Trong nhóm phôi hình thái tốt, số phôi bình thường
chiếm đa số với 432 phôi, tương đương 69,1%; tỷ lệ phôi
tốt có 1 bất thường NST là 19,4% và tỷ lệ phôi bất thường
từ 2 NST trở lên chiếm 11,5%.
Trong nhóm phôi hình thái trung bình và xấu, tỷ lệ phôi
bình thường chỉ chiếm lần lượt là 39,4 và 23,6%, thấp hơn
đáng kể so với nhóm phôi hình thái tốt. Đồng thời, tỷ lệ bất
thường 1 NST của nhóm phôi hình thái trung bình và xấu
cũng cao hơn nhóm phôi hình thái tốt, lần lượt là 35,6 và
39,3%. Tỷ lệ bất thường từ 2 NST trở lên trong nhóm phôi
trung bình và xấu cao gấp 2,17 và 3,23 lần so với nhóm
phôi tốt.
Xét trong tổng số 414 phôi bất thường thì tỷ lệ mang 1
bất thường NST là 58,7%, còn lại là bất thường phức tạp.
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Liu và cs
(2012) [11] khi phân tích trên 138 phôi nang lệch bội, nhóm
tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ phôi nang lệch bội 1 NST là
62,3% và lệch bội từ 2 NST trở lên là 37,7%. Tuy nhiên, kết
quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Franasiak và cs
(2014) [4] nghiên cứu trên 15.169 phôi nang sinh thiết, ghi
nhận có 6.168 phôi lệch bội, trong đó 64% bất thường liên
quan đến 1 NST.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1562(9) 9.2020
Khoa học Y - Dược
Đặt vấn đề
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được kết hợp với kỹ thuật sinh
học phân tử trong chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi
ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bất thường NST. Chẩn
đoán rối loạn NST trước chuyển phôi giúp sàng lọc, đánh
giá bất thường NST của phôi trước khi chuyển vào buồng tử
cung người mẹ. Phương pháp này đã được ứng dụng trong
lâm sàng cho kết quả cải thiện tỷ lệ thành công trong điều
trị vô sinh và áp dụng đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao
bất thường NST, đặc biệt với những cặp vợ chồng có yếu tố
nguy cơ như tuổi mẹ cao, chuyển phôi thất bại nhiều lần và
sảy thai liên tiếp. Để cải thiện tỷ lệ thành công của kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) và
giảm tỷ lệ sảy thai, một số trường hợp nên cân nhắc sàng lọc
rối loạn NST trước chuyển phôi (preimplantation genetic
screening - PGS).
Ưu điểm của kỹ thuật PGS là không xâm lấn trên người
mẹ, nhanh chóng, giảm chi phí cũng như tránh được các
gánh nặng về tinh thần và có thể áp dụng cho tất cả các bệnh
nhân. Gần đây, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các cặp vợ
chồng có phôi làm PGS thì tỷ lệ chuyển phôi, có thai tăng
lên đáng kể [1]. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu sử
dụng các đặc điểm hình thái của phôi túi kết hợp với xét
nghiệm sàng lọc di truyền của phôi nhằm lựa chọn được
phôi tiềm năng nhất để chuyển vào buồng tử cung người
mẹ, tăng hiệu quả của chu kỳ IVF [2]. Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu về mối liên quan của hình thái đến sự rối
loạn NST ở phôi nang. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường NST.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: 953 phôi ngày 5 tạo ra bằng
phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn có kết hợp
đánh giá hình thái phôi và tiến hành sinh thiết sàng lọc NST
tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa 16A Hà
Đông từ tháng 2/2018 tới 5/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn: các phôi có mức độ phát triển giãn
rộng xoang phôi độ 3 trở lên, vì khi xoang phôi nang phát
triển từ độ 3 trở lên sẽ có thêm những thông tin về 2 loại tế
bào xuất hiện là tế bào lá nuôi (TE) và ICM theo Gardner
(1999) [3].
Tiêu chuẩn loại trừ: các phôi không đủ điều kiện sinh
thiết, phát triển ở giai đoạn sớm hoặc có dấu hiệu ngừng
phát triển. Phôi của cặp bố mẹ hoặc người trong gia đình bố
mẹ mắc các bệnh di truyền; phôi của cặp bố mẹ hiện mắc
các bệnh nội khoa cấp tính hay mạn tính.
Đánh giá mối liên quan giữa hình thái phôi nang
với bất thường nhiễm sắc thể
Hoàng Minh Ngân1, Nguyễn Đình Tảo2, Nguyễn Trung Nam3, Triệu Tiến Sang2*
1Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
2Học viện Quân y
3Học viện Khoa học và Công nghệ, VAST
Ngày nhận bài 24/3/2020; ngày chuyển phản biện 27/3/2020; ngày nhận phản biện 28/4/2020; ngày chấp nhận đăng 4/5/2020
Tóm tắt:
Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường nhiễm sắc thể (NST) được thực hiện theo phương
pháp nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 953 phôi ngày 5 được làm sàng lọc NST tại Bệnh viện Đa khoa 16A
Hà Đông từ tháng 2/2018 tới 5/2019 cho thấy, tỷ lệ bất thường NST rất lớn ở phôi nang (bất thường khảm chiếm
56,68%, bất thường số lượng NST là 36,65%, bất thường cấu trúc 6,67%). Số phôi bình thường chiếm đa số ở nhóm
phôi phân loại hình thái tốt (69,1%). Tỷ lệ có 1, 2, 3 bất thường tăng dần ở nhóm phôi trung bình và xấu. Nguy cơ
bất thường NST tăng lên khi độ giãn rộng (ĐGR) khoang phôi thấp và hình thái lá nuôi, hình thái nụ phôi (ICM)
xấu. Với hình thái phôi ngày 5 xếp loại tốt, nguy cơ bất thường NST giảm (p<0,001, OR=0,22, CI95%=0,16-0,29).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa hình thái phôi nang với bất thường NST. ĐGR của phôi
thấp, hình thái của lá nuôi, ICM và hình thái phôi nang xấu thì tỷ lệ bất thường NST tăng lên.
Từ khóa: bất thường nhiễm sắc thể, hình thái, phôi nang, sàng lọc di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm.
Chỉ số phân loại: 3.2
*Tác giả liên hệ: Email: trieusangk83@yahoo.com.vn
1662(9) 9.2020
Khoa học Y - Dược
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Các
phôi được đánh giá chất lượng hình thái phôi dựa trên thống
nhất tiêu chuẩn phân loại của tác giả Gardner (1999) [3] kết
hợp với phương pháp của Majumdar và cs (2017) [1] (bảng
1). Hình thái lá nuôi và ICM chia thành 3 loại A, B, C căn cứ
trên số lượng tế bào và cách sắp xếp của các tế bào.
Bảng 1. Đánh giá hình thái phôi nang theo tiêu chuẩn Gardner kết
hợp tác giả Majumdar (2017) [1].
Xếp loại Mô tả
Tốt Phôi có mức ĐGR≥3; phân loại ICM và TE là: AA, AB, BA
Trung
bình
Phôi có mức ĐGR≥3; phân loại ICM và TE là: BB, CA
Xấu
Phôi có mức ĐGR<3; hoặc ĐGR≥3, nhưng phân loại ICM và
TE là: AC, BC, CB, CC
Các phôi được sinh thiết, rửa tế bào và sàng lọc: lấy 1
cụm TE từ phôi nuôi cấy ngày 5 bằng kim sinh thiết, sau đó
đánh số thứ tự cẩn thận, rửa cụm tế bào thật sạch, cho mẫu
vào ống PCR. Các mẫu được phân tích bằng phương pháp
giải trình tự gen thế hệ mới NGS sử dụng bộ kit VERIEQ trên
máy MiseQ. Các số liệu về hình ảnh phôi nuôi cấy ngày
5 được thu thập bằng cách chụp ảnh qua kính hiển vi đảo
ngược vi thao tác Carl zeiss (Đức). Dữ liệu được quản lý và
xử lý bằng các phương pháp thống kê y học, sử dụng phần
mềm SPSS 20.0.
Kết quả và bàn luận
Tỷ lệ các loại bất thường NST của phôi nang
Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy, trong 953 phôi sàng lọc
có 614 phôi bất thường, tương ứng 64,43%. Điều này
cho thấy tỷ lệ bất thường NST rất cao. Trong các phôi bất
thường NST, tỷ lệ bất thường khảm là cao nhất (56,68%).
Tiếp theo sau là tỷ lệ bất thường về số lượng NST (chiếm
36,65%). Trong đó tỷ lệ bất thường giữa nhóm mất và thừa
NST tương đương nhau, lần lượt là 18,73 và 17,92%. Điều
này tương tự với kết quả của Franasiak và cs (2014) [4] khi
nghiên cứu trên 15.169 phôi, nhóm tác giả chỉ ra rằng tỷ
lệ trisomy/monosomy xấp xỉ 1 và tăng tối thiểu theo tuổi.
Các bất thường thừa và mất NST là phổ biến và gần như
chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Nhóm bất thường cấu trúc
NST trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ thấp nhất
(6,67%).
Evaluation of the relationship
between morphological blastocyst
and chromosome abnormality
Minh Ngan Hoang1, Dinh Tao Nguyen2,
Trung Nam Nguyen3, Tien Sang Trieu2*
116A Ha Dong General Hospital
2Vietnam Military Medical University
3Graduate University of Science and Technology, VAST
Received 24 March 2020; accepted 4 May 2020
Abstract:
Conducting research on the relationship between
blastocyst’s morphology and chromosome abnormality
by retrospective and cross-sectional description studies
in 953 embryos on day 5 analysed for preimplantation
genetic screening (PGS) at assisted reproductive
technology center, 16A Ha Dong General Hospital
from February 2018 to May 2019 exhibited that the
rates of mosaic, numerical abnormality and structural
abnormality were 56.68%, 36.65%, and 6.67%,
respectively. The number of normal blastocyst accounted
for the majority in good morphological embryo group
(69.1%). The incidence of 1, 2 or 3 chromosome
abnormalities per embryo increased gradually in the
medium and bad morphology embryos group. A higher
proportion of chromosome abnormality was found in
association with low expansion degree, ICM C and TE C.
The top quality morphology of day 5 embryo was found
in association with the decreasing risk of chromosome
abnormality (p<0.001, OR=0.22, CI95%=0.16-0.29). In
conclusion, there was a significant relationship between
morphological blastocyst and chromosome abnormality.
The low expansion degree, TE C, ICM C, and poor
quality morphological blastocyst associated with an
increase in the rate of chromosome abnormality.
Keywords: blastocyst, chromosome abnormality, in
vitro fertilisation, morphology, preimplantation genetic
screening.
Classification number: 3.2
1762(9) 9.2020
Khoa học Y - Dược
4
Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy, trong 953 phôi sàng lọc có 614 phôi bất thường,
tương ứng 64,43%. Điều này cho thấy tỷ lệ bất thường NST rất cao. Trong các phôi
bất thường NST, tỷ lệ bất thường khảm là cao nhất (56,68%). Tiếp theo sau là tỷ lệ bất
thường về số lượng NST (chiếm 36,65%). Trong đó tỷ lệ bất thường giữa nhóm mất và
thừa NST tương đương nhau, lần lượt là 18,73 và 17,92%. Điều này tương tự với kết
quả của Franasiak và cs (2014) [4] khi nghiên cứu trên 15.169 phôi, nhóm tác giả chỉ
ra rằng tỷ lệ trisomy/monosomy xấp xỉ 1 và tăng tối thiểu theo tuổi. Các bất thường
thừa và mất NST là phổ biến và gần như chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Nhóm bất
thường cấu trúc NST trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,67%).
Biểu đồ 1. Tỷ lệ các loại bất thường NST của phôi nang (bất thường số lượng là 36,65%,
bất thường cấu trúc 6,67%, bất thường khảm 56,68%).
Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường NST.
Bảng 2. Mối iên quan giữa hình thái ph i nang với bất thường NST.
ĐGR Bình thường Bất thường NST Tổng OR (CI95%) p
Độ 5 364 (68,70%) 166 (31,30%) 530 0,32 (0,25-0,42)
<0,001
Độ 4 153 (44,60%) 190 (55,40%) 343 2,14 (1,64-2,80)
Độ 3 22 (28,60%) 55 (71,40%) 80 3,83 (2,30-6,37)
TE A 303 (72,30%) 116 (27,70%) 419 0,30 (0,23-0,40)
TE B 214 (49,90%) 215 (50,10%) 429 1,64 (1,27-2,13)
TE C 22 (21,00%) 83 (79,00%) 105 5,89 (3,61-9,62)
ICM A 415 (68,7%) 189 (31,3%) 604 0,25 (0,19-0,33)
ICM B 104 (39,1%) 162 (60,9%) 266 2,69 (2,01-3,60)
ICM C 20 (24,1%) 63 (75,9%) 83 4,66 (2,77-7,84)
Tổng 539 (56,60%) 414 (43,40%) 953
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Mất
NST
Thừa
NST
Mất
đoạn
Lặp
đoạn
Khả
ất
NST
Khả
thừa
NST
Khả
ất
đoạn
Khả
thừa
đoạn
18,73% 17,92%
3,09% 3,58%
23,29% 24,92%
4,40% 4,07%
Biểu đồ 1. Tỷ lệ các loại bất thường NST của phôi nang (bất
thường số lượng là 36,65%, bất thường cấu trúc 6,67%, bất thường
khảm 56,68%).
Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường
NST.
Bảng 2. Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường
NST.
ĐGR Bình thường Bất thường NST Tổng OR (CI95%) p
Độ 5 364 (68,70%) 166 (31,30%) 530 0,32 (0,25-0,42)
<0,001
Độ 4 153 (44,60%) 190 (55,40%) 343 2,14 (1,64-2,80)
Độ 3 22 (28,60%) 55 (71,40%) 80 3,83 (2,30-6,37)
TE A 303 (72,30%) 116 (27,70%) 419 0,30 (0,23-0,40)
TE B 214 (49,90%) 215 (50,10%) 429 1,64 (1,27-2,13)
TE C 22 (21,00%) 83 (79,00%) 105 5,89 (3,61-9,62)
ICM A 415 (68,70%) 189 (31,30%) 604 0,25 (0,19-0,33)
ICM B 104 (39,10%) 162 (60,90%) 266 2,69 (2,01-3,60)
ICM C 20 (24,10%) 63 (75,90%) 83 4,66 (2,77-7,84)
Tổng 539 (56,60%) 414 (43,40%) 953
Mức ĐGR của xoang phôi thể hiện tốc độ phát triển của
phôi, đồng nghĩa với việc phôi phát triển càng nhanh thì
khả năng có bất thường NST càng thấp. Điều này thể hiện
rõ trong kết quả của chúng tôi. Những phôi có ĐGR loại 3
(phân loại thấp nhất ghi nhận trong nghiên cứu của chúng
tôi) nguy cơ bất thường NST tăng (OR=3,83; CI95%=2,3-
6,37, p<0,001) so với nhóm còn lại. Trong khi đó, phôi có
ĐGR xoang phôi loại 5, nguy cơ bất thường NST giảm đáng
kể (OR=0,32; CI95%=0,25-0,42; p<0,001) so với nhóm còn
lại (bảng 2). Điều này cũng được đề cập trong nghiên cứu
của Wang và cs (2018) [5] trên 1.559 phôi. Theo nhóm tác
giả này, ĐGR xoang phôi liên quan đáng kể với bất thường
NST: với ĐGR xoang phôi độ 1, 2 cho kết quả chuẩn bội là
31,2%; độ 3, 4 cho kết quả chuẩn bội là 32,2% và độ 5, 6
cho kết quả chuẩn bội là 48,8%.
TE cũng là một yếu tố để đánh giá hình thái phôi
nang. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, phôi với TE
bình thường (TE loại A) nguy cơ bất thường NST giảm
(OR=0,30; CI95%=0,23-0,40, p<0,001). Những phôi chứa
TE C có nguy cơ mang bất thường NST lên đến 5,89 lần
(CI95%=3,61-9,62, p<0,001). Năm 2017, Majumdar và cs
xác định được tỷ lệ lệch bội tăng khi chất lượng TE giảm
dần. Phôi với TE loại A, tỷ lệ lệch bội là 26,4%; tỷ lệ này
ở TE loại B và C lần lượt là 49 và 56,7% [1]. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, với chất
lượng lá nuôi loại C thì tỷ lệ bất thường trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn hẳn (79%), với sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Sự chênh lệch tỷ lệ này có thể do chúng
tôi xét cả 2 loại bất thường số lượng và cấu trúc, trong khi
Majumdar và cs chỉ xét yếu tố bất thường số lượng.
Điều này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Zhao
và cs (2018) [6] khi đánh giá vai trò độc lập của từng yếu tố
ảnh hưởng đến việc tiên lượng tỷ lệ có thai cho thấy vai trò
quan trọng của TE. Các phôi nang biểu hiện TE loại A cho
tỷ lệ mang thai và sống lâm sàng cao hơn đáng kể so với
phôi có TE loại C (62,4 so với 35,7% và 49,7 so với 27,4%).
ICM của phôi cũng có mối liên quan tới bất thường
NST. Ở phôi có ICM xếp loại xấu nhất (ICM C) nguy cơ
bất thường NST tăng rõ rệt (OR=4,66; CI95%=2,77-7,84,
p<0,001). Ngược lại, phôi có ICM tốt (ICM A) nguy cơ bất
thường NST giảm đáng kể (OR=0,25; CI95%=0,19-0,33,
p<0,001). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với nghiên
cứu của Phan Thị Khánh Vy (2015) [7], tác giả đã chứng
minh tỷ lệ lệch bội NST tăng khi chất lượng của ICM giảm
(p<0,05) và nghiên cứu của Majumdar và cs (2017) [1],
nhóm tác giả khi khảo sát trên 151 phôi nang đã xác định
được tỷ lệ lệch bội cũng tăng khi chất lượng ICM giảm từ
loại A xuống loại C (p<0,001).
Hiện nay còn nhiều tranh cãi về vai trò quan trọng của
lá nuôi hay nụ phôi trong việc xem xét đánh giá lựa chọn
phôi để chuyển.
Năm 2013, De Paepe và cs [8], trong nghiên cứu được
công bố trên Tạp chí Human Reproduction đã phần nào giải
thích vai trò quan trọng của lá nuôi ở giai đoạn phát triển
sớm của phôi nang. Nhóm tác giả này nhận thấy, khi nuôi
cấy độc lập phôi nang chỉ có lá nuôi (đã tách bỏ các ICM),
các tế bào này sẽ tiếp tục biệt hóa để hình thành khối ICM
mới. Vai trò của TE cũng được khẳng định trong nghiên cứu
của Honnma và cs (2012) [9] trên 1.087 chu kỳ rã đông và
chuyển phôi nuôi cấy ngày 5 sau rã đông. Các tác giả này
khẳng định lại vai trò quan trọng của lá nuôi chứ không
phải nụ phôi trong việc xem xét đánh giá lựa chọn phôi để
chuyển. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, tỷ
1862(9) 9.2020
Khoa học Y - Dược
lệ phôi bình thường ở nhóm phôi TE tốt tương tự với nhóm
phôi ICM tốt (p>0,5).
Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với bất thường
NST nói chung và từng loại bất thường về số lượng, cấu
trúc và bất thường khảm
Bảng 3. Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với các loại bất
thường NST.
Loại bất
thường
Hình thái
Bất thường NST Số lượng Cấu trúc Khảm
n (%)
OR
n (%)
OR
n (%)
OR
n (%)
OR
(CI95%) (CI95%) (CI95%) (CI95%)
Tốt
193
(30,9%)
0,22c 78
(12,5%)
0,30c 14
(2,2%)
0,32b 116
(18,6%)
0,44c
(0,16-0,29) (0,22-0,42) (0,16-0,63) (0,32-0,60)
Trung bình
114
(60,6%)
2,39c 49
(26,1%)
1,66a 10
(5,3%)
1,60b 64
(34%)
1,89c
(1,72-3,31) (1,14-2,42) (0,76-3,37) (1,34-2,68)
Xấu
107
(76,4%)
5,34c 56
(40%)
3,60c 12
(8,6%)
3,08b 48
(34,3%)
1,84c
(3,53-8,10) (2,44-5,31) (0,50-6,32) (1,25-2,70)
Ghi chú: a: >0,05; b: =0,001; c: <0,001.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, phôi có phân loại hình
thái xấu có nguy cơ bất thường NST cao gấp 5,34 lần
(CI95%=3,53-8,10), trong khi ở phôi tốt chỉ là 0,22 lần
(CI95%=0,16-0,29) (bảng 3). Kết quả này cho thấy, việc
lựa chọn phôi loại tốt được ưu tiên cao trong giảm tỷ lệ bất
thường NST khi không tiến hành sàng lọc hoặc nếu sàng lọc
thì giảm được số lượng phôi cần sàng lọc. Khi đi sâu vào
từng loại bất thường, hình thái phôi xấu làm tăng nguy cơ
của tất cả các loại bất thường.
Xét bất thường về số lượng NST, tỷ lệ bất thường ở
nhóm phôi tốt là thấp nhất (12,5%), tăng lên ở nhóm phôi
trung bình (26,1%) và cao nhất ở nhóm phôi xấu (40%). Xét
bất thường cấu trúc NST, nhìn chung tỷ lệ loại bất thường
cấu trúc NST thấp hơn so với các loại còn lại. Cụ thể, tỷ lệ
bất thường ở nhóm phôi tốt là thấp nhất (2,2%), tăng dần ở
nhóm phôi trung bình (5,3%) và cao nhất ở nhóm phôi xấu
(8,6%). Xét tỷ lệ bất thường khảm ở nhóm hình thái phôi tốt
chiếm tỷ lệ 18,6%, tăng dần ở nhóm phôi trung bình (34%)
và cao nhất ở nhóm phôi xấu (34,3%).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng, hình thái phôi
xấu làm gia tăng nguy cơ bất thường số lượng, bất thường
cấu trúc và bất thường khảm lần lượt là 3,6 (CI95%=2,44-
5,31), 3,08 (CI95%=0,50-6,32) và 1,84 lần (CI95%=1,25-
2,70).
Trong khi đó, với hình thái phôi tốt, nguy cơ bất thường
NST giảm trên tất cả các dạng bất thường. Phôi có hình thái
tốt nguy cơ bất thường số lượng, bất thường cấu trúc và bất
thường khảm giảm so với nhóm phôi không tốt, lần lượt là
OR=0,30 (CI95%=0,22-0,42), 0,32 (CI95%=0,16-0,63) và
0,44 (CI95%=0,32-0,60).
Rubino và cs (2018) [10] sử dụng phương pháp NGS khi
nghiên cứu tỷ lệ chuyển phôi trên 55 phôi khảm (tỷ lệ khảm
≤50%) thì có 33 phôi mang kiểu nhân bình thường và tạo
thành em bé khỏe mạnh. Do đó, những phôi khảm không
nhất thiết phải được loại trừ, tuy nhiên những phôi hoàn
toàn chuẩn bội vẫn được ưu tiên chuyển hơn so với phôi
khảm. Những bệnh nhân mang thai sau khi chuyển phôi
khảm phải được xét nghiệm trước khi sinh với sự tư vấn
thích hợp của bác sỹ. Khi xem xét đến hình thái của phôi
nang với yếu tố bất thường NST, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ
bất thường NST tăng khi phôi nang có chất lượng hình thái
xấu. Cụ thể, tỷ lệ lệch bội NST thấp ở phôi có chất lượng tốt
(30,9%), tăng dần ở phôi có chất lượng trung bình (60,6%)
và kém (76,4%). Điều này cũng tương tự như nghiên cứu
của Majumdar và cs (2017) [1], nhóm tác giả xác định được
tỷ lệ bất thường tăng dần từ 40,5 tới 50 và 73,2% ở nhóm
phân loại phôi mang hình thái từ tốt tới xấu.
Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với số lượng
bất thường NST tính trên một phôi
Trong 1 phôi có bất thường NST có thể tồn tại nhiều
dạng bất thường, chúng tôi phân loại 953 phôi trong nghiên
cứu làm 4 loại dựa trên số lượng bất thường tính trên 1 phôi.
Sau đó tiếp tục xét mối liên quan giữa hình thái phôi và số
lượng bất thường NST tính trên 1 phôi. Kết quả được trình
bày ở bảng 4.
Bảng 4. Mối liên quan giữa hình thái phôi nang với số lượng bất
thường NST tính trên 1 phôi.
Hình
thái
Số lượng bất thường trên 1 phôi
Tổng p
0 1 2 3 4
Tốt
432
69,1%
121
19,4%
58
9,3%
12
1,9%
2
0,3%
625
<0,001
Trung
bình
74
39,4%
67
35,6%
40
21,3%
7
3,7%
0
0,0%
188
Xấu
33
23,6%
55
39,3%
46
32,8%
6
4,3%
0
0,0%
140
Tổng
539
56,6%
243
25,5%
144
15,1%
25
2,6%
2
0,2%
953
Trong nhóm phôi hình thái tốt, số phôi bình thường
chiếm đa số với 432 phôi, tương đương 69,1%; tỷ lệ phôi
tốt có 1 bất thường NST là 19,4% và tỷ lệ phôi bất thường
từ 2 NST trở lên chiếm 11,5%.
Trong nhóm phôi hình thái trung bình và xấu, tỷ lệ phôi
1962(9) 9.2020
Khoa học Y - Dược
bình thường chỉ chiếm lần lượt là 39,4 và 23,6%, thấp hơn
đáng kể so với nhóm phôi hình thái tốt. Đồng thời, tỷ lệ bất
thường 1 NST của nhóm phôi hình thái trung bình và xấu
cũng cao hơn nhóm phôi hình thái tốt, lần lượt là 35,6 và
39,3%. Tỷ lệ bất thường từ 2 NST trở lên trong nhóm phôi
trung bình và xấu cao gấp 2,17 và 3,23 lần so với nhóm
phôi tốt.
Xét trong tổng số 414 phôi bất thường thì tỷ lệ mang 1
bất thường NST là 58,7%, còn lại là bất thường phức tạp.
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Liu và cs
(2012) [11] khi phân tích trên 138 phôi nang lệch bội, nhóm
tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ phôi nang lệch bội 1 NST là
62,3% và lệch bội từ 2 NST trở lên là 37,7%. Tuy nhiên, kết
quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Franasiak và cs
(2014) [4] nghiên cứu trên 15.169 phôi nang sinh thiết, ghi
nhận có 6.168 phôi lệch bội, trong đó 64% bất thường liên
quan đến 1 NST.
Kết luận
Tỷ lệ bất thường NST rất lớn ở phôi nang, trong đó
bất thường khảm chiếm 56,68%, bất thường số lượng là
36,65%, bất thường cấu trúc là 6,67%. Số phôi bình thường
chiếm đa số ở nhóm phôi phân loại hình thái tốt (69,1%).
Tỷ lệ có 1, 2, 3 bất thường tăng dần ở nhóm phôi trung bình
và xấu.
- Nguy cơ mang bất thường NST giảm khi ĐGR khoang
phôi lớn - độ 5 (OR=0,32, CI95%=0,25-0,42, p<0,001), và
tăng lên đối với ĐGR thấp - độ 3 (OR=3,83, CI95%=2,30-
6,37, p<0,001).
- Nguy cơ bất thường NST tăng lên khi hình thái lá nuôi
xấu (OR=5,89, CI95%=3,61-9,62, p<0,001).
- Nguy cơ bất thường NST tăng khi hình thái ICM xấu đi
(OR=4,66, CI95%=2,77-7,84, p<0,001).
- Với hình thái phôi ngày 5 xếp loại tốt, nguy cơ bất
thường NST giảm (OR=0,22; CI95%=0,16-0,29, p<0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] G. Majumdar, et al. (2017), “Relationship between morphology,
euploidy and implantation potential of cleavage and blastocyst stage
embryos”, Journal of Human Reproductive Sciences, 10(1), pp.49-57.
[2] Z. Yang, et al. (2012), “Selection of single blastocysts for fresh
transfer via standard morphology assessment alone and with array
CGH for good prognosis IVF patients: results from a randomized
pilot study”, Mol. Cytogenet., 5(1), p.24.
[3] D.K. Gardner, W.B. Schoolcraft (1999), “Culture and transfer
of human blastocyst”, Curr. Opin. Obstet. Gynecol., 11(3), pp.307-
311.
[4] J.M. Franasiak, et al. (2014), “The nature of aneuploidy with
increasing age of the female partner: a review of 15,169 consecutive
trophectoderm biopsies evaluated with comprehensive chromosomal
screening”, Fertility and Sterility, 101(3), pp.656-663.
[5] A. Wang, et al. (2018), “Euploidy in relation to blastocyst
sex and morphology”, Journal of Assisted Reproduction and
Genetics, 35(9), pp.1565-1572.
[6] Y. Zhao, et al. (2018), “Overall blastocyst quality,
trophectoderm grade, and inner cell mass grade predict pregnancy
outcome in euploid blastocyst transfer cycles”, Chinese Medical
Journal, 131(11), pp.1261-1267.
[7] Phan Thị Khánh Vy (2015), Nghiên cứu một số yếu tố liên
quan tới lệch bội NST của phôi người trước làm tổ, Luận án tiến sỹ y
học, Trường Đại học Y Hà Nội.
[8] C. De Paepe, et al. (2013), “Human trophectoderm cells are
not yet committed”, Hum. Reprod., 28(3), pp.740-749.
[9] H. Honnma, et al. (2012), “Trophectoderm morphology
significantly affects the rates of ongoing pregnancy and miscarriage in
frozen-thawed single-blastocyst transfer cycle in vitro fertilization”,
Fertil. Steril., 98(2), pp.361-367.
[10] P. Rubino, et al. (2018), “Embryos classified as low-grade
mosaic (<50%) after preimplantation genetic screening (PGS) by
means of high resolution next-generation screening (hr-NGS), can
have the same competence of producing healthy newborns as euploid
embryos”, Fertility and Sterility, 109(3), p.46.
[11] J. Liu, et al. (2012), “DNA microarray reveals that high
proportions of human blastocysts from women of advanced maternal
age are aneuploid and mosaic”, Biology of Reproduction, 87(6), p.148.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
danh_gia_moi_lien_quan_giua_hinh_thai_phoi_nang_voi_bat_thuo.pdf