Đánh giá mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung
bình chung của áp lực oxy tổ chức não và áp
lực nội sọ không có sự tương quan với nhau
trong toàn bộ suốt thời gian theo dõi. Kết quả
này cũng tương tự với tác giả Rohlwink cho
thấy có mối tương quan yếu giữa giá trị áp lực
oxy tổ chức não với áp lực nội sọ và không có
một ngưỡng áp lực nội sọ cụ thể nào quyết
định đến tình trạng giảm áp lực oxy tổ chức
não. Tác giả này cho rằng mối quan hệ giữa
áp lực oxy tổ chức não và áp lực nội sọ không
đơn giản, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến từng
thông số riêng biệt và cũng như đối với đồng
thời cả hai [12]. Thứ nhất, một số yếu tố có
thể gây ra những thay đổi đối với cả hai áp lực
nội sọ và áp lực oxy tổ chức não như là tình
trạng phù não có thể đồng thời làm tăng áp
lực nội sọ và giảm áp lực oxy tổ chức não do
giảm áp lực tưới máu não hoặc tình trạng phù
ở khoảng kẽ trong nhu mô não làm cho việc
khuyếch tán oxy từ mao mạch đến các tế bào
khó khăn hơn, do đó có thể vẫn xảy ra giảm áp
lực oxy tổ chức não trong khi mà áp lực nội sọ
cũng như áp lực tưới máu não vẫn trong giới
hạn bình thường [7; 8]. Thứ hai, thay đổi một
số thông số sinh lý có thể ảnh hưởng đến giá
trị áp lực oxy tổ chức não một cách độc lập với
áp lực nội sọ như thay đổi FiO2, tình trạng co
thắt mạch não.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201796
ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÁP LỰC OXY TỔ CHỨC
NÃO VỚI ÁP LỰC NỘI SỌ VÀ ÁP LỰC TƯỚI MÁU NÃO Ở
BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Vũ Hoàng Phương¹, Nguyễn Quốc Kính²
¹Bộ môn Gây mê hồi sức - Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Việt Đức
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích mối tương quan giữa giá trị áp lực oxy tổ chức
não với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. 41 bệnh nhân được theo
dõi thần kinh đa phương thức bao gồm: áp lực nội sọ; áp lực tưới máu não, áp lực oxy tổ chức não (kĩ thuật
Licox) và được điều trị theo 1 phác đồ chung. Mối tương quan (r) được đánh giá và so sánh trong 24h đầu và
trong 5 ngày theo dõi ở tất cả bệnh nhân; ở nhóm sống và tử vong; ở nhóm kết cục xấu và kết cục tốt. Kết quả
cho thấy áp lực oxy tổ chức não và áp lực nội sọ cũng như áp lực tưới máu não có tương quan ở mức độ yếu
trong toàn bộ thời gian theo dõi. Tuy nhiên, mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu
não ở nhóm tử vong là rất chặt chẽ và thuận chiều (r = 0,79; p < 0,01); ở nhóm kết cục xấu là chặt chẽ (r =
0,5 với p 1h trong vòng 24h đầu phối hợp với tăng
tỉ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê (80% ở nhóm tử vong so với 8,33% ở nhóm sống; p < 0,001). Áp lực oxy tổ
chức não và áp lực tưới máu não có tương quan chặt chẽ và thuận chiều ở nhóm bệnh nhân kết cục xấu, đặc
biệt là ở nhóm bệnh nhân tử vong. Tình trạng thiếu oxy tổ chức não kéo dài có liên quan với tăng tỉ lệ tử vong.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: áp lực oxy tổ chức não, chấn thương sọ não nặng, áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não, mối
tương quan
Theo dõi thần kinh đóng 1 vai trò trung tâm
trong hồi sức bệnh nhân sau chấn thương sọ
não nặng nhằm phát hiện phát hiện và sửa
chữa kịp thời những nguyên nhân dẫn đến
tổn thương não thứ phát, tình trạng thiếu máu
cục bộ cũng như phù não cấp tính... làm ảnh
hưởng đến kết quả điều trị. Cùng với việc thăm
khám thần kinh trên lâm sàng, các biện pháp
theo dõi bổ sung như áp lực nội sọ và áp lực
tưới máu não cũng như chuyển hóa oxy não
làm tăng thêm hiệu quả đánh giá lâm sàng và
trở thành công cụ hướng dẫn chủ yếu trong
điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não [1; 2],
[3; 4]. Tuy nhiên, kỹ thuật theo dõi áp lực nội
sọ và áp lực tưới máu não đôi khi có thể không
đủ đại diện được cho các chỉ số sinh lý mà các
nhà hồi sức cần quan tâm. Kỹ thuật theo dõi áp
lực oxy tổ chức não được phát triển từ những
tiến bộ trong hiểu biết về sinh lý bệnh của chấn
thương sọ não cho phép định lượng, đo lường
liên tục theo “thời gian thực” có thể cung cấp
thông tin chi tiết hơn liên quan đến chức năng
chuyển hóa oxy não [1; 2; 5]. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy mối tương quan chặt
chẽ giữa giá trị áp lực oxy tổ chức não thấp với
tỉ lệ tử vong cũng như kết quả điều trị xấu trong
điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
[3; 6; 7; 8]. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên
Địa chỉ liên hệ: Vũ Hoàng Phương, Bộ môn Gây
mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: vuhoangphuong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 23/4/2017
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 97
cứu này nhằm mục tiêu phân tích mối tương
quan giữa giá trị áp lực oxy tổ chức não với áp
lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân
chấn thương sọ não nặng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Bệnh nhân chấn thương sọ não có điểm
Glasgow ≤ 8; độ tuổi 16 - 65 được lựa chọn
vào nghiên cứu trong thời gian từ 05/2013 –
2/2015 tại phòng Hồi sức tích cực, Trung tâm
Gây mê và Hồi sức – Bệnh viện Việt Đức.
* Những bệnh nhân bị loại trừ ra khỏi nghiên
cứu gồm có: hôn mê sâu (Glasgow = 3 điểm),
đồng tử 2 bên giãn hết sau khi hồi sức; đa
chấn thương nặng có điểm ISS (Injury Severe
Score) ≥ 25, chấn thương ngực nặng; có bệnh
lý mạn tính kèm theo như bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, bệnh tim mạch; bệnh nhân không thể
đặt được catheter đo áp lực oxy tổ chức não:
vỡ lún sọ rộng và phức tạp, mất da đầu, nhiễm
trùng vùng da đầu định đặt; đang có rối loạn
đông máu và tiền sử dùng thuốc chống đông.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang và phân tích.
Cỡ mẫu được tính dựa theo một nghiên cứu
trước đó (áp lực oxy tổ chức não có mối tương
quan chặt với áp lực tưới máu não với r = 0,5
[9]); lực mẫu (power) = 90% và sai lầm loại I
(α) = 0,05 thì số lượng bệnh nhân nghiên cứu
tối thiểu là n = 37. Trong nghiên cứu của chúng
tôi được thực hiện trên 41 bệnh nhân chấn
thương sọ não.
* Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
vào nghiên cứu đều được điều trị theo một
phác đồ chung trước khi đặt catheter theo dõi,
bao gồm: thông khí nhân tạo, an thần giảm
đau, tư thế đầu cao 15 – 30°, kiểm soát thân
nhiệt < 37,5°C, theo dõi huyết áp động mạch
xâm lấn liên tục và áp lực tĩnh mạch trung tâm
theo chỉ định. Để loại bỏ hiện tượng nhiễu do
sang chấn nhỏ trong quá trình đặt catheter
theo dõi, dữ liệu áp lực oxy tổ chức não chỉ bắt
đầu ghi lại và điều chỉnh sau khi kết thúc quá
trình đặt là 2h.
* Theo dõi và hướng dẫn điều trị dựa theo
áp lực nội sọ và áp lực oxy tổ chức não: Tất cả
bệnh nhân chấn thương sọ não trong nghiên
cứu được điều trị dựa theo phác đồ hướng dẫn
của Hiệp hội chấn thương thần kinh 2007 để
đạt được đích điều trị đảm bảo mức áp lực oxy
tổ chức não duy trì từ 20 – 35 mmHg [3]: áp
lực tưới máu não ≥ 65 mmHg; huyết áp động
mạch trung bình từ 90 - 110 mmHg; duy trì áp
lực nội sọ < 20 mmHg; áp lực riêng phần oxy
máu động mạch (PaO2) > 100 mmHg và PaO2
từ 35 - 40 mmHg.
* Tiêu chí xác định mối tương quan của áp
lực oxy tổ chức não với áp lực nội sọ, áp lực
tưới máu não: Tìm mối tương quan (r) giữa giá
trị trung bình chung của áp lực oxy tổ chức não
với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong
24h đầu và suốt toàn bộ thời gian theo dõi sau
khi đặt catheter đo áp lực oxy tổ chức não; tìm
mối tương quan (r) giữa giá trị áp lực oxy tổ
chức não với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu
não ở 2 nhóm: sống và tử vong; kết cục xấu
sau 6 tháng và kết cục tốt.
* Tiêu chí đánh giá: Kết quả bệnh nhân sống
hoặc chết được đánh giá trong vòng 28 ngày
nằm viện. Kết cục điều trị sau 6 tháng được
đánh giá bằng thang điểm GOS (Glasgow
Outcome Scale). Kết cục xấu nếu GOS ≤ 3 và
kết cục tốt nếu GOS ≥ 4.
3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mền SPSS
13.0. So sánh các giá trị trung bình (áp lực oxy
tổ chức não, áp lực nội sọ, áp lực tưới máu
não) dựa vào test t-Student, test ANOVA với
nhiều trung bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khi p < 0,05. So sánh 2 tỷ lệ dựa vào test
khi bình phương và mức ý nghĩa thống kê là p
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201798
< 0,05. Đánh giá sự tương quan giữa các giá
trị trung bình áp lực oxy tổ chức não, áp lực
nội sọ, áp lực tưới máu não tại các thời điểm
nghiên cứu theo Spearman Correlation.
4. Đạo đức nghiên cứu
Người nhà bệnh nhân được giải thích đầy
đủ về quy trình nghiên cứu và đồng ý tham
gia. Các bệnh nhân đều được cân nhắc về
lợi ích và nguy cơ trước khi được đưa vào
nghiên cứu. Những bệnh nhân có nguy cơ đều
đã được loại trừ để giảm thiểu các tác động
không mong muốn của các phương pháp theo
dõi. Các thông tin về hồ sơ bệnh án và hình
ảnh đều được chúng tôi bảo mật. Đề tài nghiên
cứu là một phần của đề tài nhánh trong đề tài
cấp Nhà nước được báo cáo và đã nghiệm thu
trong năm 2015.
III. KẾT QUẢ
1. Mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não
Biểu đồ 1. Tương quan giữa giá trị trung bình áp lực oxy tổ chức não
với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não
Biểu đồ 1 cho thấy giá trị áp lực oxy tổ chức não và áp lực nội sọ trung bình có mối tương quan
thấp và nghịch chiều (r = -0,251) với p = 0,009. Tương tự, giá trị oxy tổ chức não và áp lực tưới máu
não trung bình có mối tương quan thấp và thuận chiều (r = 0,226), p = 0,024.
2. Diễn biến theo thời gian giá trị áp lực oxy tổ chức não giữa 2 nhóm tử vong và sống
Biểu đồ 2. Diễn biến theo thời gian giá trị trung bình của áp lực oxy tổ chức não
giữa 2 nhóm chết và sống trong 24h đầu sau khi đặt catheter
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 99
Giá trị áp lực oxy tổ chức não trong vòng 24h ở nhóm bệnh nhân sống gần như ổn định nằm
trong khoảng giới hạn từ 20 - 35 mmHg, ngược lại ở nhóm bệnh nhân chết cho thấy giá trị áp lực
oxy tổ chức não thấp dưới 10 mmHg và thời gian áp lực oxy tổ chức não thấp dưới 10 mmHg kéo
dài và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3. Mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não ở nhóm chết và
sống
Biểu đồ 3. Diễn biến theo thời gian giá trị áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não
trung bình giữa 2 nhóm chết và sống
Nhận xét: Giá trị áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não trung bình trong nhóm chết đều
ở mức thấp hơn bình thường ở nhiều thời điểm. Tương quan giữa giá trị áp lực oxy tổ chức não
và áp lực tưới máu não trung bình trong nhóm bệnh nhân chết ở mức rất chặt chẽ và thuận chiều
(r = 0,791 và p < 0,01).
4. Mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não thấp và kết quả điều trị
Bảng 1. Tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não trong 24h sau khi đặt và kết quả điều trị
Ở bảng 1, tỉ lệ bệnh nhân có áp lực oxy tổ chức não thấp ≤ 10 mmHg kéo dài > 1h là khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tử vong và sống (80,0% so với 8,3%; p < 0,001) nhưng giữa 2 nhóm
kết cục xấu và tốt là chưa có ý nghĩa thống kê (40,0% so với 18,7%; p > 0,05) (ANOVA – 2 ways).
Kết quả điều trị
sau 6 tháng
Giá trị áp lực oxy tổ chức não (kéo dài > 1h)
≤ 10 mmHg > 10 mmHg Tổng P (ANOVA)
Kết cục xấu (n) (%) 8 (40,0%) 12 (60%) 20
> 0,05
Kết cục tốt (n) (%) 3 (18,7%) 13 (81,3%) 16
Chết (n) (%) 4 (80%) 1 (20%) 5
< 0,001
Sống (n) (%) 3 (8,3%) 33 (91,7%) 36
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017100
Biểu đồ 4. Tần suất giá trị áp lực oxy tổ chức não thấp ≤ 10 mmHg và kết quả điều trị.
5. Mối tương quan giữa áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não ở 2 nhóm kết quả
xấu và tốt
Biểu đồ 5. Diễn biến theo thời gian giá trị áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não
trung bình giữa 2 nhóm kết quả xấu và tốt
Giá trị áp lực tưới máu não và áp lực oxy tổ chức não trung bình ở nhóm kết cục xấu và tốt gần
như tương đương nhau ở nhiều thời điểm và khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tương quan giữa giá trị áp lực oxy tổ chức não và áp lực tưới máu não trung bình ở nhóm bệnh
nhân kết cục xấu là chặt chẽ và thuận chiều ( r = 0,501 (p < 0,01).
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, nếu đánh giá chung
thì mối quan hệ giữa giá trị áp lực oxy tổ chức
não và áp lực tưới máu não ở tất cả bệnh nhân
nghiên cứu chỉ tương quan ở mức độ yếu (r
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 101
= 0,226 với p < 0,05). Kết quả này cũng gần
giống với kết quả của tác giả Sahuquillo cho
thấy chưa hẳn có một mối tương quan trực tiếp
giữa áp lực oxy tổ chức não với áp lực tưới
máu não và ngay cả khi áp lực tưới máu não
trên mức bình thường thì giá trị áp lực oxy tổ
chức não vẫn có thể thay đổi [5]. Tương tự, tác
giả Stocchetti cũng cho thấy những thay đổi
trong áp lực oxy tổ chức não vẫn không hoàn
toàn song hành với những thay đổi trong áp
lực tưới máu não, nó vẫn có thể thấp ngay cả
khi giá trị áp lực tưới máu não vẫn bình thường
[10]. Tuy nhiên, khi đánh giá mối quan hệ này
trên nhóm bệnh nhân tử vong, chúng tôi nhận
thấy áp lực tưới máu não ở mức thấp < 60
mmHg kéo dài ở nhiều thời điểm và mối quan
hệ giữa áp lực oxy tổ chức não với áp lực tưới
máu não trở nên có ý nghĩa thống kê với mức
độ tương quan là rất chặt chẽ và thuận chiều;
tương tự như vậy trên nhóm bệnh nhân có kết
cục xấu thì mối tương quan này cũng ở mức
chặt chẽ. Điều này cũng phù hợp với một kết
quả tương tự của tác giả Marin-Caballos cho
thấy giá trị áp lực oxy tổ chức não có liên quan
trực tiếp và tương quan chặt chẽ với giá trị áp
lực tưới máu não khi áp lực tưới máu não thấp
dưới ngưỡng 60 mmHg [9]. Hơn nữa, chúng
tôi quan sát thấy giá trị áp lực oxy tổ chức não
thấp ≤ 10 mmHg và khoảng thời gian giá trị
áp lực oxy tổ chức não ≤ 10 mmHg kéo dài ở
nhiều thời điểm trong vòng 24h đầu sau khi đặt
catheter. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ bệnh nhân có tần suất giá trị áp lực oxy tổ
chức não thấp ≤ 10 mmHg kéo dài > 1h là khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chết và
sống. Kết quả này của chúng tôi cho thấy mối
liên quan với kết cục xấu đặc biệt là tình trạng
tử vong của bệnh nhân chấn thương sọ não
nặng và giá trị áp lực oxy tổ chức não thấp ≤
10 mmHg cũng tương tự với kết quả của nhiều
nghiên cứu khác. Tác giả van den Brink cho
thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ
giá trị áp lực oxy tổ chức não thấp ≤ 10 mmHg
cũng như thời gian kéo dài tình trạng thiếu oxy
(thấp ≤ 10 mmHg kéo dài > 30 phút ) với tỉ lệ
tử vong và kết cục xấu sau chấn thương [6].
Tương tự, tác giả Valadka cũng cho thấy tỉ lệ
tử vong tăng lên có ý nghĩa cùng với mức độ
giảm và thời gian kéo dài của giá trị áp lực oxy
tổ chức não thấp < 15 mmHg hoặc khi xuất
hiện bất kì một giá trị nào PbtO2 ≤ 6 mmHg.
Tác giả này đưa ra một kết luận là cả mức độ
giảm và thời gian kéo dài của tình trạng thiếu
oxy tổ chức não có mối tương quan mạnh với
tỷ lệ tử vong của bệnh nhân chấn thương sọ
não nặng [11]. Các nghiên cứu phân tích gộp
gần đây cũng cho thấy rằng mức độ thấp áp
lực oxy tổ chức não < 10 - 15 mmHg có mối
liên quan chặt chẽ đến tình trạng thiếu oxy não
và kết cục xấu ở bệnh nhân chấn thương sọ
não nặng [1; 4].
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung
bình chung của áp lực oxy tổ chức não và áp
lực nội sọ không có sự tương quan với nhau
trong toàn bộ suốt thời gian theo dõi. Kết quả
này cũng tương tự với tác giả Rohlwink cho
thấy có mối tương quan yếu giữa giá trị áp lực
oxy tổ chức não với áp lực nội sọ và không có
một ngưỡng áp lực nội sọ cụ thể nào quyết
định đến tình trạng giảm áp lực oxy tổ chức
não. Tác giả này cho rằng mối quan hệ giữa
áp lực oxy tổ chức não và áp lực nội sọ không
đơn giản, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến từng
thông số riêng biệt và cũng như đối với đồng
thời cả hai [12]. Thứ nhất, một số yếu tố có
thể gây ra những thay đổi đối với cả hai áp lực
nội sọ và áp lực oxy tổ chức não như là tình
trạng phù não có thể đồng thời làm tăng áp
lực nội sọ và giảm áp lực oxy tổ chức não do
giảm áp lực tưới máu não hoặc tình trạng phù
ở khoảng kẽ trong nhu mô não làm cho việc
khuyếch tán oxy từ mao mạch đến các tế bào
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017102
khó khăn hơn, do đó có thể vẫn xảy ra giảm áp
lực oxy tổ chức não trong khi mà áp lực nội sọ
cũng như áp lực tưới máu não vẫn trong giới
hạn bình thường [7; 8]. Thứ hai, thay đổi một
số thông số sinh lý có thể ảnh hưởng đến giá
trị áp lực oxy tổ chức não một cách độc lập với
áp lực nội sọ như thay đổi FiO2, tình trạng co
thắt mạch não.
V. KẾT LUẬN
Mối tương quan giữa giá trị trung bình áp
lực oxy tổ chức não với áp lực tưới máu não
và áp lực nội sọ ở mức độ yếu trong toàn
bộ suốt thời gian theo dõi. Tuy nhiên, áp lực
oxy tổ chức não với áp lực tưới máu não có
mối tương quan rất chặt chẽ và thuận chiều
ở nhóm bệnh nhân kết cục xấu, đặc biệt là ở
nhóm bệnh nhân tử vong. Giá trị áp lực oxy tổ
chức não thấp ≤ 10 mmHg kéo dài > 1h trong
vòng 24h đầu phối hợp với tăng tỉ lệ tử vong có
ý nghĩa thống kê.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn
các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, các
bác sỹ và điều dưỡng phòng Hồi sức tích cực,
Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa -
Bệnh viện Việt Đức đã nhiệt tình giúp đỡ,
đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Suarez J.I (2006). Outcome in
neurocritical care: Advances in monitoring
and treatment and effect of a specialized
neurocritical care team. Crit Care Med. 34,
S232 - S238.
2. Vespa P.M (2005). Multimodality
monitoring and telemonitoring in neurocritical
care: From microdialysis to robotic
telepresence. Curr Opin Crit Care. 11, 133 -
138.
3. Foundation Brain Trauma (2007).
Guidelines for the management of severe
traumatic brain injury. J Neurotrauma. 24, S1
– S106.
4. Lang E.W, Jaeger M (2013). Systematic
and Comprehensive Literature Review of
Publications on Direct Cerebral Oxygenation
Monitoring. The Open Critical Care Medicine
Journal. 6, 1 - 24.
5. Sahuquillo J, Amoros S., et al (2000).
Does an increase in cerebral perfusion
pressure always mean a better oxygenated
brain? A study in head-injured patients. Acta
Neurochir Suppl. 76, 457 - 462.
6. van den Brink W.A, Wimar A, van
Santbrink (2000). Brain oxygen tension in
severe head injury. Neurosurg. 46, 868 - 876.
7. Bardt T.F, Unterberg A.W., et al (1998).
Monitoring of brain tissue PO2 in traumatic
brain injury: effect of cerebral hypoxia on
outcome. Acta Neurochir Suppl. 71, 153 - 156.
8. Littlejohns LR, Bader MK (2003). Brain
tissue oxygen monitoring in severe brain injury,
I: Research and usefulness in critical care. Crit
Care Nurse. 23, 17 - 25.
9. Marin-Caballos A.J, Murillo-
Cabezas F., et al (2005). Cerebral perfusion
pressure and risk of brain hypoxia in severe
head injury: a prospective observational study.
Crit Care. 9, R670 - 676.
10. Stocchetti N, Chieregato A., et al
(1998). High cerebral perfusion pressure
improves low values of local brain tissue O2
tension (PtiO2) in focal lesions. Acta Neurochir
Suppl. 71, 162 - 165.
11. Valadka A.B, Gopinath S.P (1998).
Relationship of brain tissue PO2 to outcome
after severe head injury. Crit Care Med. 26,
1576 - 1581.
12. Rohlwink U.K, Zwane E., et al (2012).
The relationship between intracranial pressure
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 103
and brain oxygenation in children with severe
traumatic brain injury. Neurosurgery. 70, 1220
- 30; discussion 1231.
Summary
RELATIONSHIP BETWEEN THE BRAIN TISSUE OXYGEN
PRESSURE WITH INTRACRANIAL PRESSURE AND
CEREBRAL PERFUSION PRESSURE IN PATIENTS WITH
SEVERE TRAUMATIC BRAIN INJURY
This study aims to analyze the relationship between brain tissue oxygen pressure with
intracranial pressure and cerebral perfusion pressure in patients with severe traumatic brain injury. A
neuromultimodal monitoring method was used to assess 41 patients including intracranial pressure;
cerebral perfusion pressure, brain tissue oxygen pressure (Licox technique) and treated following
a common protocol. The relationship was evaluated between brain tissue oxygen pressure versus
intracranial pressure and cerebral perfusion pressure in the period of 5 days in all patients. Results
showed that there is no strong correlation between the brain tissue oxygen pressure and the
intracranial pressure and cerebral perfusion pressure during the all periods of monitoring. However,
there is a strong relationship between brain tissue oxygen pressure and cerebral perfusion pressure
in the deceased group (r = 0.79; p < 0.01); the correlation is also strong in the poor outcome group
(r = 0.5, p < 0.01). Brain tissue oxygen pressure less than 10 mmHg lasting longer than 1 hour
in the first 24 hours was associated with significant increased in mortality (80% in the deceased
group vs 8.33% in survival group; p < 0.001). Conclusions: Brain tissue oxygen pressure correlated
closely and positively with cerebral perfusion pressure in groups with poor outcome, particularly in
the decease groups. Prolonged brain tissue hypoxia is associated with increased mortality rate.
Keywords: brain tissue oxygen pressure, severe traumatic brain injury, intracranial
pressure, cerebral perfusion pressure, relationship.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_moi_tuong_quan_giua_ap_luc_oxy_to_chuc_nao_voi_ap_l.pdf