Trong nghiên cứu này, tỷ lệ xảy ra tai biến
sau khi GTTS chiếm 35,54%. Trong đó, lạnh run
thường gặp nhất với tỷ lệ 16,26%, tụt HA 13,85%,
nôn ói 10,24%, ngứa 10,24% và mạch chậm
7,23%, không có trường hợp nào xảy ra suy hô
hấp. Các opioids thường kết hợp với thuốc tê
chích vào tủy sống như morphine, fentanyl và
sufentanil (1). Liều opioids chích vào tủy sống là
yếu tố chính quyết định tần suất và mức độ của
các tác dụng phụ kèm theo(1). Tác dụng phụ của
opioids khi chích vào tủy sống thường gặp như:
buồn nôn, nôn ói, ngứa, an thần và bí tiểu. Sử
dụng liều cao opioids chích vào tủy sống không
làm tăng tác dụng giảm đau trong khi tăng nguy
cơ xảy ra các tác dụng phụ (1). Liều fentanyl 10-25
mcg có thể kéo dài thời gian giảm đau sau mổ
đến 4 giờ, tăng liều fentanyl sẽ tăng thời gian
giảm đau đồng thời tỷ lệ ngứa cũng tăng theo.
Sufentanil (2,5-5 mcg) có thời gian tác dụng ngắn
hơn fentanyl, tác dụng phụ xảy ra phụ thuộc vào
liều sử dụng. Pethidine (1 mg/kg) có thể được sử
dụng đơn thuần trong GTTS để MLT nhưng thời
gian tác dụng ngắn khoảng 1 giờ và hay gây tụt
HA (tần suất 32-50%). Trong nghiên cứu của
Atalay C (2010), nhận thấy tỷ lệ tụt HA và nôn ói
cao nhất ở nhóm bupivacaine 10 mg (65% và
50%) và thấp nhất ở nhóm bupivacaine +
pethidine 25 mg (20%). Tuy nhiên, tỷ lệ ngứa xảy
ra cao nhất ở nhóm bupivacaine 5 mg +
pethidine 35 mg (45%), trong khi không có
trường hợp ngứa nào ở nhóm bupivacaine 10 mg
(3). Al-Abdulhadi O (2007) GTTS với liều
ropivacaine 15 mg hoặc bupivacaine 11,25 mg
phối hợp với morphine 100 mcg và fentanyl 10
mcg, nhận thấy tỷ lệ tụt HA trong mổ ở 2 nhóm
từ 70-88%, nôn ói từ 33-61%, tỷ lệ ngứa sau mổ từ
12-21% (2).
Trong nghiên cứu của tôi, tỷ lệ sử dụng
ephedrine trong mổ chiếm 13,85% tương ứng với
số trường hợp xảy ra tụt HA. Liều ephedrine sử
dụng trung bình là 27,60 ± 6 mg, thấp nhất là 10
mg và cao nhất là 40 mg. Atalay C (2010) GTTS ở
4 nhóm với bupivacaine 10 mg hoặc bupivacaine
5 mg phối hợp với pethidine 35 mg, 30 mg và 25
mg, nhận thấy liều ephedrine sử dụng lần lượt là
22,5 ± 7,6 mg, 20,5 ± 7,6 mg, 13,5 ± 4,6 mg và 5,4 ±
1,1 mg, sự khác biệt về liều ephedrine ở nhóm
bupivacaine 5 mg phối hợp với pethidine 25 mg
là có ý nghĩa so với 3 nhóm còn lại với p<0,001 (3).
Gori F (2010) sử dụng ephedrine trung bình là
5,8 ± 3,8 mg để điều trị tụt HA sau khi GTTS với
levobupivacaine 12,5 mg (9). Lee J.H (2011) ghi
nhận liều ephedrine ở nhóm GTTS với
bupivacaine đơn thuần là 1,7 ± 3,9 mg,
bupivacaine + fentanyl là 5,8 ± 8,9 mg và
bupivacaine + sufentanil là 2,3 ± 4,9 mg (11).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ an toàn và tai biến, biến chứng của Levobupivacaine phối hợp Sufentanil trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 102
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
CỦA LEVOBUPIVACAINE PHỐI HỢP SUFENTANIL
TRONG GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI
Mã Thanh Tùng*, Nguyễn Văn Chừng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn, tỷ lệ các tai biến và biến chứng của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp
levobupivacaine với sufentanil trong mổ lấy thai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, ứng dụng lâm sàng.
Kết quả: Có 166 sản phụ với BMI ≥25 kg/m2 được đưa vào mẫu nghiên cứu: tuổi trung bình của sản phụ là
31,63 ± 5,10 tuổi, chỉ số BMI trước mang thai là 29,29 ± 1,93 kg/m2. Tuổi thai trung bình là 38,51 ± 1,21 tuần.
Tỷ lệ ức chế vận động theo Bromage độ 3 đạt 94,58%. Mức tê tại thời điểm 5 phút có 90,36% đạt T10, thời điểm
10 phút có 94,58% đạt T4-T6. Tỉ lệ gây tê tủy sống thành công là 94,58%. Thời gian ức chế vận động trung
bình là 102,43 ± 13,75 phút, thời gian giảm đau hiệu quả trung bình là 92,51 ± 14,27 phút. Mức độ dãn cơ được
đánh giá tốt chiếm 94,58%. Chỉ số Apgar 1 phút trung bình là 7,07 ± 0,39 và 5 phút là 8,16 ± 0,40. Tỷ lệ tai biến
sau gây tê tủy sống chiếm 35,54%, trong đó lạnh run 16,26%, tụt huyết áp 13,85%, nôn ói 10,24%, ngứa
10,24%, mạch chậm 7,23%. Nhu cầu sử dụng ephedrine chiếm 13,85% với liều trung bình 27,60 ± 6 mg.
Kết luận: Gây tê tủy sống với levobupivacaine phối hợp sufentanil để trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ
Dũ là một lựa chọn thích hợp, có hiệu quả gây tê tốt, độ an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh cao. Tỷ lệ tai biến thấp và
không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.
Từ khóa: Gây tê tủy sống, mổ lấy thai, tai biến, levobupivacaine phối hợp sufentanil.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE SAFETY AND COMPLICATIONS OF LEVOBUPIVACAINE COMBINED
WITH SUFENTANIL IN SPINAL ANESTHESIA FOR CESAREAN SECTION
Ma Thanh Tung, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 102 - 108
Objective: To assess the safety and the rate of complications of intrathecal levobupivacaine 10 mg combined
with sufentanil 5 mcg for cesarean section.
Methods: Cross-sectional prospective study, clinical applications.
Main outcome measures: One hundred and sixty-six parturients with BMI ≥25 kg/m2 were enrolled. The
average age was 31.63 ± 5.10 years. The pre-pregnancy BMI index was 29.29 ± 1.93 kg/m2. The average
gestational age of the women was 38.51 ± 1.21 weeks. The motor blockade was 94.58% at T4-T6 interval. The
effective rate of spinal anesthesia was 94.58% of cases. The average motor block time was 102.43 ± 13.75 minutes
and the average effective analgesia was 92.51 ± 14.27 minutes. Muscle relaxation assessment was “good”
accounted for 94.58%. Apgar scores at 1 min after delivery was 7.07 ± 0.39 points and 5 min was 8.16 ± 0.40
points in average. The rate of complications after spinal anesthesia accounted for 35.54%, which 16.26% of
shivering, 13.85% of hypotension, 10.24% of nausea and/or vomiting, 10.24% of pruritus and 7.23% of
bradycardia. Needs of ephedrine accounted for 13.85% with an average dose of 27.60 ± 6.0 mg.
* Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Mã Thanh Tùng ĐT: 0983.814.919 Email:mathanhtung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 103
Conclusion: Spinal anesthesia by the combination of levobupivacaine with sufentanil for cesarean section is
an appropriate choice and has a good effective analgesia. The health of the mother and infant are safe. There is a
low incidence of adverse effects that does not affect on the health of the mother and infant.
Keywords: Spinal anesthesia, caesarean section, complications, levobupivacaine, sufentanil.
MỞ ĐẦU
Mổ lấy thai (MLT) là phẫu thuật phổ biến tại
hầu hết các bệnh viện, với tỷ lệ MLT ngày càng
tăng thì việc chọn một phương pháp vô cảm
thích hợp là vấn đề rất quan trọng, phải đảm bảo
cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, an toàn cho
sản phụ và trẻ sơ sinh. Hiện nay, gây tê vùng
được sử dụng trong đa số các trường hợp MLT (5),
mà gây tê tủy sống (GTTS) là phương pháp vô
cảm thường áp dụng nhất vì thao tác đơn giản,
dễ thực hiện, nhanh chóng, hiệu quả vô cảm và
mức độ dãn cơ rất tốt giúp bác sĩ sản khoa lấy
thai dễ dàng và giảm nguy cơ sang chấn. Khi
được GTTS, sản phụ (sp) tỉnh táo, thoải mái và
cảm nhận được niềm hạnh phúc khi nhìn thấy
con chào đời. Sau mổ sp an tâm vì hiệu quả giảm
đau kéo dài, ít xảy ra buồn nôn, nôn ói và đau
họng do không có đặt ống nội khí quản như khi
gây mê toàn thân (5, 10).
Hiện tại, có nhiều loại thuốc được sử dụng
trong GTTS để MLT với nhiều cách phối hợp
cũng như liều dùng khác nhau, phổ biến hiện
nay là bupivacaine phối hợp với fentanyl. Tuy
nhiên, việc ra đời các loại thuốc mới trong lĩnh
vực Gây mê Hồi sức đã mang lại rất nhiều lợi ích,
trong đó levobupivacaine là thuốc tê thế hệ mới
và mới có mặt tại thị trường Việt Nam, hiện tại
chưa có đề tài nghiên cứu nào về loại thuốc tê
này trong sản khoa và MLT. Levobupivacaine
được đánh giá là an toàn hơn so với các thuốc tê
trước đây, có hiệu quả gây tê tốt, ít tác dụng độc
trên tim mạch so với bupivacaine (6, 8). Sufentanil
cũng là một thuốc giảm đau trung ương mới, có
nhiều ưu điểm và tác dụng mạnh hơn nhiều lần
so với fentanyl và các loại thuốc giảm đau trung
ương khác. Sự phối hợp levobupivacaine và
sufentanil trong GTTS để MLT đã được áp dụng
nhiều nơi trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về sự
kết hợp hai loại thuốc này mang lại hiệu quả vô
cảm rất tốt, an toàn cho cả mẹ lẫn con (4, 6, 8, 12, 13).
Tại Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi đã sử dụng
phối hợp levobupivacaine và sufentanil trong
GTTS để MLT, bước đầu đánh giá mức độ an toàn
cho sp và thai nhi cũng như khảo sát các tai biến,
biến chứng của sự phối hợp hai thuốc này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, ứng dụng
lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các sp có BMI trước mang thai ≥25
kg/m2, có chỉ định MLT cấp cứu (có thể trì hoãn)
hoặc MLT chương trình.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Mổ cấp cứu: giục sanh thất bại, khởi phát
chuyển dạ thất bại, bất xứng đầu chậu, thai trình
ngừng tiến triển, ối vỡ
Mổ chương trình: vết MLT trước đó, khung
chậu giới hạn, ngôi mông con to, ngôi ngang,
tiền sản giật nhẹ
Tiêu chuẩn loại trừ
Tuổi thai <28 tuần, khả năng trẻ sinh ra
không sống được.
Các chẩn đoán mổ: tim thai suy cấp, tiền sản
giật nặng - sản giật, hội chứng HELLP, nhau tiền
đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non.
Sản phụ đang trong tình trạng sốc, thiếu máu,
ASA ≥III.
Sản phụ sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn
toàn thân, nhiễm khuẩn dịch ối.
Sản phụ có bệnh lý kèm theo như: suy tim
nặng, hẹp hở van tim nặng, tăng áp lực động
mạch phổi, cường giáp nặng.
Sản phụ không đồng ý tham gia, không hợp
tác.
Chống chỉ định với phương pháp GTTS.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 104
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2010 đến tháng 11/2011 tại Khoa
Gây mê Hồi sức - Bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp thực hiện
Sau khi lập đường truyền tĩnh mạch với kim
18G, truyền nhanh dung dịch lactate Ringer’s 10
ml/kg, đo mạch và huyết áp, sp sẽ được đặt ở tư
thế ngồi trên bàn mổ với đầu gập tối đa, hai chân
tựa trên ghế để thực hiện GTTS.
Sát khuẩn vùng lưng bằng dung dịch
Povidine 10%, tiến hành GTTS bằng kim số 27G
tại khe đốt sống L3-L4.
Liều thuốc sử dụng: levobupivacaine 10mg
phối hợp sufentanil 5mcg.
Sau khi GTTS xong, đặt sp về tư thế nằm
ngửa, gắn monitoring theo dõi ECG, tần số tim,
huyết áp, SpO2 mỗi 1 phút trong 10 phút đầu tiên
và mỗi 3 phút trong suốt cuộc mổ.
Đánh giá hiệu quả GTTS bằng kiểm tra sự ức
chế vận động theo thang điểm Bromage và ức chế
cảm giác bằng mất cảm giác lạnh.
Khi sp mất vận động hoàn toàn (Bromage 3)
và ức chế cảm giác đạt đến T6-T4 sẽ tiến hành
rạch da.
Các dữ kiện được thu thập và xử lý số liệu
Tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
(BMI) của sản phụ.
Tuổi thai.
Mức ức chế vận động theo Bromage.
Mức tê.
Hiệu quả gây tê.
Thời gian ức chế vận động.
Thời gian giảm đau hiệu quả.
Mức độ dãn cơ.
Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh.
Tai biến sau gây tê tủy sống.
Các thuốc dùng thêm.
Quản lý số liệu thống kê bằng phần mềm
Epi-data và Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 166 trường hợp.
Bảng 1: Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Đặc tính Tối thiểu Tối đa Trung bình
Tuổi của sản phụ 19 44 31,63 ± 5,10
Cân nặng trước có thai
(kg)
60 90 70,92 ± 5,85
Cân nặng tăng thêm (kg) 11 24 16,38 ± 2,53
Chiều cao (m) 1,45 1,70 1,55 ± 0,04
BMI trước mang thai
(kg/m
2
)
26,67 34,89 29,29 ± 1,93
Bảng 2: Tuổi thai
Tối thiểu Tối đa Trung bình
Tuổi thai (tuần) 34 41 38,51 ± 1,21
Bảng 3: Mức độ ức chế vận động theo thang điểm
Bromage
Bromage Tần số Tỷ lệ %
Độ 0 + 1 6 3,61
Độ 2 3 1,81
Độ 3 157 94,58
Bảng 4: Mức tê
Mức tê Tần số Tỷ lệ %
Thời điểm 5 phút
T10
<L1
150
16
90,36
9,64
Thời điểm 10 phút
T4-T6
T10
<L1
157
3
6
94,58
1,81
3,61
Bảng 5: Hiệu quả gây tê
Hiệu quả gây tê Tần số Tỷ lệ %
Tê hoàn toàn 157 94,58
Tê một phần 3 1,81
Thất bại 6 3,61
Bảng 6: Thời gian ức chế vận động
Tối thiểu Tối đa Trung bình
Thời gian (phút) 90 125 102,43 ± 13,75
Bảng 7: Thời gian giảm đau hiệu quả
Tối thiểu Tối đa Trung bình
Thời gian (phút) 75 117 92,51 ± 14,27
Bảng 8: Mức độ dãn cơ
Mức độ dãn cơ Tần số Tỷ lệ %
Tốt 157 94,58
Trung bình 3 1,81
Kém 6 3,61
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 105
Bảng 9: Chỉ số Apgar
Chỉ số Apgar Trung bình
1 phút 7,07 ± 0,39
5 phút 8,16 ± 0,40
Bảng 10: Tai biến sau gây tê
Tai biến Tần số Tỷ lệ %
Có 59 35,54
Không có 107 64,46
Bảng 11: Các loại tai biến
Tai biến Tần số Tỷ lệ %
Lạnh run 27 16,26
Tụt huyết áp 23 13,85
Nôn ói 17 10,24
Ngứa 17 10,24
Mạch chậm 12 7,23
Bảng 12: Các thuốc dùng thêm
Thuốc dùng thêm Tần số Tỷ lệ %
Ephedrine 23 13,85
Primperan 17 10,24
Atropine 12 7,23
Hydrocortisone 7 4,21
Sufentanil 3 1,81
Bảng 13: Liều ephedrine điều trị tụt huyết áp
Tối thiểu Tối đa Trung bình
Liều ephedrine (mg) 10 40 27,60 ± 6
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của sp trong mẫu nghiên
cứu là 31,63 ± 5,10 tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi, cao
nhất là 44 tuổi. Không có trường hợp nào dưới
18 tuổi hoặc trên 45 tuổi, đây là độ tuổi nằm
trong lứa tuổi sinh sản (15-49 tuổi). Trong
nghiên cứu của Bowring J (2006), tuổi trung bình
là 30,80 0,80 tuổi(5), Bremerich D.H (2007) là 30
3 tuổi(6), Gautier P (2003) là 30 4 tuổi(8),
Parpaglioni R (2009) là 34,46 3,97 tuổi(13). Cân
nặng của sp trước khi mang thai trung bình là
70,92 ± 5,85 kg, nhẹ nhất là 60 kg và nặng nhất là
90 kg. Cân nặng tăng thêm bình quân trong thai
kỳ là 16,38 ± 2,53 kg. Việc tăng cân là rất cần
thiết trong thai kỳ, phản ánh tình trạng sức khỏe
và trọng lượng của thai nhi khi sinh ra. Sự tăng
cân trong thai kỳ có liên quan đến chỉ số BMI,
BMI trước khi có thai càng cao hơn giới hạn
bình thường thì sp càng có nhiều nguy cơ mắc
các bệnh kèm theo trong thai kỳ như cao huyết
áp, hội chứng tiền sản giật - sản giật, tiểu đường
trong thai kỳ, sanh non...
Tuổi thai trung bình trong mẫu nghiên cứu
là 38,51 ± 1,21 tuần, nhỏ nhất là 34 tuần và lớn
nhất là 41 tuần, thai non tháng (<37 tuần) chiếm
13,85%, không có trường hợp thai quá ngày (>42
tuần). Sinh non và nhẹ cân không chỉ là nguyên
nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh mà còn gây
ra hàng loạt hệ lụy về sức khỏe, sự phát triển thể
chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Trong
nghiên cứu của Bowring J, tuổi thai trung bình là
38,20 0,50 tuần (5), Marcel P.V là 39 1 tuần (12),
Parpaglioni R là 39 1,40 tuần (13).
Có 157/166 sp liệt chân hoàn toàn theo thang
điểm Bromage (độ 3) chiếm tỷ lệ 94,58%, tỷ lệ này
tương ứng với tỷ lệ GTTS thành công trong
nghiên cứu. Trong khi Bromage độ 2 là 3 trường
hợp (1,81%) và Bromage độ 0 và độ 1 là 6 trường
hợp (3,61%) tương ứng với số trường hợp tê một
phần và không tê. Sự khác nhau về tỷ lệ ức chế
vận động theo nhiều nghiên cứu là do sử dụng
liều levobupivacaine khác nhau, có hoặc không
có phối hợp với opioids khi chích vào tủy sống.
Thời gian ức chế vận động trong nghiên cứu này
được tính từ khi kết thúc GTTS đến khi hai chân
cử động bình thường trở lại (Bromage độ 0) trung
bình là 102,43 ± 13,75 phút, ngắn nhất là 90 phút
và dài nhất là 125 phút. Đinh Hữu Hào (2009)
nhận thấy thời gian ức chế vận động trung bình
là 124 ± 28 phút(7). Gautier P (2003) thực hiện
GTTS trên 90 sp với bupivacaine 8 mg,
levobupivacaine 8 mg và ropivacaine 12 mg, ghi
nhận thời gian ức chế vận động trung bình ở 3
nhóm lần lượt là 142 ± 30 phút, 121 ± 25 phút và
116 ± 19 phút(8). Bremerich D.H (2007) tiến hành
GTTS trên 6 nhóm sp bằng levobupivacaine 10
mg và bupivacaine 10 mg phối hợp với fentanyl
10 mcg, 20 mcg hoặc sufentanil 5 mcg. Thời gian
ức chế vận động thu được ở nhóm
levobupivacaine lần lượt là 101 ± 42 phút, 85 ± 24
phút, 84 ± 32 phút thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm bupivacaine là 145 ± 49 phút, 151 ± 37
phút và 126 ± 37 phút (p<0,05). Tác giả này đã đề
nghị liều thuốc tê levobupivacaine 10 mg phối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 106
hợp với sufentanil 5 mcg là thích hợp nhất trong
GTTS để MLT (6).
Tại thời điểm 5 phút sau khi GTTS, có
150/166 sp mất sự phân biệt cảm giác lạnh tại
mức T10 (90,36%) và 16/166 sp đạt mức L1 trở
xuống (9,64%). Tại thời điểm 10 phút sau khi
GTTS, có 157/166 sp đạt mức tê đủ để tiến hành
phẫu thuật là T4-T6 chiếm 94,58%, chỉ có 3
trường hợp đạt mức T10 (1,81%) và 6/166 sp đạt
mức L1 trở xuống (3,61%). Gori F (2010) đánh giá
mức tê tại thời điểm 5 phút, 10 phút và xem như
GTTS thành công khi mức tê đạt T6 trong vòng
20 phút. Tác giả nhận thấy với liều đơn thuần
levobupivacaine 12,5 mg, thời gian bắt đầu khởi
phát ức chế cảm giác là 7,6 ± 1,5 phút(9). Agrawal
A (2009) nhận thấy liều bupivacaine 12 mg đơn
thuần đạt mức ức chế cảm giác đến T6 là 4,64 ±
0,28 phút so với 1,92 ± 0,27 phút ở nhóm
bupivacaine 7,5 mg phối hợp với 10 mcg
sufentanil, đồng thời mức tê cao nhất ghi nhận
được là T5 (1). Bouvet L (2011) so sánh các liều
levobupivacaine 6, 8, 10, 12, 14 mg phối hợp với
morphine 100 mcg và sufentanil 2,5 mcg để
GTTS ở 85 sp (17 trường hợp mỗi nhóm), ghi
nhận mức tê đạt T6 trong vòng 15 phút và đủ để
thực hiện MLT ở tất cả sp. Đồng thời thời gian đạt
được ức chế mức T6 ở liều levobupivacaine 10 mg
là 9,4 ± 7,3 phút(4).
Tỷ lệ thành công của GTTS trong nghiên cứu
là 94,58% tương ứng với 157/166 trường hợp
GTTS đạt mức tê T6-T4 sau 10 phút. Trong khi
đó, không có tác dụng gây tê gặp ở 6/166 trường
hợp (3,61%), đây được xem là những trường hợp
thất bại GTTS hoàn toàn, đòi hỏi phải chuyển
sang phương pháp gây mê toàn thân để tiếp tục
cuộc mổ. Ngoài ra, có 3/166 trường hợp tê một
phần (1,81%), đây là những sp có BMI >30 kg/m2.
Tỷ lệ GTTS thất bại trong nghiên cứu của tôi thấp
hơn hoặc tương đương với một số tác giả khác.
Một số nghiên cứu ngoài nước ghi nhận tỷ lệ thất
bại gây tê vùng trong MLT dao động 8-13,5%,
tuy nhiên tỷ lệ trên với Jenkins J.G (2003) là
14,3% (10).
Thời gian giảm đau hiệu quả là thời gian từ
khi hoàn thành bơm thuốc vào tủy sống đến khi
sp yêu cầu thuốc giảm đau sau mổ. Trong nghiên
cứu của tôi, thời gian giảm đau hiệu quả trung
bình là 92,51 ± 14,27 phút, ngắn nhất là 75 phút
và dài nhất là 117 phút. Nếu so sánh với thời
gian phục hồi vận động hoàn toàn (Bromage độ
0) thì thời gian sp yêu cầu thuốc giảm đau khi
VAS ≥4 là ngắn hơn. Phạm Đông An (2004) ghi
nhận thời gian tác dụng thuốc tê ở nhóm
bupivacaine 12 mg là 103,4 ± 22,2 phút và nhóm
bupivacaine 12 mg phối hợp fentanyl 20 mcg là
183,3 ± 31,6 phút(14). Đinh Hữu Hào (2009) nhận
thấy thời gian giảm đau trung bình là 138 ± 30
phút (7). Bremerich D.H (2007) nhận thấy thời
gian giảm đau hiệu quả ở nhóm levobupivacaine
phối hợi với sufentanil 5 mcg cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm levobupivacaine phối hợp với
fentanyl (10 hoặc 20 mcg) với p<0,05 (6).
Mức độ dãn cơ thành bụng là rất quan trọng
trong MLT. Sự thư giãn các cơ vùng bụng giúp
bác sĩ phẫu thuật lấy thai dễ dàng, nhanh chóng
và hạn chế các sang chấn cho thai nhi nhất là
trong các trường hợp khó. Với liều
levobupivacaine 10 mg phối hợp sufentanil 5
mcg, mức độ dãn cơ thành bụng được phẫu thuật
viên đánh giá là tốt, giúp lấy thai dễ dàng chiếm
94,58%, dãn cơ mức độ trung bình là 1,81% và
kém là 3,61%. Lee J.H (2011) ghi nhận mức độ
dãn cơ ở nhóm bupivacaine đơn thuần chỉ có
41,67% là tốt, mức độ dãn cơ tốt và rất tốt ở nhóm
bupivacaine phối hợp fentanyl hoặc sufentanil
lần lượt là 79,17% và 83,33% (11). Gautier P (2003)
nhận thấy mức độ dãn cơ ở cả ba nhóm GTTS
bằng levobupivacaine hoặc bupivacaine hoặc
ropivacaine đều được phẫu thuật viên đánh giá
tốt và rất tốt (8). Al-Abdulhadi O (2007) nhận thấy
mức độ dãn cơ đạt rất tốt 100% trường hợp sử
dụng ropivacaine + fentanyl + morphine trong
GTTS(2).
Chỉ số Apgar của trẻ tại thời điểm 1 phút = 7
điểm chiếm tỷ lệ cao nhất 83,73%, Apgar 1 phút =
8 chiếm 12,05%, Apgar 1 phút = 6 chiếm 4,22%,
Apgar 1 phút trung bình = 7,07 ± 0,39. Tại thời
điểm 5 phút, Apgar = 8 điểm chiếm cao nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 107
81,33%, Apgar 5 phút = 9 chiếm 17,47%, Apgar 5
phút = 7 chiếm 1,20%, Apgar 5 phút trung bình =
8,16 ± 0,40. Vì điều kiện khách quan nên tôi
không thu thập được số liệu về khí máu động
mạch và tĩnh mạch rốn của trẻ sơ sinh. Tuy
nhiên, kết quả trong nghiên cứu của tôi cho thấy
chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh là khá tốt, không có
trường hợp trẻ sơ sinh nào bị suy hô hấp và cần
chăm sóc đặc biệt sau MLT. Bremerich D.H
(2007) ghi nhận trong tất cả 6 nhóm nghiên cứu,
chỉ số Apgar trung bình tại 1 phút là ≥8, 5 phút
≥9 và 10 phút đều bằng 10(6).
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ xảy ra tai biến
sau khi GTTS chiếm 35,54%. Trong đó, lạnh run
thường gặp nhất với tỷ lệ 16,26%, tụt HA 13,85%,
nôn ói 10,24%, ngứa 10,24% và mạch chậm
7,23%, không có trường hợp nào xảy ra suy hô
hấp. Các opioids thường kết hợp với thuốc tê
chích vào tủy sống như morphine, fentanyl và
sufentanil (1). Liều opioids chích vào tủy sống là
yếu tố chính quyết định tần suất và mức độ của
các tác dụng phụ kèm theo(1). Tác dụng phụ của
opioids khi chích vào tủy sống thường gặp như:
buồn nôn, nôn ói, ngứa, an thần và bí tiểu. Sử
dụng liều cao opioids chích vào tủy sống không
làm tăng tác dụng giảm đau trong khi tăng nguy
cơ xảy ra các tác dụng phụ (1). Liều fentanyl 10-25
mcg có thể kéo dài thời gian giảm đau sau mổ
đến 4 giờ, tăng liều fentanyl sẽ tăng thời gian
giảm đau đồng thời tỷ lệ ngứa cũng tăng theo.
Sufentanil (2,5-5 mcg) có thời gian tác dụng ngắn
hơn fentanyl, tác dụng phụ xảy ra phụ thuộc vào
liều sử dụng. Pethidine (1 mg/kg) có thể được sử
dụng đơn thuần trong GTTS để MLT nhưng thời
gian tác dụng ngắn khoảng 1 giờ và hay gây tụt
HA (tần suất 32-50%). Trong nghiên cứu của
Atalay C (2010), nhận thấy tỷ lệ tụt HA và nôn ói
cao nhất ở nhóm bupivacaine 10 mg (65% và
50%) và thấp nhất ở nhóm bupivacaine +
pethidine 25 mg (20%). Tuy nhiên, tỷ lệ ngứa xảy
ra cao nhất ở nhóm bupivacaine 5 mg +
pethidine 35 mg (45%), trong khi không có
trường hợp ngứa nào ở nhóm bupivacaine 10 mg
(3). Al-Abdulhadi O (2007) GTTS với liều
ropivacaine 15 mg hoặc bupivacaine 11,25 mg
phối hợp với morphine 100 mcg và fentanyl 10
mcg, nhận thấy tỷ lệ tụt HA trong mổ ở 2 nhóm
từ 70-88%, nôn ói từ 33-61%, tỷ lệ ngứa sau mổ từ
12-21% (2).
Trong nghiên cứu của tôi, tỷ lệ sử dụng
ephedrine trong mổ chiếm 13,85% tương ứng với
số trường hợp xảy ra tụt HA. Liều ephedrine sử
dụng trung bình là 27,60 ± 6 mg, thấp nhất là 10
mg và cao nhất là 40 mg. Atalay C (2010) GTTS ở
4 nhóm với bupivacaine 10 mg hoặc bupivacaine
5 mg phối hợp với pethidine 35 mg, 30 mg và 25
mg, nhận thấy liều ephedrine sử dụng lần lượt là
22,5 ± 7,6 mg, 20,5 ± 7,6 mg, 13,5 ± 4,6 mg và 5,4 ±
1,1 mg, sự khác biệt về liều ephedrine ở nhóm
bupivacaine 5 mg phối hợp với pethidine 25 mg
là có ý nghĩa so với 3 nhóm còn lại với p<0,001 (3).
Gori F (2010) sử dụng ephedrine trung bình là
5,8 ± 3,8 mg để điều trị tụt HA sau khi GTTS với
levobupivacaine 12,5 mg (9). Lee J.H (2011) ghi
nhận liều ephedrine ở nhóm GTTS với
bupivacaine đơn thuần là 1,7 ± 3,9 mg,
bupivacaine + fentanyl là 5,8 ± 8,9 mg và
bupivacaine + sufentanil là 2,3 ± 4,9 mg (11).
KẾT LUẬN
Qua 166 trường hợp GTTS với sự phối hợp
thuốc tê mới levobupivacaine và thuốc giảm đau
sufentanil để MLT tại Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi
nhận thấy đây là một lựa chọn phù hợp, có hiệu
quả gây tê tốt, mức độ an toàn cho mẹ và trẻ sơ
sinh cao, tỉ lệ xảy ra các tai biến sau GTTS thấp
và không ảnh hưởng đáng kể lên sức khỏe của sp
và thai nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal A, Agrawal S, Asthana V, et al (2009), “Comparison of
intrathecal fentanyl and sufentanil in addition to bupivacaine for
caesarean section under spinal anaesthesia”. J Anaesth Clin
Pharmacol, 25(2), pp.154-156.
2. Al-Abdulhadi O, Biehl D, Ong B, Boker A (2007), “Hyperbaric
spinal for elective cesarean section: ropivacaine vs bupivacaine”.
M.E.J. Anesth, 19(2), pp.385-397.
3. Atalay C, Aksoy M, Aksoy A.N, et al (2010), “Combining
intrathecal bupivacaine and meperidine during caesarean section
to prevent spinal anaesthesia induced hypotension and other
side effects”. J Int Med Res, 38(5), pp.1626-1636.
4. Bouvet L, Col X.D, Chassard D, et al (2011), “ED50 and ED95 of
intrathecal levobupivacaine with opioids for caesarean delivery”.
Br. J. Anaesth, 106(2), pp.215-220.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 108
5. Bowring J, Fraser N, Vause S, Heazell A.E (2006), “Is regional
anaesthesia better than general anaesthesia for caesarean
section?”. J Obstet Gynaecol, 26(5), pp.433-434.
6. Bremerich D.H, Fetsch N, et al (2007), “Comparison of
intrathecal bupivacaine and levobupivacaine combined with
opioids for caesarean section”. Curr Med Res Opin, 23(12),
pp.3047-3054.
7. Đinh Hữu Hào, Nguyễn Trung Nhân và cs (2009), “Ảnh hưởng
trên huyết động của gây tê tủy sống với bupivacaine liều thấp
phối hợp fentanyl trong mổ lấy thai”. Hội nghị khoa học kỹ thuật
Bệnh viện Nhân dân Gia định, tr.224-232.
8. Gautier P, De Kock M, et al (2003), “Comparison of the effects of
intrathecal ropivacaine, levobupivacaine, and bupivacaine for
caesarean section”. Br J Anaesth, 91(5), pp.684-689.
9. Gori F, Corradetti F, Cerotto V, Peduto V.A (2010), “Influence
of positioning on plain levobupivacaine spinal anesthesia in
cesarean section”. Anesthesiol Res Pract, PMC2911613.
10. Jenkins J.G, Khan M.M (2003), “Anaesthesia for caesarean
section: a survey in a UK region from 1992 to 2002”. Anaesthesia,
58, pp.1114-1118.
11. Lee J.H, Chung K.H, Lee J.Y, et al (2011), “Comparison of
fentanyl and sufentanil added to 0,5% hyperbaric bupivacaine
for spinal anesthesia in patients undergoing cesarean section”.
Korean J Anesthesiol, 60(2), pp.103-108.
12. Marcel P.V, Guy H, Koen D.D, et al (2001), “Levobupivacaine
combined with sufentanil and epinephrine for intrathecal labor
analgesia: A comparison with racemic bupivacaine”. Anesth
Analg, 93, pp.996-1000.
13. Parpaglioni R, Baldassini B, et al (2009), “Adding sufentanil to
levobupivacaine or ropivacaine intrathecal anaesthesia affects
the minimum local anaesthetic dose required”. Acta Anaesthesiol
Scand, 53(9), pp.1214-1220.
14. Phạm Đông An, Nguyễn Văn Chừng (2004), “Nghiên cứu hiệu
quả của GTTS bằng hỗn hợp Bupivacaine và Fentanyl trong
MLT”. Y học thực hành TpHCM, 1(9), tr.51-57.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_muc_do_an_toan_va_tai_bien_bien_chung_cua_levobupiv.pdf