KẾT LUẬN Qua đợt điều tra, tìm hiểu về đánh giá kiến thức về lợi ích & thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tại khoa Dịch Vụ 1 – bệnh viện Nhi Đồng 2 chúng tôi rút ra những nhận xét như sau: Nhóm tuổi các bà mẹ được điều tra từ 26-35 tuổi chiếm 71,3%, đa số các bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học là 50%, đại học là 24%, 42,7% các bà mẹ là CBCC, 39,3% các bà mẹ là nội trợ. Thành phố Hồ Chí Minh là 47,3%, nội thành 44,3%. Ở các tỉnh: Đồng Nai 16%, Bình Dương 16%, Vũng Tàu 14%. 46,7% trẻ được quan sát cho bú có độ tuổi từ 6- 12 tháng. Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, 58% > 42%. Đa số các bà mẹ điều biết được lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, như phòng tránh nhiễm khuẩn , dễ tiêu hóa, trẻ thông minh biết >= 3 là 43,3%. Nguồn kiến thức có được từ bà mẹ thông qua phương tiện thông tin đại chúng là 60,7%. 81,3% các bà mẹ biết thời gian cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 44% bà mẹ biết cách cho bé bắt ngậm vú đúng, 52% các bà mẹ còn cho bé bắt ngâm vú chưa đúng hoàn toàn. 37,3% bà mẹ biết cách cho bé bú đúng tư thế, 59,3% các bà mẹ cho bé bú đúng tư thế cho chưa đúng hoàn toàn. Các bà mẹ có trình độ trung học 12%, đại học 16% điều biết về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ. 32% bà mẹ có trình độ từ trung học có được nguồn kiến thức từ phương tiện truyền thông. 18,7% các bà mẹ có trình độ trung học và đại học điều biết cách cho bé bắt ngậm vú đúng. 16,7% bà mẹ có trình độ trung học và 15,3 % bà mẹ có trình độ đại học điều biết cách cho bé bú đúng tư thế. 32% bà mẹ là CBCC và nội trợ đều biết thời gian cho bé bú hoàn toàn là 6 tháng. 50% các bà mẹ trong độ tuổi sinh sản (26- 35 tuổi) cho bé bắt ngậm vú đúng và 50% các bà mẹ trong độ tuổi sinh sản (26- 35 tuổi) cho bé bắt ngậm vú không đúng hoàn toàn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 27
4 ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Lại Võ Bảo Kha*, Nguyễn Thị Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành của bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bà mẹ có con ≤ 24 tháng nhập vào Khoa
Dịch Vụ 1- Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đang cho con bú mẹ trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả: 30,7% bà mẹ hiểu biết đúng về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, 23,3% bà mẹ hiểu biết chưa đúng về
lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, 44 % bà mẹ cho bé bú đúng tư thế, 37,3% bà mẹ biết cách cho bé bắt ngậm vú
đúng.
Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỉ lệ các bà mẹ hiểu biết đúng về lợi ích nuôi con bằng sữa
mẹ và thực hành đúng nuôi con bằng sữa còn thấp, vì vậy việc giáo dục, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho
các bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ và cách nuôi con bằng sữa mẹ là cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên,
Từ khóa: Nuôi con bằng sữa me, kiến thức của bà mẹ.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF KNOWLEDGE, PRACTICE BREASTFEEDING MOTHER IN SERVICE
DEPARTMENT 1 - CHILDREN'S HOSPITAL 2
Lai Vo Bao Kha, Nguyen Thi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 27 - 35
Objectives: Assessment of knowledge and practices of mothers about breastfeeding benefits.
Methods: Cross-sectional description. Breastfeed mothers of baby ≤ 24 months who hopitalized at Children's
Hospital 2.
Results: 30.7% of mothers know correctly breastfeeding benefits, 23.3% of mothers have inadequate
information about breastfeeding benefits, 44% of mothers have correct posture during breastfeeding, 37.3% of
mothers help the baby sucking correctly.
Conclusions: By researching, we find that the percentage of mothers who know correctly breastfeeding
benefits and practice are still not hightly. Therefore, it is necessary that the education and instruction about
breastfeeding benefits and methods to breastfeed can be repeated or can be stimulated frequently.
Key words: Breastfeed mothers, knowledge of mothers.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, chỉ 10% bà mẹ nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thấp nhất
khu vực Tây Thái Bình Dương, Trong khi theo
chuyên gia nước ngoài, nuôi con bằng sữa mẹ
giúp ngăn chặn 13% các ca tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi.
Trích nguồn theo khuyến cáo Tổ chức Y Tế
Thế giới (WHO, trẻ sơ sinh cần được cho bú
sớm (trong vòng một giờ đầu sau sinh) và được
nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
đời, sau đó ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy trì
cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Tuy nhiên, tại nước ta, nhiều người vẫn còn
những quan niệm sai lầm dẫn đến những rào
cản trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là
trong 6 tháng đầu.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ĐD Lại Võ Bảo Kha, ĐT: 0989212489, Email: baokhalaivo@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 28
trong năm 2009, chỉ một nửa số trẻ sơ sinh được
bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh,
trong đó, tỷ lệ này ở miền núi cao hơn ở thành
thị, ở các trạm y tế xã cao hơn ở các bệnh viện và
cơ sở y tế tư nhân.
Nhiều cha mẹ và ngay cả nhân viên y tế
cũng cho rằng người mẹ không có đủ sữa để
cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đôi khi
nhân viên y tế lại khuyên các bà mẹ cho trẻ ăn
sữa bột. Tại khu vực thành thị, gần 50% phụ nữ
mang thai mang theo các loại sữa thay thế sữa
mẹ hoặc sữa bột đến bệnh viện trước khi sinh
con.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân
khiến tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam
thấp là do tác động quảng cáo của các hãng sữa,
điều này khiến các bà mẹ tin rằng mình không
có đủ sữa cho con bú, sữa mẹ không cung cấp
đầy đủ dưỡng chất cho con.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là biện
pháp can thiệp hiệu quả nhất để giảm tử vong ở
trẻ, điều đó có nghĩa là cho trẻ sơ sinh bú sữa
mẹ mà không ăn hoặc uống thêm bất cứ một
thức ăn hay chất lỏng nào khác kể cả nước (trừ
khi có chỉ định của bác sĩ), sữa mẹ chứa tất cả
các chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần.
Rất nhiều chương trình nuôi con bằng sữa
mẹ được thực hiện nhằm mục đích quảng bá
và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ
nhằm vào nhân viên y tế và vào các bà mẹ
trong nhiều năm qua. Riêng tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 là đơn vị được công nhận bệnh viện
Bạn Hữu trẻ em , các chương trình giáo dục
sức khỏe cũng được thực hiện rất nhiều trong
những năm qua, việc đánh giá hiệu quả của
chương trình là cần thiết cũng như đánh giá
thực tế tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong
cộng đồng rất quan trọng, do đó chúng tôi
thực hiện đề tài này nhằm mục đích trên.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kiến thức của bà mẹ về lợi ích nuôi
con bằng sữa mẹ.
Đánh giá thực hành nuôi con bằng sữa mẹ .
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết đúng về lợi
ích nuôi con bằng sữa mẹ.
Xác định tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết chưa đúng
về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ.
Xác định tỷ lệ bà mẹ cho bé bú đúng tư thế.
Xác định tỷ lệ bà mẹ biết cách cho bé bắt
ngậm vú đúng.
TỔNG QUAN
Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi
con bằng sữa mẹ
Tầm quan trọng
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh thách hợp cho
trẻ từ 0- 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng và các chất cần thiết như đạm, đường,
mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp
cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.
Sữa mẹ bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh
nhiễm khuẩn.
Sữa mẹ còn giúp giảm nguy cơ bệnh bạch
cầu trẻ em và nguy cơ bệnh tiểu đường.
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng do không
chưa các protein lạ.
Sữa mẹ vô khuẩn, không cần đun nấu,luôn
có nhiệt độ thích hợp không cần đun nấu, pha
chế.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi con
bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn trẻ nuôi bằng sữa
ngoài.
Thành phần sữa mẹ cũng đa dạng không
giống nhau từ đầu đến cuối.
Sữa non
Sữa mẹ tiết ra những ngày đầu sau sanh là
sữa non, sữa non có màu vàng nhạt, sánh đặc.
Sữa non có nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu
bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn và dị ứng.
Sữa non có tác dụng sổ nhẹ, giúp cho việc
tống phân su giúp trẻ đỡ vàng da.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 29
Giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành, chống
dị ứng và không dung nạp bất kỳ thức ăn khác.
Sữa non có nhiều vitamin A giúp phòng
chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt.
Vì vậy cần cho trẻ bú sớm nữa giờ đầu sau
sanh để tận dụng sữa non, không.
Cho trẻ nhận thức ăn hay thức uống nào
trước khi trẻ bắt được vú mẹ.
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Giúp ích cho sự phát triển của trẻ thể chất
lẫn tinh thần.
Chi phí thấp hơn nuôi trẻ bằng sữa nhân tạo
nên tiết kiệm được chi phí chăm sóc trẻ.
Gắn bó tình cảm mẹ con.
Việc cho bú mẹ giúp tử cung co hồi tốt, giảm
chảy máu sau sinh, giúp duy trì cân nặng bình
thường.
Giúp chậm chu kỳ kinh nguyệt, chậm có
thai.
Giảm nguy cơ ung thư vú và bệnh loãng
xương.
Bảo vệ môi trường sống do không phải vứt
những vật dụng liên quan đến sản phẩm sữa ra
môi trường.
Cho trẻ bú sớm sau sinh
Cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là
không quá 30 phút sau sinh thường và 4 giờ sau
mổ lấy thai, cho trẻ bú sớm để tận dụng sữa
non, động tác bú vú sẽ kích thích tuyến yên sản
xuất oxytocin và prolactin giúp tử cung mẹ co
hồi tốt tránh băng huyết sau sinh.
Không nên vắt bỏ sữa non, cũng không cần
cho trẻ uống bất kỳ thức uống gì ngoài bú mẹ.
Cho trẻ bú như thế nào
Bú nửa giờ đầu sau sinh.
Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu mà không cần
cho trẻ ăn uống thêm bất cứ thứ gì khác.
Mẹ và con luôn nằm cạnh nhau.
Cho trẻ bú theo nhu cầu.
Trẻ không bú được thì vắt sữa ra ly và cho
trẻ bú bằng thìa.
Trẻ bị bệnh cần cho bú mẹ nhiều hơn.
Cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 năm hoặc nhiều
hơn.
Tư thế ngậm bắt vú như thế nào là đúng
Toàn thân trẻ áp sát vào người mẹ, đầu thân
và mông trẻ thẳng hàng.
Miệng trẻ mở rộng, càm sát vú mẹ.
Ngậm sâu vào quầng vú.
Mẹ không cảm thấy đau đầu vú.
Làm thế nào người mẹ có đủ sữa nuôi con
Ăn no, uống đủ, ngủ tốt.
Tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.
Cho trẻ bú nhiều lần, bú cả ngày lẫn đêm.
Cho trẻ bú từng lượt bên, hết vú sữa bên này
mới chuyển bên kia.
Trong những năm gần đây rất có nhiều đề
tài nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của
sữa mẹ và lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh
viện Nhi Đồng 2 được công nhận bệnh viện Bạn
Hữu Trẻ Em, đã có nhiều chương trình giáo dục
sức khỏe về việc nuôi con bằng sữa mẹ và lợi ích
của sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp tự nhiên
nhưng kinh tế, an toàn và hiệu quả bảo bệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bà mẹ có con ≤ 24 tháng nhập vào Khoa
Dịch Vụ 1- Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đang cho con
bú mẹ.
Tiêu chí chọn mẫu
Các bà mẹ có con <= 24 tháng nhập vào
Khoa Dịch Vụ 1- Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đang
cho con bú mẹ.
Tiêu chí loại trừ
Người nhà không đồng ý trả lời đầy đủ
bảng câu hỏi.
Người nhà không đồng ý cho cán bộ y tế
quan sát khi cho bú.
Thời gian: 12 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 30
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập số liệu dựa vào bảng câu
hỏi có sẵn như mẫu đính kèm, nghiên cứu mô tả
hàng loạt.
Cách tiến hành
Phỏng vấn điều tra theo mẫu có sẵn.
Các bà mẹ khi có đủ tiêu chuẩn sẽ được
chọn, và trả lời theo bảng câu hỏi và nhân viên y
tế quan sát tư thế và cách ngậm bắt vú khi bà mẹ
cho con bú.
Xử lí số liệu
Theo phương pháp thống kê y học , dùng
chương trình Epinfo 6,0.
Liệt kê và định nghĩa các biến số
Biến số độc lập
Nhóm tuổi mẹ, tuổi bé, giới tính bé, trình độ
học vấn, nghề nghiệp bà mẹ, địa chỉ.
Biến số phụ thuộc
Kiến thức
Biết rõ lợi ích sữa mẹ: Khi trả lời 4 câu
Phòng tránh nhiễm khuẩn.
Dễ tiêu hóa.
Trẻ thông minh.
Ngừa béo phì cho trẻ.
Gắn bó tình cảm mẹ con.
Chi phí thấp.
Thực hành
Tư thế ngậm bắt vú đúng và tư thế bé bú
Tiêu chí thực hành đúng
Đúng: Khi đúng tất cả.
Chưa đúng hoàn toàn: Thiếu từ 1-2.
Chưa đúng: Thiếu > 2.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi mẹ.
Tuổi của mẹ
Nhóm tuổi Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
18 – 25 tuổi 31 20,7
26 – 35 tuổi 107 71,3
36 – 45 tuổi 12 8,0
Tổng 150 100
Bảng 2. Sự phân bố theo tuổi bé.
Tuổi của bé
Tháng tuổi Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Dưới 6 tháng 54 36,0
6 – 12 tháng 70 46,7
12,5 – 18 tháng 20 13,3
18,5 – 24 tháng 6 4
Tổng 150 100
Bảng 3. Sự phân bố theo trình độ học vấn của bà mẹ.
Trình độ học vấn Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Đại học 36 24
Trung học 75 50
Tiểu học 39 26
Tổng 150 100
Bảng 4. Sự phân bố theo nghề nghiệp của bà mẹ.
Nghề nghiệp Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
CBCC 64 42,7
Buôn bán 17 11,3
Nội trợ 59 39,3
Công nhân 9 6,0
Tổng 150 100
Bảng 5. Sự phân bố theo địa chỉ.
Địa điểm Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
TP HCM – Nội thành 65 43,3
TP HCM – Ngoại thành 6 4,0
Bình Dương 13 8,7
Bình Phước 9 6,0
Đồng Nai 16 10,7
Vũng Tàu 14 9,3
Tiền Giang 3 2,0
Tây Ninh 2 1,3
Bình Thuận 4 2,7
Khánh Hòa 2 1,3
Đắc Nông 4 2,7
Kiên Giang 1 0,7
Bến Tre 3 2,0
Đắc Lắc 1 0,7
Kom Tum 1 0,7
Phú Yên 1 0,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 31
Địa điểm Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Cần Thơ 1 0,7
Cà Mau 2 1,3
Thái Bình 1 0,7
Lâm Đồng 1 0,7
Tổng 150 100,0
Bảng 6. Sự phân bố theo giới tính trẻ.
Giới tính Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Nam 87 58,0
Nữ 63 42,0
Tổng (N) 150 100,0
Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 7. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ.
Lợi ích nuôi con
bằng sữa mẹ Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Không biết 4 2,7
Biết > 3 46 30,7
Biết < =3 65 43,3
Biết <2 35 23,3
Tổng 150 100,0
Bảng 8. Nguồn kiến thức có được từ các bà mẹ .
Nguồn kiến thức có được từ
các bà mẹ
Tần số
(n=150) Tỉ lệ (%)
Nhân viên y tế 26 17,3
Truyền thông 91 60,7
Gia đình 23 15,3
khác 10 6,7
Tổng 150 100,0
Bảng 9. Kiến thức bà mẹ về thời gian cần thiết cho bé
bú hoàn toàn.
Kiến thức bà mẹ về thời gian
cần thiết cho bé bú hoàn toàn
Tần số
(n=150) Tỉ lệ (%)
3 - 4 tháng 6 4,0
4 - 5 tháng 3 2,0
5 - 6 tháng 7 4,7
6 tháng 122 81,3
12 tháng 6 4,0
18 tháng 3 2,0
24 tháng 3 2,0
Tổng 150 100,0
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 10. Tư thế bắt ngậm vú.
Tư thế bắt ngậm vú Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Đúng 66 44
Chưa đúng hoàn toàn 78 52
Không đúng 6 4
Tổng 150 100,0
Bảng 11. Tư thế bé bú.
Tư thế bé bú Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Đúng 56 37,3
Chưa đúng hoàn
toàn 89 59,3
Không đúng 5 3,3
Tổng 150 100,0
Xét mối tương quan
Bảng 12. Mối tương quan giữa trình độ học vấn và
kiến thức về lợi ích sữa mẹ.
Mối tương quan giữa trình độ
học vấn và kiến thức về lợi ích
sữa mẹ
Đại
học
Trung
học
Tiểu
học Tổng
Tần số (n=150) 0 0 4 4
Không biết
Tỉ lệ (%) 0,0 0,0 2,7 2,7
Tần số (n=150) 18 24 4 46
Biết > 3
Tỉ lệ (%) 12,0 16,0 2,7 30,7
Tần số (n=150) 15 34 16 65
Biết ≤ 3
Tỉ lệ (%) 10,0 22,7 10,7 43,3
Tần số (n=150) 3 17 15 35
Biết < 2
Tỉ lệ (%) 2,0 11,3 10,0 23,3
Tần số (n=150) 36 75 39 150 Tổng
Tỉ lệ (%) 24,0 50,0 26,0 100,0
=28,595; P=0,000
Bảng 13. Mối tương quan trình độ học vấn và nguồn
gốc kiến thức.
Mối tương quan giữa trình độ
học vấn và nguồn gốc kiến
thức
Đại
học
Trung
học
Tiểu
học Tổng
SL (n) 6 16 4 26
NVYT
TL (%) 4,0 10,7 2,7 17,3
SL (n) 28 48 15 91
Truyền thông
TL (%) 18,7 32,0 10,0 60,7
SL (n) 1 10 12 23
Gia đình
TL (%) 0,7 6,7 5,3 6,7
SL (n) 1 1 8 10
Khác
TL (%) 0,7 0,7 5,3 6,7
SL (n) 36 75 39 150 Tổng
TL (%) 24,0 50,0 26,0 100,0
=32,062; P=0,000
Bảng 14. Mối tương quan giữa trình độ học vấn và
tư thế bắt ngậm vú.
Mối tương quan giữa trình
độ học vấn và tư thế bắt
ngậm vú của trẻ
Đại
học
Trung
học
Tiểu
học Tổng
SL (n) 28 28 10 66
Đúng
TL (%) 18,7 18,7 6,7 44
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 32
Mối tương quan giữa trình
độ học vấn và tư thế bắt
ngậm vú của trẻ
Đại
học
Trung
học
Tiểu
học Tổng
SL (n) 8 46 24 78 Chưa đúng
hoàn toàn TL (%) 5,3 30,7 16,0 52,0
SL (n) 0 1 5 6
Không đúng
TL (%) 0,0 0,7 3,3 4,0
SL (n) 36 75 39 150 Tổng
TL (%) 24,0 50,0 26,0 100,0
=31,517; P=0,000
Bảng 15. Mối tương quan giữa trình độ học vấn và
tư thế bé bú.
Mối tương quan giữa trình
độ học vấn và tư thế bế bé
bú
Đại
học
Trung
học
Tiểu
học Tổng
SL (n) 23 25 8 56
Đúng
TL (%) 15,3 16,7 5,3 37,3
SL (n) 13 49 27 89 Chưa đúng
hoàn toàn TL (%) 8,7 32,7 18,0 59,3
SL (n) 0 1 4 5 Không
đúng TL (%) 0,0 0,7 2,7 3,3
SL (n) 36 75 39 150 Tổng
TL (%) 24,0 50,0 26,0 100,0
=22,156; P=0,000
Bảng 16. Mối tương quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về thời gian cần thiết cho bé bú đúng.
Mối tương quan giữa nghề nghiệp và kiến thức
về thời gian cần thiết trẻ bú mẹ hoàn toàn CBCC
Buôn
bán
Nội
trợ
Công
nhân Khác Tổng
SL (n) 3 1 2 0 0 6
3 – 4 tháng
TL (%) 2,0 0,7 1,3 0,0 0,0 4,0
SL (n) 2 0 1 0 0 3
4 – 5 tháng
TL (%) 1,3 0,0 0,7 0,0 0,0 2,0
SL (n) 0 1 6 0 0 7
5 – 6 tháng
TL (%) 0,0 0,7 4,0 0,0 0,0 4,7
SL (n) 55 12 48 7 0 122 6 tháng
TL (%) 36,7 8,0 32,0 4,7 0,0 81,3
SL (n) 1 1 2 1 1 6
12 tháng
TL (%) 0,7 0,7 1,3 0,7 0,7 4,0
SL (n) 2 1 0 0 0 3
18 tháng
TL (%) 1,3 0,7 0,0 0,0 0,0 2,0
SL (n) 1 1 0 1 0 3
24 tháng
TL (%) 0,7% 0,7 0,0 0,7 0,0 2,0
SL (n) 64 17 59 9 1 150 Tổng
TL (%) 42,7 11,3 39,3 6,0 0,7 100,0
=44,903; P=0,006
Bảng 17. Mối tương quan giữa nghề nghiệp và tư thế bắt ngậm vú.
Mối tương quan giữa nghề nghiệp
và tư thế bắt ngậm vú của trẻ CBCC Buôn bán Nội trợ Công nhân Khác Tổng
SL (n) 41 4 19 2 0 66
Đúng
TL (%) 27,3 2,7 12,7 1,3 0,0 44,0
SL (n) 23 13 34 7 1 78
Chưa đúng hoàn toàn
TL (%) 15,3 8,7 22,7 4,7 0,7 52,0
SL (n) 0 0 6 0 0 6
Không đúng
TL (%) 0,0 0,0 4,0 0,0 0,0 4,0
SL (n) 64 17 59 9 1 150
Tổng
TL (%) 42,7 11,3 39,3 6,0 0,7 100,0
=27,089; P=0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 33
Bảng 18. Mối tương quan giữa tuổi mẹ và tư thế bắt ngậm vú.
Mối tương quan giữa tuổi mẹ và tư thế bé bắt ngậm vú 18 – 25 tuổi 26 – 35 tuổi 36 – 45 tuổi Tổng
SL (n) 7 55 4 66
Đúng
TL (%) 4,7 36,7 2,7 44,0
SL (n) 22 50 6 78 Chưa đúng
hoàn toàn TL (%) 14,7 33,3 4,0 52,0
SL (n) 2 2 2 6
Không đúng
TL (%) 1,3 1,3 1,3 4,0
SL (n) 31 107 12 150 Tổng
TL (%) 20,7 71,3 8,0 100,0
=14,094; P=0,007
BÀN LUẬN
Sự phân bố theo tuổi mẹ: Nhóm bà mẹ được
nghiên cứu trong độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm
tỷ lệ 71,3 %, các bà mẹ nằm trong độ tuổi sinh đẻ
chiếm tỷ lệ cao là hợp lý.
Sự phân bố theo tuổi bé: Đa số trẻ bú mẹ từ
6- 12 tháng.
Sự phân bố theo trình độ học vấn của bà mẹ:
Đa số bà mẹ có trình độ học vấn là từ trung học,
không có tỷ lệ mù chữ.
Sự phân bố theo nghề nghiệp của bà mẹ: Bà
mẹ là cán bộ công chức và nội trợ chiếm tỷ lệ đa
số.
Sự phân bố theo giới tính trẻ: Trẻ nam chiếm
tỷ lệ cao hơn trẻ nữ, 58% so với 42 %.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ: các bà mẹ biết
rằng nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích cho
con nhưng chưa hiểu rõ lắm, Đa số không biết
nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích cho mẹ,
trong đó có 2,7 % không biết gì về lợi ích nuôi
con bằng sữa mẹ.
Nguồn kiến thức có được từ các bà mẹ:
Nguồn kiến thức có được từ các bà mẹ có được
từ phương tiện truyền thông là chủ yếu , qua đó
ta thấy dược tầm quan trọng từ phương tiện
thông tin đại chúng, cần tích cực phát huy,
truyền bá và phổ biến rộng rãi.
Kiến thức bà mẹ về thời gian cần thiết cho bé
bú hoàn toàn: Có 81% bà mẹ biết rằng cần cho
trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Kiến thức bà mẹ về thời gian cần thiết cho bé
bú hoàn toàn: Có 81% bà mẹ biết rằng cần cho
trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Tư thế bắt ngậm vú: Qua quan sát, có 44%
bà mẹ biết cách cho bé bắt ngậm vú đúng, 52%
các bà mẹ còn cho bé bắt ngâm vú chưa đúng
hoàn toàn, quan sát thấy các bà mẹ cho trẻ ngậm
núm vú chứ không ngậm sâu vào cả quầng vú.
Tư thế bé bú: Qua quan sát, có 37,3% bà mẹ
biết cách cho bé bú đúng tư thế, 59,3% các bà mẹ
cho bé bú đúng tư thế cho chưa đúng hoàn toàn,
quan sát thấy thường tư thế trẻ không đúng đó
là đầu, mông và thân trẻ không thẳng hàng và
toàn thân trẻ chưa áp sát vào người mẹ.
Mối tương quan giữa trình độ học vấn và
kiến thức về lợi ích sữa mẹ: Các bà mẹ có
trình độ trung học, đại học điều biết về lợi ích
nuôi con bằng sữa mẹ ,26 % bà mẹ có trình độ
tiểu học có 2,7 % bà mẹ không biết gì về lợi
ích nuôi con bằng sữa mẹ, sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan trình độ học vấn và nguồn
gốc kiến thức: Đa số các bà mẹ có trình độ từ
trung học trở lên có được nguồn kiến thức từ
phương tiện truyền thông, trong khi đó các bà
mẹ có trình độ tiểu học có được nguồn kiến thức
từ gia đình, Điều này cho các thấy bà mẹ có
trình độ từ trung học trở lên ít ảnh hưởng từ yếu
tố gia đình, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê.
Mối tương quan giữa trình độ học vấn và tư
thế bắt ngậm vú: trong số các bà mẹ có trình độ
trung học và đại học điều có 18,7 % các bà mẹ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 34
biết cách cho bé bắt ngậm vú đúng , 3,6% trong
số 26 % các bà mẹ có trình độ tiểu học cho bé bắt
ngậm vú không đúng, 4% trong số các bà mẹ
cho bé bắt ngậm vú không đúng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan giữa nghề nghiệp và tư thế
bắt ngậm vú: Đa số các bà mẹ là CBCC đều biết
cho bé bú đúng tư thế, các bà mẹ nội trợ, buôn
bán,công nhân, thì tư thế cho bé bú chưa đúng
hoàn toàn, Trong khi đó chỉ có các bà là nội trợ
là cho bé bú không đúng tư thế, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan giữa nghề nghiệp và kiến
thức về thời gian cần thiết cho bé bú đúng: Đa
số các bà mẹ là CBCC và nội trợ đều biết thời
gian cho bé bú hoàn toàn là 6 tháng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan giữa trình độ học vấn và tư
thế bé bú: Trong số các bà mẹ có trình độ trung
học và đại học điều biết cách cho bé bú đúng tư
thế, 2,7% trong số 26 % các bà mẹ có trình độ
tiểu học cho bé bú tư thế không đúng, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan giữa tuổi mẹ và tư thế bắt
ngậm vú: 50 % các bà mẹ trong độ tuổi sinh sản
(26- 35 tuổi) cho bé bắt ngậm vú đúng và 50 %
các bà mẹ trong độ tuổi sinh sản (26- 35 tuổi)
cho bé bắt ngậm vú không đúng hoàn toàn, và
đa số 36 – 45 tuổi, 26 – 35 tuổi cho bé bắt ngậm
vú không đúng hoàn toàn, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
Qua đợt điều tra, tìm hiểu về đánh giá kiến
thức về lợi ích & thực hành nuôi con bằng sữa
mẹ tại khoa Dịch Vụ 1 – bệnh viện Nhi Đồng 2
chúng tôi rút ra những nhận xét như sau:
Nhóm tuổi các bà mẹ được điều tra từ 26-35
tuổi chiếm 71,3%, đa số các bà mẹ có trình độ
học vấn từ trung học là 50%, đại học là 24%,
42,7% các bà mẹ là CBCC, 39,3% các bà mẹ là nội
trợ.
Thành phố Hồ Chí Minh là 47,3%, nội thành
44,3%.
Ở các tỉnh: Đồng Nai 16%, Bình Dương
16%, Vũng Tàu 14%.
46,7% trẻ được quan sát cho bú có độ tuổi từ
6- 12 tháng.
Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, 58% > 42%.
Đa số các bà mẹ điều biết được lợi ích nuôi
con bằng sữa mẹ, như phòng tránh nhiễm
khuẩn , dễ tiêu hóa, trẻ thông minh biết >= 3 là
43,3%.
Nguồn kiến thức có được từ bà mẹ thông
qua phương tiện thông tin đại chúng là 60,7%.
81,3% các bà mẹ biết thời gian cho bé bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
44% bà mẹ biết cách cho bé bắt ngậm vú
đúng, 52% các bà mẹ còn cho bé bắt ngâm vú
chưa đúng hoàn toàn.
37,3% bà mẹ biết cách cho bé bú đúng tư thế,
59,3% các bà mẹ cho bé bú đúng tư thế cho chưa
đúng hoàn toàn.
Các bà mẹ có trình độ trung học 12%, đại
học 16% điều biết về lợi ích nuôi con bằng sữa
mẹ.
32% bà mẹ có trình độ từ trung học có được
nguồn kiến thức từ phương tiện truyền thông.
18,7% các bà mẹ có trình độ trung học và đại
học điều biết cách cho bé bắt ngậm vú đúng.
16,7% bà mẹ có trình độ trung học và 15,3 %
bà mẹ có trình độ đại học điều biết cách cho bé
bú đúng tư thế.
32% bà mẹ là CBCC và nội trợ đều biết thời
gian cho bé bú hoàn toàn là 6 tháng.
50% các bà mẹ trong độ tuổi sinh sản (26- 35
tuổi) cho bé bắt ngậm vú đúng và 50% các bà mẹ
trong độ tuổi sinh sản (26- 35 tuổi) cho bé bắt
ngậm vú không đúng hoàn toàn.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy
cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
sức khỏe, cung cấp thông tin về những lợi ích và
nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh những thông
tin truyền thông đại chúng, cán bộ y tế tại khoa
phòng cần tích cực tuyên truyền khuyến khích,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 35
hỗ trợ bà mẹ cách chăm sóc, nuôi con bằng sữa
mẹ một cách thường xuyên và liên tục, cần tập
huấn về phương pháp bú mẹ và để đảm bảo trẻ
có quyền được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu đời, gia đình và xã hội cần tạo điêu kiện tích
cực hổ trợ bà mẹ và trẻ em, để trẻ được tận
hưởng những lợi ích từ sữa mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lữ Thị Trúc Mai. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Lwarence . R. (2004). Breastfeeding, a guide for the medical
profession.4th ed 2004 . Mosby st, Louis.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_danh_gia_kien_thuc_va_thuc_hanh_nuoi_con_bang_sua_me.pdf