Đánh giá sáu chất đánh dấu hóa mô miễn dịch để phân biệt u trung biểu mô màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến: Nghiên cứu tiến cứu trên 94 bệnh nhân

Desmin là loại sợi protein trung gian thuộc nhóm 53 kDa. Kháng thể này có đặc hiệu cao với desmin và không có phản ứng chéo với các sợi protein trung gian khác, nó có phản ứng với các sợi có vách trong các mô cơ vân (cả cơ vân bám xương và cơ tim) và trong mô cơ sẽ bắt màu nhuộm rõ nhất ở vùng sợi Z đặc trưng của tế bào cơ vân. Kháng thể kháng desmin thường được dùng để xác định các u có nguồn gốc mô cơ. Nó có thể có phản ứng cả trong sarcôm cơ trơn và sarcôm cơ vân(4). Desmin được phát hiện trong 56% các u trung mạc ác tính và âm tính trong các loại ung thư biểu mô của phổi, do đó nó có thể được dùng để chẩn đoán phân biệt các u này [6]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy Desmin hoàn toàn âm tính trong ung thư biểu mô màng phổi và dương tính trong 48,6% (17/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính. Kháng thể đơn dòng từ chuột HBME-1 được phát hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc là một chất sinh miễn dịch trong u trung mạc dạng biểu mô. Kháng thể này có thể xuất hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc bình thường và tế bào u trung mạc, đôi khi cả trên các tế bào biểu mô khác. Khi nhuộm dương tính có thể thấy bắt màu ở rìa tế bào hoặc trong các vi nhung mao của tế bào. Kháng thể đơn dòng HBME-1 chủ yếu để chẩn đoán phân biệt giữa u trung mạc dạng biểu mô và ung thư biểu mô tuyến(7). Sự hiện diện kháng thể HBME-1 dương tính trên bờ bàn chải của các tế bào trung mạc cho phép chẩn đoán phân biệt được giữa u trung mạc màng phổi và ung thư biểu mô tế bào tuyến của phổi. Việc phân tích dưới kính hiển vi điện tử cũng cho thấy được các dấu hiệu này và được làm rõ hơn khi quan sát dưới kính hiển vi quang học(3). HBME-1 dương tính trong tất cả các trường hợp u trung biểu mô ác tính dạng biểu mô nhưng dương tính chỉ 39% trong ung thư phổi loại tế bào biểu mô tuyến(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, HBME-1 chỉ dương tính trong 2% (1/51 bệnh nhân) ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến, nhưng dương tính trong 65,7% (23/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính (p < 0,000000001), bao gồm 73,7% (14/19 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính dạng biểu mô, 100% (6/6 bệnh nhân) u trung mạc ác tính dạng hổn hợp, 100% (3/3 bệnh nhân) u trung mạc ác tính biệt hóa cao dạng nhú. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi chẩn đoán loại tế bào ung thư màng phổi sau khi làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch. Trong thực hành hàng ngày, nên nhuộm hóa mô miễn dịch thường quy bằng các chất đánh dấu hóa mô miễn dịch như Cytokeratin, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 và Calretinin để chẩn đoán phân biệt u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sáu chất đánh dấu hóa mô miễn dịch để phân biệt u trung biểu mô màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến: Nghiên cứu tiến cứu trên 94 bệnh nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 103 ĐÁNH GIÁ SÁU CHẤT ĐÁNH DẤU HÓA MÔ MIỄN DỊCH ĐỂ PHÂN BIỆT U TRUNG BIỂU MÔ MÀNG PHỔI ÁC TÍNH VÀ UNG THƯ MÀNG PHỔI LOẠI TẾ BÀO BIỂU MÔ TUYẾN: NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU TRÊN 94 BỆNH NHÂN. Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Huy Dũng** Nguyễn Sơn Lam** TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá giá trị của sáu chất đánh dấu hóa mô miễn dịch trong phân biệt u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2010, chúng tôi đã thu dung vào nghiên cứu tiến cứu đơn trung tâm một loạt 94 bệnh nhân có chẩn đoán giải phẫu bệnh là u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô. Các yếu tố được phân tích là đặc tính tuổi, giới tính, giải phẫu bệnh và biểu hiện chất đánh dấu hóa mô miễn dịch. Kết quả: Có 35 u trung mạc màng phổi ác tính và 59 ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô được nghiên cứu biểu hiện những chất đánh dấu sau: CytokeratinLMW, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 and Calretinin. Đối với u trung mạc màng phổi ác tính, 100% dương tính với calretinin, 65,7% dương tính với mesothelioma Ab-1, 51,4% dương tính với cytokeratin, 48,6% dương tính với desmin, 5,7% dương tính với thyroid transcription factor-1, 2,9% dương tính với Surfactant Protein A. Đối với ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến, 96,1% dương tính với thyroid transcription factor-1, 94,1% dương tính với Surfactant Protein A, 35,3% dương tính với Surfactant Protein A, 2% dương tính với calretinin, 2% dương tính với mesothelioma Ab-1, và không có trường hợp nào dương tính với desmin. Kết luận: Phân tích các kết quả đã cho kết luận Cytokeratin, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 và Calretinin là những chất đánh dấu hóa mô miễn dịch tốt để phân biệt u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến. Từ khóa: U trung mạc màng phổi ác tính, Ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến, Chất đánh dấu hóa mô miễn dịch. ABSTRACT EVALUATION OF SIX IMMUNOHISTOCHEMICAL MARKERS FOR DISTINGUISHING MALIGNANT PLEURAL MESOTHELIOMA FROM PLEURAL ADENOCARCINOMA: A PROSPECTIVE STUDY OF 94 PATIENTS Nguyen Huu Lan, Nguyen Huy Dung, Nguyen Son Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 103 - 108 Objective: to evaluate the value of six immunohistochemical markers for distinguish malignant pleural mesothelioma from pleural adenocarcinoma. Material and method: From January 2008 to December 2010, we have included in a prospective monocentric protocol 94 successive patients who were anatomopathologically diagnosed as malignant pleural mesothelioma and pleural carcinomas. The analysed factors were characteristics of age, sex, anatomo-pathologic and expression of the immunohistochemical markers. * BV Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS BS Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 Email: nguyenhuulan1965@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 104 Results: There were 35 malignant pleural mesothelioma and 59 pleural carcinomas were investigated for expression of the following markers: CytokeratinLMW, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 and Calretinin. Of the malignant pleural mesothelioma, 100% were positive for calretinin, 65.7% for mesothelioma Ab-1, 51.4% for cytokeratin, 48.6% for desmin, 5.7% for thyroid transcription factor-1, 2.9% for Surfactant Protein A. Of the pleural adenocarcinomas, 96.1% were positive for thyroid transcription factor-1, 94.1% for Surfactant Protein A, 35.3% for Surfactant Protein A, 2% for calretinin and for mesothelioma Ab-1, 0% for desmin. Conclusion: After analyzing the results, it is concluded that Cytokeratin, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 and Calretinin are the well immunohistochemical markers for differentiating malignant pleural mesothelioma from pleural adenocarcinoma. Key words: Malignant pleural mesothelioma, Pleural adenocarcinoma, Immunohistochemical marker. ĐẶT VẤN ĐỀ U trung mạc ác tính màng phổi là u tân sinh ở màng thanh dịch xuất phát từ các tế bào trung mạc đa năng và đặc trưng bởi sự tăng sinh lan tỏa trong khoang màng phổi(2). Các loại ung thư biểu mô đôi khi có biểu hiện tổn thương lan tỏa chỉ trong khoang màng phổi tương tự như u trung mạc, tình trạng bệnh lý này còn được gọi là ung thư biểu mô giả u trung mạc(1). Sự biệt hóa tế bào gai hiếm khi xảy ra trong u trung mạc, vì vậy nhuộm hóa mô cho chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gai màng phổi không được hữu dụng cao(10). Phân biệt về cấu trúc mô học giữa u trung mạc và ung thư biểu mô tuyến thường rất khó và các nghiên cứu đều cần giải quyết vấn đề này. Trong nhiều năm qua, nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử là một kỹ thuật cần thiết để chẩn đoán phân biệt giữa hai cấu trúc này. Những nét điển hình về siêu cấu trúc của u trung mạc ác tính dạng biểu mô bao gồm những vi nhung mao dài mảnh, không có quá nhiều nhú trên bề mặt màng tế bào, nhiều vi nhung mao bất thường xuất phát từ màng đáy. Tuy nhiên, những dấu hiệu điển hình này không thấy trong u trung mạc ác tính dạng biểu mô kém biệt hóa. Nhiều khối u khác nhau với cấu trúc dạng biểu mô có thể thấy trong vùng ngoại vi phổi, màng phổi hoặc thành ngực. Những tổn thương này bao gồm u trung mạc dạng biểu mô, các ung thư biểu mô tuyến, các u bao sợi thần kinh dạng biểu mô, u hắc bào, sarcôm mạch máu giả u trung mạc. Xa hơn nữa, hầu hết các khối u có những tiêu chuẩn trên là những ung thư biểu mô tuyến và u trung mạc(13). Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi sẽ khu trú trong việc chẩn đoán phân biệt giữa u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt lâm sàng 94 trường hợp bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1.2008 đến 12.2010, có chẩn đoán xác định ung thư màng phổi dựa vào xét nghiệm giải phẫu bệnh của mẫu mô lấy bằng sinh thiết màng phổi kín hay soi màng phổi. Tất cả các bệnh nhân đều được ghi nhận tuổi, giới tính, loại mô ung thư, cách lấy bệnh phẩm để có chẩn đoán xác định. Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần mềm Stata 10 để xử lý. P values nhỏ hơn 0,05 sẽ được xem như có ý nghĩa. Chúng tôi sử dụng phép kiểm λ2 để so sánh tỉ lệ khác biệt cho các biến định tính. Tất cả các phương pháp kiểm định giả thuyết được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định 2 bên (two-sided alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết thống kê. KẾT QUẢ Nghiên cứu của chúng tôi thu thập dữ liệu từ 94 bệnh nhân, tuổi trung bình 59 ± 14 tuổi (từ 25 tuổi đến 88 tuổi) bao gồm 44 bệnh nhân nam, tuổi trung bình 57 ± 14 tuổi, 50 bệnh nhân nữ tuổi trung bình 60 ± 14 tuổi (p > 0,1). 44 bệnh nhân có chẩn đoán mô học bằng sinh thiết màng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 105 phổi kín. 50 bệnh nhân có chẩn đoán mô học bằng sinh thiết qua soi lồng ngực. Chẩn đoán mô học bằng nhuộm hematoxylin-eosin thường qui gồm có 82 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào tuyến, 7 bệnh nhân u trung mạc ác tính, 4 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào nhỏ, 1 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai-tuyến. Có sự thay đổi chẩn đoán xác định sau làm hóa mô miễn dịch. Chẩn đoán hóa mô miễn dịch gồm có 51 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào tuyến, 35 bệnh nhân u trung mạc ác tính, 5 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào nhỏ, 2 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai, 1 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai-tuyến. Bảng 1 trình bày số lượng bệnh nhân nghiên cứu được chẩn đoán theo mô học và theo hóa mô miễn dịch. Số lượng các chất đánh dấu dương tính theo loại mô bệnh lý màng phổi được trình bày trong bảng 2. Bảng 3 trình bày số lượng các chất đánh dấu dương tính theo loại ung thư biểu mô tế bào tuyến và u trung mạc ác tính. Bảng 1: Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán theo mô học và theo hóa mô miễn dịch. CĐMH CĐHMMD UTMAT UTBMTBT UTBMTBN UTBMTBG- T UTMAT 7 28 0 0 UTBMTBT 0 51 0 0 UTBMTBN 0 1 4 0 UTBMTBG 0 2 0 0 UTBMTBGT 0 0 0 1 CĐMH: chẩn đoán mô học bằng nhuộm HE thường qui. CĐHMMD: chẩn đoán hóa mô miễn dịch. UTMAT: U trung mạc ác tính. UTBMTBT: ung thư biểu mô tế bào tuyến. UTBMTBN: ung thư biểu mô tế bào nhỏ. UTBMTBG: ung thư biểu mô tế bào gai. UTBMTBGT: ung thư biểu mô tế bào gai-tuyến. Bảng 2: Số lượng các chất đánh dấu dương tính theo loại mô bệnh lý màng phổi Loại tế bào ung thư màng phổi Chất đánh dấu UTMAT (n = 35) UTBMTBT (n = 51) UTBMTBN (n = 5) UTBMTBG (n = 2) UTBMTBGT (n = 1) CKL 18 48 4 2 1 Loại tế bào ung thư màng phổi Chất đánh dấu UTMAT (n = 35) UTBMTBT (n = 51) UTBMTBN (n = 5) UTBMTBG (n = 2) UTBMTBGT (n = 1) MW TTF1 2 49 4 2 1 SP-A 1 18 1 0 0 DES 17 0 0 0 0 HBM E-1 23 1 0 0 0 CAL 35 1 0 0 0 CKLMW: Cytokeratin Low Molecular Weight. TTF-1: Thyroid Transcription Factor-1. SP-A: Surfactant Protein A. DES: Desmin. HBME-1: Mesothelioma Ab- 1. CAL: Calretinin. UTMAT: U trung mạc ác tính. UTBMTBT: ung thư biểu mô tế bào tuyến. UTBMTBN: ung thư biểu mô tế bào nhỏ. UTBMTBG: ung thư biểu mô tế bào gai. UTBMTBGT: ung thư biểu mô tế bào gai-tuyến. Bảng 3: Số lượng các chất đánh dấu dương tính theo loại ung thư biểu mô tế bào tuyến và u trung mạc ác tính Chất đánh dấu hóa mô miễn dịch Loại ung thư màng phổi CKLM W TTF1 SP-A DES HBME-1 CAL UTBMTBT (n = 51) 48 49 18 0 1 1 UTMATDBM (n = 19) 8 0 0 4 14 19 UTMATDHH (n = 6) 4 0 0 6 6 6 UTMATDS (n = 4) 2 0 0 4 0 4 UTMATDN (n = 3) 3 2 1 1 3 3 UTMATDBS (n = 2) 1 0 0 2 0 2 UTMATDBSn (n = 1) 0 0 0 0 0 1 CK: CytokeratinLMW (Cytokeratin Low Molecular Weight). TTF-1: Thyroid Transcription Factor-1. SP-A: Surfactant Protein A. DES: Desmin. HBME-1: Mesothelioma Ab-1. CAL: Calretinin. UTBMTBT: ung thư biểu mô tế bào tuyến. UTMATDBM: U trung mạc ác tính dạng biểu mô. UTMATDHH: u trung mạc ác tính dạng hổn hợp. UTMATDS: u trung mạc ác tính dạng sarcôm. UTMATDN: u trung mạc ác tính biệt hóa cao dạng nhú. TMATDBSn: u trung mạc ác tính dạng bất sản. BÀN LUẬN Hóa mô miễn dịch là một kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán u trung mạc ác tính, đặc biệt trong chẩn đoán phân biệt u trung mạc ác tính với ung thư biểu mô tế bào tuyến. Sự phân biệt này cực kỳ quan trọng cả trong mục đích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 106 tiên lượng bệnh lẫn pháp y(12). Các sợi Cytokeratin là các sợi trung gian tạo nên bộ khung của các tế bào biểu mô, kèm tạo sự nâng đỡ chính cho toàn thể cấu trúc của các biểu mô. Trong cơ thể người có khoảng 20 loại CK khác nhau. Cytokeratin là chất đánh dấu đầu tiên dùng trong chẩn đoán xác định nguồn gốc u biểu mô, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gai. Có rất nhiều loại cytokeratin nằm trong các cơ quan của cơ thể. Cytokeratin dương tính cao (khoảng 90%) trong các trường hợp ung thư biểu mô phổi, đặc biệt là loại Cytokeratin phân tử lượng thấp(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, CK dương tính ở 51,4% (18/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính, 94,1% (48/51 bệnh nhân) ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến (p < 0,000005). CK dương tính ở 80% (4/5 bệnh nhân) ung thư biểu mô tế bào nhỏ, 100% (2/2 bệnh nhân) ung thư biểu mô tế bào gai. (1/1 bệnh nhân) ung thư biểu mô tế bào gai-tuyến. TTF-1 (Thyroid Transcription Factor-1) là một yếu tố phiên mã chứa homeodomain để điều tiết hoạt động phiên mã của các gen tuyến giáp trong tế bào nang. Nó được chọn lọc thể hiện trong tuyến giáp, phổi, và trong não trung gian. Một số nghiên cứu cho thấy TTF-1 là cần thiết để tạo hình các cơ quan này. Trong ung thư tế bào biểu mô tuyến, TTF-1 hiếm khi hiện diện trong các khối u có nguồn gốc ngoài phổi, TTF-1 cũng có thể phân biệt giữa u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến di căn từ phổi, vì nhuộm miễn dịch TTF-1 luôn âm tính trong tổn thương u trung mạc màng phổi ác tính(8). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TTF-1 dương tính ở 5,7% (2/35 bệnh nhân) u trung mạc ác tính, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào tuyến là 96,1% (49/51 bệnh nhân) (p < 0,000005). Do số lượng bệnh nhân ung thư màng phổi loại biểu mô tế bào nhỏ, loại biểu mô tế bào gai, loại biểu mô tế bào gai-tuyến là ít nên cần có những nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá vai trò của CK, TTF-1 trong chẩn đoán xác định các loại ung thư này. Tuy nhiên, không có nhiều khó khăn trong chẩn đoán hình thái học giữa u trung mạc màng phổi ác tính với ung thư màng phổi loại biểu mô tế bào nhỏ, loại biểu mô tế bào gai, loại biểu mô tế bào gai-tuyến(10). Chất tạo sức căng bề mặt của phổi (Lung Surfactant) là một phức hợp lipoprotein được tổng hợp và chế tiết từ những phế bào type II của phế nang. Thành phần chính của Surfactant A này là protein với cấu tạo là glycoprotein đã được giảm biến tính có phân tử lượng khoảng 35 kD. Trong tràn dịch màng phổi ác tính, nồng độ SP-A cao chỉ có ở những bệnh nhân với ung thư biểu mô tế bào tuyến. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy mức độ rất thấp của SP-A trong dịch màng phổi của u trung mạc ác tính. Sự hiện diện của SP-A có thể dùng để phân biệt ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến và u trung mạc ác tính, vì SP-A chưa bao giờ được phát hiện trong u mạc ác tính bằng hoá mô miễn dịch(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, SP-A chỉ dương tính ở 2,9% (1/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính, trong khi tỷ lệ dương tính ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào tuyến là 35,3% (18/51 bệnh nhân) (p < 0,0004). Calretinin là protein 29 Kda thuộc thành phần của nhóm lớn gia đình các protein gắn kết calci(5). Calretinin là một trong những chất đánh dấu đầu tiên được coi là hữu ích trong chẩn đoán u trung mạc. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự hữu ích trong nhuộm hóa mô với calretinin trong chẩn đoán phân biệt giữa u trung mạc và ung thư biểu mô tế bào tuyến, chỉ có một số tương đối ít các nghiên cứu cho thấy có biểu hiện calretinin dương tính trong ung thư biểu mô tế bào gai của phổi. Những nghiên cứu hiện nay cho thấy calretinin đều dương tính trong tất cả các u trung mạc, nên đây chính là tiêu chuẩn chẩn đoán đầu tiên. Trong khi đó có 40% ung thư biểu mô tế bào gai dương tính với calretinin. Calretinin có khả năng dương tính lan tỏa trong mô tới 100% các trường hợp u trung mạc dạng biểu mô, nhưng chỉ dương tính từng ổ rải rác trong 10% tất cả các loại ung thư biểu mô Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 107 tế bào tuyến, 18% dương tính trong tất cả các loại ung thư biểu mô tế bào gai(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% (35/35 bệnh nhân) u trung mạc ác tính có phản ứng dương tính với calretinin, trong khi tỷ lệ này ở ung thư biểu mô tế bào tuyến chỉ là 2% (2/51 bệnh nhân). Sự khác biệt này thật sự có ý nghĩa thống kê. Desmin là loại sợi protein trung gian thuộc nhóm 53 kDa. Kháng thể này có đặc hiệu cao với desmin và không có phản ứng chéo với các sợi protein trung gian khác, nó có phản ứng với các sợi có vách trong các mô cơ vân (cả cơ vân bám xương và cơ tim) và trong mô cơ sẽ bắt màu nhuộm rõ nhất ở vùng sợi Z đặc trưng của tế bào cơ vân. Kháng thể kháng desmin thường được dùng để xác định các u có nguồn gốc mô cơ. Nó có thể có phản ứng cả trong sarcôm cơ trơn và sarcôm cơ vân(4). Desmin được phát hiện trong 56% các u trung mạc ác tính và âm tính trong các loại ung thư biểu mô của phổi, do đó nó có thể được dùng để chẩn đoán phân biệt các u này [6]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy Desmin hoàn toàn âm tính trong ung thư biểu mô màng phổi và dương tính trong 48,6% (17/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính. Kháng thể đơn dòng từ chuột HBME-1 được phát hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc là một chất sinh miễn dịch trong u trung mạc dạng biểu mô. Kháng thể này có thể xuất hiện trên bề mặt các tế bào trung mạc bình thường và tế bào u trung mạc, đôi khi cả trên các tế bào biểu mô khác. Khi nhuộm dương tính có thể thấy bắt màu ở rìa tế bào hoặc trong các vi nhung mao của tế bào. Kháng thể đơn dòng HBME-1 chủ yếu để chẩn đoán phân biệt giữa u trung mạc dạng biểu mô và ung thư biểu mô tuyến(7). Sự hiện diện kháng thể HBME-1 dương tính trên bờ bàn chải của các tế bào trung mạc cho phép chẩn đoán phân biệt được giữa u trung mạc màng phổi và ung thư biểu mô tế bào tuyến của phổi. Việc phân tích dưới kính hiển vi điện tử cũng cho thấy được các dấu hiệu này và được làm rõ hơn khi quan sát dưới kính hiển vi quang học(3). HBME-1 dương tính trong tất cả các trường hợp u trung biểu mô ác tính dạng biểu mô nhưng dương tính chỉ 39% trong ung thư phổi loại tế bào biểu mô tuyến(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, HBME-1 chỉ dương tính trong 2% (1/51 bệnh nhân) ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến, nhưng dương tính trong 65,7% (23/35 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính (p < 0,000000001), bao gồm 73,7% (14/19 bệnh nhân) u trung mạc màng phổi ác tính dạng biểu mô, 100% (6/6 bệnh nhân) u trung mạc ác tính dạng hổn hợp, 100% (3/3 bệnh nhân) u trung mạc ác tính biệt hóa cao dạng nhú. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi chẩn đoán loại tế bào ung thư màng phổi sau khi làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch. Trong thực hành hàng ngày, nên nhuộm hóa mô miễn dịch thường quy bằng các chất đánh dấu hóa mô miễn dịch như Cytokeratin, Thyroid Transcription Factor-1, Surfactant Protein A, Desmin, Mesothelioma Ab-1 và Calretinin để chẩn đoán phân biệt u trung mạc màng phổi ác tính và ung thư màng phổi loại tế bào biểu mô tuyến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Attanoos R.L., Gibbs A.R. (2003), “'Pseudomesotheliomatous' carcinomas of the pleura: a 10-year analysis of cases from the Environmental Lung Disease Research Group, Cardiff”. Histopathology, 43, pp.444-452. 2. Churg A, Roggli V, Galateau-Salle F, et al. (2004), “Mesothelioma”, Pathology and Genetics of Tumours of the Lung,Pleura, Thymus and Heart. Lyon: IARC Press; pp.128- 136. 3. Dahlstrom J.E., Maxwell L.E., Brodie N. et al. (2001), “Distinctive microvillous brush border staining with HBME-1 distinguishes pleural mesotheliomas from pulmonary adenocarcinomas”, Pathology, 33(3), pp.287-291. 4. Debus E., Weber K., Osborn M. (1983), “Monoclonal antibodies to desmin, the muscle-specific intermediate filament protein”, The EMBO Joumal, 2(12), pp.2305-2312. 5. Hoda M. I., Mohamed A.A.N., Iman L.A. et al. (2006), “Pleural Mesothelioma: Diagnostic Problems and Evaluation of Pronostic Factors”, Journal of the Egyptian Nat. Cancer Inst., 18(4), pp.303-310. 6. Hurlimann J. (1994), “Desmin and neural marker expression in mesothelial cells and mesotheliomas”, Hum Pathol, 25(8), pp.753-757. 7. Mokhtari M., Sadeghi M., Talebi A. (2005), “Monoclonal antibody HBME-1 usefulness in differentiation of benign neoplasm and differentiated thyroid carcinoma”, Acta Medica Iranica, 43(2), pp.85-88. 8. Ng W.K., Chow J.C., Ng P.K. (2002), “Thyroid Transcription Factor-1 is Highly Sensitive and Specific in Differentiating Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 108 Metastatic Pulmonary from Extrapulmonary Adenocarcinoma in Effusion Fluid Cytology Specimens”, Cancer, 25, 6(1), pp. 43-48. 9. Ordonez N.G. (2005), “immunohistochemical diagnosis of epithelioid mesothelioma”, Arch Pathol Lab Med, 129, pp.1407–1414. 10. Ordonez N.G. (2006), “The diagnostic utility of immunohistochemistry in distinguishing between epithelioid mesotheliomas and squamous carcinomas of the lung: a comparative study”. Mod. Pathol., 19, pp. 417-428. 11. Shijubo N., Honda Y., Fujishima T. et al. (1995), “Lung surfactant protein-A and carcinoembryonic antigen in pleural effusions due to lung adenocarcinoma and malignant mesothelioma”, Eur Respir J, 8, 403–406. 12. Trupiano J.K., Geisinger K.R., Willingham M.C. et al. (2004), “Diffuse malignant mesothelioma of the peritoneum and pleura, analysis of markers”, Modern Pathology, 17, pp.476– 481. 13. Yaziji H., Battifora H., Barry T.S. et al. (2006), “Evaluation of 12 antibodies for distinguishing epithelioid mesothelioma from adenocarcinoma: identification of a three-antibody immunohistochemical panel with maximal sensitivity and specificity”, Modern Pathology, 19, pp.514–523.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_sau_chat_danh_dau_hoa_mo_mien_dich_de_phan_biet_u_t.pdf
Tài liệu liên quan