Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường Trung học Cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2009

Sau can thiệp, chỉ số nhà có muỗi là 53%, giảm so với kết quả điều tra trước can thiệp 65%, tuy nhiên sự khác biệt nhà học sinh có muỗi trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê (p=0,114). Chỉ số nhà có muỗi chỉ phản ánh phần nào về thực hành kiếm soát lăng quăng của học sinh, vì thực tế muỗi có thể bay từ nơi khác đến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận địa bàn nghiên cứu là nơi có chỉ số muỗi truyền bệnh SXH rất cao. Chỉ số nhà học sinh có lăng quăng (HI) phản ánh thực hành kiểm soát lăng quăng của học sinh, nếu học sinh có thực hành kiểm soát lăng quăng càng tốt thì hệ quả nhà học sinh có lăng quăng càng giảm, mặc dù kết quả điều tra sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p=0,034), tuy nhiên tỉ lệ này còn cao. Kết quả điều tra vật chứa nước tại hộ gia đình học sinh, cho thấy vật chứa tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là vật chứa có ích (416/627). Tổng số vật chứa nước trước can thiệp là 627, trong đó 97 vật chứa có lăng quăng (CI=15,5%). Sau can thiệp, tổng số vật chứa là 642, trong đó có 64 dụng cụ điều tra có lăng quăng (CI=10%), thấp hơn so với trước can thiệp. Chỉ số Breteau (BI) giảm từ 97 xuống còn 64 sau can thiệp, tuy nhiên chỉ số này còn cao hơn ngưỡng gây dịch, về mặt dịch tễ học thì các chỉ số côn trùng tại nơi nghiên cứu nằm ở mức nguy cơ xảy ra dịch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khi chỉ số nhà có lăng quăng hơn 5% và/hoặc chỉ số BI hơn 20 cho bất kỳ cộng đồng nào là dấu hiệu cho biết vùng có nguy cơ xảy ra dịch SXH. Chỉ số nhà có lăng quăng đặc biệt quan trọng và chỉ ra khả năng lan truyền của vi rút trong khu vực có ca nhiễm dengue được thông báo (9).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường Trung học Cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 1 ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN CAN THIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN HƯNG HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG, 2009 Đỗ Nguyễn Thùy Nhi* - Nguyễn Lâm** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Công tác phòng chống sốt xuất huyết đã được khẳng định diệt véc tơ truyền bệnh là chính, trong đó lực lượng quan trọng và đông đảo có thể thực hiện tốt hoạt động kiểm soát véc tơ là học sinh. Do đó, truyền thông phòng chống sốt xuất huyết cho học sinh là một hoạt động rất cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh, trước và sau khi triển khai dự án can thiệp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết tại Trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2009. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu trước - sau, tiến hành điều tra kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh, đồng thời kết hợp với việc điều tra véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại hộ gia đình của học sinh. Kết quả: Trong nghiên cứu này, học sinh tiếp nhận nguồn thông tin về sốt xuất huyết từ thầy cô giáo 81,2% sau can thiệp tăng lên 98,4%. Tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết trước khi triển khai dự án can thiệp tương ứng là 58,6%; 75,9%; 48,7%, sau can thiệp tăng lên tương ứng 93,2%; 82,2%; 80,1%, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ vật chứa có thả cá trước can thiệp là 13,4%, sau can thiệp tăng lên 49,7%. Kết luận: Dự án can thiệp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết tại trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, đã làm tăng kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết cho các em học sinh. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, học sinh, phòng chống sốt xuất huyết. ABSTRACT ASSESSING KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON DENGUE HAEMORRHAGED FEVER PREVENTION OF STUDENTS BEFORE AND AFTER PROJECT INTERVENTIONS AT TAN HUNG HIGH SCHOOL, CAI BE DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE, 2009 Do Nguyen Thuy Nhi - Nguyen Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 1 - 6 Background: Prevention of dengue hemorrhaged fever have been confirmed kill vector of transmission, in which the force of gravity and large can do better vector control activities are students. Therefore, providing knowledge, attitude and practice for dengue hemorrhaged fever prevention for students is a necessary operation. Objectives: The study aimed to evaluate the knowledge attitude and practice of prevention on dengue hemorrhaged fever, before and after project interventions to prevent dengue hemorrhaged fever in Tan Hung high school, Cai Be district in Tien Giang province in 2009. *Trung tâm Y Tế Dự Phòng TP.HCM ** Viện Pasteur TP.HCM Địa chỉ liên hệ: ThS. Nguyễn Lâm ĐT: 0908 864 869 Email: nguyenlamytcc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 2 Methods: Study design before - after, to investigate knowledge, attitude and practice on dengue hemorrhaged fever prevention, and in combination with the investigation of the vector of dengue hemorrhaged fever transmission in households of the study. Results: In this study, students receive information on dengue hemorrhaged fever from teachers is 81.2% after the intervention is 98.4%. Before intervention, the rate of students with the knowledge, attitude and practice correct, respectively 58.6%, 75.9%, 48.7%, after interference, respectively 93.2%, 82.2%, 80.1%, the difference is statistically significant. The rate of container fish is 13.4% before intervention, after intervention increased 49.7%. Conclusion: Communication interventions to prevent dengue fever in Tan Hung high school, Cai Be district in Tien Giang province in 2009, has increased the knowledge, attitude and practice in the correct on dengue prevention for students. Keywords: knowledge, attitude, practice, students, dengue hemorrhaged fever. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi truyền, lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng 40% dân số thế giới hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước tính có khoảng 50 triệu ca nhiễm dengue mỗi năm(1,12). Việt Nam đứng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ mắc bệnh SXH, đa số ca bệnh được phát hiện tại khu vực phía Nam, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang là tỉnh có số mắc, chết do SXH cao trong khu vực phía Nam, là nơi lưu hành bệnh SXH quanh năm. Từ năm 1999, Dự án phòng chống SXH đã triển khai, với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, khống chế không để dịch bùng phát và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXH dựa vào cộng đồng(10). Trong đó, chiến lược giảm mắc chủ yếu là diệt véc tơ truyền bệnh thông qua các hoạt động dựa vào cộng đồng, hiện nay xã hội hóa hoạt động phòng chống SXH dựa vào học sinh là hoạt động được Dự án phòng chống SXH rất quan tâm. Tuy nhiên, khi triển khai can thiệp truyền thông phòng chống SXH cho học sinh cần phải biết thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của các em học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp. Xuất phát từ nhận định trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp truyền thông phòng chống SXH cho học sinh. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp truyền thông phòng chống SXH cho học sinh tại Trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2009. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Xã Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Từ tháng 9/2008 đến 10/2008: đánh giá trước khi triển khai dự án can thiệp. Tháng 5/2009 đến 6/2009: đánh giá sau khi triển khai dự án can thiệp. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu trước - sau đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của học sinh. Cỡ mẫu nghiên cứu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỉ lệ (trước - sau): 2 21 2 22111 21 )( ])1()1()1(2[ pp ppppZppZ n − −+−+− = − − βα Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 3 Trong đó: α=5%, 1-ß=99%, p1=50% (Ước lượng tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng trong đợt điều tra trước), p2=80% (Ước lượng tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng sau khi triển khai mô hình can thiệp). Do áp dụng kỹ thuật chọn mẫu cụm, để hạn chế sai số do chọn mẫu bằng cách nhân với hệ số ảnh hưởng thiết kế bằng 2 và cộng thêm 10% dự phòng. Vậy cỡ mẫu điều tra trong nghiên cứu này là 185, nhưng thực tế điều tra là 191 học sinh. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu cụm, các cụm là khối lớp học 6, 7, 8 và 9. Tổng số học sinh được chọn ở mỗi khối lớp phụ thuộc vào tỉ lệ học sinh của khối lớp đó. Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh sách lớp. Phương pháp thu thập dữ liệu Phát vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi, kết hợp với điều tra các chỉ số côn trùng bằng bảng kiểm ghi nhận số vật chứa và số có lăng quăng của từng loại vật chứa nước tại 100 hộ gia đình học sinh được chọn ngẫu nhiên trong danh sách học sinh tham gia nghiên cứu. Kiểm tra sai lệch thông tin Bộ câu hỏi sau khi thiết lập, được điều tra thử tại điểm nghiên cứu. Tất cả điều tra viên điều được tập huấn kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng điều tra công trùng trước khi tiến hành điều tra. Xử lý và phân tích dữ liệu Hiệu chỉnh và xử lý số liệu thô trước khi tiến hành nhập liệu, thiết kế và nhập số liệu bằng phần mềm Epidata, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng thống kê mô tả tần số và tỉ lệ phần trăm của những biến số. Thống kê phân tích, sử dụng phép kiểm khi bình phương ở mức ý nghĩa 0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Đặc tính Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Nam 100 52,4 Giới tính Nữ 91 47,6 11 1 0,5 12 29 15,2 13 52 27,2 14 56 29,3 15 49 25,7 Độ tuổi 16 4 2,1 Khối 6 46 24,1 Khối 7 49 25,7 Khối 8 48 25,1 Khối lớp Khối 9 48 25,1 Nghiên cứu trước - sau, đánh giá dự án can thiệp truyền thông phòng chống SXH trên cùng đối tượng là học sinh. Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ học sinh nam trong nghiên cứu chiếm 52,4% cao hơn so với nữ 47,6%. Độ tuổi của học sinh trong nghiên cứu từ 11 - 16 tuổi, phân bố đều trong 4 khối lớp từ khối lớp 6 đến khối lớp 9. Bảng 2. Nguồn thông tin về sốt xuất huyết mà đối tượng thu nhận. Trước Sau Nguồn thông tin Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Thầy cô giáo 155 81,2 188 98,4 Ti vi (truyền hình) 147 77 145 75,9 Sách, báo 107 56 94 49,2 Loa/ñài của phường 112 58,6 102 53,4 Tranh ảnh/Tờ rơi/Áp phích 75 39,3 82 42,9 Cán bộ Y tế 113 59,2 101 52,9 Nhân viên Y tế tổ/ấp 94 49,2 80 41,9 Tình nguyện viên 47 24,6 46 24,1 Ban ngành, ñoàn thể 68 35,6 41 21,5 Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguồn truyền thông đại chúng, đặc biệt là từ truyền hình ngày càng được người dân quan tâm và chương trình phòng chống SXH xem như đã thành công trong việc truyền tải thông tin về SXH đến cho người dân qua kênh truyền hình(3,8,5). Trong nghiên cứu này, học sinh tiếp nhận nguồn thông tin về SXH từ truyền hình khá cao 77%, nhưng vẫn thấp hơn so với một số nghiên cứu trước, có thể do đối tượng nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 4 cứu là học sinh cho nên việc xem truyền hình sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, nguồn truyền thông mà học sinh tiếp nhận nhiều nhất là từ thầy cô giáo 81,2% sau can thiệp tăng lên 98,4%, cho thấy nguồn thông tin từ thầy cô giáo có vẻ như học sinh quan tâm hơn. Bảng 3. Kiến thức phòng chống sốt xuất huyết. Trước Sau Kiến thức Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) P Biết triệu chứng sốt, xuất huyết 156 86,4 177 92,7 0,066 Biết nguyên nhân gây bệnh 86 45 165 86,4 <0,001 Biết SXH là bệnh truyền nhiễm 122 63,9 169 92,9 <0,001 Biết trung gian là muỗi 145 75,9 179 93,7 <0,001 Biết muỗi vằn 139 72,8 155 81,2 0,068 Thời gian muỗi vằn ñốt người 98 51,3 141 84,4 <0,001 Biết nơi muỗi vằn ñẻ trứng 116 60,7 176 92,1 <0,001 Biết SXH không thuốc ñặc trị 70 36,6 123 64,4 <0,001 Đến cơ sở Y tế khi bệnh 167 87,4 178 93,2 0,084 Bệnh SXH phòng ñược 148 77,5 182 95,3 <0,001 Phòng bằng cách diệt lăng quăng 155 81,2 184 96,3 <0,001 Biết 1/5 biện pháp diệt lăng quăng 27 14,1 8 4,2 Biết 2/5 biện pháp diệt lăng quăng 69 36,1 28 14,7 Biết 3/5 biện pháp diệt lăng quăng 51 26,7 70 36,6 Biết 4/5 biện pháp diệt lăng quăng 18 9,4 57 29,8 Biết 5/5 biện pháp diệt lăng quăng 8 4,2 21 11 <0,001 Kiến thức ñúng 112 58,6 178 93,2 <0,001 Tỉ lệ học sinh biết triệu chứng cơ bản của SXH (sốt và dấu hiệu xuất huyết) là 86,4% sau can thiệp là 92,7%, cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài và Đào Ngọc Dung tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2001, tỉ lệ người dân biết triệu chứng cơ bản của bệnh là 70,9 - 81,7%(2,5), nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương, tỉ lệ biết được dấu hiệu cơ bản của bệnh là 59,7%(12), nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hường tại Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai năm 2002, cho thấy tỉ lệ người dân biết được triệu chứng sốt cao liên tục trên 2 ngày 75,1%, biết được dấu hiệu xuất huyết 18,7 - 63%(11). Kết quả đánh giá cho thấy kiến thức của học sinh về trung gian truyền bệnh SXH sau can thiệp, cao hơn so với một sốt nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Nguyên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 và của Lê Thành Tài, tỉ lệ đối tượng biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH tương ứng là 33%; 64% và tỉ lệ biết thời gian muỗi đối người cả ngày lẫn đêm tương ứng là 43%; 36%(5,6). Tỉ lệ học sinh biết SXH có thể phòng được sau can thiệp 95,5%, biết phòng bệnh SXH bằng cách diệt lăng quăng là tối ưu 96,3%, tỉ lệ biết được 5 biện pháp diệt lăng quăng 11%. Các biện pháp diệt lăng quăng là một trong những nội dung chính của Dự án phòng chống SXH dựa vào cộng đồng, bởi vì muốn kiểm soát lăng quăng có hiệu quả thì phải biết được các biện pháp diệt lăng quăng để áp dụng tương ứng đối với từng loại vật chứa nước. Bảng 4. Thái độ trong phòng chống sốt xuất huyết. Trước Sau Thái ñộ ủng hộ Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) P Đến cơ sở y tế sớm ñể ñiều trị 176 92,1 178 93,2 0,844 Diệt lăng quăng là tối ưu 149 78 167 87,4 0,021 Ngủ mùng ban ngày 162 84,8 183 95,8 0,001 Súc rửa vật chứa nước 151 79,1 169 90,4 0,004 Đậy nắp vật chứa nước 156 81,7 167 91,8 0,007 Dọn dẹp dụng cụ phế thải 179 93,7 181 94,8 0,826 Thả cá diệt lăng quăng 132 69,1 166 86,9 <0,001 Thái ñộ ñúng 145 75,9 169 88,5 <0,001 Thái độ đúng trong phòng chống SXH của học sinh sau can thiệp là 82,2% tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp 75,9% (p<0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 5 Đây là một thái độ được đánh giá cao, bởi vì đến cơ sở Y tế sớm khi nghi ngờ mắc SXH hoặc bị sốt trong công tác điều trị SXH sẽ hạn chế được những trường hợp tử vong do nhập viện muộn(7). Sau can thiệp thái độ ủng hộ các biện pháp diệt lăng quăng là 87,4% và đồng ý việc ngủ mùng cả ngày lẫn đêm để phòng chống SXH là 95,8%, tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp tương ứng 78%; 84,8%. Kết quả cho thấy học sinh đã ý thức trong việc ủng hộ các biện pháp diệt lăng quăng để phòng chống SXH, tỉ lệ học sinh ủng hộ các biện pháp diệt lăng quăng trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương và Lê Thành Tài, tỉ lệ người dân muốn áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng tương ứng là 61%; 85,9%(4,5). Tỉ lệ học sinh ủng hộ các biện pháp diệt lăng quăng rất cao, sau can thiệp tỉ lệ ủng hộ biện pháp súc rửa vật chứa nước 90,4%, đậy nắp là 91,8% và thả cá là 86,9%, tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (tương ứng 79,1%; 81,7% và 69,1%). So với nghiên cứu của Lê Thành Tài, tỉ lệ người dân thực hành đậy kín vật chứa nước là 95,9% và thực hành súc rửa vật chứa nước là 94,7%(5) và nghiên cứu Lê Thị Thanh Hương, tỉ lệ hộ gia đình có thực hành đậy kín vật chứa nước là 74,9%(4). Bảng 5. Thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh. Trước Sau Thực hành Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) P Thực hành phòng chống SXH Không thực hành 13 6,8 1 0,5 Thực hành 1/3 hoạt ñộng 96 50,3 15 7,9 Thực hành 2/3 hoạt ñộng 72 37,7 105 55 Thực hành 3/3 hoạt ñộng 10 5,2 70 36,6 <0,001 Thực hành diệt lăng quăng Không diệt lăng quăng 31 16,2 14 7,3 Áp dụng 1/5 biện pháp 71 37,2 14 7,3 Áp dụng 2/5 biện pháp 61 31,9 115 60,2 Áp dụng 3/5 biện pháp 26 13,6 29 15,2 Áp dụng 4-5/5 biện pháp 2 1 19 9,9 <0,001 Trước Sau Thực hành Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) Tần số (n=191) Tỉ lệ (%) P Thời gian kiểm tra và diệt lăng quăng Trong vòng 1 tuần 141 73,8 162 84,8 Trên 1 tuần 50 26,2 29 15,2 0,012 Thực hành ñúng 93 48,7 153 80 <0,001 Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng trong phòng chống SXH trước can thiệp là 48,7%, sau can thiệp tăng lên 80,1% và sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001). Trước can thiệp có 6,8% học sinh không bao giờ thực hành phòng chống SXH, tuy nhiên tỉ lệ này sau can thiệp giảm xuống còn 0,5%. Đồng thời tỉ lệ học sinh có thực hành diệt lăng quăng và tránh muỗi đốt từ 5,2% trước can thiệp tăng lên 36,6% sau can thiệp. So với nghiên cứu của Lê Thành Tài và Lê Thị Thanh Hương, tỉ lệ người dân thực hành phòng ngừa muỗi đốt (ngủ mùng cả ngày lẫn đêm) tương ứng là 41,8%; 26,7%(4,5). Tỉ lệ học sinh có thực hành kiểm tra và diệt lăng quăng trong vòng 1 tuần là 73,8%, đây là mong muốn mà Dự án phòng chống SXH huy vọng rằng mọi người dân đều có được kiến thức, thái độ đúng và tiến đến việc thực hành kiểm soát và diệt lăng quăng hàng tuần. Bảng 6. Kết quả điều tra muỗi và lăng quăng tại 100 hộ gia đình học sinh. Trước Sau Tần số (n=100) Tỉ lệ (%) Tần số (n=100) Tỉ lệ (%) P Nhà có muỗi 65 65 53 53 0,114 Nhà có lăng quăng 61 61 45 45 0,034 Sau can thiệp, chỉ số nhà có muỗi là 53%, giảm so với kết quả điều tra trước can thiệp 65%, tuy nhiên sự khác biệt nhà học sinh có muỗi trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê (p=0,114). Chỉ số nhà có muỗi chỉ phản ánh phần nào về thực hành kiếm soát lăng quăng của học sinh, vì thực tế muỗi có thể bay từ nơi khác đến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận địa bàn nghiên cứu là nơi có chỉ số muỗi truyền bệnh SXH rất cao. Chỉ số nhà học sinh có lăng quăng (HI) phản ánh thực hành kiểm soát lăng quăng của học sinh, nếu học sinh có thực hành kiểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 6 soát lăng quăng càng tốt thì hệ quả nhà học sinh có lăng quăng càng giảm, mặc dù kết quả điều tra sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p=0,034), tuy nhiên tỉ lệ này còn cao. Bảng 6. Kết quả điều tra vật chứa tại 100 hộ gia đình học sinh. Trước Sau Dụng cụ chứa nước Tần số (n=100) Tỉ lệ (%) Tần số (n=100) Tỉ lệ (%) Vật chứa nước có ñậy nắp 100 24 130 90,1 Vật chứa nước có thả cá 9 2,2 32 49,7 Vật chứa nước có lăng quăng 97/627 15,5 64/642 10 Chỉ số Breteau 97 64 Kết quả điều tra vật chứa nước tại hộ gia đình học sinh, cho thấy vật chứa tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là vật chứa có ích (416/627). Tổng số vật chứa nước trước can thiệp là 627, trong đó 97 vật chứa có lăng quăng (CI=15,5%). Sau can thiệp, tổng số vật chứa là 642, trong đó có 64 dụng cụ điều tra có lăng quăng (CI=10%), thấp hơn so với trước can thiệp. Chỉ số Breteau (BI) giảm từ 97 xuống còn 64 sau can thiệp, tuy nhiên chỉ số này còn cao hơn ngưỡng gây dịch, về mặt dịch tễ học thì các chỉ số côn trùng tại nơi nghiên cứu nằm ở mức nguy cơ xảy ra dịch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khi chỉ số nhà có lăng quăng hơn 5% và/hoặc chỉ số BI hơn 20 cho bất kỳ cộng đồng nào là dấu hiệu cho biết vùng có nguy cơ xảy ra dịch SXH. Chỉ số nhà có lăng quăng đặc biệt quan trọng và chỉ ra khả năng lan truyền của vi rút trong khu vực có ca nhiễm dengue được thông báo (9). KẾT LUẬN Sau khi triển khai dự án can thiệp truyền thông phòng chống SXH tại trường trung học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống SXH tăng có ý nghĩa thống so với trước can thiệp. Kết quả điều tra các chỉ số côn trùng tại hộ gia đình học sinh sau can thiệp đều giảm so với kết quả điều tra trước can thiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Y tế (2006), Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 22. 2 Đào Ngọc Dung (2001), Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh sốt xuất huyết dengue của người dân phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 1 Y tế công cộng, Trường Đại Học Y tế công cộng. 3 Lý Lệ Lan (2004), Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp 1 Y tế công cộng, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4 Lê Thanh Hương, Trần văn Hai, Nguyễn Công Cừu và Đoàn Văn Phỉ (2006), "Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SD/SXHD của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Y tế công cộng, Tập 9 (9), 12. 2007. 5 Lê Thành Tài và Nguyễn Thị Kim Yến (2008), "Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến trong phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2007", Tạp chí Y học chuyên đề Y tế công cộng và Y học dự phòng, Tập 12 (4), tr. 45 - 49. 6 Nguyễn Đỗ Nguyên (1999), "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết dengue của các bà mẹ ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh", Thông tin Y học dự phòng, Tập 3 (2), tr. 119 - 124. 7 Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang và Nguyễn Trọng Toàn (2001), Phân tích một số đặc điểm dịch tễ các trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết dengue tại khu vực phía Nam năm 2000, Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 116 - 122. 8 Nguyễn Văn Danh (2005), Kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp 1 Y tế công cộng, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 9 Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (2002), Hướng dẫn giám sát dengue và phòng chống véc tơ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10 Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động 2003 và kế hoạch hoạt động 2004 Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SD/SXHD khu vực phía Nam. 11 Võ Thị Hường và Hoàng Anh Vường (2002), "Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về sốt xuất huyết của cộng đồng dân cư Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai", Tạp chí Y học thực hành, Tập XIV, 4 (67). 12 World Health Organization (2006), Situation of Dengue - Dengue Haemorrhagic Fever in the South - East Asia Region. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_phong_chong_sot_xuat.pdf
Tài liệu liên quan