Tỉ lệ kiểm soát được HPQ hoàn toàn theo tiêu chuẩn GINA cao hơn so với tiêu chuẩn ACT (p =
0,032) bảng 13, trong khi đó tỉ lệ kiểm soát được HPQ một phần theo tiêu chuẩn ACT lại có tỉ lệ cao
hơn so với tiêu chuẩn GINA (p = 0,033). Tỉ lệ không kiểm soát được HPQ ở 2 tiêu chuẩn là như nhau
(p = 0,34). Tuy nhiên, nếu so sánh nhóm bệnh nhân có mức độ kiểm soát HPQ hoàn toàn và kiểm soát
HPQ một phần được đánh giá theo GINA 2006 (70,97%) và theo bảng trắc nghiệm ACT (68,55%)
(bảng 12) thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,08). Từ đó có thể nhận xét rằng tỉ lệ
kiểm soát HPQ hoàn toàn và kiểm soát HPQ một phần khi đánh giá theo tiêu chuẩn GINA và ACT là
như nhau (bảng 13).
Tuy nhiên với những cơ sở y tế có nguồn nhân lực hạn chế, số lượng bệnh nhân đông và kinh tế
bệnh nhân không cho phép, bệnh nhân sẽ không được đo chức năng hô hấp thường xuyên. Tiêu chuẩn
về chức năng hô hấp làm cho cách đánh giá theo GINA 2006 khó sử dụng rộng rãi. Trong khi ACT
gồm 5 câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, có thể áp dụng ở mọi nơi. Cách cho điểm cũng đơn giản và không
cần thông số đo chức năng hô hấp. Và đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đánh giá theo ACT và GINA
có mối liên quan với nhau(2-8,10,11,13). Tuy nhiên hạn chế của ACT là thông tin sử dụng thuốc giãn phế
quản, nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít mặc dù có chỉ định thì khi trả lời
câu hỏi số 4 trong bảng trắc nghiệm (Trong 4 tuần qua, bạn có thường dùng bình xịt hoặc thuốc phun
khi dung như salmeterol để cắt cơn không?) sẽ cho kết quả không chính xác.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bằng bảng trắc nghiệm ACT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
232
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN
BẰNG BẢNG TRẮC NGHIỆM ACT
Lê Văn Nhi*
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Hen phế quản (HPQ) là vấn ñề sức khỏe trầm trọng trên toàn Thế Giới, mọi lứa tuổi
ñều có thể mắc phải và có xu thế gia tăng. Khi không ñược kiểm soát, HPQ có thể trở nên nặng làm
giới hạn cuộc sống hàng ngày và ñôi khi ñưa ñến tử vong. Trong thực hành lâm sàng, thường ñánh
giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo tiêu chuẩn GINA. Tuy nhiên, cách ñánh giá này khó ñược áp dụng
rộng rãi do có tiêu chuẩn về ño chức năng hô hấp và không phải mọi tuyến y tế cơ sở ñều có thể thực
hiện ñược ño chức năng hô hấp cho mọi bệnh nhân HPQ. Sự ra ñời của bảng trắc nghiệm kiểm soát
HPQ (Asthma Control Test) ñã ñáp ứng ñược tính ñơn giản, rẻ tiền, tiện lợi, dễ hiểu, không cần ño
chức năng hô hấp, cho kết quả nhanh chóng, khá chính xác về mức ñộ kiểm soát HPQ và ñã ñược
chứng minh về tính hiệu quả tại nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của bảng câu hỏi ñể
ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ trong ñiều kiện thực tế Việt Nam chưa từng ñược xem xét.
Mục tiêu: Xác ñịnh giá trị bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT và so sánh với tiêu chuẩn GINA 2006
trong ñánh giá mức ñộ kiểm soát hen phế quản.
Đối tượng và phương pháp: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang với 124 bệnh nhân hen phế quản
ñến khám và ñiều trị tại BV. Đại học Y Dược từ tháng 2/2006 – 2/2007.
Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ kiểm soát ñược hen phế quản hoàn toàn theo tiêu chuẩn
GINA cao hơn so với tiêu chuẩn ACT (p=0,032), trong khi ñó tỉ lệ kiểm soát ñược HPQ một phần
theo tiêu chuẩn ACT lại có tỉ lệ cao hơn so với tiêu chuẩn GINA (p=0,033). Tỉ lệ không kiểm soát
ñược HPQ ở 2 tiêu chuẩn là như nhau (p=0,34) và khi so sánh chung nhóm bệnh nhân có mức ñộ
kiểm soát HPQ hoàn toàn và kiểm soát HPQ một phần ñược ñánh giá theo GINA 2006 (88/124 –
70,97%) và theo bảng trắc nghiệm ACT (85/124 – 68,55%) thì sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p=0,08).
Kết luận: Kiểm soát HPQ theo bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT cho kết quả tương tự như tiêu
chuẩn GINA 2006. Bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT có thể giúp bệnh nhân ñánh giá ñược mức ñộ kiểm
soát HPQ ngay tại nhà do ñặc ñiểm ñơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, khá chính xác và không cần ño
chức năng hô hấp và quan trọng hơn hết là tăng cường ñược sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh
nhân, giúp tuân thủ ñiều trị tốt hơn.
ABSTRACT
VALIDATION OF THE ACT QUESTIONNAIRE IN THE ASSESSMENT OF ASTHMA BY LEVEL
OF CONTROL
Le Van Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 232 - 238
Context: Asthma is a major serious health problem worldwide affecting all groups of age and its
prevalence is increasing. Without appropriate treatment, it can become severe and sometimes fatal
and decreasing the quality of life. In clinical practice, the GINA recommend the classification of
Asthma by level of control but its implementation is complicated by the need of the functional
respiratory exploration which cannot be available in most of the health posts. The Asthma Control
Test questionnaire was developed to help medical doctor to classify with accuracy asthma by level of
control without the use of functional respiratory exploration. It is a simple, cheap, accurate and
efficient tool to assess this level of control. It has been validated in many different countries but not yet
in VietNam.
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Địa chỉ liên lạc: TS. Lê Văn Nhi; ĐT: 091 391 6589 Email: le_vannhi@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
233
Objectives: To validate the ACT questionnaire and to compare with the criteria from GINA 2006
in the classification of Asthma by level of control.
Methods: This is a cross sectional study with 124 asthmatic patients diagnosed and treated at the
Medical and Pharmacy University Hospital of HCMC from Feb 2006 to Feb 2007.
Results: From the study, the results show that the percentage of the complete control of asthma
level according to the criteria from GINA 2006 is higher compare with those from the ACT
questionnaire (p=0,032) while the percentage of the partially complete control with the ACT is higher
than with those of GINA (p=0,033). The percentage of the level of no control of asthma was similar in
the 2 groups (p=0,34). However, there is no statistically difference (p=0,08) in the group of control
and complete control in the classification from GINA 2006 (88/124 = 70,97%)and from ACT (85/124
= 68,55%).
Conclusion: The classification of asthma by level of control with ACT questionnaire is
comparable with the classification from GINA 2006. With the ACT questionnaire, the asthmatic
patients can assess their disease at home since it is a simple, cheap, accurate tool for monitoring the
disease without the need of functional respiratory exploration and enhances the collaboration
between the doctor and the patient and increasing its adherence to treatment.
Key words: ACT: Asthma Control Test, GINA: Global Initiative for Asthma.
MỞ ĐẦU
Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính rất thường gặp, ước tính có khoảng 300
triệu người trên thế giới mắc bệnh chiếm 4-14% dân số các nước. Theo WHO ước tính ñến năm 2025
dự kiến có thêm 100 triệu người mắc bệnh HPQ trong 2 thập niên tới(10,11). Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc
bệnh HPQ ñã tăng gấp ñôi trong hơn 20 năm qua, từ 2.5% năm 1981 lên 5% như hiện nay(12). Mặc dù
có những tiến bộ trong chẩn ñoán và ñiều trị, bệnh HPQ vẫn còn là một trong những nguyên nhân tử
vong hàng ñầu và là gánh nặng kinh tế cho các quốc gia trên thế giới(6,8,9,11). Ước tính mỗi năm trên thế
giới có khoảng 250.000 người chết vì bệnh HPQ, chỉ tính riêng tại Mỹ có hơn 5000 người chết vì
HPQ mỗi năm(1,2,8,11). Tại Việt Nam ước tính có khoảng 3000 ca tử vong hàng năm do HPQ(12).
Trong những thập niên qua, sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn về sinh lý bệnh của HPQ và sự ra
ñời của nhiều loại thuốc giúp dự phòng những ñợt cấp tính hiệu quả hơn ñã hướng các bác sỹ lâm
sàng chuyển từ mục tiêu ñiều trị cơn kịch phát sang mục tiêu làm thế nào ñể kiểm soát ñược bệnh
HPQ(11). Các bác sĩ lâm sàng thường ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo tiêu chuẩn GINA, tuy
nhiên cách ñánh giá này khó ñược áp dụng rộng rãi do có tiêu chuẩn về chức năng hô hấp, trong khi
ñó không phải cơ sở y tế nào cũng sẵn có máy ño chức năng hô hấp, bên cạnh ñó cơ sở y tế có số
lượng bệnh nhân quá ñông, bác sĩ quá bận rộn nên không thể cho ño chức năng hô hấp cho tất cả bệnh
nhân và như vậy ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo chủ quan của người bác sĩ sẽ không còn chính
xác. Chính vì vậy mà sự ra ñời của bảng trắc nghiệm kiểm soát HPQ (Asthma Control Test) ñã nhận
ñược sự ủng hộ của hầu hết các Hội hô hấp trên thế giới nhờ tính ñơn giản, dễ hiểu và không cần ño
chức năng hô hấp, cho kết quả về mức ñộ kiểm soát HPQ nhanh chóng và hiệu quả. Giá trị bảng câu
hỏi trong việc ñánh giá kiểm soát HPQ ñã ñược chứng minh trong một số nghiên cứu tại các quốc gia
khác nhau(3,4-8,10,11).
Tuy nhiên ñây là bảng trắc nghiệm tự ñiền, phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết và nhận thức của
người bệnh do vậy cần phải ñược kiểm chứng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn ñề này,
chính vì vậy chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu này nhằm xác ñịnh giá trị của bảng câu hỏi trong
ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ trong ñiều kiện thực tế Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang với tất cả bệnh nhân (>12 tuổi và <75 tuổi) ñược chẩn ñoán xác ñịnh HPQ
tại Bệnh Viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 2/2006 – 2/2007.
Tiểu chuẩn nhận vào
Tất cả bệnh nhân >12 tuổi và <75 tuổi ñến khám tại phòng khám Hô Hấp Bệnh Viện Đại học Y
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
234
dược TPHCM ñược chẩn ñoán HPQ theo tiêu chuẩn GINA và những bệnh nhân ñang ñiều trị và theo
dõi HPQ tại phòng khám Hô Hấp ñược ño chức năng hô hấp ngay tại thời ñiểm tham gia nghiên cứu;
Không có bệnh lý khác ảnh hưởng ñến chức năng hô hấp (COPD, lao phổi, suy tim); Đọc và hiểu
tiếng Việt;Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
Chẩn ñoán HPQ không rõ ràng; Không biết ñọc hoặc không hiểu ñể trả lời bảng câu hỏi; Không
ñồng ý tham gia nghiên cứu; Không có kết quả ño chức năng hô hấp; Không thu thập ñủ các dữ liệu
ñược ghi trong bệnh án nghiên cứu.
Đánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo GINA 2006
- HPQ ñược kiểm soát hoàn toàn: tất cả các tiêu chuẩn ñều ñạt
- HPQ ñược kiểm soát một phần: không ñạt 1-2 tiêu chuẩn
- HPQ không ñược kiểm soát khi không ñạt ≥ 3 tiêu chuẩn
Đánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo ACT
- Bảng trắc nghiệm ACT gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 5 câu trả lời ñược ñánh số theo thứ tự
từ 1-5, tương ứng với số ñiểm từ 1-5 ñiểm.
- Bệnh nhân tự trả lời bằng cách khoanh tròn vào con số phía trước câu trả lời và ñó cũng là số
ñiểm cho câu trả lời ñó. Sau ñó cộng dồn số ñiểm từ năm câu trả lời sẽ có ñược con số tạm gọi là ñiểm
số kiểm soát HPQ của bệnh nhân
Đánh giá kiểm soát HPQ theo ACT
- Bệnh HPQ chưa ñược kiểm soát: ≤19 ñiểm
- Bệnh HPQ ñược kiểm soát một phần: 20-24 ñiểm
- HPQ ñược kiểm soát hoàn toàn: ñạt 25 ñiểm
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 124 bệnh nhân HPQ ñến khám và ñiều trị tại Phòng Khám và Thăm dò Chức
năng Hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM trong thời gian từ 2/2006 – 2/2007, chúng tôi ghi
nhận ñược:
Bảng 1: Giới tính
Giới tính N = 124 % p
Nam 45 36,29
Nữ 79 63,71
0,03
Nhận xét: Trên 60% bệnh nhân HPQ trong nghiên cứu là nữ, tỉ lệ nam: nữ là 1:2. Có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ (p = 0,03)
Bảng 2: Tuổi trung bình của ñối tượng nghiên cứu
Tuổi Nam Nữ p
X ± SD 42,49 ± 18,35 42,26 ± 15,6 0.85
Nhận xét: Tuổi trung bình của ñối tượng nghiên cứu là 42,54. Không có sự khác biệt về ñộ
tuổi trung bình giữa nam- nữ (p=0,85)
Bảng 3 Trình ñộ văn hóa
Giới tính
Trình ñộ văn hóa
Nam
n = 45 (%)
Nữ
n = 79 (%)
p
Biết ñọc, biết viết 1 (2,22) 3 (3,8) 0,63
Cấp 1 3 (6,67) 13 (16,45) 0,11
Cấp 2 11 (24,44) 25 (31,64) 0,39
Cấp 3 16 (35,55) 25 (31,64) 0,65
Đại học và trên ñại học 14 (31,11) 13 (16,45) 0,57
Nhận xét: 50% bệnh nhân HPQ có trình ñộ văn hóa từ cấp 3 trở lên, trình ñộ văn hóa giữa nam
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
235
và nữ khác nhau không có ý nghĩa thông kê(p > 0,05)
Bảng 4 Nghề nghiệp
Nghề nghiệp N %
Công nhân 21 16,93
Lao ñộng trí óc 21 16,93
Già, mất sức lao ñộng 19 15,32
Nội trợ 18 14,51
Buôn bán 13 10,48
Học sinh, sinh viên 12 9,67
Nông dân 9 7,25
Giáo viên 2 1,66
Nghề nghiệp khác 9 7,25
Nhận xét: mọi tầng lớp ñều có thể mắc bệnh HPQ.
Bảng 5 Tần suất các yếu tố khởi phát
Yếu tố khởi phát N %
Thời tiết 61 62,88
Bụi 52 53,36
Khói thuốc 50 51,54
Gắng sức 47 48,45
Mùi lạ 35 36,08
Cúm 30 30,09
Thức ăn 18 18,55
Cảm xúc 17 17,52
Hóa chất 11 11,34
Lông thú 10 10,31
Rượu bia 7 7,21
Nhận xét: Một bệnh nhân HPQ thường cùng lúc có nhiều YTKP cơn HPQ. Thời tiết, bụi, khói
thuốc là những YTKP cơn HPQ thường gặp.
Bảng 6 Tỉ lệ bậc HPQ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
N = 124 28 23 41 32
% (22,59%) (18,55%) 33,06 25,81
Nhận xét: >50% các ñối tượng nghiên cứu bậc HPQ là bậc hen 3 và hen bậc 4.
Bảng 7 So sánh trung bình và ñộ lệnh chuẩn FEV1 theo bậc HPQ
Bận hen
FEV1
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 p
X ± SD 95,44
± 9,73
87,04
± 4,99
76,6
± 7,83
67,3
± 8,88
<0,01
Nhận xét: Trung bình và ñộ lệch chuẩn của FEV1 giữa các bậc HPQ khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Bảng 8: So sánh trung bình và ñộ lệch chuẩn PEF theo bậc HPQ
Bậc HPQ
PEF Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 p
X ± SD 97,86
± 12,36
85,68
± 8,51
78,15
± 11,32
64,06
± 10,61 <0,001
Nhận xét: Trung bình và ñộ lệch chuẩn của PEF giữa các bậc HPQ khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p <0,001)
Bảng 9 FEV1 và mức ñộ kiểm soát HPQ theo ACT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
236
FEV1 FEV1
Ks HPQ
theo ACT
< 60%
n = 9
(%)
60% - 80%
n = 29
(%)
>80%
n = 86
(%)
p
Ks hoàn toàn
n = 16
1 (11,11) 1
(3,45)
14 (16,28) 0,2
Ks một phần
n = 69
2 (22,22) 9
(31,03)
58 (67,44) <0,001
Không kiểm soát
n = 39
6 (66,67) 19
(65,51)
14 (16,28) <0,001
Nhận xét: Giá trị FEV1 ở nhóm bệnh nhân kiểm soát ñược HPQ một phần theo tiêu chuẩn ACT
có khuynh hướng tăng dần (p<0,001), trong khi ñó FEV1 ở nhóm bệnh nhân không kiểm soát ñược
HPQ theo ACT lại có khuynh hướng giảm dần (p<0,001).
Bảng 10 PEF và mức ñộ kiểm soát HPQ theo ACT
PEF PEF
Ks HPQ
theo ACT
< 60%
n = 13
(%)
60% - 80%
n = 33
(%)
>80%
n = 78
(%)
p
Ks hoàn toàn
n = 29
1
(7,69)
4
(12,12%) 24 (30,77) 0,02
Ks một phần
n = 59 3 (23,08)
10
(30,30) 46 (58,97) 0,02
Không kiểm soát
n = 36 9 (69,23)
19
(57,58)
8
(10,26) <0,001
Nhận xét: Giá trị PEF ở nhóm bệnh nhân không kiểm soát ñược HPQ theo tiêu chuẩn ACT có
khuynh hướng giảm dần (p<0,001).
Bảng 11: Tỉ lệ kiểm soát HPQ theo tiêu chuẩn GINA
KS hoàn
toàn KS một phần
Không
ñược KS
KS HPQ theo GINA 2006
N = 124
29
(23,39%) 59 (47,58%) 36 (29,03%)
Nhận xét: > 75% bệnh nhân HPQ chưa ñược kiểm soát hoàn toàn.
Bảng 12 Tỉ lệ kiểm soát HPQ theo ACT
KS hoàn toàn
(25 ñiểm)
KS một phần
(20-24 ñiểm)
Không KS ñược
(≤19 ñiểm)
N = 124 16 69 39
% 22,91% 55,65% 31,45%
Nhận xét: có hơn 85% bệnh nhân chưa kiểm soát HPQ hoàn toàn.
Bảng 13: So sánh tỉ lệ (%) mức ñộ kiểm soát HPQ theo bảng trắc nghiệm kiểm soát HPQ (ACT) và
theo tiêu chuẩn GINA 2006
Tiêu chuẩn ñánh giá
Mức
ñộ kiểm soát
GINA 2006
n = 124
(%)
ACT
n = 124
(%)
p
Ks hoàn toàn 29 (23,38) 16 (12,91) 0,032
Ks một phần 59 (47,59) 69 (55,64) 0,033
Không kiểm soát 36 (29,03) 39 (31,45) 0,34
Nhận xét: tỉ lệ kiểm soát ñược HPQ hoàn toàn theo tiêu chuẩn GINA cao hơn so với tiêu chuẩn
ACT (p = 0,032), trong khi ñó tỉ lệ kiểm soát ñược HPQ một phần theo tiêu chuẩn ACT lại có tỉ lệ cao
hơn so với tiêu chuẩn GINA (p = 0,033). Tỉ lệ không kiểm soát ñược HPQ ở 2 tiêu chuẩn là như nhau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
237
(p = 0,34).
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 124 bệnh nhân, có trên 60% bệnh nhân HPQ trong nghiên cứu là nữ, tỉ lệ nam:
nữ là 1:2 (bảng 1). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ (p<0,05). Tuổi
trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 42,54 ± 16,64 (bảng 2), không có sự khác biệt có ý
nghĩa về tuổi giữa nam và nữ trong nghiên cứu này.
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về trình ñộ văn hóa của ñối tượng nghiên cứu (bảng 3).
Mọi tầng lớp ñều có thể mắc bệnh HPQ. Trong ñó nhóm bệnh nhân già, mất sức lao ñộng, nội trợ
chiếm khoảng 30%, lao ñộng trí óc chiếm 21%, công nhân chiếm 21%, trong khi ñó nông dân chỉ
chiếm khoảng 7% (bảng 4). Trong ñó hơn 70% bệnh nhân sống tại TPHCM, phần lớn sống tại các
quận nội thành. Có khoảng 15% ñối tượng nghiên cứu hút thuốc lá, trong ñó 80% là nam. Tỉ lệ nam
hút thuốc lá là 35,55%.
Trên 70% bệnh nhân có yếu tố khởi phát cơn HPQ, không có mối liên quan giữa yếu tố khởi phát
và giới tính (p>0,05). Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận sự thay ñổi thời tiết là yếu tố thường gặp
nhất, chiếm tỉ lệ gần 63%.
Trên 70% bệnh nhân có yếu nguy cơ HPQ (bảng 5), yếu tố khởi phát giữa nam và nữ khác nhau
không có ý nghĩa thống kê tính (p>0,05). Có 60% bệnh nhân HPQ có người thân mắc bệnh HPQ, ñiều
này cũng phù hợp với y văn là HPQ có liên quan ñến di truyền. Các dữ liệu hiện nay cho thấy có
nhiều gien liên quan ñến bệnh học của HPQ. Đối với những bệnh nhân có người nhà mắc bệnh HPQ,
nên ñi khám khám sớm ñể xác ñịnh chẩn ñoán khi có triệu chứng gợi ý HPQ.
Chúng tôi ghi nhận >50% các ñối tượng nghiên cứu có bậc hen là 3 và 4, hen bậc 4 chiếm
26% ñối tượng nghiên cứu (bảng 6). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa giới tính và bậc hen
(p>0,05).
Khảo sát sự phù hợp giữa FEV1, PEF và mức ñộ kiểm sóat hen phế quản theo tiêu chuẩn GINA
và ACT cho thấy: trung bình và ñộ lệch chuẩn của FEV1 và PEF giữa các bậc hen phế quản khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (bảng 7) và (bảng 8).
Khi khảo sát FEV1 và mức ñộ kiểm sốt hen phế quản theo ACT cho thấy giá trị FEV1 ở nhóm
bệnh nhân kiểm soát ñược hen phế quản một phần theo tiêu chuẩn ACT có khuynh hướng tăng dần
(p<0,001), trong khi ñó FEV1 ở nhóm bệnh nhân không kiểm soát ñược hen phế quản theo ACT lại
có khuynh hướng giảm dần (p<0,001). Ngoài ra, giá trị PEF ở nhóm bệnh nhân không kiểm soát ñược
hen phế quản theo tiêu chuẩn ACT có khuynh hướng giảm dần (p<0,001) (bảng 9) và (bảng 10).
Qua ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ theo GINA 2006 chúng tôi ghi nhận tỉ lệ HPQ kiểm soát
hoàn toàn là 23,39%, HPQ kiểm soát không hoàn toàn là 47,58% và HPQ không kiểm soát ñược là
29,03% (bảng 11).
Qua ñánh giá mức ñộ kiểm soát HPQ của 124 bệnh nhân bằng bảng trắc nghiệm kiểm soát HPQ,
chúng tôi ghi nhận tỉ lệ kiểm soát HPQ hoàn toàn là 12,9% (25 ñiểm), kiểm soát HPQ một phần là
55,65% (20-24 ñiểm), HPQ không kiểm soát ñược là 31,45% (<19 ñiểm) (bảng 12). Qua khảo sát
mức ñộ kiểm soát HPQ tại một số nước Châu Á bằng bảng trắc nghiệm kiểm soát HPQ ghi nhận tỉ lệ
bệnh nhân có ñiểm ACT>20 tức là HPQ kiểm soát một phần là 17%. Tỉ lệ này thay ñổi theo từng
quốc gia, như 10% tại Philippine, 31% ở Hàn Quốc, 28% ở Malaysia, 24% ở Malaysia, 23% ở Đài
Loan. Khoảng 2% bệnh nhân HPQ trong nghiên cứu tại Hàn Quốc ñạt ñiểm số ACT là 25, tức là HPQ
kiểm soát hoàn toàn(3,4-8,10,11). Tỉ lệ kiểm soát HPQ hoàn toàn và HPQ kiểm soát một phần trong
nghiên cứu của chúng tôi (những bệnh ñang ñược theo dõi và ñiều trị theo phác ñồ GINA) cao hơn so
với kết quả khảo sát trong cộng ñồng (bao gồm những bệnh nhân ñược ñiều trị và không ñiều trị) tại
các nước nghiên cứu(13).
Tỉ lệ kiểm soát ñược HPQ hoàn toàn theo tiêu chuẩn GINA cao hơn so với tiêu chuẩn ACT (p =
0,032) bảng 13, trong khi ñó tỉ lệ kiểm soát ñược HPQ một phần theo tiêu chuẩn ACT lại có tỉ lệ cao
hơn so với tiêu chuẩn GINA (p = 0,033). Tỉ lệ không kiểm soát ñược HPQ ở 2 tiêu chuẩn là như nhau
(p = 0,34). Tuy nhiên, nếu so sánh nhóm bệnh nhân có mức ñộ kiểm soát HPQ hoàn toàn và kiểm soát
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
238
HPQ một phần ñược ñánh giá theo GINA 2006 (70,97%) và theo bảng trắc nghiệm ACT (68,55%)
(bảng 12) thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,08). Từ ñó có thể nhận xét rằng tỉ lệ
kiểm soát HPQ hoàn toàn và kiểm soát HPQ một phần khi ñánh giá theo tiêu chuẩn GINA và ACT là
như nhau (bảng 13).
Tuy nhiên với những cơ sở y tế có nguồn nhân lực hạn chế, số lượng bệnh nhân ñông và kinh tế
bệnh nhân không cho phép, bệnh nhân sẽ không ñược ño chức năng hô hấp thường xuyên. Tiêu chuẩn
về chức năng hô hấp làm cho cách ñánh giá theo GINA 2006 khó sử dụng rộng rãi. Trong khi ACT
gồm 5 câu hỏi ñơn giản, dễ hiểu, có thể áp dụng ở mọi nơi. Cách cho ñiểm cũng ñơn giản và không
cần thông số ño chức năng hô hấp. Và ñã có nhiều nghiên cứu cho thấy ñánh giá theo ACT và GINA
có mối liên quan với nhau(2-8,10,11,13). Tuy nhiên hạn chế của ACT là thông tin sử dụng thuốc giãn phế
quản, nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít mặc dù có chỉ ñịnh thì khi trả lời
câu hỏi số 4 trong bảng trắc nghiệm (Trong 4 tuần qua, bạn có thường dùng bình xịt hoặc thuốc phun
khi dung như salmeterol ñể cắt cơn không?) sẽ cho kết quả không chính xác.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ kiểm soát HPQ theo ACT tương tự như GINA 2006, và khi khảo sát sự phù hợp giữa FEV1
và PEF với mức ñộ kiểm soát HPQ theo ACT và GINA 2006 cũng cho kết quả tương tự nhau. Do ñó
có thể sử dụng ACT ñể ñánh giá ñược mức ñộ kiểm soát HPQ, bảng trắc nghiệm ACT ñơn giản, dễ
thực hiện mà không cần dựa vào ñặc ñiểm ño chức năng hô hấp (FEV1 và/hoặc PEF) như GINA
2006.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asthma in America (2006): A landmark survey. GlaxoSmithKline, 1988.
2. Chih Hao Chao, Shiang-Ling King, Chen-Yu Wang, Ming-Cheng Chan, Benjamin Kuo, Jeng-Yuan Hsu (2008), “Assessment of
asthma control test and GINA criteria”, TEPS; (232), pp. 81-88
3. Elizabeth F. Juniper (2004), “Measuring Health-Related Quality of Life in Adults During an Acute Asthma Exacerbation”, Chest; (125),
pp. 93-97.
4. Huang S.L., Shiao G., Chou P. (1999), “Association between body mass index and allergy in teenage girls in Taiwan”. Clin. Exp.
Allergy; (29), pp. 323-9.
5. Lababidi H., Hijaoui A., Zarzour M. (2008), “Validation of the Arabic version of the asthma control test”, Annuals of Thoracic
Medicine, pp. 44-47:2
6. Laercio M. Valanca, Guilherme Benevento, Antonio V. Vasconselos, Thomas E. Osterne, Jesian C. Aguiar (2006), “Asthma control test
(ACT) compared with spirometry in the assessment of patients with asthma”, Chest 2006.
7. Lê Thị Tuyết Lan (2005), “Hô Hấp Ký”, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.
8. Masoli M., Fabian D., Holt S., et al (2004). “Global Initiative for Asthma (GINA) Program: the global burden of asthma: executive
summary of the GINA dissemination Committee report”, Allergy; (59), pp. 469-478
9. Mannimo D.M., Homa D.M., Pertowski C.A., Nixon L.L., Johnson C.A., et al (1995), “Surveillance of asthma in The United States,
1960-1995”. MMWR; 47(SS-1), pp. 1-14
10. Nathan R.A., Sorkness C.A., Kosinski M. et a (2004), “Development of the asthma control test: a survey for assessing asthma control”,
J. Allery Clin. Immunol, (113): pp. 59-65
11. National Heart, Lung And Blood Institute / World Health Organization (2006), “Global Stratery For Asthma Management and
Prevention”, NHLBI/WHO Workshop Report, NIH Publication.
12. Trần Quỵ (2006), “Báo cáo tổng kết dự án phòng chống hen phế quản tại một số tỉnh phía Bắc từ 2004-2006”, công trình nghiên cứu
khoa học BV Bạch Mai.
13. Trần Văn Sóng (2008). Giá trị bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT và GINA 2006 trong ñánh giá mức ñộ kiểm soát hen – Luận văn Thạc sĩ
Y học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_muc_do_kiem_soat_hen_phe_quan_bang_bang_trac_nghiem.pdf