Nghiên cứu 23 bệnh nhân đau dây V
nguyên phát, điều trị bằng dao gamma
quay, chúng tôi đưa ra những kết luận sau
Tuổi trung bình là 65, trẻ nhất là 27, cao tuổi
nhất là 82. 14/23 bệnh nhân là nữ giới.
Trước xạ phẫu tất cả bệnh nhân đều đau ở
mức độ BNI‐IV, V. Hầu hết đau nhánh V3.
Liều xạ phẫu trung bình là 72,2 Gy, thấp
nhất là 60 Gy, caonhất là 80 Gy.
Thời gian theo dõi sau xạ phẫutrung bình là
14,2 tháng, ít nhất là 2 tháng, dài nhất la 56
tháng.
Kết quả điều trị: Sau xạ phẫu, không còn
bệnh nhân nào đau ở mức độ BNI‐IV, V. Hầu
hết cắt được cơn đau, không dung thuốc hoặc
giảm liều thuốc: 10 bệnh nhân BNI‐I , 7 bệnh
nhân BNI‐II và 6 bệnh nhân BNI‐IIIa.
Tác dụng không mong muốn: 2 bệnh nhân
có biểu hiện tê bì nửa mặt và yếu cơ nhai cùng
bên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả xạ phẫu điều trị đau dây V nguyên phát bằng dao gamma quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 466
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ PHẪU ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY V
NGUYÊN PHÁT BẰNG DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNG TÂM Y HỌC
HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Đoàn Xuân Trường, Mai Trọng Khoa
TÓM TẮT
Đau dây V nguyên phátlà một trong những nguyên nhân đau nửa mặt phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên,
cơn đau rất khó chịu ảnh hưởng ngiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Bệnh thường kháng điều
trị nội khoa.
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả xạ phẫu điều trị đau dây V nguyên phát bằng dao gamma quay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: 23 bệnh nhân chẩn đoán xác định là đau
dây V nguyên phát. Tất cả đã điều trị nội khoa và không hết đau khi ngừng thuốc. Năm bệnh nhân có bất thường
xung đột thần kinh mạch máu, hai trong số năm bệnh nhân này đã trải qua phẫu thuật giải chèn ép mạch máu
nhưng tái phát và tăng cường độ và số cơn đau sau phẫu thuật một năm.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và theo dõi dọc.
Kết quả nghiên cứu 1.Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu: 14/23 bệnh nhân là nữ giới, tuổi thấp nhất
là 27, cao nhất là 82, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 72,2. 2. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị: tất cả
bệnh nhân đều đau ở mức độ BNI‐IV (đau nhiều không đáp ứng hoàn toàn với thuốc nhóm carbamazepin). Hầu
hết đau nhánh V3. 3. Liều và cách thức xạ phẫu: thấp nhất là 60 Gy, cao nhất là 80 Gy, trung bình: 72,2 Gy. Xạ
phẫu bằng duy nhất một shot 4mm vào gốc dây V cùng bên đau, vị trí thoát ra khỏi cầu não. 4. Kết quả điều trị:
Sau điều trị 2 tháng đến 56 tháng (trung bình là 14,2 tháng), tất cả các bệnh nhân đều giảm đau: 10 bệnh nhân
BNI‐I (hết đau hoàn toàn, không dung thuốc), 7 bệnh nhân BNI‐II (thỉnh thoảng đau, không dung thuốc) và 6
bệnh nhân BNI‐IIIa ( thỉnh thoảng đau, đáp ứng với thuốc). 4.Tác dụng không mong muốn: 2 bệnh nhân có biểu
hiện tê bì nửa mặt và yếu cơ nhai cùng bên.
Kết luận: Xạ phẫu điều trị đau dây V nguyên phát bằng dao gamma quay là môt phương pháp không xâm
lấn, an toàn, kiểm soát được cơn đau, tái phát thấp, ít tác dụng phụ.
Từ khóa: Xạ phẫu, dây V, dao gamma
ABSTRACT
CLINICAL OUTCOMES OF ROTATING GAMMA KNIFE RADIOSURGERY IN THE TREATMENT OF
PATIENTS WITH IDIOPATHIC TRIGEMINAL NEURALGIA IN THE CENTRE NUCLEAR MEDICINE
AND ONCOLOGY, BACH MAI HOSPITAL
Doan Xuan Truong, Mai Trong Khoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 466 –472
Background: The idiopathic trigeminal neuralgia ( ITN) is one ofthe most common causeto the facial pain in
the middle age, very uncomfortable pain, significant impact on the life of patients. Patients often resistant to
medical therapy.
Objective: to evaluate of the treatment outcomes in ITN patients treated by rotating gamma knife surgery
(GKRS).
* Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc: ThS. Đoàn Xuân Trường; ĐT: 0915649222; Email: doanxuantruong.dr@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 467
Subjects: 23 ITN patients. All of patients had medical treatment, 5 in 23 cases are caused by a blood vessel
pressing on the root of the nerve, where the nerve comes out from the brain through the skull, 2patients had
undergone surgery.
Methods: Cross‐sectional descriptive and longitudinal follow up study.
Theresults1.Age and sex of patients: 14/23 patients were female, the minimum ageis 27, maximum is 82,
median age is 72,2 year. 2. Clinical symptomsbeforetreatment: all patients had asevere pain at the BNI‐IV (not
adequately controlled with medication andno pain relief). Almost of patients (20/23) with arm pain V3 branch. 3.
Radiationsurgery by a single, 4mm shot to the root of the nerve, where the nerve comes out from the pon
brainstem. The average radiation dose was 72,2 Gy (100% isodose curve), range: 60‐ 80 Gy. 4. Efficiency: The
median followup time was 14,2 months (range: 2‐ 56 months). All patients had pain relief: 10 BNI‐I patients
(complete response: no pain, no medication), 7 patients with BNI‐II (Occasional pain, not requiring medication),
6 BNI‐IIIa patients (Some pain, adequately controlled with medication). There are two cases of numbness facial,
decreased corneal sensation, weak of ipsilateral chewing muscle.
Conclusion: Rotating gamma knife radiosurgery is a minimally invasive technique to treat idiopathic
trigeminal neuralgia, initially showed good results.
Keywords: Gamma knife, radiosurgery, trigeminal neuralgia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dây thần kinh số năm (còn gọi làdây thần
kinh sinh ba hay dây thần kinh tam thoa‐
Trigeminal nerve) là một dây thần kinh lớn nhất
trong số các dây thần kinh sọ não, có chức năng
cảm giác trong khuôn mặt và một số chức năng
vận động cơ cắn và nhai. Mỗi dây thần kinh số
năm xuất phát từ mỗi bên của cầu não. Nó có ba
nhánh chính: dây thần kinh mắt (V1), các dây
thần kinh hàm trên (V2), và các dây thần kinh
hàm dưới (V3). Các dây thần kinh mắt và hàm
trên là hoàn toàn cảm giác.Các dây thần kinh
hàm dưới có chức năng hỗn hợp vận động và
cảm giác.Nguồn gốc nhân vận động từ cầu não,
trong khi bộ phận cảm giác có nguồn gốc từ
đỉnh thần kinh sọ.
Đau dây thần kinh sốV nguyên
phát(Trigeminal Neuralria: TN) là một trong
những nguyên nhân gây đau vùng mặt hay gặp
nhất. Theo định nghĩa của hiệp hội đau đầu
quốc tếnăm 2003, đau dây V là những cơn đau
xảy ra ở khu vực chi phối của một hoặc nhiều
nhánh của dây thần kinh số V. Cơn đau thường
xẩy ra một bên, có tính chất đột ngột, đau dữ
dội, đau nhói, như dao đâm, như điện giật, cơn
ngắn dưới hai phút, hay tái phát. Bệnh gây ảnh
hưởngnghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Ở Mỹ, ước tính có khoảng 1,7
triệu người mắc, với tỷ lệ 4‐5/100.000 người dân.
Độ tuổi thường mắc từ 50 đến 70 tuổi,gặp ít ở
những người trẻ. Tỷ lệ đau dây V tăng dần theo
độ tuổi, tỷ lệ mắc ở nam/nữ là 2/1.
Chẩn đoán đau dây V chủ yếu dựa vào hỏi
bệnh và khám lâm sàng. Điều trị đau dây V
nguyên phát có nhiều phương pháp: bằng thuốc,
phẫu thuật, phong bế thần kinh. Điều trị bằng
nhiệt đau dây V vô căn là một chứng bệnh đáp
ứng ban đầu với các thuốc kháng động kinh
nhóm carbamazepine khá tốt, tuy nhiên theo
thời gian bệnh nhân có xu hướng kháng thuốc
đơn trị và sau đó kháng đa trị liệu. Các phương
pháp can thiệp phá huỷ dây V qua da và phẫu
thuật giải chèn ép mạch máu đã được áp dụng
từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Các phương
pháp can thiệp xâm lấn cho kết quả kiểm soát
cơn đau khá tốt, tuy nhiên những phương pháp
này có thể gây ra một số biến chứng nhiễm
trùng, gây mê, dò dịch não tuỷ
Xạ phẫu (Radiosurgery) là sử dụng chùm tia
bức xạ tập trung chiếu vào gốc (rễ) dây thần
kinh sinh ba trong hố sau thoát ra từ cầu não mà
không làm tổn hại các mô xung quanh hoặc
mạch máu. Tác dụng của tia làm gián đoạn các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 468
tín hiệu đau lên não nhằm mục đích. Mục đích là
cắt cơn đau. Xạ phẫu định vị điều trị đau dây V
nguyên phát có thể được thực hiện bằng công
nghệ xạ phẫu Gamma Knife (Gamma Knife
RadioSurgery: GKRS),CyberKnife và máy gia tốc
tuyến tính (Linac).
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên
cứu đánh giá hiệu quả điều trị đau dây V vô căn
bằngcác phương pháp như nhiệt đông lạnh,
phẫu thuật giải chèn ép mạch máu, triệt hạch
qua da của các tác giả Đồng Văn Hệ, Vũ Văn
Nho, Bùi Văn Giang.
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướubệnh
viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ứng dụng hệ
thống dao Gamma quay của Hoa Kỳ để điều trị
một số bệnh lý sọ não trong đó có đau dây V vô
căn. Mục tiêunghiên cứu của chúng tôi là: Bước
đầu đánh giá kết quả điều trị một số trường hợp đau
dây V vô căn kháng thuốc bằng xạ phẫu dao gamma
quay.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 23 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
đau dây V nguyên phát, điều trị bằng phương
pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm Y
học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
Các bệnh nhân đã được điều trị nội khoa bằng
thuốc kháng động kinh nhóm Cacbarmazepine
và phối hợp các thuốc khác nhưng không cắt
được cơn đau hoàn toàn. Đã có 3 bệnh nhân trải
qua phẫu thuật giải chèn ép mạch máu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc.
Các bước tiến hành
‐ Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng
thần kinh, chụp cộng hưởng từ não, ghi điện não
đồ, xét nghiệm hoá sinh máu, khám chuyên
khoa răng hàm mặt, tai mũi họng.
‐ Qui trình xạ phẫu:
+ Cố định đầu bằng khung cố định
chuyên biệt.
+ Chụp mô phỏng bằng máy cộng hưởng
từ 1,5 Tesla.
+ Lập kế hoạch xạ phẫu: nhóm lập kế
hoạch xạ phẫu gồm có bác sỹ chuyên khoa xạ
trị,thần kinh, kỹ sư xạ trị và vật lý y học.
‐Theo dõi sau điều trị: Đánh giá triệu chứng cơ
năng và thực thể hàng tháng trong 3 tháng đầu,
3 tháng một lần thời gian tiếp theo,chụp MRI sọ
não 6 tháng 1 lần trong năm đầu, tiếp theo 1 năm
1 lần.
Sử dụng thang điểm đánh giá đau của Viện
thần kinh Barrow (BNI‐ BARROWNEURO
INSTITUE):
‐ BNII:Không đau, không cần thuốc.
‐ BNIII:Hiếm khi đau, không cần thuốc.
‐ BNI III:Thỉnh thoảng có cơn đau, kiểm soát
với thuốc.
‐ BNI IV: Thỉnh thoảng có cơn đau, không
được kiểm soát bằng thuốc.
‐ BNIV:Đau đớn, không thuyên giảm với
thuốc.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/ 2010 đến tháng 8/ 2014
Thiết bị xạ phẫu
Hệ thống dao gamma quay ( Rotating
gamma knife: RGK) do Mỹ sản xuất năm 2007.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới của bệnh nhân
23 bệnh nhân trong nghiên cứu, gồm 9 nam
và 14 nữ, tuổi trung bình là 65, cao tuổi nhất là
82, tuổi thấp nhất là 27.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1.Các nhánh đau của dây V
Nhánh đau Trường hợp
V2 0
V3 20
V2,V3 1
V1, V2 1
V1, V2, V3 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 469
Nhận xét: Hầu hết (20 bênh nhân) bệnh nhân
đau nhánh V3, có một trường hợp đau cả 3
nhánh, không có trường hợp nào đau nhánh V2
đơn thuần.
Bảng 2. Mức độ đau của bệnh nhân theo phân độ
BNI
Mức độ đau Số bệnh nhân
BNI- I 0
BNI- II 0
BNI- III 0
BNI- IV 5
BNI- V 18
Tổng 23
Nhận xét: Trước khi xạ phẫu, tất cả bệnh
nhân đều biểu hiện đau rất nghiêm trọng với
mức độ BNI‐ IV và BNI‐ V ( Đau không thể kiểm
soát bằng thuốc).
Bảng 3. Tiền sử phẫu thuật
Tiền sử phẫu thuật Số bệnh nhân
Có 2
Không 21
Tổng 23
Bảng 4.Liều xạ phẫu
Liều xạ phẫu (100%) Trường hợp
60 Gy 5
64 Gy 2
66 Gy 1
70 Gy 9
72 Gy 2
76 Gy 2
80 Gy 2
Liều trung bình: 72,7Gy
Nhận xét: Liều xạ phẫutrung bình là 72,2 Gy,
liều cao nhất là 80 Gy, thấp nhất là 60 Gy.
Bảng 5. Mức độ giảm đau sau trung bình5 tháng
theo thang điểm BNI
Thang điểm Trước điều trị Sau điều trị
BNI- I 0 10
BNI- II 0 7
BNI- III 0 6
BNI- IV 5 0
BNI- V 18 0
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân hết đau và
giảm đau không cần dung thuốc.
Bảng 6.Tác dụng không mong muốn sau xạ phẫu
Biến chứng Số bệnh nhân
Giảm phản xạ giác mạc 2/ 23
Giảm vận động cơ nhai 2/ 23
Tê nửa mặt 2/ 23
Nhận xét:2/ 23 bệnh nhân có biểu hiện: tê bì
nửa mặt, yếu cơ nhai cùng bên.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới của bệnh nhân
23 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi đều là người trưởng thành, tuổi thấp nhất là
27, cao nhất là 82 trong đó 9 bệnh nhân là nam,
14 bệnh nhân nữ.
Theo thống kê của nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước đau dây V thường xảy ra ở tuổi
trung niên và người già, ở lứa tuổi 40‐ 80 tuổi.
Hiếm gặp ở người trẻ và nữ giới gặp phổ biến
hơn nam giới. Jason Shehan nghiên cứu trên 136
bệnh nhân đau dây V thấy có 60 bệnh nhân nam,
76 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 68(13).
Ở Việt Nam, tác giả Đồng Văn Hệ nghiên
cứu trên 89 bệnh nhân, tuổi thấp nhất là 35, cao
nhất là 82, tuổi trung bình là 52, trong đó 54
bệnh nhân là nữ(2). Theo tác giả Vũ Văn Nho
nghiên cứu 410 bệnh nhân thấy nữ gặp nhiều
hơn nam, tuổi thấp nhất là 20, cao nhất là 75, chủ
yếu gặp ở tuổi từ 50‐ 60(14).
Triệu chứng lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng
lâm sàng được bệnh nhân mô tả là cảm giác đau
dữ dội từng cơn ở một nửa mặt theo chi phối
của khu vực dây thần kinh số V. Tất cả bệnh
nhân đều có triệu chứng lâm sàng rất điển hình
trong đó có một bệnh nhân có biểu hiện đau dây
V hai bên. Về nhánh tổn thương của dây V, tất cả
các bệnh nhân đều có biểu hiện đau nhánh V3.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
tựnhưcác nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước trên một số lượng lớn bệnh nhân .
Theo tác giả Đồng Văn Hệ, đau dây V phải
gặp 55,4%, 3 bệnh nhân đau cả hai bên, tỷ lệ đau
ở các nhánh V3, V2 tương ứng là 48,2%, 42,1%và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 470
ở dây V1 gặp 11/ 89 bệnh nhân(2). Tác giả Vũ
Văn Nho nghiên cứu trên 410 bệnh nhân thấy
291 bệnh nhân đau bên phải, tỷ lệ đau nhánh V3
là 30,7%(14).Sheehan nghiên cứu trên 136 bệnh
nhân thấy tỷ lệđau dây V theo khu vực nhánh
V1, V2, V3 tương ứng là 6,9%, 28,4% và 23,3%(13).
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tổn
thương nhánh V1 đơn thuần rất ít gặp, chủ yếu
là tổn thương nhánh V3 và phối hợp V2 và V3.
Tất cả các bệnh nhân chúng tôi điều trị đều
đã điều trị nội khoa ít nhất 3 tháng và phối hợp
ít nhất hai thuốc trong đó một thuốc là kháng
động kinh Tegretol, thuốc thứ 2 là Gabapentine
hoặc thuốc nhóm khác.
Kỹ thuật xạ phẫu
Đích điều trị của xạ phẫu dây V
Hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc vào đích
xạ trị. Matsuda và cs(10) so sánh59 bệnh nhân
được điều trị bằng phương pháp GKRS vào gốc
thần kinh số V với nhóm 41 bệnh nhân điều trị
nhắm vào hạch gasseria của dây V.Nghiên cứu
cho thấy tác dụng giảm đau cao hơn, biến chứng
ít hơn ở nhóm điều trị nhắm đích vào rễ của dây
thần kinh số V. Chen và cs(5) cũng báo cáo những
kết quả tích cực trên nhóm bệnh nhân điều trị
đích vào dễ dây V với tỷ lệ thành công 82,8% và
tỷ lệ biến chứng là 15%.
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đều được xạ
phẫu vào gốc dây V cùng bên đau, vị trí thoát ra
khỏi cầu não.
Liều xạ phẫu
Liều xạ phẫu trong nhóm bệnh nhân của
chúng tôi từ 60‐ 80 Gy, liều trung bình là 72,2 Gy
(đường đồng liều 100%), hầu hết bệnh nhân
(15/23) được xạ phẫu với từ 70 Gy đến 80 Gy.
Liều xạ phẫu trong điều trị đau dây V
nguyên phát còn nhiều tranh luận. Theo
Longhi M và cộng sự, liều an toàn nhất và hiệu
quả nhất là 80‐ 90 Gy(7). Kim và cộng sự(3)điều
trị cho 66 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: 1 nhóm
xạ trị liều 80 Gy (100%)và 1 nhóm xạ trị liều 85
Gy. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân điều trị
với liều 85 Gy đáp ứng giảm đau sớm hơn
nhóm điều trị liều 80 Gy. Massager và Cs(9)
chia 358 bệnh nhân đau dây V thành hai nhóm
điều trị, nhóm một được điều trị liều<90 Gy,
nhóm hai được điều trị với một liều 90 Gy. Kết
quả cho thấy, bệnh nhân trong nhóm hai giảm
đau nhanh hơn nhóm một.Nhóm bệnh nhân
chúng tôi nghiên cứu điều được xạ phẫu với
liều trung bình 64,7Gy (100%).
Hiệu quả điều trị
Mục đích của xạ phẫu là cắt đường dẫn
truyền cảm giác đau từ vùng mặt lên cầu não và
tới trung tâm cảm giác trên đồi thị, vỏ não nhằm
cắt hoặc hạn chế cường độ, tần số cơn đau. Thời
gian theo dõi sau GKRS trên 23 bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôiít nhất là 2 tháng, lâu
nhất là 64 tháng, trung bình là 15 tháng. Trên
nhóm bệnh nhân nghiên cứu, triệu chứng đau
giảm rõ rệt sau xạ phẫu 4‐ 6 tuần. Bệnh nhân
giảm hẳn cường độ đau từ mức độ nghiêm
trọng không đáp ứng với thuốc đến mức độ
không dung thuốc và tần số cơn đau thưa (BNI‐
I, BNI‐ II). 17/ 23 bệnh nhân hết đau hoàn toàn,
hoặc cơn đau rất thưa nhưng không phải dùng
thuốc, số còn lại có phải dùng thuốc điều trị
nhưng cường độ đau và tần số cơn đau đều
giảm. Với liều xạ phẫu trungbình 72,2 Gy, tỷ lệ
bệnh nhân đạt BNI‐ I, BNI‐II, BNI‐III tương ứng
là: 10/ 23, 7/ 23 và 6/ 23 bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ sau xạ phẫu dây V ít gặp, các
biến chứng phổ biến được báo cáo trong một số
y văn, nghiên cứu của nước ngoài là: mất hoặc tê
bì vùng mặt, liết cơ mặt. Theo nghiên cứu của
Dhople AA và cộng sự, có 6/ 102 bệnh nhân sau
xạ phẫu Gamma bị tê bì mặt(1). Tác giả
Kondziolka D, Lunsford LD (2010) và cộng sự
nghiên cứu trên 503 bệnh nhân đau dây V bị
kháng thuốc được điều trị bằng dao Gamma.
Liều tối đa là 80 Gy, kết quả 78% bệnh nhân hết
cảm giác đau hơn 5 năm, chỉ có 53/ 503 bệnh
nhân (10,5 %) liệt mặt hoặc tê bì mặt(4).Trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 471
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2/23 bệnh nhân
tê bì mặt và yếu cơ nhai sau xạ phẫu một năm.
Hình ảnh minh họa
Bệnh nhân Phan Th. Ch., 66 tuổi bị đau dây
V nhánh hàm dưới (V3) bên phải hơn 6 tháng.
Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa phối hợp
nhiều loại thuốc nhưng không hết cơn đau, hay
tái phát và mức độ đau càng ngày càng tăng, số
cơn dày hơn. Bệnh nhân được xạ phẫu Gamma
quay tại trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu
Bệnh viện Bạch Mai với liều 30 Gy (50%
liều).Sau 2 tuần, bệnh nhân không còn biểu hiện
đau và hiện không phải dùng thuốc.
Hình ảnh MRI sọ não cắt qua cầu não, xung T1: hình
ảnh dây thần kinh số V hai bên rất rõ
Kế hoạch xạ phẫu: Đặt 1 shot 4mm vào rễ dây V bên
phải tại vị trí dây V thoát ra khỏi cầu não. Đường tròn
màu vàng là đường đồng liều 50% (30 Gy)
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 23 bệnh nhân đau dây V
nguyên phát, điều trị bằng dao gamma
quay, chúng tôi đưa ra những kết luận sau
Tuổi trung bình là 65, trẻ nhất là 27, cao tuổi
nhất là 82. 14/23 bệnh nhân là nữ giới.
Trước xạ phẫu tất cả bệnh nhân đều đau ở
mức độ BNI‐IV, V. Hầu hết đau nhánh V3.
Liều xạ phẫu trung bình là 72,2 Gy, thấp
nhất là 60 Gy, caonhất là 80 Gy.
Thời gian theo dõi sau xạ phẫutrung bình là
14,2 tháng, ít nhất là 2 tháng, dài nhất la 56
tháng.
Kết quả điều trị: Sau xạ phẫu, không còn
bệnh nhân nào đau ở mức độ BNI‐IV, V. Hầu
hết cắt được cơn đau, không dung thuốc hoặc
giảm liều thuốc: 10 bệnh nhân BNI‐I , 7 bệnh
nhân BNI‐II và 6 bệnh nhân BNI‐IIIa.
Tác dụng không mong muốn: 2 bệnh nhân
có biểu hiện tê bì nửa mặt và yếu cơ nhai cùng
bên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dhople AA, Adams JR, Maggio WW, Naqvi SA, Regine WF,
Kwok Y (2009): “Long‐term outcomes of Gamma Knife
radiosurgery for classic trigeminal neuralgia: implications of
treatment and critical review of the literature”J Neurosurg.
Aug;111(2):351‐8.
2. Đồng Văn Hệ (2009):” Điều trị đau dây V bằng phẫu thuật
giải phóng chèn ép mạch máu”. Y học thực hành số 8, trang 55‐
58.
3. KimYH, KimDG, Kim JW et al. (2010) “Is it effective to raise
the irradiation dose from 80 to 85 Gy in gamma knife
radiosurgery for trigeminal neuralgia?” Stereotactic and
Functional Neurosurgery, vol. 88, no. 3, pp. 169–176.
4. Kondziolka D, Zorro O, Lobato‐Polo J, Kano H, Flannery TJ,
Flickinger JC, Lunsford LD (2010): “Gamma Knife stereotactic
radiosurgery for idiopathic trigeminal neuralgia”,J Neurosurg.
Apr;112(4):758‐65.
5. Lee C (2010):”The measurement of pain in patients with
trigeminal neuralgia”, Clinical neurosurgery, Vol 57,chapter 19,
pp130,.
6. Leksell L (1971), “Sterotaxic radiosurgery in trigeminal
neuralgia,” Acta Chirurgica Scandinavica, vol. 137, no. 4, pp. 311–
314,.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 472
7. Longhi M, Rizzo P, Nicolato A, Foroni R, Reggio M, Gerosa M
(2007), “Gamma knife radiosurgery for trigeminal neuralgia:
results and potentially predictive parameters‐‐part I:
Idiopathic trigeminal neuralgia.”, Neurosurgery.
Dec;61(6):1254‐60; discussion 1260‐1.
8. Mai Trọng Khoavàcs (2010).” Đánh giá kết quả điều trị 1200
bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ
phẫu dao Gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung
bướu ‐ Bệnh viện Bạch Mai”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, chuyên đề Ung bướu học. 4 (14), 604‐614.
9. Massager N, Abeloos L, Devriendt D, Op de Beeck M, and.
Levivier M (2007) “Clinical evaluation of targeting accuracy of
Gamma Knife radiosurgery in trigeminal neuralgia,”
International Journal of Radiation Oncology Biology Physics, vol.
69, no. 5, pp. 1514–1520,.
10. Matsuda S, Nagano O, Serizawa T, Higuchi Y, and Ono J
(2010) “Trigeminal nerve dysfunction after Gamma Knife
surgery for trigeminal neuralgia: a detailed analysis,” Journal
of Neurosurgery, vol. 113, pp. 184–190,.
11. Olesen1 J, Steiner TJ (2004) “The international classification of
headache disorders, 2nd edn (ICDH‐II)”, J Neurol Neurosurg
Psychiatry;75:808‐811
12. Pollock BE, Schoeberl KA (2010), “Prospective comparison of
posterior fossa exploration and stereotactic radiosurgery
dorsal root entry zone target as primary surgery for patients
with idiopathic trigeminal neuralgia,” Neurosurgery, vol. 67,
no. 3, pp. 633–638,.
13. SheehanJ. P., RayD. K., Monteith S. et al. (2010), “Gamma
Knife radiosurgery for trigeminal neuralgia: the impact of
magnetic resonance imaging‐detected vascular impingement
of the affected nerve,” Journal of Neurosurgery, vol. 113, no. 1,
pp. 53–58,.
14. Võ Văn Nho (2003):” Điều trị đau dây thần kinh số V vô căn
bằng phương pháp nhiệt đông tại hạch Gasser qua da”. Y học
TP Hồ Chí Minh, tập 7, Phụ bản của số 4. Trang 121‐130.
Ngày nhận bài báo: 10/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_xa_phau_dieu_tri_dau_day_v_nguyen_phat_bang.pdf