Mối liên quan giữa một số yếu tố với kết
quả phẫu thuật
Hầu hết các tác giả đều đồng ý với quan
điểm u sao bào lông ở trẻ em có kết quả tốt hơn
người lớn. Theo dõi của CBTRUS đã chỉ ra rằng
tỷ lệ sống sau mổ của u sao bào lông giảm dần
theo tuổi, theo đó, tỷ lệ sống sau mổ 2 năm và 5
năm tương ứng với nhóm 5‐19 tuổi là 97,2% và
96,3%, với nhóm 20‐40 tuổi là 93% và 89,5%, với
nhóm 40‐60 tuổi giảm xuống còn 86,5% và 77%,
và với nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi chỉ còn
65,9% sống hơn 2 năm và 52,9% sống trên 5
năm(6). Thậm chí một vài nghiên cứu trên mô
bệnh học và sinh học phân tử gần đây đã đề
nghị đưa u sao bào lông người lớn vào một phân
loại riêng trong phân loại u sao bào(12). Tuy nhiên
cần phải chú ý ở lứa tuổi rất trẻ (vài tháng đến
vài chục tháng tuổi) là lứa tuổi ưu thế của u sao
bào lông nhầy (WHO độ II) cho kết quả xấu hơn.
U dưới lều cho kết quả tốt hơn so với u trên
lều. Kết quả tốt của u dưới lều một phần do
bệnh nhân trong nhóm này đa số đều < 20 tuổi
(76% u dưới lều < 20 tuổi). U giao thoa thị cho
kết quả xấu nhất, nguyên nhân chủ yếu liên
quan đến khả năng lấy u hạn chế trong phẫu
thuật do e ngại những tai biến trong mổ cũng
như di chứng nặng nề về sau(4,7,14). U ở thân não
cũng là 1 vị trí khó cho phẫu thuật, tỷ lệ tử vong
cao và thường được chỉ định điều trị tia xạ, tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, 2 bệnh
nhân mổ u thân não đều cho kết quả tương đối
tốt. Theo dõi sau mổ chúng tôi thấy không nhất
thiết phải xạ trị những trường hợp này do u
không tiến triển gây triệu chứng, tuy vậy một số
tác giả vẫn khuyên nên xạ trị sớm để ngăn chặn
sự phát triển của phần tổ chức u còn lại. Kết quả
xa cần phải nghiên cứu trong thời gian dài
hơn(10,14).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u sao bào lông tại bệnh viện Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 298
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT U SAO BÀO LÔNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Đồng Văn Hệ*, Trần Đức Linh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u não sao bào lông.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu dựa trên 35 bệnh nhân (BN) u sao bào lông được phẫu thuật tại
bệnh viện Việt Đức từ 1/2011 đến 6/2014. Đánh giá mức độ lấy u, tỷ lệ tai biến, biến chứng, di chứng, kết quả
sớm tại thời điểm 3 tháng và từ 3 tháng trở đi.
Kết quả: 35 BN, tuổi thấp nhất là 5 và cao nhất là 59, vị trí u gặp ở tiểu não: 57,1%; bán cầu: 25,7%; giao
thoa thị giác: 8,6%, thân não: 5,7%; đồi thị: 2,9%. BN đã điều trị trước khi vào viện chiếm 10/35 (28,6%) bao
gồm: đã phẫu thuật lấy u nhưng tái phát: 5, dẫn lưu não thất ‐ ổ bụng đơn thuần: 3, xạ trị: 2. Phẫu thuật lấy u:
33/35 BN (94,3%), 2 trường hợp chỉ sinh thiết u, giải phẫu bệnh cho thấy 1 trường hợp là u sao bào lông nhầy.
Biến chứng sau mổ gặp: 14,7% (1 trường hợp phù não sau mổ, 1 tràn dịch não, 2 viêm màng não, 2 nhiễm trùng
vết mổ). Di chứng gặp 18,7%, trong đó nhiều nhất là liệt ½ người: 9,3%. Chụp phim CHT kiểm tra được 29 BN
thấy 10/29 (34,5%) trường hợp lấy hết u. Sau phẫu thuật 3 tháng chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt so với
trước mổ, nhóm BN điểm Karnofsky 90‐100 điểm chiếm 71,9%. Từ 3 tháng trở đi: tử vong 6,2%, tái phát triệu
chứng 15,6%, thời gian theo dõi trung bình 13,28 ± 8,59 tháng, BN Karnofsky 90‐100 điểm chiếm 83,3%. Tuổi
và vị trí u là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sớm phẫu thuật.
Kết luận: Phẫu thuật là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với u sao bào lông.
Từ khóa: u sao bào lông, u sao bào lông trẻ em, u sao bào tiểu não, hố sau.
ABSTRACT
THE EARLY OUTCOME OF SURGERY FOR TREATMENT PILOCYTIC ASTROCYTOMA
Dong Van He, Tran Duc Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 298 – 303
Objective: To evaluate the early outcome of surgery of pilocytic astrocytoma.
Methods: the retrospetive study based on 35 patients with pilocytic astrocytomas who were operated at Việt
Đức hospital from 1/2011 to 6/2014. Evaluation the degree of tumor resection, the intra‐op and post‐op
complications, the early outcome at 3 months and more 3 months after surgery was done.
Results: 35 patients, the lowest and highest age were 5 and 59, the mean age is 18.6. Tumor sites: cerebellum
57.1%; cerebral hemisphere 25.7%; optic chiasma 8.6%; brain stem 5.7%; thalamus 2.9%. The previous
treatment pre‐op 10/35 (28.6%), including: previous operation but recurrence 5/10; V‐P Shunt 3/10; radiation
2/10. The tumor resection was carried out for 33/35 patients (94.3%), and biopsy: 2 cases; pathology found 34
cases of Pilocytic astrocytoma and 1 case of Pilomyxoid astrocytoma. Post‐op complication: 14.7% (cerebral
edema: 1; hydrocephalus: 1; meningitis: 2); sequelaes: 18.7%, the most common one was hemiparesis (9.3%). The
post‐op MRI was carried out on 29 patients, found 10/29 (34.5%) cases of gross total resection. The patient’s
quality of life at 3 months after surgery has improved significantly, the patients with Karnofsky 90‐100 were
71.9%. At the moment of more 3 months after surgery: 2 patients died (6.2%), 5 cases recured symtoms, the
mean follow‐up period was 13.28±8.59 months, the patients with Karnofsky 90‐100 were 83.3%. Age and tumor
location were factors which had influence to early outcome.
* Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đồng Văn Hệ; ĐT: 01205226868 Email: dongvanhe2010@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 299
Conclusion: Surgery is safe and effective method for treatment to Pilocytic astrocytoma patients.
Keywords: Pilocytic astrocytoma, cerebellar astrocytoma, posterior fossa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não sao bào lông (Pilocytic astrocytoma) là
loại u tế bào thần kinh đệm phát triển chậm, ít
xâm lấn vào tổ chức não lành và hầu như không
tiến triển ác tính, khối u này được xếp độ I theo
phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Phẫu thuật
(PT) là phương pháp điều trị chính, mục đích PT
nhằm chẩn đoán xác định khối u bằng mô bệnh
học và lấy bỏ tổ chức u. Ngoài ra, tia xạ cũng có
thể điều trị cho những trường hợp u vùng chức
năng. Tiên lượng BN u não sao bào lông tương
đối tốt, 90% sống trên 10 năm. Năm 2007, trong
bản cập nhật về phân loại u não, WHO đã chính
thức xếp loại u sao bào lông nhầy (Pilomyxoid
astrocytoma), một biến thể của u sao bào lông, là
độ II do nó có một số đặc điểm riêng biệt và tiên
lượng thường xấu hơn. Tại Việt Nam vẫn chưa
có nhiều nghiên cứu về loại u não này, do đó
vấn đề tiên lượng bệnh nhân chưa rõ ràng, chính
vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá
kết quả sớm phẫu thuật u não sao bào lông.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 35 BN u
não sao bào lông được phẫu thuật tại bệnh viên
Việt Đức từ 01/2011 đến 6/2014. Tất cả các BN
đều được chẩn đoán xác định bằng giải phẫu
bệnh và có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim chụp
CHT. Nghiên cứu mức độ lấy u, tỷ lệ tai biến,
biến chứng, kết quả giải phẫu bệnh. Mời BN đến
khám lại lâm sàng, xác định tỷ lệ tử vong, tái
phát triệu chứng, các di chứng, xác định chất
lượng cuộc sống theo thang điểm Kanofsky, và
cho chụp phim lại kiểm tra. Nhận xét sự ảnh
hưởng của một số yếu tố như: tuổi, vị trí u, mức
độ lấy u, và một số đặc điểm hình ảnh đến kết
quả phẫu thuật. Mức độ lấy u được xác định
dựa trên phim chụp CHT kiểm tra sau mổ, chia
làm 2 mức: lấy hết u khi không còn phần tổ chức
đặc ngấm thuốc, và lấy một phần u khi vẫn còn
phần tổ chức đặc ngấm thuốc trên phim. Chất
lượng cuộc sống của BN theo thang điểm
Karnofsky được chia theo các mức:
90 ‐ 100 điểm: sinh hoạt bình thường.
80 điểm: sinh hoạt bình thường ở trạng
thái gắng sức.
60 ‐ 70 điểm: tự lo sinh hoạt cá nhân, đôi
lúc cần trợ giúp.
40 ‐ 50 điểm: tàn phế, không tự lo được
sinh hoạt cá nhân.
10 ‐ 30 điểm: tàn phế nghiêm trọng hoặc
cần sự chăm sóc y tế.
Số liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS
16.0, so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test
χ², sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ
35 bệnh nhân, 18 nam và 17 nữ, có tuổi trung
bình là 18,6 ± 2,29, đa số BN dưới 20 tuổi chiếm
71,4%, hay gặp nhất từ 11‐20 tuổi (42,9%). Vị trí
u chủ yếu vùng dưới lều, đặc biệt ở tiểu não
(57,1%), trên lều hay gặp u vùng bán cầu
(25,6%), các vị trí khác ít hơn: giao thoa thị giác
8,6%, thân não 5,7 %, đồi thị 2,9%.
BN đã được điều trị trước vào viện chiếm
28,6%, trong đó: 5 bệnh nhân đã phẫu thuật lấy
u nhưng tái phát, 3 trường hợp chỉ được dẫn lưu
não thất ‐ ổ bụng điều trị triệu chứng; và 2 BN
được điều trị tia xạ nhưng không hiệu quả.
Phương pháp phẫu thuật bao gồm: phẫu
thuật lấy u ở 33 bệnh nhân và sinh thiết tổ chức
u ở 2 bệnh nhân. Chụp phim kiểm tra mức độ
lấy u được tiến hành ở 29 bệnh nhân, trên phim
chỉ có 34,5% bệnh nhân lấy hết u, còn lại chỉ lấy
đươc một phần u.
Bảng 1: Mức độ lấy u
Kết quả Số lượng Tỷ lệ %
Lấy hết u 10 34,5
Lấy 1 phần u 19 65,5
Tổng 29 100
Trong phẫu thuật không trường hợp nào xảy
ra tai biến, biến chứng sớm gặp ở 14,7% số bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 300
nhân, hay gặp nhất là nhiễm trùng (4 trường
hợp), không có biến chứng muộn như rò dịch
não tủy hay áp xe não.
Bảng 2: Biến chứng sau mổ
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Phù não 1 2,9
Tràn dịch não 1 2,9
Viêm màng não 2 5,8
Nhiễm trùng vết mổ 2 5,8
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy 34 trường
hợp là Pilocytic astrocytoma (WHO độ I) và 1
trường hợp Pilomyxoid astrocytoma (WHO độ II).
Sau phẫu thuật theo dõi lâm sàng được 32
bệnh nhân, không có bệnh nhân nào tử vong,
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cải thiện rõ
rệt so với trước mổ, nhóm bệnh nhân Karnofsky
90‐100 điểm chiếm 71,9%, nhóm bệnh nhân 60‐
70 điểm chỉ còn 9,3% (sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với P<0,05).
A B
C D
Hình 1: (A, B) U sao bào lông tiểu não: A: trước mổ; B: sau mổ 3 năm không còn tổ chức u ngấm thuốc (C, D) U
sao bào lông thân não: C: trước mổ, D: sau mổ 6 tháng vẫn còn tổ chức u ngấm thuốc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 301
Bảng 3: Điểm Karnofsky 3 tháng sau so với trước
phẫu thuật
Điểm
Karnofsky
Trước PT Sau 3 tháng
n=32 Tỷ lệ n=32 Tỷ lệ
60-70 7 21,9 3 9,3
80 15 46,9 6 18,8
90-100 10 31,2 23 71,9
Từ 3 tháng trở đi có 2 trường hợp tử vong
(6,2%), tái phát triệu chứng 5 bênh nhân (15,6%).
Thời gian theo dõi trung bình 13,28 ± 8,59 tháng,
thấy không có sự khác biệt đáng kể trong chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân từ 3 tháng trở đi
so với thời điểm 3 tháng.
Bảng 4: Điểm Karnofsky từ 3 tháng trở đi so với 3
tháng
Điểm
Karnofsky
Sau 3 tháng Từ 3 tháng trở đi
n=30 Tỷ lệ n=30 Tỷ lệ
60-70 2 6,7 3 10
80 5 16,7 2 6,7
90-100 23 76,7 25 83,3
Di chứng gặp 6/32 (18,7%) số bệnh nhân,
trong đó nhiều nhất là liệt ½ người (9,3%).
Bảng 5: Di chứng sau phẫu thuật
Di chứng Số lượng Tỷ lệ
Liệt ½ người 3 9,3
Nói khó 1 3,1
Động kinh 1 3,1
Giảm trí nhớ 1 3,1
Mờ mắt 1 3,1
Phân tích mối liên quan một số yếu tố đến
kết quả thấy: tuổi và vị trí u có ảnh hưởng đến
kết quả phẫu thuật (P=0,016 và P= 0,007 < 0,05).
Bảng 6: Mối liên quan giữa một số yếu tố với kết quả
phẫu thuật
Đặc điểm Ảnh hưởng P
Có Không
Tuổi X 0,016
Vị trí u X 0,007
Mức độ lấy u X 0,254
Cấu trúc X 0,21
Mức độ phù X 0,11
Kích thước X 0,13
Vôi hóa X 0,48
BÀN LUẬN
Tỷ lệ lấy hết u trên phim chụp kiểm tra là
34,5% thấp hơn so với các nghiên cứu trên thế
giới. Theo thống kê của tổ chức quản lý ung
thư Mỹ (CBTRUS) trên 3066 BN u sao bào lông
được phẫu thuật từ 1973‐2008 cho thấy tỷ lệ
hết u là 39,8% đối với người lớn và 44,9% đối
với trẻ em(6). Gần đây một số tác giả báo cáo tỷ
lệ lấy hết u tương đối cao, giao động từ 60‐
70%(2,2,4), có thể với những tiến bộ gần đây
trong phẫu thuật thần kinh mức độ lấy hết u
đã được cải thiện đáng kể. Theo chúng tôi tỷ lệ
lấy hết u thấp trong nghiên cứu một phần do
nhiều trường hợp đã định hướng được trước
mổ là u sao bào lông nên phẫu thuật viên cũng
không cố gắng lấy hết u, ngoài ra do u ở
những vị trí khó lấy như: thân não, giao thoa
thị, phần thấp của thùy nhộng.
Biến chứng gặp 14,7% (5/34 BN). Phù não
sau mổ gặp 1 trường hợp u thùy thái dương,
trong mổ chỉ lấy được một phần u do u sâu và
chảy máu, sau mổ tri gác Glasgow 11‐12 điểm
kéo dài, đau đầu, nôn nhiều, chụp CLVT thấy
phù não ổ mổ lớn đè đẩy đường giữa 10 mm,
BN được điều trị chống phù não tích cực bằng
manitol, corticoid, theo dõi tình trạng ổn định
dần và không phải phẫu thuật lại. Tràn dịch
não gặp 1 BN u vùng giao thoa thị, sau đó đã
được dẫn lưu não thất‐ổ bụng. Nguyên nhân
tràn dịch não có thể do một phần tổ chức u và
cục máu đông bít vào cống Sylvius làm tắc lưu
thông DNT.
Nhiễm trùng gặp 11,6%, bao gồm: viêm
màng não: 2; nhiễm trùng vết mổ: 2 (đều là 2 BN
mổ u hố sau). Vị trí vết mổ vùng hố sau nằm ở
vùng tỳ đè, việc chăm sóc vết mổ khó khăn nên
dễ nhiễm trùng vết mổ hơn. Bên cạnh đó BN
tràn dịch não phải đặt VP‐shunt cũng làm tăng
nguy cơ viêm màng não do nhiễm khuẩn ngược
dòng hoặc vô khuẩn không tốt.
Kết quả mô bệnh học cho thấy 1 trường hợp
là Pilomyxoid astrocytoma,WHO độ II. Phân
loại u não của WHO 2007 mới chính thức xếp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 302
loại u sao bào lông nhầy là dưới typ của u sao
bào lông, vì vậy ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt
đầu cập nhật chẩn đoán và điều trị loại u này.
Trường hợp u sao bào lông nhầy trong nghiên
cứu chỉ được phát hiện khi phẫu thuật cho một
BN tái phát triệu chứng nhanh, bệnh phẩm được
nhuộm hóa mô miễn dịch và cho kết quả là u sao
bào lông nhầy, bệnh nhân này đã tử vong sau đó
4 tháng do u tái phát. Tiên lượng của 2 loại u
trên là rất khác nhau, do đó đối với những
trường hợp nghi ngờ (u vùng giao thoa, đồi thị,
BN lớn tuổi, hoại tử) nhuộm hóa mô miễn dịch
là cần thiết để chẩn đoán chính xác loại u(11,9,15).
Sau phẫu thuật 3 tháng không có BN nào tử
vong, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng
kể so với trước khi được phẫu thuật (P < 0,05).
Nhóm BN Karnofsky 90‐100 điểm chiếm 71,9%
so với chỉ 31,2 % trước mổ. Thay đổi rõ rệt nhất
là ở những BN Karnofsky 80 điểm trước mổ
(sinh hoạt làm việc bình thường ở trạng thái
gắng sức) sang nhóm 90‐100 điểm (bình thường
hoặc gần như bình thường).
Từ thời điểm 3 tháng trở đi, tái phát triệu
chứng 15,6%. Những trường hợp này là u ở
những vị trí khó cho phẫu thuật như: u vùng
giao thoa; u ở sâu xâm lấn đồi thị; hoặc có mô
bệnh học là u sao bào lông nhầy. Trong 5 trường
hợp tái phát triệu chứng, 3 bệnh nhân đã được
phẫu thuật lại, tuy nhiên sau phẫu thuật có 2
trường hợp tử vong (1 trường hợp do biến
chứng của xạ trị, trường hợp còn lại do u tái phát
nhanh và có kết quả giải phẫu bệnh là
Pilomyxoid astrocytoma, WHO độ II). Như vậy
sau phẫu thuật (thời gian theo dõi trung bình
13,28 ± 8,59 tháng) đa số bệnh nhân hồi phục tốt
có thể tự sinh hoạt và làm việc được (78,1 % có
Karnofsky 90‐100 điểm). Chứng tỏ phẫu thuật là
phương pháp điều trị có hiệu quả giúp BN trở
về với cuộc sống bình thường.
Mối liên quan giữa một số yếu tố với kết
quả phẫu thuật
Hầu hết các tác giả đều đồng ý với quan
điểm u sao bào lông ở trẻ em có kết quả tốt hơn
người lớn. Theo dõi của CBTRUS đã chỉ ra rằng
tỷ lệ sống sau mổ của u sao bào lông giảm dần
theo tuổi, theo đó, tỷ lệ sống sau mổ 2 năm và 5
năm tương ứng với nhóm 5‐19 tuổi là 97,2% và
96,3%, với nhóm 20‐40 tuổi là 93% và 89,5%, với
nhóm 40‐60 tuổi giảm xuống còn 86,5% và 77%,
và với nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi chỉ còn
65,9% sống hơn 2 năm và 52,9% sống trên 5
năm(6). Thậm chí một vài nghiên cứu trên mô
bệnh học và sinh học phân tử gần đây đã đề
nghị đưa u sao bào lông người lớn vào một phân
loại riêng trong phân loại u sao bào(12). Tuy nhiên
cần phải chú ý ở lứa tuổi rất trẻ (vài tháng đến
vài chục tháng tuổi) là lứa tuổi ưu thế của u sao
bào lông nhầy (WHO độ II) cho kết quả xấu hơn.
U dưới lều cho kết quả tốt hơn so với u trên
lều. Kết quả tốt của u dưới lều một phần do
bệnh nhân trong nhóm này đa số đều < 20 tuổi
(76% u dưới lều < 20 tuổi). U giao thoa thị cho
kết quả xấu nhất, nguyên nhân chủ yếu liên
quan đến khả năng lấy u hạn chế trong phẫu
thuật do e ngại những tai biến trong mổ cũng
như di chứng nặng nề về sau(4,7,14). U ở thân não
cũng là 1 vị trí khó cho phẫu thuật, tỷ lệ tử vong
cao và thường được chỉ định điều trị tia xạ, tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, 2 bệnh
nhân mổ u thân não đều cho kết quả tương đối
tốt. Theo dõi sau mổ chúng tôi thấy không nhất
thiết phải xạ trị những trường hợp này do u
không tiến triển gây triệu chứng, tuy vậy một số
tác giả vẫn khuyên nên xạ trị sớm để ngăn chặn
sự phát triển của phần tổ chức u còn lại. Kết quả
xa cần phải nghiên cứu trong thời gian dài
hơn(10,14).
Trong nghiên cứu mức độ lấy u không ảnh
hưởng đến kết quả phẫu thuật. Trái ngược với
quan điểm của đại đa số các tác giả cho rằng lấy
hết u là một trong những yếu tố quan trọng tiên
lượng BN, lấy hết u tối đa là cần thiết làm giảm
tỷ lệ tái phát, tăng thời gian sống không triệu
chứng cũng như thời gian sống sau mổ(2,3,6,8,5).
Tuy nhiên do thời gian theo dõi trong nghiên
cứu tương đối ngắn, vì vậy chưa thể đánh giá
được tiến triển của phần u còn lại cũng như tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 303
tái phát triệu chứng, đo đó cần phải nghiên cứu
trên thời gian dài hơn. Mặc dù vậy, kết quả trên
10 bệnh nhân lấy hết u là tương đối tốt, 100 %
đều có điểm Karnofsky từ 90‐100.
Các đặc điểm chẩn đoán hình ảnh trên cộng
hưởng từ như: cấu trúc u, mức độ phù, kích
thước u không có ảnh hưởng đến kết quả phẫu
thuật u sao bào lông. Strong JA cũng đã nhận xét
các đặc điểm hình ảnh trên CHT và CLVT là
không đáng tin cậy cho dự đoán tiên lượng bệnh
nhân u sao bào lông(13), quan điểm này cũng
được đa số tác giả ủng hộ(2,4,13). Một số nghiên
cứu cho thấy vôi hóa trong u gắn liền với tiên
lượng xấu(13,14), tuy nhiên với thời gian nghiên
cứu ngắn, nên kết quả của chúng tôi không thấy
được sự liên quan này.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật (lấy hết u hoặc chỉ một phần u) là
một phẫu thuật hiệu quả, an toàn trong điều trị
u sao bào lông. Chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân cải thiện rõ rệt so với trước mổ. Tuổi trẻ và
vị trí u dưới lều cho tiên lượng tốt hơn, tuy vậy
cần thiết phải theo dõi trong thời gian dài hơn để
đưa ra những kết luận chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cyrine S, Sonia Z, Mounir T et al. (2013), ʺPilocytic astrocytoma:
a retrospective study of 32 casesʺ, Clin Neurol Neurosurg, 115(8),
pp. 1220‐5.
2. Dirven CM, Mooij JJ, Molenaar WM (1997), ʺCerebellar pilocytic
astrocytoma: a treatment protocol based upon analysis of 73
cases and a review of the literatureʺ, Childs Nerv Syst, 13(1), pp.
17‐23.
3. Evren KG, Tihan T, Burton E et al. (2005), ʺLow‐Grade
Astrocytomaʺ, Neuro‐Oncology of CNS Tumor: Springer, pp. 103‐
118.
4. Fernandez C, Figarella‐Branger D, Girard N et al. (2003),
ʺPilocytic astrocytomas in children: prognostic factors‐‐a
retrospective study of 80 casesʺ, Neurosurgery, 53(3), pp. 544‐53;
discussion 554‐5.
5. Greenberg MS (2010), ʺAstrocytomaʺ, Handbook of Neurosurgery:
Vol. Tumor. 7th ed: Thieme Medical Publishers, pp. 593‐609.
6. Johnson DR, Brown PD, Galanis E et al. (2012), ʺPilocytic
astrocytoma survival in adults: analysis of the Surveillance,
Epidemiology, and End Results Program of the National Cancer
Instituteʺ, J Neurooncol, 108(1), pp. 187‐93.
7. Komotar RJ, Burger PC, Carson BS et al. (2004), ʺPilocytic and
pilomyxoid hypothalamic/chiasmatic astrocytomasʺ,
Neurosurgery, 54(1), pp. 72‐9; discussion 79‐80.
8. Lee IH, Kim JH, Suh YL et al. (2011), ʺImaging characteristics of
pilomyxoid astrocytomas in comparison with pilocytic
astrocytomasʺ, Eur J Radiol, 79(2), pp. 311‐6.
9. Louis DN, Ohgaki H, Wiestler OD et al. (2007), ʺThe 2007 WHO
classification of tumours of the central nervous systemʺ, Acta
Neuropathol, 114(2), pp. 97‐109.
10. Pollack IF, Hoffman HJ, Humphreys RP et al. (1993), ʺThe long‐
term outcome after surgical treatment of dorsally exophytic
brain‐stem gliomasʺ, J Neurosurg, 78(6), pp. 859‐63.
11. Schiffer D (2006), ʺAstrocytic Tumors IIʺ, Brain Tumor Pathology:
Current Diagnostic Hotspots and Pitfalls: Springer, pp. 59‐74.
12. Sharma MK, Mansur DB, Reifenberger G et al. (2007), ʺDistinct
genetic signatures among pilocytic astrocytomas relate to their
brain region originʺ, Cancer Res, 67(3), pp. 890‐900.
13. Strong JA, Hatten HP, Jr., Brown MT et al. (1993), ʺPilocytic
astrocytoma: correlation between the initial imaging features
and clinical aggressivenessʺ, AJR Am J Roentgenol, 161(2), pp.
369‐72.
14. Tibbetts K, Emnett R, Gao F et al. (2009), ʺHistopathologic
predictors of pilocytic astrocytoma event‐free survivalʺ, Acta
Neuropathologica, 117(6), pp. 657‐665.
15. Tihan T, Fisher PG, Kepner JL et al. (1999), ʺPediatric
astrocytomas with monomorphous pilomyxoid features and a
less favorable outcomeʺ, J Neuropathol Exp Neurol, 58(10), pp.
1061‐8.
Ngày nhận bài báo: 24/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_som_phau_thuat_u_sao_bao_long_tai_benh_vien.pdf