KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu của người lao động sản xuất ăc quy có tiếp xúc chì trung bình là
7,68 ± 0,58 (mg/L). Tỷ lệ người có xét nghiệm ∆ALA niệu vượt mức bình thường là 38,80% và ở
mức nhiễm độc chì là 17,20%.
Trị số trung bình, các tỷ lệ trên thì cao hơn ở nhóm doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên có sự vượt
trội hơn hẳn ở 1 trong 2 doanh nghiệp tư nhân được đưa vào nghiên cứu.
Người lao động có ∆ALA niệu vượt mức bình thường cần được khám, làm các xét nghiệm cần
thiết để phát hiện nhiễm độc chì trên lâm sàng. Các trường hợp nhiễm độc cần được điều trị, điều
dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc giám định bệnh nghề nghiệp nếu còn triệu chứng, di chứng tại các đơn
vị y tế chức năng theo quy định.
Cần phải tăng cường kiểm soát sự tiếp xúc chì tại cơ sở. Đặc biệt cơ quan quản lý sức khỏe lao
động của cơ sở 2 cần phải kiểm tra chi tiết, toàn diện điều kiện lao động của cơ sở này, bắt buộc cơ sở
áp dụng các biện pháp giảm tối thiểu sự tiếp xúc để bảo vệ sức khỏe người lao động.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ nhiễm chì thông qua chỉ số Delta Ala niệu của người lao động tại một số doanh nghiệp sản xuất ắc quy khu vực phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 123
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM CHÌ THÔNG QUA CHỈ SỐ DELTA ALA NIỆU
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
ẮC QUY KHU VỰC PHÍA NAM
Nguyễn Bích Hà∗, Lý Thành Trung*, Nguyễn Thị Trúc Ly*
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Tác hại của chì ñối với sức khỏe người tiếp xúc nghề nghiệp cũng ñược mô tả sớm nhất (năm
1717). Hiện nay, chì vẫn ñược sử dụng nhiều trong công nghiệp, ñặc biệt là trong ngành chế tạo ắc quy. Việc theo
dõi người lao ñộng thấm nhiễm chì hoặc có sự tiếp xúc quá ñáng với chì ñược các doanh nghiệp thực hiện hàng
năm theo luật lao ñộng. Từ ñó có các biện pháp giảm sự tiếp xúc, giám sát chặt chẽ môi trường lao ñộng, ñiều trị
ñiều dưỡng ñối với các trường hợp bị thấm nhiễm.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả giám sát sinh học người lao ñộng tiếp xúc chì tại 3 cơ sở sản xuất
ắc quy chì khu vực phía Nam năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, cỡ mẫu 1366, kỹ thuật lấy mẫu sử dung phương pháp lấy mẫu
toàn bộ. Kỹ thuật áp dụng: Xét nghiệm delta ALA (∆ALA) niệu, ñánh giá kết quả xét nghiệm (mức ñộ nhiễm chì)
theo thường quy kỹ thuật vệ sinh lao ñộng của Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh môi trường (năm 2002).
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có xét nghiệm ∆ALA niệu vượt mức bình
thường là 38,80% và ở mức nhiễm ñộc chì là 17,20%. Giá trị ∆ALA niệu thấp nhất là 0,1mg/L; giá trị cao nhất là
123,4mg/L. Giá trị trung bình cao nhất ở cơ sở 2. Sự khác biệt trung bình giữa các cơ sở có ý nghĩa thống kê với
P < 0,001. Tỷ lệ thấm nhiễm chì ở doanh nghiệp tư nhân cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001.
Kết luận: Tỷ lệ người có kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu vượt mức bình thường cao hơn một số nghiên cứu
ñược tiến hành trước ñó. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu giữa
hai nhóm doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Cần phải tăng cường kiểm soát sự tiếp xúc chì tại cơ sở. Đặc biệt
cơ quan quản lý sức khỏe lao ñộng của cơ sở 2 cần phải kiểm tra chi tiết, toàn diện ñiều kiện lao ñộng của cơ sở
này, bắt buộc cơ sở áp dụng các biện pháp giảm tối thiểu sự tiếp xúc ñể bảo vệ sức khỏe người lao ñộng.
Từ khoá: Nhiễm ñộc chì, Delta Ala niệu, sự tiếp xúc chì.
ABSTRACT
EVALUATION OF LEAD POISIONING LEVEL BY URINARY DELTA ALA INDEX OF WORKERS IN
BATTERY PRODUCTION COMPANY IN THE SOUTH OF VIET NAM
Nguyen Bich Ha, Ly Thanh Trung, Nguyen Thi Truc Ly
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 123 - 128
Background: The lead effect on the health of occupational exposure person was reported earliest in 1717.
Nowadays, the lead is used commonly in industry, especially battery producing industry. Companies follow yearly
working person who suffered from lead or exposed over lead according to labor law. So they have many methods
to reduce exposure and supervise closely labor’ environment as well as treat clinically for person suffer from
lead.
Objectives: evaluate the result on supervising working person exposed lead at 3 lead producing companies in
the Southern in 2009.
Method: cross-sectional survey with 1366 samples, the whole sampling formula was used. Technique:
urinary delta ALA test, assess test results (lead exposed level) according to labor hygiene technical regulations of
Institute of Labor Health and Environmental Hygiene in 2002.
Result: the study showed the prevalence people with urinary ∆ALA test over normal level are 38.8% and
lead exposure is 17.2%. The lowest value of urinary ∆ALA test was 0,1mg/L, the highest value was 123,4mg/L.
The second company has the highest averaged value. The different from companies was statistically significant
∗
Viện Vệ sinh – Y tế Công Cộng thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: ThS. Nguyễn Bích Hà ĐT: 0908877820 Email: nguyenbichha@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 124
with p <0.001. The prevalence of lead exposure at private companies is higher than public companies and the
different has statistically significant p<0.001.
Conclusion: The prevalence of people with urinary ∆ALA test over normal level in this study are higher than
many other studies. The study indicated there is different from private and public companies about urinary ∆ALA
test. So supervising lead exposure at companies should be strengthened, especially labor health managing agency
of 2nd company needs to check detailed and total its labor conditions so that we force this company applies
methods reducing lead exposure to protect labor people’ health.
Keyworks: Lead poisoning, urinary Delta Ala, lead exposure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chì là một kim loại nặng ñược con người sử dụng
từ hàng ngàn năm trước. Tác hại của chì ñối với sức
khỏe người tiếp xúc nghề nghiệp cũng ñược mô tả
sớm nhất (năm 1717). Trong sản xuất, chì ñược hấp
thu vào cơ thể chủ yếu qua hô hấp, sau ñó là qua tiêu
hóa và qua da (rất ít). Chì có tác hại chủ yếu lên cơ
quan tạo máu, hệ thần kinh, tiêu hóa, thận, khớp và
gây suy yếu các cơ quan tổ chức, ảnh hưởng tới sinh
sản, thể nhiễm sắc(4,5).
Hiện nay chì vẫn ñược sử dụng nhiều, ñặc biệt
trong công nghiệp chế tạo ắc quy chì (bình ñiện). Vì
việc chế tạo ắc quy còn nhiều thao tác thủ công nên
phải sử dụng nhiều lao ñộng. Việc theo dõi người lao
ñộng thấm nhiễm chì hoặc có sự tiếp xúc quá ñáng
với chì ñược các doanh nghiệp thực hiện hàng năm
theo luật lao ñộng. Từ ñó có các biện pháp giảm sự
tiếp xúc, giám sát chặt chẽ môi trường lao ñộng, ñiều
trị ñiều dưỡng ñối với các trường hợp bị thấm
nhiễm(4,5).
∆ALA (δ amino levulinic acid) là 1 sản phẩm
trung gian của quá trình sinh tổng hợp Hemoglobin.
Khi có sự tác ñộng của chì, sản phẩm này không tiếp
tục chuyển hóa ñược nên tăng nổng ñộ và ñược ñào
thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ∆ALA niệu là cách
thông dụng cho biết sự tiếp xúc chì ñã gây tác ñộng về
sinh hóa hay chưa (test thấm nhiễm). Do ñó, người ta
thường dùng xét nghiệm ∆ALA niệu như một test
sàng lọc ñể ñánh giá mức ñộ nhiễm ñộc chì nghề
nghiệp(2). Tỷ lệ thấm nhiễm chì ở mỗi cơ sở có thể coi
là 1 chỉ báo về mối nguy từ môi trường lao ñộng, việc
kiểm soát tiếp xúc chì của mỗi cá nhân chưa chặt chẽ.
Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM thực hiện
giám sát sinh học nhiễm ñộc chì cho một số doanh
nghiệp sản xuất ắc quy chì tại khu vực phía Nam.
Việc tổng kết, ñánh giá kết quả giám sát này là cần
thiết ñể có những kết luận, cảnh báo kịp thời cho
doanh nghiệp trong việc quản lý sức khỏe người lao
ñộng tại các cơ sở này cũng như ứng dụng vào các cơ
sở khác có loại hình sản xuất tương tự.
Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả giám sát sinh học người lao
ñộng tiếp xúc chì tại 3 cơ sở sản xuất ắc quy chì khu
vực phía Nam năm 2009.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát xét nghiệm ∆ALA niệu của người lao
ñộng tại doanh nghiệp sản xuất ắc quy nhà nước cổ
phần và doanh nghiệp tư nhân vốn nước ngoài.
2. Xác ñịnh tỷ lệ người tiếp xúc chì quá mức,
người thấm nhiễm chì.
3. Phân tích tương quan chỉ số ∆ALA niệu theo
tuổi nghề, công việc.
4. Đánh giá sự khác biệt về ∆ALA niệu giữa 2
nhóm doanh nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Người lao ñộng tiếp xúc chì trong ngành sản xuất
ắc quy thuộc công ty Pin ắc quy miền Nam (cơ sở 1),
người lao ñộng tiếp xúc chì thuộc Công ty TNHH Lê
Long (cơ sở 2) và công ty TNHH Ắc quy GS Việt
Nam (cơ sở 3).
Phương pháp
Mô tả cắt ngang.
Kỹ thuật lấy mẫu
Lấy mẫu toàn bộ số công nhân trong các công ty
ñược chọn. Tổng số ñối tượng ñược ñưa vào nghiên
cứu: 1366. Trong ñó: cơ sở 1 có 408 người, cơ sở 2 có
362 người, cơ sở 3 có 596.
Kỹ thuật áp dụng
Xét nghiệp ∆ALA niệu, ñánh giá kết quả xét
nghiệm (mức ñộ nhiễm chì) theo thường quy kỹ thuật
vệ sinh lao ñộng của Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh
môi trường (năm 2002).
Phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8.0, so sánh
kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu giữa các nhóm công
nhân thuộc các doanh nghiệp khác nhau.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về ñặc tính của ñối tượng nghiên cứu
Tuổi nghề
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 125
0
10
0
20
0
30
0
40
0
Fr
e
qu
en
cy
0 10 20 30 40
Tuoinghe
Biểu ñồ 1: Phân bố tuổi nghề
Tuổi nghề trung bình 6,30 năm, thấp nhất là
1năm, cao nhất là 35 năm. Tuy tuổi nghề có dao ñộng
lớn (ñộ lệch chuẩn 6,94), tần số tuổi nghề tập trung
chủ yếu vào giá trị dưới 5 năm.
38
,24
11
,03
20
,34
30
,39
79
,22
18
,28
2
,49
0
75
,34
11
,07
6
,38
7
,21
0 50 100 150 200 250
1 – 5 năm
6 – 10 năm
11 – 15 năm
Trên 15 năm
Cơ sở 1 Cơ sở 2 Cơ sở 3
Biểu ñồ 2: Tuổi nghề của ñối tượng phân theo cơ sở
sản xuất
Phân bố tuổi nghề cao (trên 10 năm) chủ yếu ở cơ
sở 1 (DN nhà nước). Phân bố tuổi nghề thấp chủ yếu
ở cơ sở 2 và 3, tuổi nghề thấp nhất ở cơ sở 2.
Công việc của ñối tượng nghiên cứu
Công nhân trực tiếp tiếp xúc ñược giám sát sinh
học là chủ yếu (chiếm 95%). Công nhân làm các công
việc gián tiếp nhưng có tiếp xúc chỉ chiếm 1 lượng
nhỏ (5%).
Về kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu
Bảng 1: Kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu phân theo
mức ñộ thấm nhiễm chì:
Delta ALA niệu n Tỷ lệ (%)
≤ 5,7 mg/l (Bình thường) 836 61,20
5,7 – 10 mg/l (Theo dõi thấm nhiễm chì vô
cơ)
295 21,60
≥ 10 mg/l (Thấm nhiễm chì vô cơ) 235 17,20
Tổng cộng 1.366 100
Tỷ lệ thấm nhiễm chì vô cơ là 17,2%, theo dõi
thấm nhiễm chì vô cơ là 21,6%.
Tỷ lệ mẫu có chỉ số kết quả xét nghiệm ∆ALA
niệu vượt mức bình thường (>5,7mg/l) chiếm tới 39%
tổng số mẫu ñược xét nghiệm.
Bảng 2: Giá trị ∆ALA niệu trung bình:
Doanh
nghiệp
N Trung
bình
Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Min Max
Cơ sở 1 408 5,2 0,3 5,5 0,1 42,2
Cơ sở 2 362 14,2 0,9 17,4 0,3 123,4
Cơ sở 3 596 5,4 0,2 4,7 0,1 42,2
Chung 1.366 7,7 0,3 10,7 0,1 123,4
Giá trị ∆ALA niệu thấp nhất là 0,1mg/L; giá trị
cao nhất là 123,4mg/L. Giá trị cao nhất rơi vào cơ sở
2. Giá trị trung bình cao nhất ở cơ sở 2. Sự khác biệt
trung bình giữa các cơ sở có ý nghĩa thống kê với
P<0,001.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
≤ 5,7 mg/l
(Bình
thường)
5,7 – 10
mg/l (Theo
dõi thấm
nhiễm chì vô
cơ)
≥ 10 mg/l
(Thấm
nhiễm chì vô
cơ)
1-5 năm
6-10 năm
11-15 năm
Trên 15 năm
Biểu ñồ 3: Phân bố tỷ lệ các mức ∆ALA niệu theo tuổi
nghề
Phân bố tỷ lệ các mức ∆ALA niệu không có sự
khác nhau rõ rệt theo các nhóm tuổi nghề (P=0,477).
Bảng 3: Phân loại kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu
theo công việc
Công việc ≤ 5,7 mg/l
(Bình
thường)
5,7 – 10 mg/l
(Theo dõi
thấm nhiễm
chì vô cơ)
≥ 10 mg/l
(Thấm
nhiễm chì
vô cơ)
Tổng
cộng
Công nhân sản
xuất
785 (60,6%) 280
(21,6%)
232 (17,9%) 1.295
CN gián tiếp có
tiếp xúc
51
(73,9%)
15
(21,7%)
3
(4,4%)
69
Tổng cộng 836 (61,2%) 295
(21,6%)
235 (17,2%) 1,366
Tỷ lệ thấm nhiễm chì cao hơn ở nhóm công nhân
sản xuất, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê
với P<0,05.
Đánh giá kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu theo
loại hình doanh nghiệp
Cơ sở 2 có tỷ lệ thấm nhiễm chì cao hơn hẳn 2
doanh nghiệp còn lại (40,61%), sự khác biệt tỷ lệ các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 126
mức ∆ALA niệu giữa các cơ sở có ý nghĩa thống kê
(P<0,001).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
≤ 5,7 mg/l
(Bình thường)
5,7 – 10 mg/l
(Theo dõi
thấm nhiễm
chì vô cơ)
≥ 10 mg/l
(Thấm nhiễm
chì vô cơ)
Cơ sở 1
Cơ sở 2
Cơ sở 3
Biểu ñồ 4: Phân bố tỷ lệ các mức ∆ALA niệu theo cơ sở
Bảng 4: Tỷ lệ xét nghiệm ∆ALA niệu bình thường hay
vượt mức bình thường theo cơ sở
Doanh nghiệp ≤ 5,7 mg/l (Bình thường)
> 5,7 mg/l (vượt
mức bình thường) Tổng cộng
Cơ sở 1 294 (72,1%) 114 (27,9%) 408
Cơ sở 2 138 (38,1%) 224 (61,9%) 362
Cơ sở 3 404 (67,8%) 192 (32,2%) 596
Chung 836 (61,2%) 530 (38,8%) 1366
Nhìn vào bảng trên ta thấy trị số ∆ALA niệu vượt
mức trung bình ở cơ sở 2 là khá cao (61,9%). Trị số
này cao hơn rất nhiều so với cơ sở 3 (31,2%) và cơ sở
một 27,9%).
Nếu chia cơ sở làm 2 loại: doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hóa và doanh nghiệp tư nhân, thì loại
thứ nhất gồm cơ sở 1, loại thứ 2 gồm cơ sở 2 và 3
ñều là doanh nghiệp tư nhân vốn nước ngoài.
Bảng 5: So sánh giá trị ∆ALA niệu trung bình giữa 2
loại doanh nghiệp
N TB Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
KTC 95%
Doanh nghiệp nhà
nước
408 5,2 0,3 5,5 4,7 5,7
Doanh nghiệp tư
nhân
958 8,7 0,4 12,1 7,9 9,5
Chung 1.366 7,7 0,3 10,7 7,1 8,2
Giá trị ∆ALA niệu trung bình của công nhân
thuộc doanh nghiệp tư nhân cao hơn doanh nghiệp
nhà nước có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
Tỷ lệ thấm nhiễm chì ở doanh nghiệp tư nhân
cao hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,001) (biểu ñồ 5).
Tỷ lệ các trường hợp vượt mức bình thường ở
Doanh nghiệp tư nhân (43,4%) cao hơn Doanh nghiệp
nhà nước (27,9%) (biểu ñồ 6).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
≤ 5,7 mg/l
(Bình
thường)
5,7 – 10 mg/l
(Theo dõi
thấm nhiễm
chì vô cơ)
≥ 10 mg/l
(Thấm
nhiễm chì vô
cơ)
DN nhà nước
DN tư nhân
0
10
20
30
40
50
60
70
80
≤ 5,7 mg/l (Bình
thường)
> 5,7 mg/l (vượt
mức bình thường)
DN nhà
nước
DN tư nhân
Biểu ñồ 5: Phân bố tỷ lệ các mức ∆ALA niệu theo loại
doanh nghiệp
Biểu ñồ 6: Phân bố tỷ lệ mức ∆ALA niệu bình thường
hay vượt bình thường theo loại hình doanh nghiệp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 127
BÀN LUẬN
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu của 1366 người lao ñộng tại 3 cơ sở
sản xuất ắc quy, trong ñó có 1 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và 2 doanh nghiệp tư nhân vốn
nước ngoài.
Kết quả trị số ∆ALA niệu trung bình bằng 7,68 ± 0,58 (mg/L). Trị số trung bình vượt mức bình
thường (≤5,7mg/L) và ñộ lệch chuẩn cao, chứng tỏ có nhiều giá trị vượt rất cao ñã ảnh hưởng tới phân
bố trị số này. Tuy nhiên, trị số trung bình trong nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu tại Etiopia (Năm
2004 – 2005, tại Etiopia, một nghiên cứu cắt ngang ñược thực hiện nhằm ñánh giá sự tiếp xúc chì
thông qua so sánh trị số ∆ALA niệu giữa nhóm công nhân nhân sửa chữa bình ắcquy tiếp xúc chì và
nhóm không tiếp xúc thuộc một tập ñoàn cung cấp dịch vụ vận chuyển(1). Nghiên cứu cho biết giá trị
∆ALA niệu ở nhóm tiếp xúc (16µg/ml±2.0 tương ñương 16mg/L±2.0) cao hơn hẳn ở nhóm không
tiếp xúc (7µg/ml±1.0 tương ñương 7mg/L±1.0) với P<0,001) và cũng thấp hơn nghiên cứu tại Tây
Ban Nha (Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha ñược báo cáo năm 1976 về ñịnh lượng ∆ALA niệu trong
một nhóm dân số tiếp xúc chì(6). Nghiên cứu ñã cho kết quả ∆ALA niệu trung bình bằng 28,55mg/L
ở nhóm tiếp xúc, 3,36mg/L ở nhóm không tiếp xúc cùng nhà máy và 2,98mg/L ở nhóm ñối chứng
khác). Tuy nhiên nếu phân tích giá trị trung bình ở từng cơ sở thì chỉ có cơ sở 2 vượt mức bình thường
và có ñộ lệch chuẩn rất cao, khoảng tin cậy không chứa trị số bình thường; hai cơ sở còn lại ở dưới
mức bình thường và ñộ lệch chuẩn thấp hơn, khoảng tin cậy có chứa trị số bình thường.
Tỷ lệ người có trị số ∆ALA niệu ở mức nhiễm ñộc chì là 17,20% thấp hơn nghiên cứu của Hoàng
Văn Bính và cộng sự năm 1984 tại Nhà máy Ắc quy Đồng Nai (23%)(3), thấp hơn ñiều tra của Phùng
Thanh Tú và cộng sự tại 2 cơ sở sản xuất ắc quy Nha Trang ñược báo cáo năm 1985 (36%)(8). Tuy
nhiên tỷ lệ này cao hơn một nghiên cứu tại Mỹ từ ñầu thế kỷ 20 (Một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm ñộc
chì liên quan tới công nhân nhập cư và chủng tộc của họ vào giai ñoạn những năm 1920 và 1930 do tổ
chức Hiệp hội những nhà sản xuất ắc quy quốc gia tại Mỹ ủy nhiệm ñã cho biết tỷ lệ nhiễm ñộc chì
chung là 12% trong ngành sản xuất ắc quy nước này(2). Tuy sự so sánh này còn chưa ñại diện nhưng
cũng phần nào chứng tỏ so với trong nước thì tình hình nhiễm ñộc chì có ñược cải thiện, nhưng khi so
với nước ngoài thì còn một khoảng lùi khá xa.
Nếu tính riêng tỷ lệ nhiễm ñộc chì cho từng cơ sở thì tỷ lệ cao nhất tại cơ sở 2 (40,61%). Cơ
sở 2 là doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ nhiễm ñộc chì rất cao ở cơ sở này ñã ảnh hưởng vào nhóm
doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở 2 cũng là cơ sở có tuổi nghề trẻ hơn cả. Đa số tuổi nghề thấp thường
ñi cùng sự biến ñộng lao ñộng, có thể cũng do ñiều kiện làm việc kém ñược nhận thấy rõ ràng. Ở
doanh nghiệp tư nhân còn lại thì các trị số cũng tương ñương với doanh nghiệp nhà nước.
Tỷ lệ người có trị số ∆ALA niệu vượt mức bình thường khá cao (38,80%) chứng tỏ việc kiểm
soát sự tiếp xúc chì rất kém. Chì xâm nhập vào cơ thể qua ñường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu như
hơi và bụi chì trong không khí ñã ñược khống chế ở dưới mức tiêu chuẩn vệ sinh lao ñộng cho phép
(0,00001mg/L) thì chì vẫn dễ dàng xâm nhập qua ñường tiêu hóa khi vệ sinh cá nhân kém (rửa tay
không sạch, quần áo dây dính mang về nhà), công nhân còn ăn uống trong xưởng, thiếu bảo hộ lao
ñộng thiết yếu (nón, găng tay, khẩu trang) hoặc những thứ này không ñược vệ sinh khỏi bụi chì
thường xuyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả xét nghiệm ∆ALA niệu của người lao ñộng sản xuất ăc quy có tiếp xúc chì trung bình là
7,68 ± 0,58 (mg/L). Tỷ lệ người có xét nghiệm ∆ALA niệu vượt mức bình thường là 38,80% và ở
mức nhiễm ñộc chì là 17,20%.
Trị số trung bình, các tỷ lệ trên thì cao hơn ở nhóm doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên có sự vượt
trội hơn hẳn ở 1 trong 2 doanh nghiệp tư nhân ñược ñưa vào nghiên cứu.
Người lao ñộng có ∆ALA niệu vượt mức bình thường cần ñược khám, làm các xét nghiệm cần
thiết ñể phát hiện nhiễm ñộc chì trên lâm sàng. Các trường hợp nhiễm ñộc cần ñược ñiều trị, ñiều
dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc giám ñịnh bệnh nghề nghiệp nếu còn triệu chứng, di chứng tại các ñơn
vị y tế chức năng theo quy ñịnh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 128
Cần phải tăng cường kiểm soát sự tiếp xúc chì tại cơ sở. Đặc biệt cơ quan quản lý sức khỏe lao
ñộng của cơ sở 2 cần phải kiểm tra chi tiết, toàn diện ñiều kiện lao ñộng của cơ sở này, bắt buộc cơ sở
áp dụng các biện pháp giảm tối thiểu sự tiếp xúc ñể bảo vệ sức khỏe người lao ñộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed K, Ayana G, and Engidawork E (2008). Lead exposure study among worker in lead acid battery repair units of transport service
enterprises, Addis Ababa, Ethiopia: a cross-sectional study. J Occup Med Toxicol; p.3:30.
2. Caldeira C, Mattos R, Meyer A, Morreira JC (2000). Limits in the applicability of urine delta aminolevulinic acid determination as a
screening test in the evaluation of occupational lead poisoning. Cad Saude Publica. 2000 Jan-Mar; 16(1): 225-30.
3. Hoàng Văn Bính (1990), Nguyễn Văn Hoan và cộng sự. Sự gia tăng nguy cơ nhiễm ñộc chì ở công nhân nhà máy Ắc quy Đồng Nai. Hội
nghị khoa học kỹ thuật 1986-1990. Viện Vệ sinh – Y tế công cộng. tr: 24.
4. Hoàng Văn Bính (2003). Độc chất học công nghiệp. Chì vô cơ (Pb). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. tr: 134-146.
5. Lê Trung (2007). Bệnh nhiễm chì vô cơ. 21 bệnh nghề nghiệp ñược bảo hiểm. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. tr: 320-336.
6. Ballesteros MG, Zuniga C MA, Sanchez AFJ (1976). Determination of delta aminolevulinic acid in urine in a population exposed to lead.
Arch Invest Med (Mex).; 7(3): 115-22.
7. Penrose B (2003). Occupational Lead Poisoning in Battery Workers: the Failure to Apply the Precautionary Principle. Labour History
No. 84 –. P: 6. (www.history-cooperative. org/journals/lab/84/penrose.html).
8. Phùng Thanh Tú, Phạm Ngọc Cảnh, Trần Thị Ngọc An và cộng sự.(1985) Bước ñầu ñiều tra môi trường làm việc và sự nhiễm chì của
công nhân ngành in, ắc quy, cấp phát xăng. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật vệ sinh phòng dịch 1981-1985 các tỉnh duyên hải
miền trung. Viện Pasteur Nha Trang; tr: 6-8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_muc_do_nhiem_chi_thong_qua_chi_so_delta_ala_nieu_cu.pdf