến 30/05/2012 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có tất cả 46 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu được phẫu thuật (92 CMD quá phát) theo phương pháp nội soi cắt hút dưới gây mê qua nội khí quản. Tuổi Tuổi trung bình là 32,87± 9,1 tuổi; tuổi nhỏ nhất là18 tuổi; tuổi lớn nhất là 52. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 63 Nhóm tuổi 31-40 chiếm tỉ lệ cao nhất (43,48%). Giới Nam (22 ca; 47,8%), ít hơn nữ (24 ca; 52,2%). Tỉ lệ nam:nữ = 0,92. Nghề nghiệp và yếu tố tiếp xúc Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu khá đa dạng, trong đó nhóm là nghề công nhân (28,26%) và nội trợ (23,91%) chiếm đa số. Đa số bệnh nhân sinh sống và làm việc trong môi trường có tiếp xúc với khói bụi và máy lạnh (86,95%). Tiền căn sử dụng thuốc co mạch tại chỗ: 69,57% từng sử dụng thuốc co mạch tại chỗ. Trong đó, đa số là do tự ý mua (58,7%) và 45,65% dùng thuốc kéo dài trên 1 tháng. Thời gian phẫu thuật Tính từ khi bắt đầu rạch đầu niêm mạc cuốn mũi dưới cho đến khi kết thúc phẫu thuật, kéo dài 8 đến 31 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình là 15,9± 1,83 phút. Ước lượng máu mất Không đáng kể (3-5ml), chủ yếu là máu chảy ra từ vị trí rạch niêm mạc cuốn mũi dưới. Biến chứng trong phẫu thuật Rách niêm mạc cuốn mũi dưới 6,52% (3 ca). Không ghi nhận chảy máu sau phẫu thuật. Đau trong và sau mổ Có 27/46 trường hợp (58,7%) than đau vết mổ sau phẫu thuật 12 giờ, một số vẫn còn đau sau mổ 1 tuần (21,74%). Sau 1 tháng trở lên, không có bệnh nhân đau vết mổ. Tần suất nghẹt mũi 54,3% cải thiện nghẹt mũi ngay từ tuần đầu sau mổ; 69,6% cải thiện sau 1 tháng và 84,8% sau 3 tháng. Thang điểm NOSE: Giảm có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm đánh giá sau mổ (P<0, 0001). Bảng 1. Thang điểm đánh giá nghẹt mũi (NOSE) trước và sau mổ. Thang điểm NOSE t-test Thời điểm đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn P Trước mổ 65,8 17,4 Sau mổ 1 tuần 37.2 12,6 < 0,0001 Sau mổ 1 tháng 22,8 8,9 < 0,0001 Sau mổ 3 tháng 18,1 10.3 < 0,0001 NOSE: Nasal Obstruction Symptom Evaluation (Đánh giá triệu chứng nghẹt mũi). Thang điểm VAS (visual analogue scale) Các triệu chứng cơ năng khác: Bao gồm chảy mũi, hắt hơi, mất mùi, khô họng, nhức đầu đều cải thiện về cả tần suất lẫn mức độ; với điểm VAS giảm có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm đánh giá sau mổ (P<0,05). Tình trạng tạo vẩy mũi sau mổ Sau mổ 1 tuần, có 17 ca (36,95%) tạo vẩy mũi mức độ từ ít đến vừa; sau 1 tháng và 3 tháng, không ghi nhận trường hợp nào còn vẩy mũi. Tình trạng cải thiện kích thước đầu cuốn mũi dưới sau mổ Sau mổ 1 tuần, có 63,05% trường hợp đầu cuốn mũi dưới thu nhỏ lại hơn so với trước khi mổ; sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này là 100%. Tình trạng lành thương sau mổ Sau mổ 1 tuần, đa số trường hợp đều lành thương tốt (89,13%), không ghi nhận trường hợp nào lành thương kém. Sau 1 tháng, 3 tháng tỷ lành thương tốt là 100%. Acoustic Rhinometry tVOL trung bình và tMCA trung bình đều tăng có ý nghĩa thống kê sau mổ 1 tháng và 3 tháng (P<0,001). Sau mổ 1 tháng giá trị trung bình tVOL tăng 5,19cm³ (63,4%), và tMCA tăng 0,57cm² (74,03%). Sau mổ 3 tháng giá trị trung bình tVOL tăng 5,98cm³(73,01%), và tMCA tăng 0,6cm²(77,92%) (Bảng 2). Sự khác biệt giữa mức đáp ứng co mạch trước và sau mổ là có ý nghĩa thống kê (P<0, 05). Bảng 2. Các thông số trên khí áp mũi trước và sau mổ (trước co mạch). Thời điểm đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn P Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 64 Trước mổ 8,19 1,13 Sau 1 tháng 13,38 1,3 <0, 001 tVOL Sau 3 tháng 14,17 2,2 <0, 001 Trước mổ 0,77 0,21 Sau 1 tháng 1,34 0,32 <0, 001 tMCA Sau 3 tháng 1,37 0,21 <0, 001 tVOL: total nasal volume (tổng thể tích 2 hốc mũi). tMCA: total minimum cross-sectional area (tổng diện tích vùng đầu cuốn mũi dưới). BÀN LUẬN Tính an toàn Theo giải phẫu học, cuốn mũi dưới là cấu trúc giàu mạch máu, do đó một trong những biến chứng cần đáng chú ý nhất là chảy máu khi thực hiện can thiệp lên cấu trúc này. Trước phẫu thuật, chúng tôi đã thực hiện làm thu hẹp thể tích cuốn mũi dưới 1 phần nhằm cho việc quan sát phẫu trường thêm thuận lợi bằng cách đặt 1 đoạn mèche có tẩm thuốc co mạch. Cũng như Carlos(9), chúng tôi đã tiến hành chích tê tại chỗ với Lidocain 2% có pha Adrenalin 1/100,000; đồng thời, chúng tôi thiết lập tốc độ vòng quay của lưỡi dao cắt hút là 3.000 vòng/phút và chỉ số hút thấp. Với chỉ số hút này và tốc độ vòng quay không quá nhanh này có thể đảm bảo cắt gọn mô dưới niêm mạc cuốn mũi dưới. Theo y văn, phẫu thuật cắt cuốn mũi dưới mang tính chất xâm lấn, nên có khả năng gây chảy máu nhiều(2). Nhưng trên thực tế lâm sàng, lượng máu mất trong lúc phẫu thuật thực sự không đáng kể, ước lượng lượng máu mất khoảng 3-5ml. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào chảy máu sớm trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật và cũng không ghi nhận trường hợp nào chảy máu sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi lại ghi nhận 3 trường hợp (6,52%) bị rách niêm mạc cuốn mũi dưới trong lúc phẫu thuật. Chúng tôi đã tiến hành biện pháp khắc phục bằng cách ép niêm mạc cuốn mũi dưới về vị trí cũ; nhét Merocel; chích Transamine cầm máu. Sau một thời gian theo dõi tại bệnh viện trong 48 giờ và khi tái khám sau phẫu thuật 1 tuần trở lên, chúng tôi ghi nhận không trường hợp nào chảy máu. Cả 3 trường hợp rách niêm mạc trên đều lành vết thương như những trường hợp khác. Biến chứng rách niêm mạc này xảy ra ở những bệnh nhân được chúng tôi phẫu thuật đầu tiên. Điều này có lẽ là do phẫu thuật viên lúc đầu vẫn chưa thao tác nhuần nhuyễn với phương tiện phẫu thuật, nhưng tai biến này đã không tiếp tục xảy ra ở các bệnh nhân được phẫu thuật kế tiếp. Phẫu thuật tiến hành cắt hút mô dưới niêm mạc của cuốn mũi dưới chỉ lấy đi phần mô mềm mà vẫn bảo tồn lại cấu trúc của niêm mạc. Điều này đồng nghĩa chức năng sinh lý của niêm mạc vẫn được bảo tồn gần như hoàn toàn sau phẫu thuật(4,7,9). Tương ứng với lâm sàng, bệnh nhân cải thiện một cách có ý nghĩa thống kê về các triệu chứng cơ năng, thực thể và trên khí áp mũi sau phẫu thuật cũng cho thấy sự cải thiện một cách ý nghĩa. Tính khả thi và kinh tế Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 100% bệnh nhân được phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê qua nội khí quản, có khả năng là do yếu tố tâm lý sợ đau. Nhưng theo y văn và thực tế lâm sàng cho thấy, phẫu thuật vẫn có thể thực hiện với gây tê tại chỗ. Thứ hai, thời gian phẫu thuật được tính từ lúc chích tê tại chỗ cuốn mũi dưới bên đầu tiên cho đến khi phẫu thuật kết thúc trên cả 2 bên. Kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời gian phẫu thuật trung bình là 15,9±1,83 phút, tương đồng với tác giả Trần Đình Khả mất trung bình 15-20 phút để phẫu thuật đốt điện lưỡng cực dưới niêm mạc cuốn mũi dưới (7). So sánh với kết quả nghiên cứu của Ney P. Castro Jr (2000)(1), tác giả này báo cáo thời gian phẫu thuật trung bình mất 30 phút để thực hiện phẫu thuật cắt hút dưới niêm mạc cuốn mũi dưới(1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 65 Thứ ba, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, mỗi lưỡi dao cắt hút nên tiến hành phẫu thuật cho từ 5 đến 7 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật mũi xoang. Tuy nhiên, tùy theo mô bệnh lý là mô dai hoặc cứng, hoặc chắc thì có thể sử dụng từ 10 đến 15 bệnh nhân. Trên thực tế, phẫu thuật chỉ tiến hành gần như hoàn toàn trên mô mềm với thời gian thực sự không quá lâu (15,9±1,83 phút), nên trên cùng một lưỡi dao cắt hút, chúng tôi có thể tiến hành phẫu thuật trên từ 15 đến 20 bệnh nhân, trung bình 17 bệnh nhân. Tính hiệu quả Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bệnh nhân cải thiện nghẹt mũi ngay từ tuần đầu sau mổ về cả tần suất lẫn mức độ và kết quả được duy trì sau mổ 3 tháng. Thang điểm NOSE giảm có ý nghĩa thống kê (P<0,0001) tại tất cả các thời điểm đánh giá sau mổ (Bảng 1). Thang điểm đánh giá (VAS) của các triệu chứng cơ năng đi kèm cũng ghi nhận sự cải thiện về cả tần suất lẫn mức độ chảy mũi, hắt hơi, mất mùi, khô họng, nhức đầu; với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05 ) sau mổ so với trước mổ. Tương tự, trên khí áp mũi, tVOL và tMCA sau mổ đều tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,001) so với trước mổ (Bảng 2). Đồng thời, sự khác biệt giữa mức đáp ứng co mạch trước và sau mổ là có ý nghĩa thống kê (P<0, 05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả khác(1,3,7,8). KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi cắt hút dưới niêm mạc là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả trong điều trị nghẹt mũi kéo dài do quá phát niêm mạc cuốn mũi dưới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Castro NP, Jr (2000). “Turbinectomy Assisted by Videoendoscopy and Microdebrider”. Clinic of Otorhinolaryngology at Santa Casa de So Paulo. RBORL (66) 5, August 7, 2000. pp 633-636. 2. Chen YL, Liu CM, Huang HM (2007) Comparison of microdebrider-assisted inferior turbinoplasty and submucosal resection for children with hypertrophic inferior turbinates. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology vol 71, pp: 921—927. 3. Lee CF, Chen TA (2004). “Power Microdebrider-Assisted Modification of Endoscopic Inferior Turbinoplasty: A Preliminary Report: Chang Gung Med J 2004; 27: 359-65. 4. Most SP (2006). “Analysis of outcomes after functional rhinoplasty using a disease-specific quality-of-life instrument”. Arch Facial Plast Surg, vol. 8 (5), pp. 306-309. 5. Nguyễn Hồng Sơn (2009), Phẫu thuật giảm thể tích cuốn mũi dưới quá phát bằng laser CO2, Luận văn chuyên khoa cấp II. Đai Học Y Dược TP.HCM. tr 47-59. 6. Trần Anh Tuấn (2007). Đánh giá kết quả điều trị nghẹt mũi do quá phát cuốn dưới bằng kỹ thuật coblation. Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 11, PB số 1, chuyên đề Mắt – Tai Mũi Họng: 162-164. 7. Trần Đình Khả (2006), Điều trị nghẹt mũi do quá phát cuốn dưới bằng đốt điện lưỡng cực dưới niêm mạc, Luận văn tốt nghiệp nội trú. Đại Học Y Dược TP.HCM. tr 33-59. 8. Trần Thị Thu Trang (2009), Hiệu quả của phẫu thuật đông điện lưỡng cực cao tần (coblator) dưới niêm mạc cuốn mũi dưới, Luận văn tốt nghiệp nội trú. Đại Học Y Dược TP.HCM. tr 36- 57. 9. Yánez C (1998). “New technique for turbinate reduction in chronic hypertropic rhinitis: Intraturbinate stroma removal using the microdebrider. Rhinology 132: pp 108-304.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phau_thuat_giam_the_tich_cuon_mui_duoi_bang.pdf
Tài liệu liên quan