Đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quị não cấp bằng thang điểm Guss

Đánh giá rối loạn nuốt tại giường bằng test sàng lọc “The Gugging Swallowing Screen (GUSS)”(12) trên 89 bệnh nhân đột quỵ não cấp tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2013 – 9/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Rối loạn nuốt thường gặp ở bệnh nhân đột quị não cấp với tỷ lệ 60,7% (54 bệnh nhân). - Rối loạn nuốt có liên quan có ý nghĩa thống kê với viêm phổi sau đột quỵ não. Tỷ lệ viêm phổi trong nhóm có rối loạn nuốt là 27,8%, trong nhóm không có rối loạn nuốt là 0% với p<0,001. - Tuổi lớn hơn, giới nữ và thể đột quỵ xuất huyết trong sọ làm tăng nguy cơ rối loạn nuốt sau đột quỵ não. - Việc sàng lọc rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm dự đoán nguy cơ hít sặc, từ đó có chế độ nuôi dưỡng và loại thức ăn thích hợp với từng mức độ rối loạn nuốt nhằm phòng ngừa phổi hít và biến chứng viêm phổi sau đột quỵ. Thang điểm sàng lọc rối loạn loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao và tương đối dễ thực hiện, thích hợp đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng bệnh nhân đột quỵ não cấp tại giường

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quị não cấp bằng thang điểm Guss, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 47 ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NUỐT Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ NÃO CẤP BẰNG THANG ĐIỂM GUSS Nguyễn Thị Phương Nga* , Phan Xuân Nam*, Trần Kim Phượng* TÓM TẮT Mục tiêu: Rối loạn nuốt thường gặp và làm tăng nguy cơ viêm phổi hít sau đột quỵ cấp. Chúng tôi dùng phương pháp đánh giá rối loạn nuốt đơn giản từng bước tại giường “The Gugging Swallowing Screen (GUSS) cho các bệnh nhân đột quỵ cấp nhằm đánh giá nguy cơ phổi hít và khuyến cáo chế độ nuôi dưỡng thích hợp. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 89 bệnh nhân đột quỵ cấp được nhập viện vào khoa Nội thần kinh từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,8 (SD = ± 14,5). Nam chiếm tỷ lệ 65,2% và nữ 34,8%. Tỷ lệ rối loạn nuốt là 60,7%. Tỷ lệ viêm phổi ở nhóm bệnh nhân có và không có rối loạn nuốt lần lượt là 27,8% và 0% (p < 0,001). Tuổi lớn hơn, giới nữ và thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có liên quan có ý nghĩa thống kê với rối loạn nuốt sau đột quỵ. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn sau đột quỵ là 60,7%. Tuổi lớn hơn, giới nữ, thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có thể là các yếu tố nguy cơ của rối loạn nuốt. Thang điểm sàng lọc rối loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao và tương đối dễ thực hiện, thích hợp đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng bệnh nhân đột quỵ não cấp tại giường. Từ khóa: đột quỵ não, rối loạn nuốt, guss ABSTRACT DYSPHAGIA BEDSIDE SCREENING FOR ACUTE STROKE PATIENTS USING THE GUGGING SWALLOWING SCREEN Nguyen Thi Phuong Nga, Phan Xuan Nam, Tran Kim Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 47-52 Objective: Acute-onset dysphagia after stroke is frequently associated with an increased risk of aspiration pneumonia. We used the simple, stepwise bedside screen (The Gugging Swallowing Screen) for acute-stroke inpatients to assess the severity of aspiration risk and recommend a special diet accordingly. Methods: 89 acute-stroke inpatients were assessed prospectively. These patients were hospitalized in Department of Neurology, Thong Nhat hospital from March 2013 September 2013. Results: 65.2% were men and 34.8% women; mean age 66.8 years (SD = ± 14.5). Swallowing disorders occurred in 60.7%. The rate of pneumonia among patients with and without dysphagia are 27.8% and 0% respectively (p <0.001). Older age (p = 0.001), female (p = 0.018) and intracranial hemorrhage stroke (p = 0.030) were significantly associated with dysphagia after stroke. Conclusions: Swallowing disorders occurred in 60.7% acute-stroke patients. The risk factors for swallowing disorders were older age, female and intracranial hemorrhage stroke. Keywords: stroke, dysphagia, Guss ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn đề thường gặp nhất và xảy ra sớm nhất sau đột quỵ não là rối loạn nuốt. Tuỳ theo phương pháp đánh giá và định nghĩa, rối loạn nuốt gặp ở 30% - 67% bệnh nhân đột quị não. Rối loạn nuốt có thể gây phổi hít và tỷ lệ * Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Thị Phương Nga ĐT: 0908190633 Email: phuongnga2910@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 48 này chiếm 20% đến 25% các bệnh nhân đột quỵ não(2). Do viêm phổi ở bệnh nhân đột quị thường do phổi hít nên việc tầm soát rối loạn nuốt có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi và cải thiện kết cục chung. Các hậu quả khác của rối loạn nuốt là tình trạng suy dinh dưỡng, mất nước, kéo dài thời gian nằm viện và tiên lượng xa xấu. Do đó việc phát hiện sớm rối loạn nuốt để đưa ra các khuyến cáo dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết nhằm tránh các biên chứng trên. Có nhiều phương pháp phát hiện rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quị não. Các phương pháp đánh giá rối loạn nuốt cơ bản như chiếu điện quang quay video (Videofluoroscopy), nội soi ống mềm đánh giá nuốt (Fibre Endoscopic Evaluation of Swallowing) đòi hỏi kỹ thuật và chuyên khoa sâu, khó áp dụng trong giai đoạn cấp của đột quị và khó lặp lại nhiều lần. Các test đánh giá tại giường đơn giản và dễ áp dụng hơn. Phương pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường “The Gugging Swallowing Screen (GUSS)”(12) là một phương pháp tương đối dễ làm, đáng tin cậy để xác định rối loạn nuốt và nguy cơ sặc, đồng thời giúp phân chia rối loạn nuốt thành các mức độ và đưa ra được các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: 1. Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quị não cấp. 2. Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi sau đột quỵ não. 3. Các yếu tố có liên quan rối loạn nuốt. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân ĐQ não cấp nhập viện trong 72 giờ đầu được điều trị nội trú tại khoa Nội Thần kinh bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2012 – 9/2013 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và không phạm các tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn vào - Các bệnh nhân ĐQ cấp được chẩn đoán xác định chuẩn lâm sàng của tổ chức y tế thế giới và hình ảnh học (CT scan và/hoặc MRI sọ não). - Nhập viện trong thời gian nghiên cứu, được lựa chọn liên tiếp. Tiêu chuẩn loại ra - Bệnh nhân rối loạn ý thức không thể thực hiện được nghiệm pháp. - Bệnh nhân đột quị não đang thở máy. - Bệnh nhân rối loạn nuốt do các nguyên nhân khác. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu liên tiếp. Các biến số trong nghiên cứu Một số biến số về dân số học - Tuổi. - Giới. Các biến số khác - ĐQ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương khu trú của não, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương (Tổ chức y tế thế giới). - Thể ĐQ: nhồi máu não, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện được chẩn đoán dựa vào CT và/hoặc MRI. - Triệu chứng cơ năng rối loạn nuốt. - Bán cầu tổn thương: phải, trái, 2 bên. - Số lần đột quỵ. - Ran phổi. - Viêm phổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 49 - Rối loạn nuốt: đánh giá nuốt theo thang tầm soát nuốt – Gugging Swallowing Screen (GUSS). BN được nuốt cả 3 loại thức ăn (dạng sệt, nước và dạng cứng). Trước và trong quá trình nuốt thức ăn, BN được mắc máy đo SPO2 để phát hiện suy hô hấp (nếu có) nhằm cấp cứu kịp thời. Khi bệnh nhân có GUSS ≤ 19 điểm được chẩn đoán rối loạn nuốt. - Phân độ rối loạn nuốt: nhẹ có GUSS từ 15 – 19 điểm; trung bình có GUSS từ 10 – 14 điểm; nặng có GUSS ≤ 9 điểm. Thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu: Chúng tôi tiến hành thu thập các biến số nghiên cứu như sau: tuổi, giới, triệu chứng cơ năng rối loạn nuốt, thể đột quỵ, bán cầu tổn thương, số lần đột quỵ não, sự xuất hiện ran phổi, viêm phổi. Đánh giá nuốt theo thang tầm soát nuốt – Gugging Swallowing Screen (GUSS). Khi bệnh nhân có GUSS ≤ 19 điểm được chẩn đoán rối loạn nuốt. Phân độ rối loạn nuốt như sau: nhẹ có GUSS từ 15 – 19 điểm; trung bình có GUSS từ 10 – 14 điểm; nặng có GUSS ≤ 9 điểm. Công cụ thu thập dữ liệu - Bảng thu thập dữ liệu đã được soạn trước dựa trên: bãng thu thập dữ liệu, hồ sơ bệnh án hiện tại. - Ống nghe. Xử lý và phân tích dữ liệu Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5. - Bước 1: thống kê mô tả chung các biến số nghiên cứu. Các biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn – SD (standard deviation). Các biến số định tính được mô tả bằng tần suất và tỉ lệ phần trăm. - Bước 2: so sánh các biến số giữa nhóm rối loạn nuốt và nhóm không rối loạn nuốt. Với các biến số định tính: dùng phép kiểm χ2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher (khi tần số trong bất kỳ một ô nào < 5). Với các biến số định lượng: dùng phép kiểm t (có so sánh phương sai) hoặc phép kiểm phi tham số Mann – Whitney (khi các biến số định lượng không có phân phối chuẩn). Mức p có ý nghĩa cho mọi trường hợp là < 0,05. Khoảng tin cậy 95% được xem là có ý nghĩa thống kê khi không chứa 1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 03/2013 đến tháng 09/2013. Mẫu nghiên cứu gồm 89 bệnh nhân đột quị não cấp nhập viện trong khoảng thời gian từ 3/2013 đến tháng 9/2013. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 66,8 ± 14,5 (năm), nhỏ nhất là 23 tuổi và cao nhất là 94 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đướng với tuổi trung bình trong nghiên cứu của Mã Lệ Quân (64,14), Phan Nhựt Trí (66,8), nghiên cứu PASS (67,8)(5,9,13). Nam: 58 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 65,2%. Nữ: 31 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 34,8%. Tỉ lệ nam / nữ= 1,9. Tỷ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ nam trong nghiên cứu của Mã Lệ Quân (55,08%), Phan Nhựt Trí (61%)(9,5). Điều này có thể do đối tượng điều trị của chúng tôi phần lớn là cán bộ trung cao cấp vốn có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Trong 89 bệnh nhân đột quỵ não, 65 bệnh nhân nhồi máu não (73,0%), 24 bệnh nhân xuất huyết não trong sọ (xuất huyết não hay xuất huyết dưới nhện) (27,0%). Tỷ lệ nhồi máu não của chúng tôi tương đương với Phan Nhựt Trí (73%), nhưng thấp hơn tỷ lệ nhồi máu não của Mã Lệ Quân (83,05%) và Zhou Z và cộng sự (88,8%)(5,9,13). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 50 Tổn thương não bên phải gặp ở 41 bệnh nhân (46,1%), bên trái gặp ở 35 bệnh nhân (39,3%), hai bên gặp ở 13 bệnh nhân (14,6%). Tỉ lệ ĐQ não tái phát (ĐQ > 1 lần) là 27,0%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Martino R. và cộng sự là 19,9%(5). 21 bệnh nhân có ran phổi (23,6%) và 15 bệnh nhân viêm phổi (16,9%). Đánh giá rối loạn nuốt bằng thang điểm guss Theo thang điểm GUSS, rối loạn nuốt nhẹ tức là bệnh nhân nuốt được thức ăn lỏng và đặc, không nuốt được thức ăn cứng ; rối loạn nuốt trung bình tức là bệnh nhân chỉ nuốt được thức ăn đặc ; rối loạn nuốt nặng tức là bệnh nhân không nuốt được cả 3 loại thức ăn. Tỷ lệ rối loạn nuốt là 60,7% (54 bệnh nhân). Trong đó, rối loạn nuốt nhẹ 15,7%, trung bình 7,9%, nặng 37,1%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ rối loạn nuốt của tác giả Mã Lệ Quân (57,63%) với cùng phương pháp đánh giá bằng thang điểm GUSS. Các nghiên cứu của các tác giả khác với các phương pháp đánh giá khác nhau cho tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ là 30% - 67%(02). Các triệu chứng cơ năng theo thứ tự thường gặp là nuốt chậm 56 bệnh nhân (62,9%), thay đổi giọng sau khi nuốt 44 bệnh nhân (49,4%), chảy nước dãi 39 bệnh nhân (43,8%), ho sặc sau khi nuốt 38 bệnh nhân (42,7%) và không nuốt được 31 bệnh nhân (34,8%). Trong nhóm bệnh nhân có rối loạn nuốt (54 bệnh nhân), triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là nuốt chậm (85,2%), kế đến là thay đổi giọng sau khi nuốt (77,8%), chảy nước dãi (66,7%), ho sặc sau khi nuốt (66,7%) và không nuốt được (57,4%). Như vậy triệu chứng nuốt chậm và thay đổi giọng sau khi nuốt có độ nhạy cao nhất gợi ý tình trạng rối loạn nuốt.Theo tác giả Mã Lệ Quân, triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất đối với thức ăn cứng và sệt là nuốt chậm, đối với thức ăn lỏng là ho(5). Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi sau đột quỵ não Tỷ lệ có ran phổi trong nhóm có rối loạn nuốt là 37,0% và trong nhóm không có rối loạn nuốt là 2,9% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (bảng 1). So sánh hai nhóm bệnh nhân có và không có rối loạn nuốt, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ viêm phổi trong nhóm có (27,8%) và không có rối loạn nuốt (0%) với p < 0,001 (bảng 2). Bảng 1: Liên quan giữa rối loạn nuốt và ran phổi Đặc điểm Không ran phổi-n (%) Có ran phổi-n (%) Tổng P Không rối loạn nuốt 34 (97,1%) 01(2,9%) 35 < 0,001 Có rối loạn nuốt 34(63%) 20(37%) 54 Tổng 68 21 89 Bảng 2: Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi Đặc điểm Không viêm phổi n(%) Có viêm phổi n(%) Tổng P Không rối loạn nuốt 35 (100) 0 (0) 35 0,001 Có rối loạn nuốt 39 (72,2) 15 (27,8) 54 Tổng 74 15 89 Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho tới nay đều nhận thấy rối loạn nuốt có thể gây phổi hít (aspiration) với tỷ lệ 20% - 25% các bệnh nhân đột quỵ(6,11,4) Viêm phổi tăng gấp 7 lần ở bệnh nhân có phổi hít so với ở bệnh nhân không có phổi hít(9). Điều này giải thích cho bằng chứng được ghi nhận qua các nghiên cứu rằng rối loạn nuốt có liên quan mạnh với viêm phổi và làm tăng tỷ lệ tử vong sau đột quỵ(6,13). Nghiên cứu trong nước của Nguyễn Nhựt Trí cũng nhận thấy rối loạn nuốt có liên quan với viêm phổi sau đột quỵ với tỷ lệ viêm phổi ở nhóm bệnh nhân có rối loạn nuốt là 19,1% so với 0% ở nhóm không có rối loạn nuốt (p < 0,05). Như vậy việc sàng lọc đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm dự đoán nguy cơ hít sặc, từ đó có chế độ nuôi dưỡng và loại thức ăn thích hợp với từng mức độ rối loạn nuốt nhằm phòng ngừa phổi hít và biến chứng viêm phổi sau đột quỵ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 51 Theo Edmiaston J. và cộng sự, thang điểm tầm soát rối loạn loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao dự đoán phổi hít (100%), độ đặc hiệu tương đương các test tầm soát tại giường khác như Timed test (52%), 3-oz water swallow test (59%), độ tin cậy giữa những người đánh giá (rater reliability) khá cao 83% và tương đối dễ thực hiện nên thích hợp đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp(2). Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi, giới nữ, thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có liên quan với rối loạn nuốt, trong khi vị trí tổn thương phải hay trái và số lần đột quỵ não không có liên quan với rối loạn nuốt (bảng 3). Tuổi trung bình trong nhóm có rối loạn nuốt và không có rối loạn nuốt lần lượt là 70,7 và 60,8 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Một nghiên cứu hồi cứu trên 596 bệnh nhân ở Brasil nhận thấy tuổi là một yếu tố tiên đoán rối loạn nuốt với nguy cơ tương đối (RR) = 1,03 (95%CI 1,01 – 1,05)(13). Các bệnh nhân lớn tuổi hơn thường có sự giảm phản xạ ho và giảm sự phối hợp giữa hoạt động nuốt và hô hấp nên dễ có nguy cơ rối loạn nuốt hơn bệnh nhân ít tuổi hơn. Tuy nhiên một số tác giả khác không có cùng nhận định này(5,13). Do đó cần thêm các nghiên cứu nữa để có thể kết luận về tương quan này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ rối loạn nuốt ở nữ là 77,4% và nam là 51,7% (p = 0,018). Điều này gợi ý rằng nữ có nguy cơ bị rối loạn nuốt cao hơn nam. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu cho đến nay không cho thấy có sự liên quan giữa giới tính và rối loạn nuốt(1,10). Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn. Tỷ lệ rối loạn nuốt trong nhóm bệnh nhân xuất huyết trong sọ (79,2%) cao hơn tỷ lệ rối loạn nuốt trong nhóm bệnh nhân nhồi máu não (53,8%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Điều này có thể do xuất huyết trong sọ thường có biểu hiện rối loạn ý thức ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bệnh nhân. Baroni A.F.F.B và cộng sự nhận thấy tỷ lệ xuất huyết não trong nhóm có rối loạn nuốt cao hơn trong nhóm không có rối loạn nuốt (19,4% so với 11,5%) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (OR = 1,85, CI 95% 0.82 4.17); nhưng rối loạn nuốt có liên quan rõ ràng với tình trạng suy giảm ý thức của bệnh nhân (OR = 24.2, CI 95% 3.23 - 180.7)(1). Bảng 3: Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt Trong nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn nuốt không có liên quan có ý nghĩa thống kê với bên tổn thương đột quỵ. Mã Lệ Quân (2009), Remesso G. C và cộng sự (2011) nhận thấy bên tổn thương không có liên quan với rối loạn nuốt(5,10). Mã Lệ Quân (2009), Baroni A.F.F.B và cộng sự (2012) nhận thấy bệnh nhân có tiên sử đột quỵ não có nguy cơ rối loạn nuốt cao hơn bệnh nhân đột quỵ não lần đầu. Sự tích luỹ các tổn thương não do đột quỵ tái phát làm tăng nguy cơ hiện diện các dấu hiệu thần kinh biểu hiện ở hầu họng như nói đớ, nói khó hoặc rối loạn vận ngôn góp phần gây rối loạn nuốt. Kết quả của chúng tôi không cho thấy tương quan giữa rối loạn nuốt với đột quỵ tái phát. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn. Yếu tố liên quan Không rối loạn nuốt Có rối loạn nuốt Tổng P Tuổi 60,8 (14,1) 70,7 (13,5) 89 0,001º Giới Nam 28 (48,3) 30 (51,7) 58 0,018 Nữ 07 (22,6) 24 (77,4) 31 Thể đột quỵ Nhồi máu não 30 (46,2) 35 (53,8) 65 0,030 Xuất huyết trong sọ 05 (20,8) 19 (79,2) 24 Tổn thương Phải 20 (44,8) 21 (51,2) 41 0,198 Trái 10 (28,6) 25 (71,4) 35 2 bên 05 (38,5) 08 (61,5) 13 Số lần đột quỵ 1 lần 26 (40,0) 39 (60,0) 65 0,830 ≥ 2 lần 09 (37,5) 15 (62,5) 24 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 52 KẾT LUẬN Đánh giá rối loạn nuốt tại giường bằng test sàng lọc “The Gugging Swallowing Screen (GUSS)”(12) trên 89 bệnh nhân đột quỵ não cấp tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2013 – 9/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Rối loạn nuốt thường gặp ở bệnh nhân đột quị não cấp với tỷ lệ 60,7% (54 bệnh nhân). - Rối loạn nuốt có liên quan có ý nghĩa thống kê với viêm phổi sau đột quỵ não. Tỷ lệ viêm phổi trong nhóm có rối loạn nuốt là 27,8%, trong nhóm không có rối loạn nuốt là 0% với p<0,001. - Tuổi lớn hơn, giới nữ và thể đột quỵ xuất huyết trong sọ làm tăng nguy cơ rối loạn nuốt sau đột quỵ não. - Việc sàng lọc rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm dự đoán nguy cơ hít sặc, từ đó có chế độ nuôi dưỡng và loại thức ăn thích hợp với từng mức độ rối loạn nuốt nhằm phòng ngừa phổi hít và biến chứng viêm phổi sau đột quỵ. Thang điểm sàng lọc rối loạn loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao và tương đối dễ thực hiện, thích hợp đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng bệnh nhân đột quỵ não cấp tại giường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baroni AFFB, Fabio SRC et al (2012). Risk factors for swallowing dysfunction in stroke patients. Arq Gastroenterol v. 49 –no.2–abr./jun.. 2. Edmiaston J, Connor LT et al (2010). Validation of a Dysphagia Screening Tool in Acute Stroke Patients. Am J Crit Care;19:357-364. 3. Holas M, DePippo K, et al (1994). Aspiration and relative risk of medical complications following stroke. Arch Neurol.;51:1051-1053. 4. Leder SB, Espinosa JF (2002). Aspiration risk after acute stroke: comparison of clinical examination and fiberoptic endoscopic evaluation of swallowing. Dysphagia.;17:214-218. 5. Mã Lệ Quân, Vũ Anh Nhị (2009). Rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não. 6. Mann G, Hankey G et al (1999). Swallowing function after stroke: prognosis and prognostic factors at 6 months.Stroke.;30(4):744-748 7. Martino R, Foley N, et al (2005). Dysphagia after stroke- incidence, diagnosis, and pulmonary complications. Stroke.;36 (12):2756-2763. 8. Martino R, Silver F et al (2009). The Toronto Bedside Swallowing Screening Test (TOR-BSST): Development and Validation of a Dysphagia Screening Tool for Patients With Stroke. Stroke.;40:555-561. 9. Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương (2011). Nghiên cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại bệnh viện Cà Mau năm 2010-2011. Y học thực hành; 811+812:189-195. 10. Remesso GC, Fukujima MM, et al (2011). Swallowing disorders after ischemic stroke. Arq Neuropsiquiatr;69(5):785- 789. 11. Smithard DG, O’Neill P et al (1998). Can bedside assessment reliably exclude aspiration following acute stroke? Age Ageing.;27:99-106. 12. Trapl M, Brainin M et al (2007). Dysphagia bedside screening for acute-stroke patients the gugging swallowing screen. Stroke;38:2948-2952. 13. Zhou Z, Salle JI et al (2011). Combined approach in bedside assessment of aspiration risk post stroke: PASS. Eur J Phys Rahabil Med;47: 441-6. Ngày nhận bài báo: 03-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_roi_loan_nuot_o_benh_nhan_dot_qui_nao_cap_bang_than.pdf
Tài liệu liên quan